Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Chiến lược hoàn thiện và phát triển quản lý nguồn nhân lực ở công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.73 KB, 53 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
LỜI MỞ ĐẦU
Không thể phủ nhận vai trò của con người trong xã hội ngày
nay là đóng góp quan trọng nhất cho sự phát triển của xã hội, cho
mọi vấn đề về thay đổi từ thay đổi về văn hoá đến thay đổi về kinh
tế. Trong một doanh nghiệp, tổ chức bất kỳ thì con người là một tế
bào quan trọng dem lại lợi nhuận cho tổ chức đó. Họ có một vị trí
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Để tận dụng được tối đa cái năng lực con người trong công
ty mình có thì phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố từ tình hình trang
thiết bị vật chất của công ty, tình hình kinh doanh, cơ cấu quản lý,
khả năng lãnh đạo… có rất nhiều lý do và nguyên nhân.
Ai cũng phải thừa nhận rằng việc tự quản lý chính bản thân
chúng ta là điều không hề dễ dàng, do đó quản lý người khác thì lại
càng khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Điều đó đòi hỏi người
quản lý phải có môt trình độ cao, có năng lực đầy dủ thì mới đảm
nhiệm được việc này.
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kì mở cửa, nền kinh tế
đang hội nhập cùng kinh tế thế giới, việc nâng cao sử dụng con
người trong công ty là điều vô cùng quan trọng vì có như vậy các
công ty mới có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
Ngọc Hồi, em đã nhận ra vai trò cấp thiết của việc tận dụng tối đa
khả năng nhân sự, do vậy em đã chọn đề tài: “Chiến lược hoàn thiện
và phát triển quản lý nguồn nhân lực ở công ty trách nhiệm hữu hạn
Ngọc Hồi” cho chuyên đề thực tập của mình.
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Mục tiêu nghiên cứu của bản chuyên đề là nhằm tìm hiểu thực
trạng của quá trình quản lý nhân sự trong công ty, những vấn đề còn
tồn tại và đưa ra những kiến nghị cũng như những giải pháp để hoàn


thiện quá trình này. Nội dung của bản chuyên đề gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực
Chương II: Thực trạng về nhân sự và công tác quản lý nhân sự
tại công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Hồi.
Chương III: Một số giải pháp chiến lược cho việc nâng cao
năng lực của người lao động và năng lực quản lý nguồn nhân lực
trong công ty
Do thời gian và khả năng còn hạn chế về nhiều mặt nên bài
viết này có nhiều thiếu sót, nên rất mong được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô. Và em xin chân cảm ơn thầy Bùi Đức Thọ đã hướng
dẫn em làm chuyên đề này.
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN
NHÂN LỰC
Thực hiện nghị quyết đại hội VI của Đảng về việc đổi mới cơ
chế quản lý, và hội nhập nền kinh tế Việt nam với nền kinh tế thế
giới. Đến nay đã qua hơn 10 năm thực hiện, nền kinh tế của ta đã đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Có được kết quả đó là nhò vào
sự đóng góp không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp tư nhân và nhà
nước. Tuy nhiên thực tế gần đây cho thấy các công ty tư nhân đang
ngày càng phải đối đầu với nhiều khó khăn hơn trong quá trình kinh
doanh do tính cạnh tranh quyết liệt với thị trường thế giới. Sự phát
triển lớn mạnh của cách doanh nghiệp tư nhân khẳng định năng lực,
và tiềm năng kinh tế của nước nhà, và đưa đến sự phát triển chung về
kinh tees của quốc gia. Để làm được điều đó, trước mắt chúng ta cần
phải tận dụng tốt những nguồn lực hiện có của đất nước trong đó vốn
con người vốn nhân lực là quan trọng nhất khi mà nền kinh tế tri
thức đang dần được hình thành. Thực hiện tốt công tác quản lý
nguồn nhân lực sao cho có thể phát huy được tiềm năng nguồn nhân

lực của đất nước là việc làm cơ bản và cần thiết ngay từ bây giờ vì
nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững.
I Nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực
1 Nguồn nhân lực
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực:
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
“Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên
cứu dưới nhiều khía cạnh. Trước hết, với tư cách là nguồn cung cấp
sức lao động cho xã hội
Nguồn nhân lực với tư cách la một yếu tố của sự phát triển
kinh tế xã hộ là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa
hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động. Điều này
tương đương với nguồn lao động.
Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những
người cụ thể tham gia vào quá trình lao động bao gồm các yếu tố về
thể chất và tinh thần được huy đông vào quá trình lao động. Với cách
hiểu này, nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn độ tuổi
trở lên.
Nói chung các cách hiểu đều nhất trí với nhau rằng nguồn
nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất
lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ
tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan
hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc dộ tăng dân số. Quy mô dân
số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc
độ tăng nguồn nhân lực càng cao và ngược lại. Tuy nhiên mối quan
hệ giữa dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian
nhất định (vì đến lúc đó con người mới phát triển đầy đủ, mới có khả

năng lao động)
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Về chất lượng, nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt:
trình độ sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực
phẩm chất v.v…
Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là
chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
tạo ra của cải vật chất và tinh thần xã hội”
1
Như vậy nguồn nhân lực là một khái niệm rộng mà nội dung
của nó bao gồm 2 khía cạnh thứ nhất là khả năng hoạt động của lực
lượng lao động; thứ hai là trình độ và ý thức của từng cá nhân và mối
quan hệ qua lại giữa các cá nhân đó.
1.2 Nội dung cơ bản của nguồn nhân lực:
- Số lượng nhân lực: là tất cả những người được tổ chức thuê
mướn, được tổ chức trả lương và được ghi vào danh sách nhân sự
của tổ chức đó.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Để đo lường được chất lượng
nguồn nhân lực thì phải thông qua một số yếu tố như: tình hình sức
khoẻ, trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá hay kỹ năng của nguồn
nhân lực. Đó cũng là một trong nhứng yếu tố quan trọng để hình
thành nên nguồn nhân lực của tổ chức tốt hay không tốt. Vậy chất
lượng nguồn nhân lực là gì, nó chính là trạng thái nhất định của
nguồn nhân lực, nó thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành
nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực.
2 Quản lý nguồn nhân lực
2.1 Khái niệm quản lý nguồn nhân lực
1
Khoa khoa học quản lý_Giáo trình chính sách kinh tế xã hội. NXB Khoa học kỹ thuật.HN2000

5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Quản lý là liên quan đến mối quan hệ tương tác tác giữa các
sự vật hiện tượng trong cùng một hoàn cảnh vấn đề, do vậy quản lý
nhân lực liên quan đến con người và mối quan hệ giữa con người với
tổ chức sử dụng con người đó. Quản lý nguồn nhân lực chính là việc
phải đảm bảo cho tổ chức của mình có những nhân lực có kỹ năng,
có trình độ chuyên môn và họ được sắp xếp vào những vị trí phù
hợp.
Vì vậy “Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tuyển mộ,
lựa chọn, duy trì, phát triển và tạo mọi điều kiện có lợi cho nguồn
nhân lực trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức
đó”
2
2.2 Nội dung chính của quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình phức tạp bao gồm
nhiều công việc trong đó việc đào tạo và phát triển nhân lực là quan
trọng nhất.
Ở đây, để làm rõ hơn về khái niệm, chúng ta nên biết thêm sự
khác biệt một cách tương đối giữa quản lý nhân lực và và quản trị
nhân sự. Quản trị nhân sự bao hàm nội dung:
3
-Phân tích công việc, tuyển chọn người phù hợp với yêu cầu
và tính chất công việc
- Bố trí sử dụng, theo dõi, đánh giá kết quả công việc, điều
chình việc sử dụng.
2
Khoa khoa học quản lý_Giáo trình Khoa học quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật
3
Khoa khoa học quản lý_Giáo trình Khoa học quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật.

6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá,
chuyên môn cho cán bộ, công nhân, tạo sự thích ứng con người với
công việc cho trước mắt cũng như vê lâu dài.
- Xây dựng các đòn bẩy, các kích thích vật chất, tình than, các
phúc lợi và dịch vụ
- Tổ chức hệ thống quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
Quản lý nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Lập chiến lược: đây là quá trình thiết lập hoặc lựa
chọn chiến lược nguồn nhân lực và các chương trình
hoặc các nguồn lực để thực hiện chiến lược đã đề ra
- Định biên: là một trong những hoạt động quan trọng
nhất của các nhà quản lý, bao gồm các hoạt động
tuyển mộ, lựa chọn, làm hoà nhập và lưu chuyển
nguồn nhân lực trong tổ chức.
- Phát triển nguồn nhân lực: bao gồm việc đánh giá sự
thực hiện công việc, đào tạo bồi dưỡng và tạo điều
kiện phát triển nghề nghiệp cho nguồn nhân lực.
- Trả công cho người lao động: liên quan đến các khoản
lương bổng và đãi ngộ.
Quản lý nguồn nhân lực cũng như quản trị nhân sự đều nhằm
vào mục đích tối cao là làm sao có thể tận dụng tốt nhất những
nguồn lực hiện có, đặc biệt là nguồn lực con người để phát
triển. Qua những điều trình bày ở trên ta thấy được quản lý
nhân sự mang tính hẹp hơn là quản lý nguồn nhân lực.
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
2.3 Ý nghĩa của việc quản lý nguồn nhân lực:
Như đã phân tích ở trên nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng

nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Vì vậy, công tác
quản lý nguồn nhân lực cần được chú trong nhiều. Nếu như
chỉ có công nghệ chỉ có công nghệ sản xuất tiên tiến mà không
có được con người phù hợp thì rất lãng phí, và ngược lại sẽ
không thể phát huy hết vai trò của người lao động nếu không
có trang thiết bị phù hợp.
Đối với các doanh nghiệp quản lý nguồn nhân lực là sự dụng
nhân lực cơ shiệu quả nhằm đạt được hiệu quả kinh tế va hiệu
quả kinh doanh cao nhất đồng thời có chiến lược phát triển
nguồn nhân lực hợp lý, phát huy lợi thế về nguồn nhân lực
nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
3 Hệ thống quản lý nguồn nhân lực:
Có nhiều loại hình hệ thống quản lý khác nhau, mỗi một loại
hình có được thì phụ thuộc vào quy mô hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
- Mô hình của tổ chức có quy mô nhỏ và trung bình đơn
giản hơn nhiều so với tổ chức có quy mô lớn. Nó
thường không có các bộ phận về chuyên môn hoá.
Người quản lý sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm về các
công việc từ sản xuất, bán hàng cho tới tuyển dụng.
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý


Sơ dồ 1: Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức có quy mô nhỏ và trung
bình
- Đối với các tổ chức có quy mô lớn, việc quản lý cần
được chuyên môn hoá hơn. Ví dụ như việc quản lý
nhân lực sẽ có những người quản lý tiền công, quản lý
về số người tuyển dụng, hồ sơ nhân sự…Nhà quản lý

cấp cao có liên hệ với nhà quản lý cấp thấp để thiết lập
nên các chiến lược và các chính sách tổ chức.
II Các vấn đề chung thường được xem xét trong quản lý
nguồn nhân sự:
1 Lập kế hoạch chiến lược:
1.1 Khái niệm:
Để đi sâu vào xem xét nội dung của lập kế hoạch chiến lược
nguồn nhần cần hiều khái niệm lấp kế hoạch chiến lược là
“một kế hoạch tổng thể được tổ chức lựa chọn và theo đuổi để
đảm bảo thu hút sử dụng con người có hiệu quả nhằm hoàn
thành sứ mệnh của tổ chức”
1.2 Vai trò của lập kế hoạch:
9
Người quản lý/Người sở hữu
Bán hàng Sản xuất Tài chính
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Không có một công việc gì có tính hệ thống muốn được hoạt
động trôi chảy mà không cần lập kế hoạch cả
Lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực giúp cho những
người quản lý chủ động hơn trong các hành vi mang tính đón
đầu hơn là bị động phản ứng. Nó còn giúp nhà quản lý chủ
động đoán được tổ chức sẽ phát triển đến đâu và họ sử dụng
nhân lực như thế nào nhằm đạt được mục tiêu đặt ra của tổ
chức
Lập kế hoạch chiến lược còn giúp cho tổ chức thực hiện được
mục tiều chiến lược của tổ chức đó như thế nào. Để thực hiện
mục tiêu đó thì tổ chức phải làm thế nào, tổ chức sẽ phải theo
đuổi một chiến lược nguồn nhân lực nhất định để thuê hay sa
thải, đào tạo, khen thưởng, động viên nhân lực của tổ chức
mình.

Lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực là một quá trình diễn
ra liên tục và linh hoạt thì sẽ giúp cho tổ chức kiểm tra có tính
phê phán và quyết định xem các hoạt động, các mục tiêu có
nên tiếp tục nữa hay không.
Lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực giúp cho tổ chức biết
được cơ hội cũng như các hạn chế của nhân lực trong công ty,
nó cho biết tính thực tế của mục tiêu đặt ra.
Ngoài ra lập kế hoạch chiến lược còn tạo ra những cơ hội để
các nhà quản lý tham gia tích cực hơn.
Khi có một kế hoạch cụ thể thì có thể giúp cho tổ chức tạo ra
những triển vọng tốt dẹp hơn, tăng khả năng tăng trưởng.
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
1.3 Tiến trình lập kế hoạch:
Thông thường tiến trình lập kế hoạch nguồn nhân lực bao gồm
6 bước, tuỳ vào từng hình cụ thể từng tổ chức mà có thể thêm
hay bớt.
Thứ nhất, xác định mục tiêu chiến lược kế hoạch nguồn nhân
lực, mục tiêu này cũng cần được xem xét để phù hợp với mục
tiêu chung về tăng trưởng của công ty. Dựa vào mục tiêu chiến
lược của tổ chức bộ phận nguồn nhân lực sẽ xác định mục tiêu
chiến lược cho nguồn nhân lực. Muc tiêu này như thế nào để
đạt được mục tiêu chiến lược mà mình đưa ra.
Thứ hai, phân tích môi trường dựa trên các yếu tố:
- Mức độ không chắc chắn
- Tần suất của sự biến động
- Mức độ thay đổi
- Tính phức tạp
Đồng thời chúng ta cũng cần phải hướng sự chú ý tới một số
yếu tố về môi trường bên trong:

- Lực lượng lao động có tính đa dạng như: cơ cấu tuổi,
giới tính, dân tộc…
- Cung lao động trên thị trường có đặc điểm gì: số
lượng, chất lượng chuyên môn
- Nền kinh tế đang dần hội nhập với nền kinh tế thế giới
nên việc đào tạo mang tính quốc tế, việc thuê lao động
có thể mở rộng hơn ra cả thị trường nước ngoài
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
- Việc thuê trả lương, phúc lợi cũng như kỷ luật, an toàn
lao động của tổ chức cần phải dựa trên việc phân tích
các đạo luật
Như vậy việc phân tích môi trường ảnh hưởng bởi rất nhiều
yếu tố đòi hỏi nhà quản lý cần phải nhìn ra được những gì
đang diễn ra đối với nguồn lao động trong tương lai, dự báo
được xu hướng biến dồi, xác định được cơ hội, rủi ro đối với
việc quản lý nguồn nhân lực của tổ chức.
Việc xác định nhu cầu về nguồn nhân lực và đổi mới quản lý
nguồn nhân lực phải được tham gia vào phân tích chiến lược
tổng thể và chiến lược bộ phận của tổ chức.
Việc xác định mục tiêu đặt ra ở bước một có cần phải thay đôi
không, và nếu phải thay đổi thì thay đổi như thề nào. Mục tiêu
đặt ra nếu không thực hiện được thì chiến lược nguồn nhân lực
sẽ được bộ phận quản lý nguồn nhân lực phối hợp với các nhà
quản lý trực tiếp để xây dựng.
2 Định biên:
4
2.1 Tuyển mộ:
“Tuyển mộ nhân lực là một tiến trình nhằm thu hút những
người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến nộp đơn và

tìm việc làm”
Tuyển mộ nhân lực bao gồm những nội dung sau:
a/ Phân tích và xác định các yêu cầu và đặc điểm của công
việc tuyển mộ:
4
Khoa khoa học quản lý_Giáo trình Khoa học quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Việc tuyển mộ là rất quan trọng vì một công việc ta cần tuyển
người mà không phù hợp với yêu cầu của công việc thì sẽ gây
tổn thất về tài chính cho công ty. Vì thế trước khi tuyển mộ thì
cần phải phân tích và xác định yêu cầu, đặc điểm của công
việc tuyển mộ. Hiện nay thông thường người ta thường sử
dụng kỹ thuật phân tích công việc cần tuyển mộ theo 3 bước:
- Phỏng vân trực tiếp, và kết quả của phỏng vấn sẽ được
sử dụng trong bước điều tra
- Sau khi phỏng vấn thì ta biết được thông tin cụ thể của
công việc cần tuyển nhưng chưa biết được thứ tự quan
trọng của các nhiệm vụ, yêu cầu công việc. Muốn biết
được điều này ta cần điều tra những nhân lực hiện tại
đang thực hiện công việc đó.
- Những kiến thức kỹ năng, khả năng cần thiết đối với
các nhiệm vụ cụ thể cần tuyển mộ được lập thành ma
trận. Ma trận này cho biết cụ thể về thứ tự quan trọng
của những yêu cầu, kỹ năng, nhiệm vụ của công việc
cần tuyển mộ.
Như vậy việc phân tích và xác định các yêu cầu và đặc điểm
của công việc cần tuyển mộ giúp tổ chức thu hút được những
nhân lực có “chất lượng” và loại bỏ những nhân lực “không
chất lượng”

b/ Các nguồn tuyển mộ:
Có 2 nguồn cơ bản:
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
- Nguồn nội bộ: Nguồn này chính là hình thức thăng
tiến hoặc tổ chức chuyển dổi nhân lực. Các công việc
còn trống sẽ được niêm yết và sẽ khuyến khích những
nhân lực nội bộ. Để tuyển được nhân lực vần thiếu mà
tổ chức cần ngay thì giải pháp tốt nhất là có thông báo
trong cơ quan.
Ưu điểm của nguồn này là ít tốn kém hơn so với tuyển từ bên
ngoài vì giảm được chi phí đào tạo nhân lực, chỉ cần thời gian
ngắn để họ hoà nhập vào vị trí làm việc mới. Tuy nhiên, giải
pháo này không phải không có những nhược điểm như là
không tìm được nhân tài mới, không tìm được lối tư duy mới,
do đó khó có sự thây đổi trong tổ chức.
- Nguồn bên ngoài: có nhiều, dưới đây là một số nguồn
cụ thể.
Nguồn từ bạn bè, người thân quen của những người làm trong
tổ chức cách tuyển mộ này thông qua giời thiệu về người thân
của các nhân viên trong cơ quan. Tuyển mộ theo cách này thì
cũng tạo được sự thích ứng nhanh trong công việc đối với
những người mới làm vì họ được chỉ dẫn trực tiếp từ người
thân của mình.
Nhân viên cũ của tổ chức vì một lý do nào đó mà trước đây đã
nghỉ việc.
Tuyển từ các trường đại học, cao đẳng. Đây là nguồn tuyển
mộ khá phổ biến hiện nay được nhiều tổ chức áp dụng. Ở các
tổ chức lớn đều có những chuyên viên, hoặc bộ phận chuyên
14

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
nghiệp làm công việc săn lùng nhân sự ngay tại trường để đáp
ứng nhu cầu cấp thiết của họ.
Tuyển những người là khách hàng của tổ chức: đây là hình
thức tuyển mộ khá mới mẻ, và nó khá quan trọng. Khách hàng
là những người đã quen biết với tổ chức họ có tâm huyết và kỹ
năng cho công việc cần tuyển mộ
Tuyển mộ từ các nguồn thông qua phương tiên thông tin đại
chúng vì hình thức này tương đối dễ dàng nhưng chủ yếu là
phù hợp với những ngành nghề phổ thông.
2.2 Tuyển chọn nhân sự:
Tuyển chọn nhân sự trong công ty chính là việc chọn ra ai là
người có được tương đối đầy đủ các tiều chuyển mà các vị trí
trong công ty cần.
Sau đây là một số hinh thức được các tổ chức sử dụng trong
quá trình tuyển chọn:
- Dùng thư giới thiệu hoặc tiến cử: hình hình thức này
chỉ phù hợp với những người có năng lực cao, được
những thành viên có uy tín trong doanh nghiệp đề cử
thì mới được. Và không được sử dụng phổ biến, vì
thường không công bằng trong việc tuyển chọn.
- Đơn xin việc: là quá trình học tập và công tác của bản
thân. Những thành tích đạt được, khả năng có được,
những kinh nghiệm bản thân có được. Đơn xin việc
cũng chỉ đánh giá được phần nào rất nhỏ xem người
đó có phù hợp với công việc hay không.
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
- Kiểm tra lý lịch: là việc kiểm tra về những kỷ luật,
khen thưởng, ý thức, kết quả lao động của ứng cử viên

trong quá khứ nhằm cung cấp những thông tin cần
thiết.
- Trắc nghiệm: hình thức này có rất nhiều như trắc
nghiệm tâm lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trí
thông minh…
- Phỏng vấn: được sử dụng khá rộng rãi ở các doanh
nghiệp. Hình thức này được sử dụng bao gồm các câu
hỏi liên quan đến công việc đã được chuẩn bị từ trước.
- Câu hỏi tình huống nhằm xác định xem ứng cử viên sẽ
phản ứng thế nào với những tình huống đề ra. Đây là
hinh thức có giá trị nhất trong tuyển chọn.
- Đánh giá mô phỏng: hình thức này có giá trị cao tuy
nhiên khá tốn kém. Hình thức này là việc thiết lập các
nhiệm vụ có tính chất mô phỏng hay kiểm tra việc
thực tế của ứng cử viên.
Sau khi tuyển chọn ứng cử viên sẽ được sắp xếp vị trí công
việc phù hợp với năng lực của họ.
2.3 Làm hoà nhập người lao động:
Công việc làm hoà nhập người lao động là quá trình giúp đỡ
cho người mới vào thích nghi và phù hợp với bộ phận hay tổ
chức mà họ sẽ làm việc.
Khả năng hoà nhập phụ thuộc vào tính cách, yếu tố của các
thành viên, tuy nhiên để làm cho quá trình hoà nhập trở nên
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
nhanh chóng thì quá trình này đã được xây dựng làm 3 giai
đoạn:
Giai đoạn “dự kiến”, “gặp gỡ”, “ổn định”
Để nhân viên mới nhanh chóng ổn định với công việc của
mình trong tổ chức thì công tác hoà nhập là quan trọng. Trước

hết giới thiệu một cách tổng quát cho họ về tổ chức, chính
sách, lương bổng, kỷ luật,… sau đó giới thiệu chức năng của
phòng ban, nhiệm vụ, trách nhiệm với công việc, … cuối cùng
là bộ phận nhân lực phối hợp với các bộ phận khác theo dõi họ
và giúp họ giải quyết những thắc mắc trong công việc, thu
thập thông tin phản hồi bằng phỏng vấn hoặc thảo luận với họ
để xem họ có phù hợp với công việc hay chưa.
2.4 Lưu chuyển nhân lực:
Lưu chuyển nhân lực sẽ được thực hiện theo những cách thức
khác nhau tuỳ thuộc vào từng cơ cấu của tổ chức và trong
những điều kiện cụ thể. Việc lưu chuyển này chính là việc
được đề bạt, lưu chuyển trong nội bộ, nghỉ hưu, sa thải, chết,
kết thúc hợp đồng…
3 Đào tạo và bồi dưỡng nhân sự
5
:
“Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực là các hoạt động nhằm nâng
cao năng lực cho người lao động trong việc đóng góp vào hoạt
động của tổ chức”
5
Giáo trình Khoa học quản lý_Khoa khoa học quản lý.NXB khoa học kỹ thuật
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Để đạt được hiệu quả cao thì việc đào tạo cho nhân viên trong
công ty là cần thiết. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng thông qua
các bước sau:
- Phân tích nhu cầu: là xác định xem những kiến thức,
kỹ năng nào cần thiết để xây dựng một chương trình
đào tạo cụ thể. Do vậy cần phân tích nhu cầu cấp tổ
chức, cấp nhiệm vụ, và cấp cá nhân.

- Tiến hành đào tạo
- Đánh giá quá trình đào tao: xem đã đạt yêu cầu mà tổ
chức dề ra và mức độ thoả mãn với những đòi hỏi của
công việc chưa.
4. Đánh giá kết quả lao động
Đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động là việc
cần thiết bởi khi đánh giá được công việc của người lao động
ta sẽ biết được làm công việc của mình tốt hay chưa tốt. Quá
trình đánh giá thường bị ảnh hưởng bởi môi trường bên trong
hay bên ngoài của tổ chức. Môi trường bên ngoài như luật lao
động, các chính sách của nhà nước, môi trường bên tron chinh
là văn hoá tổ chức, các mối quan hệ bên trong tổ chức…
Việc đánh giá được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
như phương pháp thang điểm, ghi chép các sự việc quan trọng,
đánh giá tiêu chuẩn công việc…
5 Thù lao lao động
6
6
Giáo trình khoa học quản lý_Khoa khoa học quản lý. NXB khoa học kỹ thuật 2004
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Thù lao là phần mà chính những người lao động đã bỏ công
sức ra để đem lại kết quả cho doanh nghiệp.
Thù lao bao gồm lương bổng và phúc lợi mà doanh nghiệp sẽ
phải trả.
5.1 Lương bổng:
Lương bổng chính là việc trả công cho người lao động bao
gồm trả bằng tài chính và phi tài chính. Việc trả công cho
người lao động được quyết định bởi thành quả lao động.
Có các hình thức trả công:

- Trả công theo thời gian: được áp dụng trong những
công việc thuộc lĩnh vực quản lý, những công việc
không thể tiến hành định mức chặt chẽ và chính xác.
Theo loại hình trả công này thì có 2 loại:
Loại trả công theo thời gian đơn giản: việc trả công này theo
hình thức phụ thuộc vào cấp bậc và thời gian thực tế làm việc
của nhân viên trong tổ chức. Trả lương theo hình thức này có
thể là không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc,
không khuyến khích tăng năng suất.
Trả công theo thời gian có thưởng: kết hợp với trả công theo
thời gian trong những trường hợp mà người lao động vượt chỉ
tiêu lao động so với quy định thông thường.
- Trả công theo sản phẩm:
Trả công trực tiếp cho cá nhân: hình thức trả công này sử dụng
để trả trực tiếp cho người sản xuất, hoạt động của họ mang
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
tính độc lập tương đối, sản phẩm có thể nghiệm thu và kiểm
tra riêng biệt…
Trả công theo sản phẩm tập thể: hình thức này sử dụng cho
những công việc cần đến một tập thể người lao động như lắp
ráp ô tô, sau đó thì chia ra hệ số thành phầm của từng công
nhân
Trả công theo sản phẩm gián tiếp: được sử dụng cho những
người lao động phụ mà công việc của họ nhằm bổ sung cho
kết quả lao động.
Trả công theo hình thức khoán: sử dụng cho công việc mà
phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho người lao động
hoàn thành trong một thời gian nhất định mới đem lại hiệu
quả.

Trả công theo sản phẩm có thưởng: đây là hình thức trả bằng
tiên thưởng khi người lao động vươt mức chỉ tiêu về định mức
công việc.
Trả công theo sản phẩm luỹ tiến: tiền công trả theo hình thức
này chính là nguồn tiền để trả thêm đối với đơn giá luỹ tiến là
tiền tiết kiệm chi phí sản xuất gián tiếp cố định. Hình thức này
được áp dụng cho những bộ phận yếu trong sản xuất, càn phải
thúc đẩy để kích thích sản xuất của cả hệ thống.
5.2 Phúc lới của người lao động
Phúc lợi của người lao động chính là những khoản tiền được
tra cho người lao động để bù đắp thêm cho họ để họ gắn bó
với tổ chức hơn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tăng
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
năng suất lao động. Khoản tiền bù đắp này khác với tiền lương
hay tiền thưởng.
Hiện nay, phúc lợi cho người lao động được tổ chức sử dụng
theo hình thức như: phúc lợi về tài chính, nghề nghiệp, giải trí,
nhà cửa…
6 Hợp đồng lao động
Bất kể môt người lao động nào khi được nhận vào một tổ chức
nào đó để làm việc đều phải có hợp đồng lao động rõ ràng
được ký kết và thoả thuận giữa hai bên. Sau đây là những nội
dung cần quan tâm của hợp đồng lao động
6.1 Hợp đồng lao động và thoả ước lao động
“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động về việc làm, trả công, điều kiện lao
động và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”
Hợp đồng lao động có nhiều loại nhưng thông thường có: hợp
đồng lao động không xác định thời gian, hợp đồng lao độn xác

định thời gian từ một năm trở lên, hợp đồng lao động theo
mùa vụ…
Trong bản lao động thì nội dung chủ yếu là việc thoả thuận
giữa hai bên về: công việc phải làm, tiền công, dịa điểm, thời
gian lao động…
Bản hợp đồng này được ký kết trực tiếp giữa hai bên là người
lao động và người sử dụng lao động.
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Thoả ước lao động là văn bản được thoả thuận giữa tập thể
người lao động với người sử dụng lao động về các điều kiện
lao động, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên.Thoả
ước lao động được ký kết theo nguyên tắc thương lượng, bình
đẳng, công khai. Nội dung cần tuân theo pháp luật hiện hành.
6.2 Quan hệ lao động
7
“Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Nếu sống
trên xã hội mà không có mối quan hệ với mọi người thì sẽ bị
cô lập và cuộc sống không có ý nghĩa gì. Trong công việc nếu
không có mối quan hệ với các đồng nghiệp thì khó có thể
thành công. Vì vậy quan hệ lao động là quan trọng trong sự
vận hành hoạt động nội tại của công ty. Quan hệ lao động
được cấu thành trên hai mối quan hệ đó là: các mối quan hệ
giữa người với người trong quá trình lao động và các mối
quan hệ liên quan tới nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân.
Quan hệ lao động trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào đều
hết sức quan trọng vì thế muốn tổ chức hoạt động tốt và có
hiệu quả thì các mối quan hệ phải lành mạnh.
7
Giáo trình Khoa học quản lý_Khoa khoa học quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật 2004

22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Chương II: Thực trạng về nhân sự va công tác quản lý
nhân sự tại công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Hồi.
I Đặc điểm và tình hình chung của công ty:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Hồi
Tên giao dịch: Ngọc Hồi Company Limited
Trụ sở:
353 Vũ Hữu – Thanh Xuân – Hà nội
Điện thoại: 84.4.5521557
Fax: 84.4.5742911
Email:
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
13 Phố Quang - Phường 4 - Quận Bình Thạnh
Điện thoại: 08 9972359
Email:
Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Hồi là một trong những
đơn vị đi đầu về giải pháp thị trường tại Việt Nam. Khởi đầu
là công ty cổ phần giải pháp thị trường Ngọc Hồi. Hiện nay
Công ty đang phát triển thành một tổ hợp chuyên về thị trường
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
với một chuỗi các đơn vị thành viên chuyên sâu trong các lĩnh
vực của thị trường như Market solution, Design printing,
Pictures, Docor…nhằm tối ưu chất lượng sản phẩm và đem lại
sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
1.1 Phạm vi hoạt động của công ty:
- Trong lĩnh vực thị trường:
Khảo sát, phân tích thị trường.

Nghiên cứu và xây dựng các chương trình giải pháp thị trường
dồng bộ nhằm phát triển thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ
của khách hàng.
Xây dựng chiến lược thương hiệu. Tư vấn và triển khai các
hoạt động hỗ trợ quản trị thương hiệu
Xúc tiến các quan hệ thương mại và đầu tư.
Tư vấn và tổ chức thực hiện các hoạt động PR: xây dựng kịch
bản, dàn dựng tổ chức các sự kiện lớn như hội nghị, hội thảo,
lễ ra mắt thương hiệu, sản phẩm mới, lễ khai trương, động
thổ…
Đào tạo chuyên ngành thị trường và các kiến thức kỹ năng về
kinh doanh.
- Trong lĩnh vực quảng cáo
Sản xuất phim quảng cáo theo phương thức trọn gói (xây dựng
ý tưởng, kịch bản, quay phim, hậu kỳ…)
Cung cấp dịch vụ quảng cáo chuyên nghiệp và cung cấp ảnh
quảng cáo từ ngân hàng dữ liệu của công ty.
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Đặt tên, thiết kế logo, biểu tượng cho doanh nghiệp, sản phẩm,
dịch vụ.
Thiết kế, in ấn phẩm các loại trên mọi chất liệu
Thiết kế in bao bì, nhãn mác các loại
Thiết kế, sản xuất và lắp đặt biển hiệu, biển tấm lớn các loại
Thiết kế thi công, dàn dựng cửa hàng, showroom
- Trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Web trọn gói: giới thiệu gói dịch vụ gồm đăng ký tên miền,
hosting, thiết kế và lập trình web
Nâng cấp, bảo trì web
Đăng ký tên miền, bảo trì tên miền

Cho thuê Hosting, server
Cho thuê giao diện, lập trình hệ thống
Các điểm tạo nên sự khác biệt của công ty trách nhiệm
hữu hạn Ngọc Hồi đối với các công ty quảng cáo khác là
8
Chỉ tiếp nhận và phục vụ những khách hàng có nhu cầu đối
với các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
Thực hiện các nghiệp vụ trên cơ sở tâm lý cộng đồng
Thực hiện các nghiệp vụ của mình trên cơ sở nghiên cứu sâu
các quy luật chi phối hành vi tiêu dùng.
Đảm bảo hiệu quả cho các chương trình thị trường bằng một
hệ thống sản xuất đồng bộ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao
8
thông tin được cung cấp bởi phòng marketing _Công ty TNHH Ngọc Hồi
25

×