Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quyền quản lý của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.69 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THẾ SƠN

QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THẾ SƠN

QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí

Hà Nội - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Lê Thế Sơn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƢỜI SỬ

6

DỤNG LAO ĐỘNG
1.1.


Khái niệm về quyền quản lý của người sử dụng lao động

1.2.

Sự khác biệt giữa quyền quản lý lao động của Nhà nước với quyền quản

6
15

lý của người sử dụng lao động
1.3.

Đặc điểm quyền quản lý của người sử dụng lao động

20

1.4.

Nội dung quyền quản lý của người sử dụng lao động

24

1.5.

Các biện pháp quản lý lao động

29

CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP


31

LUẬT LAO ĐỘNG VỀ QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƢỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG
2.1.

Quyền tuyển chọn lao động

31

2.2.

Quyền xây dựng công cụ pháp lý để quản lý lao động

48

2.3.

Quyền giám sát, điều hành quá trình lao động

59

2.4.

Quyền xử lý người lao động vi phạm các quy tắc quản lý

63

CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG


83

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƢỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG
3.1.

Sự cần thiết và những quan điểm đề xuất hoàn thiện pháp luật về quyền

83

quản lý của người sử dụng lao động
3.2.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền quản lý lao động

90

của người sử dụng lao động
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

98
100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLLĐ

: Bộ luật lao động


NLĐ

: Người lao động

NSDLĐ

: Người sử dụng lao động


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động tất yếu, khách quan, gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của lịch sử loài người. Lao động tạo ra của cải vật chất cũng như các giá trị
tinh thần cho con người, xã hội. Chính vì thế, xây dựng mối quan hệ lao động hài
hòa, tiến bộ là động lực phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm điều chỉnh quan hệ lao động thông qua các quy phạm pháp luật. Từng
bước hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng đất nước. Do vậy, khoa học pháp lý với hệ thống nghiên cứu, lý luận về các
lĩnh vực, trong đó có lao động, là nguồn tri thức quý báu để tổng kết, đánh giá, từ
đó sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật phù hợp điều kiện kinh tế từng thời kỳ.
Trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động tồn tại song song và xuyên suốt
toàn bộ quá trình lao động phát sinh giữa NLĐ và NSDLĐ. Nó mang tính bao quát
toàn bộ các nghĩa vụ, quyền lợi giữa hai bên, mỗi khía cạnh tạo nên tổng thể, sự tác
động qua lại giữa các chủ thể tạo nên quan hệ lao động thống nhất. Trong đó, luôn
luôn tồn tại mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ mà đặc trưng là quyền quản lý của
NSDLĐ đối với NLĐ. Quyền quản lý là tất yếu trong mọi quan hệ có tổ chức và
trong lao động, nó hình thành từ khi bắt đầu đến khi chấm dứt quan hệ lao động. Do
đó, việc nghiên cứu quyền quản lý lao động nhằm nghiên cứu toàn diện, có hệ thống
quan hệ tương quan trong tất cả các khâu, giai đoạn của quan hệ lao động, từ đó

đánh giá một cách đầy đủ, logic và khoa học đối với những quy phạm pháp luật liên
quan, điều chỉnh lĩnh vực này.
Quyền quản lý của NSDLĐ được pháp luật quy định khá toàn diện, thể hiện
trong BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung qua nhiều lần và hiện đang điều chỉnh là BLLĐ do
Quốc hội khóa XIII kì họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày
01/5/2013, theo đó mở rộng hơn nội dung quyền quản lý của NSDLĐ so với BLLĐ
các năm trước. Tuy vậy, pháp luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc, NSDLĐ
được phép làm những điều pháp luật không cấm, điều này là điểm tiến bộ song cũng
đặt ra những vướng mắc trong thực tiễn do một số quy định vẫn chưa phù hợp, thiếu
khả thi. Không những thế, một số quy định về quyền quản lý của NSDLĐ còn rộng,
hệ thống văn bản pháp luật chưa hướng dẫn cụ thể, triệt để và rõ ràng. Vì thế, khi áp


dụng trong thực tiễn quan hệ lao động, NSDLĐ có xu hướng tùy tiện, hành xử theo
cảm tính, không tuân theo quy định và thể hiện đúng tinh thần của pháp luật, ảnh
hưởng đến đời sống, tâm tư của NLĐ. Yêu cầu thực tiễn cũng đặt ra trách nhiệm
của Nhà nước, xã hội trong việc xây dựng mối quan hệ lao động ổn định, phát triển,
bảo vệ quyền lợi NLĐ đồng thời đảm bảo duy trì quan hệ quản lý của NSDLĐ đối
với NLĐ trong thực tiễn sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tuy BLLĐ 2012 mới được sửa đổi và có
hiệu lực nhưng những vấn đề thực tiễn cũng như trong lý luận khoa học về quan hệ
lao động yêu cầu không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung,
quyền quản lý của NSDLĐ nói riêng. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Quyền quản lý
của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam” làm công trình
nghiên cứu luận văn thạc sĩ là có cơ sở về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói, hiện nay chưa có một đề tài nghiên cứu toàn diện, quy mô về
quyền quản lý lao động của NSDLĐ. Năm 2010 có khóa luận tốt nghiệp sinh viên
hệ cử nhân trường Đại học Luật Hà Nội “Pháp luật lao động về quyền quản lý lao
động của NSDLĐ” của sinh viên Bùi Xuân Thọ nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nhận

định sơ bộ quy phạm pháp luật hiện hành, năm 2014 có luận án Tiến sĩ của Đỗ Thị
Dung với đề tài “Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
ở Việt Nam”, đề tài đã nghiên cứu, đánh giá toàn diện về quyền quản lý lao động
nhưng đây là đề tài ở cấp độ cao hơn. Do vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào ở
cấp độ Thạc sĩ về nội dung quyền quản lý lao động, nên việc nghiên cứu đề tài
“Quyền quản lý của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam” là
không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu làm rõ lý luận về quyền quản lý của NSDLĐ cũng như hệ thống
pháp luật điều chỉnh. Đánh giá tính phù hợp của các quy định pháp luật và thực
trạng áp dụng pháp luật lao động liên quan đến quyền quản lý của NSDLĐ. Từ đó,
luận giải và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật hiện hành và kiến nghị các


giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng và thi hành pháp luật liên quan đến quyền quản
lý của NSDLĐ trong thực tiễn.
* Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa, xác định cơ sở khoa học của quản lý lao động trong các
doanh nghiệp; đặc điểm, yêu cầu quản lý trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong
điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
- Phân tích, đánh giá kết quả đạt được, thực trạng bất cập, tồn tại, mặt tiến bộ
cũng như chưa phù hợp, cơ chế quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quy
định của pháp luật về quản lý trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động,
nâng cao hiệu quả áp dụng và thi hành pháp luật liên quan đến quyền quản lý của
NSDLĐ trong thực tiễn.
* Đối tƣợng nghiên cứu đề tài
Quyền quản lý nói chung là lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.

Khi nhắc đền quyền quản lý của NSDLĐ là nói đến quyền trong mối quan hệ tương
quan giữa NLĐ và NSDLĐ. Trong quan hệ này tồn tại nhiều quyền hạn tác động
qua lại giữa các chủ thể mà đặc trưng và thể hiện rõ nét nhất là quyền quản lý giữa
một bên là chủ thể quản lý - NSDLĐ và một bên là chủ thể bị quản lý - NLĐ. Nội
dung quyền quản lý này cũng gồm nhiều khía cạnh như quản lý về lao động, quản
lý doanh nghiệp. Tuy vậy, luận văn chỉ tập trung đánh giá quyền quản lý lao động
phát sinh trong lĩnh vực quan hệ lao động của NSDLĐ đối với NLĐ trong các đơn
vị sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp
và có liên quan đến nội dung quyền quản lý lao động của NSDLĐ.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng
Cộng sản Việt Nam về hoàn thiện pháp luật lao động. Đề tài được thực hiện trên cơ


sở tiếp cận từ góc độ lý luận và thực tiễn để từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật lao
động áp dụng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
- Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgic, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp để
nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý. Các phương
pháp được sử dụng một cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của
việc nghiên cứu.
6. Điểm mới của luận văn
- Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, toàn
diện về quyền quản lý lao động của NSDLĐ trong giai đoạn kinh tế thị trường đa
dạng, phong phú như hiện nay.
- Luận văn phân tích, đánh giá khái quát và đưa ra khái niệm cũng như nội
hàm quyền quản lý lao động của NSDLĐ

- Luận văn hệ thống và đánh giá tương đối toàn diện các quy định pháp luật
điều chỉnh trực tiếp nội dung quyền quản lý lao động của NSDLĐ, có minh chứng
thực tiễn để đánh giá thực trạng, tính phù hợp của quy định. Từ đó, mở rộng ra việc
yêu cầu hoàn thiện cũng như đề xuất, kiện nghị một số giải pháp pháp luật liên quan
đến quyền quản lý lao động của NSDLĐ.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Làm rõ khái niệm và nội dung quyền quản lý lao động của NSDLĐ. Từ đó
liên hệ, dẫn chứng đến các quy phạm pháp luật điều chỉnh đến các nội dung của
quyền này.
- Hệ thống khái quát để có cái nhìn toàn diện về các nhóm quyền quản lý lao
động của NSDLĐ, đánh giá cụ thể, chi tiết, có cơ sở thực tiễn góp phần hoàn thiện
hệ thống khoa học pháp lý chuyên ngành, cung cấp luận cứ khoa học cho việc tham
khảo để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật lao động nói chung.
- Những luận điểm trên là cơ sở khoa học để ban hành cũng như tổ chức thực
thi chính sách, pháp luật, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lao
động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình
nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ. Sử


dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về lý luận quản lý Nhà
nước, lý luận quan hệ lao động và pháp luật lao động ở bậc đại học và sau đại học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu làm 3 chương:
Chƣơng 1: Lý luận về quyền quản lý của người sử dụng lao động.
Chƣơng 2: Quy định và thực trạng áp dụng pháp luật lao động về quyền
quản lý của người sử dụng lao động
Chƣơng 3: Quan điểm và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền
quản lý của người sử dụng lao động



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Dự thảo Báo cáo tổng kết đánh
giá 13 năm thi hành Bộ luật Lao động, Hà Nội.

2

Bộ Tư pháp (25/10/2010), Lao động cho thuê lại ở Việt Nam,
/>ID=2803

3

Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2003), Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 39/2003/NĐCP ngày 18/4/2003 của Chính phủ về tuyển lao động

4

Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2003), Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐCP ngày 9/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động

5

Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2013), Thông tư số 30/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 25/10/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐCP ngày 10/5/2013 của Chính phủ về hợp đồng lao động

6


Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 29/8/2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐCP ngày 16/1/2014 của Chính phủ về việc làm

7

C.Mác (1960), Tư bản, quyển thứ nhất, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội

8

Chính phủ (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động

9

Chính phủ (2013), Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 quy định chi
tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động
cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho
thuê lại lao động

10 Chính phủ (2013), Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi
tiết một số điều về hợp đồng lao động
11 Chính phủ (2015), Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
12

Nguyễn Hữu Chí (2002), Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.


13


Đỗ Thị Dung (2002), Chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong luật
lao động Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học,
Hà Nội.

14

Đỗ Thị Dung (2014), Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng
lao động ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội

15

Viên Thế Giang (2010 ), Quyền quản lý lao động và giải pháp hoàn thiện pháp
luật quản lý nhà nước về lao động, Hà Nội.

16

Vũ Thị Hằng (2009), Quyền tuyển chọn lao động của người sử dụng lao động
theo pháp luật lao động Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật
Hà Nội.

17

Trần Thị Thúy Lâm (2006), Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam - thực
trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

18

Trần Thị Thúy Lâm (2009), Những vấn đề cần sửa đổi về hợp đồng lao động
trong Bộ luật lao động, Tạp chí Luật học


19

Trần Thị Thúy Lâm (2010), Nghiên cứu nhằm góp phàn sửa đổi, bổ sung Bộ luật
lao động trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp trường, trường Đại học
Luật Hà Nội

20

Đặng Thị Oanh (2010), Pháp luật lao động Việt Nam về nội quy lao động, thực
trạng và phương hướng hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật
Hà Nội.

21

Quốc hội (1992), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

22

Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

23

Quốc hội (2002), Bộ luật Lao động năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002,
Hà Nội.

24


Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Hà Nội.

25

Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động năm 2012, Hà Nội.

26

Quốc hội (2012), Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, Hà Nội.

27

Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Hà Nội.


28

Bùi Xuân Thọ (2010), Pháp luật lao động về quyền quản lý lao động của người
sử dụng lao động, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.

29

Thời báo kinh tế Sài Gòn online (20/4/2010), Quyền bế xưởng,
/>
30

Vũ Minh Tiến (2010), Quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội


31

Nguyễn Xuân Thu (2012), Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của
pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội

32

Tòa Lao động - Tòa án nhân dân tối cao (2004), 72 vụ tranh chấp lao động điển
hình - tóm tắt và bình luận, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

33

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2008), Báo cáo đánh giá pháp luật về
quan hệ lao động và vai trò của các bên trong quan hệ lao động, Hà Nội.

34

Trần Kiều Trang (2004), Pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng lao động, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội.

35

Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh
tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

36

Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ môn quản trị nhân lực (2010), Giáo trình
Quản trị nhân lực, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.


37

Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2011), Giáo trình Quản lý xã hội, Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội

38

Trường Đại học Lao động - Xã hội (2009), Giáo trình quan hệ lao động, Nxb
Lao động - Xã hội, Hà Nội.

39

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.

40

Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam. Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.

41

Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

42

Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Đánh giá 14 năm thực hiện Bộ luật Lao
động và phương hướng hoàn thiện Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung vào năm



2011, Hà Nội.
43

Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Lao động, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.

44

Trường Đại học Thương mại (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXb Thống
kê, Hà Nội

45

Từ điển bách khoa, Từ điển Bách khoa, tập 3 (2002), Nxb Từ điển bách khoa,
Hà Nội

46

Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội

47

Viện Nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2003), Tinh hoa quản lý, Nxb Lao động
- Xã hội, Hà Nội.

48

Xã luận (01/11/2012), Vụ lừa đảo chiếm đoạt quỹ thai sản ở Cần Thơ,

/>


×