Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ khối để day phần nguyên lí làm việc của 1 số hệ thống trong động cơ đốt trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.17 KB, 19 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trên con đường hội nhập và phát triển cùng thế giới, đất nước ta đã và
đang từng bước đổi mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vào
trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Do đó việc đào tạo ra nguồn nhân lực có
tri thức và đạo đức đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục cấp
trung học phổ thông (THPT) đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức , trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản ; phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo , hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động , tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Luật giáo dục đã quy định : “ Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh cũng cố
và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở(THCS), hoàn thiện
học vấn phổ thông có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng
nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân,
tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp , học nghề hoặc đi
vào cuộc sống lao động”. Môn Công nghệ 11 được Bộ giáo dục và Đào tạo
biên soạn trên tinh thần đổi mới , đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và
phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó cùng với các môn học khác trong nhà
trường phổ thông góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu để đào
tạo con người phát triển toàn diện.
Thực tế như chúng ta đã thấy, động cơ đốt trong có vai trò rất quan trọng và
được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như : Nông nghiệp, công nghiệp,
ngư nghiệp, giao thông vận tải, quân sự... Do đó đối với người học sinh phổ
thông dù sau này có lựa chọn nghề nghiệp gắn bó với động cơ đốt trong hay
không thì những hiểu biết về động cơ đốt trong nói chung cũng như nguyên lí
làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong vẫn luôn gắn liền với đời
sống thực tiễn của họ. Chính vì vậy để có thể hiểu và ghi nhớ sâu sắc hơn về
nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là một vấn đề có


ý nghĩa rất quan trọng.
Những vấn đề nêu trên vừa là cơ sở lí luận, vừa là cơ sở thực tiễn để mỗi
người giáo viên giảng dạy môn công nghệ trong nhà trường phổ thông phải có
trách nhiệm tìm ra con đường để hướng dẫn học sinh tiếp nhận và khắc sâu
kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong một
cách chủ động, tích cực, sáng tạo và có hiệu quả.
Hoà nhập với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp
dạy học hiện nay, rút kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp và bằng thực tế
giảng dạy của mình, tôi xin mạnh dạn giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm :
“Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng sơ
1


đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ
đốt trong”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế, sử dụng sơ đồ khối trong dạy học chương VI- Cấu tạo của động
cơ đốt trong - Công nghệ 11, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng
cao hiệu quả dạy học Công nghệ 11.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nguyên lí làm việc của một số hệ thống động cơ đốt trong trong chương
trình công nghệ 11.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới phương pháp
dạy học(PPDH) theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 11 (phần
Động cơ đốt trong).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp xây dựng sơ đồ khối
trong nội dung chương VI: Cấu tạo của động cơ đốt trong - Công nghệ 11

theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
4.2. Phương pháp chuyên gia.
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để làm cơ sở cho
việc nghiên cứu đề tài.
4.3. Phương pháp thực tập sư phạm.
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân, tiến hành theo quy
trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài
nghiên cứu.
4.4. Phương pháp thống kê toán học.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kết
quả thu được.

2


PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1. Phương tiện dạy học.
Phương tiện dạy học là những công cụ mà người thầy giáo và học sinh
sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. Đó là
những công cụ giúp người thầy tổ chức, điều khiển quá trình dạy học và
những công cụ giúp người học tổ chức hoạt động nhận thức của mình một
cách hiệu quả.
1.2. Phương tiện trực quan.
Phương tiện trực quan là những công cụ, (phương tiện) mà người giáo
viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm xây dựng cho học sinh
những biểu tượng về sự vật, hiện tượng, hình thành khái niệm thông qua sự tri
giác trực tiếp bằng các giác quan của người học.
1.3. Sơ đồ khối trong dạy học.

Sơ đồ khối, sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,...là hình
thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một
chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình
ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một
sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ
thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ theo một kiểu khác nhau, dùng màu
sắc, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể
“thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ theo một cách riêng, do đó việc lập sơ đồ phát
huy tối đa được khả năng sáng tạo của mỗi người.
Sơ đồ dạy học chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên
tưởng, các phân tích. Có thể vận dụng sơ đồ vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới,
củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi
chương, mỗi học kì, ...
Sơ đồ dạy học giúp học sinh có được phương pháp học tập chủ động,
tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh vẽ sơ đồ có ưu
điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát huy khả năng phân
tích giả thiết tìm lời giải, các em tự “sáng tác” nên trên mỗi sơ đồ thể hiện rõ
cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh.
Sơ đồ dạy học đặc biệt là sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi chép rất hiệu
quả. Do đặc điểm của sơ đồ tư duy nên người thiết kế sơ đồ tư duy phải chọn
3


lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi thông tin cần thiết nhất và lôgic.
Vì vậy, việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách
ghi chép hiệu quả.
1.3.1. Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ:
*Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các
mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng
sắp đặt.

*Tính sư phạm, tư tưởng: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ
đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng.
*Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng
tâm và các nhóm kiến thức.
1.3.2 Các bước xây dựng:
- Bươc 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ ( chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ,
mã hoá một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt
phẳng ).
- Bước 2: Thiết lập các cạnh ( các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh
có liên quan )
- Bước 3: Hoàn thiện ( kiểm tra lại tất cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp
với nội dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dễ hiểu ).
1.3.3. Cách xây dựng một sơ đồ:
- Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra
những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả
nhất. Tiếp theo giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm
cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành.
- Trong dạy học địa lí ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau:
+ Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung
bài giảng một cách trực quan, dể khái quát, dể tiếp thu.
+ Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1
phần kiến thức.
+ Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh
đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt.
1.3.4. Cách sử dụng sơ đồ:
4


- Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng
như các thao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích - phương

tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch
nhánh của sơ đồ, mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết
các đơn vị kiến thức trên sơ đồ.
1.4. Các hệ thống của động cơ đốt trong được giới thiệu trong chương VI “
Cấu tạo của động cơ đốt trong”.
- Hệ thống bôi trơn.
- Hệ thống làm mát.
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.
- Hệ thống đánh lửa.
- Hệ thống khởi động.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1. Đại đa số học sinh của Trường THPT IV Thọ Xuân là học sinh ở
vùng trung du miền núi, trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Địa
bàn khu vực còn non kém về nền công nghiệp. Tình trạng ngại học, coi nhẹ
môn học do đây không phải là môn thi tốt nghiệp và thi vào Đại học, Cao
đẳng ...Nên đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là kết quả, hiệu quả của giờ học
chưa cao, chưa đạt được nhiều theo mục đích, yêu cầu đặt ra.
2. Kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt
trong là nội dung mang tính trừu tượng, học sinh không thể trực tiếp quan sát,
tri giác được. Để tiếp thu được nội dung này học sinh phải hình dung, tưởng
tượng, phải thực hiện các thao tác tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do
đó đã gây ra nhiều khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc
sâu kiến thức của bài học, dẫn đến sự say mê, yêu thích môn học của học sinh
không nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao.
Nguyên nhân do nhiều phía: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết
phục của chương trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh.....
và còn nhiều lí do khác nữa dược đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất
lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn

đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại
học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học,
quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được
tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú
Để thực hiện tốt giờ dạy theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ
5


động, sáng tạo và hứng thú của học sinh. Bản thân tôi đã không ngừng đổi mới
về tư duy, nhận thức từ khâu soạn giáo án ( Thiết kế bài học ) cho đến cách sử
dụng thiết bị dạy học, lập phiếu điều tra để nắm bắt tình hình học tập của học
sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhà trường và đối tượng học
sinh.
3. Phương pháp dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong
động cơ đốt trong đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: Giáo viên
hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách thông qua một số câu hỏi gợi mở, học
sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ cấu tạo rồi tiến hành tư duy,
hình dung, tưởng tượng và rút ra nguyên lí làm việc của hệ thống. Sau đó giáo
viên tóm tắt và kết luận lại cho học sinh về nguyên lí làm việc của hệ thống
dưới dạng lí thuyết.
Với cách thực hiện như trên không phải hoàn toàn là cái dở mà cũng có cái
hay của nó. Qua đó nó thể hiện được phong cách, phương pháp và khả năng
truyền đạt kiến thức của người giáo viên. Tuy nhiên với cách thực hiện như
vậy, nó cũng gây không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh. Sau khi
nghiên cứu xong, kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động
cơ đốt trong là những lí thuyết. Chúng thường mờ nhạt và trừu tượng. Do đó
học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức
vừa nghiên cứu.
III. Phương pháp sử dụng sơ đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của
một số hệ thống trong động cơ đốt trong.

Bản chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức
cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học.
Quá trình nhận thức diễn biến theo con đường mà LêNin đã chỉ rõ: “ Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó
là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách
quan”.
Nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong là những
kiến thức lí thuyết, chúng thường mờ nhạt, trừu tượng, chưa tác động mạnh
vào các giác quan. Do đó kí ức khó ghi nhận và tái hiện lại khi cần thiết. Vì
vậy cần phải cụ thể hoá, vật chất hoá, làm cho lí thuyết được cụ thể hơn, sâu
sắc hơn và có tính thuyết phục hơn. Từ đó học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận
kiến thức và khắc sâu vấn đề lí thuyết vừa nghiên cứu.
Ở đây, tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy
phong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục
được sử dụng. Tôi chỉ xin giới thiệu một cách dạy kết hợp giữa phương pháp
truyền thống với những yêu cầu mới. Đó là: Sử dụng sơ đồ khối khi dạy phần
nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong.

Cách thức tiến hành:

6


Khi nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong
động cơ đốt trong. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa,
quan sát sơ đồ cấu tạo của hệ thống. Thông qua một số câu hỏi gợi mở, giáo
viên hướng dẫn học sinh tiến hành tư duy và xây dựng sơ đồ khối thể hiện
nguyên lí làm việc của hệ thống.
Giờ dạy này ứng dụng công nghệ thông tin là tốt nhất. Vì vậy giáo viên nên
sử dụng giáo án điện tử để thuận tiện cho việc giảng dạy, rút ngắn thời gian vẽ

sơ đồ và nhất là tạo sinh động hơn trong tiết học, thu hút được học sinh, làm
cho học sinh có sự hứng thú và say mê môn học.
IV. Vận dụng cụ thể
1. Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
( Bài25: Hệ thống bôi trơn )

7


*

Trường

hợp

1:

Khi

hệ

thống

làm

việc

bình

thường


Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau:
Cacte
dầu

Lưới
lọc

Bơm
dầu

Van
khống
chế

Bầu
lọc

Đường
dầu
chính

Bề
mặt
ma
sát

Giải thích nguyên lí theo sơ đồ:
Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte dầu đưa
qua lưới lọc và bầu lọc để lọc sạch rồi đưa qua van khống chế đến đường dầu

chính rồi theo các đường ống đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau
đó trở về cacte.
* Trường hợp 2: Khi áp suất của dầu bôi trơn vượt quá giá trị cho phép
Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau:

8


Cacte
dầu

Lưới
lọc

Bơm
dầu

Van
khống
chế

Bầu
lọc

Đường
dầu
chính

Bề
mặt

ma
sát

Van
an
toàn
Giải thích nguyên lí theo sơ đồ:
Khi áp suất của dầu bôi trơn vượt quá giá trị cho phép thì van an toàn mở để
một phần dầu từ sau bơm chảy ngược về trước bơm làm giảm áp suất của dầu
xuống. Khi đó hệ thống làm việc theo trường hợp bình thường.
* Trường hợp 3: Khi nhiệt độ của dầu cao quá giới hạn định trước
Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau:
Cacte
dầu

Lưới
lọc

Bơm
dầu

Két
làm
mát

Bầu
lọc

Đường
dầu

chính

Bề
mặt
ma
sát

Giải thích nguyên lí theo sơ đồ:
Khi nhiệt độ của dầu cao quá giới hạn định trước thì van khống chế
đóng lại để toàn bộ lượng dầu chảy qua két làm mát dầu, làm nhiệt độ của dầu
giảm xuống. Khi đó dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte dầu đưa qua lưới
lọc và bầu lọc để lọc sạch rồi đưa qua két làm mát đến đường dầu chính, theo
các đường ống đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về
cacte.
2. Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn
cưỡng bức
( Bài 26 : Hệ thống làm mát )

9


* Trường hợp 1: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn
định mức
Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau:
Két
nước

Bơm
nước


Van
hằng
nhiệt

Áo
nước

Đường
ống
số 8

Giải thích nguyên lí theo sơ đồ:
Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định mức thì
van hằng nhiệt chỉ mở cửa thông với đường ống số 8 để nước chảy thẳng về
bơm. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo
nước để làm mát các chi tiết, sau đó dược đưa qua van hằng nhiệt, theo đường
ống số 8 chảy thẳng về bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín.
* Trường hợp 2: Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định
mức
Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau:
10


Két
nước

Bơm
nước

Van

hằng
nhiệt

Áo
nước

Đường
ống
số 8

Giải thích nguyên lí theo sơ đồ:
Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định mức thì van hằng
nhiệt mở cả cửa thông với đường ống số 8 và cửa thông với két nước. Khi đó
nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm
mát các chi tiết, sau đó dược đưa qua van hằng nhiệt, một phần theo đường
ống số 8 chảy thẳng về bơm còn một phần chảy qua két nước để làm mát
trước khi đưa đến bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín.
* Trường hợp 3: Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định
mức
Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau:
Két
nước

Bơm
nước

Áo
nước

Van

hằng
nhiệt

Giải thích nguyên lí theo sơ đồ:
Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định mức thì van
hằng nhiệt chỉ mở cửa thông với két nước. Khi đó nước làm mát được bơm
nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó dược
đưa qua van hằng nhiệt rồi chảy qua két nước để làm mát trước khi đưa đến
bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín.
3. Nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm

11


1.
2.
3.
4.

Ma-nhê-tô
Biến áp đánh lửa
Bugi
Khóa điện

WN - Cuộn nguồn
WĐK - Cuộn điều
khiển
Đ1 , Đ2 – Điôt thường
ĐĐK- Điôt điều khiển
CT - Tụ điện


)

W1 -Cuộn sơ cấp
W2 - Cuộn thứ cấp
* Trường hợp 1: Khi mở khoá điện
Dòng điện chạy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau:
Ma
nhê


Bộ
chia
điện

Biến
áp
đánh
lửa

Bu
gi

Giải thích nguyên lí theo sơ đồ:
Khi mở khoá điện và ma-nhê-tô hoạt động thì các sức điện động xoay chiều
trên các cuộn dây WN và WĐK của ma-nhê-tô được đưa đến bộ chia điện. Nhờ
tác dụng của bộ chia điện, dòng điện được đưa đến biến áp đánh lửa. Tại đây
nó tạo ra tia lửa điện và đặt ở bugi.
* Trường hợp 2: Khi đóng khoá điện
Dòng điện chạy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau:

Ma
Khoá
nhê
điện

Giải thích nguyên lí theo sơ đồ:

“Mát”

12


Khi đóng khoá điện thì điện từ cuộn WN của ma-nhê-tô sẽ truyền qua khoá
điện ra “mát”. Khi đó hệ thống đánh lửa ngừng làm việc.
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sử dụng sơ đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống
trong động cơ đốt trong là cách làm phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi
mới phương pháp dạy học môn Công nghệ trong nhà trường phổ thông, phù
hợp với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học môn công nghệ hiện nay. Cách làm này thực chất là
biến những gì thuộc về lí thuyết, trừu tượng thành cái cụ thể, quan sát được.
Đồng thời nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh, kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh.
Chúng ta đã và đang tìm kiếm con đường nâng cao hiệu quả học tập, phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì đây là cách làm có thể coi là hiệu
quả. Trong mấy năm gần đây, khi sử dụng cách làm này vào thực tế giảng dạy
bản thân tôi thấy rất có hiệu quả. Đây là một phương pháp đúng đắn. Những
vấn đề lí thuyết không còn là trừu tượng, mờ nhạt và khó nhớ. Cách làm này
khá thiết thực và rất dễ vận dụng.
Thú vị hơn tôi còn thấy cũng với cách làm như thế nhưng nếu có sự hỗ trợ

của công nghệ thông tin ( sử dụng giáo án điện tử ) thì hiệu quả giờ học còn
cao hơn nhiều. Còn có nhiều vấn đề phải rút kinh nghiệm khi ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong dạy học. Song bản thân tôi cho rằng trong những giờ
học như thế này thì sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là tốt nhất, phù hợp
nhất.
Tôi đã làm phép so sánh kết quả học tập của học sinh và thu được kết quả
rất khả quan như sau:
Bảng 1: So sánh kết quả khi dạy phần nguyên lí làm việc của hệ thống bôi
trơn
cưỡng bức.

Số
học
sinh
41

Lớp 11A1 - Ban cơ bản.
( Dạy theo hình thức không sử dụng sơ đồ khối )
Mức độ nắm kiến thức
Không nắm
Tốt
Khá
Trung bình
được
Số
Số
Số
Số
Tỉ
Tỉ lệ

Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng
lượng
lượng
lượng
lệ
7,3
6
14,6%
10
24,4%
22
53,7%
3
%

13


Lớp 11A5 - Ban cơ bản.
( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Không sử dụng giáo án điện tử )

Mức độ nắm kiến thức

Số
học
sinh
43


Tốt
Số
lượng
14

Khá

Số
lượng
32,5%
19
Tỉ lệ

Không nắm
được
Số
Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng
23,3%
0
0%

Trung bình
Tỉ lệ

Số lượng

44,2%


10

Lớp 11A6 - Ban cơ bản.
( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Có sử dụng giáo án điện tử )
Mức độ nắm kiến thức
Số
học
Không nắm
Tốt
Khá
Trung bình
sinh
được
Số
Số
Số
Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng
lượng
lượng
51
15,6
25 49,1%
18
35,3%
8
0

0%
%
Bảng 2: So sánh kết quả khi dạy phần nguyên lí làm việc của hệ thống
làm mát
bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức
.
Lớp 11A5 - Ban cơ bản.
( Dạy theo hình thức không sử dụng sơ đồ khối )
Mức độ nắm kiến thức
Số
học
Không nắm
Tốt
Khá
Trung bình
sinh
được
Số
Số
Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng
lượng
44
7
15,9%
11
25%
22
50%

4
9,1%
Lớp 11A2 - Ban cơ bản.
( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Không sử dụng giáo án điện tử )

Mức độ nắm kiến thức

Số học
sinh
39

Tốt

Khá

Số
lượng

Tỉ lệ

Số lượng

10

25,6
%

17

Không nắm

được
Số
Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng
30,8
0
0%
%

Trung bình
Tỉ lệ Số lượng
43,6
%
14

12


Lớp 11A7 - Ban cơ bản.
( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Có sử dụng giáo án điện tử )
Mức độ nắm kiến thức
Số học
Không nắm
sinh
Tốt
Khá
Trung bình
được
Số

Số
Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng
lượng
52
38,5
13,5
25
48%
20
7
0
0%
%
%
Bảng 3: So sánh kết quả khi dạy phần nguyên lí làm việc của hệ thống
đánh lửa
điện tử không tiếp điểm
Lớp 11A3 - Ban cơ bản.
( Dạy theo hình thức không sử dụng sơ đồ khối )
Mức độ nắm kiến thức
Số học
Không nắm
sinh
Tốt
Khá
Trung bình
được
Số

Số
Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng
lượng
43
23,3
51,2
7
16,3%
10
22
4
9,2%
%
%
Lớp 11A6 - Ban cơ bản.
( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Không sử dụng giáo án điện tử )

Mức độ nắm kiến thức

Số học
sinh
46

Tốt

Khá

Số

lượng

Tỉ lệ

Số lượng

19

41,3%

15

Không nắm
được
Số
Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng
26,1
0
0%
%

Trung bình
Tỉ lệ Số lượng
32,6
%

15


12


Lớp 11A4 - Ban cơ bản.
( Dạy theo hình thức sử dụng sơ đồ khối - Có sử dụng giáo án điện tử )
Mức độ nắm kiến thức
Số
học
Không nắm
Tốt
Khá
Trung bình
sinh
được
Số
Số
Số
Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng
lượng
lượng
51
27
53%
15
29,4%
9
17,6%

0
0%
Mặc dù sự chuyển biến của học sinh cần có một quá trình lâu dài. Nhưng
để quá trình đó thuận chiều thì đây là một thực tế khả quan. Tôi rất tin vào
cách làm này. Tôi đã và đang sử dụng để giảng dạy tại trường trung học phổ
thông (THPT) IV Thọ Xuân .
Kết luận chung về thực nghiệm
Qua thực nghiệm dạy học sử dụng sơ đồ khối trong chương VI “ cấu tạo
động cơ đốt trong” , tôi nhận thấy:
- Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn
và hiệu quả cao hơn, học sinh tập trung để quan sát và phân tích, phát biểu xây
dựng bài tốt hơn.
- Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung
vào việc đưa học sinh vào trung tâm của hoạt động dạy học. Không khí học
tập rất tích cực, nâng cao hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội tri thức của học sinh.
- Kiến thức được cung cấp thêm, bổ sung và làm rõ sách giáo khoa, đồng
thời gắn với thực tiễn nhiều hơn.
Do giới hạn về thời gian cũng như các điều kiện khác nên tôi chưa thực
hiện thực nghiệm được trên quy mô lớn hơn. Chính vì thế mà kết quả thực
nghiệm chắc chắn chưa phải là tốt nhất.

16


PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và kết hợp với các phương pháp
thực hiện đề tài, đề tài của tôi đạt được những kết quả sau:
Đánh giá được thực trạng của việc dạy và học môn công nghệ 11 nói
chung và chương VI “ cấu tạo của động cơ đốt trong” nói riêng ở trường

THPT.
Xây dựng các sơ đồ khối để nghiên cứu nguyên lí làm việc của một số
hệ thống động cơ đốt trong.
Mô tả nguyên lí làm việc của các hệ thống động cơ đốt trong theo sơ đồ.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với giáo viên:
Trước hết để phục vụ tốt cho giờ học này, người giáo viên phải có sự
chuẩn bị tốt ở nhà. Giáo viên phải chịu khó suy nghĩ, nghiên cứu, chuẩn bị
giáo án và xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp một cách cẩn thận , chu đáo và
chính xác.
Giáo viên cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh
tham gia một cách tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức . Chú ý khai thác
vốn kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh, giúp các em phát triển tối đa
năng lực, tiềm năng của bản thân .
2.2. Đối với học sinh:
Để lĩnh hội các kiến thức một cách dễ dàng và khắc sâu vấn đề cần nghiên
cứu cũng đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà, nghiên cứu bài học
mới trước khi đến lớp. Học sinh phải nhiệt tình, tích cực, chủ động trong quá
trình lĩnh hội kiến thức; nghiêm túc thực hiện các quy định của lớp học, thể
hiện một tinh thần thái độ tốt trong học tập .
2.3. Đối với các cấp lãnh đạo :
Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho
môn học trong việc mua sắm trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất phục vụ
cho việc dạy và học bộ môn Công nghệ.
Đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành pháp lệnh. Chỉ có đổi mới
phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự
trong giáo dục. Trên đây là đề tài nghiên cứu và đã được tôi áp dụng vào thực
tế giảng dạy tại Trường trung học phổ thông IV Thọ Xuân. Tuy nhiên để có
được những giờ dạy thành công cần phải liên tục rút kinh nghiệm. Vì thế tôi
rất mong được sự góp ý chân tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.


17


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan SKKN là của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến
(ký, ghi rõ họ tên)

Lưu Thị Huệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Sách giáo khoa Công nghệ 11
Sách giáo viên Công nghệ 11
Thiết kế bài giảng Công nghệ 11
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Công nghệ 11
Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp

Hoạt động giáo dục ở trường THPT
Nhà trường trung học với người giáo viên trung học.

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:Lưu Thị Huệ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT 4 Thọ Xuân

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Xây dựng các môđun giáo
dục bảo vệ môi trường trong

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)


Năm học
đánh giá
xếp loại

Sở Giáo dục và
Đào tạo Thanh
Hóa

C

2013 - 2014

Sở Giáo dục và
Đào tạo Thanh
Hóa

C

2015- 2016

giảng dạy bộ môn công nghệ
công nghiệp lớp 11 nhằm
nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh trường
2.

THPT 4 Thọ Xuân
Tiếp tục xây dựng và sử dụng
các môđun giáo dục bảo vệ
môi trường trong giảng dạy

bộ môn công nghệ công
nghiệp lớp 11 nhằm nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh trường THPT 4 Thọ
Xuân

19



×