Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phân tích vai trò của cộng đồng dân cư trong tham gia xây dựng nông thôn mới trường hợp tại xã thạnh đông a, huyện tân hiệp, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.54 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH NGỌC

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG
THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI: TRƯỜNG HỢP
TẠI XÃ THẠNH ĐÔNG A, HUYỆN TÂN HIỆP,
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH NGỌC

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG
THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI: TRƯỜNG HỢP
TẠI XÃ THẠNH ĐÔNG A, HUYỆN TÂN HIỆP,
TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập
đảm bảo tính khách quan, các nguồn trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ ràng,
trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2017
Người thực hiện

Nguyễn Minh Ngọc


TÓM TẮT
Luận văn “Phân tích vai trò của cộng đồng dân cư trong tham gia xây
dựng nông thôn mới trường hợp tại xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh
Kiên Giang” nhằm phân tích, đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân cư trong
tham gia xây dựng nông thôn mới, nghiên cứu được thực hiện tại xã Thạnh Đông A,
là 1 trong 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện. Từ kết quả đạt được đề xuất
một số giải pháp phù hợp hơn trong cải thiện sự tham gia của cộng đồng dân cư
trong tham gia xây dựng nông thôn mới đối với xã Thạnh Đông A nói riêng và
huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang nói chung.
Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng để khẳng định “Vai trò và
tầm quan trọng phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư”. Ngoài ra, đề tài áp dụng
phương pháp thống kê, miêu tả để làm nổi bật vai trò tham gia và mức độ tham gia
của cộng đồng dân cư trong thực hiện xây dựng NTM tại xã Thạnh Đông A.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chương trình xây dựng NTM của xã Thạnh
Đông A đã được những thành công nhất định, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đời

sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên. Trong đó, đóng
góp quan trọng là do có sự tham gia, hưởng ứng rất cao của cộng đồng dân cư, trình
độ dân trí của người dân nông thôn, đóng góp của các tôn giáo trong tuyên truyền,
vận động tín đồ tham gia xây dựng NTM.
Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền, vận động người dân tham gia còn hạn chế
nên người dân được thông tin về chương trình xây dựng NTM còn thấp. Các quyết
định và triển khai thực hiện các công trình xây dựng NTM chủ yếu do chính quyền
ra quyết định mà rất ít được sự tham gia ý kiến của người dân. Mức độ tham gia của
người dân theo thang đo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” có chiều hướng
giảm dần, chỉ những hoạt động liên quan trực tiếp đến người dân và chi phí đóng
góp xây dựng thì mới có sự tham gia cao của người dân. Hoạt động giám sát các
công trình, phần việc trong xây dựng NTM từ ngân sách nhà nước thì giám sát của
người dân rất hạn chế.
Thông qua những hạn chế về sự tham gia của cộng đồng dân cư nhằm cải
thiện sự tham gia của cộng đồng, tính bền vững của của chương trình. Đề tài đưa ra


1 số kiến nghị như: Đổi mới tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân; phối
hợp với các tôn giáo để tạo sự gắn kết cộng đồng; công khai, minh bạch và thảo
luận với cộng đồng trước khi chính quyền ra quyết định thực hiện và ưu tiên thực
hiện các chỉ tiêu, công trình mang tính đòn bẩy để thúc đẩy phát triển; lồng ghép
các chương trình mục tiêu quốc gia với các tiêu chí xây dựng NTM nhằm thúc đẩy
tiến trình xây dựng NTM; tăng cường trao quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động
xây dựng NTM nhiều hơn cho cộng đồng dân cư.
Kết quả nghiên cứu này đưa ra giải pháp cũng như đề xuất kiến nghị cho
chính quyền địa phương và tham khảo trong việc cải thiện sự tham gia của cộng
đồng dân cư trong tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Hiệp,
tỉnh Kiên Giang.



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1
1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 1
1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................... 3
1.3.1 Mục tiêu tổng quát........................................................................................... 3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................. 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4
14.2 Giới hạn phạm vị nghiên cứu ........................................................................... 4
1.4.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu ........................................................................ 4
1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu ......................................................................... 4
1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI............................................................................................. 4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VÀ CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................. 6
2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ....................................................................... 6
2.1.1 Cộng đồng ....................................................................................................... 6
2.1.2 Vai trò của cộng đồng dân cư ......................................................................... 6
2.1.2 Nông thôn ........................................................................................................ 7
2.1.3 Xây dựng nông thôn mới ................................................................................ 8

2.1.5. Sự tham gia của người dân ............................................................................. 9
2.1.6 Vai trò người dân đối với các nội dung xây dựng NTM ................................. 11
2.1.7 Kinh nghiệm phát triển nông thôn ở các nước ................................................ 12
2.1.7.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc ......................................................................... 12
2.1.7.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản .......................................................................... 13
2.1.8 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn ở Việt Nam ................. 14
2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................................... 17
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 19
3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ................................................................. 19
3.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 19
3.3 Khung nghiên cứu .............................................................................................. 20
3.4 Phương pháp phân tích ....................................................................................... 22
3.5 Các bước nghiên cứu .......................................................................................... 22
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 24
4.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI


TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................................................ 24
4.1.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Hiệp ................................. 24
4.1.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Thạnh Đông A .............................. 25
4.2 THÔNG TIN CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
XÃ THẠNH ĐÔNG A............................................................................................. 28
4.3 THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ VÀO XÂY DỰNG NTM ........................................................................ 31
4.3.1 Thông tin về chính sách nông thôn mới .......................................................... 34
4.3.2 Người dân bàn và cho ý kiến trong xây dựng NTM ....................................... 34
4.3.3 Người dân tham gia thực hiện trong xây dựng NTM ..................................... 36
4.3.4 Người dân tham gia giám sát, quản lý, vận hành và

bảo dưỡng các công trình NTM ............................................................................... 48
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ........................................................ 51
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 51
5.2 Kiến nghị chính sách .......................................................................................... 52
5.3 Hạn chế của đề tài .............................................................................................. 53


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB:

Ngân hàng phát triển châu Á

NTM:

Nông thôn mới

OECD:

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

Oxfam:

Ủy ban Oxford cho cứu trợ nạn đói

UBND:

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1

Tổng hợp kết quả xây dựng NTM xã Thạnh Đông A năm
2016.

27

Bảng 4.2

Độ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ được lấy ý kiến khảo sát

28

Bảng 4.3

Giới tính, dân tộc, tôn giáo của chủ hộ được lấy ý kiến khảo sát

29

Bảng 4.4

Người dân biết về thông tin cơ bản trong xây dựng NTM

31

Bảng 4.5


Nguồn thông tin về xây dựng NTM

32

Bảng 4.6

Vai trò chủ thể trong xây dựng NTM ở xã Thạnh Đông A

33

Bảng 4.7

Các chủ đề được chính quyền địa phương thông báo

33

Bảng 4.8

Tỷ lệ khảo sát các mức độ người dân cần được tham gia trong
xây dựng NTM

34

Bảng 4.9

Tỷ lệ khảo sát các yếu tố quyết định cho việc lập kế hoạch các
hoạt động xây dựng NTM

35


Bảng 4.10

Tỷ lệ người dân tham gia lập kế hoạch phát triển nông thôn

36

Bảng 4.11

Tỷ lệ sự tham gia quyết định và vai trò trong việc đưa ra các
mức đóng góp trong việc xây dựng NTM

36

Bảng 4.12

Tỷ lệ khảo sát người dân tham gia hoạt động xây dựng NTM

29

Bảng 4.13

Tỷ lệ khảo sát các hình thức người dân đóng góp xây dựng
NTM

30

Bảng 4.14

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí quy hoạch


38

Bảng 4.15

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí giao thông

39

Bảng 4.16

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí thủy lợi

40


Bảng 4.17

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí điện

41

Bảng 4.18

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí nhà ở

41

Bảng 4.19

Thu nhập trung bình của nông hộ


42

Bảng 4.20

Mức độ tương trợ cho các hộ nghèo trong vùng

43

Bảng 4.21

Bảng thời gian lao động trong gia đình làm việc bình quân
hàng năm

43

Bảng 4.22

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí giáo dục

44

Bảng 4.23

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí y tế

45

Bảng 4.24


Sự tham gia bảo hiểm y tế của cộng đồng dân cư

45

Bảng 4.25

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí văn hóa

46

Bảng 4.26

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí môi trường

47

Bảng 4.27

Tỷ lệ khảo sát người dân tham gia giám sát các hoạt động xây
dựng NTM

48

Bảng 4.28

Tỷ lệ khảo sát người dân không tham gia giám sát các hoạt
động
xây dựng NTM

49


Bảng 4.29

Tỷ lệ khảo sát người dân không tham gia giám sát các hoạt
động xây dựng NTM

42


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1

Các mức độ tham gia của người dân

10

Hình 2.2

Sơ đồ Ban Chỉ đại xây dựng NTM của Việt Nam

16

Hình 3.1

Khung phân tích

21

Hình 3.2


Các bước nghiên cứu

23


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn từ trong quá trình lịch
sử hình thành quốc gia dân tộc và sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao đời sống của người nông
dân, trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó nhiệm
vụ xây dựng NTM là một nội dung trọng tâm. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 về việc phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng NTM, giai đoạn 2010-2020 và ban hành Bộ Tiêu chí
Quốc gia về NTM.
Sau quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM trên cả nước, chương trình
xây dựng NTM đã đạt được những kết quả quan trọng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội cơ bản bảo đảm, kinh tế nông thôn chuyển dịch đúng hướng; thu nhập và đời
sống vật chất, tinh thần cho người dân được nâng cao, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững. Những kết quả đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo
cơ sở tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Theo Báo cáo
tổng kết năm 2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng NTM, cả nước đã có
2.332 xã (đạt 26,12%) đạt chuẩn NTM, bình quân cả nước đạt 13,45 tiêu chí/xã, cả
nước đã có 30 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, 15 đơn vị cấp

huyện đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận.
Huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang là huyện được tỉnh chọn làm điểm của tỉnh
về xây dựng NTM, giai đoạn 2011-2015. Sau 5 năm thực hiện, Đảng bộ và nhân
dân trong huyện hoàn thành xây dựng 8/10 xã đạt chuẩn NTM và được Thủ tướng
Chính phủ công nhận là Huyện NTM vào tháng 12 năm 2016.
Xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang là xã thuần nông, diện
tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 85,5% diện tích. Đảng bộ và nhân dân trong xã
đã hoàn thành 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM và được UBND tỉnh công


2

nhận vào tháng 5 năm 2015. Kết quả đã góp phần quan trọng trong tăng trưởng,
phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống
đa số nông dân được cải thiện, hộ nghèo, cận nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa
được phát huy.
Tuy nhiên, nhận thức và tâm lý của một bộ phận người dân nông thôn về xây
dựng NTM là của Nhà nước nên chưa thực sự tham gia và làm chủ trong tiến trình
xây dựng NTM; việc tiếp nhận thông tin về xây dựng NTM của người dân còn
chậm, có mặt còn thụ động; sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng
NTM còn hạn chế, chủ yếu dừng ở lại khâu đóng góp vật chất theo yêu cầu của
chính quyền địa phương mà chưa chủ động tham gia xây dựng kế hoạch, ra quyết
định lựa chọn nội dung, phương pháp và giám sát quá trình thực hiện xây dựng
NTM. Chưa phát huy hết nội lực của cộng đồng dân cư nên mức độ tham gia của
người dân còn hạn chế, nhất là khâu giám sát quá trình thực hiện. Một số tiêu chí
xây dựng NTM đạt nhưng còn ở mức độ thấp, bộc lộ những hạn chế.
Với những kết quả đạt được, xã Thạnh Đông A đã hoàn thành xây dựng
NTM, nhưng mức độ tham gia của cộng đồng dân cư huyện Tân Hiệp vẫn còn thấp,
thực tế phản ảnh chủ trương xây dựng NTM lấy người dân chủ thể tham gia thực
hiện có mặt còn hạn chế. Chính vì vậy, việc thực hiện luận văn nghiên cứu “Phân

tích vai trò của cộng đồng dân cư trong tham gia xây dựng nông thôn mới trường
hợp tại xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang” nhằm đề xuất các
biện pháp góp phần cải thiện sự tham gia của cộng đồng dân cư vào tham gia xây
dựng NTM, đây vừa là động lực, vừa là mục tiêu của chủ trương xây dựng NTM.
Khi mức độ cộng đồng dân cư tham gia được cải thiện, không chỉ góp phần tăng
cường nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM, mà còn thúc đẩy người dân tham gia
tích cực để xây dựng huyện Tân Hiệp đạt chuẩn NTM ở trình độ, chất lượng cao
hơn nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.


3

1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thực trạng tham gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM tại xã
Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang?
(2) Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của cộng đồng dân cư trong tham
gia xây dựng NTM tại xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang?
(3) Biện pháp cải thiện sự tham gia và nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư
trong xây dựng NTM tại tại xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng tham gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM tại
xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang nhằm gợi ý chính sách để cải
thiện sự tham gia và nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong tham gia xây
dựng nông thôn mới.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Khái quát tình hình xây dựng NTM trên địa bàn nghiên cứu. Phân tích
thực trạng tham gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM tại xã Thạnh Đông
A huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang.
(2) Phân tích sự tham gia của cộng đồng dân cư trong thực hiện các tiêu chí

trong xây dựng NTM xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
(3) Từ kết quả nghiên cứu luận văn đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm
cải thiện sự tham gia và nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong xây dựng
NTM tại địa bàn nghiên cứu.
1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của cộng đồng dân cư trong tham gia xây dựng NTM của xã Thạnh
Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
1.4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu


4

Đề tài chọn xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, vì đây là 1
trong 8 xã đạt chuẩn NTM, mang tính tiêu biểu đại diện cho 8/10 xã đạt chuẩn
NTM trong huyện. Phạm vi nghiên cứu chỉ tiến hành giới hạn trong xã nhằm gợi ý
chính sách sát với thực tế địa phương hơn.
1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích vai trò của cộng đồng dân cư trong
tham gia, đóng góp, ra quyết định và kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng
NTM và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân cư trên địa bàn
xã Thạnh Đông A tại thời điểm nghiên cứu.
1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Đánh giá kết quả chương trương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2015 và năm 2016.
1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện gồm 5 chương:
Chương 01 Giới Thiệu: Trình bày các nội dung về lý do chọn đề tài; vai trò
cộng đồng dân cư trong tham gia xây dựng NTM tại xã Thạnh Đông A, huyện Tân
Hiệp, tỉnh Kiên Giang; trình bày các vấn đề như câu hỏi nghiên cứu phương pháp

nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu: Trình bày các lý thuyết
liên quan về khái niệm cộng đồng, vai trò của cộng đồng dân cư, nông thôn, nông
thôn mới, sự tham gia của người dân, vai trò của người dân đối với các nội dung
xây dựng NTM, kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn của Hàn Quốc và
Nhật Bản. Nội dung của chương còn để cập đến các công trình nghiên cứu về xây
dựng NTM, vai trò của cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng NTM, sự tham
gia đóng góp của người dân đối với một số lĩnh vực.
Chương 03 Phương pháp nghiên cứu: Nội dung chương trình bày các phương
pháp nghiên cứu giúp cho việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài như
phương pháp thống kê mô tả, phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn hộ gia đình.


5

Chương 04 Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên kết
quả xử lý dữ liệu thông qua các phương pháp được trình bày ở chương 3. Nội dung
của chương sẽ mô tả địa bàn nghiên cứu, thực trạng cộng đồng dân cư tham gia xây
dựng NTM, các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân cư trong xây
dựng NTM tại xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Chương 05 Kết luận và gợi ý chính sách: Trình bày tóm tắt kết quả các câu
hỏi nghiên cứu và gợi ý một số chính sách giúp cải thiện sự tham gia của cộng đồng
dân cư trong xây dựng NTM của xã Thạnh Đông A nói riêng và huyện Tân Hiệp,
tỉnh Kiên Giang nói chung.


6

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VÀ CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1 C-2016 tại địa chỉ:
/>13. SEACAP 15, 2005. “Sự tham gia của cộng đồng trong giao thông nông
thôn, những vấn đề về đóng góp và tham gia ở Việt Nam”. Truy cập ngày 1512-2016 tại địa chỉ:
/>dong%20trong%20giao%20thong14731.pdf
14. Tô Duy Hợp, 1997. “Xã hội học nông thôn”. Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa
học xã hội.
15. Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, 2000. “Phát triển cộng đồng: Lý thuyết
và vận dụng”. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.
16. Lê Văn An và Ngô Tùng Đức, 2016. Sổ tay Hướng dẫn về phát triển cộng
đồng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên. Truy cập 15-12-2016 tại địa chỉ:
/>

17. UBND huyện Tân Hiệp, 2011. Kế hoạch số 28/KH-UBND, ngày 08/8/2011
về việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng huyện NTM
giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
18. UBND huyện Tân Hiệp, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí NTM
giai đoạn 2011 – 2015. Tân Hiệp, tháng 11 năm 2015.
19. UBND xã Thạnh Đông A, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí NTM
giai đoạn 2011 – 2015. Tân Hiệp, tháng 10 năm 2015.
20. UBND xã Thạnh Đông A, 2016. Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí NTM
năm 2016. Tân Hiệp, tháng 11 năm 2016.
21. Vũ Trọng Khải (2015) Phát triển nông thôn Việt Nam: Từ lãng xã truyền
thống đến văn minh thời đại”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Viện kinh tế Việt Nam, Ngân hàng thế giới, Bộ Thủy sản, Trung tâm phát
triển và hội nhập (2006) Sự tham gia của người dân của cộng đồng dân cư
nghèo trong xác định nguồn lực và nhu cầu đầu tư phát triển thủy sản. Truy
cập 15-12-2016 tại địa chỉ:
/>dong%20ngu%20dan%20ngheo31441.pdf



PHIẾU CÂU HỎI KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN
Xin kính chào ông/bà: Tôi tên: Nguyễn Minh Ngọc – học viên cao học ngành
Quản lý kinh tế, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi thực hiện khảo sát này nhằm phục vụ cho đề tài: “Vai trò của cộng đồng
dân cư trong tham gia xây dựng NTM trường hợp tại xã Thạnh Đông A huyện
Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang”.
Tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của ông/bà tôi đảm bảo rằng thông tin ghi
nhận từ cuộc khảo sát sẽ được giữ bí mật. Các dữ liệu sẽ chỉ được dùng cho mục
đích nghiên cứu khoa học. Xin ông/bà cho tôi biết một số thông tin sau:
I. THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
Câu hỏi
Trả lời
1. Họ và tên: ……………………………………………………………………
2. Địa chỉ: …….………………………………………………………………..
3. Độ tuổi
 Dưới 31 tuổi
 Từ 31 đến 45 tuổi
 Từ 46 đến 60 tuổi
 Trên 60 tuổi
4. Giới tính
 Nam
 Nữ
5. Trình độ học vấn
 Không biết chữ
 Biết đọc, biết viết
 Tiểu học
 Trung học cơ sở
 Phổ thông trung học
 Trung cấp/ đào tạo ghề

 Cao đẳng/ Đại học/ Sau đại học
6. Dân tộc
 Kinh
 Hoa
 Khmer
 Khác
7. Tôn giáo
 Cao Đài
 Hòa Hảo
 Thiên Chúa
 Phật Giáo
 Tin Lành
 Khác


8. Nghề nghiệp
 Cán bộ - Công chức – Viên chức
 Hưu trí
 Kinh doanh tư nhân (buôn bán)
 Các ngành nghề nông nghiệp
 Ngư dân
9. Khoản thời gian sinh sống tại xã …….. năm
10. Hộ gia đình chính sách
11. Tham gia các đoàn thể chính trị - xã hội
 Có
Nếu có thì tham gia đoàn thể nào sau đây:
 Hội Nông dân
 Hội Phụ nữ
 Đoàn Thanh niên
 Hội Cựu Chiến binh

 Khác

 Có  Không
 Không

II. CẢM NHẬN VỀ ĐIỀU KIỆN SỐNG Ở KHU DÂN CƯ/XÃ
Câu hỏi: Đánh giá về cơ sở hạ tầng và điều kiện sống ở khu dân cư/xã
1. Điện
 Rất tốt  Tốt  Chấp nhận được  Yếu  Rất yếu
2. Nguồn nước- Thoát nước  Rất tốt  Tốt  Chấp nhận được  Yếu  Rất yếu
3. Vệ sinh- rác thải
 Rất tốt  Tốt  Chấp nhận được  Yếu  Rất yếu
4. Trường học
 Rất tốt  Tốt  Chấp nhận được  Yếu  Rất yếu
5. Trạm y tế
 Rất tốt  Tốt  Chấp nhận được  Yếu  Rất yếu
6. Đường giao thông
 Rất tốt  Tốt  Chấp nhận được  Yếu  Rất yếu
7. Chợ
 Rất tốt  Tốt  Chấp nhận được  Yếu  Rất yếu
8. Các hoạt động văn hóa
 Rất tốt  Tốt  Chấp nhận được  Yếu  Rất yếu
- giải trí
9. Cơ cấu sản xuất
 Rất tốt  Tốt  Chấp nhận được  Yếu  Rất yếu
ở địa phương
Câu hỏi: Sự thay đổi về điều kiện sống và cơ sở hạ tầng trong 5 năm trở lại đây
1. Điện
 Rất tốt  Tốt  Không đổi  Yếu  Rất yếu
2. Nguồn nước- Thoát nước

 Rất tốt  Tốt  Không đổi  Yếu  Rất yếu
3. Vệ sinh- rác thải
 Rất tốt  Tốt  Không đổi  Yếu  Rất yếu
4. Trường học
 Rất tốt  Tốt  Không đổi  Yếu  Rất yếu
5. Trạm y tế
 Rất tốt  Tốt  Không đổi  Yếu  Rất yếu
6. Đường giao thông
 Rất tốt  Tốt  Không đổi  Yếu  Rất yếu
7. Chợ
 Rất tốt  Tốt  Không đổi  Yếu  Rất yếu
8. Các hoạt động văn hóa
 Rất tốt  Tốt  Không đổi  Yếu  Rất yếu
- giải trí
9. Cơ cấu sản xuất
 Rất tốt  Tốt  Không đổi  Yếu  Rất yếu
ở địa phương


III. HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ XÂY DỰNG NTM
Câu 1: Ông/bà có biết về một số thông tin sau:
1. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
 Có
 Không
2. Bộ tiêu chí đánh giá việc xây dựng NTM
 Có
 Không
3. Thời gian bắt đầu xây dựng NTM
 Có
 Không

Câu 2: Ông/bà có được biết về công trình xây dựng NTM nào trong xã?
 Có
 Không
Nếu có …………………………………………………………………………….
IV. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
4.1 Sự tham gia về vật chất
Câu 3: Ông/bà tham gia đóng góp như thế nào cho xây dựng NTM trong thời gian
qua?
 Góp đất
 Góp tiền
 Ngày công
 Chưa tham gia
 Hình thức khác
Câu 4: Nếu có đóng góp về vật chất trong xây dựng NTM thì mức đóng góp trên so
với khả năng kinh tế của gia đình là?
 Quá cao
 Cao
 Chấp nhận được
 Thấp
 Quá thấp
4.2 Thông tin về xây dựng NTM
Câu 5: Xin ông/bà cho biết bằng cách nào ông/bà biết về Chương trình xây dựng
NTM?
(Xin lựa chọn tất cả những ô phù hợp)
 Qua các buổi tiếp xúc cử tri
 Tài liệu của xã / chính quyền đến hộ gia đình
 Ngày hội đại đoàn kết
 Từ người thân, hàng xóm, người quen
 Các cuộc họp khu dân cư
 Qua báo chí

 Phổ biến trực tiếp
 Truyền hình
 Loa phát thanh
 Internet
 Niêm yết thông tin tại xã
 Qua các nguồn khác


Câu 6: Ông/bà có được thông báo về vấn đề sau đây không?
Vấn đề thông báo

Có được
thông báo

Không được thông báo
nhưng rất quan tâm

Không quan
tâm

Về quy hoạch NTM
Về việc lập đề án xây dựng
NTM tại xã
Việc quản lý và sử dụng
các khoản đóng góp của
dân trong xây dựng NTM
Nguồn vốn và các chi phí
của công trình NTM
Câu 7: Trong 5 năm qua, Ông/bà đã tham gia bao nhiêu hoạt động tuyên truyền về
xây dựng NTM ở xã?

 Không hoạt động nào
 1 hoặc 2 hoạt động
 3 hoạt động trở lên
Câu 8: Trong 5 năm qua, Ông/bà có biết về hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh
thuộc chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã
 Có được biết
 Không được biết nhưng quan tâm
 Không được biết
 Không quan tâm
4.3 Bàn về xây dựng NTM
Câu 9: Ông/bà đã tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển nông thôn lần nào
chưa?
 Đã có  Chưa tham gia (chuyển sang câu 12)
Câu 10: Nguyên nhân Ông/bà tham gia vào việc lập kế hoạch này?
 Lãnh đạo xã/ấp cử đi
 Được người dân xã/ấp cử đi
 Muôn biết thông tin cho cá nhân
 Vì sự phát triển chung
 Khác
Câu 11: Trong các cuộc họp các hoạt đông phát triển nông thôn có được đưa ra bàn
bạc, thảo luận công khai không?
 Có  Không
Câu 12: Nếu chưa tham gia, nguyên nhân chưa tham gia là gì?
 Không quan tâm
 Không có thời gian
 Không được lựa chọn
 Khác


Câu 13: Theo Ông/bà người dân cần được tham gia ở mức độ nào trong xây dựng

NTM (Chỉ chọn một phương án)
 Người dân chỉ cần được thông báo
 Người dân cần được mời đóng góp ý kiến
 Người dân cần phải tham gia vào việc ra quyết định
 Người dân không cần phải tham gia
Câu 14: Theo ông/bà yếu tố nào quyết định cho việc lập kế hoạch cho các hoạt
động xây dựng NTM?
 Kế hoạch của xã
 Kế hoạch của huyện/tỉnh
 Kế hoạch của trung ương
 Nhu cầu và nguyện vọng của người dân
Câu 15: Chính quyền ấp/xã nơi ông/bà ở có mời dân đóng góp ý kiến trước khi đưa
ra quyết định về những vấn đề sau hay không?
Vấn đề

Có được mời
tham gia

Không được nhưng Không
rất quan tâm
quan tâm

Quy hoạch xây dựng NTM
Đề án xây dựng NTM
Lựa chọn những việc nên
làm trước trong xây dưng
NTM
4.4 Tham gia xây dựng NTM
Câu 16: Chủ trương và mức đóng góp (tiền đất và công lao động) của nhân dân để
xây dựng các công trình, hoạt động xây dựng NTM ở xã được quy định như thế

nào?
 Dân bàn và dân quyết
 Dân bàn nhưng không ra quyết định
 Dân không bàn chính quyền ra quyết định
 Không rõ
Câu 17: Trong 5 năm qua, Ông/bà có tham gia vào hoạt động xây dựng NTM nào
(làm đường nông thôn, làm kênh mương nội đồng…) thuộc Chương trình xây dựng
NTM không?
 Có tham gia
 Không tham gia nhưng quan tâm
 Không tham gia
 Không quan tâm
4.5 Mức độ cộng đồng dân cư tham gia vào thực hiện nội dung các tiêu chí xây
dựng NTM
Câu 18: Ông/bà có tham gia vào tiêu chí quy hoạch NTM không?
 Không tham gia
 Tham gia thấp
 Tham gia trung bình
 Tham gia cao
 Tham gia rất cao


* Nếu có tham gia thì ông/bà tham gia bằng hình thức nào sau đây:
 Cung cấp thông tin
 Chia sẽ quyết định
 Được chủ động định hướng
 Được chủ động định hướng và chia sẽ trách nhiệm
Câu 19: Ông/bà có tham gia vào tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM không?
 Không tham gia
 Tham gia thấp

 Tham gia trung bình
 Tham gia cao
 Tham gia rất cao
* Nếu có tham gia thì ông/bà tham gia bằng hình thức nào sau đây:
 Cung cấp thông tin
 Chia sẽ trách nhiệm
 Đóng góp ngày công
 Đóng góp tiền
 Hiến đất
Câu 20: Ông/bà có tham gia vào tiêu chí thủy lợi trong xây dựng NTM không?
 Không tham gia
 Tham gia thấp
 Tham gia trung bình
 Tham gia cao
 Tham gia rất cao
* Nếu có tham gia thì ông/bà tham gia bằng hình thức nào sau đây:
 Cung cấp thông tin
 Chia sẽ trách nhiệm
 Đóng góp ngày công
 Đóng góp tiền
 Hiến đất
Câu 21: Ông/bà có tham gia vào tiêu chí điện trong xây dựng NTM không?
 Không tham gia
 Tham gia thấp
 Tham gia trung bình
 Tham gia cao
 Tham gia rất cao
* Nếu có tham gia thì ông/bà tham gia bằng hình thức nào sau đây:
 Cung cấp thông tin
 Chia sẽ trách nhiệm

 Đóng góp ngày công
 Đóng góp tiền
 Hiến đất


×