Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình địa lí lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.91 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 12

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Diệu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lý

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến
2. Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm về bảo vệ môi trường
2. Giáo dục BVMT qua môn Địa lí trong trường THPT


3. Nội dung và hình thức giáo dục môi trường
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả
VII. 2. Bài học kinh nghiệm
VIII. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

Trang
1
1
1
2
2
2
3
3
3
4
4
4
4
5
13
13
14
15
15
15



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa
đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của
con người, do đó môi trường có vai trò cực kì quan trong đối với đời sống.
Trong những năm gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về vấn đề môi trường. Vì
sao con người lại quan tâm đến môi trường nhiều như vậy? Như chúng ta biết,
sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, sự gia tăng dân số quá nhanh và việc
chặt phá rừng bừa bãi của con người đã làm cho nồng độ CO 2 trong khí quyển
tăng vọt lên, cùng với các khí thải từ động cơ giao thông đã thải những khí độc
hại được gọi là những khí nhà kính. “Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ bề
mặt Trái Đất tăng lên, gây ra nhiều hậu quả xấu như:
- Làm tan băng và dâng cao mực nước biển, gây ngập úng các vùng sản
xuất lương thực trù phú, thành phố ven biển, các đảo thấp.
- Khí hậu Trái Đất biến đổi, làm xáo động điều kiện sống và các hoạt
động sản xuất nông, lâm, thuỷ sản bị ảnh hưởng.
Ở Việt Nam nếu mực nước biển dâng lên một mét thì khoảng 20 triệu
người sẽ không có nơi sinh sống. Thời gian gần đây, ở nước ta chúng ta nghe
quá nhiều về vấn đề môi trường như: Công ty Vedan giết chết sông Thị Vải,
công ty Hào Dương đưa nước thải ra các nhánh sông Soài Rạp, nhà máy
Hyundai Vinashin làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước và gần đây nhất
là sự cố Formosa đã làm cho nguồn nước biển bị ô nhiễm trầm trọng ở miền
Trung gây nên tình trạng cá chết hàng loạt... [5]
Bản thân tôi với vai trò là một người giáo viên, đứng trước thực trạng môi
trường đang ngày càng xấu đi, tôi ý thức được trách nhiệm của mình là làm sao
đó để mỗi học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và
từng bước có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường. Đó là lí do tôi
chọn đề tài " Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương
trình địa lí lớp 12" nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của môi

trường.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
2.1. Mục tiêu:
- Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng
là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được
ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Có những hành động
thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh các em.
2.2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lí luận của việc dạy tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong
các giờ học như thế nào cho có hiệu quả cao nhất.
- Nghiên cứu sách giáo khoa xem bài nào có thể tích hợp được và tích hợp
vào nội dung nào cho phù hợp.

1


- Nghiên cứu xem có những hình thức hoạt động ngoại khóa nào dễ thực
hiện nhưng vẫn đảm bảo tình giáo dục môi trường đạt hiệu quả cao nhất.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các vấn đề môi trường.
- Đề ra những giải pháp để nhằm nâng cao việc giáo dục các nội dung bảo
vệ môi trường.
- Từ đó rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc giáo
dục bảo vệ môi trường thực hiện có hiệu quả.
- Thống kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12C3, 12C4 Trường THPT Lưu Đình Chất
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Áp dụng cho nhiều bài học Địa Lí lớp 12
- Giới hạn trong nội dung có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ môi trường
trong chương trình sách giáo khoa và các hoạt động ngoại khóa có nội dụng giáo

dục bảo vệ môi trường.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp thực địa....

2


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến :
1.1. Cơ sở lí luận:
Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn
cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc.
Nghị quyết số 41/NQ- TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của
Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án " Đưa các nội dung bảo vệ môi
trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến
lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã
tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường
theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. [3]
Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
ngày 31 tháng 1 năm 2005. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về
việc tăng cường công tác giáo dục bảo về môi trường, xác định nhiệm vụ trọng

tâm đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng
về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học.
[3]
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm
thay đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng tưởng kinh tế không ngừng được nâng
cao, tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi
trường. Vì vậy môi trường Việt nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và
đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết
quả đáng khích lệ. Tuy vây, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn
chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến
mức báo động.[3]
Hiện nay, việc giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học,
nhất là các trường THPT có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi
đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước, những người sẽ thực
hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
môi trường đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi
trường, thì khi ra đời, dù bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào họ đều có thể thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.

3


2. Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học:
Những hiểm hoạ suy thoái môi trường đang đe doạ cuộc sống của loài
người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của
mỗi quốc gia.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,

kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người
và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường,
năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao
động mới, người chủ tương lai của đất nước, người chủ có thái độ thân thiện với
môi trường, phát triển kinh tế hài hoà với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu
cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ
môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. [3]
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm về bảo vệ môi trường:
- Bảo vệ môi trường ( theo nghĩa chung) đó là bảo vệ môi trường tự nhiên
và bảo vệ môi trường nhân tạo
- Bảo vệ môi trường ( theo nghĩa cụ thể) đó là việc sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường
2. Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí trong nhà trường
THPT:
2.1. Mục đích, nội dung của việc giáo dục môi trường:
- Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức nhất định về môi
trường để học sinh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giúp học sinh:
+ Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ khăng khít và tác động qua lại
giữa các thành phần tự nhiên cũng như tự nhiên với xã hội.
+ Có những hiểu biết tương đối đầy đủ về tự nhiên và môi trường sống
của đất nước mình.
+ Hiểu và nắm những chủ trường và chính sách cơ bản của Nhà nước về
vấn đề môi trường.
- Về thái độ hành vi: Từng bước xây dưng cho học sinh tình cảm yếu mến
thiên nhiên, có ý thức giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn
hóa của dân tộc. Phải làm cho việc bảo vệ môi trường trở thành phong cách sống
của các em và phải có thái độ chống các hoạt động phá hoại môi trường.

- Về kĩ năng và biện pháp: Trang bị cho học sinh những kiến thức và khái
niệm về môi trường, các thành phần của môi trường tự nhiên.
+ Những kiến thức về sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý,
tránh khai thác, sử dụng bừa bãi làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
+ Những biện pháp bảo vệ, phục hồi và làm giàu thêm môi trường tự
nhiên, hạn chế tác động phá hoại sự cân bằng sinh thái trong môi trường, chống
những hành động làm ô nhiễm môi trường.
4


2.2. Nhiệm vụ của giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông:
Mỗi giáo viên phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức, kĩ năng và
chuẩn bị tốt các phương pháp giảng dạy kết hợp nội dung giáo dục môi trường.
Đồng thời giáo viên phải luôn là tấm gương về hoạt động môi trường để học
sinh noi theo, biết tổ chức , lãnh đạo học sinh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường. Vậy nhiệm vụ chính của giáo dục môi trường trong nhà trường phổ
thông là: Giáo dục cho học sinh có ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với môi
trường và bảo vệ môi trường.
2.3. Nguyên tắc giáo dục môi trường qua môn Địa lí trong nhà
trường:
- Phải tôn trọng tính đặc thù của môn học. Nội dung giáo dục môi trường
phải lồng ghép vào bộ môn một cách tự nhiên, không gượng ép.
- Những kiến thức môi trường đưa vào nội dung bài giảng Địa lí phải
tránh trùng lặp, vừa sức học sinh.
- Kiến thức môi trường đưa vào môn học phải phản ánh được thực tiễn về
môi trường của địa phương cũng như đất nước.
Tóm lại: Đó là ba nguyên tắc cần thiết và quan trọng khi đưa nội dung
giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 12 trong nhà trường.
3. Nội dung và hình thức giáo dục môi trường:
Giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 12 có hai hình thức:

- Hình thức ngoài lớp và ngoại khóa
- Hình thức trên lớp
3.1. Hình thức ngoài lớp và ngoại khóa:
Thông qua bài thực hành, giáo viên có thể giao bài tập cho các em về nhà
sưu tầm tranh ảnh, bài viết về những phong cảnh đẹp của đất nước, các tranh
ảnh ô nhiễm môi trường nước, không khí.
Tổ chức cho các em chơi trò chơi bảo vệ môi trường như: Thi những bài
hát, bài thơ nói về môi trường, hái hoa dân chủ trả lời các câu hỏi về môi trường
trong các buổi ngoại khóa về chủ đề môi trường.
Tổ chức cho các em tham gia lao động: Vệ sinh trường lớp, chăm sóc,
tưới cây ở bồn hoa... Qua đó giáo dục cho các em có ý thức, hành vi xây dựng
môi trường xanh- sạch- đẹp và có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Các em học sinh còn tham gia làm sạch đường làng, ngõ xóm vào sáng
chủ nhật hàng tuần, vào ngày quốc tế lao động, trong dịp tết Nguyên Đán để góp
phần xây dựng làng văn hóa. Qua các buổi lao động này giúp các em có ý thức
không vứt rác bừa bãi ra đường, ra trường học, ra ao hồ, biết bảo vệ môi trường.
Hằng năm vào dịp cuối năm học, nhà trường còn tổ chức cho những học
sinh có thành tích cao trong học tập đi thăm quan, trải nghiệm thực tế như đi
Vườn quốc gia Cúc Phương, về thăm quê Bác, thành nhà Hồ, suối cá Thần Cẩm
Thủy… Qua những chuyến đi này đã giúp các em có những kiến thức bổ ích về
tài nguyên thiên nhiên, môi trường của đất nước, từ đó giáo dục lòng yêu quê
hương đất nước, ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường của đất nước cho các em.
5


3.2. Hình thức giáo dục môi trường ở trên lớp:
Đây là hình thức chủ yếu trong quá trình giảng dạy và học tập. Để giáo
dục môi trường qua môn Địa lí ở lớp 12 giáo viên cần xác định được:
3.2.1. Loại bài kiến thức môi trường được tích hợp trong toàn bộ nội
dung bài học:

Trong chương trình địa lí lớp 12 loại bài kiến thức địa lí đồng thời là kiến
thức môi trường không nhiều, chỉ có 2 bài là: bài 14 " Sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên" và bài 15 " Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai",
ngay trong mục tiêu và nội dung bài học đã thể hiện nội dung của giáo dục bảo
vệ môi trường. Chình vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải đạt được
mục tiêu đề ra. Muốn vậy giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt về tài liệu, phương
tiên, phương pháp giảng dạy. Ta có thể làm sáng tỏ vấn đề này bằng việc soạn
giáo án bài 14 " Sử dụng và bảo bệ tài nguyên thiên nhiên".
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên [1], [4]
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết được tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta
với các vấn đề suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và tài nguyên đất
cũng như một số tài nguyên khác: Nước, khoáng sản, du lịch, biển.
- Phân tích đựơc nguyên nhân và hậu quả của việc suy giảm tài nguyên
rừng, suy thoái đất và các tài nguyên khác.
- Trình bày được các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên
rừng, đa dạng sinh học
2. Kĩ năng:
-Phân tích các bảng số liệu trong SGK để thấy được sự biến động về diện
tích rừng, suy giảm tính đa dạng sinh vật, sự biến động diện tích đât hoang, đồi
trọc...
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Hình ảnh về các hiện tượng chặt phá rừng...
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, tranh ảnh về môi trường..

III. Tổ chức các họat động học tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình bài học:
Mở bài:
GV nêu vấn đề cấp bách của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Một
trong những biện pháp quan trong để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ tài
nguyên rừng
6


Hoạt động của giáo viên và
học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề sử
dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
(HS làm việc cá nhân/ Cả lớp)
- Bước 1: HS dựa vào SGK, bản đồ trả
lời các câu hỏi:
+ Căn cứ vào bảng số liệu SGK, nhận
xét sự biến động diện tích rừng ở nước
ta qua các năm. Giải thích vì sao có sự
thay đổi đó
+ Cho biết chất lượng rừng
+ Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt
Nam, cho biết những nơi có diện tích
rừng lớn ở nước ta
- Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ, GV
nhận xét, chuẩn kiến thức
- Câu hỏi:
+ Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?

+ Để giữ cân bằng môi trường sinh
thái cần nâng cao độ che phủ là bao
nhiêu?
+ Các biện pháp bảo vệ rừng?
+ HS trả lời, GV chuẩn kiến thức
Bảo vệ rừng ngoài ý nghĩa kinh tế, GV
nhấn mạnh vai trò của rừng trong việc
bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt
trong điều kiện tự nhiên nước ta nhiều
đồi núi, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
GV nêu các qui định của Nhà nước về
tỉ lệ che phủ rừng và chiến lược trồng
rừng năm 2010.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đa dang
sinh học ( HS làm việc cá nhân/ cả
lớp)
- Bước 1: GV yêu cầu HS căn cứ vào
bảng: Sự đa dạng thành phần loài và sự
suy giảm số lượng loài thực vật, động
vật để nhận biết được tính đa dạng của
tài nguyên sinh vật nước ta. Sau đó trả
lời câu hỏi:
+ Sự suy giảm đa dạng sinh vật của
nước ta biểu hiện ở những mặt nào?

Nội dung chính
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh
vật:
a. Tài nguyên rừng:
- Tổng diện tích rừng đang tăng, nhưng

rừng vẫn bị suy thoái vì chất rừng
không ngừng giảm đặc biệt là rừng
giàu; rừng nghèo và rừng phục hồi tăng
- Biện pháp bảo vệ rừng:
+ Rừng phòng hộ
+ Rừng đặc dụng
+ Rừng sản xuất
+ Triển khai Luật bảo vệ rừng. Phấn
đấu trồng 5 triệu ha rừng vào năm 2010

b. Đa dạng sinh vật:
- Sự suy giảm đa dạng sinh vật:
+ Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có
tính đa dạng cao
+ Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh vật
rất lớn
+ Nguyên nhân do những tác động
không hợp lí của con người
- Biện pháp:
+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên
7


+ Nguyên nhân nào đã làm suy giảm
số lượng loài động, thực vật ở nước ta?
+ Những biện pháp bảo vệ sự đa dạng
sinh vật ở nước ta?
- Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến
thức

Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề sử
dụng và bảo vệ tài nguyên đất
( HS làm việc cá nhân/ Cả lớp)
- Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu
hỏi:
+ Hãy nêu các biểu hiện suy thoái tài
nguyên đất ở nước ta ( GV gợi ý để HS
liên hệ những hiện tượng suy thoái đất
ở miền núi và đồng bằng)
+ Các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và
cải tạo đất ở đồng bằng
- Bước 2: Sau khi HS trả lời, GV
chuẩn kiến thức

+ Ban hành " Sách đỏ Việt Nam"
+ Qui định khai thác: Gỗ, động vật và
thủy sản

Hoạt động 4: Tìm hiểu về việc bảo vệ
các tài nguyên khác ( cả lớp)
- GV cho HS biết được nước là tài
nguyên vô tận, tuy nhiên có sự mất cân
bằng nước, nguồn nước ở một số nơi
bị ô nhiễm. Sau đó yêu cầu HS đưa ra
một số giải pháp chống ô nhiễm nước
- GV cho HS biết được khoáng sản là
tài nguyên cạn kiệt, cho nên cần khai
thác hợp lí, tránh lãng phí và làm ô
nhiễm môi trường
- Tài nguyên du lịch cần bảo tồn, tôn

tạo giá trị tài nguyên và bảo vệ cảnh
quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát

3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
khác:
- Tài nguyên nước
- Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên du lịch
- Tài nguyên biển

2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất:
a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất:
Diện tích đất hoang, đồi trọc giảm
mạnh, do diện tích rừng trồng tăng, tuy
nhiên diện tích đất bị suy thoái vẫn còn
lớn
- Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
năm 2005:
+ Đất có rừng: Khoảng 12,7 triệu ha
+ Đất nông nghiệp: 9,4 triệu ha. bình
quân đất nông nghiệp trên đầu người
thấp (0,1ha)
+ Đất chưa sử dụng: 5,35 triệu ha, chủ
yếu là đất đồi núi bị thoái hóa nặng
b. Các biện pháp bảo vệ đất:
- Vùng đồi núi: Cần chống xói mòn
( làm ruộng bậc thang, kết hợp sản xuất
nông- lâm)
- Vùng đồng bằng: Có biện pháp quản
lí chặt chẽ, sử dụng vốn đất hợp lí, có

các biện pháp mchoongs suy thoái đất
và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất.

8


triển du lịch sinh thái
- Tài nguyên khí hậu và tài nguyên
biển cần khai thác sử dụng hợp lí và
bền vững
4.Tổng kết và hướng dẫn học tập:
Câu 1: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là
A. tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất
lượng.
B. dù tổng diện tích rừng đang phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy
giảm.
C. tài nguyên rừng của nước ta đang phục hồi cả về số lượng lẫn chất
lượng.
D. chất lượng rừng đã phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút
nhanh.
Câu 2: Đâu là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng?
A. Trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
B. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.
Câu 3: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở đồng bằng là
A. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
B. áp dụng các biện pháp nông, lâm kết hợp.
C. chống suy thoái và ô nhiễm đât.
D. ngăn chặn nạn du canh, du cư.

Câu 4:Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng chủ yếu hiện
nay ở nước ta là
A. chất thải của hoạt động du lịch.
B. nước thải công nghiệp và đô thị.
C. lượng thuốc trừ sâu và hóa chất dư thừa trong hoạt động nông nghiệp.
D. chất thải sinh hoạt của các khu dân cư.
Câu 5: Nguyên nhân về tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của
nước ta là
A. chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái.
B. sự biến đổi thất thường của khí hậu Trái đât gây ra nhiều thiên tai.
C. Săn bắt, buôn bán trái phép các động vật hoang dã.
C. Ô nhiễm môi trường.
3.2.2. Loại bài kiến thức môi trường được lồng ghép thành một mục,
một ý trong bài học hoặc được liên hệ
Trong chương trình Địa lí 12 có một số bài kiến thức môi trường được
lồng ghép thành một mục, một ý trong bài học. Tuy nhiên việc xác định và lồng
ghép kiến thức trong qua trình giảng dạy không phải là dễ, vì vậy việc giáo viên
tìm ra và xác định đúng để có ý thức hướng dẫn, truyền đạt kiến thức môi
trường, đảm bảo hiệu quả cao cũng không đơn giản. Điều cần thiết là giáo viên
9


phải có ý thức làm rõ kiến thức về môi trường, chuẩn bị những nội dung,
phương pháp để thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả sách giáo khoa, để học sinh
hiểu và có hành vi, thái độ về những vấn đề môi trường mà những mục đích đó,
những ý đó cần thể hiện.
Tính chất đặc biệt thể hiện ở chỗ, ngay trong mục tiêu bài giảng cũng nên
đề cập đến kiến thức này. Trong quá trình dạy học phải đạt được mục tiêu đề ra.
Muốn vậy phải chuẩn bị tài liệu, phương tiện, phương pháp hợp lí và có hiệu
quả để thực hiện mục tiêu đề ra. Ta có thể băt gặp nội dung này trong một số địa

chỉ sau: [3]
Nội dung GDBVMT có thể
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
tích hợp
Bài 8: Thiên - Mục 2: Ảnh - Biển Đông có ảnh hưởng rất lớn đến
nhiên chịu ảnh hưởng của biển khí hậu, địa hinh và các hệ sinh thái
hưởng sâu sắc Đông đến thiên vùng ven biển.
của biển
nhiên Việt Nam
- Biển Đông cung cấp nguồn tài
nguyên khoáng sản và hải sản, song
không phải là vô tận nên cần khai thác
hợp lí và bảo vệ môi trường sống của
sinh vật biển.
- Biển Đông gây ra thiên tai cần có
biện pháp phòng tránh.
Bài 9,10:
- Mục 1: Khí hậu - Các thành phần của môi trường tự
Thiên nhiên
nhiệt đới ẩm gió nhiên Việt nam gắn với đặc điểm gió
nhiệt đới ẩm gió mùa
mùa.
mùa
- Mục 2: Các thành - Khai thác các điều kiện tự nhiên cần
phần tự nhiên khác: chú ý đặc điểm do khí hậu nhiệt đới
a. Địa hình xâm gió mùa gây ra( Lũ lụt, trượt lở đất).
thực bồi tụ
- Có kĩ năng lựa chọ cách sử dụng tài
b. Sông ngòi của nguyên thiên nhiên hợp lí, tránh làm

vùng nhiệt đới ẩm suy thoái môi trường.
gió mùa
c. Đất feralit
d. Hệ sinh thái rừng
nhiệt đới ẩm
- Mục 3: Ảnh
hưởng của thiên
nhiên nhiệt đới ẩm
gió mùa đến hoạt
động sản xuất và
đời sống
Bài 21:
- Mục 1: Nền nông - Vai trò của điều kiện tự nhiên và tài
Đặc điểm nền
nghiệp nhiệt đới
nguyên thiên nhiên đối với sự phát
nông nghiệp
- Mục 2: Phát triển triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
10


nước ta

nền nông nghiệp
hiện đại sản xuất
hàng hoá góp phần
nâng cao hiệu quả
của
nền
nông

nghiệp nhiệt đới

Bài 22:
Vấn đề phát
triển nông
nghiệp
Bài 24:
Vấn đề phát
triển thuỷ sản và
lâm nghiệp

Mục 1:
trồng trọt

Bài 27: Vấn đề
phát triển một
số ngành công
nghiệp trọng
điểm
Bài 28:
Vấn đề tổ chức
lãnh thổ công
nghiệp

Bài 31:
Vấn đề phát
triển thương

- Những khó khăn của nền nông
nghiệp nhiệt đới.

- Việc chuyển từ nền nông nghiệp cổ
truyền sang nền nông nghiệp hiện đại,
sản xuất hàng hoá qui mô lớn cũng có
tác động đến môi trường.
- Có ý thức nâng cao hiệu quả sử dụng
tài nguyên nông nghiệp.
Ngành -Điều kiện tự nhiên cho phép phát
triển các vùng chuyên canh nông
nghiệp qui mô lớn.

- Mục 1: Ngành
thuỷ sản
Tập trung khai
thác: Những điều
kiện thuận lợi và
khó khăn để phát
triển ngành thuỷ
sản; khai thác thuỷ
sản
- Mục 2: Lâm
nghiệp
-Mục 1: Công
nghiệp năng lượng
- Mục 2: Công
nghiệp chế biến
lương thực, thực
phẩm
- Mục 2: Các nhân
tố chủ yếu ảnh
hưởng tới tổ chức

lãnh
thổ
công
nghiệp
- Mục 3: các hình
thức chủ yếu của tổ
chức lãnh thổ công
nghiệp

- Sông, biển tạo điều kiện phát triển
ngành thuỷ sản và có tác động của con
người tới nguồn lợi thuỷ sản.
- Diện tích đồi núi lớn tạo điều kiện
phát triển ngành lâm nghiệp và có tác
động của con người tới nguồn lợi
rừng.
- Có kĩ năng, thái độ ngăn chặn những
tác động tiêu cực tới tài nguyên rừng
và tài nguyên thuỷ sản.
- Vai trò của nguồn tài nguyên
( khoáng sản, nước..) đối với việc phát
triển ngành công nghiệp trọng điểm.
- Tác động của con người khi khai
thác khoáng sản tới môi trường.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đế tổ
chức lãnh thổ công nghiệp.
- Các trung tâm, các vùng công nghiệp
vừa khai thác nguồn tài nguyên thiên

nhiên, vừa thải chất độc hại làm ô
nhiễm môi trường.
- Có thái độ không đồng tình với việc
thải một số chất thải không qua xử lí
của một số nhà máy, xí nghiệp gây ảnh
hưởng tới sức khoẻ của con người.
- Mục 2: Du lịch
- Môi trường tự nhiên của Việt Nam là
Tập trung khai thác nguồn tài nguyên du lịch có giá trị.
phần Tài nguyên du - Các loại tài nguyên du lịch chính ở
11


mại, du lịch

lịch

Bài 32:
Vấn đề khai thác
thế mạnh ở
trung du và
miền núi Bắc Bộ

-Mục 2: Khai thác
chế biến khoáng
sản và thuỷ điện
- Mục 3: Trồng và
chế biến cây công
nghiệp, dược liệu,
rau quả cận nhiệt

và ôn đới
- Mục 5: Kinh tế
biển
- Mục 1: Các thế
mạnh chủ yếu của
vùng
- Mục 2: Các hạn
chế chủ yếu của
vùng
- Mục 2: hình thành
cơ cấu nông- lâmngư nghiệp

Bài 33: Vấn đề
chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo
ngành ở Đông
bằng sông Hồng
Bài 35:
Vấn đề phát
triển kinh tế- xã
hội ở Bắc Trung
Bộ

nước ta.
- Tác động của con người tới tài
nguyên du lịch.
- Có kĩ năng chăm sóc, làm vệ sinh
môi trường, giữ gìn môi trường xanh,
sạch, đẹp; đồng thời biết yêu quí thiên
nhiên, đất nước Việt Nam.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
- Nhiều ngành/ công trình khai thác,
sử dụng TNTN ảnh hưởng tới chất
lượng môi trường ( thuỷ điện, than..)
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên.

- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên của
vùng chưa hợp lí làm giảm chất lượng
đất, nước...
- Một số mặt hạn chế của vùng gây
ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.

- Là vùng có khá nhiều tài nguyên
- Vùng có nhiều thiên tai.
- Biện pháp khai thác tài nguyên hợp lí
và phòng tránh thiên tai.
- Có thái độ thông cảm, chia sẻ những
khó khăn đối với vùng Bắc trung Bộ.
Bài 36:
- Mục 2: Phát triển - Là vùng có nhiều thuận lợi và cũng
vấn đề phát tổng hợp kinh tế không ít khó khăn( chủ yếu do thiên
triển kinh tế- xã biển
tai) đối với phát triển kinh tế.
hội ở Duyên hải
- Đây là vùng có nhiều tài nguyên.
Nam Trung Bộ
Bài 37:
- Mục 2: Phát triển - Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm
Vấn đề khai thác cây công nghiệp năng về rừng song nạn phá rừng đang

thế mạnh ở Tây lâu năm
làm giảm diện tích rừng, môi trường
Nguyên
- Mục 3: Khai thác sống và mực nước ngầm bị đe doạ.
và chế biến lâm sản - Cần đẩy mạnh các biện pháp hạn chế
- Mục 4: Khai thác phá rừng.
thuỷ năng kết hợp - Có nhiều điều kiện phát triển ngành
với thuỷ lợi
thuỷ điện.
12


Bài 38:
- Mục 3: Khai thác
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều
lãnh thổ theo sâu
chiều
sâu

Đông Nam Bộ
Bài 41:
Vấn đề sử dụng
và cải tạo tự
nhiên ở Đồng
bằng sông Cửu
Long

- Mục 3: Sử dụng
và cải tạo tự nhiên
ở Đồng bằng sông

Cửu Long

Bài 42:
Vấn đề phát
triển kinh tế, an
ninh quốc phòng
ở Biển Đông và
các đảo, quần
đảo

- Mục 1: Vùng biển
và thềm lục địa của
nước a giàu tài
nguyên
- Mục 3: Khai thác
tổng hợp các tài
nguyên vùng biển
và hải đảo

Bài 44:
Giáo viên có thể
Địa lí tỉnh, yêu cầu học sinh
thành phố
viết về chủ đề: đặc
điểm tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên
của tỉnh ( thành
phố)

- ĐNB có nhiều thế mạnh về tự nhiên

để phát triển kinh tế.
- Là vùng đã khai thác nhiều thế mạnh
về tự nhiên.
- Phát triển kinh tế cần chú ý đến vấn
đề môi trường.
- Thuận lợi và hạn chế về tài nguyên
thiên nhiên.
- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở
ĐBSCL.
- Phân tích tác động của con người tới
các thành phần của môi trường
ĐBSCL.
- Tài nguyên của biển Việt Nam đối
với phát triển kinh tế và tác động của
con người tới chất lượng môi trường
biển.
- Khai thác tổng hợp và hợp lí nguồn
tài nguyên biển, bảo vệ môi trường
biển Đông, các đảo.
- Tham gia giữ gìn môi trường biển và
sử dụng tiết kiệm nguồn lợi từ biển.
- Vấn đề tài nguyên và môi trường của
địa phương.
- Vấn đề sức ép của dân cư lên môi
trường.
- Biện pháp khai thác hợp lí và bảo vệ
môi trường địa phương.
- Tích cực tham gia vào các phong
trào bảo vệ môi trường.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả:
Qua việc giảng dạy môn Địa lí có lồng ghép vấn đề giáo dục bảo vệ môi
trường tôi nhận thấy không khí lớp học sôi nổi hơn, các em hăng hái phát biểu
xây dựng bài, kết quả học tập tốt hơn.
Việc chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp tốt hơn, các em chịu khó sưu tầm
tài liệu, tranh ảnh mà giáo viên yêu cầu, giúp cô giáo có thêm tư liệu giảng dạy
phong phú.
Các em thường xuyên tham gia lao động ở trường lớp để xây dựng trường
học xanh- sạch- đẹp. Hiệu quả lao động ở trường rất cao, trường lớp sạch sẽ.
Qua những giờ học Địa lí, cô giáo đã gieo những ước mơ về tương lai cho
học sinh. Khi được nghe cô giáo kể về những phong cảnh đẹp của đất nước mà
13


cô được đi tham quan từ ngày còn là sinh viên khoa Địa lí, nhiều em đã ước mơ
sau này trở thành giáo viên Địa lí để được đi khắp mọi miền Tổ Quốc.
Để có thể đánh giá được kết quả học sinh một cách chính xác, tôi đã tiến
hành kiểm tra khảo sát học sinh với những câu hỏi có liên quan tới vấn đề giáo
dục môi trường cho học sinh, đa số các em hiểu bài và làm được bài.
Sau đây là kết quả khảo sát năm học 2016- 2017:

Số
bài

Lớp
12C3
12C4

42

37

Điểm khá, giỏi khi chưa
GDBVMT
Điểm khá
Điểm giỏi
SL
%
SL
%
11
26,2 10 23,8
11
29,7
9
24,3

Điểm khá, giỏi khi đã
GDBVMT
Điểm Khá
SL
%
17
40,5
16
43,2

Điểm giỏi
SL
%

19
45,2
17
45,9

Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ học sinh đạt khá, giỏi tăng lên khi đã giáo dục
bảo vệ môi trường cho học sinh. Từ đó ta thấy được vai trò của giáo dục môi
trường qua môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông.
2. Bài học kinh nghiệm:
Muốn giờ dạy có nội dung giáo dục môi trường đạt kết quả cao thì phải
lồng ghép khéo léo các phần, không gượng ép, phải có sự chuẩn bị chu đáo của
giáo viên và học sinh.
Sự chuẩn bị của giáo viên phải thể hiện thông qua hệ thống câu hỏi trong
bài soạn phải ngắn gọn, khoa học, phù hợp với mọi đối tượng trong lớp ( từng
lớp, từng bài, từng phần) có các cách khác nhau. Ngoài việc soạn bài, người giáo
viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết như: bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, sơ
đồ, lát cắt địa hình, mô hình... Đối với học sinh phải làm tốt các bài tập trong
sách giáo khoa, trong tập bản đồ, tìm hiểu, liên hệ thực tế địa phương và đọc bài
mới trước khi đến lớp. Giáo viên và học sinh cần tích lũy cho mình vốn kiến
thức thực tế về đời sống của con người với môi trường sống.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải chú ý lắng nghe ý kiến của học
sinh, giải đáp các câu hỏi của các em, quan tâm đến các em. Từ đó, giáo viên sẽ
giúp các em tự tìm ra kiến thức mới, giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn.
Giáo viên bộ môn thường xuyên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, ban
giám hiệu nhà trường, gia đình và địa phương để thống nhất các biện pháp giáo
dục môi trường cho các em.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
14



Giáo dục môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đào tạo thế hệ
trẻ. Địa lí là một trong các môn học có nhiều khả năng giáo dục môi trường cho
học sinh, vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi cũng đã lồng ghép các kiến thức
giáo dục môi trường vào những bài giảng có nội dung phù hợp. Việc đưa các
phương pháp giáo dục môi trường vào hoàn cảnh cụ thể của trường THPT còn
gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng các phương tiện trực quan như : băng hình,
video, phim ảnh...vẫn chưa được áp dụng.
Tuy vậy, qua các bài giảng cụ thể học sinh đã có những hiểu biết nhất
định về môi trường, có ý thức, thái độ, hành vi tốt đối với môi trường, các em
cũng đã có được một số kĩ năng và biện pháp bảo vệ môi trường thông thường
để áp dụng ở địa phương nơi các em sinh sống.
Giáo dục môi trường ở trường THPT không chỉ có thể áp dụng với môn
Địa lí mà có thể áp dụng với nhiều môn học khác. Đã đến lúc "Mỗi giáo viên
phải trở thành một nhà giáo dục môi trường để giảng dạy các môn trong nhà
trường". ( GS.TS Vũ Ngọc Hải)
2. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy địa lí ở các khối lớp cần quan tâm
hơn nữa đến việc tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy, xem đây là một
nội dung không thể thiếu, là cần thiết, là đặc thù của bộ môn trong các tiết dạy
có nội dung liên quan.
- Nhà trường hiện nay đã trang bị các phương tiện, thiết bị, đồ dùng tạo
điều kiện tốt cho giáo viên trong việc giảng dạy một cách trực quan nên giáo
viên cần tận dụng lợi thế này để phát huy hơn nữa trong việc giảng dạy, đặc biệt
là việc tích hợp giáo dục môi trường qua tranh ảnh, video, phim ảnh có nội dung
liên quan đến môi trường.
- Nhà trường cũng nên tiếp tục đầu tư hơn nữa các trang thiết bị cho thật
đầy đủ ở các phòng để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc giảng
dạy.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Huyền Diệu

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí lớp 12.
2. Sách giáo viên Địa lí lớp 12.
3. Tài liệu " Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí" - Bộ GD& ĐT.
4. Tài liệu “Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí 12”.
5. Một số tư liệu trên mạng Intenet.




×