1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
NGUYỄN VĂN TUẤN
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÕNG
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 62140103
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2017
2
Công trình đƣợc hoàn thành tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1:
Hướng dẫn 2:
PGS.TS Đồng Văn Triệu
TS Vũ Đức Văn
Phản biện 1:
...................................................
Phản biện 2:
...................................................
Phản biện 3:
...................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện
họp tại: ............ vào hồi: ... giờ ... ngày.. tháng .. năm ....
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam;
2. Thư viện Viện Khoa học TDTT;
3. Thư viện Trường Đại học Hải Phòng.
1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới giáo dục và đào tạo phù hợp với sự phát triển của xã hội
luôn được Đảng và nhà nước ta đặt ra như một trong những yêu cầu cấp
thiết nhất trong sự nghiệp phát triển đất nước. Cùng với mục tiêu đổi
mới chung của ngành giáo dục, các trường đại học, cao đẳng đã và
đang phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, coi việc nâng
cao chất lượng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các trường trong
giai đoạn hiện nay.
Những năm gần đây, việc tăng quy mô tuyển sinh của trường
Đại học Hải Phòng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác
GDTC cho sinh viên, bởi cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC và
đội ngũ giáo viên không thể đáp ứng kịp sự phát triển về quy mô của
trường, hơn nữa chất lượng “đầu vào” thấp cũng ảnh hưởng tới kết
quả “đầu ra”. Chất lượng GDTC của Trường ĐHHP chưa đáp ứng
được mục tiêu GDTC. Để thoát khỏi hiện trạng đó, cần có sự nhìn
nhận đánh giá một cách toàn diện, khách quan những khó khăn, đồng
thời nghiên cứu đề xuất các biện pháp thích hợp, khả thi, từng bước
nâng cao chất lượng GDTC. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, cấp
bách cần phải thực hiện. Nhưng thực hiện như thế nào, bắt đầu từ
đâu? luôn là những câu hỏi gây ra sự lúng túng, khó khăn cho các
nhà quản lý và giảng viên GDTC của các trường đại học nói chung,
Trường ĐHHP nói riêng.
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách đó, việc nghiên cứu lựa chọn giải
pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên sẽ là một trong
những giải pháp hữu hiệu giúp cho Trường ĐHHP đạt được mục tiêu
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với thực tiễn nhu cầu
của nhà trường và nhu cầu xã hội.
Nghiên cứu về công tác GDTC của Trường ĐHHP nói chung, các
giải pháp nâng cao chất lượng GDTC Trường ĐHHP nói riêng, cho đến
nay chưa có công trình nào đề cập đến. Vì những lý do nêu trên, tôi lựa
chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn giải pháp
nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường
Đại học Hải Phòng”.
2
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác GDTC, đề tài xác định các giải pháp phù hợp với
điều kiện thực tế và ứng dụng để kiểm nghiệm, xác định hiệu quả của
các giải pháp đã lựa chọn trong thực tiễn GDTC cho sinh viên, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường ĐHHP.
Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra 3 mục tiêu nghiên
cứu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường
ĐHHP.
Mục tiêu 2: Lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng công
tác GDTC cho sinh viên Trường ĐHHP.
Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Trường ĐHHP.
Giả thuyết khoa học
Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy chất lượng công tác GDTC
của Trường ĐHHP còn có những hạn chế. Vì vậy, nếu lựa chọn được
các giải pháp phù hợp, tổ chức ứng dụng một cách khoa học, chặt chẽ
và đồng bộ sẽ nâng cao được chất lượng GDTC cho sinh viên Trường
ĐHHP.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu của luận án đã đánh giá khách quan và khoa
học thực trạng chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công
tác giáo dục thể chất của trường đại học Hải Phòng. Đây là những luận
cứ khoa học quan trọng để lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng
công tác giáo dục thể chất.
Luận án đã lựa chọn được 6 giải pháp nâng cao chất lượng công
tác giáo dục thể chất cho sinh viên: 1) Nâng cao nhận thức của sinh
viên về mục đích, tác dụng, vai trò của giáo dục thể chất và thể thao
trường học; 2) Tăng cường cơ sở vật chất và khai thác hiệu quả cơ sở
vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất; 3) Cải tiến nội dung
chương trình giáo dục thể chất, đổi mới phương pháp đánh giá kết
quả học tập của người học; 4) Tổ chức các hoạt động thể thao ngoại
khóa cho sinh viên; 5) Thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao, tổ
chức các giải đấu thể thao cho sinh viên; 6) Bồi dưỡng kiến thức,
nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên.
3
Kết quả ứng dụng các giải pháp bước đầu đã có giá trị trong
việc nâng cao nhận thức của sinh viên về lợi ích, tác dụng của giáo
dục thể chất; nâng cao tính tích cực trong học tập; phát triển thể lực
và cải thiện kết quả học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm.
3. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 148 trang bao gồm các phần: Đặt
vấn đề (4 trang); Chương 1- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (48
trang); Chương 2-Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (11
trang); Chương 3- Kết quả nghiên cứu và bàn luận (82 trang); Phần
kết luận và kiến nghị (3 trang). Trong luận án có 62 bảng, 16 biểu đồ.
Ngoài ra, luận án đã sử dụng 101 tài liệu tham khảo, trong đó có 96
tài liệu viết bằng tiếng Việt, 5 tài liệu tiếng Anh và phần Phụ lục.
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về
công tác giáo dục thể chất và đổi mới, nâng cao chất lƣợng,
hiệu quả giáo dục
Trong suốt các chặng đường của cách mạng Việt Nam, Đảng và
Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác GDTC trong trường học, coi
GDTC là bộ phận không thể thiếu để đạt được mục đích giáo dục con
người toàn diện. Từ đó có những chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo phương
hướng phát triển đúng đắn cho sự nghiệp GD&ĐT nói chung và
GDTC nói riêng.
1.2. Những cách tiếp cận về khái niệm chất lƣợng, giải pháp,
đánh giá chất lƣợng GDTC
Chất lượng GDTC là kết quả tổng hợp của quá trình GDTC,
phản ánh trong các phẩm chất và năng lực, đặc biệt là các năng lực
thể chất của người học, phù hợp với mục tiêu GDTC cho từng cấp
học, bậc học và ngành nghề đào tạo.
Giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ thống cùng với những
quyết định và hành động theo sau, dẫn tới việc sẽ khắc phục một khó
khăn nào đó.
4
1.3. Giáo dục thể chất trong trƣờng đại học
GDTC trong nhà trường là một nội dung giáo dục, môn học bắt
buộc thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào
tạo, nhằm trang bị cho học sinh, SV các kiến thức, kỹ năng vận động
cơ bản, hình thành thói quen tập luyện TDTT để nâng cao sức khỏe,
phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện.
1.4. Đặc điểm tâm lý, sinh lý và đặc điểm xã hội của SV
Sinh viên với độ tuổi từ 18-24 là những người đã trưởng thành
về mặt cấu trúc giải phẫu và sinh lý, hệ cơ - xương đã phát triển
tương đối hoàn chỉnh. Đặc điểm tâm lý của SV chịu sự chi phối bởi
những đặc điểm phát triển thể chất, trí tuệ, môi trường và vai trò xã
hội cụ thể mà trong đó họ sống và hoạt động.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng GDTC ở
trƣờng đại học
Chất lượng GDTC phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách
quan, trong đó: Nhận thức của SV về mục đích, tác dụng của môn
học GDTC; Phẩm chất và năng lực chuyên môn của của người thầy
là các yếu tố có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng GDTC.
Bên cạnh đó cơ sở vật chất và thiết bị giảng dạy đóng vai trò hỗ trợ
tích cực cho quá trình dạy - học.
1.6. Thực trạng vấn đề nghiên cứu và những công trình
nghiên cứu có liên quan đến giáo dục thể chất: Được trình bày cụ
thể trong luận án.
Chƣơng 2.
ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nâng chất lượng công tác
giáo dục thể chất cho sinh viên Trường ĐHHP.
Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của đề tài bao
gồm đối tượng phỏng vấn, đối tượng kiểm tra sư phạm và đối tượng
thực nghiệm:
Đối tượng phỏng vấn: gồm SV năm thứ nhất, năm thứ hai và
năm thứ ba (K15, K14, K13), số lượng 1900 SV, 35 CBGV.
5
Đối tượng kiểm tra sư phạm: Đánh giá thực trạng thể lực:
2170 SV.
Đối tượng thực nghiệm: 365 SV (175 nam, 190 nữ), trong đó
nhóm thực nghiệm gồm 175 SV, nhóm đối chứng gồm 190 SV.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn,
toạ đàm; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư
phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học
thống kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ
tháng 10/2013 đến tháng 10/2017.
Địa điểm nghiên cứu: Viện khoa học Thể dục thể thao và
Trường Đại học Hải Phòng.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất Trƣờng ĐHHP
3.1.1. Thực trạng các yếu tố đảm bảo chất lượng công tác giáo
dục thể chất của trường Đại học Hải Phòng
3.1.1.1. Chương trình GDTC hiện hành của Trường ĐHHP
Từ năm 2010 đến nay, Trường ĐHHP thực hiện đào tạo theo tín
chỉ, chương trình GDTC được cấu trúc lại với 5 tín chỉ, với tổng khối
lượng là 130 tiết phân bố thành 5 học phần, 3 học phần bắt buộc, 2
học phần tự chọn, số môn thể thao tự chọn là 3 môn.
Trường ĐHHP thực hiện Quy định đánh giá kết quả học tập của
người học của Trường với các điểm thành phần: Điểm kiểm tra
thường xuyên chiếm 20%; điểm chuyên cần chiếm 10%; điểm thi kết
thúc học phần chiếm 70%. Điểm tổng hợp được tính theo điểm chữ
với các mức độ A, B, C, D, F.
3.1.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể
chất của Trường Đại học Hải Phòng
Kết quả điều tra thực trạng cơ sở vật chất của Trường ĐHHP cho
thấy: Chất lượng cơ sở vật chất ở mức trung bình chiếm đa số (có
17/25 loại cơ sở vật chất đạt chất lượng mức trung bình). Tổng diện
tích xây dựng các công trình thể thao của trường là 16.000 m2.
6
3.1.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ công tác giáo dục
thể chất của Trường Đại học Hải Phòng
Số lượng CBGV giảng dạy GDTC của trường ĐHHP tăng theo
từng giai đoạn. Hiện tại, về trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên đáp ứng
chuẩn giảng viên đại học là 81,4%. Tỷ lệ trung bình về số SV/giảng
viên của nhà trường là 450 SV/giảng viên. Về khối lượng lao động,
giai đoạn 2011-2014, trung bình mỗi giảng viên thực hiện 670 giờ
chiếm 159,5% định mức (định mức 420 giờ/năm). Đây cũng là một
hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDTC của nhà trường.
3.1.1.4. Thực trạng công tác quản lý và tổ chức các hoạt động
giáo dục thể chất của Trường Đại học Hải Phòng
Công tác quản lý: Hoạt động dạy học nội khóa do cán bộ giảng
viên của khoa TDTT đảm nhận, Ban chủ nhiệm khoa căn cứ định mức
lao động và khối lượng công việc kiêm nhiệm của cán bộ giảng viên,
phân công khối lượng lao động cho từng giảng viên, phối hợp với Phòng
Đào tạo xây dựng thời khóa biểu giảng dạy của tất cả giảng viên trên cơ
sở đăng ký của mỗi cá nhân.
Hoạt động giảng dạy môn GDTC: Hoạt động giảng dạy các học
phần GDTC do cán bộ giảng viên của khoa TDTT đảm nhận, giảng
viên căn cứ thời khóa biểu và vị trí lớp học (sân tập) lên lớp. Khoa
TDTT đảm nhận nhiệm vụ triển khai các hoạt động GDTC, phòng
Đào tạo phối hợp với ban chủ nhiệm khoa TDTT kiểm tra việc
thực hiện chương trình, Trung tâm GDTC phục vụ sân bãi, dụng
cụ tập luyện.
3.1.2. Thực trạng chất lượng công tác giáo dục thể chất của
trường Đại học Hải Phòng
3.1.2.1. Thực trạng nhận thức về mục đích, tác dụng, vai trò của
GDTC và thể thao trường học của sinh viên Trường ĐHHP
Để đánh giá nhận thức của SV về mục đích, vai trò, tác dụng
của GDTC, đề tài tiến hành phỏng vấn SV (phụ lục 1). Đối tượng
phỏng vấn là SV năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba đại diện
cho 3 khối: khối Công nghệ Kỹ thuật, khối Sư phạm, khối Kinh tế
với tổng số SV được phỏng vấn là 1900 SV. Kết quả phỏng vấn trình
bày trong bảng 3.4.
7
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn đánh giá nhận thức của SV về
mục đích, vai trò và tác dụng của GDTC (n= 1900)
Lựa chọn
Tổng hợp
Nội dung
Mức độ
n
%
n
%
Nhận thức đúng, đầy đủ 1120 58.95 1120 58.95
Mục đích
695
36.58
Nhận thức chưa đầy đủ
của GDTC
780
41.05
85
4.47
Nhận thức chưa đúng
Nhận thức đúng, đầy đủ 1165 61.32 1165 61.32
Tác dụng
655
34.47
Nhận thức chưa đầy đủ
của GDTC
735
38.68
80
4.21
Nhận thức chưa đúng
1030 54.21 1030 54.21
Quan trọng, cần thiết
238
12.53
Vai trò của Phân vân
GDTC
870
45.79
Không quan trọng,
632
33.26
không cần thiết
Nhận thức tích cực (đúng đắn) về mục đích, tác
dụng, vai trò của GDTC
58.16
TBC
Nhận thức tiêu cực (chưa đúng đắn) về mục đích,
tác dụng, vai trò của GDTC
41.84
Bảng 3.4 cho thấy: Tính chung cả ba nội dung đánh giá (mục
đích, tác dụng, vai trò của môn học GDTC) có 58,16% có nhận thức
tích cực, 41,84% có nhận thức tiêu cực.
* Đánh giá tính tích cực trong học tập môn GDTC của
sinh viên
Kết quả phỏng vấn đánh giá tính tích cực trong học tập môn
GDTC của SV được trình bày ở bảng 3.5 (trong luận án) cho thấy:
Phần lớn SV tham dự đủ số buổi học theo qui định (83,16%) nhưng
tính tích cực trong học tập không cao (39.21% SV tập luyện vì sự
ràng buộc, 29.42% SV không tập luyện hoặc né tránh tập luyện).
Nguyên nhân làm giảm hứng thú trong tập luyện có rất nhiều, qua kết
quả phỏng vấn cho thấy có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, nội
dung học không hấp dẫn, không phù hợp chiếm 28.95%. Thứ hai, SV
cho rằng GDTC là môn phụ, không quan trọng chiếm 35.53%.
8
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
3.1.2.2. Thực trạng hoạt động ngoại khoá và nhu cầu tập luyện
thể thao của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng
- Hoạt động ngoại khóa của SV: Để có các thông số về tình hình
hoạt động TDTT ngoại khóa của SV hiện nay trong các khối ngành
của trường ĐHHP, đề tài tiến hành phỏng vấn 1900 SV trong ba
khối; khối CNKT, khối Sư phạm, khối Kinh tế. Kết quả được trình
bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Thực trạng hoạt động ngoại khóa của SV Trƣờng
ĐHHP (n =1900)
K. CNKT
K. SP
K. Kinh tế
Tổng
n= 620
n= 630
n= 650
n= 1900
Nội dung
n
%
n
%
n
%
n
%
Thường xuyên
tập luyện ngoại 176 28.4 140 22.2 138 21.2 454 23.89
khóa
Không thường
xuyên tập luyện 259 41.8 315 50.0 300 46.2 874 46.00
ngoại khóa
Không tham gia
tập luyện ngoại 185 29.8 175 27.8 212 32.6 572 30.11
khóa
Tự tập luyện cá
172 27.7 183 29.0 186 28.6 541 40.74
nhân
Tự tập luyện
105 16.9 95 15.1 74
11.4 274 20.63
theo nhóm
Hoạt động trong
các đội tuyển 42 6.8 30 4.8
35
5.4 107 8.06
của trường
Tập luyện ở các
CLB
TDTT 60 9.7 71 11.3 54
8.3 185 13.93
trong trường
Tập luyện tại
các CLB TDTT 56 9.0 76 12.1 89
13.7 221 16.64
ngoài trường
Kết quả trình bày ở bảng 3.6 cho thấy, trên 1900 SV được hỏi,
có 454 SV trả lời “Luyện tập thường xuyên”, chiếm tỷ lệ 23,89%;
874 SV có ý kiến cho rằng “Tập luyện không thường xuyên”, chiếm
9
tỷ lệ 46,00%; còn lại 572 SV có ý kiến trả lời hoàn toàn không tập
luyện, chiếm tỷ lệ 30,11%. Trong số SV có tập luyện TDTT ngoại
khóa thường xuyên và không thường xuyên có 541 SV tự tập theo hình
thức cá nhân, chiếm 40,74%; 274 SV tự tập luyện theo nhóm chiếm
20,63%. Điều đó cho thấy việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa của
trường chưa thu hút được đông đảo SV tham gia.
- Nhu cầu tập luyện thể thao của SV Trường ĐHHP: Kết quả
phỏng vấn đánh giá nhu cầu và sở thích tập luyện thể thao của SV trình
bày trong bảng 3.7, bảng 3.8 (trong luận án) cho thấy có 61.84% SV sẵn
sàng tập luyện khi được tổ chức hướng dẫn, số SV còn phân vân chiếm
31.05%, số SV không tham gia tập luyện chiếm 7.11%. Các môn thể
thao được đông đảo SV yêu thích gồm: Bóng đá (22,53%), Cầu lông
(20,68%), Bóng chuyền (18,42), Bóng rổ (19,0%) và Đá cầu
(14,26%).
3.1.2.3. Thực trạng thể lực sinh viên Trường Đại học
Hải Phòng
Để có được số liệu tổng quát về thực trạng thể lực SV, chúng tôi
tiến hành đánh giá thể lực của SV năm thứ nhất và SV năm thứ hai
Trường ĐHHP. Luận án sử dụng 6 nội dung kiểm tra theo quyết định
số 53/2008/QĐ-BGDĐT- Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực
học sinh, sinh viên, thời điểm khảo sát là tháng 11 năm 2014.
- So sánh thể lực SV Trường ĐHHP với mức trung bình của
người Việt Nam theo công bố của Viện Khoa học TDTT
Để có cơ sở trong việc đánh giá thể lực SV, Đề tài tiến hành so
sánh thể lực SV Trường ĐHHP với mức trung bình của người Việt
Nam theo công bố kết quả điều tra “Thực trạng thể chất người Việt
Nam từ 6 - 20 tuổi” do Viện Khoa học TDTT chủ trì. Thể lực SV
năm thứ nhất so sánh với mức trung bình thể lực của người Việt Nam
lứa tuổi 19, thể lực SV năm thứ hai so với mức trung bình thể lực của
người Việt Nam lứa tuổi 20. Kết quả so sánh được trình bày trong
các bảng 3.20 đến bảng 3.23 trong luận án.
10
Qua so sánh thể lực của SV-N1 Trường ĐHHP với mức trung
bình của người VN lứa tuổi 19 cùng giới cho thấy: Nam SV có 5 chỉ
số thấp hơn mức trung bình của người VN, 01 chỉ số ngang bằng với
mức trung bình của người VN; Nữ SV có 3 chỉ số thấp hơn mức
trung bình của người VN, 3 chỉ số ngang bằng với mức trung bình
của người VN cùng lứa tuổi, cùng giới.
Kết quả so sánh thể lực của SV-N2 Trường ĐHHP với mức
trung bình của người VN lứa tuổi 20 cho thấy: Tất cả các nội dung
kiểm tra của nam SV-N2 Trường ĐHHP đều thấp hơn mức trung
bình của nam người VN lứa tuổi 20; Nữ SV có 3 chỉ số thấp hơn
mức trung bình của người VN, 3 chỉ số ngang bằng với mức trung
bình của người VN cùng lứa tuổi, cùng giới.
- Kết quả xếp loại thể lực sinh viên Trường ĐHHP theo Tiêu
chuẩn đánh giá thể lực sinh viên của Bộ GD&ĐT
Đề tài tiến hành xếp loại thể lực SV Trường ĐHHP theo
TCĐGTL do Bộ GD&ĐT quy định. Bốn nội dung được đánh giá bao
gồm: Bật xa tại chỗ, Chạy tùy sức 5 phút, Nằm ngửa gập bụng và
Chạy thoi 4 x10m. Kết quả cụ thể được trình bày trên bảng 3.24.
Bảng 3.24. Xếp loại thể lực sinh viên Trƣờng ĐHHP theo
Tiêu chuẩn đánh giá thể lực sinh viên của Bộ GD&ĐT
Đối
tƣợng
SV
năm
thứ
nhất
SV
năm
thứ
hai
Giới
Tốt
n
Đạt
Không đạt
Nam
520
n
71
%
13.65
n
314
%
60.38
n
135
%
25.96
Nữ
600
56
9.33
341
56.83
203
33.83
Tổng 1120
127
11.34
655
58.48
338
30.18
Nam
500
54
10.80
310
62.00
136
27.20
Nữ
550
44
8.00
301
54.73
205
37.27
Tổng 1050
98
9.33
611
58.19
341
32.48
Kết quả bảng 3.24 cho thấy: Đối với SV năm thứ nhất, tỷ lệ xếp
loại thể lực loại tốt và loại đạt ở nam SV cao hơn nữ SV, tỷ lệ không
11
đạt ở nữ SV cao hơn nam SV. Trung bình có 11,34% SV-N1 xếp loại
thể lực tốt; 58,48% xếp loại đạt và có 30,18% xếp loại không đạt.
Tương tự, đối với SV năm thứ hai, tỷ lệ thể lực loại tốt và loại
đạt của nam SV cao hơn nữ SV, tỷ lệ không đạt ở nữ SV cao hơn
nam SV (nam 27,20%, nữ 37,27%). Trung bình có 9,33% SV-N2 xếp
loại thể lực tốt; 58,19% xếp loại đạt và có 32,48% xếp loại không đạt.
3.1.2.4. Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên
trường Đại học Hải Phòng
Kết quả khảo sát điểm tổng hợp 5 học phần GDTC sau lần thi thứ
nhất của của 2470 SV thuộc 3 khóa (K13, K14, K15) trong hai năm học
cho thấy: Tỷ lệ SV đạt điểm A chiếm 3.3%, điểm B chiếm 4.0%, điểm C
chiếm 21.0%, điểm D chiếm 44.5%, điểm F (không đạt) chiếm 27.2%.
Như vậy, lượng SV đạt điểm D chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là lượng SV
không đạt (điểm F), tỷ lệ đạt điểm A và điểm B rất thấp.
3.1.3. Bàn luận về thực trạng công tác GDTC của
trường ĐHHP
- Bàn luận về chương trình GDTC hiện hành của Trường ĐHHP:
Chương trình GDTC của Trường ĐHHP hiện đang thực hiện có
số học phần tự chọn ít hơn học phần bắt buộc, số môn thể thao trong
chương trình tự chọn chỉ có 3 môn là Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng
rổ. Với lượng lớn SV là nữ, nhiều môn thể thao chưa thật sự phù hợp
với sở thích của các em trong khi số lượng môn thể thao tự chọn chỉ
có 3 môn, SV phải chọn 2 trong 3 môn để học ở 2 học kỳ, như vậy sự lựa
chọn rất hạn hẹp. Một vấn đề nữa còn tồn tại là: thực tế Trường ĐHHP chỉ
có một chương trình GDTC duy nhất cho mọi đối tượng, trong khi đó Bộ
GD&ĐT chỉ đạo các trường phải xây dựng chương trình cho mọi đối
tượng, dựa trên sự phân loại sức khỏe, trình độ thể thao... Như vậy,
chương trình GDTC của Trường ĐHHP hiện tại chưa phù hợp với thực tế,
chưa đảm bảo tính khoa học.
- Bàn luận về nhận thức của sinh viên Trường ĐHHP về vai trò,
tác dụng của GDTC và tính tích cực trong học tập môn GDTC: Kết
quả phỏng vấn đánh giá nhận thức của SV về vai trò, tác dụng của
12
GDTC được trình bày trong bảng 3.4 cho thấy: Trung bình chung có
58,16% có nhận thức đúng đắn, 41,84% có nhận thức chưa đầy đủ và
nhận thức không đúng về mục đích, tác dụng, vai trò, vị trí của môn
học GDTC. So sánh với kết quả nghiên cứu của các công trình khác
cho thấy: Nhận thức đúng đắn của SV Trường ĐHHP về vai trò, tác
dụng của môn học GDTC cao hơn SV các trường cao đẳng thành phố
Nam Định theo công bố của Lê Hồng Cường (58,16% so với 56.6%),
nhưng thấp hơn SV các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh theo
công bố của Nguyễn Đức Thành (58,16% so với 89.92%). Nhận thức
chưa đúng đắn về vai trò, tác dụng của GDTC sẽ ảnh hưởng đến tính
tích cực trong học tập.
- Bàn luận về thực trạng hoạt động TDTT ngoại khoá của SV
Trường ĐHHP: Số SV tham gia tập luyện ngoại khóa (mức độ
thường xuyên và không thường xuyên) của Trường ĐHHP thấp hơn
so với SV Đại học Huế theo công bố của Nguyễn Gắng (69,89% so
với 71,25%); Số SV tập luyện ngoại khóa thường xuyên của Trường
ĐHHP thấp hơn SV các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh
theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành (23,89% so với 30,81%).
Điều đó cho thấy việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa của trường chưa
thu hút được đông đảo SV tham gia, phong trào tập luyện TDTT ngoại
khóa của SV Trường ĐHHP rất thấp, SV tập luyện chủ yếu là không có
hướng dẫn.
- Bàn luận về thực trạng thể lực sinh viên Trường ĐHHP:
Qua bảng 3.24 cho thấy về thể lực SV năm thứ nhất: tỷ lệ không
đạt của nam SV-N1 Trường ĐHHP là 25,96%; Nữ SV-N1 là 33,83%.
Đối với SV-N2, tỷ lệ không đạt của nam SV-N2 là 27,2%; nữ SV-N2 là
37,27%. Kết quả trên có thể lý giải với 2 lý do; thứ nhất, về nội chương
trình GDTC của trường ĐHHP chỉ chú trọng rèn thể lực trong học kỳ 1
với nội dung chạy bền, các học phần sau đó học thể dục, chạy ngắn...
không chú trọng rèn luyện thể lực; thứ hai là do tinh thần tự học, tự tập
luyện của SV chưa cao, đặc biệt là nữ SV ít tham gia các hoạt động thể
13
thao ngoại khóa nên thể lực chung giảm sút rõ rệt, đặc biệt là khả năng
sức bền được thể hiện qua kết quả chạy tùy sức 5 phút.
- Bàn luận về kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh
viên Trường ĐHHP: Kết quả học tập các học phần GDTC của SV
chưa cao, điều này có thể do các nguyên nhân: tính tích cực của SV, sự
phù hợp về nội dung chương trình, yêu cầu trong công tác kiểm tra
đánh giá... Kết quả khảo sát trên phần nào cũng phản ánh tính tích cực
trong học tập của SV, do chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò tác
dụng của môn học GDTC, chưa tích cực trong học tập nên kết quả học
tập chưa cao.
3.2. Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác
giáo dục thể chất cho sinh viên Trƣờng Đại học Hải Phòng
3.2.1. Xác định các nguyên tắc và căn cứ lựa chọn giải pháp
nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV Trường ĐHHP: Được
trình bày cụ thể trong luận án.
3.2.2. Lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng công tác
giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Hải Phòng
3.2.2.1. Xác định và lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng
công tác GDTC cho sinh viên Trường ĐHHP
Trên cơ sở các nguyên tắc và căn cứ lựa chọn giải pháp, đề tài
đã xác định sơ bộ được 7 giải pháp nâng cao chất lượng công tác
GDTC cho SV Trường ĐHHP. Các giải pháp bao gồm:
1) Nâng cao nhận thức của sinh viên về mục đích, tác dụng, vai
trò của GDTC và thể thao trường học; 2) Tăng cường cơ sở vật chất
và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC; 3) Cải
tiến nội dung chương trình GDTC, đổi mới phương pháp đánh giá kết
quả học tập của người học; 4) Tổ chức các hoạt động thể thao ngoại
khóa cho SV; 5) Thành lập các CLB TDTT, tổ chức các giải thi đấu
thể thao cho sinh viên; 6) Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ
chuyên môn cho đội ngũ giảng viên; 7) Tăng cường đội ngũ giảng
14
viên giảng dạy GDTC, có chế độ chính sách thoả đáng đối với cán
bộ, giảng viên giảng dạy GDTC;
Sau khi xác định được 7 giải pháp, để tiếp thu kinh nghiệm
và sự đóng góp của cán bộ giảng viên, đề tài tiến hành tổ chức
hội thảo phân tích tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của
các giải pháp.
Kết quả hội thảo và phỏng vấn: Trong số 7 giải pháp của đề tài
đề xuất, ngoài giải pháp 7 tăng cường đội ngũ giảng viên giảng dạy
GDTC, có chế độ chính sách thoả đáng đối với cán bộ, giảng viên
TDTT. Do tính khả thi thấp nên không được sự đồng thuận cao của
các thành viên trong hội thảo. Còn 6 giải pháp đều đạt tỷ lệ tán đồng
từ 83.33% đến 100%.
Để đảm bảo tính khách quan và đầy đủ cơ sở khoa học cho
việc lựa chọn giải pháp, đề tài tiến hành phỏng vấn cán bộ quản
lý giàu kinh nghiệm, giảng viên giảng dạy GDTC và SV năm
thứ hai nhằm lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng công tác
GDTC cho SV Trường ĐHHP. Kết quả phỏng vấn được trình
bày trong bảng 3.26.
Qua bảng 3.26 cho thấy: có 6 giải pháp (giải pháp 1 đến giải
pháp 6) được CBGV và SV lựa chọn trên 80%, riêng giải pháp 7
CBGV có ý kiến lựa chọn 52.0%, còn SV có ý kiến lựa chọn 50.96%.
Như vậy, ý kiến lựa chọn 6 giải pháp (từ giải pháp 1 đến giải pháp 6)
của CBGV và SV là rất đồng thuận; riêng giải pháp 7 cả hai đối
tượng đều không nhất trí cao.
Căn cứ kết quả hội thảo và phỏng vấn CBGV, SV đề tài lựa
chọn ra 6 giải pháp có ý kiến lựa chọn đạt trên 80% đưa vào kiểm
chứng trong thực tiễn công tác GDTC tại Trường ĐHHP, các giải
pháp được lựa chọn là:
- Nâng cao nhận thức của SV về mục đích, tác dụng, vai trò của
GDTC và thể thao trường học;
Bảng 3.26. Kết quả phỏng vấn CBGV và SV lựa chọn các
giải pháp
Lựa chọn của
CBGV
n = 35
Tổng
Tỷ lệ
điểm
%
Lựa chọn của
sinh viên
n = 500
Tổng
Tỷ lệ
điểm
%
TT
Tên giải pháp
1
Nâng cao nhận thức của SV
về mục đích, tác dụng, vai
trò của GDTC và thể thao
trường học.
151
86.29
2152
86.08
2
Tăng cường cơ sở vật chất
và khai thác hiệu quả cơ sở
vật chất phục vụ công tác
GDTC.
153
87.43
2184
87.36
3
Cải tiến nội dung chương
trình GDTC, đổi mới
phương pháp đánh giá kết
quả học tập của người học.
149
85.14
2174
86.96
4
Tổ chức các hoạt động thể
thao ngoại khóa cho SV.
151
86.29
2208
88.32
5
Thành lập các CLB TDTT,
tổ chức các giải thi đấu thể
thao cho SV.
157
89.71
2260
90.40
6
Bồi dưỡng kiến thức, nâng
cao trình độ chuyên môn
cho đội ngũ giảng viên.
145
82.86
2030
81.20
7
Tăng cường đội ngũ giảng
viên giảng dạy GDTC, có
chế độ chính sách thoả đáng
đối với cán bộ, giảng viên
TDTT.
91
52.00
1274
50.96
15
- Tăng cường cơ sở vật chất và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất
phục vụ công tác GDTC;
- Cải tiến nội dung chương trình GDTC, đổi mới phương pháp
đánh giá kết quả học tập của người học.
- Tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho SV;
- Thành lập các CLB TDTT, tổ chức các giải đấu thể thao
cho SV.
- Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội
ngũ giảng viên.
3.2.2.2. Xây dựng nội dung các giải pháp
Nội dung các giải pháp được trình bày từ trang 101 đến trang
105 trong luận án.
3.2.2.3. Xây dựng và lựa chọn tiêu chí đánh giá kết quả thực
hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV
Trường ĐHHP
Qua kết quả hội thảo và phỏng vấn CBGV, đề tài đã xác định
được 21 tiêu chí đánh giá, trong đó 17 tiêu chí đánh giá kết quả thực
hiện từng giải pháp và 4 tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng các giải
pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV Trường ĐHHP.
Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện từng giải pháp được trình bày
trong bảng 3.29. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng các giải
pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV Trường ĐHHP
bao gồm:
- Nhận thức của SV về, mục đích, tác dụng, vai trò của GDTC
và thể thao trường học.
- Tính tích cực trong học tập môn GDTC của SV.
- Mức độ phát triển thể lực của SV.
- Kết quả học tập môn GDTC của SV.
Bảng 3.29 Tổng hợp các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện
các giải pháp
Giải
pháp
Giải
pháp 1
Giải
pháp 2
Giải
pháp 3
Giải
pháp 4
Giải
pháp 5
Giải
pháp 6
Tiêu chí
- Số buổi nói chuyện về mục đích, tác dụng của
GDTC và việc tập luyện TDTT.
- Số lần tổ chức cuộc thi tìm hiểu về lịch sử thể
thao, sự kiện, ngôi sao thể thao.
- Số bản tin thể thao phát trên chương trình
phát thanh học đường.
- Số lượng dụng cụ phục vụ giảng dạy, tập
luyện và thi đấu thể thao.
- Kinh phí mua sắm thiết bị dụng cụ TDTT.
- Chương trình GDTC cho các đối tượng;
- Số học phần GDTC tự chọn.
- Môn thể thao trong chương trình GDTC tự
chọn.
- Số nhóm tập luyện TDTT ngoại khóa có tổ
chức.
- Số buổi tập TDTT ngoại khóa có người hướng
dẫn.
- Số SV của NTN tham gia tập luyện ngoại
khóa thường xuyên.
- Số lượng các CLB TDTT.
- Số lượng CBGV tham gia quản lý, cố vấn, hỗ
trợ cho các CLB và hoạt động ngoại khóa của
SV.
- Số lượng các giải đấu trong năm.
- Số lần tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn cho giảng viên.
- Số lượng CBGV được cử đi tham gia học tập
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên.
- Số CBGV đi học tập nâng cao trình độ.
Thực
trạng
Chỉ
tiêu
1
3
0
1
5
10
Bảng
3.2
35
triệu/năm
1
2
Tăng
20%
Tăng
30%
3
3
3
5
0
3
0
15
2
Tăng
50%
6
2
7
5
10
1
3
5
10
1
2
47
16
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao
chất lƣợng công tác giáo dục thể chất cho SV Trƣờng ĐHHP
3.3.1. Tổ chức triển khai thực nghiệm ứng dụng các giải
pháp: Được trình bày cụ thể trong luận án.
3.3.2. Kết quả triển khai các giải pháp trong thực tiễn
Sau hai học kỳ đề tài đã triển khai đồng bộ 6 giải pháp, cuối học
kỳ 2 (tháng 5/2016) đề tài đã tiến hành kiểm tra kết quả triển khai các
giải pháp. Kết quả kiểm chứng các giải pháp theo các tiêu chí và chỉ
tiêu đã lựa chọn cho từng giải pháp trình bày trong các bảng 3.30 đến
bảng 3.35 cho thấy: Kết quả thực hiện các giải pháp thông qua các tiêu
chí đánh giá đều đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra.
3.3.3. Hiệu quả ứng dụng các giải pháp đối với việc nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên Trường ĐHHP
3.3.3.1. Kết quả ứng dụng các giải pháp đối với việc nâng cao
nhận thức của SV về mục đích, tác dụng, vai trò của GDTC và thể thao
trường học
- Kết quả so sánh nhận thức của SV NTN và NĐC trước thực nghiệm
Kết quả phỏng vấn SV trước thực nghiệm được trình bày trong
bảng 3.36 và bảng 3.37 (trong luận án) cho thấy tỷ lệ sinh viên NTN
và NĐC khối ngành CNKT và khối ngành sư phạm có nhận thức ở các
mức độ đều có χ2tính < χ2bảng = 5,99 sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê ở ngưỡng xác suất p> 0,05 (đtd =2). Điều đó có nghĩa là nhận thức về
mục đích, tác dụng và vai trò của GDTC của NTN và NĐC trước thực
nghiệm không có sự khác biệt.
- Kết quả so sánh nhận thức của sinh viên NTN và NĐC sau
thực nghiệm
Kết quả sau thực nghiệm trong bảng 3.38 và 3.39 cho thấy mức độ
nhận thức đúng, đầy đủ của NTN khối ngành CNKT và khối ngành sư
phạm cao hơn NĐC. Ngược lại, mức độ nhận thức chưa đầy đủ và nhận
thức chưa đúng của NTN thấp hơn NĐC, ở cả ba nội dung đánh giá đều
có χ2 tính> χ2 bảng = 9,21 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác
suất p<0,01.
Bảng 3.38. So sánh kết quả phỏng vấn đánh giá nhận thức của
nam NĐC và NTN K.CNKT và K.SP sau thực nghiệm
Đối
tƣợng
Tiêu chí
Mục đích của GDTC
Nhận thức đúng, đầy đủ
Nhận thức chưa đầy đủ
Nhận thức chưa đúng
Nam Tác dụng của GDTC
SV
Nhận thức đúng, đầy đủ
khối
Nhận thức chưa đầy đủ
CNKT
Nhận thức chưa đúng
Vai trò của GDTC
Quan trọng, cần thiết
Phân vân
Không quan trọng,
không cần thiết
Mục đích của GDTC
Nhận thức đúng, đầy đủ
Nhận thức chưa đầy đủ
Nhận thức chưa đúng
Nam Tác dụng của GDTC
SV Nhận thức đúng, đầy đủ
khối
Nhận thức chưa đầy đủ
Sƣ
phạm Nhận thức chưa đúng
Vai trò của GDTC
Quan trọng, cần thiết
Phân vân
Không quan trọng,
không cần thiết
Nam NTN
(n = 45)
n
%
41 91.11
4
8.89
0
0.00
n
%
42 93.33
3
6.67
0
0.00
n
%
39 86.67
4
8.89
Nam NĐC
(n = 50)
n
%
31 62.00
17 34.00
2
4.00
n
%
32 64.00
17 34.00
1
2.00
n
%
29 58.00
8
16.00
2
13
4.44
p
11.20 <0.01
11.92 <0.01
10.64 <0.01
26.00
Nam NTN
(n = 40)
n
%
37 92.50
3
7.50
0
0.00
n
%
38 95.00
2
5.00
0
0.00
n
%
36 90.00
3
7.50
Nam NĐC
(n = 40)
n
%
25 62.50
14 35.00
1
2.50
n
%
27 67.50
12 30.00
1
2.50
n
%
24 60.00
6
15.00
1
10
2.50
χ2
25.00
χ2
p
10.44 <0.01
10.00 <0.01
10.76 <0.01
Bảng 3.39. So sánh kết quả phỏng vấn đánh giá nhận thức của nữ
NĐC và NTN K.CNKT và K.SP sau thực nghiệm
Đối
Nữ NTN
Nữ NĐC
Tiêu chí
χ2
p
(n = 40)
(n = 50)
tƣợng
Mục đích của GDTC
n
%
n
%
Nhận thức đúng, đầy đủ
36 90.00 29 58.00
11.57 <0.01
Nhận thức chưa đầy đủ
4 10.00 19 38.00
Nhận thức chưa đúng
0
0.00
2
4.00
n
%
n
%
Nữ SV Tác dụng của GDTC
37 92.50 32 64.00
khối Nhận thức đúng, đầy đủ
10.18 <0.01
CNKT Nhận thức chưa đầy đủ
3
7.50 17 34.00
Nhận thức chưa đúng
0
0.00
1
2.00
Vai trò của GDTC
n
%
n
%
Quan trọng, cần thiết
35 87.50 30 60.00
Phân vân
4 10.00 6 12.00 11.08 <0.01
Không quan trọng, không
1
2.50 14 28.00
cần thiết
Nữ NTN
Nữ NĐC
χ2
p
(n = 50)
(n = 50)
Mục đích của GDTC
n
%
n
%
Nhận thức đúng, đầy đủ
44 88.00 30 60.00
10.65 <0.01
Nhận thức chưa đầy đủ
6 12.00 18 36.00
Nhận thức chưa đúng
0
0.00
2
4.00
Tác
dụng
của
GDTC
n
%
n
%
Nữ SV
46 92.00 33 66.00
khối Nhận thức đúng, đầy đủ
10.34 <0.01
Sƣ
Nhận thức chưa đầy đủ
4
8.00 16 32.00
phạm Nhận thức chưa đúng
0
0.00
1
2.00
Vai trò của GDTC
n
%
n
%
Quan trọng, cần thiết
43 86.00 29 58.00
Phân vân
5 10.00 8 16.00 11.48 <0.01
Không quan trọng, không
2
4.00 13 26.00
cần thiết
17
3.3.3.2. Kết quả ứng dụng các giải pháp đối với việc nâng cao
tính tích cực trong học tập môn GDTC của SV
Để có cơ sở trong việc đánh giá tính tích cực trong học tập môn
học GDTC của SV, đề tài tiến hành phỏng vấn SV NTN và NĐC
trước và sau thực nghiệm (phụ lục 1). Kết quả phản hồi của SV được
trình bày trong bảng 3.40 và 3.41.
Bảng 3.40. So sánh kết quả phản hồi của SV NTN và NĐC về tính
tích cực trong học tập môn GDTC trƣớc thực nghiệm
Đối
tƣợng
Tiêu chí
Tích cực tập luyện
Chưa tích cực, bắt buộc
phải tập luyện
Không tích cực, né
tránh tập luyện
SV khối
CNKT
Tích cực tập luyện
Chưa tích cực, bắt buộc
phải tập luyện
Không tích cực, né
tránh tập luyện
SV khối
Sƣ
phạm
Tích cực tập luyện
Chưa tích cực, bắt buộc
phải tập luyện
Không tích cực, né
tránh tập luyện
Tích cực tập luyện
Chưa tích cực, bắt buộc
phải tập luyện
Không tích cực, né
tránh tập luyện
Nam NTN
(n= 45)
17 37.78
Nam NĐC
(n= 50)
19 38.00
17
37.78
20
40.00
11
24.44
11
22.00
Nữ NTN
(n= 40)
14 35.00
Nữ NĐC
(n= 50)
19 38.00
17
42.50
21
42.00
9
22.50
10
20.00
Nam NTN
(n= 40)
16 40.00
Nam NĐC
(n= 40)
17 42.50
17
42.50
16
40.00
7
17.50
7
17.50
Nữ NTN
(n= 50)
21 42.00
Nữ NĐC
(n= 50)
21 42.00
21
42.00
22
44.00
8
16.00
7
14.00
χ2
p
0.09 >0.05
0.12 >0.05
χ2
p
0.06 >0.05
0.09
>0.05
Bảng 3.41. So sánh kết quả phản hồi của SV NTN và NĐC về tính
tích cực trong học tập môn GDTC sau thực nghiệm
Đối
tƣợng
Tiêu chí
Tích cực tập luyện
Chưa tích cực, bắt buộc
phải tập luyện
Không tích cực, né tránh
tập luyện
SV khối
CNKT
Tích cực tập luyện
Chưa tích cực, bắt buộc
phải tập luyện
Không tích cực, né tránh
tập luyện
Tích cực tập luyện
Chưa tích cực, bắt buộc
phải tập luyện
Không tích cực, né tránh
tập luyện
SV khối
Sƣ phạm
Tích cực tập luyện
Chưa tích cực, bắt buộc
phải tập luyện
Không tích cực, né tránh
tập luyện
Nam NTN
(n= 45)
35 77.78
Nam NĐC
(n= 50)
22 44.00
5
11.11
19
38.00
5
11.11
9
18.00
Nữ NTN
(n= 40)
33 82.50
Nữ NĐC
(n= 50)
23 46.00
5
12.50
18
36.00
2
5.00
9
18.00
Nam NTN
(n= 40)
33 82.50
Nam NĐC
(n= 40)
19 47.50
6
15.00
15
37.50
1
2.50
6
15.00
χ2
p
12.04 <0.01
12.63 <0.01
χ2
p
11.20 <0.01
Nữ NTN
(n= 50)
40 80.00
Nữ NĐC
(n= 50)
24 48.00
8
16.00
20
40.00 11.14 <0.01
2
4.00
6
12.00
18
Kết quả trước TN trong bảng 3.40 cho thấy: Tính tích cực trong
học tập môn học GDTC của SV NTN và NĐC trước thực nghiệm
không có sự khác biệt ( χ2tính < χ2bảng = 5,99 sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p> 0,05).
Kết quả sau TN trong bảng 3.41 cho thấy: Phản hồi về tính tích
cực trong học tập môn học GDTC của SV NTN khối ngành CNKT
và khối ngành sư phạm cao hơn NĐC. Ở cả nam và nữ đều có χ2 tính>
χ2bảng = 9,21 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0,01.
3.3.3.3. Kết quả ứng dụng các giải pháp đối với việc nâng cao
thể lực sinh viên
a. So sánh thể lực của sinh viên NTN và NĐC trước thực nghiệm:
Kết quả so sánh tại các bảng 3.42 và 3.43 cho thấy: Các chỉ số
thể lực giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả 2 khối đều không
có sự khác biệt (cả nam và nữ SV hai khối CNKT và sư phạm đều có
ttính < tbảng, p >0,05).
b. Đánh giá sự phát triển thể lực của SV NTN và NĐC sau thực nghiệm
Kết quả so sánh thể lực sau TN giữa NTN và nam NĐC trình
bày trong bảng 3.46 và bảng 3.47 cho thấy: sau thực nghiệm, cả 6 chỉ
tiêu thể lực của các NTN đều vượt trội hơn NĐC, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê, có ttính > tbảng với p<0,05 đến p<0,001. Như vậy, sau
thực nghiệm SV NTN đã có sự phát triển thể lực vượt trội hơn NĐC.
Điều này cho thấy, cùng học tập một học phần GDTC nhưng những
SV được học tập theo chương trình thực nghiệm các giải pháp đã
mang lại hiệu quả phát triển thể lực rõ rệt hơn so với SV không được
ứng dụng các giải pháp mà đề tài đã lựa chọn.
- Kết quả xếp loại thể lực sinh viên NTN và NĐC theo Tiêu
chuẩn đánh giá thể lực sinh viên của Bộ GD&ĐT
Để làm rõ hơn hiệu quả ứng dụng các giải pháp đối với việc
nâng cao thể lực SV, đề tài tiến hành lấy kết quả kiểm tra thể lực sau
thực nghiệm của NTN và NĐC xếp loại thể lực SV theo TCĐGTL
học sinh, sinh viên của Bộ GD&ĐT. Kết quả được trình bày trong
bảng 3.56.