Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy giải một số bài tập chương i điện học vật lý 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.08 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
RÈN LUYỆN TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ
ĐỒ TƯ DUY GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CHƯƠNG I ĐIỆN HỌC VẬT LÝ 9

Người thực hiện: Trần Anh Dũng
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Hưng
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Vật lý

THỌ XUÂN NĂM 2016


PHẦN 1: MỞ ĐẦU

- Lí do chọn đề tài:
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc dạy học môn vật lý đó là “Dạy suy
nghĩ”. Phải có tư duy chính xác thì mọi hoạt động mới đem lại hiệu quả như
mong muốn được. Việc giải bài tập môn Vật lý lại càng cần đến tư duy chính
xác tối đa. Như vậy rèn luyện tư duy logic cho học sinh trong quá trình dạy học
môn Vật lý là một vấn đề rất cần thiết và đáng để đầu tư công sức.
Vật lý là môn học có tính logic cao và có tính ứng dụng thực tế rộng rãi.
Giải các bài tập vật lý không những giúp các em phát triển tư duy mà còn giúp
các em giải thích những hiện tượng, những quy luật, những điều bí ẩn trong
cuộc sống đời thường.
Đối với vật lý lớp 9 các em được học các vấn đề có liên quan đến điện
học, điện từ học, quang học, sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Nội dung


chương trình các em học rộng và tương đối nhiều song trong phân phối chương
trình có rất ít các tiết luyện tập để các em được giải quyết thành thạo các dạng
bài tập có liên quan trong mỗi bài học cũng như rèn luyện các kỹ năng giải các
bài tập đó trong quỹ thời gian hạn hẹp. Trong khi đó các bài thi học kỳ và kỳ thi
học sinh giỏi môn vật lý lớp 9 lại chủ yếu tập trung vào giải các bài tập vật lý
với những yêu cầu về kỹ năng rất cao. Đặc biệt là các em tham gia thi các kỳ thi
học sinh giỏi môn vật lý đều phải giải các bài tập vật lý tương đối khó đòi hỏi
tính tư duy logic cao.
Do đó việc phát triển tư duy logic cho học sinh và giảng dạy kiến thức về
thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người
làm công tác giáo dục, nhằm hướng các em đến một phương thức học tập tích
cực tự chủ không chỉ giúp các em khám phá kiến thức mới mà còn giúp các em
hệ thống lại được kiến thức đó. Việc xây dựng một hình ảnh thể hiện mối liên hệ
giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt như: Ghi
nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo... Và một
trong những công cụ để học sinh có thể giải các bài tập vật lý cần tư duy logic ở
mức độ cao cũng như có khả năng biện luận tốt, mềm dẻo, chặt chẽ đó chính là
kỷ năng sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các kỷ năng giải bài tập vật lý. Với lý
do trên nên tôi đã lựa chon đề tài “Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông
qua sử dụng sơ đồ tư duy giải một số bài tập chương I Điện học vật lý 9”
- Mục đích nghiên cứu:
Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy giải
một số bài tập chương I Điện học vật lý 9 không chỉ giúp cho học sinh có những
kỷ năng nhạy bén trong việc giải các bài tập vật lý 9 phần điện mà từ đó còn có
thể phát triển được tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt trong việc giải các bài
tập khác nhau góp phần nâng cao chất lượng đại trà môn vật lý 9, đồng thời qua
đó kịp thời phát hiện và đào tạo những học sinh có tố chất, góp phần nâng cao

2



chất lượng mũi nhọn, đạo tạo được nhân tài và đáp ứng được những yêu cầu
ngày càng cao trong công tác đổi mới phương pháp dạy và học.
- Đối tượng nghiên cứu:
Trong bài viết này tôi chỉ đề cập một vài dạng bài tập vật lý về mối quan
hệ giữa cường độ dòng điện-hiệu điện thế, các đại lượng trong định luật Ôm, các
tính chất của đoạn mạch nối tiếp, tính chất của đoạn mạch song song áp dụng
trong các đoạn mạch hỗn hợp, mối quan hệ giữa điện trở dây dẫn với chiều dàitiết diện-bản chất dây dẫn... trong chương I Điện học vật lý 9 thông qua một số
bài tập vật lý được sử dụng trong quá trình ôn tập giúp các em học sinh lớp 9 đại
trà trong nhà trường hình thành và phát triển tuy duy logic để có thể giải được
các tập chương I Điện học môn vật lí 9 trong thời gian ngắn.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn, thống kê số liệu.
- Phân tích thực trạng, tham khảo các tài liệu và ý kiến đồng nghiệp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1. Cơ sở của lý luận của sáng kiến:
Xu thế hội nhập và phát triển đỏi hỏi Giáo dục và đào tạo phải đổi mới để
tạo ra những con người lao động có tư duy sáng tạo, có khả năng giải quyết các
vấn đề trong xã hội nên chúng ta cần phải rèn luyện tư duy logic cho học sinh.
Rèn luyện tư duy logic cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà
trường, của tất cả các môn học đặc biệt là các môn học tự nhiên như môn Vật lý.
Tư duy logic Vật lý có vai trò rất to lớn đối với quá trình nhận thức giúp
học sinh có thể suy luận theo một sơ đồ logic, từ đó tìm ra con đường và cách
thức ngắn nhất để đi đến mục đích, sử dụng chính xác các công thức, dữ kiện đề
bài đã cho biết, lập luận và suy luận chặt chẽ, ứng dụng thực tế đời sống một
cách có hiệu quả và thiết thực. Tư duy trong việc giải các bài tập Vật lý còn giúp
học sinh xem xét, đánh giá bài làm của các bạn, qua đó thấy được đâu là kết luận

khoa học, logic và đúng đắn, kết luận nào là vô giá trị. Việc giải bài tập vật lý
đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét các vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải
quyết các vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự mình kiểm tra lại kết quả
do đó sẽ hình thành ở học sinh ý thức tuy duy logic và sáng tạo.
Mặt khác sơ đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng
màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra sơ đồ tư
duy được gọi là mind mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những
năm 1960 giúp con người tận dụng 50% khả năng còn lại của bộ não (não phải).
Ở vị trí trung tâm, bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng
hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa
3


cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân hóa đến các từ
khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái
niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo nên
một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng, đồng
thời thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động đó là liên kết,
liên kết và liên kết, Sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy với nội dung kiến thức liên
quan giúp hình thành và phát triển tư duy logic cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây việc học sinh học tập bộ môn vật lý ở đơn vị
chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, học sinh gần như chỉ biết học thuộc lòng các
nội dung lý thuyết, ghi chép lại các bài tập mà thầy cô giáo đã giải trên bảng, rất
ít học sinh có khả năng tư duy logic, vận dụng kiến thức đã học trong việc giải
các bài tập vật lý, đặc biệt là những bài tập vật lý liên quan đến tính toán, suy
luận logic.
Mặt khác sơ đồ tư duy trong những năm gần đây đã được áp dụng linh
hoạt cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác trên diện rộng, giúp học
sinh có thói quen tự ghi chép hay tổng hợp một vấn đề đã học theo cách hiểu của

các em dần dần thay thế cách "học vẹt" đồng thời phát triển tư duy lôgíc cho các
em một cách rất hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dung sơ đồ tư duy trong dạy học
môn Vật lý 9 ở trường chúng tôi chưa thực sự có hiệu quả chỉ dừng lại ở mức độ
hình thức, chưa rèn luyện được tư duy logic cho học sinh trong việc sử dụng kết
hợp sơ đồ tư duy với các kỷ năng giải bài tập vật lý 9 chương I Điện học.
Kết quả kiểm tra khảo sát kỹ năng giải bài tập môn Vật lý 9 chương I
Điện học trong những năm học gần đây như sau:
Năm học 2013 – 2014:
Giỏi
Khá
T bình
Yếu
Kém
Khối Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
49
0
0
8
16,3 22 44,9 15 30,6

4
8,2
Năm học 2014-2015:
Giỏi
Khá
Khối Sĩ số
SL
%
SL
%
9
54
0
0
7
13

T bình
SL
%
25 46,3

Yếu
SL
%
16 29,6

Kém
SL
%

6
11,1

Năm học 2015-2016 :
Giỏi
Khá
Khối Sĩ số
SL
%
SL
%
9
56
0
0
9
16,1

T bình
SL
%
25 44,6

Yếu
SL
%
14
25

Kém

SL
%
8
14,3

Kết quả trên cho thấy một thực tế là khả năng tư duy logic và vận dụng
kiến thức đã học để giải bài tập chương I Điện học vật lý 9 của học sinh ở
trường chúng tôi thực sự rất hạn chế cần phải tìm cách khắc phục.
4


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Từ thực tế giảng dạy và quản lý tại trường và trong thời gian ôn tập cho
học sinh đại trà, tôi đã hướng dẫn các em sử dụng sơ đồ tư duy phân tích nội
dung từng bài tập vật lý 9 Chương I Điện học, từ đó định hướng cách giải cụ thể,
rõ ràng, sáng tạo, cũng như có sự phân định các mức độ khó, dễ của bài tập và
cách tự học hiệu quả bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy tự ra đề bài tập tương tự
hoặc ra đề ở mức độ cao hơn.
* Bài viết thể hiện ở 3 nội dung chính như sau:
- Truyền đạt kiến thức và khái quát nội dung lý thuyết ở dạng sơ đồ tư
duy.
- Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua việc hướng dẫn giải một
số dạng bài tập cơ bản trong Chương I Điện học vật lý 9 bằng Sơ đồ tư duy kết
hợp với một số kỷ năng giải bài tập vật lý.
- Hướng dẫn cách tự học, tự ra đề bài tập bằng sơ đồ tư duy.
* Để phần nào đáp ứng được vấn đề đặt ra là giúp cho học sinh phát triển
tư duy tốt hơn, nắm được phương pháp giải một số dạng bài tập vật lý trong
chương I Điện học vật lý 9, tôi đã sử dụng một số tài liệu tham khảo môn vật lý
9 và một số dạng bài tập do tôi soạn thảo trong quá trình ôn tập cho học sinh.
Ngoài ra tôi còn tham khảo, sử dụng, tìm hiểu về sơ đồ tư duy và các phần mềm

ứng dụng, một số sơ đồ tư duy và ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để bài
viết sáng tạo hơn.
Trong quá trình rèn luyện tư duy logic cho học sinh tôi thực hiện đầy đủ
thứ tự theo các phần nội dung sau đây:
a- Truyền đạt kiến thức và khái quát nội dung lý thuyết ở dạng sơ đồ tư duy:
Sau khi truyền đạt lý thuyết theo phân phối chương trình chương I Điện
học Vật lý 9, giáo viên khái quát lại kiến thức và các công thức cũng như các
công thức đã học ở lớp dưới có liên quan đến các dạng bài tập vật lý của chương
trình, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức và linh hoạt trong quá trình làm bài.
Với kiến thức trong chương điện học chương trình vật lý 9, các em học
sinh cần phải ghi nhớ các công thức để sử dụng linh hoạt trong việc giải các bài
tập vật lý trong chương này. Để học sinh nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức cũng như
hệ thống lại các kiến thức đã học giáo viên nên khuyến khích học sinh sử dụng
sơ đồ tư duy với từ khóa "Chương I: Điện học" và từ khóa này phát triển thành
các nhánh chính cấp 1 rồi đến cấp 2, 3...

5


* Hệ thống lại các kiến thức cần ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy:

6


b- Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua việc phân tích,
hướng dẫn giải các bài toán vật lý bằng sơ đồ tư duy đồng thời hướng dẫn
học sinh tự học bằng sơ đồ tư duy:
Sau khi hệ thống lại kiến thức và một số công thức đã học cho học sinh,
giáo viên yêu cầu học sinh ghi lại và ghi nhớ bằng cách tạo ra bản đồ tư duy như
trên. Theo yêu cầu của giáo viên, học sinh phải nhớ lại và học thuộc các công

thức có liên quan đến phần đang học. Sau đó giáo viên ra bài cho các em và yêu
cầu vận dụng các công thức đã học thuộc nói trên với mức độ từ thấp đến cao
và nâng dần lên, nhằm đảm bảo tính logic của dạng bài tập.
Qua từng dạng bài tập cụ thể tôi hướng dẫn các em phân tích mức độ của
bài tập theo bản đồ tư duy, từ việc phân tích này các em đã được rèn luyện tư
duy và mức độ tư duy logic chặt chẽ đến đâu sẽ thể hiện cụ thể thông qua thời
gian giải bài tập và độ chính xác của bài tập đó. Với mỗi bài tập cụ thể dưới đây
cho thấy các em sẽ được rèn luyện tư duy với mức độ từ thấp đến cao thông qua
các bài tập từ dễ đến khó.
Dạng 1: Xác định giá trị cường độ dòng điện mới chạy trong mạch điện khi biết
giá trị ban đầu (hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy trong
mạch điện) và hiệu điện thế mới giữa 2 đầu dây dẫn.
* Phương pháp giải:
U1
I
= 1
Áp dụng công thức:
để suy ra các đại lượng cần tìm.
U2

I2

Sử dụng sơ đồ tư duy I:

* Một số vấn đề cần lưu ý:
- Nếu gọi ∆U ; ∆I là độ tăng hay giảm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện thì:
U 2 = ∆U + U1 ; I 2 = ∆I + I1

U 2 ∆U + U1
∆U I 2 ∆I + I1

∆I
=
= 1+
; =
= 1+
U1
U1
U1 I1
I1
I1
∆U ∆I
U
∆U
U U1 U 2 ∆U1 ∆U 2

=
⇔ 1=
=
=
=
=
= ...
.
Mỡ
rộng:
U1
I1
I1
∆I
I

I1
I2
∆I1
∆I 2

- Đồ thị biểu diễn mối quan hệ của U và I là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Bài tập 1: Khi đặt một hiệu điện thế U1 = 8V vào 2 đầu dây dẫn thì cường độ
dòng điện chạy trong mạch là I1 = 0,2A. Hỏi nếu đặt hiệu điện thế khác là 10V
vào 2 đầu dây dẫn đó thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là bao nhiêu?
* Hướng dẫn giải: Sử dụng sơ đồ tư duy I nhánh (2):
7


U1 I1
U .I 10.0, 2
= ⇒ I2 = 2 1 =
= 0, 25( A)
U 2 I2
U1
8

Vậy khi đặt hiệu điện thế 10V vào 2 đầu dây dẫn trên thì cường độ dòng điện
trong mạch là 0,25A.
* Chú ý: Vận dụng sơ đồ tư duy I nhánh (1), (3), (4) tương tự với nhánh (2) khi
đề bài đã cho biết các đại lượng tương ứng với mỗi nhánh.
Bài tập 2*: Đặt vào 2 đầu dây dẫn hiệu điện thế U = 16V thì cường độ dòng điện
chạy trong mạch là I = 0,8A. Muốn cường độ dòng điện trong mạch tăng thêm
0,25A thì phải tăng hiệu điện thế lên thêm bao nhiêu vôn?
* Hướng dẫn giải: Sử dụng sơ đồ tư duy II:


U

∆U

U .∆I

16.0, 25

Áp dụng sơ đồ tư duy II nhánh (1): I = ∆I ⇒ ∆U = I = 0,8 = 5(V )
Vậy muốn cường độ dòng điện trong mạch tăng thêm 0,25A thì hiệu điện thế đặt
vào 2 đầu dây phải tăng thêm 5V.
* Chú ý: Vận dụng sơ đồ tư duy II nhánh (2), (3), (4) tương tự với nhánh (1) khi
đề bài đã cho biết các đại lượng tương ứng với mỗi nhánh.
* Bài tập về nhà:
Bài tập 1: Khi đặt vào 2 đầu dây dẫn một hiệu điện thế U = 15V thì cường độ
dòng điện trong mạch là I = 0,6A. Nếu hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn là
20V thì cường độ dòng điện trong mạch tăng hay giảm bao nhiêu?
Bài tập 2: Khi đặt vào 2 đầu dây dẫn một nguồn điện, người ta thấy cường độ
dòng điện chạy trong mạch có giá trị I = 0,25A. Nếu tăng hiệu điện thế thêm 5V
thì cường độ dong điện trong mạch điện tăng 0,05A. Tính hiệu điện thế nguồn
ban đầu?
* Hướng dẫn học sinh tự học bằng sơ đồ tư duy:
- Yêu cầu học sinh tự ra đề bài dạng tương tự như trên, phân tích yêu cầu của đề
bài, nêu ra hướng giải theo từng nhánh của mỗi sơ đồ tư duy.
- Lưu ý cho học sinh khi tự ra đề bài tương tự như trên:
+ Mức độ dễ: Chỉ thay đổi các số liệu của đề bài ban đầu.
+ Mức độ khó hơn: Thay đổi các đại lượng cho biết, cần tìm và cách giải
bài tập theo các nhánh khác của sơ đồ tư duy.

8



Dạng 2: Xác định một đại lượng cần tìm khi biết 2 trong 3 đại lượng trong công
thức Định luật Ôm.
* Phương pháp giải:
U
I =
Áp dụng công thức:
để suy ra các đại lượng cần tìm.
R

Sử dụng sơ đồ tư duy III:

* Lưu ý:
- Với hiệu điện thế U không đổi, cường độ dòng điện chạy qua điện trở tỷ lệ
I1

R2

nghịch với giá trị của điện trở: I = R
2
1
Bài tập 1: Đặt một hiệu điện thế U = 10V vào 2 đầu một điện trở R = 40 Ω . Xác
định cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó?
* Hướng dẫn giải: Sử dụng công thức định luật Ôm:
I=

U 10
=
= 0, 25( A)

R 40

Vậy khi đặt hiệu điện thế 10V vào 2 đầu điện trở thì cường độ dòng điện qua
điện trở đó là 0,25A.
* Chú ý: Định luật Ôm áp dụng với đoạn mạch có nhiều điện trở :
I1 =

U1
U
; I 2 = 2 ;... trong đó U1, U2 …lần lượt là hiệu điện thế đặt vào 2 đầu mỗi
R1
R2

điện trở R1, R2…
Bài tập 2: Khi đặt một nguồn điện vào 2 đầu một dây dẫn có điện trở R = 20 Ω ,
người ta thấy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là I = 0,15A. Xác định hiệu
điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn đó?
* Hướng dẫn giải: Sử dụng sơ đồ tư duy III nhánh (1):
I=

U
⇒ U = I .R = 0,15.20 = 3(V )
R

* Chú ý: Trong trường hợp đoạn mạch gồm nhiều điện trở thì hiệu điện thế 2
đầu mỗi điện trở được xác định theo công thức: U1 = I1.R1;U 2 = I 2 .R2 ;...
Bài tập 3: Người ta đặt vào hai đầu biến trở R b một hiệu điện thế U = 30V luôn
luôn không đổi.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua biến trở khi Rb = 60 Ω .


9


b) Muốn cường độ dòng điện chạy qua biến trở R b tăng lên 2 lần thì phải thay
đổi biến trở có giá trị bao nhiêu?
* Hướng dẫn giải:
U

30

a) Áp dụng công thức định luật Ôm: I = R = 60 = 0,5( A)
b
b) Sử dụng sơ đồ tư duy IV:

Vận dụng theo sơ đồ tư duy IV nhánh (2):
I .R
R
I1 R ' b
60
=
⇒ R 'b = 1 b = b =
= 30(Ω )
I 2 Rb
2.I1
2
2

Vậy muốn cường độ dòng điện chạy qua biến trở tăng lên 2 lần thì giá trị điện
trở của biến trở phải giảm đi 2 lần Rb' = 30(Ω) .
* Chú ý: Vận dụng sơ đồ tư duy IV nhánh (1), (3), (4) tương tự với nhánh (2)

khi đề bài đã cho biết các đại lượng tương ứng với mỗi nhánh.
* Bài tập về nhà:
Bài tập 1: Đặt một hiệu điện thế U = 15V vào hai đầu một điện R thì cường độ
dòng điện chạy qua điện trở đó có giá trị là I = 0,3A.
a) Xác định giá trị của điện trở R.
b) Giữ nguyên giá trị hiệu điện thế, muốn cường độ dòng điện chạy trong mạch
tăng thêm 0,2A thì phải thay điện trở R bằng điện trở mới có giá trị bao nhiêu?
Bài tập 2: Nối hai đầu một điện trở R = 40 Ω vào một nguồn điện có hiệu điện
thế U = 12V luôn luôn không đổi.
a) Xác định cường độ dòng điện chạy qua điện trở nói trên.
b) Nếu thay điện trở R nói trên bằng điện trở R’ = 50 Ω . So sánh cường độ dòng
điện chạy qua các điện trở nói trên.
* Hướng dẫn học sinh tự học bằng sơ đồ tư duy:
- Yêu cầu học sinh tự ra đề bài dạng tương tự như trên, phân tích yêu cầu của đề
bài, nêu ra hướng giải theo từng nhánh của mỗi sơ đồ tư duy.
- Lưu ý cho học sinh khi tự ra đề bài tương tự như trên:
+ Mức độ dễ: Chỉ thay đổi các số liệu của đề bài ban đầu.
+ Mức độ khó hơn: Thay đổi các đại lượng cho biết, cần tìm và cách giải
bài tập theo các nhánh khác của mỗi sơ đồ tư duy.

10


Dạng 3: Áp dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch.
* Phương pháp giải:
- Áp dụng công thức tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương
đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp hoặc mắc song song:
+ Khi đoạn mạch gồm nhiều điện trở mắc nối tiếp:
I = I1 = I 2 = I 3 = ... = I n


U = U1 + U 2 + U 3 + ... + U n
Rtd = R1 + R2 + R3 + ... + Rn

+ Khi đoạn mạch gồm nhiều điện trở mắc song song:
I = I1 + I 2 + I 3 + ... + I n

U = U1 = U 2 = U 3 = ... = U n
1
1
1
1
1
= +
+ + ... +
Rtd R1 R2 R3
Rn

* Lưu ý:
- Trường hợp mạch điện gồm các điện trở vừa có mắc nối tiếp, vừa có mắc song
song thì ta phân đoạn mạch thành các đoạn mạch nhỏ, trong các đoạn mạch nhỏ
đó chỉ có các điện trở mắc nối tiếp hoặc mắc song song, sau đó lại gộp các đoạn
mạch nhỏ đó với nhau (thành đoạn mạch lớn mắc nối tiếp hoặc song song tùy
theo từng trường hợp).
- Trường hợp mạch điện phức tạp có đoạn nối tắt (dây nối tắt không có điện trở) thì
phải gộp các điện trở có cùng điện thế với nhau, sau đó vẽ lại sơ đồ mạch điện đã
cho thành mạch điện mới đơn giản (không còn dây nối tắt không có điện trở).
Bài tập 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết rằng: R1 = 10Ω; R2 = R3 = 20Ω , Hiệu điện
thế đặt vào hai đầu đoạn mạch U=24V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch

b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi
điện trở và ở mạch chính.
* Hướng dẫn giải:
a) Cách mắc các điện trở: (R1ntR2)//R3.
Sử dụng linh hoạt các công thức theo sơ đồ tư duy V:

Theo sơ đồ tư duy nhánh (1): R12 = R1 + R2 = 10 + 20 = 30( Ω )

11


R .R

30.20

12 3
Theo sơ đồ tư duy nhánh (2) : Rtd = R + R = 30 + 20 = 12(Ω)
12
3

U

24

b) Vận dụng định luật Ôm: I = R = 12 = 2( A)
td
Theo sơ đồ tư duy nhánh (2): U = U12 = U3 = 24(V)
I3 =
⇒ Cường độ dòng điện ở mạch nhánh:


U 3 24
=
= 1, 2( A)
R3 20

I12 =

U12 24
=
= 0,8( A)
R12 30

Theo sơ đồ tư duy nhánh (1): I12 = I1 = I2 = 0,8(A)
* Chú ý: Theo sơ đồ tư duy có thể tính cường độ dòng điện chạy qua mạch
nhánh theo công thức: I12 = I – I3 = 2 – 1,2 = 0,8(A).
Bài tập 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết rằng: R1 = 20(Ω); R2 = 30(Ω); R3 = 8(Ω)
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1
bằng 1,5A.
a) Tính điện trở tương đương của mạch điện.
b) Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở và
hiệu điện thế hai đầu mạch điện.
* Hướng dẫn giải:
a) Cách mắc các điện trở vào mạch: (R1//R2)ntR3:
Vận dụng linh hoạt các công thức theo sơ đồ tư duy VI:

R .R

20.30


1 2
Điện trở tương tương của đoạn mạch R1 // R2 : R12 = R + R = 20 + 30 = 12(Ω)
1
2

Điện trở tương tương của đoạn mạch R12 nối tiếp R3 : Rtd = R12 + R3 = 12 + 8 = 20(Ω)

12


b) Vận dụng định luật Ôm: U1 = I1.R1 = 1,5.20 = 30(V)
Theo sơ đồ tư duy nhánh (1): U12 = U1 = U2 = 30(V) ;
⇒ I12 =

U12 30
=
= 2,5( A)
R12 12

Theo sơ đồ tư duy nhánh (2): I = I12 = I3 = 2,5(A)
⇒ U3 = I3.R3 = 2,5.8 = 20(V)

Hiệu điện thế hai đầu mạch điện: U = I. Rtd = 2,5.20 = 50(V)
U

30

2
* Chú ý: Theo sơ đồ tư duy ta có thể tính cường độ dòng điện I 2 = R = 30 = 1( A)
2

⇒ I12 = I1 + I2 =1,5 +1 = 2,5(A) hoặc tính hiệu điện thế U = U 12 + U3 = 30 + 20 =
50(V).
Bài tập 3*: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

Biết rằng: R1 = 4Ω; R2 = R3 = 3Ω; R4 = 2Ω; R5 = 1Ω
Vôn kế có điện trở rất lớn.
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính
bằng 3A.
a) Tính điện trở tương đương của mạch điện.
b) Tính hiệu điện thế 2 đầu mỗi điện trở và hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch AB.
c) Xác định số chỉ của Vôn kế?
* Hướng dẫn giải:
a) Cách mắc các điện trở vào mạch điện: R1nt{(R2ntR3)//(R4ntR5)}
Vận dụng linh hoạt các công thức theo sơ đồ tư duy VII:

Điện trở tương tương của đoạn mạch R2 nt R3 : R23 = R2 + R3 = 3 + 3 = 6( Ω )

13


Điện trở tương tương của đoạn mạch R4 nt R5 : R45 = R4 + R5 = 2 + 1 = 3( Ω )
R .R

6.3

23 45
Điện trở tương tương của đoạn mạch R23 // R45 : REB = R + R = 6 + 3 = 2(Ω)
23
45


Điện trở tương tương của cả mạch R1 nt REB : Rtđ = R1 + REB = 4 + 2 = 6( Ω )
b) Theo sơ đồ tư duy nhánh (4): IAB = I1 = IEB = 3(A)
U AB = I AB .Rtd = 3.6 = 18(V )

⇒ U1 = I1.R1 = 3.4 = 12(V )
U = I .R = 3.2 = 6(V )
EB
EB
 EB

Theo sơ đồ tư duy nhánh (3): UEB = U23 = U45 = 6(V)
U 23 6

 I 23 = R = 6 = 1( A)

23
⇒
 I = U 45 = 6 = 2( A)
 45 R45 3

Theo sơ đồ tư duy nhánh (1) và nhánh (2):

I 23 = I 2 = I 3 = 1( A)
I 45 = I 4 = I 5 = 2( A)

U 2 = I 2 .R2 = 1.3 = 3(V );U 3 = I 3 .R3 = 1.3 = 3(V )
⇒
U 4 = I 4 .R4 = 2.2 = 4(V );U 5 = I5 .R5 = 2.1 = 2(V )

c) Số chỉ của Vôn kế là hiệu điện thế giữa 2 điểm C và D:

U CD = U EC − U ED = U 4 − U 2 = 4 − 3 = 1(V )

* Chú ý: Do Vôn kế có điện trở rất lớn nên ta có thể coi như không có dòng điện
chạy qua Vôn kế, do đó 2 điểm C và D coi như không được nối với nhau. Nếu ở
bài trên ta thay Vôn kế bằng Ampe kế có điện trở không đáng kể thì lúc đó 2
điểm C và D có thể coi như chập lại thành một điểm, khi đó các điện trở lại
được mắc với nhau theo cách khác: R1nt(R2//R3)nt(R4//R5) vì vậy bài tập sẽ giải
theo hướng khác; Số chỉ của Ampe kế khi đó cho biết dòng điện chạy qua nó và
giá trị cường độ dòng điện được xác định: I CD = I 2 − I 3 = I 4 − I 5
* Bài tập về nhà:
Bài tập 1*: Cho hai điện trở R1 và R2 = 80 Ω mắc nối tiếp với nhau và mắc vào
nguồn điện có hiệu điện thế UAB không thay đổi, khi đó cường độ dòng điện
chạy trong mạch là I = 0,25A. Nếu mắc thêm điện trở R 3 = 48 Ω song song với
điện trở R2 thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I’ = 0,5A. Tính giá trị của
điện trở R1 và hiệu điện thế UAB.
Bài tập 2: Hai điện trở R1 và R2 khi mắc nối tiếp với nhau thì điện trở tương
đương của chúng gấp 6,25 lần khi mắc song song. Xác định tỷ số của 2 điện trở.
Tính giá trị điện trở R2 khi biết R1 = 15 Ω ; R2 > R1.
Bài tập 3*: Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết UAB = 20V; R1 = R2 = 12Ω ;
14


R3 = 20Ω ; R4 = 5Ω . Điện trở của Ampe kế

và dây nối không đáng kể.
a) Tính điện trở tương đương của mạch điện
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi
điện trở và chạy qua Ampe kế.
* Hướng dẫn học sinh tự học bằng sơ đồ tư duy:

- Yêu cầu học sinh tự ra đề bài dạng tương tự như trên, phân tích yêu cầu của đề
bài, nêu ra hướng giải và vẽ thành sơ đồ tư duy thích hợp.
- Lưu ý cho học sinh khi tự ra đề bài tương tự như trên:
+ Mức độ dễ: Chỉ thay đổi các số liệu các đại lượng của đề bài ban đầu.
+ Mức độ khó hơn: Thay đổi vị trí các điện trở hoặc thay đổi cách mắc
các điện trở vào mạch điện, Tự tạo ra sơ đồ tư duy mới dựa theo các kiến thức
đã học và căn cứ vào sơ đồ tư duy đó để tự ra đề bài tập theo các nhánh thích
hợp.
Dạng 4: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây
dẫn.
* Phương pháp giải:
- Áp dụng các công thức liên hệ giữa điện trở với chiều, tiết diện, vật liệu làm
dây dẫn; công thức tính điện trở dây dẫn; công thức định luật Ôm.
- Sử dụng sơ đồ tư duy VIII:

* Lưu ý:
- Điện trở của một dây dẫn là đại lượng không đổi (ở điều kiện bình thường về
nhiệt độ và áp suất), giá trị điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào chiều dài, tiết
diện và vật liệu làm dây, do đó muốn tạo ra Biến trở (điện trở có giá trị thay đổi
được) ta có thể thay đổi về chiều dài, tiết diện hay vật liệu làm dây (người ta
thường chọn cách thay giá trị của điện trở bằng cách thay đổi chiều dài dây dẫn)
- Một số công thức đã học thường liên quan:
d 2
2
+ Diện tích đường tròn: S = π .r = 3,14.( ) . (r là bán kính; d là đường kính)
2
15


+ Thể tích hình trụ: V = l.S (l là chiều dài; S là tiết diện)

+ Khối lượng riêng, trọng lượng riêng: D =

m
P
(kg / m3 ); d = ( N / m3 )
V
V

+ Khối lượng và trọng lượng: P = 10.m( N ) (m là khối lượng tính bằng kg)
Bài tập 1: Một cuộn dây dẫn có chiều dài 150m, khi đặt hiệu điện thế 24V vào
hai đầu cuộn dây thì cường độ dòng điện là 0,8A.
a) Tính điện trở của cuộn dây.
b) Tính điện trở trên mỗi mét chiều dài của dây.
* Hướng dẫn giải bài tập:
a) Theo sơ đồ tư duy VIII nhánh (6) điện trở của cuộn dây là:
R1 = R =

U 24
=
= 30(Ω)
I 0,8

b) Theo sơ đồ tư duy VIII nhánh (4) điện trở trên mỗi mét chiều dài của dây dẫn
R

l

R .l

30.1


1
1
1 2
là: R = l ⇒ R2 = l = 150 = 0, 2(Ω)
2
2
1

Bài tập 2: Đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn một hiệu điện thế 17V thì cường độ
dòng điện chạy qua dây là 5A. Biết cuộn dây dài 300m và có tiết diện 1,5mm2.
Hỏi cuộn dây làm bằng chất gì?
* Hướng dẫn giải bài tập:
Theo sơ đồ tư duy VIII nhánh (6) điện trở của cuộn dây là: R =

U 17
=
= 3, 4(Ω)
I
5

Theo sơ đồ tư duy VIII nhánh (3) điện trở suất của vật liệu làm dây là:
R = ρ.

l
R.S 3, 4.1,5.10 −6
⇒ρ=
=
= 1, 7.10−8 (Ωm)
S

l
300

Vậy dây dẫn làm bằng đồng (Theo vào bảng điện trở suất của một số chất).
Bài tập 3: Người ta muốn đặt một đường dây cáp dài 200m để tải một dòng điện
300A và muốn rằng hiệu điện thế giữa hai dầu dây cáp dưới 1,5V.
a) Tính điện trở lớn nhất của dây cáp cho phép thỏa mãn điều kiện trên.
b) Tính tiết diện thẳng của cuộn dây cáp biết rằng dây cáp làm bằng đồng.
c) Tính khối lượng dây cáp biết rằng khối lượng riêng của chất làm dây cáp là
D= 8900kg/m3.
* Hướng dẫn giải bài tập:
a) Để dây dẫn có điện trở lớn nhất thỏa mãn điều kiện trên thì hiệu điện thế phải
lớn nhất U = 1,5V.
U 1,5
=
= 5.10−3 (Ω)
I 300
Vậy điện trở lớn nhất của dây dẫn đó là 5.10−3 (Ω)

Theo sơ đồ tư duy VIII nhánh (6): RMax =

b) Theo sơ đồ tư duy VIII nhánh (2): Tiết diện của cuôn dây cáp là:

16


R = ρ.

l
l 1, 7.10−8.200

⇒S=ρ =
= 6,8.10−4 (m 2 )
−3
S
R
5.10

c) Thể tích của dây cáp là: V=l. S = 6,8.10-4.200= 1 36. 10-3 (m2)
Khối lượng của cuộn dây cáp trên là: m= V. D = 1 36 . 10-3 . 8900 =1210,4 (kg)
* Bài tập về nhà:
Bài tập 1: Một đoạn dây dài 140m có tiết diện tròn, đường kính 1,2mm. Tính
điện trở của dây, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 Ωm .
Bài tập 2: Một dây dẫn làm bằng Nicrom dài 30m, tiết diện 1,5mm 2 được mắc
vào hiệu điện thế 30,8V. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.
Bài tập 3: Một cuộn dây nhôm dạng hình trụ tròn được cuốn thành cuộn có khối
lượng 0,81kg, tiết diện thẳng của dây là 0,5mm2. Tìm điện trở của cuộn dây đó.
Biết rằng nhôm có khối lượng riêng và điện trở suất lần lượt là 2,7g/cm 3 và
2,8.10-8 Ωm .
* Hướng dẫn học sinh tự học bằng sơ đồ tư duy:
- Yêu cầu học sinh tự ra đề bài dạng tương tự như trên, phân tích yêu cầu của đề
bài, nêu ra hướng giải và vẽ thành sơ đồ tư duy thích hợp.
- Lưu ý cho học sinh khi tự ra đề bài tương tự như trên:
+ Mức độ dễ: Chỉ thay đổi các số liệu của đề bài ban đầu cho thích hợp.
+ Mức độ khó hơn: Thay đổi các đại lượng cho biết, cần tìm để tạo ra bài tập
mới theo sơ đồ tư duy VIII; Tự tạo ra sơ đồ tư duy theo các công thức đã học,
sau đó tự ra đề dựa theo các nhánh của sơ đồ tư duy.
Dạng 5: Công suất, điện năng, công của dòng điện và định luật Jun-Lenxơ.
* Phương pháp giải:
- Áp dụng các công thức định luật Ôm, công suất và công của dòng điện và định
luật Jun-Lenxơ.

- Sử dụng sơ đồ tư duy IX:

* Lưu ý: - Các thiết bị điện hoạt động bình thường khi giá trị U, I sử dụng đúng
với giá trị U, I định mức của thiết bị.

17


Bài tập 1: Trên một ấm điện có ghi < 220V - 770W>. Dùng ấm này để nấu nước
trong thời gian 30 phút ở hiệu điện thế 220V. Tính điện năng tiêu thụ của ấm ?
* Hướng dẫn giải bài tập:
Theo sơ đồ tư duy IX nhánh (1) cường độ dòng điện định mức của ấm là:
P=

U
I

⇒I =

P 770
=
= 3,5( A)
U 220

Theo sơ đồ tư duy IX nhánh (3) điện trở của ấm điện là: R =

U 220
=
≈ 62,8(Ω)
I 3,5


Theo sơ đồ tư duy IX nhánh (2) điện năng tiêu thụ của ấm là:
220

A = Q = I2 . R.t = (3,5)2 . 3,5 .1800 = 1 386 000 (J)
Bài tập 2: Một bếp điện có điện trở R = 50 Ω và có dòng điện I = 4A chạy qua
trong 30 phút để đun sôi 4 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 25oC. Tính hiệu suất
của bếp điện đó. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
* Hướng dẫn giải bài tập:
Theo sơ đồ tư duy IX nhánh (2) nhiệt lượng do bếp điện tỏa ra là:
Q = I 2 .R.t = 42.50.1800 = 1440000( J )

Nhiệt lượng có ích để đun sôi 4 lít (4kg) nước từ 25oC là:
Q’ = 4.4200.(100 – 25) = 1260000(J)
Hiệu suất của bếp điện là:
H=

Q'
1260000
.100% =
.100% = 87,5%
Q
1440000

* Chú ý: Do khối lượng riêng của nước là 1g/ml nên ta có thể đổi 1 lít nước
thành 1 kg nước.
* Bài tập về nhà:
Bài tập 1: Một ấm điện có ghi (220V-750W) được sử dụng để đun sôi 1,5 lít
nước ở nhiệt độ ban đầu là 30oC. Hiệu suất của ấm là 80%, trong đó nhiệt lượng
cung cấp để đun sôi nước được coi là có ích. Nhiệt dung riêng của nước là

4200J/kg.K. Tính thời gian đun sôi lượng nước trên.
Bài tập 2: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80 Ω và
cường độ dòng điện chạy qua bếp khi đó là I = 3A. Dùng bếp điện đó để đun sôi
2 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 25 oC thì thời gian đun nước là 25 phút. Coi rằng
nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích. Biết nhiệt dung riêng của nước
là 4200J/kg.K.
a) Tính hiệu suất của bếp.
b) Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 4 giờ. Hãy tính tiền điện phải trả cho việc
sử dụng bếp điện đó trong 1 tháng (30 ngày). Biết giá điện sử dụng là
2500 đồng/1kW.h.

18


c- Hướng dẫn cách tự học và kiểm tra kết quả học tập của học sinh
Sau khi học sinh đã thành thạo một số dạng bài tập, giáo viên khuyến
khích các em sử dụng các sơ đồ tư duy trong mỗi bài nhằm tự ra các bài tập
tương tự hoặc ở mức độ cao hơn và tổ chức hoạt động nhóm để giải các bài tập
đó.
Việc khuyến khích học sinh tự ra đề là việc làm khó, bởi học sinh chỉ có
thể tự ra đề khi các em đã thực sự nắm rõ và thấu hiểu dạng toán mà các em định
ra đề đồng thời mỗi đề bài mà các em tự ra thực sự là một thành quả sáng tạo
của các em, do đó nó sẽ kích thích sự ham muốn học tập của các em. Hơn nữa
thông qua việc khuyến khích các em tự tạo ra sơ đồ tư duy và tự ra đề, giáo viên
đã có thể kiểm tra được mức độ hiểu và nắm kiến thức của học sinh đến đâu.
Với những đề tự ra, kết quả tìm được theo yêu cầu của mỗi bài toán vật lý tự ra
của em nào càng chẵn thì càng được đánh giá cao, bài tập sử dụng càng nhiều
công thức thì cho thấy mức độ khó của bài tập càng cao và điều đó đồng nghĩa
với việc em đã thành thạo các kỹ năng giải dạng bài tập vật lý đó. Sau mỗi dạng
bài tập giáo viên khuyến khích các em tự tạo ra sơ đồ tư duy, tự ra đề theo sự

hướng dẫn của giáo viên đồng thời giáo viên kiểm tra đề để đảm bảo chắc chắn
nội dung đề chính xác, phù hợp rồi mới cho học sinh khác làm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Việc hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để ra các bài tập tương tự
hoặc khó hơn các bài tập đã học giúp cho học sinh có cách tự học hiệu quả đồng
thời thể hiện đầy đủ tính "liên kết, liên kết và liên kết" như tôi đã giới thiệu ở
phần trên. Bởi vì một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ
nhớ lâu hơn cái do chính mình suy nghĩ, tự viết, tự vẽ ra, tạo ra theo ngôn ngữ
của mình. Đây chính là việc huy động tối đa tiềm năng của bộ não có thể giúp
cho học sinh rèn luyện và phát triển tư duy logic một cách tích cực.
Sau khi áp dụng giảng dạy và ôn tập cho các em học sinh, tôi thấy phù hợp
và các em đã rất hứng thú mỗi khi học, trong lớp hăng say phát biểu xây dựng
bài và luôn hoàn thành tốt những nội dung mà tôi đưa ra. Có thể nói biện pháp
này đã trở thành một yếu tố quan trọng để hình thành ở học sinh thói quen học
tập tốt và phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo.
Kết quả kiểm tra kỹ năng giải bài tập Vật lý 9 phần điện năm học 2014 – 2015
tiến hành với lớp 9A-áp dụng sáng kiến và lớp 9B-không áp dụng(đối chứng):

Giỏi
Khá
T bình
Yếu
Kém
Ghi
Lớp
số
chú
SL % SL
%

SL % SL % SL %
Áp
9A 30
4 13,3 9
30
15 50
2
6,7
0
0
dụng
Đối
54,
9B 24
0
0
4 16,7 13
5 20,8 2
8,3
chứng
2

19


Kết quả kiểm tra kỹ năng giải bài tập Vật lý 9 phần điện năm học 2015 – 2016
tiến hành với lớp 9A-áp dụng sáng kiến và lớp 9B-không áp dụng(đối chứng):

Giỏi
Khá

T bình
Yếu
Kém
Ghi
Lớp
số
chú
SL % SL
%
SL % SL % SL %
Áp
9A 30
5 16,7 10 33,3 14 46,7 1
3,3
0
0
dụng
Đối
9B 26
0
0
4 15,4 13 50
7 26,9 2
7,7
chứng
Qua bảng kết quả chúng ta nhận thấy rõ rằng, sau khi áp dụng đề tài, kỹ
năng giải bài tập môn Vật lí ở chương I Điện học của các em tốt hơn hẳn so với
đối tượng học sinh không được áp dụng đề tài, điều đó thể hiện ở điểm kiểm tra
khảo sát: tỷ lệ học sinh yếu giảm rõ rệt, thay vào đó là tỷ lệ học sinh trung bình
và học sinh khá, giỏi tăng lên.

PHẦN 3. Kết luận, kiến nghị:
- Kết luận:
Thời gian để rèn luyện kỹ năng giải một số bài tập chương I - Điện học
cho học sinh rất hạn chế. Do đó rèn luyện tư duy logic cho các em bằng sơ đồ tư
duy là phương án cần thiết, phù hợp và mang lại hiệu quả tốt trong quá trình
giảng dạy. Chính vì thế mà trong bài viết này tôi chỉ cố gắng chắt lọc và đi sâu
vào phân tích hướng dẫn cho các em bằng các ví dụ minh hoạ cụ thể giúp học
sinh hình thành và phát triển tư duy logic đồng thời rèn luyện một số kỹ năng
giải bài tập vật lý 9 phần điện học.
Việc rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy
giải một số bài tập chương I Điện học môn Vật lý 9 thực sự đã giúp cho học sinh
có những kỷ năng nhạy bén trong việc giải các bài tập vật lý 9 phần điện. Hơn
nữa còn phát triển được tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt trong việc giải các
bài tập khác nhau góp phần nâng cao chất lượng đại trà môn vật lý 9, đồng thời
qua đó kịp thời phát hiện và đào tạo những học sinh có tố chất, góp phần nâng
cao chất lượng mũi nhọn, đạo tạo được nhân tài và đáp ứng được những yêu cầu
ngày càng cao trong công tác đổi mới phương pháp dạy và học.
Việc rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy
còn có thể sử dụng trong việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập ở các chương, phần
khác trong môn vật lý 9, vật lý 8 …
- Kiến nghị:
+ Rất mong sự góp ý chân thành của tất cả đồng nghiệp để đề tài này
được hoàn thiện hơn và bản đồ tư duy sẽ ngày được sử dụng như một công cụ
dạy học hữu hiệu giúp hình thành và phát triển tư duy logic cho học sinh trong
các tiết học.

20


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thọ Xuân, ngày 30 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Anh Dũng

21



×