Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Ứng dụng thực tế trong dạy học toán ở trường PTDT bán trú THCS tam thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.52 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY TOÁN ỨNG DỤNG THỰC TẾ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở
TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS TAM THANH

Người thực hiện: Trịnh Thị Diệp
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDT BT THCS Tam Thanh
SKKN thuộc lĩnh vực ( môn): Toán

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Phần nội dung
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.
Về phía giáo viên
2.2.2.


Về phía học sinh
2.3. Một số giải pháp dạy Toán ứng dụng thực tế trong chương
trình cấp THCS
2.3.1. Giải pháp 1: Sử dụng bài toán thực tiễn vào khâu đặt vấn đề và
chuyển ý trong tiết dạy
2.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường liên hệ thực tế qua các tiết học
2.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng các bài toán thực tiễn vào khâu củng cố
kiến thức
2.3.4. Giải pháp 4: Tăng cường các hoạt động thực hành, qua đó rèn
luyện kỹ năng thực hành toán học gần gũi với thực tế
2.3.5. Giải pháp 5: Chú ý khai thác các kiến thức Toán học vào các bộ
môn khác gần với thực tế như Vật lý, Hóa học, Sinh học ,…và ứng dụng các
kiến thức môn học khác vào giải toán
2.3.6. Giải pháp 6: Thường xuyên giao bài tập “dự án” cho các nhóm
học sinh thực hiện.
2.3.7. Giải pháp 7: Tăng cường các bài toán thực tiễn vào kiểm tra đánh
giá

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
3
4
4

4
5
6
8
8
10
11

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 13
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

14
14
14


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang tập trung đổi mới,
hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước
trong khu vực và trên thế giới. Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nước
ta hiện nay đó là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để phục vụ đất nước. Do
vậy, các kiến thức học sinh được học phải gắn liền với thực tế.
Đối với các môn học xã hội thì những ứng dụng thực tế là rất dễ thấy. Ví
dụ, khi học môn Địa lý thì các em có thể hiểu vì sao có các hiện tượng ngày,
đêm, mưa, gió,... vì vậy rất dễ lôi cuốn sự hứng thú của học sinh. Ngược lại,
môn Toán thì sao? Có lẽ nhiều người đã từng học toán, đang học toán đều có suy

nghĩ rằng toán học ngoài những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia,...
thì hầu hết các kiến thức toán khác đều rất trừu tượng và ít thực tế. Vì vậy, việc
học toán trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Nhiều học sinh nghĩ
rằng Toán học là mơ hồ, học chỉ là biết giải các bài toán mà thôi. Các em không
biết mục đích thực sự của học toán là để làm gì, chúng có ứng dụng gì trong
thực tiễn hay không? Sự thật là toán học có rất nhiều ứng dụng vào thực tế và nó
thể hiện rất rõ trong cuộc sống hàng ngày do ta không để ý mà thôi.
Bên cạnh đó với mỗi cá nhân, việc có tư duy toán học tốt hay không còn
liên quan mật thiết đến năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, diễn đạt ý tưởng
một cách hiệu quả trong những tình huống thực tế. Ví dụ như khi đi du lịch ta
cần đến kĩ năng đọc bản đồ, phân tích lịch trình; khi mua hàng, gửi tiền tiết
kiệm, đầu tư vào lĩnh vực kinh tế ta cần biết tính toán sao cho có lợi nhất. Như
vậy năng lực ứng dụng toán học là năng lực rất cần thiết đối với mỗi cá nhân, là
kỹ năng quan trọng trong thời buổi xã hội thông tin và tri thức ngày nay.
Chương trình và sách giáo khoa Toán Trung học cơ sở (THCS) hiện nay
cũng đã đưa vào một số bài toán thực tiễn. Tuy nhiên, số lượng bài tập chưa
liên tục và không đều, cũng chưa có tài liệu hướng dẫn nào bàn sâu đến vấn đề
này. Giáo viên thì chưa thực sự đầu tư nghiên cứu, học sinh thì mơ hồ và chưa
có hứng thú trong học tập dẫn đến các em chưa thấy được vai trò quan trọng của
toán học trong thực tế, năng lực làm toán dạng này của học sinh còn nhiều hạn
chế.
Trường tôi đang giảng dạy là một trường Phổ thông dân tộc bán trú, đa số
các em đều là đồng bào dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp thu còn rất hạn chế
đặc biệt là về các môn khoa học tự nhiên. Do đó quá trình tiếp thu môn Toán của
các em tương đối còn yếu, còn chậm. Vì vậy, khả năng liên hệ và ứng dụng thực
tế Toán học của các em là một vấn đề hết sức khó khăn.
Xuất phát từ các cơ sở trên và qua thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận
thức được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng, tính bức thiết của việc rèn
luyện cho học sinh năng lực giải và vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp dạy Toán ứng dụng thực tế trong

chương trình cấp Trung học cơ sở ở Trường PTDT Bán Trú THCS Tam
Thanh” làm đề tài để nghiên cứu.
1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề ra một số giải pháp dạy Toán ứng dụng thực tế cho học sinh ở Trường
PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh, qua đó giúp học sinh biết được những ứng
dụng của Toán học trong cuộc sống, sự liên quan mật thiết giữa toán học với
thực tiễn, từ đó kích thích sự yêu thích, tìm tòi, khám phá môn học nhằm nâng
cao năng lực nhiều mặt của học sinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu đề tài này là: “Một số giải pháp dạy Toán ứng dụng
thực tế trong chương trình cấp Trung học cơ sở ở Trường PTDT Bán Trú
THCS Tam Thanh”.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Nghiên cứu văn bản quy phạm, văn bản, nghị quyết, chính sách của Đảng
và Nhà nước, tài liệu lưu trữ,…
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Sử dụng phiếu điều tra để lấy các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Thống kê, xử lý các số liệu đã điều tra để kiểm định hiệu quả của đề tài.

2


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “ Hoạt động giáo dục phải được

thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động
sản xuất, lí luận phải gắn liền với thực tiễn,...”
Toán học cũng như nhiều môn học khác, phát sinh từ thực tiễn, lấy thực
tiễn làm động lực phát triển và quay lại mục tiêu giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Đây là một trong những cơ sở cho việc dạy và học Toán kết nối với thực tiễn. Vì
vậy, nâng cao năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh là một
trong những mục tiêu cơ bản của dạy học Toán ở Trung học cơ sở. Nét nổi bật
của dạy học Toán ở bậc phổ thông ngày nay là chú trọng phát triển tư duy, coi
trọng tính hệ thống của tri thức và gắn chặt tri thức truyền thụ với đời sống thực
tiễn. Việc thiết lập lại mối liên hệ giữa tri thức thuần túy và tri thức ứng dụng, sự
cân bằng lành mạnh giữa tính khái quát trừu tượng và tính cụ thể phong phú là
nhiệm vụ của Toán học trong một tương lai gần.
Chính vì vậy, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm
học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định
phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền
thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng
hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đáng giá kết quả
giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng
kiến thức để giải quyết vấn đề.
Do đó việc nghiên cứu khai thác những bài toán có nội dung thực tiễn đưa
vào giảng dạy môn Toán là hết sức cần thiết bởi Toán học đóng vai trò quan trọng
đối với cuộc sống mỗi cá nhân, với xã hội cũng như sự phát triển của cả cộng đồng.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM:
2.2.1. Về phía giáo viên:
Đa số giáo viên đã có quan tâm đến việc khai thác tình huống thực tế vào
dạy học môn Toán nhưng hiệu quả chưa cao, chưa liên tục và chưa có giải pháp
cụ thể khoa học. Chỉ một số ít giáo viên chủ động tìm hiểu, còn số đông giáo

viên có quan tâm nhưng không chủ động tìm hiểu mà chủ yếu chỉ sử dụng các
bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập một cách rời rạc.
Mặc dù hầu hết các thầy cô đều khẳng định rằng, nếu tăng cường khai
thác các tình huống thực tế vào dạy học thì sẽ làm cho học sinh tích cực hơn
trong việc học môn Toán. Nhưng việc tìm hiểu, khai thác các tình huống thực tế
vào dạy học hiện nay của giáo viên còn hạn chế. Tôi cho rằng hạn chế trên có
thể do những nguyên nhân chính sau:
- Khối lượng kiến thức yêu cầu ở mỗi tiết học là khá nhiều và độ khó tăng dần
theo cấp học khiến giáo viên vất vả trong việc hoàn thành bài giảng trên lớp.
3


- Do yêu cầu vận dụng Toán học vào thực tế chưa được đặt ra một cách thường
xuyên và cụ thể trong quá trình đánh giá (các nội dung yêu cầu khả năng vận
dụng kiến thức toán học vào thực tế xuất hiện ít trong các kì thi).
2.2.2. Về phía học sinh:
Đa số học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Toán và ứng
dụng của nó trong thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, nhiều học sinh nghĩ rằng
môn Toán là môn học khó nên chỉ cố gắng để tìm ra lời giải cho các bài toán.Sự
cố gắng đó lại càng gây nên sự căng thẳng trong quá trình học tập, ít sự sáng tạo
và không có nhiều hứng thú để học tập tích cực. Vì vậy, chất lượng học tập của
các em không cao.
Cụ thể, trước khi tiến hành thực nghiệm sáng kiến này vào giảng dạy
(tuần 5) tôi khảo sát chất lượng học sinh các khối lớp 6, 7 – Trường PTDT Bán
Trú THCS Tam Thanh. Thu được kết quả như sau:
Khối Tổng
lớp
số
Giỏi
HS

SL %
6
60
0
0.0

Khá

Trung
Yếu
Kém
bình
SL %
SL %
SL %
SL %
4
6.67 25
41.6 17
28.3 14
23.33
7
3
7
64
1
1.56 7
10.9 30
46.8 15
23.4 11

17.19
4
8
3
2.3. CÁC GIẢI PHÁP DẠY TOÁN ỨNG DỤNG THỰC TẾ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ:
2.3.1. Giải pháp 1: Sử dụng các bài toán thực tiễn vào khâu đặt vấn đề và
chuyển ý trong tiết dạy.
* Mục tiêu của giải pháp:
Hướng đích và gợi động cơ là một trong những khâu quan trọng của quá
trình dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh, làm cho việc học
tập trở nên tự giác, tích cực, chủ động. Gợi động cơ không phải là việc đặt vấn
đề một cách hình thức mà phải giúp biến những mục tiêu sư phạm thành mục
tiêu của cá nhân học sinh nhằm tạo ra động lực bên trong để thúc đẩy học sinh
hoạt động. Kinh nghiệm cho thấy, không có động lực nào thúc đẩy mạnh mẽ
động cơ học tập của học sinh bằng các tình huống thực tế. Vì vậy, mục đích của
giải pháp này là đưa ra cách gợi động cơ dễ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh nhất, tạo
điều kiện để các em thực hiện tốt các hoạt động kiến tạo tri thức trong quá trình học
tập về sau.
* Tổ chức thực hiện:
Giáo viên thường thực hiện nhiệm vụ gợi động cơ ở khâu đặt vấn đề vào
bài mới hoặc khâu chuyển ý từ mục trước sang mục sau trong bài học. Khi gợi
động cơ giáo viên có thể đưa ra những thực tế gần gũi xung quanh học sinh;
thực tế xã hội rộng lớn (kinh tế, kĩ thuật, quốc phòng,…); thực tế ở những môn
học và khoa học khác.
4


Tuy nhiên, ta cũng cần phải chú ý các bài toán thực tế đưa ra cần đảm bảo
tính chân thực, không đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung, con đường từ lúc nêu

cho đến lúc giải quyết vấn đề càng ngắn càng tốt.
Ví dụ 1: (Đặt vấn đề vào bài khi dạy bài: Làm quen với số nguyên âm Toán 6)
+ Khi xem truyền hình ở bản tin thời tiết viết:
Mát-xcơ-va: - 100C đến -50C
Bắc Kinh: -20C đến 30C
Ta hiểu cách viết đó như thế nào? Tại sao lại có dấu “ – ” ở đằng trước mỗi số?
+ Khi tham quan du lịch trên biển hoặc trên sông hồ chúng ta gặp biển báo viết
-15m, các em hiểu như thế nào về biển báo này?
+ Trong sách địa lí viết :
Dân số nước Đức tăng trưởng - 0,15 %
Dân số nước Nhật tăng trưởng - 0,05 % . Ý nghĩa của cách viết này là gì?
Các em sẽ được hiểu về các cách viết này qua bài học hôm nay.
Ví dụ 2: (Đặt vấn đề trước khi dạy bài “Tìm giá trị phân số của một số cho
trước” - Toán 6)
Bài toán: Nhân dịp khai giảng năm học mới, bạn Nam được mẹ đưa đến một
hiệu sách để mua cặp sách và thấy một chiếc khá đẹp rất phù hợp được ghi với
mức giá là 200 nghìn đồng kèm theo nhãn dán giảm giá 20%. Trong túi mẹ có
170 nghìn đồng, liệu mẹ có đủ tiền mua chiếc cặp sách ấy cho Nam không? Vì
sao?
Câu hỏi được đặt ra ở đây sẽ là giá của chiếc cặp sách sau khi giảm giá là
bao nhiêu và vì vậy học sinh sẽ thấy một cách rất tự nhiên là cần phải biết xem
giảm 20% của 200 nghìn đồng là giảm bao nhiêu tiền. Giáo viên sẽ giới thiệu
với học sinh là ta có thể biết được điều đó khi học bài hôm nay “Tìm giá trị phân
số của một số cho trước”. Sau khi học xong quy tắc, giáo viên quay lại bài toán
ban đầu. Học sinh sẽ thấy thú vị khi áp dụng được kiến thức đang học vào vấn
đề thực tế mà các em có thể quan sát hàng ngày và đây cũng là dịp giáo viên có
thể củng cố kiến thức cho học sinh.
Ví dụ 3: (Gợi động cơ mở đầu của bài: Căn bậc ba - Toán 9)
Bài toán: Một bác thợ muốn xây 1 chiếc bể chứa nước hình lập phương có thể
tích là 8m³. Vậy bác thợ phải đo kích thước móng như thế nào để xây được chiếc

bể đó? Nếu thể tích của bể lần lượt là 27m³, 11m³, và a (m³) thì kích thước móng
là bao nhiêu.
Đối với bể có thể tích là 8m³, 27m³ thì học sinh sẽ tìm được ngay kết quả
là kích thước móng hình vuông có cạnh lần lượt là 2m, 3m? Nhưng đối với bể
có thể tích 11m³, a (m³) thì ta làm như thế nào? Kích thước của móng khi đó
bằng bao nhiêu. Để trả lời câu hỏi đó, ta vào bài hôm nay: §9 Căn bậc ba
2.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường liên hệ thực tế qua các tiết học
* Mục tiêu của giải pháp:
Giải pháp này nhằm giúp học sinh thấy được sự thuận lợi, tầm quan trọng
của việc vận dụng kiến thức toán học vào thực tế qua nội dung bài học.
5


* Tổ chức thực hiện:
Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Khi học về tỉ lệ xích – Toán 6 - giáo viên chuẩn bị một bản đồ, cho học
sinh tính khoảng cách hai địa điểm cụ thể như Đà Nẵng – Hà Nội, bằng cách đo
trên bản đồ thì sẽ hấp dẫn học sinh hơn. Từ đó học sinh thấy rằng muốn xác định
khoảng cách hai địa điểm bất kỳ ta có thể dựa trên bản đồ và dựa vào tỉ lệ xích
của bản đồ ta sẽ tính được khoảng cách của hai vị trí đó trên thực tế
Ví dụ 2: Khi dạy về tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng –
Toán 6 - giáo viên có thể đưa ra vấn đề sau: Những người buôn bán nhỏ ở chợ
thường không dùng máy tính mà vẫn tính rất nhanh, chẳng hạn: để bán 13 trái
ổi, mỗi trái 600đ họ nhẩm như sau: “Một trái 600, mười trái 6000; 3 trái kia
1800 thành ra 7800”. Như vậy, người đó đã làm phép tính sau:
600.13 = 600.(10 +3) = 600.10 + 600.3 = 6000 + 1800 = 7800
Ví dụ 3: Khi học về hình có trục đối xứng ở lớp 8, giáo viên nên hướng dẫn cho
học sinh cách cắt các chữ cái có trục đối xứng. Các em có thể dùng khi trang trí
lớp học, trang trí lều trại, …
Ví dụ 4: Khi dạy bài “Bất phương trình bậc nhất một ẩn” giáo viên cho học sinh

làm bài tập sau:
Người ta dùng một chiếc thuyền có trọng tải 870 kg để chở gạo. Biết rằng
mỗi bao gạo có khối lượng là 100kg và người lái nặng 60 kg. Hỏi thuyền có thể
chở được tối đa bao nhiêu bao gạo?
Học sinh giải bài toán:
Tổng khối lượng gạo mà thuyền đó có thể chở tối đa là:
870 – 60 = 810 (kg)
Vì mỗi bao 100kg nên thuyền đó chỉ chở được tối đa 8 bao gạo.
Qua bài này giáo viên cho học sinh thấy được sự nguy hiểm nếu sử dụng
vượt quá mức cho phép của một vật, một phương tiênh nào đó. Giáo viên có thể
lấy một số ví dụ minh họa như các vụ chìm đò, sập cầu, ... từ đó giáo dục ý thức
học sinh khi tham gia giao thông.
Ví dụ 5: Khi học về diện tích ở lớp 8 giáo viên có thể đưa ra bài toán sau:
Một đám đất hình chữ nhật có diện tích là 1 sào 7 thước, chiều dài 35m. Tính
chiều rộng?
Để giải được bài này giáo viên cần cung cấp cho học sinh thông tin sau:
Trong hệ đo lường cổ của Việt Nam, “sào” là một đơn vị đo diện tích. Một sào
bằng mẫu. Cách tính diện tích theo đơn vị mẫu hay sào tùy theo từng vùng.
Chẳng hạn:
Ở Bắc Bộ: 1 sào = 360 m² = 15 thước (1 thước bằng 24 m²)
Ở Trung Bộ: 1 sào = 497 m²
Ở Nam Bộ: 1 sào = 1000 m².
Đơn vị mẫu cũng như sào hiện vẫn còn được sử dụng trong nông nghiệp ở Việt
Nam.
Qua đây, học sinh vừa có hứng thú trong học tập, vừa hiểu được diện tích của 1
sào mà các em vẫn thường nghe nhưng chưa hiểu.
6


2.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng các bài toán thực tiễn vào khâu củng cố kiến thức

* Mục tiêu của giải pháp:
Khâu củng cố giúp học sinh nắm vững được hệ thống kiến thức theo mục
tiêu dạy học. Không những thế, đây còn là bước quan trọng để giáo viên cũng
như học sinh kiểm tra và đánh giá kết quả dạy - học của mình. Vì vậy, mục tiêu
của giải pháp này là đưa ra các bài toán thực tế liên quan đến kiến thức toán học
vừa xây dựng để học sinh nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức, vừa qua đó mà học sinh
thấy được toán học thật gần gũi với cuộc sống, giúp các em hứng thú hơn trong
học tập, ghi nhớ kiến thức một cách có chủ đích.
* Tổ chức thực hiện:
Trong một tiết dạy, sau khi dạy xong kiến thức lí thuyết và tổng kết kiến thức trọng
tâm. Giáo viên cần đưa ra các bài tập củng cố cho học sinh, trong đó sẽ cố gắng lựa
chọn các bài toán có ứng dụng thực tế.
Ví dụ 1: (Củng cố bài: Quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức
tam giác – Toán 7)
Hãy giải thích, tại sao khi chôn các cột điện thì người ta phải chôn chúng thẳng
hàng?
Hướng dẫn:
Giả sử các cột điện không chôn thẳng hàng với nhau thì dây điện được mắc như
hình vẽ.
A

C

B

E

D

H


G

I

Theo bất đẳng thức tam giác ta có:

AB + BC > AC
CD + DE > CE
EG + GH > EH
......................................
Suy ra AB + BC + CD+ DE +EG + GH +... > AC + CE + EH +...
Do đó để số dây điện dùng để mắc ít nhất thì các điểm A,B,C,D,E,G, H,... phải
thẳng hàng, tức là các cột điện phải chôn thẳng hàng với nhau.
Ví dụ 2: (Củng cố bài: Đối xứng trục - Toán 8 tập I)
Hai làng A và B nằm cùng phía đối với dòng sông (như hình vẽ). Cần xây dựng
một trạm bơm nước M ở bờ sông để phục vụ cho cả hai làng. Nếu em là kỹ sư
xây dựng thì em sẽ xác định vị trí của trạm bơm ở đâu để cho tổng chi phí xây
dựng các đường ống từ M đến A và B là thấp nhất?
Hướng dẫn: Gọi A’ là điểm đối xứng của A
B
qua d. Để tổng chi phí thấp nhất thì tổng
A
chiều dài đường ống phải ngắn nhất
d
khi đó AM + MB nhỏ nhất
<=> A’M + MB nhỏ nhất
M
<=> A’, M , B thẳng hàng
A

7


2.3.4. Giải pháp 4: Tăng cường các hoạt động thực hành, qua đó rèn luyện kỹ
năng thực hành toán học gần gũi với thực tiễn.
* Mục tiêu của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp này là tổ chức, hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học
sinh qua các hoạt động thực hành. Qua đó, giúp học sinh vận dụng các kiến thức
đã học vào thực tế, biết được ứng dụng của toán học trong thực tế đồng thời rèn
luyện các năng lực như năng lực tính toán, năng lực sử dụng các công cụ đo, vẽ,
tính, năng lực hợp tác, ... rèn luyện kỹ năng đo đạc trong thực tế cho học sinh.
* Tổ chức thực hiện:
Ngoài các tiết thực hành theo phân phối chương trình, giáo viên có thể
lồng ghép các hoạt động thực hành vào các tiết dạy hoặc giao nhiệm vụ thực
hành về nhà cho học sinh.
Ví dụ 1: Khi học bài “ Độ dài đoạn thẳng” - toán 6 tập I giáo viên có thể cho
học sinh đo kích thước bàn học hoặc đo kích thước của nền nhà lớp học và yêu
cầu học sinh về nhà đo kích thước nền nhà của nhà mình.
Ví dụ 2: Trong quá trình củng cố khái niệm trung điểm của một đoạn thẳng giáo
viên có thể đưa ra các hoạt động sau:
- Bằng cách gấp giấy hãy chia đoạn thẳng AB thành hai phần bằng nhau.
- Nếu chỉ dùng một sợi giây để chia một thanh gỗ thẳng thành hai phần
bằng nhau thì phải làm thế nào?
Ví dụ 3: Khi học chương I: Tứ giác (Lớp 8) giáo viên hướng dẫn học sinh cách
cắt các tứ giác đặc biệt được học (như hình thang cân, hình thoi) dựa vào tính
chất của các hình đó hoặc cắt một số chữ cái dựa vào tính chất đối xứng của các
hình.
Ví dụ 4: Khi học xong chương II: Diện tích đa giác (Lớp 8) giáo viên tổ chức
cho các em đo diện tích sân trường bằng cách chia nhóm mỗi nhóm đo một phần
của sân trường sau đó tổng hợp lại tính diện tích của cả sân trường.

Ví dụ 5: Trong chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều (Lớp 8), đối với
mỗi bài giáo viên yêu cầu học sinh về nhà cắt và gấp từ một tấm bìa cứng thành
các hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều.
2.3.5. Giải pháp 5: Chú ý khai thác các kiến thức Toán học vào các bộ môn
khác gần với thực tế như Vật lý, Hóa học, Sinh học, … và ứng dụng các kiến
thức môn học khác vào giải toán.
* Mục tiêu của giải pháp:
Giải pháp này hướng việc liên hệ thực tiễn vào các môn học khác trong nhà
trường. Qua đó, giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học, đồng thời cũng được
ôn và vận dụng kiến thức môn học khác vào giải toán. Nhờ vậy, học sinh được
phát triển toàn diện.
* Tổ chức thực hiện:
Các hoạt động này có thể được tiến hành trong các giờ học toán, nhưng cũng có
thể được tiến hành trong khi dạy học các bộ môn đó.
Ví dụ 1: (Bài 40/SGK trang 88 - Toán 8 tâp I. Dạy trong bài : Đối xứng trục).
Trong các biển báo giao thông sau đây biển nào có trục đối xứng?
8


a) Biển nguy hiểm: Đường giao với đường sắt có rào chắn ( h.a)
b) Biển nguy hiểm: Đường hẹp 2 bên (h.b)
c) Biển nguy hiểm: Đường ưu tiên gặp đường không ưu tiên bên phải (h.c)
d) Biển nguy hiểm khác (h.d)

+ Vận dụng kiến thức đối xứng trục vừa học, học sinh dễ dàng đưa ra kết quả.
Qua đó, học sinh vừa được củng cố kiến thức về đối xứng trục vừa học, vừa
được củng cố kiến thức bộ môn giáo dục công dân về ý nghĩa của các biển báo
giao thông.
Ví dụ 2: (Bài 16/ SGK - trang 8 - Toán 8 tập 2)
Một xe máy khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc trung bình

32km/h sau đó 1 giờ một ô tô khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng cùng đường với
a)
b)
c)
xe máy với vận tốc trung bình 48km/h. Hãy viết phương trình biểu thị việc ô tô
d)
gặp xe máy sau x giờ, kể từ khi ô tô khởi hành.
Hướng dẫn:
Giáo viên: Em hãy cho biết công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc, thời
gian em đã học ở bộ môn Vật lý?
Học sinh nêu công thức: S = v.t
Giáo viên: Hãy cho biết quãng đường xe máy, ô tô đi được sau x(giờ) kể từ khi ô
tô khởi hành ( lúc 2 xe gặp nhau)?
Học sinh:
- Quãng đường ô tô đi được là: 48x (km)
- Quãng đường xe máy đi được là: 32.(x+1) (km)
Từ đó học sinh dễ dàng viết được phương trình biểu thị việc ô tô và xe máy gặp
nhau là:
48x = 32.(x+1)
Ví dụ 3: (Bài 55/ SGK trang 34 - Toán 8 tập II)
Biết rằng 200g một dung dịch chứa 50g muối. Hỏi phải pha thêm bao
nhiêu gam nước vào dung dịch đó để được một dung dịch chứa 20% muối?
(Sử dụng kiến thức Toán học vào củng cố kiến thức Hóa học)
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức Hóa học và Toán học, học sinh dễ dàng suy luận: Với 50g
muối, để có được dung chứa 20% muối thì cần (50.100):20 = 250g dung dịch.
Vậy cần pha thêm 50g nước vào 200g dung dịch ban đầu ta sẽ được dung dịch
chứa 20% muối.
9



2.3.6. Giải pháp 6: Thường xuyên giao bài tập “dự án” cho các nhóm học
sinh thực hiện.
* Mục tiêu của giải pháp:
Các “dự án” học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực
tiễn đời sống, xã hội. Trong quá trình thực hiện “dự án” đòi hỏi sự kết hợp giữa
kiến thức lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực
hành. Thông qua đó kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn
luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của học sinh.
Các “dự án” học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự
cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm
nên không chỉ phát triển các kỹ năng tư duy khoa học, mà còn hướng tới phát
triển kỹ năng sống cho học sinh, giúp người học phát triển toàn diện như kỹ
năng hợp tác, kỹ năng thu thập xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, bảo vệ ý kiến
của cá nhân trước tập thể... Thông qua các hoạt động này, người học thiết lập
kiến thức riêng cho bản thân.
* Tổ chức thực hiện:
Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Khi học xong chương III: Thống kê Toán 7, giáo viên yêu cầu chia
nhóm học sinh làm dự án “Điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo từ năm 2012 đến
2015” của thôn mình:
Tiêu chí: (Quy định tại quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của thủ
tướng chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn
2011 - 2015)
Thành thị
Nông thôn
Hộ nghèo
Từ 500.000 đồng/người/tháng Từ 400.000 đồng/người/tháng
Hộ cận nghèo Từ 501.000 đến 650.000 Từ 401.000 đến 520.000
đồng/người/tháng

đồng/người/tháng
Các em hãy đóng vai trò là điều tra viên của xã trực tiếp điều tra tại các hộ gia
đình của thôn mình về thu nhập bình quân của từng người trong hộ gia đình trên
tháng từ năm 2012 đến năm 2015.
Kết thúc cuộc điều tra từng thôn cần phải xác định:
- Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Xác định được tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của thôn mình.
- Vẽ biểu đồ về hộ nghèo và hộ cận nghèo trong 4 năm (từ năm 2012 đến năm
2015) và nhận xét về tỷ lệ nghèo của thôn, bản mình trong 4 năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp để giúp hộ nghèo thoát nghèo.
Ví dụ 2: Một hãng taxi định giá tiền thuê xe đi mỗi km là 6000đ cho 10km đầu
tiên và 2500đ cho các km tiếp theo, hoặc 4000đ cho mỗi km trên cả quãng
đường. Một vị khách muốn thuê xe đi x km. Hỏi người thuê xe nên chọn phương
án 1 hay phương án 2 để tiết kiệm nhất?
Giải:
Ta thấy nếu quãng đường khách hàng đi x ≤ 10km thì chọn phương án 2 sẽ tiết
kiệm hơn.
10


Nếu x>10 km thì x = 10+y, y>0.
Theo phương án 1, số tiền khách phải trả là:
T1 = 10.6000+y.2500y = 60000 + 2500y
Theo phương án 2, số tiền khách phải trả là:
T2 = ( 10+y).4000 = 40000+4000y
Xét T1 – T2 = 20000 – 1500y < 0
1500y > 20000
y> 13,3.
Vậy, nếu đoạn đường hành khách đi lớn hơn 13,3 km thì nên chọn cách 1
sẽ đỡ tốn kém hơn và ngược lại.

2.3.7. Giải pháp 7: Tăng cường các bài toán thực tiễn vào kiểm tra đánh giá.
* Mục tiêu của giải pháp:
Những bài kiểm tra là cơ sở quan trọng để giáo viên đánh giá về tình hình
học tập, tình hình kiến tạo tri thức đồng thời rèn luyện kỹ năng cả về mặt năng
lực, thái độ và phẩm chất của học sinh. Qua đó, giúp cho giáo viên có thể điều
chỉnh quá trình dạy học về sau và học sinh cũng ý thức được mình đã nắm bắt
kiến thức đến đâu còn những lỗ hổng hoặc sai sót nào cần phải nỗ lực khắc
phục.
Như chúng ta đã biết qua một số đề toán AMC, Kangaroo, SASMO,... các
vấn đề toán học đằng sau bài toán thi quốc tế không quá khó, nhưng để giải
được học sinh phải đọc kĩ đề, rút trích được thông tin và hiểu được bản chất toán
học của câu hỏi. Với học sinh Việt Nam ta vấn đề này lại khó khăn, trong khi
các em giải quyết rất tốt các vấn đề kĩ thuật khó gấp nhiều lần. Lí do ở đây là do
nội dung các bài thi và kiểm tra hiện nay chủ yếu tập trung vào nội dung kiến
thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Do
đó, giải pháp này đưa ra một số ví dụ các bài tập gần gũi với đời sống thực tế
vào trong các đề kiểm tra đánh giá nó sẽ góp phần rèn luyện ý thức toán học hóa
các tình huống trong thực tế cho học sinh.
Ví dụ 1: Đề kiểm tra chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên (Tiết 40) - Toán
6 giáo viên có thể đưa vào bài tập sau để kiểm tra kiến thức học sinh về cách tìm
bội chung nhỏ nhất.
Bài tập: Ba bạn An, Bình, Duy cùng trực nhật chung ngày đầu với nhau.
Cứ sau 5 ngày An trực lại, sau 10 ngày Bình trực lại và sau 8 ngày Duy trực lại.
Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày ba bạn lại trực chung.
Ví dụ 2: Bài toán trong đề kiểm tra chương III - Toán 6
Bác An có 30 500 000 đồng, bác dùng 30% số tiền mua xe cho con gái đi học,
số tiền bác gửi tiết kiệm và số tiền còn lại bác mua sắm đồ dùng. Em hãy tính số
tiền mà bác An dùng cho mỗi việc.
Ví dụ 3: (Bài toán trong đề kiểm tra chương IV: Biểu thức đại số - Toán 7).
Có một vòi chảy vào một bể chứa nước, mỗi phút được x lít nước. Cùng lúc đó

một vòi khác chảy từ bể ra. Mỗi phút lượng nước chảy ra bằng lượng nước
chảy vào.
11


a, Hãy biểu thị số nước có thêm trong bể sau khi đồng thời mở cả hai vòi trên
trong a phút.
b, Tính số nước có thêm trong bể trên biết x = 30; a = 50.
Ví dụ 4: Kiểm tra chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn – Toán 8.
Bà An gửi vào quỹ tiết kiệm x đồng với lãi suất mỗi tháng là a % (a là một
số cho trước) và lãi suất tháng này được tính gộp vào vốn cho tháng sau.
a) Hãy viết biểu thức biểu thị:
+ Số tiền lãi sau tháng thứ nhất
+ Số tiền (cả gốc lẫn lãi) có được sau tháng thứ nhất
+ Tổng số tiền lãi có được sau tháng thứ hai.
b) Nếu lãi suất là 1,2% và sau hai tháng tổng số tiền lãi là 48,288 nghìn
đồng, thì lúc đầu bà An đã gửi bao nhiêu tiền tiết kiệm?
Ví dụ 5: (Tham khảo) Đề một bài toán trong kỳ thi học sinh giỏi toán 9
“ Bài số 6 trong đề thi học sinh giỏi lớp 9 của TP HCM năm học 2015-2016”.
Đề bài:
Chiều 13/3, Công ty khai thác thủy lợi hồ Dầu Tiếng – Phước Hòa cho biết đã
kết thúc đợt xả nước đẩy mặn xuống sông Sài Gòn. Đây là lần xả nước thứ 5 từ
đầu năm giúp người dân Sài Gòn đảm bảo nước sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp.
Đợt xả nước công suất 30m3/s kéo dài trong 3 ngày, mặn đã được đẩy ra các cửa
sông. Theo đơn vị này, sau đợt xả mực nước trong hồ cao khoảng 20m, trữ
lượng gần 850 triệu m3. Tuy giúp các nhà máy nước hạ lưu hoạt động được
nhưng nhiều chuyên gia bày tỏ lo lắng bởi trữ lượng tại các hồ đầu nguồn thấp
trong khi dự báo đợt hạn mặn có thể kéo dài đến tháng 5. Hiện các hồ phải căn
kéo trong việc xả nước đẩy mặn để phục vụ cho nông nghiệp và hoạt động sản
xuất.

Về nguyên nhân xâm nhập mặn, ông Phạm Thế Vinh – Viện Khoa học Thủy lợi
miền Nam cho rằng, hạn mặn diễn ra mạnh vì El-Nino kéo dài khiến khu vực
Nam Bộ rất ít mưa. Ngoài ra, việc triều cường kéo dài đến tháng 2-3 khiến nước
mặn đi sâu vào các cửa sông. Ông Bùi Thanh Giang - Phó tổng giám đốc Công
ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) – cho biết, năm nay trữ lượng nước về các hồ đầu
nguồn giảm mạnh. Trong đó, lượng nước tích trữ của hệ thống hồ Dầu Tiếng –
Phước Hòa trên thượng nguồn sông Sài Gòn hiện chỉ đạt khoảng 70%. Lưu
lượng của hồ Trị An trên sông Đồng Nai chỉ đạt khoảng 80% so với trung bình
hàng năm.
Về giải pháp lâu dài, Sawaco kiến nghị UBND TP HCMM cho phép xây
dựng hồ trữ nước thô cho nguồn nước sông Sài Gòn với vốn thực hiện từ ngân
sách. Ngoài ra, đơn vị cũng đề xuất nâng cao công nghệ xử nước, nhưng việc
này đòi hỏi chi phí đầu tư, vận hành cao.
a)
Hãy cho biết lượng nước mà hồ Dầu Tiếng đã xả ra trong 3 ngày vừa qua?
b)
Nếu tiếp tục xả 20% lượng nước hiện có để ngăn mặn (với tốc độ xả như
trên) thì công việc này sẽ mất khoảng bao nhiêu ngày?
c)
Giả sử việc xả nước chống mặn diễn ra liên tục từ hôm nay(22/3) đến hết
ngày 15/5. Tính lượng nước mà hồ đã xả ra trong khoảng thời gian này?
12


Hướng dẫn giải:
a)
Lượng nước xả ra trong một ngày: 24.3600.30 = 2 592 000 m3
Lượng nước xả ra trong 3 ngày: 2 592 000.3 = 7 776 000 m3
b)
20% lượng nước hiện có: 850 triệu m3.20%= 170 triệu m3

Số ngày dùng để xả lượng nước trên: 170.106 : 2 592 000 ≈ 65,5 ngày
c)
Từ 22/3 đến 15/5 có 55 ngày
Lượng nước xả ra là: 55. 2592000 = 142 560 000 m3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Khi tôi áp dụng sáng kiến này vào trong quá trình dạy học thì chất lượng
giáo dục được nâng cao, kết quả học tập của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến
cao hơn so với học sinh ở lớp không áp dụng sáng kiến.
Qua thăm dò ý kiến học sinh tôi thấy, khi được học các tiết học có liên hệ
thực tế học sinh đều cảm thấy hiểu bài hơn, việc học tập thiết thực hơn, tò mò
tập trung sự chú ý cao độ vào những vấn đề của bài học, kiên trì quyết tâm để
hoàn thành nhiệm vụ hơn. Học sinh hào hứng, tự nguyện tham gia trả lời các câu
hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn bè trong lớp, luôn mong muốn
được trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề đang tranh luận, mong muốn
nghe giáo viên giải thích, làm sáng tỏ những vấn đề bản thân còn chưa rõ, chủ
động vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã biết để
nhận thức các vấn đề mới.
Các giải pháp mà sáng kiến đưa ra có thể giúp đỡ cho giáo viên trong việc
dạy học với mục đích làm tích cực hóa hoạt động của học sinh, góp phần đổi
mới phương pháp dạy học. Khắc phục lối dạy và học gò bó trong phạm vi sách
giáo khoa. Với cách này sẽ kích thích giáo viên và học sinh cùng chủ động khám
phá tri thức theo nguồn học liệu mở, học tập không ngừng, học tập suốt đời.
Cụ thể, sau khi thực nghiệm sáng kiến này vào giảng dạy tôi tiến hành
khảo sát chất lượng học sinh của các khối lớp 6, 7 Trường PTDT Bán Trú THCS
Tam Thanh ở tuần 30 sau khi áp dụng sáng kiến. Kết quả thu được như sau:
Khối Tổng
lớp
số
Giỏi

Khá
HS
SL
%
SL
%
6
60
6
10.0 17
28.3
7

64

7

10.9 20

Trung
Yếu
bình
SL
%
SL
33
55.0 4

31.3 35


54.7 2

Kém
%
SL
66.7 0

%
0.0

3.1

0.0

0

3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế, tôi nhận thấy rằng:

13


Khi vận dụng toán học vào thực tiễn đáp đã góp phần kiến tạo tri thức,
củng cố các kỹ năng toán học, góp phần phát triển năng lực của học sinh. Bên
cạnh đó vận dụng toán học vào thực tiễn góp phần rèn luyện các phẩm chất, tính
cách, thái độ làm việc khoa học như tính chính xác, cẩn thận, thói quen làm việc
có kiểm tra, có phê phán, ý thức tối ưu hóa trong lao động,...
Số lượng và mức độ các bài toán có nội dung thực tiễn được lựa chọn và
cân nhắc thận trọng, được đưa vào giảng dạy một cách phù hợp, có chú ý nâng

cao dần tính tích cực và độc lập của học sinh nên học sinh tiếp thu tốt, tích cực
tham gia luyện tập và đạt kết quả cao.
Việc dạy học cho học sinh theo hướng liên hệ thực tế đã góp phần tạo
được hứng thú, lôi cuốn học sinh, giúp học sinh đào sâu, nhớ lâu kiến thức.
Thực hiện việc đổi mới này có tác dụng rất mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của
các em. Từ đó các em có lòng say mê ham thích môn Toán hơn rất nhiều. Giáo
viên đã thay đổi nhận thức của học sinh: học sinh thấy rằng môn Toán không
phải là môn học quá khó và khô khan như một số em nghĩ mà nó là một môn
học đầy tính hấp dẫn và lí thú.
Kết quả trên cho thấy việc tăng cường các bài toán có liên hệ thực tế
chiếm vị trí, vài trò không nhỏ trong chương trình toán ở Trung học cơ sở nói
riêng và chương trình toán phổ thông nói chung. Đồng thời vẫn thực hiện được
trong điều kiện tôn trọng nội dung chương trình và sách giáo khoa cũng như kế
hoạch dạy học hiện hành.
3.2. Kiến nghị:
Để giúp việc khai thác, vận dụng sáng kiến vào việc dạy và học môn Toán
có hiệu quả hơn, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
* Đối với nhà trường.
Cần tăng cường hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề giúp giáo viên có
cơ hội được thảo luận, khai thác để vận dụng hiệu quả các sáng kiến kinh
nghiệm hay vào quá trình giáo dục.
* Đối với phòng GD&ĐT.
- Từng bước đưa những câu hỏi dạng mở và các bài toán ứng dụng thực tế
vào nội dung kiểm tra, đánh giá của môn Toán ở bậc Trung học cơ sở nhiều hơn
nữa.
- Mong muốn các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa trang
thiết bị dạy học cho nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương
pháp dạy học của giáo viên và học sinh.
Trên đây là sáng kiến nhỏ mà bản thân tôi đã áp dụng và thu được kết
quả. Kính mong các đồng chí đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi ngày càng

hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tam Thanh, ngày 12 tháng 4 năm 2017
14


Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người thực hiện:

TRỊNH THỊ DIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO
15


1. Nghị quyết TW 4 – khóa 7, nghị quyết TW 2 – khóa 8 về mục tiêu giáo
dục.
2. Luật giáo dục 2005
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 6,7,8,9 – Nhà xuất bản giáo dục.
4. R. Courant và H.Robbins, Toán học là gì – Tập 1 (người dịch Hàn Liên
Hải), NXB Khoa học kĩ thuật
5. Phương pháp dạy học môn Toán – Tác giả Nguyễn Bá Kim, NXB Đại học
sư phạm.

16



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: TRỊNH THỊ DIỆP
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường PTDT Bán Trú THCS Tam
Thanh
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1 Cải tiến làm và sử dụng thước Phòng
B
2011-2012
“ đo góc đa năng” nhằm nâng GD&ĐT
cao hiệu quả giảng dạy
2 Phương pháp dạy học sinh
Sở GD&ĐT C
2013 - 2014
lớp 8,9 giải bài toán bằng

cách lập phương trình, hệ
phương trình.


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến học sinh
Ý kiến HS

Hiểu và rất
hiểu những
kiến thức
được đưa ra
trong tiết
học

Thấy toán
học cần
thiết và rất
cần thiết
trong cuộc
sống

Muốn biết
Thích và Thích học
và rất muốn rất thích và rất thích
biết về ứng những giờ học toán
dụng thực
học có
tế của
liên hệ

những kiến thực tiễn
thức được
học

Trước khi
áp dụng
sáng kiến
Sau khi áp
dụng sáng
kiến
Phụ lục 2: Phiếu điều tra sự hiểu biết, quan tâm của HS với những ứng dụng
thực tế của Toán học.
Chúng tôi muốn tìm hiểu sự hiểu biết, quan tâm của học sinh về mối liên
hệ giữa toán học và thực tế. Xin các em trả lời các câu hỏi sau đây:
Lớp………………
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu hỏi 1: Trong quá trình học tập môn toán ở các cấp học, các em có được các
thầy (cô) giảng giải về mối liên hệ giữa toán học với thực tế cuộc sống không?
A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng C. Ít khi
D. Không bao giờ
Câu hỏi 2: Em có tự tìm hiểu những ứng dụng trong thực tế của toán học hay
không?
A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng C. Ít khi
D. Không bao giờ
Câu hỏi 3: Em có muốn biết về ứng dụng thực tế của những kiến thức toán học
em đã (đang) được học hay không?
A. Có
B. Không

Câu hỏi 4: Theo em Toán học có mối liên hệ với những môn học khác (Vật lý,
hóa học, thiên văn học, sinh học, địa lý, mỹ thuật…) không?
A. Liên hệ chặt chẽ
B. Có liên hệ
C.Ít liên hệ D. Không
Câu hỏi 5: Theo em mức độ cần thiết của môn Toán trong cuộc sống là:
A. Rất cần thiết B. Cần thiết
C. Ít cần thiết
D.Không cần thiết
Câu hỏi 6: Theo đánh giá của em thì môn Toán là môn học:
A. Dễ
B. Không khó lắm C. Khó
D. Rất khó
Câu hỏi 7: Em có thích học môn Toán không?
A. Rất thích
B. Thích
C. Bình thường
D. Không thích




×