Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO CỦA VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2016

CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TẠI WTO CỦA VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ:
Khoa học Xã hội (chuyên ngành Pháp luật)

Nhóm nghiên cứu:

Trần Thị Giang
Trần Việt Anh
Đặng Vũ Hoàng Giang
Hoàng Huệ Phương

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Ngọc Hà


i
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO ...........................................................................6
1.1. Cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp ..................................................6


1.1.1. Định nghĩa .....................................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm ........................................................................................................7
1.1.3. Phân loại cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp................................8
1.1.4. Vai trò của cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp .............................9
1.2. Cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO ................................10
1.2.1. Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO ..................................10
1.2.2. Một số đặc trưng của DSU thúc đẩy sự phối hợp của các chủ thể có quyền
và nghĩa vụ liên quan trong giải quyết tranh chấp tại WTO .................................11
1.2.3. Các yếu tố của cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO .......13
1.2.4. Vai trò của cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp của WTO ...........20
Chương 2: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ THÀNH VIÊN WTO VỀ CƠ CHẾ
PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO ...........................23
2.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ.................................................................................23
2.1.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp .....24
2.1.2. Thực thi cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO .................25
2.2. Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu .............................................................28
2.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh cơ chế phối hợp giải quyết tranh chấp tại WTO
của EU ...................................................................................................................29
2.2.2. Thực thi cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO .................30
2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc .........................................................................34
2.3.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại
WTO của Trung Quốc ...........................................................................................34
2.3.2. Thực thi cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO .................35
2.4. Kinh nghiệm của Thái Lan ..............................................................................38
2.4.1. Phối hợp nội bộ ...........................................................................................39
2.4.2. Phối hợp bên ngoài......................................................................................40
2.5. Một số bài học rút ra ........................................................................................42


ii

2.5.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế phối hợp.........................42
2.5.2. Cơ quan đầu mối giữ vai trò chủ đạo trong cơ chế phối hợp giải quyết
tranh chấp ..............................................................................................................42
2.5.3. Mối quan hệ đối tác giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể tư là nhân tố có
tác động không nhỏ đến hiệu quả của cơ chế phối hợp ........................................42
2.5.4. Huy động sự trợ giúp từ Trung tâm Tư vấn Luật WTO (ACWL) ................43
Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TẠI WTO CỦA VIỆT NAM ..........................................................44
3.1. Nội dung các vụ tranh chấp tại WTO có sự tham gia củaViệt Nam ...........44
3.1.1 Các tranh chấp mà Việt Nam tham gia với vai trò nguyên đơn ...................44
3.1.2. Các tranh chấp mà Việt Nam tham gia với vai trò bên thứ ba ...................47
3.2. Thực tiễn xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp của Việt Nam trong giải
quyết tranh chấp tại WTO......................................................................................47
3.2.1. Cơ sở pháp lý ...............................................................................................47
3.2.2. Thực thi cơ chế phối hợp .............................................................................51
3.3. Đánh giá chung .................................................................................................58
3.3.1. Những kết quả đạt được ..............................................................................58
3.3.2. Những hạn chế .............................................................................................60
3.3.3. Nguyên nhân ................................................................................................62
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO CHO VIỆT NAM ...........................................64
4.1. Sự cần thiết và định hướng hoàn thiện cơ chế phối hợp trong giải quyết
tranh chấp tại WTO của Việt Nam ........................................................................64
4.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp
tại WTO cho Việt Nam ...........................................................................................64
4.1.2. Định hướng hoàn thiện cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại
WTO .......................................................................................................................65
4.2. Các giải pháp .....................................................................................................67
4.2.1. Xây dựng một cơ chế ổn định cho việc giải quyết tranh chấp WTO nói riêng
và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung .......................................67

4.2.2. Xây dựng kênh thông tin trao đổi giữa các chủ thể ....................................69
4.2.3. Nâng cao năng lực của các chủ thể.............................................................70


iii
4.3. Bản thuyết minh đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
cơ chế phối hợp ........................................................................................................71
4.3.1. Xác định các chủ thể liên quan trong cơ chế phối hợp ...............................71
4.3.2. Nội dung của cơ chế phối hợp .....................................................................72
KẾT LUẬN ..................................................................................................................77
Phụ lục 1: Danh sách các tranh chấp mà Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ
ba ...................................................................................................................................81
Phụ lục 2: Điều

133

Hiệp

định

thành

lập

Liên

minh

châu


Âu

.......................................................................................................................................83
Phụ lục 3: Quy tắc điều chỉnh hàng rào thương mại của Liên minh châu Âu
.......................................................................................................................................85
Phụ lục 4: Quy tắc điều tra hàng rào thương mại nước ngoài của Trung Quốc
.......................................................................................................................................98
Phụ lục 5: Điều

301

của

Luật

Ngoại

thương

Hoa

Kỳ

năm

1974

.....................................................................................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................110



iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AB

:

ACWL

:

DOC

:

DS

:

DSB

:

DSU

:

EC

:


EU

:

FTA

:

GATT

:

ICTSD

:

MOFCOM :
NGO

:

POR

:

STAC

:


TBR

:

US

:

USTR

:

VASEP

:

VCCI

:

Appellate Body
Cơ quan Phúc thẩm của WTO
Advisory Centre on World Trade Organization Law
Trung tâm Tư vấn Luật WTO
Department of Commerce
Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Dispute Settlement
Vụ tranh chấp được đưa lên WTO để giải quyết
Dispute Settlement Body
Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO

Dispute Settlement Understanding
Thỏa thuận về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp của WTO
European Commission
Ủy ban châu Âu
European Union
Liên minh châu Âu
Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do
General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại
International Center for Trade and Sustainable Development
Trung tâm Quốc tế về Thương mại và Phát triển Bền vững
Ministry Of Commerce People's Republic Of China
Bộ Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Non-Government Organization
Tổ chức phi chính phủ
The period of review
Rà soát hành chính
Shrimp Trade Action Committee
Ủy ban Hành động Thương mại Sản phẩm Tôm
Trade Barriers Regulation
Quy tắc điều chỉnh hàng rào thương mại của Liên minh châu Âu
United States
Hoa Kỳ
The United States Trade Representative
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Vietnam Chamber of Commerce and Industry



v

VSA

:

WTO

:

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Vietnam Steel Association
Hiệp hội Thép Việt Nam
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới


vi
DANH MỤC CÁC VỤ TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO ĐƯỢC
DẪN CHIẾU TRONG ĐỀ TÀI
STT

SỐ HIỆU

1.

DS26

2.


DS27

3.

DS84

4.

DS126

5.

DS265

6.

DS267

7.

DS283

8.

DS343

9.

DS360


10.

DS402

11.

DS404

12.

DS429

13.

DS496

TÊN ĐẦY ĐỦ
Cộng đồng châu Âu - Các biện pháp liên
quan tới thịt và các sản phẩm thịt
(Hormones) (Hoa Kỳ)
Cộng đồng châu Âu - Cơ chế nhập khẩu,
kinh doanh và phân phối sản phẩm chuối
(Hoa Kỳ)

TÊN VIẾT TẮT
Cộng đồng châu
Âu – Hormones
(Hoa Kỳ)
Cộng đồng châu

Âu – Chuối III
(Hoa Kỳ)
Hàn Quốc – Sản
Hàn Quốc - Thuế đánh lên đồ uống có cồn
phẩm rượu (Hoa
(Hoa Kỳ)
Kỳ)
Australia - Trợ cấp đối với các nhà sản
Australia – Da
xuất và xuất khẩu da trong công nghiệp ô trong công nghiệp

ô tô II (Hoa Kỳ)
Cộng đồng châu
Cộng đồng châu Âu - Trợ cấp xuất khẩu
Âu – Đường
đối với sản phẩm đường (Thái Lan)
(Thailand)
Hoa Kỳ - Trợ cấp đối với sản phẩm bông
Hoa Kỳ – Bông
vùng cao (Brazil)
vùng cao (Brazil)
Cộng đồng châu Âu - trợ cấp xuất khẩu
Cộng đồng châu
đối với sản phẩm đường
Âu – Đường
Hoa Kỳ - Các biện pháp liên quan đến
Hoa Kỳ - Tôm
tôm từ Thái Lan
(Thái Lan)
Ấn Độ – Thuế bổ

Ấn Độ - Thuế bổ sung và phụ thêm đối
sung và phụ thêm
với các sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ
(Hoa Kỳ)
Hoa Kỳ – Biện
Hoa Kỳ - Sử dụng phương pháp quy về
pháp quy về
không đối với sản phẩm của Hàn Quốc
không (Hàn
Quốc)
Hoa Kỳ - Biện pháp chống bán phá giá
Hoa Kỳ - Tôm
đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam (Việt
(Việt Nam)
Nam)
Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán phá
Hoa Kỳ - Tôm II
giá đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam
(Việt Nam)
(Việt Nam)
Indonesia – Sản
Indonesia - Biện pháp tự vế đối với sản
phẩm sắt hoặc
phẩm sắt hoặc thép (Việt Nam)
thép (Việt Nam)


1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 01/01/1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade
Organization, WTO) đã chính thức đi vào hoạt động. Sau hơn hai mươi năm, WTO đã
trở thành tổ chức liên chính phủ lớn nhất điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, với
164 Thành viên là các quốc gia và vùng lãnh thổ thuế quan1, chiếm hơn 90% GDP cũng
như giá trị trao đổi thương mại toàn cầu2.
Thông qua hệ thống các hiệp định thương mại đa biên, WTO đã tạo ra “sân chơi
chung” cho các Thành viên. Các quy định hàm chứa trong các hiệp định đó trở thành cơ
sở pháp lý để các Thành viên điều chỉnh hệ thống pháp luật thương mại trong nước
nhằm đảm bảo sự tương thích giữa hệ thống pháp luật trong nước với “luật chơi
chung”3. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh hệ thống pháp luật trong nước, nhiều
Thành viên WTO đã ban hành những quy định không tương thích với các hiệp định của
WTO hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích thương mại của các Thành viên khác. Do đó, trên
cơ sở các quy định của Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục về Giải quyết Tranh chấp
(thường được viết ngắn gọn là The Dispute Settlement Understanding, DSU)4, nhiều
tranh chấp đã được các Thành viên đệ trình lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (The
Dispute Settlement Body, DSB) để bảo vệ các lợi ích thương mại bị ảnh hưởng.
Với hơn 500 vụ tranh chấp5 được khởi xướng và giải quyết trong thời gian qua,
cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được đánh giá là một trong những cơ chế giải
quyết tranh chấp thương mại thành công nhất trong lịch sử6. Không chỉ góp phần giải
quyết các tranh chấp, xung đột giữa các Thành viên, cơ chế này còn giúp diễn giải các
quy định hàm chứa trong các hiệp định và đào tạo nguồn lực cho các Thành viên đang

World Trade Organization (a), “Members and Observers”, xem tại: />thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm (truy cập ngày 29/07/2016).
2
World Trade Organization (b), “Accession in perspective”, 2008, đoạn 6, xem tại: https://www.
wto.org/english/thewto_e/acc_e/cbt_course_e/c1s1p1_e.htm (truy cập ngày15/07/2016).
3
Xem thêm điều 16.4 của Hiệp định Marrakesh về Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới ngày
15/04/1994.
4

Về hoạt động của cơ chế này, có thể xem thêm: Peter van den Bossche, The Law and Policy of the
World Trade Organization: Text, Cases and Materials, 2nd edition, Cambridge University Press, Cambridge, 2008,
tr. 168-315; David Palmeter & Petros C. Mavroidis, Dispute Settlement in the World Trade Organization:
Practice and Procedures, 2nd edition, Cambridge University Press, 2004, 348 tr.; Ernst-Ulrich Petersmann,
International Trade Law and the GATT/WTO Dispute Settlement, Kluwer Law International, London, 1997, tr.
704.
5
Cụ thể, tính đến ngày 31/07/2016, 509 vụ tranh chấp đã được đệ trình lên DSB. Vụ tranh chấp thứ 509
do Liên minh châu Âu khởi kiện chống lại những biện pháp mà Trung Quốc áp dụng cho việc xuất khẩu một số
loại nguyên liệu thô (China – Duties and other Measures concerning the Exportation of Certain Raw Materials,
WT/DS509).
6
Donald McRae, “Measuring the Effectiveness of the WTO Dispute Settlement System”, Asian Journal
of WTO & International Health Law & Policy, 2008, vol. 3, no. 1, tr. 1-20.
1


2
và kém phát triển7. Tuy nhiên, đây cũng được đánh giá là một trong những cơ chế rất
phức tạp, đòi hỏi các Thành viên phải có những chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, tài
chính, kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu không chỉ về pháp luật thương mại quốc tế
nói chung mà còn về chính sự vận hành của cơ chế này8. Do đó, nhiều Thành viên
WTO đã xây dựng và ban hành những quy định cho phép phối hợp giữa cơ quan phụ
trách giải quyết tranh chấp tại WTO nói riêng và tranh chấp thương mại nói chung với
các cơ quan nhà nước khác, với các chủ thể tư (doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức phi
chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp, công ty luật…). Một khi cơ chế phối hợp được thực
thi, nhiều nguồn lực có thể được huy động cho quá trình giải quyết tranh chấp, nhờ vậy,
các tranh chấp có thể được xử lý một cách kịp thời và hiệu quả hơn.
Đối với Việt Nam, Việt Nam đã chính thức là Thành viên của WTO từ tháng
01/2007. Những năm gần đây, Việt Nam đã ký kết9 và tham gia đàm phán10 nhiều hiệp

định thương mại tự do (Free Trade Agreement, FTA). Điều này giúp Việt Nam thiết lập
mối quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới và hội nhập ngày càng sâu
rộng vào nền thương mại khu vực cũng như toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có thể
sẽ phải tham gia vào nhiều vụ tranh chấp, hoặc với tư cách nguyên đơn hoặc với tư cách
bị đơn. Trong khuôn khổ của WTO, Việt Nam đã chính thức đệ trình ba vụ tranh chấp
lên DSB để bảo vệ cho quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường
Hoa Kỳ và của các doanh nghiệp xuất khẩu thép sang thị trường Indonesia. Ngoài ra,
Việt Nam cũng tham gia vào 22 vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba. Tuy đã khá
tích cực và chủ động tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cơ chế phối
hợp hiện hành tỏ ra chưa đáp ứng được các yêu cầu mà thực tiễn đặt ra. Vậy nội dung
của cơ chế phối hợp đó là gì? Thực trạng thực thi cơ chế này như thế nào? Cơ chế này
cần phải được hoàn thiện như thế nào để giúp Việt Nam tham gia một cách hiệu quả
hơn vào cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và tại WTO nói
riêng? Để có thể trả lời được cho những câu hỏi nêu trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề
tài “Cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO: Thực trạng và giải pháp”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
Joseph A. Conti, “Learning to Dispute: Repeat Participation, Expertise, and Reputation at the World
Trade Organization”, Law & Social Inquiry, 2010, vol. 35, no. 3, tr. 625-662; Fernando Piérola, “Third-party
Participation in WTO Dispute Settlement Proceeding for Training Purposes”, Global Trade & Customs Journal,
2007, vol. 2, no. 10, tr. 367-368.
8
William J. Davey, “The WTO Dispute Settlement System: How Have Developing Countries Fared”,
Illinois Public Law and Legal Theory Research Papers Series, Research Paper No. 05-17, November 30, 2005, 40
tr.; Mary E. Footer, “Developing Country Practice in the Matter of WTO Dispute Settlement”, Journal of World
Trade, 2001, vol. 35, no. 1, tr. 55-98.
9
Đó là các FTA: TPP, ASEAN-AEC, ASEAN - Ấn Độ , ASEAN – Australia/New Zealand, ASEAN –
Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Chile, Việt Nam –
Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu. Thông tin có tại: (truy cập ngày
29/07/2016).

10
Đó là các FTA: RCEP (ASEAN+6), ASEAN - Hồng Kông, Việt Nam – EU, Việt Nam – EFTA, Việt
Nam – Israel. Thông tin có tại: (ngày truy cập 29/07/2016).
7


3
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO đã được
nghiên cứu bởi cả một số học giả, nhất là ở các quốc gia tích cực tham gia vào cơ chế
như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Liên minh châu Âu. Nhìn chung, có hai hướng tiếp cận
đối với cơ chế này: một là, cách tiếp cận thông qua vai trò của từng chủ thể đối với toàn
bộ quá trình giải quyết tranh chấp như tài liệu “The Law-in-action of International
Trade Litigation in the United States and Europe: The melding of the Public and the
Private” của tác giả Geogory Shaffer11; hai là, cách tiếp cận theo từng mối quan hệ
trong cơ chế (mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, mối quan hệ công – tư…) như tài
liệu Coordinating Trade Litigation12 của Trung tâm Quốc tế về Thương mại và Phát
triển Bền vững (International Center for Trade and Sustainable Development, ICTSD).
Tài liệu của ICTSD còn đưa ra khuyến nghị về mô hình cơ chế phối hợp mà các Thành
viên WTO, nhất là các Thành viên đang và kém phát triển có thể áp dụng.
Ở Việt Nam, cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO vẫn còn là
một đề tài mới mẻ, bởi vì Việt Nam chưa sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO
một cách thường xuyên. Các bài viết và công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu phân tích
nội dung và thực trạng áp dụng các quy định của mà không nghiên cứu sâu về cơ chế
phối hợp trong giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, một số bài viết đã bắt đầu tiếp cận tới
chủ đề trên khi đã chú ý tới mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước, vai trò của các
chủ thể tư hay việc nên hay không nên sử dụng Trung tâm Tư vấn Luật WTO (Advisory
Centre on WTO Law, ACWL) để giải quyết tranh chấp như bài viết “Kinh nghiệm nước
ngoài và việc tăng cường hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh
chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)” của tác giả Nguyễn Tiến Vinh13, hay bài

viết “Thực trạng Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ ba vào cơ chế giải quyết tranh
chấp tại WTO và một số kiến nghị” của tác giả Nguyễn Ngọc Hà14.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu này là đề tài đầu tiên tập trung vào xây dựng cơ
sở lý thuyết về cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO trên cơ sở tiếp cận
một cách đầy đủ các mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình giải quyết tranh chấp
tại WTO, cũng như phân tích một cách chi tiết thực trạng và đề xuất một cơ chế phối
11
Gregory Shaffer (a), “The Law-in-action of International Trade Litigation in the United States and
Europe: The melding of the Public and the Private”, 2001, University of Winconsin Law School, xem tại:
(ngày truy cập 28/7/2016).
12
ICTSD (a), Coordinating trade litigation, 2013, xem tại: />/default/files/research/2013/04/coordinating-trade-litigation1.pdf (ngày truy cập 28/7/2016).
13
Nguyễn Tiến Vinh, “Kinh nghiệm nước ngoài và việc tăng cường hiệu quả tham gia của Việt Nam vào
cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học,
2012, vol. 28, no. 2, tr. 117-133.
14
Nguyễn Ngọc Hà, “Thực trạng Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ ba vào cơ chế giải quyết tranh
chấp tại WTO và một số kiến nghị”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực kinh tế
và quản trị kinh doanh lần thứ nhất (ICYREB 2015), Tập 2, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2015, tr.
677-690.


4
hợp trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và tại WTO nói riêng cho
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp
tại WTO của Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu cơ chế phối hợp trong giải quyết
tranh chấp tại WTO của Việt Nam cũng như của một số Thành viên WTO khác. Nội
dung của cơ chế phối hợp này sẽ được giới hạn chủ yếu ở hai khía cạnh: phối hợp nội
bộ giữa các cơ quan nhà nước và phối hợp với bên ngoài (giữa các cơ quan nhà nước
với chủ thể tư có liên quan).
Về mặt thời gian, các phân tích của đề tài liên quan đến thực trạng cơ chế phối
hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO của Việt Nam sẽ được giới hạn từ năm 2007,
khi Việt Nam trở thành Thành viên của WTO đến nay. Những đề xuất của đề tài về
hoàn thiện cơ chế phối hợp sẽ được áp dụng đến năm 2020, sau đó, có thể có những sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với bối cảnh và thực tiễn của Việt Nam.
Về mặt không gian, các phân tích tập trung vào cơ chế phối hợp trong giải
quyết tranh chấp tại WTO của Việt Nam. Ngoài ra, cơ chế phối hợp trong giải quyết
tranh chấp tại WTO của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Thái Lan cũng sẽ
được nghiên cứu để từ đó rút ra những bài học cho quá trình hoàn thiện cơ chế phối hợp
của Việt Nam.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là: Đánh giá thực trạng cơ chế phối hợp
trong giải quyết tranh chấp tại WTO của Việt Nam, từ đó, đề xuất các giải pháp để hoàn
thiện cơ chế đó.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu chung nêu trên, đề tài có những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Làm rõ và xây dựng cơ sở lý thuyết về cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh
chấp nói chung và tại WTO nói riêng.
- Phân tích thực trạng xây dựng và thực thi cơ chế phối hợp trong giải quyết
tranh chấp tại WTO của một số quốc gia tham gia tích cực vào quá trình giải quyết
tranh chấp tại WTO như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc hay Thái Lan, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.



5
- Phân tích thực trạng phối hợp giữa nội bộ các cơ quan nhà nước và giữa các
chủ thể công với các chủ thể tư có liên quan của Việt Nam trong các vụ kiện tại WTO
(với tư cách là nguyên đơn và bên thứ ba).
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế nói chung và tại WTO nói riêng của Việt Nam, trong đó,
hướng đến xây dựng một cơ chế mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam
trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể thực hiện được các mục đích nghiên cứu nêu trên, trong đề tài, các
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin sẽ được
sử dụng. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp
thông tin, mô tả - khái quát. Đặc biệt, phương pháp so sánh luật học và phương pháp
nghiên cứu tình huống được đề tài chú trọng, trong đó phương pháp so sánh luật học
được sử dụng trong quá trình phân tích thực trạng cơ chế phối hợp của Việt Nam và
nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước; còn phương pháp nghiên cứu tình huống
được sử dụng chủ yếu để phân tích việc triển khai và áp dụng cơ chế phối hợp trong
một số vụ tranh chấp cụ thể mà Việt Nam tham gia tại WTO.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, nội dung của đề tài được chia thành bốn
chương. Đó là:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại
WTO;
Chương 2: Kinh nghiệm của một số Thành viên WTO về cơ chế phối hợp trong
giải quyết tranh chấp tại WTO;
Chương 3: Thực trạng cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO của
Việt Nam;
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại

WTO cho Việt Nam.


6
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TẠI WTO
1.1. CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1.1.1. Định nghĩa
“Cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp” (coordination mechanism in
dispute settlement) là thuật ngữ đã được nhắc đến trong một số nghiên cứu trên thế giới,
nhất là liên quan đến sự tham gia của các Thành viên vào quá trình giải quyết tranh
chấp tại WTO15. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, năm
2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg về việc ban hành
quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (sau đây gọi tắt là Quy chế
phối hợp). Tuy vậy, trong các nghiên cứu của các học giả quốc tế cũng như trong Quy
chế phối hợp của Việt Nam, thuật ngữ “cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp”
chưa được định nghĩa. Do đó, để có thể hiểu thế nào là “cơ chế phối hợp trong giải
quyết tranh chấp”, cần lần lượt làm rõ nghĩa của các từ như “cơ chế”, “phối hợp” và
“giải quyết tranh chấp”.
Trước tiên, đối với thuật ngữ “cơ chế”, theo Từ điển Oxford, cơ chế
(mechanism) là “cách thức để thực hiện một quá trình”16. Trong Từ điển tiếng Việt
dành cho học sinh, tác giả Nguyễn Phúc định nghĩa cơ chế là “cách thức theo đó một
quá trình được thực hiện”17. Như vậy, cách hiểu của cả hai từ điển khá giống nhau khi
cho thấy cơ chế là cách thức để thực hiện một quá trình nào đó. Nói cách khác, muốn
đạt được kết quả của một quá trình, một công việc nào, người thực hiện phải lập ra một
hình thức tổ chức phù hợp, định ra phương thức thực hiện quá trình, công việc đó.
Đối với thuật ngữ “phối hợp” (coordinate hoặc coordination), Từ điển Oxford
đưa ra định nghĩa phối hợp là “hành động để làm việc cùng nhau”18. Còn theo Từ điển


Xem: Han Liyu & Henry Gao, “China’s experience in utilizing the WTO Dispute Settlement
Mechanism”, in Gregory C. Shaffer & Ricardo Meléndez-Ortiz (edt.), Dispute Settlement at the WTO: The
Developing Country Experience, Cambridge University Press, New York, 2010, tr. 163-164; Ernest-Ulrich
Petersmann, “Dispute Settlement in International Economic Law – Lessons for Strengthening International
Dispute Settlement in Non-Economic Areas”, Journal of International Economic Law, 1999, vol. 2, no. 2, tr. 189248; Henry Gao, “Public – Private Partnership: The Chinese Dilemma”, Journal of World Trade, 2014, vol. 48, no.
5, tr. 983-1006; John Linarelli, “Role of Dispute Settlement in World Trade Law: Some Lessons from the KodakFuji Dispute”, Law and Policy in International Business, 2000, vol. 31, no. 2, tr. 263-372.
16
“Way of getting something done”. Oxford Learner’s Pocket Dictionary, 4th edition, Oxford University
Press, 2011, tr. 274.
17
Nguyễn Phúc, Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2006, tr. 102.
Trong Từ điển Tiếng Việt: Tường giải và Liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn Đạm, thuật ngữ “cơ chế” được giải
thích cụ thể hơn là: “sự sắp xếp để phối hợp các bộ phận của một đoàn thể nhằm tạo một tác dụng chung”. Xem:
Nguyễn Văn Đạm, Từ điển Tiếng Việt: Tường giải và Liên tưởng, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1999, tr. 186.
18
“Make actions, limbs, etc work together”. Oxford Learner’s Pocket Dictionary, tlđd, tr. 96.
15


7
tiếng Việt dành cho học sinh, phối hợp là “cùng hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn
nhau”19.
Phối hợp tồn tại trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng
thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật, ở đâu có quản lý thì ở
đó có nhu cầu phối hợp. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự thống nhất, đồng
thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý. Nói khác đi, phối hợp là phương
thức kết hợp các chủ thể khác nhau để thực hiện các công việc, chức năng, nhiệm vụ
hay quyền hạn có liên quan hướng đến một mục tiêu chung nhất định nào đó.
Đối với thuật ngữ “giải quyết tranh chấp”, khái niệm “tranh chấp” được định
nghĩa trong Từ điển Oxford là “sự bất đồng hay mâu thuẫn”20. Còn theo Tòa án Công lý

Quốc tế Thường trực (Permanent Court of International Justice - PCIJ), “tranh chấp là
sự bất đồng trên cơ sở pháp luật hay thực tế, sự mâu thuẫn về quan điểm pháp lý hoặc
về quyền lợi giữa hai chủ thể”21. Do đó, tranh chấp có thể hiểu“sự bất đồng, mâu thuẫn
trên cơ sở pháp luật hay thực tế về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể”. Sự mâu
thuẫn và bất đồng này có thể phát sinh trong nhiều loại quan hệ pháp luật, có thể là dân
sự, hình sự, hành chính và giữa nhiều chủ thể khác nhau. Từ cách hiểu này, có thể thấy
“giải quyết tranh chấp” là“quá trình các chủ thể có tranh chấp sử dụng các biện pháp
hay phương thức phù hợp để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ”.
Tóm lại, qua các phân tích ở trên, có thể hiểu “cơ chế phối hợp trong giải quyết
tranh chấp” chính là “phương thức tổ chức và kết hợp hoạt động của các chủ thể có
liên quan đến tranh chấp để tham gia vào quá trình giải quyết những bất đồng hay
mâu thuẫn phát sinh, từ đó, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
mình”. Đây cũng sẽ là định nghĩa mà nhóm nghiên cứu sử dụng xuyên suốt đề tài này.
1.1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, về chủ thể của cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp
Chủ thể của cơ chế phối hợp là những người tham gia vào cơ chế phối hợp,
thường bao gồm một bên trong tranh chấp (bên vi phạm hoặc bên bị vi phạm) và những
người có quyền và lợi ích liên quan đến tranh chấp hoặc những người được một bên
trong tranh chấp huy động để cùng giải quyết tranh chấp với bên còn lại.
Chủ thể của cơ chế phối hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sự đa dạng, phong phú
của chủ thể của một cơ chế phối hợp nói chung và cơ chế phối hợp trong giải quyết
tranh chấp nói riêng có thể được quyết định bởi tính chất của vụ tranh chấp, lĩnh vực
xảy ra tranh chấp, mức độ ảnh hưởng của tranh chấp hay vào khả năng, nguồn lực của
các bên tranh chấp.
Nguyễn Phúc, sđd, tr. 388.
“Disagreement or argument”. Oxford Learner’s Pocket Dictionary, tlđd, tr. 129.
21
PCIJ, Mavrommatis Palestine Concessions, Phán quyết số 12, series A, No.2, 1924, tr. 11.
19
20



8
Thứ hai, về nội dung của cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp
Nội dung của cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp phải rõ ràng. Cụ thể
hơn, nội dung của nó thường phải bao gồm những khía cạnh sau đây:
- Xác định các chủ thể tham gia và vai trò, trách nhiệm của các chủ thể: nội dung
này cho phép làm rõ khi tranh chấp xảy ra thì ai sẽ là những người tham gia vào cơ chế
phối hợp và họ sẽ phải làm công việc gì để cùng nhau giải quyết tranh chấp phát sinh
với bên đương sự còn lại.
- Xác định rõ sự liên kết hay mối quan hệ giữa các chủ thể nêu trên: Để đảm bảo
sự phối hợp diễn ra hiệu quả và mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia, cơ chế cần
phải chỉ ra người giữ vai trò chủ trì/đầu mối và người giữ vai trò kết hợp. Người giữ vai
trò chủ trì/đầu mối thường là một bên trong tranh chấp hoặc là người đại diện chính cho
một bên trong tranh chấp (ví dụ: trong trường hợp nhà nước hay chính phủ là một bên
trong tranh chấp, thì người chủ trì/đầu mối thường không phải là nhà nước hay chính
phủ mà là người được nhà nước/chính phủ giao nhiệm vụ làm cơ quan chủ trì/đầu
mối/đại diện lợi ích cho nhà nước hay chính phủ v.v…). Mối quan hệ giữa người chủ
trì/đầu mối với các chủ thể khác trong cơ chế phối hợp sẽ được điều chỉnh bằng các
nguyên tắc, quy tắc nêu trong cơ chế phối hợp.
- Xác định các yếu tố để đảm bảo sự phối kết hợp đó được diễn ra một cách
thuận lợi và hiệu quả: đó có thể là yếu tố về mặt tài chính, nhân lực, kỹ thuật hay các
điều kiện cơ sở vật chất khác mà các chủ thể tham gia vào cơ chế phối hợp cần cho hoạt
động giải quyết tranh chấp của họ.
1.1.3. Phân loại cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp có
thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể:
Căn cứ vào tính chất thường xuyên của cơ chế phối hợp, có thể được chia
thành cơ chế phối hợp chính thức và cơ chế phối hợp ad hoc. Cơ chế phối hợp chính
thức thường được hình thành trên cơ sở một văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước

ban hành hoặc một thỏa thuận giữa các bên có liên quan trong cơ chế phối hợp. Đây sẽ
là cơ sở pháp lý để chủ thể chủ trì/đầu mối huy động sự tham gia của các chủ thể khác
được nêu rõ trong văn bản/thỏa thuận đó mỗi khi có tranh chấp phát sinh. Cơ chế phối
hợp chính thức này được thiết lập đối với những lĩnh vực thường xuyên xảy ra tranh
chấp (như lĩnh vực đầu tư quốc tế hay thương mại quốc tế…). Ngược lại, cơ chế phối
hợp ad hoc được thực hiện mang tính chất vụ việc, các bên tham gia vào cơ chế đó chỉ
thực hiện việc phối hợp một lần duy nhất và tự giải tán khi vụ tranh chấp đã được giải
quyết xong.
Căn cứ vào chủ thể tham gia, có thể phân chia thành cơ chế phối hợp được xây
dựng cho các chủ thể công và cơ chế phối hợp được xây dựng cho các chủ thể tư. Cơ


9
chế phối hợp cho các chủ thể công (chính phủ, cơ quan nhà nước ở trung ương hay địa
phương) thường được thiết lập đối với những tranh chấp phát sinh mà một bên tranh
chấp là Nhà nước. Còn cơ chế phối hợp được xây dựng cho các chủ thể tư thì thường do
các chủ thể tư thiết lập nên và được áp dụng để giải quyết các tranh chấp mà họ có tham
gia.
Căn cứ vào lĩnh vực xảy ra tranh chấp, mỗi lĩnh vực đều có thể có những cơ
chế giải quyết tranh chấp riêng phù hợp với tính chất và đặc thù của lĩnh vực đó. Riêng
đối với lĩnh vực kinh tế quốc tế, thường tồn tại hai cơ chế phối hợp tách biệt, theo đó,
một cơ chế được áp dụng để giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế và một cơ chế
được áp dụng để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Đối với các tranh chấp
đầu tư quốc tế, xem xét dưới góc độ tranh chấp giữa nhà đầu tư với nước tiếp nhận đầu
tư, cơ chế phối hợp thường chỉ được một bên - nước tiếp nhận đầu tư - ban hành dưới
dạng một cơ chế chính thức để giải quyết các tranh chấp mà họ bị nhà đầu tư nước
ngoài khởi kiện (như trường hợp của Việt Nam22 hay một số quốc gia khác23). Đối với
các tranh chấp thương mại quốc tế, nhất là tranh chấp trong khuôn khổ của WTO, mỗi
bên tranh chấp đều có thể thiết lập một cơ chế phối hợp liên bộ - ngành.
1.1.4. Vai trò của cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp

Trong nghiên cứu của nhà khoa học chính trị R.A.W. Rhodes có tiêu đề “Sự
quản trị kiểu mới: quản trị không chính phủ”24, lý do tồn tại cơ chế phối hợp trong giải
quyết tranh chấp nói chung đã được lý giải một cách khá chi tiết. Theo đó, các học giả
chính trị trên thế giới thường sử dụng danh từ “sự quản trị” (governance) để chỉ mạng
lưới tổ chức có chủ đích (intentional) của một nhóm chủ thể, cùng chia sẻ mục tiêu xác
định (shared – goals). Chủ thể thực hiện “sự quản trị” bao gồm cả “chính phủ”
(government 25 ) và các chủ thể phi nhà nước (non-state actors). Dựa vào khái niệm
chung này, Rhodes chỉ ra rằng trong nền kinh tế hiện đại, các chủ thể khác nhau sở hữu
những nguồn tài nguyên khác nhau, bao gồm quyền lập pháp, sự tổ chức, nguồn tài
chính, thế mạnh chính trị, nguồn thông tin. Do đó, không có bên nào, dù là chính phủ
trung tâm hay các chủ thể độc lập khác, sở hữu đủ tài nguyên cần thiết phục vụ cho mục
tiêu “quản trị” quản trị của mình. Vì vậy, giữa chính phủ và các chủ thể phi nhà nước
(chủ thể tư) đã hình thành một mạng lưới liên kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt tài
Xem Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ nêu trên.
Ví dụ như Chile hay Argentina. Xem: José E. Alvarez & Kathryn Khamsi, “The Argentine Crisis and
Foreign Investors: A Glimpse into the Heart of the Investment Regime”, in Karl P. Sauvant (edt.), The Yearbook
on International Investment Law and Policy, Oxford University Press, New York, 2009, tr. 379-478; Mathias
Francke, “Chile’s Participation in the Dispute Settlement System: Impact on Capacity Building”, 2006, tr. 3, xem
tại:
/>the%20dispute%20settlement%20system.pdf?1 (truy cập ngày 25/07/2016).
24
R.A.W. Rhodes, “The new governance: Governing without government”, Political Studies, 1996, vol.
44, no. 4, tr. 652-653.
25
Trong nghiên cứu này, “chính phủ” được hiểu với nghĩa chung là “chủ thể đại diện cho quyền lực Nhà
nước để điều hành một quốc gia”.
22
23



10
nguyên (resource interdependencies). Nói cách khác, sự hình thành các cơ chế phối hợp
trong giải quyết tranh chấp cho thấy các chủ thể có liên quan, do thiếu nguồn lực,
không thể tự mình giải quyết được vụ việc. Do đó, thông qua các cơ chế phối hợp này,
những nguồn lực khác nhau của các chủ thể khác nhau sẽ được chủ thể chủ trì/đầu mối
huy động, từ đó, tạo nên sức mạnh tổng thể cho phép có thể giải quyết thành công tranh
chấp và bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của họ.
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế hay đầu tư quốc tế hiện đại, điều này cũng
không phải là một ngoại lệ. Các doanh nghiệp đang tham gia ngày một sâu hơn vào các
giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, đem lại nguồn lợi to lớn cho quốc
gia. Chính điều đó kéo theo những chủ thể khác vào cuộc, tranh chấp thương mại vì vậy
không còn là vấn đề của riêng ai. Một cách tự nhiên, các chủ thể đều có nhu cầu phối
hợp để cùng “quản trị” lĩnh vực này. Vì vậy, khi tranh chấp phát sinh, họ sẽ cùng nhau
kết hợp lại để bảo vệ cho những lợi ích thương mại bị ảnh hưởng từ vụ tranh chấp đó.
1.2. CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO
1.2.1. Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được coi là một chế định có tính đặc thù
và là điểm nổi bật của hệ thống thương mại toàn cầu. Cơ chế này là tổng hợp toàn bộ
các quy định pháp lý của WTO về cơ quan giải quyết tranh chấp, các nguyên tắc giải
quyết tranh chấp, các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp và thi hành
phán quyết của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp26. Nó không chỉ giúp các Thành viên
WTO giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa họ mà còn là công cụ bảo đảm sự tin cậy
về mặt pháp lý đối với các cam kết của các chính phủ.
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO ra đời dựa trên sự kế thừa và phát triển
các quy định về giải quyết tranh chấp trong Hiệp định chung về Thuế quan và thương
mại (General Agreement on Tariffs and Trade, GATT) năm 1947. Cơ chế này không chỉ
bao gồm Điều XXII và XXIII của GATT mà còn được cụ thể hóa bằng 27 điều khoản,
4 Phụ lục của DSU và các quy định đặc biệt hay bổ sung trong một số Hiệp định liên
quan được liệt kê tại Phụ lục 2 của DSU27. Nhìn chung, cơ chế mới đã giữ lại những ưu
điểm của GATT đồng thời có những cải tiến căn bản về thủ tục có thể kể đến là: chỉ có

một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp, cơ chế xét xử nhiều cấp,
nguyên tắc đồng thuận nghịch hay quy định thời hạn rõ ràng cho từng giai đoạn và
chuẩn hóa quy trình thực thi phán quyết28.

Nguyễn Vĩnh Thanh & Phạm Thanh Hà, “Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và gợi ý cho Việt
Nam”, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, 2006, số 8 (12), tr. 26.
27
Nguyễn Vĩnh Thanh & Phạm Thanh Hà, tlđd, tr. 25.
28
Peter van den Bossche, sđd, tr. 169-171; WTO, A Handbook on the WTO Dispute Settlement System –
A WTO Secretariat Publication prepared for publication by the Legal Affairs Division and the Appellate Body,
Cambridge University Press, 2004, tr. 12-16; Nguyễn Trọng Tuấn, Sự tham gia của các chủ thể tư vào cơ chế giải
26


11
Mục tiêu cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm đạt được
một giải pháp tích cực cho hai bên trong tranh chấp, vì vậy việc tìm kiếm các giải pháp
để chấm dứt tranh chấp mà hai bên cùng có lợi , đồng thời phù hợp với điều khoản của
WTO là một trong những nguyên tắc quan trọng. Nếu không đạt được một giải pháp mà
các bên tranh chấp cùng nhất trí, thì cơ chế giải quyết tranh chấp thường cố gắng hướng
đến việc thu hồi những biện pháp có liên quan nếu những biện pháp này bị đánh giá là
không tương thích với những quy định trong bất kỳ hiệp định đa biên hay nhiều bên nào
được viện dẫn. Ở phạm vi rộng hơn, cơ chế này còn hướng đến cung cấp các thủ tục
mang tính đa phương để giải quyết tranh chấp29, thay cho các hành vi đơn phương của
các Thành viên trong khuôn khổ của GATT năm 1947, vốn bị đánh giá là gây ra bất
công, trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các quy tắc thương mại quốc tế.
Chính vì vậy, khi tham gia vào việc giải quyết tranh chấp theo DSU, các bên
trước hết cần phải tiến hành tham vấn với nhau. Đây là một thủ tục bắt buộc, xuất phát
từ mục đích khuyến khích các Thành viên có thể tự động rút bỏ những biện pháp

thương mại gây tranh cãi, cùng với ưu điểm rút ngắn thời gian giải quyết mà không cần
phải tiến hành các quy trình xét xử tranh tụng được quy định về sau.
Nếu việc tham vấn giữa các bên thất bại, nguyên đơn có thể yêu cầu DSB thành
lập một Ban hội thẩm để tiến hành xử lý khiếu kiện. Nếu một bên không đồng ý với
quyết định do Ban hội thẩm đưa ra thì sẽ có quyền kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm
(Appellate Body, AB). Khi đó phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm sẽ là phán quyết cuối
cùng và buộc các bên tranh chấp phải thi hành sau khi đã được DSB thông qua trên cơ
sở nguyên tắc đồng thuận nghịch.
Các báo cáo của Ban hội thẩm/Cơ quan Phúc thẩm đã được DSB thông qua có
giá trị bắt buộc và được DSB giám sát thi hành. Nếu bên thua kiện không thi hành hoặc
thi hành không đúng với các khuyến nghị được đưa ra, bên thắng kiện có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại hoặc đề nghị DSB cho phép sử dụng biện pháp trả đũa với mức độ
tương đương với thiệt hại do hành vi vi phạm của bên kia gây ra.
1.2.2. Một số đặc trưng của DSU thúc đẩy sự phối hợp của các chủ thể có
quyền và nghĩa vụ liên quan trong giải quyết tranh chấp tại WTO
Sự phối hợp là yếu tố quan trọng được sử dụng hiệu quả trong khuôn khổ WTO.
Không một cơ quan chính phủ nào có thể tự mình giải quyết được toàn bộ các vấn đề
phát sinh tại tổ chức này trong đó có vấn đề về giải quyết tranh chấp30. Cùng với sự
quyết tranh chấp của WTO và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại
Thương, 2016, tr. 4.
29
Xem điều 23 của DSU; Simon Klopschinski, “The WTOs DSU Article 23 as Guiding Principle for the
Systemic Interpretation of International Investment Agreements in the Light of TRIPs”, Journal of International
Economic Law, 2016, vol. 19, no. 1, tr. 211-239.
30
ICTSD (a), Coordinating trade litigation, 2013, tr. 2. Xem thêm tại: default/
files/research/2013/04/coordinating-trade-litigation1.pdf.


12

phức tạp ngày càng tăng của các tranh chấp theo thời gian, các tranh chấp không chỉ
ảnh hưởng riêng biệt đến một ngành, nghề nhất định, do vậy sự phối hợp không chỉ giới
hạn trong các cơ quan chính phủ mà còn đòi hỏi đến những chủ thể có liên quan khác
như doanh nghiệp, hiệp hội hay các tổ chức xã hội, học giả để giải quyết vấn đề một các
hiệu quả. Hơn thế nữa, sự phối hợp của các chủ thể trong quá trình giải quyết tranh
chấp tại WTO được phát sinh cũng là do những đặc điểm nổi trội, riêng biệt của cơ chế
giải quyết tranh chấp này. Có thể kể đến một số đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, đây là cơ chế giải quyết tranh chấp dành cho các Thành viên của
WTO. Theo các quy định tại Điều 2.1, Điều 4.11, Điều 10, Điều 17.4 của DSU, chỉ các
bên có tranh chấp cũng như các bên có quyền lợi liên quan có thể tham gia vào các giai
đoạn giải quyết tranh chấp theo DSU. Các bên này đều được chỉ rõ phải là các Thành
viên của WTO. Vì vậy, khi bị áp đặt những biện pháp bất lợi từ phía một Thành viên,
các chủ thể tư như doanh nghiệp, hiệp hội hay tổ chức phi chính phủ… không thể khởi
kiện trực tiếp Thành viên đó lên DSB. Họ không có con đường nào khác ngoài việc
phải liên hệ thông qua chính phủ của mình (cũng là Thành viên của WTO) để có thể
đấu tranh bảo vệ quyền lợi theo cơ chế của DSU.
Thứ hai, việc ràng buộc rõ ràng về thời gian trong mỗi giai đoạn xét xử là một
ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO vì ngăn chặn được sự kéo dài quá
lâu của các vụ kiện. Ví dụ thời hạn dành cho tham vấn là 60 ngày (Điều 4.3), thời gian
để Ban hội thẩm đưa ra báo cáo là 6 tháng (3 tháng nếu là trường hợp khẩn cấp, Điều
12.9 DSU). Thông thường một tranh chấp sẽ có kết quả sau khoảng 12 tháng nếu không
có kháng cáo và có thể rút ngắn hơn nữa trong trường hợp khẩn cấp31. Do vậy, các
Thành viên đều cần nguồn nhân lực, vật lực rất lớn để có thể cung cấp đầy đủ những
bằng chứng, thông tin, bản trả lời… nhằm kịp thời hạn trong từng bước của quá trình
giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, tuân thủ theo phán quyết và các quy tắc của DSB là yêu cầu bắt buộc
đối với Thành viên thua kiện, đồng thời việc DSU đưa ra các quy định cho phép theo
dõi và giám sát việc thực thi phán quyết đã giúp cơ chế đảm bảo tính hiệu quả của việc
giải quyết tranh chấp. Nếu trong một thời hạn hợp lý, khuyến nghị và phán quyết chưa
được thi hành, bên thắng kiện có thể yêu cầu bồi thường hoặc sử dụng biện pháp trả

đũa32. Chính vì thế, điều này đã giúp các chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của
mỗi Thành viên có nhiều động lực hơn trong việc sử dụng cơ chế để giải quyết tranh
chấp và bảo vệ các lợi ích thương mại của mình.
Tuy nhiên, thủ tục giải quyết tranh chấp của DSU là thủ tục kín. Trong các giai
đoạn của quy trình giải quyết tranh chấp, DSU đều đưa ra các quy định về nguyên tắc bí
31
32

GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình Pháp luật thương mại quốc tế, NXB Lao động, 2012, tr. 325-326.
GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, tlđd, tr. 326.


13
mật. Ví dụ: Điều 4.6 về “Tham vấn” quy định “quá trình tham vấn phải được giữ bí
mật …”; “Thủ tục làm việc” của Ban hội thẩm cũng đã chỉ rõ: “Ban hội thẩm phải họp
kín. Các bên có tranh chấp, và những bên có quan tâm, phải có mặt tại các buổi họp
chỉ khi được ban hội thẩm mời có mặt”. Qua đó có thể thấy rằng, theo cơ chế xét xử
của mình, DSU không tạo điều kiện cho các chủ thể tư được tham gia các phiên họp
trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này hạn chế việc tiếp cận thông tin của
nhóm chủ thể tư, trong đó có những chủ thể có quyền lợi trực tiếp liên quan tới vụ việc
được xét xử. Đây cũng là lý do đòi hỏi phải có một cơ chế để có thể giúp những chủ thể
này “danh chính ngôn thuận” tham gia vào giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
1.2.3. Các yếu tố của cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO
1.2.3.1. Chủ thể tham gia
Sự phối hợp trong giải quyết tranh chấp nói chung đều được thực hiện bởi những
chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến những mâu thuẫn, xung đột đó. Do vậy,
trong khuôn khổ của WTO, chủ thể của cơ chế phối hợp có thể bao gồm những người
có quyền và lợi ích liên quan được một trong hai bên tranh chấp (nguyên đơn hoặc bị
đơn) huy động cùng tham gia giải quyết tranh chấp. Xét theo tính chất, các chủ thể
tham gia sẽ được phân loại theo hai nhóm cơ bản: chủ thể công và chủ thể tư.

a. Chủ thể công
DSU được tạo ra nhằm mục đích tạo một hành lang pháp lý để giải quyết tranh
chấp giữa các Thành viên của WTO33. Chính vì thế, để giải quyết các xung đột trước
DSB thì chỉ có chủ thể là Thành viên mới có quyền và nghĩa vụ được tham gia trực tiếp
vào các vụ tranh chấp. Những Thành viên này là bao gồm: Quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ
chức quốc tế liên chính phủ34. Đối với một tranh chấp cụ thể, họ có quyền tham gia với
tư cách là nguyên đơn, bị đơn, hoặc bên thứ ba35. Đây là những chủ thể cơ bản, mang
tính chất quyết định với vai trò như một đầu tàu dẫn đường cho các chủ thể khác tham
gia vào quá trình giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, các Thành viên WTO tham gia vào một tranh chấp nhất định trên cơ
sở việc chỉ định một cơ quan nhà nước làm đại diện. Cơ quan này, có thể là một cơ

33
World Trade Organization (c), “Participation in dispute settlement proceedings”, xem tại: https://ww
w.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/disp_settlement_cbt_e/c9s1p1e.htm#fnt1 (truy cập ngày 03/07/2016).
34
Điều XII, Hiệp định Marrakesh năm 1994 về Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới quy định:
“1. Bất kỳ một quốc gia nào hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt nào hoàn toàn tự chủ trong việc
điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định này và các Hiệp định
Thương mại Đa biên đều có thể gia nhập Hiệp định này theo các điều khoản đã thoả thuận giữa quốc gia hay
vùng lãnh thổ thuế quan đó với WTO. Việc gia nhập đó cũng sẽ áp dụng cho Hiệp định này và các Hiệp định
Thương mại Đa biên kèm theo.
2. Quyết định về việc gia nhập sẽ do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra. Thoả thuận về những điều khoản gia
nhập sẽ được thông qua nếu 2/3 số Thành viên của WTO chấp nhận tại Hội nghị Bộ trưởng.”
35
Điều 1.1, 4, 10 DSU.


14
quan ở trong nước hoặc có thể là phái đoàn thường trực của Thành viên đó tại WTO,

thực hiện chức năng đại diện pháp lý và là cơ quan đầu mối tham gia vào các quy trình,
thủ tục của quá trình giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cơ quan đầu mối không
phải là phái đoàn thường trực tại WTO, cơ quan đầu mối trong nước sẽ phải kết hợp
chặt chẽ với phái đoàn thường trực tại WTO để thu thập thông tin có được từ hoạt động
của phái đoàn ở Genève.
Đối với những tranh chấp phức tạp, mang tính chất kỹ thuật hoặc liên quan đến
nhiều ngành nghề, cơ quan đầu mối, theo cơ chế phối hợp, sẽ kết hợp với các cơ quan
quản lý nhà nước khác có liên quan, để cùng thảo luận và tìm ra phương án giải quyết
thỏa đáng tranh chấp phát sinh.
b. Chủ thể tư
Mặc dù có thể có quyền lợi bị ảnh hưởng trực tiếp từ các phán quyết của DSB,
các chủ thể tư (như: các doanh nghiệp, các công ty đa quốc gia, các hiệp hội thương mại
hay ngành nghề...) lại không có “tiếng nói” trực tiếp trong việc giải quyết tranh chấp tại
WTO. Bản thân DSU cũng không có quy định cụ thể về việc các chủ thể tư có thể tham
gia vào quá trình giải quyết tranh chấp của DSB, ngoại trừ khả năng được cung cấp tài
liệu liên quan khi có yêu cầu từ phía Ban hội thẩm hay Cơ quan Phúc thẩm36.
Từ đó, có thể thấy được rằng, xét về mặt quyền lợi và nghĩa vụ, cũng như khả
năng tham gia vào các tranh chấp của WTO theo DSU, các chủ thể này chỉ được nhắc
đến với vai trò là bên hỗ trợ thông tin mà không được chủ động đưa ra những luận điểm
và yêu cầu trước cơ quan xét xử để bảo vệ quyền lợi của mình ngay cả khi quyền lợi đó
bị ảnh hưởng bởi các biện pháp bị khiếu kiện.
Định nghĩa đơn giản nhất về chủ thể tư là tất cả những chủ thể mà không mang
tính chất nhà nước. Ngoài ra, khái niệm “chủ thể tư” đã được định nghĩa trong nhiều tài
liệu như trong Điều 6.1.c Hiệp định Cotounou về hợp tác thương mại giữa Liên minh
châu Âu (European Union, EU) và các nước châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương
(ACP)37; Từ điển khoa học xã hội của tác giả Craig Calhoun38; trong bài viết “Non-state
World Trade Organization (d), “Understanding on rules and procedures governing the settlement of
disputes – Annex 2 of the WTO Agreement”, 1994, xem tại: />e/dsu_e.htm (truy cập ngày 27/07/2016); Điều 13 DSU; Appellate Body, Working procedures for appellate review,
World Trade Organization, Geneva, 1996, Điều 16(1).
37

“Article 6. Definition.
1. The actors of cooperation will include:
c) Non-state
- Private sector;
- Economic and social partners, including trade union organisations;
- Civil Society in all its forms according to national characteristics.”
Xem
tại:
(ngày truy cập 30/7/2016).
38
Craig Calhoun, Dictionary of the Social Sciences, Oxford University Press, Oxford, 2002, tr. 338.
Nguyên văn tiếng Anh: “A broad category of actors in global politics who represent interests and exert
influence on issues but who do not exhibit the distinguishing STATE characteristics of legal sovereignty and
36


15
Actors, Fragmentation, and Conflict Processes” (tạm dịch: “Chủ thể tư, phân mảnh, và
quá trình xung đột”) của tác giả Wendy Pearlman, Kathleen Gallagher Cunningham39.
Tuy nhiên, trong mỗi tài liệu, khái niệm này lại được nhìn nhận không hoàn toàn giống
nhau. Vì vậy, trong phạm vi bài viết, khái niệm “chủ thể tư” được hiểu là nhóm bao
gồm các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội bị ảnh hưởng khi tranh chấp thương mại quốc tế
xảy ra, cụ thể là các ngành công nghiệp (doanh nghiệp, hiệp hội) đối với nước xuất
khẩu, đối tác kinh doanh với nước nhập khẩu.
Về mặt lý thuyết, các tranh chấp tại WTO là các tranh chấp giữa các chính phủ.
Trên thực tế, ẩn sau mỗi tranh chấp này là những xung đột, mâu thuẫn lợi ích giữa các
doanh nghiệp. Xuất phát từ các hoạt động thương mại mang tính quốc tế của mình, các
doanh nghiệp hàng ngày sống với các luật lệ của thương mại quốc tế, sống với các quy
định pháp luật, thực tiễn hành chính của các chính phủ nước ngoài. Trong đại đa số các
trường hợp, chính họ là những chủ thể phát hiện ra những biện pháp bảo hộ, những

hành vi vi phạm của chính phủ nước ngoài và yêu cầu chính phủ của họ can thiệp để đối
phó với các vi phạm đó khi cần thiết. Do vậy các chính phủ cần phải phối hợp với các
chủ thể tư để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ, đúng đắn khi tham gia giải quyết tranh
chấp40.
Các doanh nghiệp, hiệp hội có thể cung cấp thông tin chi tiết về những biện pháp
thương mại đang được áp dụng vì họ chính là những người gánh chịu những hậu quả
của biện pháp đó. Vì vậy, chính phủ cần làm việc và kết hợp mật thiết với những chủ
thể tư có liên quan và trong phạm vi nhất định, cố gắng đạt được sự đồng thuận với chủ
thể tư chính, quan trọng trước khi bắt đầu giải quyết vụ tranh chấp. Thêm vào đó, sự gia
tăng phức tạp trong tranh chấp tại WTO thúc đẩy chính phủ cần có một đơn vị có thể
tương tác với các chủ thể tư và các cơ quan nhà nước khác về các vấn đề pháp lý được
thảo luận trong tranh chấp cũng như các hệ quả có thể xảy ra.
c. Chủ thể khác
Những chủ thể này không mang tính chất nhà nước, cũng không chịu tác động
trực tiếp đến quyền lợi kinh tế khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột về thương mại quốc tế,
nhưng họ cũng đóng một vai trò hỗ trợ khi các chủ thể khác yêu cầu giúp đỡ. Có thể kể
đến một số ví dụ như các tổ chức phi chính phủ, công ty luật, hay các viện nghiên cứu,
các học giả, thậm chí là cả truyền thông trong nước và nước ngoài.

control of territory and people. This includes various INTERNATIONAL ORGANIZATIONS such as the United
Nations and the North Atlantic Treaty (NATO), many private multinational corporations, mercenary armies, and
myriad NONGOVERNMENTAL ORGANIZATIONS (NGOs)”.
39
Wendy Pearlman, Kathleen Gallagher Cunningham, “Non-state Actors, Fragmentation, and Conflict
Processes”, Journal of Conflict Resolution, 2012, vol. 56, tr. 3. Nguyên văn tiếng Anh: “a nonstate actor as an
organized political actor not directly connected to the state but pursing aims that affect vital state interests.”
40
Nguyễn Tiến Vinh, tlđd, tr. 126.



16
Như vậy, có rất nhiều các chủ thể có vai trò trong quá trình giải quyết tranh chấp
thương mại tại WTO. Vấn đề cuối cùng chỉ là phải tìm ra cách sử dụng thật hiệu quả
các nhân tố này.
1.2.3.2. Nội dung của cơ chế phối hợp
Cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tến nói chung và
tại WTO nói riêng bao gồm hai khía cạnh chính: cơ chế phối hợp nội bộ và cơ chế phối
hợp với bên ngoài. Khía cạnh nội bộ tập trung vào sự phối hợp giải quyết giữa các bộ,
ngành, cơ quan khác thuộc chính phủ như: Bộ phụ trách về thương mại, bộ phụ trách về
ngoại giao, bộ phụ trách về nông nghiệp đối với các tranh chấp về nông nghiệp, bộ phụ
trách về công nghiệp đối với các tranh chấp có liên quan đến các sản phẩm công
nghiệp… Ngược lại, sự phối hợp bên ngoài chủ yếu nhấn mạnh vào vai trò của các chủ
thể khác nằm ngoài chính phủ như: các ngành công nghiệp (doanh nghiệp, hiệp hội), tổ
chức phi chính phủ hay thậm chí có thể là các quốc gia khác41.
d. Cơ chế phối hợp nội bộ
Cơ chế phối hợp nội bộ thường phải chỉ rõ cơ quan đầu mối và sự phối hợp liên
cơ quan nhà nước (giữa cơ quan đầu mối với các cơ quan khác).
i. Cơ quan đầu mối
Xét theo vị trí địa lý, các chủ thể trong cơ chế phối hợp nội bộ tập trung tại hai
địa điểm khác nhau, một là tại nước sở tại, hai là tại Genève – trụ sở của WTO. Do vậy,
tại mỗi địa điểm cần thiết một cơ quan đầu mối thực hiện công việc dẫn dắt, điều phối
hoạt động của những chủ thể khác của cơ chế phối hợp.
Tại nước sở tại, với mục đích đưa ra quan điểm rõ ràng trong quá trình giải quyết
tranh chấp, có ba cách thức để tạo ra đầu mối trong quá trình giải quyết tranh chấp này.
Đó là: (1) thành lập một đơn vị chuyên môn phụ trách các vấn đề liên quan đến các
tranh chấp tại WTO trong cơ quan chịu trách nhiệm chung về WTO 42 (ví dụ: Bộ
Thương mại, Bộ Ngoại giao); (2) thành lập một cơ quan pháp luật riêng biệt đến từ các
cơ quan chịu trách nhiệm về WTO43 (ví dụ: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp); (3) kết hợp cả
cách thức trên, cơ quan quản lý các vấn đề chung liên quan đến WTO có thể phối hợp
cùng đơn vị chuyên môn của cơ quan khác để giải quyết tranh chấp44. Tùy từng tranh

chấp hoặc quan điểm, mỗi quốc gia sẽ chọn ra cách thức phù hợp nhất.
Tại trụ sở của WTO, phái đoàn thường trực tại Genève của các Thành viên WTO
cũng là một đầu mối quan trọng45. Phái đoàn có vai trò như một “tiền trạm”, chịu các
trách nhiệm về việc thu thập thông tin, các chứng cứ và báo cáo lại về cho cơ quan
41

ICTSD (b), Practical Considerations In Managing Trade Dispute, 2013, tr. 11. Bản online có tại:
/>42
Như các nước: Argentina, Brazil, China. Xem tại tại ICTSD (b), tlđd, tr. 11.
43
Như các nước: Kenya, Malaysia, Singapore. Thông tin tại ICTSD (b), tlđd, tr. 11.
44
Ví dụ: Ấn Độ, Thái Lan. Xem tại ICTSD (b), tlđd, tr. 11.
45
ICTSD (b), tlđd, tr. 11.


17
nước sở tại đồng thời tống đạt tài liệu, văn bản của cơ quan nhà nước sở tại lên WTO.
Phái đoàn cũng như một cơ quan nhận biết và đánh giá các hành động của chính phủ
nước khác và thông tin lại về cho chính phủ nước mình để hiểu rõ hơn về tình thế tại
Genève trong bất kỳ các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp.
ii. Phối hợp liên cơ quan nhà nước
Nội dung mỗi vụ tranh chấp tại WTO luôn chứa đựng đồng thời những vấn đề
kinh tế - thương mại, ngoại giao và những vấn đề pháp lý. Ngoài ra, một vụ tranh chấp
cụ thể còn có thể liên quan đến một hoặc nhiều các vấn đề mang tính chất phi thương
mại khác như vấn đề môi trường, văn hoá, y tế, lao động - việc làm…46 Bên cạnh đó,
rất nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển tuy đã thành lập cơ quan đầu
mối nhưng lại thiếu sự phối hợp giữa cơ quan đầu mối với các cơ quan nhà nước khác
có liên quan đến tranh chấp trong tất cả các vấn đề như trao đổi, đối chiếu, so sánh các

thông tin giữa các cơ quan hoặc phân công trách nhiệm theo từng khía cạnh của tranh
chấp. Thiếu sự phối hợp này chính là tác nhân cản trở việc chuẩn bị tốt cho quá trình
giải quyết tranh chấp47.
Sự phối hợp giữa các bộ ngành, cơ quan nhà nước phải được đảm bảo trong tất
cả các giai đoạn, từ quyết định khởi động vụ kiện, xây dựng hồ sơ, tổ chức đàm phán,
tham vấn đến theo đuổi các quy trình tố tụng, thực hiện, theo dõi việc thực hiện báo cáo
giải quyết tranh chấp. Mối quan hệ phối hợp, hợp tác này được thể hiện trên hai trục
chính: mối quan hệ của cơ quan đầu mối tại nước sở tại đối với các cơ quan nhà nước
khác và mối quan hệ giữa cơ quan đầu mối tại nước sở tại và phái đoàn thường trực tại
Genève. Trong một vụ tranh chấp cụ thể, sự thiếu thống nhất trong quan điểm, thiếu
phối hợp trong hành động của các cơ quan này cũng có thể dẫn đến sự chậm trễ, thậm
chí bỏ lỡ cơ hội chiến thắng trong quá trình giải quyết.
Thực tế, mỗi quốc gia tự xây dựng cho mình một cách giải quyết riêng biệt có
thể được pháp điển hóa hoặc không. Có thể kể đến trường hợp Brazil xây dựng Phòng
Thương mại Quốc tế (The Chamber of Foreign Commerce) với đội ngũ cán bộ, nhân
viên đến từ 6-7 bộ, ngành chịu ảnh hưởng bởi thương mại quốc tế, giữ vai trò quyết
định việc tiếp tục hay không tiếp tục trong giải quyết tranh chấp48. Còn như Trung
Quốc49, Liên minh châu Âu50, Hoa Kỳ51 chọn cách thành lập hoặc quy định cụ thể
Nguyễn Tiến Vinh, tlđd, tr.125.
ICTSD (b),tlđd, tr.12.
48
ICTSD (b), tlđd, tr.11; Gregory Shaffer, Michelle Ratton Sanchez & Barbara Rosenberg, “Brazil’s
Response to the Judicialized WTO Regime: Strengthening the State through Diffusing Expertise”, 2006, tr. 25-26,
xem tại: eningthe-state-through-diffusing-expertise.pdf (truy cập ngày 20/07/2016).
49
Bộ Thương mại Trung Quốc (Ministry Of Commerce People’s Republic of China). Website: http://eng
lish.mofcom.gov.cn/
50
Ủy ban châu Âu (Europe Comission). Website: />51
Đại diện thương mại Hoa Kỳ (United State Trade Representative). Website: />46

47


18
nhiệm vụ cho một cơ quan thuộc chính phủ, tại đó các doanh nghiệp, hiệp hội có thể
giải trình trực tiếp về vấn đề đang tranh chấp.
b. Cơ chế phối hợp bên ngoài
Cơ chế phối hợp bên ngoài thể hiện sự kết hợp giữa cơ quan đầu mối với các chủ
thể tư hoặc chủ thể khác có liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Cụ
thể:
i. Cơ chế phối hợp với các chủ thể tư có thể bị ảnh hưởng từ vụ tranh chấp
Hiệp hội, doanh nghiệp là những chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp thông qua
biện pháp thương mại, do vậy, họ là những chủ thể đầu tiên đặt vấn đề việc có hay
không một tranh chấp thương mại. Chính vì thế, để phát hiện sớm tranh chấp, doanh
nghiệp, hiệp hội cần được trao quyền đệ trình yêu cầu giải quyết lên cơ quan đầu mối
xem xét và quyết định. Như đã trình bày ở trên, một cơ quan đầu mối này ngoài việc
nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp, còn có nghĩa vụ liên lạc với các chủ thể tư để chỉ
đạo giải quyết xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp (nếu có). Điều này sẽ đảm bảo
có một cách tiếp cận hài hòa để đối phó với các khiếu kiện.
Chính phủ tương tác với các chủ thể tư trong việc thu thập và phổ biến thông tin
vì các chủ thể tư nhiều khi không biết, hoặc chưa có mối quan tâm đến các biện pháp
thương mại được thực thi. Khi có sự tương tác, chính phủ sẽ được thông tin một cách
nhanh chóng về những ảnh hưởng của biện pháp thương mại đã được áp dụng lên
ngành công nghiệp trong nước, từ đó đưa ra được phương hướng giúp hạn chế được sự
leo thang của các vấn đề thương mại.
Bên cạnh đó, vấn đề tài chính luôn luôn được đặt ra trong quá trình giải quyết
tranh chấp. Một vụ tranh chấp tại WTO chi phí không hề nhỏ, lên tới 500.000 USD tính
đến thời điểm báo cáo giải quyết tranh chấp được thông qua, chưa kể đến vụ việc phức
tạp52, do vậy, chính phủ cần đến sự san sẻ chi phí đến từ phía các doanh nghiệp, hiệp
hội.

Nhìn chung, xu hướng hiện nay, vai trò của các chủ thể tư trong một tranh chấp
thương mại quốc tế ngày càng được nhấn mạnh. Họ là đối tác của chính phủ, cung cấp
chứng cứ, lập luận pháp lý cho các cơ quan của chính phủ để theo đuổi vụ kiện đồng
thời đóng góp cùng nhà nước nguồn kinh phí, giới thiệu và cung cấp nguồn nhân lực
chuyên gia, tư vấn và luật sư.
ii. Cơ chế huy động nguồn lực từ các chủ thể khác cho quá trình giải quyết tranh
chấp
Xét về mặt bản chất, các tranh chấp phát sinh tại WTO là những tranh chấp có
tính song phương, dù được giải quyết bởi một cơ chế tính đa phương. Các quyết định
giải quyết tranh chấp của DSB chỉ ràng buộc đối với các bên tham gia tranh chấp.
52

Nguyễn Tiến Vinh, tlđd, tr. 122.


×