Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Xây dựng kế hoạch Marketing xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều ra thị trường mỹ cho Công ty TNHH MTVXNK Khang Nguyên Đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.25 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu các
mặt hàng nông sản nổi tiếng như: cà phê, gạo, chè, rau củ quả, nhân hạt điều… ra
thì trường thế giới. Trong những mặt hàng nông sản nêu trên thì sản phẩm nhân hạt
điều hiện cũng đang dần dần được thế giới ưu chuộng và nhập khẩu ngày càng
nhiều hơn. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu nên em quyết định chọn đề tài “Xây
dựng kế hoạch Marketing xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều ra thị trường mỹ
cho Công ty TNHH MTVXNK Khang Nguyên Đạt” đề tìm hiểu và nghiên cứu.

2


*Đối tượng và phạm vụ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến việc Xây dựng kế hoạch Marketing xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều ra thị
trường mỹ cho Công ty TNHH MTVXNK Khang Nguyên Đạt.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ là
Xây dựng kế hoạch Marketing xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều ra thị trường mỹ
cho Công ty TNHH MTVXNK Khang Nguyên Đạt trong thời gian 2 năm từ
2017 đến 2018.
*Mục đích nghiên cứu
Nhằm phát triển thêm nhiều khách hàng ở thị trường Mỹ và tăng doanh thu
cho công ty bên cạnh dó cũng góp phần nâng cao hình ảnh của công ty trên thị
trường quốc tế.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sản phẩm Nhân Hạt Điều.


- Phân tích thực trạng hoạt động của Công ty.
- Kế hoạch Marketing sản phẩm nhân hạt điều cho Công ty.
Giả thuyết khoa học
-

Nếu như kế hoạch marketing sản phẩm nhân hạt điều mà em đề xuất được
vận hành tốt trong thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao hình ảnh và doanh thu
của công ty đang nghiên cứu.

.Phương pháp nghiên cứu : Phướng pháp định tính.

3


NỘI DUNG
Ngoài phần mở đầu và kết luận , Bài tiểu luận được chia thành 3 chương:
CHƯƠNG 1 : NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM NHÂN
HẠT ĐIỀU.
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH MARKETING SẢN PHẨM NHÂN HẠT ĐIỀU
CHO CÔNG TY.
Dù đã rất cố gắng, nhưng do kiến thức của em còn nhiều hạn chế, và thời gian
nghiên cứu khá ngắn. Nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót, do đó em rất
mong được sự góp ý của Thầy để em có thể hoàn thiện được đề tài mình đang
nghiên cứu.

4


CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM NHÂN

HẠT ĐIỀU
1.1. Khái Niệm Hạt điều và Nhân Hạt điều
- Hạt Điều là Quả thực của cây điều, gồm: vỏ cứng, vỏ lụa và nhân hạt điều
- Nhân hạt điều là phần thu được của hạt điều sau khi gia nhiệt, tách vỏ cứng, sấy
khô, bóc vỏ lụa.
1.2. Phân Loại
Sau khi chế biến, nhân điều được tách khỏi vỏ và được phân loại theo kích cỡ, hình
dáng, màu sắc như nhân nguyên (wholes), nhân vỡ dọc (split), nhân bể (brokens),
nhân vụn (butts), nhân vụn sém (scorched butts)… Nhân nguyên sau đó được phân
loại tiếp thành những loại W320, loại W180, loại W450… căn cứ số lượng hạt trên
mỗi pound (tương đương 0,45 kg). Nhân điều được phân thành 23 đến 26 loại
(grades).
1.3. Đặc trưng của ngành nghề
Mùa điều hầu như có quanh năm và tùy theo từng quốc gia mùa điều sẽ tập trung
vào các tháng khác nhau. Dưới đây là bảng tóm tắt mùa điều của một số quốc gia
trên thế giới.
Mùa vụ điều

5


1.4. Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước
Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam khi tham gia vào thị trường xuất khẩu sản
phẩm nhân hạt điều thì thường sẽ chốt giá bán đối với các quốc gia dự định xuất
khẩu chẳng hạn như Mỹ, Anh …nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng
30-40% nhu cầu xuất khẩu và phần còn lại khoảng 60% - 70% sẽ được nhập khẩu từ
các nước Châu Phi và Ấn Độ… vào thời điểm khang hiếm hàng thì nguyên vật liệu
đầu vào tăng cao trong khi đó giá đầu ra rất khó thay đổi dẫn đến tình trạng lỗ cho
các doanh nghiệp Việt Nam => Do đó để có thề hạn chế được rủi ro này thì hiện tại
các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm các đối tác có uy tín ở thị trường nhập

khẩu điều thô tại các nước Châu Phi và Ấn Độ để ký kết hợp đồng lâu dài và bao
tiêu sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn nguyên liệu cũng như
giá cả song song đó hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang liên kết với các
hộ dân trong nước để mở rộng diện tích trồng điều nhằm nâng cao nguồn nguyên
liệu trong nước.

6


Chương 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
2.1 Khái quát về Công ty TNHH MTV XNK Khang Nguyên Đạt
2.1.1 Quá trình hinh thành và phát triển
Công ty được thành lập ngày 27/11/2009 tại địa chỉ Thửa đất số 09, tờ bản
đồ 26, Đại lộ bình dương, Tổ 18B, Khu phố 2, Phường Mỹ phước, Thị Xã Bến Cát,
Tỉnh Bình Dương.
Từ ngày đầu mới thành lập công ty chỉ có khoảng 20 người trong suốt quá
trình kinh doanh hơn 8 năm và không ngừng phát triển thì hiện tại số lượng nhân sự
của công ty đã phát triển lên đến 100 người.
* Lĩnh vực hoạt động : kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều các
loại
* Tầm nhìn: Phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một trong top 10 doanh
nghiệp lớn xuất khẩu nhân hạt điều tại khu vực TX. Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
* Sứ mệnh: Công ty luôn mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và nhân
sự tại công ty.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
GIÁM ĐỐC

P. KẾ TOÁN

P. KINH DOANH


P. XUẤT NHẬP KHẨU

VÀ SẨN XUẤT

Các Nhân viên

Các Nhân viên VIÊNviên

7

Các Nhân viên


2.1.3 Kết quả kinh doanh
Theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 của công ty thì doanh thu của
công ty đạt khoảng 204 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4,4 tỷ đồng. Với tình hình
kinh doanh của Công ty cho đến thời điểm hiện tại là phù hợp với ngành kinh doanh
so với các doanh nghiệp cùng ngành.
2.2 Phân tích môi trường Marketing.
- Phân tích mô hình SWOT

SWOT

Cơ Hội (Opportunities)
O1: Nhu cầu thị trường
hiện tại cao.
O2: Xu hướng giá nhân
hạt điều sẽ tăng.


Thách Thức
( Threats)
T1: Nhiều đối thủ tiềm ẩn
sẽ cạnh tranh với công ty
vì đây là thị trường lớn
tiềm năng
T2: Nguồn nguồn liệu rất

Điểm mạnh (Strengths)

Điểm yếu ( Weakneses)

S1 : Có uy tín trên thị
trường.
S2: Tài chính khá mạnh.
S3: Nhân viên có trình độ
tốt.
S4: Gia đình chủ DN
điều kinh doanh trong
lĩnh vực nhân hạt điều.

W1: Chưa kiểm soát được
nguồn nguyên liệu.
W2: Nghiên cứu và phát
triển còn yếu.
W3: không có kế hoạch
Marketing bài bản.
W4: Hệ thống máy móc
chưa tiên tiến .
W5: Quản trị theo hình

thức gia đình.
Chiến lược W-O
- Kết hợp W3,W4 và O1:
Nên cải thiện máy móc
thiết bị và nâng cao công
tác Marketing để có thể
phát triển thêm khách
hàng vì thị trường vẫn còn
tiềm năng.

Chiến lược S-O
- Kết hợp S1, S5 và O1
Phát huy uy tín và mối
quan hệ gia đình của chủ
Doanh Nghiệp để mở
rộng kí kết nhiều đơn
hàng với đối tác.
- Kết hợp: S2 và O2 :
Do tài chính của công ty
đang khá mạnh có thể
mua hàng dự trữ và sẽ
bán được giá cao do năm
bắt được xu hướng giá
trong thời gian tới.
Chiến lược S-T
- Kết hợp S1, S2, S3, S4
và T1,T3 Phát huy tất cả
thế mạnh hiện tại của
công ty. Để đối thủ có thể
e dè khi muốn tham gia

vào ngành trên địa bàn

8

Chiến lược W-T
- Kết hợp W1 và T2:
Tăng cường công tác liên
kết tạo mối quan hệ với
các đối tác đầu vào để có
thể ổn định được nguồn
nguyên liệu


dễ biến động và thông
công ty đang kinh doanh
thường sẽ tăng gây bất lợi Và gia tăng sứ cạnh tranh
cho công ty.
với các công ty hiện hữu
T3: Số lượng đối thủ cạnh
tranh hiện tại khá lớn
2.3 Những kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại
2.3.1 Những kết quả đạt được:
Hiện tại công ty đang kinh doanh hiệu quả, số lượng nhân công tăng qua các năm.
uy tín và thương hiệu của công ty ngày càng được người biết đến từ trong nước đến
nước ngoài.
2.3.2 Nhưng vấn đề còn tồn tại
Hiện tại công ty chưa kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào, chưa chú trọng
công tác Marketing cho sản phẩm của doanh nghiệp, hệ thống máy móc chưa tiến
tiến nhất và Quản trị theo hình thức gia đình do đó đôi lúc cũng gây ra thất thoát và
lãng phí.


9


Chương 3 : KẾ HOẠCH MARKETING SẢN PHẨM NHÂN HẠT ĐIỀU CHO
CÔNG TY
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển
Chủ yếu là đưa sản phẩm nhân hạt điều ra thị trường Mỹ và được thì trường chấp
nhận, làm tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu nhân hạt điều của công ty ngày
càng vững mạnh.
3.2 Kế hoạch Marketing sản phẩm
3.2.1 Sản phẩm
a) Nhãn hiệu và đặc tính sản phẩm:
Đây là bước đầu trong việc xây dựng hình ảnh trong tâm trí của khách hàng khi
mua sản phẩm của công ty, làm tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu nhân hạt
diều của công ty.
- Tất cả nhân hạt điều của công ty ra thị trường có tên gọi là nhân hạt điều Khang
Nguyên.
- Từ Khang Nguyên gợi ý cho khách hàng Khang (Khang Nguyên Đạt tên công ty)
Còn Nguyên (Nguyên chất đậm đà).
b) Chất lượng sản phẩm
- Là những nhân hạt điều còn nguyên không bị vỡ, vụng và đảm bảo chất lượng
theo tiêu chuẩn xuất khẩu của quốc gia ( Mỹ) mà công ty hướng tới.
c) Bao bì sản phẩm
- Không chỉ để bảo vệ sản phẩm bên trong mà nó còn được xem như một nhu cầu
bổ sung thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng về các thông tin cơ bản:
+ Tên công ty, logo, địa chỉ, số điện thoại
+ Đặc tính, công dụng của sản phẩm, cách bảo quản
+ Ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng
+ Khối lượng của sản phẩm

+…

10


3.2.2 Giá cả
Giá cả hợp lý sẽ nâng cao tính cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp cùng
ngành và cũng là yếu tố quan trọng thứ 2 khi người tiêu dủng quyết định mua sản
phẩm sau yếu tố chất lượng sản phẩm.
a) Khảo sát giá
Công ty sẽ tiến hành thu thập mức giá khoảng 30 - 40 doanh nghiệp trong nước
đang xuất khẩu tại thị trường Mỹ ( thị trường mục tiêu) và dựa vào chi phí sản xuất
hiện tại công ty sẽ ước tính giá bán ra hợp lý để có thể cạnh tranh với các đối thủ
cùng ngành và vẫn đảm bảo lợi nhuận cho công ty.
3.2.3 Phân phối
- Gia tăng kí kết thêm nhiều hợp với các công ty của thị trường Mỹ (thị trường mục
tiêu)
- Thâm do phương thức, cũng như các tiêu chuẩn để có thể cho mặt hàng nhân hạt
điều xuất khẩu trực tiếp đến các siêu thị ở Mỹ thay vì như hiện tại chỉ xuất khẩu
cho các công ty Mỹ.
3.2.4 Xúc tiến
Tăng cường chính sách khuyến mãi và giảm giá cho khách hàng khi mua sản phẩm
với số lượng nhiều và giới thiệu khách hàng mới cho công ty.
3.3 Giải pháp chuyển khai kế hoạch
Cần đầu tư xây dựng dội ngũ Marketing chuyên nghiệp và lên ngân sách tổng
chương trình marketing cũng như lợi ích mang lại từ chương trình này.
3.4 Kiến nghị
Hiện tại công ty còn nhiều vấn đề hạn chế như chưa kiểm soát được nguồn nguyên
liệu đầu vào, chưa chú trọng công tác Marketing cho sản phẩm của doanh nghiệp,
hệ thống máy móc chưa hiện đại… Để có thể cạnh tranh trên thị trường thì doanh

nghiệp cần khắc phục các nhược điểm này trong thời gian nhanh nhất có thể.

11


KẾT LUẬN
Thị trường xuất khẩu nhân hạt điều vẫn còn khá tiềm năng và thu hút nhiều
doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Bên cạnh đó nhân hạt điều ngoài vị bùi, rất chất,
thơm ngon còn có nhiều tác dụng như tốt cho tim mạch, giúp xương chắc khỏe và
ngăn chặn sỏi mật…Do đó xét về nhu cầu và lợi ích của sản phẩm thì sản phẩm này
sẽ có nhiều cơ hội để phát triển tại thị trường nước ngoài.
Để có thể cạnh tranh được các đối thủ trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải
nâng cao trình độ nhân viên, đầu tư máy móc hiện đại, và tăng cường marketting
cho công ty để có thể vươn xa hơn trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Philip Kotler (1994). Marketing căn bản( tài liệu dịch), NXB Thống Kê.
2. PGS.TS Nguyễn Nguyên Cự ( 2006), Giáo trình Marketing Nông nghiệp ,
NXB Hà Nội.
3. PGS.TS Vũ Trí Dũng (2015). Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân.
4. Tài liệu nội bộ Tại Công ty TNHH MTV XNK Khang Nguyên Đạt (thu thập
trong năm 2017).

13




×