Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG HIỆN NAY TẠI VMS MOBIFONE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.55 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG HIỆN
NAY TẠI VMS MOBIFONE.
2.1 Tổng quan về Công ty thông tin di động VMS-MobiFone
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty thông tin di động:
Công ty thông tin di động được thành lập ngày 16 tháng 4 năm 1993 theo quyết
định số 321/QĐ-TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và truyền
thông), là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Bưu
chính-Viễn thông Việt Nam. Tên giao dịch Quốc tế của Công ty là Viet Nam Mobile
Telecom Services Company (VMS), có tên dịch vụ mạng là MobiFone, gọi tắt là :
VMS-MobiFone. Công ty thông tin di động có nhiệm vụ : xây dựng phát triển mạng
lưới, quản lý, khai thác và kinh doanh dịch vụ thông tin di động và phục vụ các nhiệm
vụ chính trị của Tổng Công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam và Chính phủ giao.
Công ty thông tin di động VMS có trụ sở chính tại Hà Nội. Các Trung tâm
thông tin di động khu vực đặt tại Hà Nội,Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Cần Thơ; Hải Phòng.
Do địa bàn hoạt động kinh doanh và phục vụ trên toàn quốc nên hầu hết các tỉnh, thành
phố đều có các văn phòng giao dịch hoặc đại lý của Công ty.
Mạng thông tin di động của VMS-MobiFone được xây dựng dựa trên công nghệ
tiêu chuẩn GSM (Global System for Mobile phone), đây là công nghệ tiên tiến sử dụng
kỹ thuật số (Digital) tiêu chuẩn của Châu Âu đã được hơn 600 nhà khai thác tại hơn 170
quốc gia trên thế giới lựa chọn sử dụng. Với những tính năng ưu việt, công nghệ GSM
có tính bảo mật cao, an toàn và cho phép người sử dụng điện thoại di động thiết lập một
kênh liên lạc liên tục ở mọi lúc mọi nơi.
Ngoài tính năng liên lạc, thông tin di động kỹ thuật số GSM còn cho phép cung
cấp nhiều dịch vụ gia tăng giá trị như: nhắn tin ngắn, hộp thư thoại, gửi và nhận fax,
truyền dữ liệu khi kết nối với máy fax hoặc máy tính, truy cập Internet từ mạng điện
thoại di động mà không cần máy tính, chuyển vùng quốc tế, chuyển vùng trong nước,
dịch vụ trả tiền trước .
Sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, Công ty Thông Tin Di Động VMS-
MobiFone đã có những bước phát triển toàn diện không ngừng: tính đến nay VMS đã
phủ sóng 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn 60 tổng đài MSC & BSC, hơn
12.000 trạm thu phát sóng, có mối quan hệ hợp tác với trên 200 đối tác quốc tế. Mạng


lưới phân phối rộng khắp cả nước. Tổng số nhân lực của Công ty hiện nay gần 5.000
người với số thuê bao trên mạng là hơn ba mươi lăm triệu thuê bao chiếm 30% thị phần
thông tin di động tại Việt Nam.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như thoả mãn nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng, ngoài việc đầu tư nâng cấp mở rộng mạng lưới, tăng dung lượng tổng
đài, VMS-MobiFone còn chú trọng đa dạng hoá dịch vụ cộng thêm với chất lượng cao.
SMS, GPRS, các dịch vụ nội dung …
Hiện nay VMS có một mạng lưới thông tin di động hiện đại, cơ sở vật chất, hạ
tầng rất tốt và đội ngũ nhân lực trẻ, có trình độ cao, 85% có trình độ đại học và trên
đại học. Với xu hướng phát triển như hiện nay, VMS-MobiFone vẫn là một trong những
đơn vị dẫn đầu và chiếm giữ thị phần lớn trên thị trường thông tin di động tại Việt Nam.
2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh.
Trong các năm qua VMS-MobiFone đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính
trị được giao với những kết quả sản xuất kinh doanh đáng khích lệ như sau:
Bảng 2-1 : Tình hình phát triển thuê bao và doanh thu giai đoạn 2005-2009
Chỉ tiêu
SXKD
ĐV
2005 2006 2007 2008 2009
Tổng/
Trung
bình
TB thực
phát triển
Mức tăng
trưởng
TB
%
690.100
140

1.850.500
168
6.568.200
255
11.800.000
95
9.100.000
-29
34.941.800
124
Doanh thu
Mức tăng
trưởng
Tỷ
%
7.050
34
9.800
39
13.450
37
17.600
31
27.900
59
10.672
40
[Nguồn: báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của VMS các năm]
Hình 2.1: Đồ thị biểu diễn tổng số thuê bao thực phát triển giai đoạn 2005-2009


[Nguồn: báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của VMS các năm]
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tổng doanh thu giai đoạn 2005-2009

[Nguồn: báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của VMS các năm]
Những kết quả nêu trên cho thấy VMS-MobiFone đã không ngừng lớn mạnh và
phát triển bền vững trong 5 năm qua. Tốc độ tăng trưởng trung bình về thuê bao thực
phát triển là 124%/năm, về doanh thu là 40%/năm.
Xem xét về tình hình phát triển thuê bao ta thấy tình hình phát triển thuê bao từ
năm 2007 đến năm 2009 rất thuận lợi (đặc biệt năm 2008 đã đạt được số lượng thuê
bao thực phát triển rất cao - trên 11triệu thuê bao, gấp nhiều lần so với các năm trước và
năm 2009 mặc dù tốc độ thuê bao thực phát triển thấp hơn năm 2008 nhưng vẫn đạt
được số luợng thuê bao thực phát triển trên 9 triệu thuê bao) đó là nhờ: VMS phát triển
nhiều loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng, và hơn nữa VMS thực hiện rất hiệu
quả chương trình khuyến mãi nhằm thu hút nhiều phân khúc khác nhau. Kênh phân
phối được mở rộng thông qua việc nâng cấp và chuẩn hóa các cửa hàng VMS-
MobiFone; ưu tiên và đa dạng hóa các hình thức đại lý; thực hiện ở đâu có sóng ở đó có
điểm bán hàng đạt tiêu chuẩn VMS-MobiFone; đầu tư phát triển lực lượng bán hàng
trực tiếp,…
Về tình hình phát triển doanh thu ta nhận thấy: năm 2009 doanh thu tăng rất
nhanh đó chính là do: tình hình kinh tế trong năm 2009 đã dần đi vào ổn định và tiếp
tục phát triển, người dân có thu nhập cao hơn, hệ thống dịch vụ VMS-MobiFone phát
triển nhanh và nhờ thực hiện chính sách khuyến mãi nên thu hút nhiều lượng thuê bao
di động, tăng thời gian đàm thoại cao hơn trước.
2.1.3 Môi trường hoạt động của Công ty
2.1.3.1 Môi trường vĩ mô.
Môi trường kinh tế.
Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất
trên thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với sự đa dang về
loại hình doanh nghiệp được coi là đặc điểm nổi bật của sự phát triển kinh tế Việt Nam

trong thập kỷ gần đây.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiến bộ trong cải thiện
môi trường kinh doanh. Việt Nam tăng cường bảo vệ nhà đầu tư thông qua việc ban
hành Luật Doanh nghiệp mới và Luật chứng khoán, trong đó quy định những hoạt động
chính của Công ty phải có sự tham gia của nhà đầu tư, và nâng cao yêu cầu công khai
thông tin Công ty, đặc biệt thông tin về giao dịch của các bên liên quan.
Về dịch vụ hạ tầng, báo cáo của WB và IFC năm 2006 cho thấy trong những
năm qua Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc trong phát triển hạ tầng cơ sở- đầu tư
khoảng 9% GDP vào phát triển hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên giá dịch vụ cung cấp điện và
điện thoại cũng như hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi khu vực doanh
nghiệp.
Môi trường chính trị-pháp luật
Việt Nam có môi trường chính trị ổn định trong suốt giai đoạn phát triển vừa qua
do đặc thù chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo, với đường lối phát triển kinh tế, xã hội
được đề ra phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của đại đa số người dân.
Sự ra đời của Bộ bưu chính Viễn thông vào năm 2002 là một cải cách thể chế
quan trọng và to lớn đối với sự phát triển của Ngành và sau đó, vào năm 2005, hoạt
động bưu chính được tách riêng ra khỏi khu vực viễn thông. Theo tiến trình cải cách đó
rất nhiều văn bản pháp luật ra đời kể từ đó để quy định và điều chỉnh hoạt động trong
lĩnh vực này.
Môi trường Văn hoá-xã hội
Việt Nam là quốc gia đa dạng về bản sắc văn hoá, có nhiều dân tộc khác nhau
cùng sinh sống với tổng số dân ước tính hiện có là khoảng 86 triệu người với đa số
sống tại khu vực nông thôn (khoảng trên 70%). Điều này tạo ra sự đa dạng về cầu tiêu
dùng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế nói chung và của dịch vụ viễn thông nói
riêng.
Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ hiện nay được đánh giá là đang rất thuận lợi cho sự phát
triển của ngành viễn thông Việt Nam.
Có những công nghệ mới có khả năng đem lại những dịch vụ viễn thông với chi

phí thấp hơn, chất lượng cao hơn so với hiện nay. Các công nghệ mới ngày càng hướng
tới tiêu chí chi phí cho tiếp cận dịch vụ viễn thông ngày một rẽ hơn, chất lượng tốt hơn
và hướng tới người tiêu dùng hơn. Tiếp cận Internet băng thông rộng hữu tuyến,
WiMax ; công nghệ thế hệ 2G, 3G, không xa nữa 4G sẽ xuất hiện ở Việt Nam.
2.1.3.2 Môi trường ngành Viễn thông di động Việt Nam.
Môi trường ngành viễn thông ở Việt Nam
Tháng 6/2007, Bộ Bưu chính Viễn Thông (MPT), nay là MIC đã thông báo thả
nổi giá cước dịch vụ di động, nhằm tạo bước cạnh tranh bình đẳng hơn trên thị trường
di động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Đồng thời, MPT cũng đã thông báo các
quy định về sử dụng nguồn Quỹ dịch vụ Viễn Thông công ích nhằm tạo sự bình đẳng
hơn cho doanh nghiệp viễn thông trong đáp ứng các dịch vụ công ích, và phù hợp với
thông lệ của WTO.
Các biến chuyển ở tầm quản lý vĩ mô tạo lập môi trường kinh doanh viễn thông
tin cậy hơn, qua đó cải thiện vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng môi trường kinh
doanh Châu Á- Thái Bình Dương. Tạp chí Telecom Asia xếp thị trường di động Việt
Nam là một trong 10 nước đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trên bảng xếp
hạng phát triển viễn thông châu Á, BMI xếp thị trường viễn thông Việt Nam đứng thứ
14 về quy mô và tốc độ phát triển, của cả lĩnh vực cố định, di động và Internet. BMI
xây dựng tiêu chuẩn đánh giá môi trường kinh doanh viễn thông dựa trên các tiêu chí:
Mức độ rủi ro của nền kinh tế; Mức độ rủi ro chính trị; Mức độ phát triển của thị trường
viễn thông; Tiềm năng phát triển viễn thông; Môi trường cạnh tranh; Thể chế luật pháp.
Theo các tiêu chí này, môi trường kinh doanh viễn thông Việt Nam được đánh giá
ngang bằng Thái Lan, nhưng xếp sau Thái Lan do thua kém một số chỉ số phụ.
Hoạt động dịch vụ điện thoại di động ở Việt Nam.
Đến nay ở Việt Nam có 8 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ điện
thoại di động:
- Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT, với 2 công ty con là
MobiFone và Vinaphone).
- Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (Sàigon Postel)
- Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)

- Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel).
- Công ty thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom)
- Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (G Tel)
- Công ty cổ phần viễn thông Đông Dương (Indochina Telecom).
Theo Bộ Thông tin và truyền thông, đến đầu tháng 6/2008, tổng lượng thuê bao
điện thoại di động của cả 5 mạng đạt 48 triệu: trong đó:
Bảng 2-2:Thị phần thuê bao di động của các công ty kinh doanh trên thị trường
ĐVT : Triệu
Công ty MobiFone Vinaphone Viettel S-Fone + EVN
Thuê bao 14.5 11.5 19 3
Thị phần 30 % 24 % 40% 6 %
[Nguồn : Bộ Thông tin và truyền thông, đến đầu tháng 6/2008].
Hình 2-3:Biểu đồ so sánh thị phần thuê bao di động
[Nguồn : Bộ Thông tin và truyền thông, đến đầu tháng 6/2008].
Qua sơ đồ trên ta thấy hiện nay MobiFone là Công ty có thị phần cao trong thị
trường thông tin di động Việt Nam (chiếm 30% thị phần) và là một trong những nhà
khai thác đang dẫn đầu thị trường di động tại Việt Nam.
Xu thế phát triển viễn thông di động ở Việt Nam.
Hiện nay các nhà khai thác di động đang tập trung chuyển đổi sang mạng 3G,
nhưng với tốc độ chậm, do còn gặp nhiều khó khăn về dịch vụ nội dung thông tin và
thiết bị đầu cuối. Dự kiến đến 2011, thị trường dịch vụ 3G đạt khoảng 3 triệu thuê bao,
chiếm 6% tổng thuê bao di động.
Về dịch vụ WiMax, 4 nhà khai thác đang triển khai thử nghiệm dịch vụ, gồm
công ty VDC tại tỉnh Lào cai, VTC tại TP.HCM, FPT và Viettel. Trong đó, FPT và
Viettel đang triển khai thử nghiệm dịch vụ WiMax trên mạng di động.
2.1.3.3 Phân tích thực trạng các đối thủ cạnh tranh .
Vinaphone: Là doanh nghiệp cùng thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông Việt
Nam (VNPT), cách thức kinh doanh, cơ chế tổ chức quản lý , cũng sử dụng công nghệ
GSM do đó sản phẩm dịch vụ tương đối giống MobiFone.
- Thuận lợi :

+ Thương hiệu gần gũi quen thuộc với khách hàng do tâm lý khách hàng thường
tin tưởng vào hệ thống các bưu điện.
+ Mạng phân phối rộng khắp: Điểm mạnh của Vinaphone là dựa vào hệ thống
phân phối bưu điện tất cả các tỉnh thành trong cả nước do đó hệ thống phân phối rất
rộng và tiết kiệm được chi phí
+ Có vùng phủ sóng rộng trên cả nước
- Khó khăn :
+ Do là Công ty hạch toán phụ thuộc Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông
Việt Nam (VNPT) nên chính sách không linh hoạt. Hệ thống tổ chức, quản lý bị chia sẻ
Vinaphone chỉ quản lý và khai thác mạng lưới, cung cấp dịch vụ hệ thống phân phối,
kinh doanh do các Bưu Điện tỉnh, Thành phố đảm nhiệm .
Viettel: Bắt đầu bước vào lĩnh vực viễn thông từ cuối năm 2002, Công ty cổ
phần viễn thông quân đội Viettel bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại đường
dài giá rẻ 178; dịch vụ truy nhập Internet 1278; xây dựng đường trục cáp quang 1A với
dung lượng 5Gbps. Đến năm 2004, Viettel mobile mới gia nhập thị trường di động. Tận
dụng các lợi thế của mình là khai thác đường truyền có sẵn, và được hậu thuẫn bởi Bộ
quốc phòng, Viettel đã tạo cách mạng với giá cước, chính sách kho số thuê bao tự chọn.
Chính sách này đã lôi kéo được số lượng lớn người sử dụng dịch vụ di động đến sau,
thường là có mức thu nhập thấp hơn khách hàng mà các đối thủ đi trước đã cung ứng.
Tuy nhiên,hiện nay giá cước của Viettel, MobiGold, Vinaphone là tương đương.
Bên cạnh đó mạng di động Viettel có những khó khăn như :
- Chất lượng sóng và các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng chưa cao.
- Chưa kiểm soát tốt chất lượng dịch vụ.
2.1.4 Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ, của MobiFone.
2.1.4.1 Điểm mạnh : Strengths.
S1 : Là nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam, có 17
năm kinh nghiệm về tổ chức quản lý và khai thác kinh doanh dịch vụ
thông tin di động, là Doanh nghiệp tiên phong trong việc đưa ra những
loại hình dịch vụ mới.
S2 : Là Doanh nghiệp có uy tín, có vị thế trên thị trường. Đạt danh hiệu “Mạng

điện thoại di động được ưa chuộng nhất” vào các năm
2006,2007,2008,2009 do độc giả báo VietNamNet và tạp chí EchipMobile
bình chọn.
S3 : Nguồn nhân lực có trình độ cao, trẻ năng động, được quản lý sử dụng hiệu
quả và liên tục được đào tạo cập nhật kiến thức, công nghệ mới.
S4 : Công nghệ kỹ thuật tiên tiến, chất lượng mạng lưới tốt.
S5 : MobiFone hiện đang đi đầu trong các dịch vụ giá trị gia tăng. Đây sẽ là xu
hướng gia tăng doanh thu trong tương lai của thị trường Viễn thông.
S6 : Nguồn lực tài chính mạnh.
2.1.4.2 Điểm yếu : Weaknesses
W1: Vùng phủ sóng ở các tỉnh chưa thực sự tốt, nhất là ở các vùng sâu.
W2 : Thương hiệu MobiFone chưa được biết đến nhiều ở thị trường nông thôn
W3 : Hệ thống cung cấp sản phẩm, dịch vụ ở khu vực tỉnh còn hạn chế, chưa
rộng khắp
W4 : Hệ thống sản phẩm của MobiFone với chỉ một gói cước trả sau và 5 gói
cước trả trước chưa hướng tới các phân khúc thị trường nhỏ và chuyên
biệt .
W5 : Chất lượng dịch vụ hậu mãi chưa đồng đều, có lúc có nơi chưa đáp ứng
nhu cầu khách hàng.
W6 : Là Công ty con của VNPT, quá trình ra quyết định đang là những rào cản
nhất định cho sự phát triển nhanh của VMS.
2.1.4.3 Cơ hội : Opportunities
O1 : Việt Nam có dân số đông, kinh tế xã hội phát triển mạnh, thị trường thông
tin di động còn nhiều tiềm năng, tiếp tục phát triển tốt trong thời gian tới.
O2 : Môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ viễn thông. Các
cam kết WTO của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và viễn thông di
động sẽ mở ra các cơ hội hợp tác mới, là cơ hội dành cho các doanh ngiệp
lớn.
O3 : Sự phát triển của khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho ngành di động ứng
dụng những thành tựu khoa học tiên tiến nhất.

O4 : Nhu cầu viễn thông di động ngày càng gia tăng và mở rộng nhiều dịch vụ
tiện ích, bao gồm cả Internet, có thể trở thành truy cập phổ cập, thay thế
nhu cầu viễn thông cố định.
O5 : Hiện nay giá cước chưa phải là yếu tố nhạy cảm quyết định đến sự lựa
chọn mạng di động.
O6 : Đối thủ phát triển thuê bao tràn lan nên kiểm soát chất lượng kém hơn,
đảm bảo dịch vụ và hiệu quả kinh doanh..
2.1.4.4 Nguy Cơ : Threat
T1 : Thị trường thông tin di động đã phải chia sẻ, cạnh tranh gay gắt do có
nhiều đối thủ mới, đặc biệt với sự tham gia của các tập đoàn viễn thông
quốc tế có tiềm lực mạnh về công nghệ, tài chính và khả năng quản lý sẽ
thâm nhập thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO.
T2 : Mở rộng thị trường ở khu vực nông thôn là thách thức cho các nhà cung
cấp trong thời gian tới. Thị trường này đã được Viettel Mobile xác định là
trọng tâm trong chiến lược khách hàng nên đã tranh thủ giành được các
thị phần đáng kể các năm qua.
T3 :1/3 số lượng làng xã Việt Nam nằm tại các vùng núi non nên rất khó triển
khai các dịch vụ viễn thông, cản trở việc phát triển mạng cố định, Internet
và cả di động .
T4 : Đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các tập đoàn viễn thông đa quốc gia khi
dần thực hiện các cam kết WTO.
T5 :Công nghệ của hệ thống thông tin di động phát triển nhanh, không cập
nhật kịp thời dễ bị lạc hậu.
2.1.4.5 Lựa chọn các phương án chiến lược bằng ma trận SWOT.
(1) S-O: Xây dựng phương án chiến lược để phát huy điểm mạnh và khai thác
cơ hội.
S1,S4,S5,O1: Tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi nhằm kích
thích nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
S2, S4, O4: Đẩy mạnh hình ảnh về một thương hiệu uy tín, chất
lượng cao.

(2) W-O: Xây dựng phương án chiến lược để khắc phục điểm yếu và khai thác
cơ hội
W1,W2,O1,O4:Tăng cường mở rộng vùng phủ sóng đến vùng sâu,
vùng xa
W3,O1,O5:Tăng cường mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới
cung cấp sản phẩm, dịch vụ .
W4,O5:Xây dựng chính sách giá phù hợp nâng cao năng lực cạnh
tranh
(3). S–T : Xây dựng phương án chiến lược để phát huy điểm mạnh và giảm
thiểu/loại bỏ nguy cơ
S1, S4, T1: Nhanh chóng chiếm lĩnh, giữ vững thị phần bằng việc đa
dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng.
S5, T5 : Đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
(4) W–T : Xây dựng phương án chiến lược để khắc phục điểm yếu và giảm
thiểu/loại bỏ nguy cơ
W2, W3, W5, T1, T2: Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và
dịch vụ sau bán hàng.
Bảng 2-3 : Ma trận SWOT

O: Cơ hội
O1. Thị trường thông tin di động
còn nhiều tiềm năng, tiếp tục phát
triển tốt trong thời gian tới.
O2.Môi trường pháp lý thuận lợi
cho việc phát triển dịch vụ viễn
thông.
O3. Sự phát triển của khoa học kỹ
thuật tạo điều kiện cho ngành di
T : Nguy Cơ
T1:Thị trường thông tin di

động đã phải chia sẻ, cạnh
tranh gay gắt.
T2 : Mở rộng thị trường ở
khu vực nộng thôn là thách
thức cho các nhà cung cấp
trong thời gian tới..
T3:1/3 số lượng làng xã

×