Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

TÁC ĐỘNG của tín DỤNG VI mô đối với hộ NGHÈO tại VIỆT NAM GIAI đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.12 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


́H

HÀ THỊ PHI HƯỜNG


́



ho

̣c

Ki

nh

TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐỐI VỚI HỘNGHÈO
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014

Đ

ại

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10


ươ

̀ng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Tr

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN HỮU TUẤN

THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông


́

tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Luận văn không sao chép bất


́H

kỳ một công trình nghiên cứu nào.

ho


̣c

Ki

nh

Tác giả luận văn

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

HÀ THỊ PHI HƯỜNG

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động
viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Hữu Tuấn, Phó Khoa
Trưởng Khoa Du lịch, Đại học Huế, là người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã tận



́

tâm trong việc hướng dẫn tôi suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện


́H

giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, đã hỗ trợ và cung cấp cho tôi những tư liệu
quý báu liên quan đến luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
TS. Phạm Thị Thanh Xuân, giảng viên đã có những lời khuyên, góp ý cho tôi trong

nh

thời gian nghiên cứu

Ki

Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo các khoa chuyên ngành, phòng
Sau Đại học, trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, động viên

ho

̣c

tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tuy có nhiều cố gắng nhưng một vài lý do khách quan, chủ quan...nên luận


ại

văn vẫn còn những bất cập là điều không thể tránh khỏi.Kính mong quý thầy cô

hoàn thiện hơn.

Đ

giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp tiếp tục đóng góp những ý kiến để đề tài được

ươ

̀ng

Trân trọng cảm ơn.

Tr

Tác giả luận văn

Hà Thị Phi Hường

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: HÀ THỊ PHI HƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế


Định hướng đào tạo: Ứng dụng

Mã số

Niên khoá

: 60 34 04 10

: 2015-2017

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS TRẦN HỮU TUẤN


́

Tên đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014


́H

Mục đích và Đối tượng nghiên cứu:

-Mục đích nghiên cứucủa nghiên cứu này là làm rõ mối quan hệ giữa tín dụng vi
mô và đời sống của các hộ nghèo trong giai đoạn 2012-2014 từ đó đề ra những biện pháp

nh

nâng cao hiệu quả tín dụng vi mô cho việc xóa đói giảm nghèo tại vùng miền này.
-Đối tượng nghiên cứu là: Tín dụng vi mô và tác động của nó đến thu nhập và chi


Ki

tiêu của các hộ gia đình nghèo có tham gia các chương trình tín dụng vi mô tại Việt Nam
-Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:

ho

̣c

-Phương pháp thu thập số liệu.

-Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.

ại

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đ

-Phương pháp so sánh tương đối tuyệt đối và phương pháp diễn giải, quy nạp
Các kết quả nghiên cứu chính và Kết luận:

̀ng

- Đánh giá sự tác động tích cực của tín dụng vi mô lên cả thu nhập lẫn chi

tiêu trung bình của các hộ vay vốn.

ươ


- Phân tích sự cần thiết cũng như khó khăn trong việc phát triển một cách

Tr

hiệu quả tín dụng vi mô tại Việt Nam hiện nay
Kết luận: Luận văn đã đánh giá lại tác động của tín dụng vi mô đối hộ nghèo

tại Việt Nam giai đoạn 2012-2014 dựa trên mô hình DID cho ra những kết quả tích
cực về loại hình tài chính dành cho hộ nghèo; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao,
mở rộng và hỗ trợ phát triển tín dụng vi mô tại Việt Nam trong tương lai.
Tác giả luận văn

iii


Hà Thị Phi Hường
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
: Mục tiêu quốc gia

NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân

TDVM


: Tín dụng vi mô

NH

: Ngân hàng

CTTDVM

: Chương trình tín dụng vi mô

NN& PTNT

: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

NHNg

: Ngân hàng phục vụ người nghèo

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

QTDND

: Quỹ tín dụng nhân dân

ADB

: Ngân hàng Phát triển Á Châu (Tiếng Anh: The Asian Development Bank)


IFAD

: Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (Tiếng anh: International Fund for

̣c

Ki

nh


́H


́

MTQG

ho

Agricultural Development)
: Tổng sản lượng quốc nội (Tiếng Anh: Gross Domestic Product

NGO

: Tổ chức phi chính phủ

VHLSS

: Bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình (Tiếng Anh: Vietnam


Đ

ại

GDP

̀ng

Household Living Standard Survey)

: Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (Vietnam Microfinance
Working Group)

Tr

ươ

VNFWG

iv


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn .................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ..........................................................................................iv



́

Mục lục........................................................................................................................v
Danh mục bảng ....................................................................................................... viii


́H

Danh mục sơ đồ, hình, đồ thị .....................................................................................ix
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1

nh

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2

Ki

3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4

̣c

5. Bố cục ..................................................................................................................5

ho

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................6
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI,


ại

TÍN DỤNG VI MÔ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐỐI VỚI NGƯỜI

Đ

NGHÈO ......................................................................................................................6

̀ng

1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐO LƯỜNG TÌNH TRẠNG ĐÓI, NGHÈO ....................6
1.1.1. Định nghĩa về đói, nghèo ...........................................................................6

ươ

1.1.2. Các thước đo nghèo đói..............................................................................7

1.2. TÍN DỤNG VI MÔ CHO NGƯỜI NGHÈO..................................................16

Tr

1.2.1. Hiểu về tín dụng vi mô .............................................................................16
1.2.2. Đối tượng, mục tiêu và nguyên tắc của tín dụng vi mô ...........................19
1.2.3. Vai trò, tác động của tín dụng vi mô ........................................................22

1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ TÍN DỤNG VI MÔ TRONG
VIỆC GIẢM NGHÈO ...........................................................................................24
1.3.1. Ngân hàng Grameen ở Bang-la-det..........................................................25
1.3.2. Ấn Độ: Liên kết các định chế tài chính và nhóm tương trợ .....................27


v


1.3.3. Bài học kinh nghiệm về tín dụng vi mô tại Việt Nam..............................29
1.4 TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
TÍN DỤNG VI MÔ ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO .........................................................31
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐỐI VỚI HỘ
NGHÈO GIAI ĐOẠN 2012-2014...........................................................................34
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng đói, nghèo của Việt Nam


́

giai đoạn 2012-2014 ..............................................................................................34
2.1.1 Tình kinh tế, xã hội của Việt Nam ............................................................34


́H

2.1.2 Tình hình đói, nghèo tại Việt Nam giai đoạn 2012-2014 .........................36
2.2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG VI MÔ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2012-2014..................................................................................................41

nh

2.2.1. Cấu trúc hệ thống tín dụng vi mô .............................................................41

Ki

2.2.2 Đặc trưng của các tổ chức tín dụng vi mô tiêu biểu..................................41

2.2.3 Khung pháp lý ...........................................................................................46

ho

̣c

2.2.4 Thị phần và lãi suất cho vay trong hoạt động tín dụng vi mô ...................48
2.2.5. Một số kết quả đạt được của hoạt động tín dụng vi mô ...........................49

ại

2.3 Phân tích tác động của tín dụng vi mô đến mức sống hộ nghèo .....................50
2.3.1 Dữ liệu .......................................................................................................50

Đ

2.3.2 Phương pháp phân tích ..............................................................................53

̀ng

2.3.3 Kết quả phân tích tác động của tín dụng vi mô lên thu nhập và chi tiêu hộ
vay vốn ...............................................................................................................56

ươ

2.4. Hạn chế của đề tài...........................................................................................62

Tr

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN


HIỆN DỊCH VỤ TÍN DỤNG VI MÔ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÍN
DỤNG VI MÔ TẠI VIỆT NAM

...................................................................................................................................63
3.1. Định hướng phát triển.....................................................................................63
3.2. Những thuận lợi và khó khănvề hoạt động tín dụng vi mô tại Việt Nam ...............64
3.2.1. Những thuận lợi........................................................................................64
3.2.2. Những khó khăn .......................................................................................65

vi


3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng vi mô tại Việt Nam .................65
3.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực cho các tổ chức
tín dụng hoạt động trong lĩnh vực TDVM .........................................................70
3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các tổ chức
tín dụng...............................................................................................................70
3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người vay vốn..........71


́

3.4. Các đề xuất phát triển thị trường tín dụng vi mô tại Việt Nam ......................73
3.4.1 Hỗ trợ vốn cho tổ chức tín dụng vi mô ở khu vực bán chính thức tham gia


́H

chính thức hóa ....................................................................................................74

3.4.2 Kiểm soát lãi suất ở khu vực phi chính thức và bán chính thức ..............75
3.4.3 Tập trung nhiều hơn vào đối tượng chính của tín dụng vi mô là hộ nghèo

nh

và thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ ...............................................76

Ki

PHẦN 3 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................77
1. KẾT LUẬN........................................................................................................77

ho

̣c

2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82

ại

PHỤ LỤC

Đ

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

̀ng

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

ươ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Tr

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam ......................................................................37
Bảng 2.2: Thị phần và lãi suất cho vay trong hệ thống tín dụng vi mô ở Việt Nam........48
Bảng 2.3: Thống kê khách hàng và doanh số tín dụng vi mô ...................................49
Bảng 2.4: Kỳ vọng dấu..............................................................................................56
Bảng 2.5: Tác động của tín dụng vi mô lên thu nhập ...............................................58

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại


ho

̣c

Ki

nh


́H


́

Bảng 2.6: Tác động của tín dụng vi mô lên chi tiêu hộ vay vốn ..............................60

viii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc hệ thống tín dụng vi mô ở Việt Nam.........................................41
Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ..................................................................34
Hình 2.2: Bản đồ đói, nghèo Việt Nam – tỷ lệ nghèo dựa trên thu nhập..................36
Hình 2.3: Bản đồ đói, nghèo Việt Nam – tỷ lệ hộ dân sống với dưới $2/ngày.........36


́


Đồ thị 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam.....................................................................37

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

nh


́H

Đồ thị 2. 2: Lãi suất cho vay trong hệ thống tín dụng vi mô ở Việt Nam ................48

ix


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con
người, cộng đồng và từ đó, hạn chế sự phát triển của quốc gia. Xóa đói, giảm nghèo
toàn diện và bền vững, vì thế, luôn được xác định là một mục tiêu quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nướcvà được cụ thể hóa thành nhiệm vụ cụ


́

thể trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của quốc gia[10].
25 năm trước, 1990, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế


́H

giới. Đến nay, sau một quá trình áp dụng các biện pháp, triển khai các giải
phápxóa đói giảm nghèo, tỷ lệ đói nghèo giảm mạng từ 60% năm 1990 xuống còn
4,5 % năm 2015 (theo chuẩn nghèo quốc tế là 1,25$/người/ngày PPA2005). Việt

nh

Nam đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng trong việc thực hiện các Mục tiêu

Ki

Phát triển Thiên niên kỷ và đã hoàn thành một số mục tiêu. Một trong những mục
tiêu thành công nhất là mục tiêu xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu

ho

̣c


đói. Việt Nam cũng là nước được đánh giá tốt nhất, tạo hiệu quả trong việc sử
dụng nguồn vay vốn từNgân hàng thế giới cho các hoạt động xóa đói giảm nghèo

ại

(Ngân hàng Thế giới, 2013).

Một trong những công cụ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc

Đ

giảm nghèo và phát triển, đặc biệt là tại khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam

̀ng

là tín dụng vi mô. Chương trình tín dụng vi mô đã được áp dụng hàng chục năm trở
lại đây và đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Nhiều hộ dân nghèo đã tham gia vay

ươ

vốn và thoát khỏi cảnh đói nghèo, ổn định kinh tế, tự chủ trong sản xuất kinh doanh,

Tr

nâng cao thu nhập. Tín dụng vi mô đã mang lại những thành công nhất định trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết những vấn đề mang tính xã hội[9].
Dù thực tiễn đã khẳng định vai trò to lớn của tín dụng vi mô trong công cuộc

xóa đói giảm nghèo nhưng thành tựu của hoạt động này còn nhạt nhòa, hoạt động

tín dụng vi mô còn nhiều mặt hạn chế. Tín dụng vi mô có thực sự là một công cụ
hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo hay không – vẫn là nội dung đang tranh luận giữa
người chính sách và giữa các nghiên cứu. Một số nghiên cứu định lượng đã được

1


triển khai để tìm bằng chứng khoa học về minh chứng về hiệu quả của tín dụng vi
mô, củng cố cho sự phát triển cần thiết của mảng tài chính này trong nền kinh
tếViệt Nam. Tuy nhiên, các bằng chứng tìm được chưa đồng bộ, thậm chí trái chiều.
Trần Thị Thanh Tú và Hoàng Hữu Lợi (2012) [7] khẳng định các khoản cho vay
nhỏ và ngắn dưới 1 năm không có tác động đến thu nhập và chi tiêu của hộ vay vốn
ở Tây Bắc giai đoạn 2010 – 2012. Phan Thị Nữ (2012)[6] khẳng định, tín dụng vi


́

mô đã có tác động tích cực lên phúc lợi của hộ nghèo thông qua tăng chi tiêu cho
đời sống của họ nhưng không có tác động cải thiện thu nhập cho người nghèo.


́H

Cho dù vậy, chúng ta vẫn đang tiếp tục phát triển các chương trình này vì
mục tiêu an sinh xã hội tiến tới phát triển bền vững. Chúng ta đang bước vào những
năm cuối của chương trình hành độngTín dụng vi mô 2011-2020. Đặc biệt đây cũng

nh

đang ở giai đoạn nền kinh tếtiến tới hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Câu hỏi


Ki

về tính hiệu quả của tín dụng vi mô càng càng trở nên cấp thiết cần có câu trả lời rõ
ràng, làm cơ sở để tìm giải pháp thúc đẩy, phát huy hiệu quả hoạt động trong những

ho

̣c

năm về đích này.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài“Tác động của Tín dụng vi mô đối

ại

với hộ nghèo tại Việt Nam giai đoạn 2012-2014”làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đ

Mục tiêu chung của nghiên cứu này là làm rõ mối quan hệ giữa tín dụng vi mô

̀ng

và đời sống của các hộ nghèo trong giai đoạn 2012-2014 từ đó đề ra những biện pháp
nâng cao hiệu quả tín dụng vi mô cho việc xóa đói giảm nghèo tại vùng miền này.

ươ


Mục tiêu cụ thể

Tr

- Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín dụng vi mô và tác động

của nó lên đời sống của hộ nghèo;
- Nghiên cứu thực trạng của hoạt động tín dụng vi mô tại Việt Nam giai đoạn

2012-2014;
- Đánh giá tác động của tín dụng vi mô lên thu nhập và chi tiêu của các hộ
nghèo giai đoạn 2012-2014;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng vi mô và giải pháp mở

2


rộng thị trường tín dụng vi mô cho thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu: Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp, là bộ dữ liệu khảo
sát mức sống dân cư VHLSS thu thập bởi Tổng cục Thống kê, bộ dữ liệu năm 2012
và dữ liệu thu nhập 2014
- Xử lý số liệu: Số liệu sẽ được phân tích với hai công cụ chính:


́

 Thống kê mô tả;
 Mô hình khác biệt trong khác biệt (Difference in difference -DID): là mô



́H

hình cho phép đo lường sự khác biệt trong sự khác biệt hay còn là phương pháp sai
biệt kép. Đây là phương pháp phổ biến trong việc nghiên cứu phân tích hiệu quả tác
động của chính sách kinh tế và xã hội, phương pháp sai biệt kép so sánh nhóm tác

nh

động và đối chứng dựa trên những khác biệt trong kết quả ở từng thời kỳ quan sát.

Ki

Trường hợp nghiên cứu: Tác động của Tín dụng vi mô đối với hộ nghèo.
Có hai nhóm hộ nghèo được nghiên cứu. Nhóm thứ nhất bao gồm các hộ nghèo sử

ho

̣c

dụng tín dụng vi mô kể từ năm T = 0: nhóm bị chi phối (nhóm xử lý). Nhóm thứ hai
xác định hộ nghèo không tham gia vay vốn từ tín dụng vi mô: nhóm không bị chi

ại

phối (nhóm kiểm soát).

Đ

Mô tả ước lượng DID trong bảng như sau:


chính sách, t = 1

Nhóm kiểm soát

Y0[D = 0]

Y1[D = 0]

Y1[D = 0] – Y0[D = 0

Y0[D = 1]

Y1[D = 1]

Y1[D = 1] – Y0[D = 1]

̀ng

chính sách, t = 0

ươ

Trước khi thi hành Sau khi thi hành Khác biệt

Nhóm xử lý

Tr

Khác biệt trong khác biệt (Y1[D – Y0[D = 1]) – (Y1[D = 0] – Y0[D = 0])


3


Kết quả, Y

Y11[D=1]
(Y1[D=1] – Y0[D=1]) – (Y1[D=0] –
Y0[D=0]) = Ước lượng DID


́

Y10[D=1]


́H

Y01[D=0]
Y00[D=0]
T=0

T=1

nh

Mô hình DID

Thời gian,T


Ki

(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2006, Phân tích tác động của chính sách tài chính)

Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp sau:

̣c

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng nhằm tổng hợp các lý luận và

ho

bằng chứng thực tiễn về tín dụng vi mô.

Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm thu thập ý kiến của các chuyên

ại

gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thảo luận về các vấn đề xung quanh tài chính vi

Đ

mô, phục vụ cho các phân tích trong nghiên cứu.

̀ng

Phương pháp so sánh tương đối tuyệt đối và phương pháp diễn giải, quy nạp
logic được sử dụng nhằm xác định mối quan hệ giữa các thông tin, con số, ý kiến từ

ươ


đó tìm điểm thống nhất, điểm phân biệt giữa các nội dung này và quy nạp lại thành
những kết luận có căn cứ cho nghiên cứu này.

Tr

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là tín dụng vi mô và tác động

của nó đến thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình nghèo có tham gia các chương
trình tín dụng vi mô tại Việt Nam


Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian: Bộ dữ liệu được điều tra năm 2012 và 2014

4


Không gian: Thực hiện nghiên cứu trên toàn lãnh thổ Việt Nam

5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói, tín dụng vi mô
và tác động của tín dụng vi mô đối với người nghèo



́

Chương 2: Đánh giá tác động của tín dụng vi mô đới với hộ nghèo tại Việt
Nam giai đoạn 2012-2014


́H

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng vi mô và phát

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

nh

triển thị trường tín dụng vi mô tại Việt Nam


5


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI, TÍN DỤNG
VI MÔVÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐO LƯỜNG TÌNH TRẠNG ĐÓI, NGHÈO


́

1.1.1. Định nghĩa về đói, nghèo

Đói, nghèo là một khái niệm đa chiều vừa dễ và vừa khó để định nghĩa một


́H

cách toàn diện. Có rất nhiều khái niệm về nghèo, đóinhưng,đến nay, phổ biến nhất
là hai khái niệm “ Nghèo tuyệt đối” và “Nghèo tương đối”[4].

nh

 Theo nghĩa tuyệt đối thì nghèo là một trạng thái mà các nhân thiếu những
nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại. Khái niệm này nhằm vào phúc lợi kinh tế tuyệt

Ki

đối của nghười nghèo, tách rời phân phối phúc lợi của xã hội. Điều này có nghĩa là

mức tối thiểu được xác định bằng ranh giới nghèo khổ, ranh giới nghèo khổ phản

ho

̣c

ánh mức độ nghèo khổ của một tầng lớp dân cư nhất định trong thời gian nhất định.
Nó thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế và những chính sách điều chỉnh xã hội

ại

trong các kế hoạch chung và dài hạn của quốc gia. Ranh giới nghèo khổ có thể được

Đ

xếp theo cách tiếp cận “đáp ứng nhu cầu cơ bản” trong đó chỉ rõ mức dinh dưỡng
tối thiểu và những nhu cầu thực phẩm khác.

̀ng

 Theo nghĩa tương đối nghèo là tình trạng thiếu hụt câc nguồn lực của các

ươ

cá nhân hoặc nhóm trong tương quan của các thành viên khác trong xã hội, tức là so
với mức sống tương đối của họ. Như vậy, nghèo tương đối là tình tạng của một bộ

Tr

phận dân cư có mức sống dưới mức trung của cộng đồng tại địa phương xem xét.

Khái niệm này thường được các nhà xã hội học ưa dùng vì nghèo tương đối liên
quan đến sự chênh lệch về những nguồn lực vật chất, nghĩa là về bất bình đẳng
được phân phối trong xã hội. Phương pháp tiếp cận này cho thấy rằng nghèo khổ là
khái niệm thay đổi theo không gian và thời gian, cũng như theo trình độ học vấn và
truyền thống, đây là cách tiếp cận đối nghèo tập trung vào phúc lợi của tỷ lệ dân
nghèo nhất, có tính đến mức phân phối phúc lợi của toàn xã hội. Từ cách hiểu như

6


trên, có thể nhận thấy khái niệm về nghèo tương đối phát triển theo thời gian, tùy
thuộc vào mức sống của xã hội.
Ở Việt Nam, khái niệm nghèo đã được cụ thể hóa thành hai nội dung tương
ứng với hai cấp độ: nghèo và đói.
- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một
sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.


́

phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức


́H

- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo cớ mức sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo như cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ
dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và

nh


thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dột nát, còn thất
học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND)

Ki

Ngày nay, hầu hết các tổ chức quốc tế như NHTG, Liên hiệp quốc đều đã mở
rộng khái niệm đói nghèo, khái niệm này được hiểu gồm các khía cạnh sau[3]:

ho

̣c

 Trước tiên và trên hết là sự khốn cùng về vật chất, được lo lường theo một
tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.

ại

 Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục
và y tế.

Đ

 Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình

̀ng

hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hoặc về sức khỏe.

ươ


 Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo.
Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói:

Tr

“Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc
sống như ăn mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các
quyết định của cộng đồng.”
1.1.2. Các thước đo nghèo đói
Để xác định mức nghèo đói, ta dựa vào 3 yếu tố. Thứ nhất, cần lựa chọn một
tiêu chí nghiên cứu và chỉ số phản ánh phúc lợi. Thứ hai, cần lựa chọn một ngưỡng
nghèo, đó là mức giới hạn mà cá nhân hay hộ gia định nằm dưới mức đó sẽ bị coi là

7


nghèo. Cuối cùng, phải chọn ra một thước đo đói nghèo được sử dụng để phản ánh
cho tổng thể hoặc một nhóm dân cư [3].
1.1.2.1. Xác định chỉ số phúc lợi
Những khía cạnh cơ bản của đói nghèo được phản ánh bằng tiền tệ và phi
tiền tệ, nó được hiểu như sau:
- Khía cạnh tiền tệ: được phản ánh chủ yếu qua mức chi tiêu bình quân đầu


́

người và số liệu về thu nhập, trong đó số liệu về chi tiêu được sử dụng nhiều hơn vì
nó liên quan chặt chẽ đến phúc lợi.



́H

- Khía cạnh phi tiền tệ: được dùng để đo tình trạng thiếu thốn về y tế, giáo
dục, sự kém tự tin, sự bất an. Khía cạnh này dựa trên sự đánh giá chủ quan của các
cá nhân.

nh

1.1.2.2. Lựa chọn và ước tính ngưỡng nghèo

Ki

Ngưỡng nghèo là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không

ho

Có hai ngưỡng nghèo:

̣c

nghèo, nó có thể được tính bằng tiền tệ hoặc phi tiền tệ.

a) Ngưỡng nghèo tuyệt đối

ại

Là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân
hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh, bao gồm hai loại:


Đ

- Ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm: là số tiền cần thiết để mua lương

̀ng

thực, thực phẩm hàng ngày

ươ

- Ngưỡng nghèo chung: là số tiền cần để mua lương thực thực phẩm và cả
pần chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực.

Tr

b) Ngưỡng nghèo tương đối
Đượcxác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước.

Nó phản ánh một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng.
1.1.2.3. Đo đói nghèo
Sau khi xác định được ngưỡng nghèo, có thể tính toán một số thước đo để
mô tả qui mô, độ sâu và độ nghiêm trọng của đói nghèo. Ba thước đo thông dụng
nhất phản ánh các khía cạnh đó lần lượt là chỉ số đếm đầu (hay còn gọi là tỉ lệ đói

8


nghèo), khoảng nghèo và bình phương khoảng nghèo, ba thước đo đó đều có thể
được tính bằng công thức chung như sau:
(


= ∑

Trong đó

)

M: số người nghèo


́

N: Tổng dân số
z: Ngưỡng nghèo


́H

: đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo.

y :mức chi tiêu ( hoặc mức thu nhập) tính trên đầu người.
1.1.3. Chuẩn nghèo của Việt Nam

nh

Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Ki

Kể từ năm 2001, ngưỡng nghèo tính theo Bộ LĐTBXH (Bộ Lao

động,Thương binh và Xã hội) được sử dụng như là ngưỡng nghèo quốc gia. Tất cả

̣c

các hộ gia đình có mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo cấp quốc gia được coi là

ại

quần áo, hàng gia dụng…

ho

nghèo. Ngưỡng nghèo được tính toán trên nhu cầu hàng ngày: lương thực cơ bản,

Từ năm 2011 đến nay, ngưỡng nghèo quốc gia đã được thay đổi ba lần do

̀ng

một lần

Đ

lạm phát, như thể hiện trong bảng dưới đây. Ngưỡng nghèo được thay đổi năm năm

ươ

Sự thay đổi này được dựa trên:
-Tăng trưởng GDP

Tr


-Sự gia tăng của mức lương tối thiểu
-Tăng thu nhập và mức trung bình chi tiêu cho mỗi người.
Bảng 1.1 Ngưỡng nghèo trong giai đoạn 2011-2015
Nông thôn

Thành thị

Thu nhập bình

Thu nhập

Thu nhập bình

Thu nhập

quân theo

bình quân

quân theo

bình quân

9


tháng

theo năm


tháng

theo năm

2001-2005

100

1200

150

1800

2006-2010

200

2400

260

3120

2011-2015

400

4800


500

6000

Nguồn: Quyết định Số: 09/2011/QĐ-TTg

Quyết địnhSố: 09/2011/QĐ-TTg do Thủ tướng chính phủban hành về chuẩn


́

hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:[5]


́H

1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.

2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000

nh

đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.

đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.

Ki


3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000

̣c

4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000

ho

đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2016-2020

ại

Tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

Đ

gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
Tiêu chí về thu nhập, chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000

̀ng

đồng/người/tháng; khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng. Chuẩn cận nghèo

ươ

khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị 1.300.000
đồng/người/tháng. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, bao


Tr

gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: Tiếp cận các dịch
vụ y tế; BHYT; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất
lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà
tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Quyết định cũng quy định rõ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống
trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ

10


đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ
700.000 đồng trở xuống; thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng
đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Thu
nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Thu nhập bình quân


́

đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.


́H

Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng

trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có

nh

thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu

Ki

hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân

ho

̣c

đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Hộ có mức sống trung
bình ở khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000

ại

đồng đến 1.950.000 đồng. Mức chuẩn nghèo trên là căn cứ để đo lường và giám sát
mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là

Đ

cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội;

̀ng


hoạch định các chính sách kinh tế-xã hội khác trong giai đoạn 2016-2020.

ươ

1.1.4. Đặc tính của người nghèo ở Việt Nam

Người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn với

Tr

những khách hàng khác thể hiện :
-

Người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp.

-

Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa

biết mở mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường. Do đó, sản

11


xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và đối tượng
sản xuất kinh doanh thường thay đổi.
- Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của người
nghèo cũng tác động tới nhu cầu tín dụng.
- Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi người nghèo sinh sống đang là trở

ngại, người nghèo thường sinh sống ở những mà cơ sở hạ tầng còn yếu


́

kém.


́H

- Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu
hoặc những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ. Do vậy, mà nhu cầu vốn

1.1.5. Nguyên nhân nghèo đói

nh

thường mang tính thời vụ.

Nghèo đói là hậu quả đan xen của nhiều nhóm các yếu tố, nhưng chung

Ki

quy lại thì có thể chia nguyên nhân đói nghèo của nước ta theo các nhóm sau:

Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân

ho

-


̣c

1.1.5.1. Nhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo
chủ yếu nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém,

ại

làm không đủ ăn, phải đi thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng

Đ

ngày. Có thể nói: Thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển

̀ng

của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo.
-

Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ

ươ

truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống ở
những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, con cái thất

Tr

học… Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí,
không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh

nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh đẫn đến năng xuất thấp, không hiệu quả.
-

Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình

trạng nghèo đói trầm trọng.
-

Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu
hướng tăng lên.
12


- Thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng ;
Mặt khác do hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều người dân bị mất sức
lao động, nhiều phụ nữ bị góa phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ,
khỏe có khả năng đảm nhiệm những công việc nặng nhọc. Gặp những rủi ro trong
cuộc sống, người nghèo thường sống ở những nơi hẻo lánh, xa trung tâm, thời tiết
khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt dịch bệnh…. Cũng chính


́

do thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn mà hàng hóa của
họ sản xuất thường bị bán rẻ (do chi phí giao thông) hoặc không bán được, chất


́H

lượng hàng hóa giảm sút do lưu thông không kịp thời.


1.1.5.2. Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên xã hội.

nh

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp
của các hộ gia đình nghèo. Ở những vùng khí hậu khắc nghiệt : thiên tai, lũ lụt,

Ki

hạn hán, dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hình phức tạp, giao

̣c

thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc không có là những vùng có nhiều

ho

hộ nghèo đói nhất.

1.1.6. Lý thuyết về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập

ại

Có nhiều lý thuyết kinh tế giải thích thu nhập được tạo ra từ đâu và yếu tố

Đ

nào có ảnh hưởng quyết định đến thu nhập của người lao động, hộ gia đình hay các
doanh nghiệp. Lý thuyết sản xuất của trường phái Kinh tế học cổ điển cho rằng có


̀ng

ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập là đất đai, lao động và vốn vật chất.

ươ

Tuy nhiên, các nhà kinh tế học Tân cổ điển cho rằng những yếu tố này chỉ là điểm
đầu của câu chuyện, họ đã đưa ra Lý thuyết vốn nhân lực, Lý thuyết Thu nhập và sự

Tr

phân biệt đối xử, Lý thuyết phát tín hiệu… để giải thích cho nguồn gốc sâu xa của
sự khác biệt về thu nhập giữa các cá nhân. Đó là do những yếu tố như: Đặc thù của
nghề nghiệp, vốn nhân lực, năng lực tự nhiên, trình độ giáo dục, sự phân biệt đối
xử…
Đặc thù của nghề nghiệp: Trong chừng mực nào đó, sự khác nhau về thu
nhập giữa các cá nhân là để đền bù cho những đặc trưng của nghề nghiệp. Với

13


những yếu tố khác không đổi, người lao động thực hiện những công việc nặng nhọc,
nguy hiểm sẽ được trả lương cao hơn những người có công việc dễ dàng, nhẹ
nhàng.
Vốn nhân lực: Là sự tích lũy các khoản đầu tư vào con người. Vốn nhân lực
quan trọng nhất là giáo dục. Đầu tư vào vốn nhân lực làm tăng năng suất lao động

nhập cao hơn những người có mức trang bị vốn nhân lực thấp.



́

vì vậy những người có mức trang bị vốn nhân lực cao hơn sẽ nhận được mức thu


́H

Năng lực tự nhiên: Mỗi người sinh ra có thể có những năng lực bẩm sinh
khác nhau và nỗ lực, cơ hội của mỗi cá nhân để phát triển năng lực đó cũng khác
nhau. Điều này có thể giải thích cho phần lớn sự khác biệt thu nhập giữa mỗi cá

nh

nhân mà những nhân tố khác không giải thích được.

Ki

Lý thuyết về phân biệt đối xử cho rằng một sự khác biệt về tiền lương cũng
có thể do phân biệt chủng tộc, giới tính hoặc một số nhân tố khác. Tuy nhiên, xác

̣c

định mức độ phân biệt là việc làm khó khăn vì người ta loại trừ những khác biệt về

ho

vốn nhân lực và những đặc trưng của công việc.

ại


Lý thuyết phát tín hiệu giáo dục cho rằng những người có trình độ cao

Đ

thường có thu nhập cao hơn không phải do giáo dục làm tăng năng suất lao động mà
do người lao động sử dụng bằng cấp như một tín hiệu để phân biệt người có năng

̀ng

lực cao với những người có năng lực thấp hơn. Người có trình độ cao là những

ươ

người có năng lực bẩm sinh cao hơn vì vậy các doanh nghiệp sẽ thuê họ.
Vốn xã hội (social capital): Vốn xã hội được xem là sự tin cẩn giữa các thành

Tr

viên khác nhau trong cùng một cộng đồng, sự tuân theo lề thói hay phong tục tập
quán của cộng đồng ấy (Bourdieu, 1983). Vốn xã hội có thể tạo thành một yếu tố
sản xuất độc lập. Trên cấp độ vĩ mô, các nghiên cứu thường xem xét vai trò của vốn
xã hội đối với tăng trưởng. Trên cấp độ vi mô, vốn xã hội được xem như là lợi ích
của sự hợp tác và có vai trò quan trọng trong thu nhập của từng cá nhân, hộ gia
đình. Những người có mối quan hệ xã hội tốt, được người khác tin cậy có thể có

14


việc làm tốt hơn, dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực vì vậy có cơ hội nhận thu nhập

cao hơn những người khác.
1.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI
NGHÈO
1.2.1 Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm cũ


́

Tín dụng cho người nghèo là dịch vụ tài chính có tính chất từ thiện, do
chính phủ hay các tổ chức xã hội tài trợ. Ở Châu Âu tín dụng cho người nghèo có từ


́H

thế kỷ 19. Thời chiến tranh thế giới I thì ở Đức có tới 1.4 triệu người nghèo hưởng
lợi từ dịch vụ tài chính này. Ở Ấn Độ thì con số này là 9 triệu vào năm 1946.

nh

Thực tế cho thấy chính phủ phải bỏ tiền rất nhiều vào dịch vụ tài chính này
do: chi phí giao dịch cực cao do nhiều lý do khác nhau. Ví dụ như địa bàn rộng,

Ki

phải quản lý quá nhiều khoản vay nhỏ, và phát sinh hiện tượng xin cho (phải có đút
lót quà cáp cho cán bộ tín dụng thì mới được vay nhanh và nhiều), tỷ lệ thu hồi nợ

ho

̣c


cực thấp (18% ở Bangladesh, 41% ở Ấn Độ).[18]
Đằng sau dịch vụ tài chính cho người nghèo như trên là các quan niệm lạc

ại

hậu:

Đ

+ Kinh doanh tài chính: tín dụng cho người nghèo không có khả năng sinh

̀ng

lời, do người nghèo không biết làm ăn và hay gặp rủi ro trong cuộc sống.
+ Phương pháp giải quyết vấn đề: coi người nghèo là vấn đề mà chính phủ

ươ

phải ra tay giải quyết.

Tr

+ Chi phí quản lý cao: trước đây do trình độ lạc hậu, và phương tiện thông

tin liên lạc còn kém phát triển nên phát sinh nhiều chi phí trong hoạt động và quản
lý.

Qua các quan điểm trên đưa ra các kết luận:


15


×