Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiểu luận cao học Chuyên đề: PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG CHO MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CHƯ BẲH THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.94 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÀI TẬP
MÔN: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Lớp : Cao học Lâm học K22c

Chuyên đề:
PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG CHO MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG
CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CHƯ BẲH THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI

Huế, tháng 9 năm 2017

1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÀI TẬP
MÔN: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Lớp : Cao học Lâm học K22c

Chuyên đề:
PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG CHO MÔ HÌNH QUẢN LÝ
RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CHƯ BẲH THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH
GIA LAI
GVHD: TS. NGÔ TRÍ DŨNG
Học viên thực hiện: Phạm Xuân Thủy

Huế, tháng


9 năm 2017
2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, nó gắn với lợi ích cuộc sống của người
dân, gắn với tâm linh, tự do tín ngưỡng của cộng đồng. Những năm gần đây, thực
hiện chính sách của Nhà nước về quản lý rừng, một số địa phương đã triển khai
giao đất giao rừng cho cộng đồng quản lý và sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp. Cộng đồng còn được tham gia nhận giao khoán quản lý, bảo vệ rừng,
khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng và trồng rừng. Mô hình quản lý rừng
dựa vào cộng đồng sống gần rừng cho thấy có hiệu quả, nó phù hợp với tập quán
của đông đảo đồng bào các dân tộc.
Tuy nhiên, về góc độ pháp lý thì cộng đồng vẫn chưa được Nhà nước thừa
nhận quyền sử dụng đất và quyền hưởng lợi. Như vậy có nhiều bất cập xảy ra, như
vai trò của cộng đồng trong hệ thống tổ chức quản lý rừng ở Việt Nam như thế nào?
Có lên tiếp tục giao rừng cho cộng đồng? Các sản phẩm của rừng cộng đồng khi
lưu thông và tiêu thụ tính pháp lý ra sao? Những vấn đề nảy sinh trong quá trình
phát triển rừng cộng đồng như thế nào khi mà luật tục của cộng đồng bị phá vỡ và
không phù hợp với tính pháp lý,…
Thực tế công tác quản lý rừng cộng đồng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Đó là hiện có hàng triệu hécta rừng đang do cộng đồng quản lý, liệu có thể tồn tại
được không khi Nhà nước không thừa nhận về mặt pháp lý cộng đồng là chủ rừng?
Ai sẽ là người thay thế cộng đồng quản lý diện tích rừng nói trên? Một số địa
phương hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng theo luật tục truyền thống vốn
hiệu quả trước đây thì hiện mất dần hiệu lực bởi phong tục truyền thống bị phá vỡ,
vai trò của già làng, trưởng thôn lu mờ, trong đó hình thức quản lý rừng tập trung
thông qua các tổ chức nhà nước lại chưa gắn bó chặt chẽ với lợi ích của cộng đồng
dẫn đến quản lý rừng kém hiệu quả.
Năm 2007, Dự án chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng 2006-2007

do quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp tài trợ xây dựng và áp dụng thí điểm giao rừng
cho cộng đồng tại 02 buôn Chư Băh A và B xã Chư Băh. Dự án hỗ trợ xã Chư Băh
4.000 Euro (tương đương 93.250.000 đồng) trong quá trình thí điểm. Thời gian
thực hiện dự án từ năm 2007 đến 2013.
II.

CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Kết quả giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số.
- Tổng diện tích rừng:
+ Diện tích đã giao theo dự án thí điểm lâm nghiệp cộng đồng (cho
buôn Chư Băh A và B) 2007 - 2016: 404 ha.
3


+ Tỷ lệ so với kế hoạch dự kiến: 100%.
+ Diện tích đã được cấp quyền sử dụng đất: 0 ha.
- Số cộng đồng được giao: 02 cộng đồng.
- Số cộng đồng được cấp quyền sử dụng đất: 0.
- Các loại đất đã giao cho cộng đồng:
+ Rừng tự nhiên: 404 ha.
+ Rừng trồng: 0 ha.
+ Đât trống: 0 ha.
2. Công tác quản lý, tổ chức sản xuất của cộng đồng dân cư.
- Công tác tổ chức bảo vệ rừng của cộng đồng: Thời gian đầu có kinh phí dự
án hỗ trợ người dân tích cực tham gia. Khi dự án kết thúc chuyển sang chi trả theo
dịch vụ môi trường rừng kinh phí hỗ trợ thấp hơn dự án thí điểm nên cộng đồng
thiếu kinh phí để duy trì hoạt động quản lý.
- Công tác tổ chức sản xuất: Do nguồn nhân lực hạn chế, đời sống khó khăn
nên công tác tổ chức, sản xuất hầu như không đáng kể.

- Diện tích rừng được trồng từ năm 2007 - 2016: 0 ha.
- Diện tích rừng được bổ sung, trồng mới, rừng tái sinh tự nhiên: Không.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác: Từ năm 2007 đến nay cộng đồng chưa thực
hiện các nghĩa vụ nào khác.
3. Quyền lợi của cộng đồng và hộ gia đình khi được giao rừng.
- Việc thực hiện công nhận quyền sử dụng, sở hữu đất, rừng: Năm 2007 giao
rừng cho 02 cộng đồng quản lý bảo vệ, chưa cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Việc thực hiện quyền chuyển đổi, cho thuê, bảo lãnh, góp vốn, thừa kế:
không.
- Hưởng lợi từ các sản phẩm rừng, tiền, vật tư từ các chương trình, dự án:
Được dự án thí điểm rừng cộng đồng trả tiền công quản lý bảo vệ rừng.
- Hưởng lợi từ chi trả dịch vụ môi trường theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP
ngày 24/9/2010 của Chính phủ.
Thực hiện chính sách chi trả tiền DVMTR của Chính phủ từ năm 2011 đến
2016 hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT giao Hạt Kiểm lâm nghiệm thu diện tích
rừng cộng đồng quản lý để chi trả cho cộng đồng qua tài khoản UBND xã.
Cộng đồng Chư Băh A - Chư Băh 67,8 triệu đồng, cộng đồng Chư Băh B xã Chư Băh 24 triệu đồng.
4


III.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP
LUẬT VỀ GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
I. Nhận định đánh giá
1.1. Tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách:
Giao rừng cộng đồng là chủ trương lớn, đúng đắn của nhà nước trong công
tác quản lý rừng chủ yếu do UBND xã quản lý chuyển sang giao rừng cộng đồng
quản lý là giải pháp có hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế đặc thù vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.

1.2. Công tác tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách:
Thực hiện chủ trương văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, Trung ương, của
tỉnh, UBND thị xã đã giao cho các cơn quan, ban ngành liên quan, UBND xã Chư
Băh phối hợp lựa chọn cộng đồng giao đất giao rừng. Trong thời gian qua công tác
giao rừng cộng đồng đã đạt được những kết quả nhất định.
1.3. Đánh giá về công tác tổ chức quản lý rừng của cộng đồng.
- Dự án thí điểm rừng cộng đồng (2007-2013) kết thúc, nên nguồn kinh phí
gần đây còn hạn hẹp nên khó khăn trong công tác quản lý.
- Văn bản quy định chính sách hưởng lợi từ rừng chưa được đầy đủ, còn
phức tạp nên người dân vẫn chưa hiểu được cụ thể chủ trương giao đất, giao rừng
nên chưa tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Dự án đã kết thúc từ năm 2013 đến nay nên cần tổ chức điều tra, khảo sát
lại nhu cầu của người dân để giao đất giao rừng có hiệu quả hơn.
1.4. Đánh giá về hiệu quả tác động sau khi thực hiện công tác giao đất, giao
rừng.
- Về tăng thu nhập, giải quyết việc làm nâng cao đời sống của người dân:
Tăng thu nhập thông qua chương trình dự án hỗ trợ tiền công bảo vệ rừng
trước đây và hiện tại là tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Bảo tồn, quản lý các khu di tích lịch sử, văn hóa đồng bào các dân tộc gắn
với giao đất, giao rừng:
Rừng giao cho cộng đồng được pháp luật công nhận, kết hợp với phong tục
tập quán, truyền thống nên đã được quản lý bảo vệ tốt hơn.
- Việc giao đất giao rừng cho cộng đồng hạn chế việc khai thác, phá rừng bừa
bãi.
2. Tồn tại, yếu kém.
2.1. Những hạn chế, bất cập trong việc ban hành cơ chế, chính sách.
- Đến nay vẫn còn một số tồn tại về vị trí pháp lý, quyền lợi, nghĩa vụ, quyền
sở hữu, trách nhiệm của cộng đồng như một chủ rừng thực sự. Trong thực tế cộng
đồng dân cư buôn không phải là một cấp quản lý (là trưởng thôn/già làng) là chủ
rừng thực sự nên chưa đủ tư cách pháp nhân để ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân;

vay tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển rừng. Trong trường hợp để xảy ra cháy
rừng, phá rừng rất khó khăn để xử lý trách nhiệm cộng đồng.
5


- Các văn bản pháp luật chưa quy định rõ quyền sở hữu rừng đối với trường
hợp cộng đồng tự đầu tư phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt, khoanh nuôi đất lâm
nghiệp chưa có rừng. Chưa quy định về trách nhiệm, người được đại diện của cộng
đồng trước pháp luật.
2.2. Những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện.
- Việc xác định khu rừng giao cho cộng đồng quản lý chưa thật sự gắn liền
với đời sống văn hóa, tập tục, truyền thống của cộng đồng nên việc quản lý bảo vệ
rừng của cộng đồng chưa thực sự được xem trọng.
IV.

TÍNH BỀN VỪNG TRONG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG
ĐỒNG

1. Bền vững về Môi trường.
Qua các kết quả đạt được cho thấy việc giao cho cộng đồng quản lý, diện tích
rừng được bảo vệ nguyên vẹn. Do đó, môi trường sinh thái sẽ được cải thiện đáng
kể nhờ diện tích rừng hiện có của cộng đồng được bảo vệ. Hạn hán, lũ lụt sẽ giảm
thiểu nhờ tính năng phòng hộ của rừng được phát huy.
2. Bền vững về xã hội:
Khi rừng thật sự có chủ sẽ không còn tình trạng phá rừng, tranh chấp đất đai
trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân canh tác trên đất của mình.
nhằm đảm bảo sự công bằng, ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn
Ở diện tích rừng được giao, cộng đồng thôn, làng thường phân công nhau tổ
chức kiểm tra, tuần tra ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm
sản trái pháp luật; kịp thời ngăn chặn người dân và các đối tượng từ nơi khác đến

có ý đồ xâm hại rừng
3. Bền vững về kinh tế.
Từ nguồn tiền hỗ trợ từ dự án và tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng hằng
năm, 2 cộng đồng dân cư Cộng đồng Chư Băh A và Chư Băh B đã trích ra đến nay
là 70 triệu nhờ UBND xã quản lý và cho các hộ khó khăn trong cộng đồng vay để
phát triển kinh tế gia đình theo hình thức vay vòng tròn. Đến nay, quy này vẫn phát
huy tác dụng tốt. Qua đó cải thiện đời sống kinh tế của người dân trong 2 cộng
đồng, họ yên tâm quản lý, bảo vệ rừng hiện có và được quyền vay tiền trong quỹ để
đầu tư chăn nuôi, sản xuất khi gặp khó khăn.
4. Bền vững về giá trị văn hóa.
Việc giao rừng cộng đồng gắn với lợi ích cuộc sống của người dân, gắn với
tâm linh, tự do tín ngưỡng của cộng đồng phù hợp với tập quán của đông đảo đồng
bào các dân tộc thiểu số, đảm bảo bảo tồn giá trị văn hóa của người dân bản địa.
5.

Bền vững về giá trị đa dạng sinh học.
6


Việc giao rừng cho cộng đồng quản lý, diện tích rừng được bảo vệ nguyên
vẹn đã góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng sinh học trong rừng góp phần hạn
chế nguy cơ mất môi trường sống của các loài động, thực vật rừng.
V.

KẾT LUẬN

Thôn bản vốn không phải là đơn vị kinh tế mà là đơn vị xã hội quản lý sử
dụng rừng vì mục tiêu văn hóa xã hội và lợi ích chung của cộng đồng thôn bản. Tuy
nhiên, khi thực hiện chính sách về giao đất giao rừng cho cộng đồng lại thường chú
trọng mục tiêu phát triển kinh tế rừng, do đó thường tập trung lựa chọn giao các

khu rừng sản xuất để có cơ sở hỗ trợ khai thác và chia sẻ lợi ích từ rừng theo hướng
kinh tế rừng. Tuy nhiên, khả năng được hưởng lợi kinh tế từ rừng trên thực tế rất
khó thực hiện vì rừng giao cho cộng đồng phần lớn là rừng nghèo nên phải chờ thời
gian dài (trên 10 năm) mới có sản phẩm khai thác. Bên cạnh đó, thủ tục khai thác
hưởng lợi rất phức tạp, chi phí đánh giá trữ lượng cao không phù hợp với điều kiện
người dân nên hầu hết các địa phương không thực hiện được. Mặt khác, cộng đồng
được giao rừng tự nhiên chưa được chi trả công tác bảo vệ rừng như các tổ chức
nhà nước nên không có kinh phí trang trải cho công tác bảo vệ rừng, do đó, rất khó
bảo vệ được rừng. Do đó trong công tác giao rừng cho cộng đồng quản lý lâu dài
thường có những bất cập sau:
Về cơ chế chính sách: Phải thừa nhận cộng đồng là một chủ thể tham gia
quản lý tài nguyên rừng.
Xác định và làm rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng và đất rừng đối với
cộng đồng; Quy định rõ tình trạng rừng giao cho cộng đồng quản lý; Rừng làng,
rừng bản đã được cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống từ trước
đến nay. Chính quyền địa phương mặc nhiên công nhận, do đó cần phải giải quyết
vướng mắc này trong việc hợp pháp hóa loại rừng này. Chỉ giao rừng cho cộng
đồng quản lý khi ở đâu mà phong tục còn giữ được, già làng, trưởng thôn còn có
uy, rừng còn nhiều lâm sản, mang lợi ích thiết thực cho cộng đồng thì quản lý rừng
cộng đồng mới có hiệu quả.

7



×