Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng trung tâm phát thanh truyền hình hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 103 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Hải Phòng, ngày 11 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tú

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn
PGS.TS. Dƣơng Văn Bạo, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và đƣa ra những gợi ý hết
sức quý báu giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Viện đào tạo sau đại học trƣờng Đại học Hàng Hải Việt Nam đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt khóa học vừa qua.
Cuối cùng, học viên xin cảm ơn các anh, chị tại Đài Phát thanh và Truyền
hình Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số
liệu và hoàn thiện bài luận văn này.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT VÀ KÝ HIỆU ......................................................v


DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ............................................... vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
5. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ ......................3
1.1. Khái niệm, đặc điểm của đầu tƣ và phân loại hoạt động đầu tƣ .................. 3
1.2. Khái niệm, đặc điểm của dự án đầu tƣ xây dựng và phân loại dự án đầu tƣ
xây dựng ........................................................................................................ 6
1.3. Lý luận chung về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng..................................... 11
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
TRUNG TÂM PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG ........................33
2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng .................... 33
2.2. Giới thiệu về Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng .......................... 36
2.3. Giới thiệu về dự án xây dựng Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Hải
Phòng .......................................................................................................... 47
2.4. Đánh giá thƣ̣c tra ̣ng công tác quản lý Dƣ̣ án xây dƣ̣ng Trung tâm Phát thanh
- Truyề n hi ̀nh Hải Phòng ............................................................................... 55
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DƢ̣ ÁN XÂY
DƢ̣NG TRUNG TÂM PHÁ T THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒ NG ............70

iii


3.1. Đinh
̣ hƣớng phát triể n của Đài Phát thanh và Truyề n hi ̀nh Hải Phòng giai
đoa ̣n 2015-2020 ........................................................................................... 70

3.2. Mô ̣t số biê ̣n pháp hoàn thiê ̣n công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng Trung
tâm Phát thanh - Truyề n hi ̀nh Hải Phòng ....................................................... 75
KẾT LUẬN ......................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................95

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT VÀ KÝ HIỆU
Tên đầy đủ

Tên viết tắt
UBND

Ủy ban nhân dân

QLDA

Quản lý dự án

TVQL

Tƣ vấn quản lý

TVTK

Tƣ vấn thiết kế

CĐT
TKKT

DT
TDT
GCNĐKĐT

Chủ đầu tƣ
Thiết kế kỹ thuật
Dự toán
Tổng dự toán
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ

PT-TH

Phát thanh - Truyền hình

TNVN

Tiếng nói Việt Nam

THVN

Truyền hình Việt Nam

VTV

Đài Truyề n hi ǹ h Viê ̣t Nam

THP

Đài Truyề n hi ǹ h Hải Phòng


HD

High Definition

SD

Standard Definition

DVB-T2
STB
RTB
MPEG-4

Digital Video Broadcasting – Terrestrial 2
Set - top - box
The Red River Delta Transmission
Broadcasting Company
Moving Picture Experts Group-4

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng

Bảng 1.1

Phân loại dự án đầu tƣ xây dựng công trình

8

Bảng 2.1

Bô ̣ máy thƣ̣c hiê ̣n quản lý dƣ̣ án của Đài PT -TH

43

Bảng 2.2

Các dự án đƣợc giám sát, đánh giá đầ u tƣ

45

Bảng 2.3

Tổng mức đầu tƣ qua các lần điều chỉnh

51

Bảng 2.4
Bảng 2.5

Hải Phòng

Bảng tổng hợp thanh toán cho Dự án qua các

năm
Thời lƣơ ̣ng phát sóng phát thanh - truyề n hiǹ h

vi

53
69


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ, sơ đồ, đồ thị

Số hiệu
Hình 1.1

Quy trình khái quát chung về quản lý dự án
ĐTXD

Trang
11

Hình 2.1

Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng

34

Hình 2.2

Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng


48

Sơ đồ 1.1

Hình thức CĐT thuê TVQL điều hành dự án

31

Sơ đồ 1.2

Hình thức CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự

32

án
Sơ đồ 2.1

Sơ đồ tổ chƣ́c của Đài PT-TH Hải Phòng

vii

42


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực hiện quy hoạch sự nghiệp Phát Thanh - Truyền hình của Đài Tiếng nói
Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt,
nhằm đƣa thông tin bằng nhiều thể loại đến với mọi ngƣời dân trong toàn quốc.

Trong điều kiện đổi mới của đất nƣớc hiện nay, từng bƣớc nâng cao dân trí của
mọi miền. Tờ “báo nói” và “báo hình” đã và đang đóng góp một phần quan trọng
trong lĩnh vực này.
Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng trong thời gian qua với điều kiện
thực tế còn nhiều khó khăn về kỹ thuật song đã thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ
chính trị của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố giao cho.
Với quy mô thành phố Hải Phòng là đô thị trực thuộc Trung ƣơng, Đài Phát
thanh và Truyền hình Hải Phòng là một bộ phận cấu thành mạng lƣới các Đài Phát
thanh - Truyền hình địa phƣơng trên toàn quốc. Để hoàn thành tốt vai trò, nhiệm
vụ chính trị đƣợc giao và xứng tầm là cơ quan ngôn luận của thành phố, Đài Phát
thanh và Truyền hình Hải Phòng đã đầu tƣ xây dựng Trung tâm Phát thanh và
Truyền hình Hải Phòng tại số 02 Nguyễn Bình - phƣờng Kênh Dƣơng - quận Lê
Chân - Hải Phòng.
Trong quá trình triển khai, thực hiện dự án và vận hành kết quả đầu tƣ cho
đến nay còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn trong việc quản lý. Nó thể xuất phát
từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhƣng chủ yếu là do sự chƣa hoàn thiện cơ cấu tổ
chức quản lý, quy trình quản lý chƣa chặt chẽ, tính chuyên nghiệp hoá chƣa cao và
chất lƣợng đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý dự án chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
thực tế. Đó là lý do học viên chọn đề tài “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý
dự án xây dựng Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng” làm luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về
quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình và phân tích một số tồn tại, vƣớng mắc,

1


khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình để đƣa ra một số
biện pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng Trung tâm Phát thanh Truyền hình Hải Phòng.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu: công tác quản lý dự án xây dựng Trung tâm Phát
thanh - Truyền hình Hải Phòng trong giai đoạn kết thúc xây dựng, đƣa công trình
của dự án vào khai thác sử dụng.
Phạm vi nghiên cứu: công tác quản lý dự án xây dựng Trung tâm Phát thanh
- Truyền hình Hải Phòng trong giai đoạn kết thúc xây dựng, đƣa công trình của dự
án vào khai thác sử dụng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác quản lý dự án
đầu tƣ xây dựng công trình, từ đó đƣa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác
quản lý dự án xây dựng Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng.
 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đề xuất một số quan điểm, biện pháp hoàn thiện công tác quản lý
dự án xây dựng Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm ba chƣơng nhƣ sau :
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tƣ
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng Trung tâm Phát
thanh - Truyền hình Hải Phòng
Chƣơng 3: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng Trung tâm
Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng.

2


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của đầu tƣ và phân loại hoạt động đầu tƣ
1.1.1. Khái niệm đầu tƣ

Đầu tƣ theo nghĩa rộng, trên quan điểm vĩ mô, các tác giả William F.Sharpe,
Gordon J. Alexander, David J. Flower cho rằng: đầu tƣ có nghĩa là sự hy sinh các
nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho ngƣời đầu
tƣ các kết quả nhất định trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt đƣợc
các kết quả đó. Giá trị ở hiện tại có thể hiểu là tiêu dùng, còn giá trị tƣơng lai hiểu
là năng lực sản xuất có thể làm tăng sản lƣợng quốc gia. [1, tr 466].
Dƣới góc độ là một môn khoa học nghiên cứu những quy luật kinh tế vận
động trong lĩnh vực đầu tƣ thì hoạt động đầu tƣ đƣợc hiểu nhƣ sau: Đầu tƣ là quá
trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm
đạt đƣợc kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.
Các kết quả đạt đƣợc có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất,
tài sản trí tuệ và nguồn lực.
Theo Điều 3 Luật đầu tƣ số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của
Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đầu tư là việc nhà đầu tƣ bỏ
vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các
hoạt động đầu tƣ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Từ đây có khái niệm về đầu tƣ nhƣ sau: Đầu tƣ là hoạt động sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất
kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh
tế xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của đầu tƣ

3


- Trước hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác nhƣ
máy móc thiết bị, nhà xƣởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công
nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử

dụng đất, mặt nƣớc, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn
Nhà nƣớc, vốn tƣ nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn
hạn.
- Một đặc điểm khác của đầu tƣ là thời gian tương đối dài, thƣờng từ 2 năm
trở lên, có thể đến 50 năm, nhƣng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động
ngắn hạn trong vòng một năm tài chính không đƣợc gọi là đầu tƣ. Thời hạn đầu tƣ
đƣợc ghi rõ trong quyết định đầu tƣ hoặc Giấy phép đầu tƣ và còn đƣợc coi là đời
sống của dự án.
- Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính
(biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã
hội). Lợi ích kinh tế xã hội thƣờng đƣợc gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính
ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tƣ, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh
hƣởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng.
1.1.3. Phân loại hoạt động đầu tƣ
Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tƣ, các nhà kinh tế
phân loại hoạt động đầu tƣ theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại
đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau.
Những tiêu thức phân loại đầu tƣ thƣờng đƣợc sử dụng là:
• Theo bản chất của các đối tượng đầu tư:
- Đầu tƣ cho đối tƣợng vật chất (đầu tƣ tài sản vật chất hoặc tài sản thực nhƣ
máy móc, thiết bị, nhà xƣởng,...).
- Đầu tƣ cho các tải sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu...)
- Đầu tƣ cho các đối tƣợng phi vật chất (đầu tƣ tài sản trí tuệ và nguồn nhân
lực nhƣ đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế...).
• Theo tính chất và quy mô đầu tư:

4


Hoạt động đầu tƣ đƣợc chia thành đầu tƣ theo các dự án quan trọng quốc

gia, dự án nhóm A,B, C. Việc phân chia theo các nhóm dự án còn có ý nghĩa trong
việc phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tƣ.
• Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư:
- Đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh.
- Đầu tƣ phát triển khoa học kỹ thuật.
- Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)...
• Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư:
- Đầu tƣ cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định.
- Đầu tƣ vận hành nhằm tạo ra các tài sản lƣu động cho các cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lƣu động cho các cơ sở hiện
có.
• Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình sản xuất
xã hội:
- Đầu tƣ thƣơng mại.
- Đầu tƣ sản xuất.
• Theo thời gian thực hiện và phát huy tác động của các kết quả đầu tư:
- Đầu tƣ ngắn hạn.
- Đầu tƣ dài hạn.
• Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư:
- Đầu tƣ trực tiếp: là hình thức đầu tƣ trong đó ngƣời bỏ vốn trực tiếp tham
gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tƣ. Hoạt động
đầu tƣ trực tiếp đƣợc chia thành: đầu tƣ dịch chuyển và đầu tƣ phát triển:
+ Đầu tƣ dịch chuyển: quá trình đầu tƣ chỉ làm dịch chuyển quyền sở hữu
giá trị tài sản mà không làm tăng giá trị và năng lực sản xuất phục vụ của tài sản.
+ Đầu tƣ phát triển: quá trình đầu tƣ làm gia tăng giá trị và năng lực sản
xuất, năng lực phục vụ của tài sản.
- Đầu tƣ gián tiếp: là hình thức đầu tƣ trong đó ngƣời bỏ vốn không trực tiếp
tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tƣ.

5



• Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia:
- Đầu tƣ bằng nguồn vốn trong nƣớc.
- Đầu tƣ bằng nguồn vốn nƣớc ngoài.
• Theo vùng lãnh thổ:
Chia thành đầu tƣ phát triển của các vùng lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng
điểm, đầu tƣ phát triển khu vực thành thị và nông thôn... Cách phân loại này phản
ánh tình hình đầu tƣ của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hƣớng của đầu tƣ đối
với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phƣơng.
1.2. Khái niệm, đặc điểm của dự án đầu tƣ xây dựng và phân loại dự án đầu
tƣ xây dựng
1.2.1. Khái niệm dự án đầu tƣ xây dựng
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014
của Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Dự án đầu tư xây dựng
là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động
xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển,
duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và
chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tƣ xây dựng, dự án đƣợc thể hiện
thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tƣ xây dựng, Báo cáo nghiên cứu
khả thi đầu tƣ xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng.
1.2.2. Đặc điểm của dự án đầu tƣ xây dựng
Dự án xây dựng là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm
các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi
công … đƣợc giải quyết. Các dự án đầu tƣ xây dựng có một số đặc điểm sau:
* Dự án có tính thay đổi:
Dự án xây dựng không tồn tại một cách ổn định cứng, hàng loạt phần tử của
nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn
các tác nhân từ bên trong nhƣ nguồn nhân lực, tài chính, các hoạt động sản xuất…
và bên ngoài nhƣ môi trƣờng chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật … và thậm chí

cả điều kiện kinh tế xã hội.

6


* Dự án có tính duy nhất:
Mỗi dự án đều có đặc trƣng riêng biệt lại đƣợc thực hiện trong những điều
kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trƣờng luôn thay
đổi.
* Dự án có hạn chế về thời gian và quy mô:
Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng và thƣờng có một số kỳ
hạn có liên quan. Có thể ngày hoàn thành đƣợc ấn định một cách tuỳ ý, nhƣng nó
cũng trở thành điểm trọng tâm của dự án, điểm trọng tâm đó có thể là một trong
những mục tiêu của ngƣời đầu tƣ. Mỗi dự án đều đƣợc khống chế bởi một khoảng
thời gian nhất định, trên cơ sở đó trong quá trình triển khai thực hiện, nó là cơ sở
để phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Sự thành công của
Quản lý dự án (QLDA) thƣờng đƣợc đánh giá bằng khả năng có đạt đƣợc đúng
thời điểm kết thúc đã đƣợc định trƣớc hay không.
Quy mô của mỗi dự án là khác nhau và đƣợc thể hiện một cách rõ ràng trong
mỗi dự án vì điều đó quyết định đến việc phân loại dự án và xác định chi phí của
dự án.
* Dự án có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau:
Triển khai dự án là một quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực
hiện các mục đích cụ thể nhất định, chính vì vậy để thực hiện đƣợc nó chúng ta
phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó
trong quá trình triển khai là một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả
dự án.
1.2.3. Phân loại dự án đầu tƣ xây dựng
Theo Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của
Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý dự án đầu tƣ xây

dựng, các dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phân loại nhƣ sau:
* Dự án đầu tƣ xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tƣ xây dựng gồm:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

7


b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tƣ
dƣới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
* Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm:
Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, dự án sử dụng vốn nhà nƣớc ngoài ngân
sách và dự án sử dụng vốn khác.
* Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phân loại theo quy mô, tính chất, loại công
trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm
B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tƣ công và
đƣợc quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Bảng 1.1. Phân loại dự án đầu tƣ xây dựng công trình
TT LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I

TỔNG MỨC
ĐẦU TƢ

DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
1. Theo tổng mức đầu tƣ:
10.000 tỷ đồng trở

Dự án sử dụng vốn đầu tƣ công


lên
2. Theo mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng hoặc tiềm ẩn
khả năng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng, bao
gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh
quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50
héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở
lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn
biển, bảo vệ môi trƣờng từ 500 héc ta trở lên; rừng sản
xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa nƣớc từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta

8

Không phân biệt
tổng mức đầu tƣ


trở lên;
d) Di dân tái định cƣ từ 20.000 ngƣời trở lên ở miền núi,
từ 50.000 ngƣời trở lên ở các vùng khác;
đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt
cần đƣợc Quốc hội quyết định.
II NHÓM A
1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt.
2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia
về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về

II.1

quốc phòng, an ninh.

Không phân biệt

3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tổng mức đầu tƣ
tính chất bảo mật quốc gia.
4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ.
5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.
1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân
bay, đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ.
2. Công nghiệp điện.

II.2

Từ 2.300 tỷ đồng

3. Khai thác dầu khí.
4. Hóa chất, phân bón, xi măng.

trở lên

5. Chế tạo máy, luyện kim.
6. Khai thác, chế biến khoáng sản.
7. Xây dựng khu nhà ở.
1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1
Mục II.2.
2. Thủy lợi.
II.3 3. Cấp thoát nƣớc và công trình hạ tầng kỹ thuật.

4. Kỹ thuật điện.
5. Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử.
6. Hóa dƣợc.

9

Từ 1.500 tỷ đồng
trở lên


7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4
Mục II.2.
8. Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5
Mục II.2.
9. Bƣu chính, viễn thông.
1. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
2. Vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
II.4 3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới.
4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp

Từ 1.000 tỷ đồng
trở lên

quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3.
1. Y tế, văn hóa, giáo dục;
2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;
II.5

Từ 800 tỷ đồng trở


3. Kho tàng;
4. Du lịch, thể dục thể thao;

lên

5. Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định
tại Mục II.2.
III NHÓM B
III.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2
III.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3
III.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4
III.4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5

Từ 120 đến 2.300
tỷ đồng
Từ 80 đến 1.500 tỷ
đồng
Từ 60 đến 1.000 tỷ
đồng
Từ 45 đến 800 tỷ
đồng

IV NHÓM C
IV.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2

Dƣới 120 tỷ đồng

IV.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3

Dƣới 80 tỷ đồng


IV.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4

Dƣới 60 tỷ đồng

IV.4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5

Dƣới 45 tỷ đồng

(Nguồ n: Nghị định 59/2015/NĐ-CP)

10


1.3. Lý luận chung về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
1.3.1. Quy trình quản lý dự án đầu tƣ xây dựng

Hình 1.1. Quy trình quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
11


Quy trình (hay chu kỳ) của một dự án đầu tƣ là các bƣớc hoặc các giai đoạn
mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ cho đến khi dự án
đƣợc hoàn thành chấm dứt hoạt động.
Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tƣ gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tƣ;
thực hiện đầu tƣ; kết thúc xây dựng, bàn giao đƣa vào sử dụng, thanh quyết toán
công trình và vận hành các kết quả đầu tƣ (còn gọi là giai đoạn vận hành, khai thác
của dự án).
Các giai đoạn trong chu kỳ dự án có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giai
đoạn chuẩn bị đầu tƣ ảnh hƣởng đến giai đoạn thực hiện đầu tƣ, giai đoạn thực

hiện đầu tƣ lại ảnh hƣởng đến giai đoạn vận hành các kết quả đầu từ và từ đó tác
động đến hiệu quả của dự án đầu tƣ. Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn chuẩn bị đầu
tƣ tạo tiền đề và quyết định đến sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc
biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tƣ. Điều này đã đặt ra cho các nhà
quản lý hoạt động đầu tƣ cần thấy rõ mỗi quan hệ chặt chẽ giữa các giai đoạn trong
chu kỳ của dự án đầu tƣ để từ đó có các giải pháp hữu hiệu trong quá trình quản lý
hoạt động đầu tƣ nhằm đạt hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội mong muốn.
Nội dung các bƣớc công việc trong mỗi giai đoạn của chu kỳ các dự án đầu
tƣ không giống nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tƣ (sản xuất kinh doanh hay kết
cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp…), vào tính chất tái sản xuất
(đầu tƣ chiều rộng hay chiều sâu), đầu tƣ dài hạn hay ngắn hạn…
Các giai đoạn trong chu kỳ của dự án đầu tƣ gồm các công việc cụ thể sau:
1.3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ
Gồm lập dự án đầu tƣ và thẩm định dự án đầu tƣ. Quá trình lập dự án đầu từ
đƣợc tiến hành qua 3 cấp độ nghiên cứu đối với các dự kiến đầu tƣ có quy mô đầu
tƣ lớn, các giải pháp kỹ thuật phức tạp, có thời gian thu hồi vốn dài, có nhiều yếu
tố bất định tác động. Đối với các dự án đầu tƣ có quy mô đầu tƣ nhỏ, quá trình
nghiên cứu có thể gom lại làm một bƣớc. Các cấp độ nghiên cứu đó là: Nghiên cứu
và phát hiện các cơ hội đầu tƣ – Nghiên cứu tiền khả thi – Nghiên cứu khả thi. Qua
mỗi cấp độ nghiên cứu, tính chi tiết và mức độ chính xác của các kết quả nghiên

12


cứu ngày càng cao hơn và đạt mức độ chính xác cao nhất ở giai đoạn nghiên cứu
khả thi. Dự án đầu tƣ sau khi đƣợc lập cần phải trải qua quá trình tiếp theo: thẩm
định dự án. Thẩm định dự án nhằm đánh giá một lần nữa tính khả thi của dự án.
Quá trình thẩm định do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nƣớc hoặc các tổ chức
tƣ vấn đầu tƣ thực hiện. Kết quả đạt đƣợc của giai đoạn này là bản dự án đầu tƣ.
Bản dự án đầu tƣ đƣợc quyết đƣa vào thức hiện nếu đƣợc đánh giá là khả thi hoặc

không đƣợc đƣa vào thực hiện hay cần phải bổ sung sửa đổi nếu đƣợc đánh giá
không khả thi. Chính vì vậy, tính chính xác của các kết luận của quá trình thẩm
định ảnh hƣởng đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án.
1.3.1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tƣ
Sau khi báo cáo đầu tƣ đƣợc phê duyệt DAĐT đƣợc chuyển sang giai đoạn
tiếp theo - giai đoạn thực hiện đầu tƣ.
Vấn đề đầu tiên là lựa chọn đơn vị tƣ vấn, phải lựa chọn đƣợc những chuyên
gia tƣ vấn, thiết kế giỏi trong các tổ chức tƣ vấn, thiết kế giàu kinh nghiệm, có
năng lực thực thi việc nghiên cứu từ giai đoạn đầu, giai đoạn thiết kế đến giai đoạn
quản lý giám sát xây dựng - đây là nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Trong khi lựa
chọn đơn vị tƣ vấn, nhân tố quyết định là cơ quan tƣ vấn này phải có kinh nghiệm
qua những dự án đã đƣợc họ thực hiện trƣớc đó. Một phƣơng pháp thông thƣờng
dùng để chọn là đòi hỏi các cơ quan tƣ vấn cung cấp các thông tin về kinh nghiệm,
tổ chức sau đó xem xét lựa chọn rồi tiến tới đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu tƣ
vấn xây dựng công trình đƣợc thực hiện theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH ngày
26/11/2013 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định
số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Sau khi lựa chọn đƣợc nhà thầu thiết kế, trên cơ sở dự án đƣợc phê duyệt,
nhà thầu thiết kế tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo của mình. Tuỳ theo quy
mô, tính chất công trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện theo một bƣớc, hai
bƣớc hay ba bƣớc.

13


Thiết kế một bƣớc là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ
lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Thiết kế hai bƣớc bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng
đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tƣ.

Thiết kế ba bƣớc bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ
thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp
đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do ngƣời quyết định đầu tƣ
quyết định.
Sau khi sản phẩm thiết kế đƣợc hình thành, CĐT tổ chức thẩm định hồ sơ
TKKT-TDT và trình lên cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (cụ thể là ngƣời có thẩm
quyền ra quyết định đầu tƣ) phê duyệt. Trƣờng hợp CĐT không đủ năng lực thẩm
định thì thuê các tổ chức, cá nhân tƣ vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra dự
toán thiết kế công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Trên cơ sở kết quả thẩm
định TKKT-DT ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ sẽ ra quyết định phê duyệt
TKKT-DT. Khi đã có quyết định phê duyệt TKKT-TDT, CĐT tổ chức đấu thầu
xây dựng nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp các sản
phẩm dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng đƣợc yêu cầu của
CĐT và các mục tiêu của dự án.
Sau khi lựa chọn đƣợc nhà thầu thi công, CĐT tổ chức đàm phán ký kết hợp
đồng thi công xây dựng công trình với nhà thầu và tổ chức quản lý thi công xây
dựng công trình. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý
chất lƣợng xây dựng; quản lý tiến độ xây dựng; quản lý khối lƣợng thi công xây
dựng công trình; quản lý an toàn lao động trên công trƣờng xây dựng; quản lý môi
trƣờng xây dựng.
Tóm lại, trong giai đoạn này CĐT chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt
bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng;
trình duyệt hồ sơ TKKT-DT; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý
chất lƣợng kỹ thuật công trình trong suốt quá trình thi công và chịu trách nhiệm
toàn bộ các công việc đã thực hiện trong quá trình triển khai dự án.

14


1.3.1.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao đƣa vào sử dụng, thanh quyết

toán công trình và vận hành các kết quả đầu tƣ
Các nhà quản lý có xu hƣớng bỏ qua giai đoạn này và nhìn chung họ không
quen với các hoạt động kết thúc, bởi xét cho cùng, công việc của họ vẫn tiếp diễn
trở lại bình thƣờng. Sau khi hoàn tất dự án, họ lại tiếp tục bắt tay vào công việc
khác mà hiếm khi nhìn lại những việc vừa làm xong.
Thế nhƣng kết thúc dự án vẫn là một công việc quan trọng mà mọi ngƣời
cần phải làm. Đây là giai đoạn giúp mọi ngƣời có cơ hội nhận xét về những việc đã
hoàn thành, những điều đúng - sai, và kết quả tốt nhất lẽ ra đã có thể đạt đƣợc.
Những phản ánh nhƣ vậy là cơ sở cho việc học hỏi của tổ chức, và việc học hỏi có
thể và nên đƣợc chia sẻ với các dự án khác của tổ chức.
Trong giai đoạn kết thúc của dự án, cần thực hiện những công việc còn lại
nhƣ hình thành sản phẩm, bàn giao công trình và những tài liệu liên quan, đánh giá
dự án, giải phóng nguồn nhân lực. Một số công việc cụ thể cần đƣợc thực hiện để
kết thúc dự án:
- Nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình.
- Vận hành công trình và hƣớng dẫn sử dụng công trình.
- Bảo hành công trình.
- Quyết toán vốn đầu tƣ.
- Phê duyệt quyết toán.
* Nghiệm thu, bàn giao công trình
- Công trình xây dựng chỉ đƣợc bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tƣ khi đã xây
lắp hoàn chỉnh theo thiết kế đƣợc duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và
nghiệm thu đạt yêu cầu chất lƣợng (kể cả việc hoàn thiện nội, ngoại thất công trình
và thu dọn vệ sinh mặt bằng).
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình, trong quá trình xây dựng có
thể tiến hành bàn giao tạm thời từng phần việc, hạng mục công trình thuộc dự án

15



hoặc dự án thành phần để khai thác tạo nguồn vốn thúc đẩy việc hoàn thành toàn
bộ dự án.
- Khi bàn giao toàn bộ công trình, phải giao cả hồ sơ hoàn thành công trình,
những tài liệu về các vấn đề có liên quan đến công trình đƣợc bàn giao, tài liệu
hƣớng dẫn sử dụng, quản lý, chế độ duy tu bảo dƣỡng công trình.
Các hồ sơ xây dựng công trình phải đƣợc nộp hồ sơ lƣu trữ theo quy định
của pháp luật về lƣu trữ nhà nƣớc.
Biên bản tổng nghiệm thu bàn giao công trình là văn bản pháp lý để chủ đầu
tƣ đƣa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tƣ.
- Đối với dự án khu đô thị mới, khi hoàn thành dự án phát triển kết cấu hạ
tầng, dự án phát triển khu đô thị mới, chủ đầu tƣ phải lập hồ sơ hoàn công và
chuyển giao việc quản lý khai thác sử dụng toàn bộ các công trình kết cấu hạ tầng
trên khu đất thuộc dự án cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quản lý khai thác sử
dụng.
Một tháng trƣớc khi tổ chức bàn giao công trình, chủ đầu tƣ và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phải hoàn tất việc kiểm kê tài sản công cộng, đánh giá lại giá trị tài
sản cố định, bảo dƣỡng, sửa chữa kết cấu hạ tầng, tài liệu hƣớng dẫn sử dụng, quản
lý, duy tu bảo dƣỡng công trình trƣớc khi chuyển giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và giao lại cho
tổ chức chuyên trách quản lý, khai thác sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng,
đồng thời làm thủ tục thành lập đơn vị hành chính mới theo quy định của pháp
luật.
- Đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, dự án phát triển khu đô thị
mới phải xây dựng trong nhiều năm thì việc tổ chức chuyển giao có thể tiến hành
thành nhiều đợt theo kế hoạch phân kỳ đầu tƣ trong dự án đã đƣợc cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.
* Kết thúc xây dựng công trình
- Hoạt động xây dựng đƣợc kết thúc khi công trình đã đƣợc bàn giao toàn bộ
cho chủ đầu tƣ.


16


- Sau khi bàn giao công trình, nhà thầu xây dựng phải thanh lý hoặc di
chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực xây dựng công trình và trả lại đất
mƣợn hoặc thuê tạm để phục vụ thi công theo quy định của hợp đồng, chịu trách
nhiệm theo dõi, sửa chữa các hƣ hỏng của công trình cho đến khi hết thời hạn bảo
hành công trình.
- Hiệu lực hợp đồng xây lắp chỉ đƣợc chấm dứt hoàn toàn và thanh quyết
toán toàn bộ khi hết thời hạn bảo hành công trình.
- Công trình xây dựng sau khi nghiệm thu bàn giao chủ đầu tƣ phải đăng ký
tài sản theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng ký tài sản là biên bản tổng nghiệm
thu bàn giao công trình.
* Vận hành công trình
- Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tƣ có trách nhiệm khai thác, sử
dụng năng lực công trình, đồng bộ hóa tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hoàn
thiện tổ chức và phƣơng pháp quản lý nhằm phát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế ký thuật đã đƣợc đề ra trong trong dự án.
- Chủ đầu tƣ hoặc tổ chức đƣợc giao quản lý sử dụng công trình có trách
nhiệm thực hiện bảo trì công trình.
- Bộ xây dựng hƣớng dẫn và quy định chế độ bảo trì công trình.
* Bảo hành công trình xây dựng
- Thời hạn tối thiểu bảo hành công trình
Thời hạn tối thiểu bảo hành công trình đƣợc tính từ ngày nhà thầu bàn giao
công trình hoặc hạng mục công trình phải bảo hành cho chủ đầu tƣ và đƣợc quy
định nhƣ sau:
+ Bảo hành 24 tháng đối với công trình quan trọng của Nhà nƣớc và công
trình thuộc dự án nhóm A.
+ Bảo hành 12 tháng đối với các công trình khác.
+ Mức tiền tối thiểu để bảo hành công trình.


17


Mức tiền tối thiểu bảo hành xây lắp công trình đƣợc tính bằng tỉ lệ phần
trăm (%) của giá trị khối lƣợng xây lắp hạng mục công trình trong thời gian phải
bảo hành đƣợc quy định nhƣ sau:
+ Đối với công trình có thời hạn tối thiểu bảo hành 24 tháng là 3%.
+ Đối với công trình có thời hạn tối thiểu bảo hành 12 tháng là 5%.
+ Tiền bảo hành công trình đƣợc tính lãi suất nhƣ tiền gởi ngân hàng.
+ Những công trình hoặc hợp đồng do nhà thầu nƣớc ngoài thực hiện đƣợc
tính theo thông lệ quốc tế.
* Bảo hiểm công trình xây dựng
- Khi tiến hành đầu tƣ và xây dựng, chủ đầu tƣ phải mua bảo hiểm công
trình tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp ở Việt nam.
- Chi phí bảo hiểm công trình là một bộ phận vốn đầu tƣ của dự án, đƣợc
tính trong tổng dự toán (dự toán) công trình đƣợc duyệt. Chi phí bảo hiểm tính theo
tỷ lệ % so với giá trị công trình.
- Các tổ chức tƣ vấn, nhà thầu xây lắp phải mua bảo hiểm cho vật tƣ, thiết
bị, nhà xƣởng phục vụ thi công, bảo hiểm tại nạn đối với ngƣời lao động, bảo hiểm
trách nhiệm dân sự đối với ngƣời thứ ba, bảo hiểm sản phẩm khảo sát, thiết kế
trong quá trình thực hiện dự án. Phí bảo hiểm đƣợc tính vào chi phí sản xuất.
- Điều kiện bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, bảo hiểm do
các bên thỏa thuận nhƣng không đƣợc trái với quy định của pháp luật Việt Nam
hoặc thông lệ quốc tế.
- Khi xảy ra sự cố, công ty bảo hiểm phải giải quyết kịp thời việc bồi thƣờng
thiệt hại theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
- Bộ tài chính hƣớng dẫn cụ thể chế độ bảo hiểm công trình xây dựng.
* Quyết toán vốn đầu tư
- Tất cả các dự án đầu tƣ của các cơ quan nhà nƣớc và các doanh nhgiệp nhà

nƣớc sau khi hoàn thành đƣa dự án vào khai thác sử dụng đều phải quyết toán vốn
đầu tƣ. Chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm quyết toán vốn đầu tƣ.
- Khoản 2 Điều 56 NĐ 52/CP đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣ sau:

18


×