Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại cục hải quan TP hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.83 KB, 64 trang )

LỜI MỞI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản công (sau đây gọi chung là tài sản - TS) là nguồn lực quan trọng bởi
đây là cơ sở vật chất tạo nên môi trường làm việc, đảm bảo cho các hoạt động của con
người; là yếu tố thiết yếu giúp các đơn vị, cơ quan thực hiện các công việc thuộc chức
năng của mình; là công cụ hỗ trợ đắc lực cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hóa đất nước. Chủ sở hữu của mọi TS là Nhà nước. Cục Hải quan thành
phố Hải Phòng là cơ quan nhà nước và được Nhà nước giao trực tiếp quản lý và sử
dụng tài sản công.
Để đảm bảo việc khai thác, sử dụng TS có hiệu quả, tiết kiệm, sử dụng đúng
mục đích, đúng định mức, Nhà nước đã thực hiện chức năng quản lý đối với tài sản
công thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách như: Luật đất đai, Luật thực
hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật quản lý tài sản nhà nước, các Nghị định CP về
quản lý tài sản nhà nước …. . Song hiện nay, cơ chế quản lý TS còn phân tán, công
tác quản lý bị buông lỏng vì vậy đã hạn chế hiệu quả trong công tác quản lý TS.
Thực tế việc quản lý, sử dụng TS nói chung và tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng
nói riêng còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao cụ thể như: sử dụng TS không đúng
mục đích; sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân, mua sắm tài sản không đúng tiêu
chuẩn, định mức, ý thức của CBCC đối với việc quản lý tài sản công còn hạn chế,
trình độ quản lý thấp, thiếu trách nhiệm…..
Do đó, nâng cao công tác quản lý TS tại Cục Hải quan TP Hải Phòng là một
yêu cầu cấp bách và cần thiết để đáp ứng yêu cầu chất lượng quản lý hành chính
công và tạo nền móng vững chắc giải quyết những vấn đề bức xúc cơ bản hiện nay.
Từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài
sản công tại Cục Hải quan TP Hải Phòng” làm đề tài Luận văn thạc sỹ ngành quản lý
kinh tế của mình.

1


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


- Làm rõ lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả công tác quản lý TS trong khu
vực công.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý TS của Cục Hải quan TP
Hải Phòng từ năm 2011 đến năm 2015.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý TS tại Cục
Hải quan hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước đối với TS tại Cục Hải
quan TP Hải Phòng
- Phạm vi nghiên cứu: TS tại Cục Hải quan TP Hải Phòng. Cụ thể, luận văn tập
trung nghiên cứu những tài sản cố định có giá trị lớn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu lý luận, Phương pháp
logíc lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh;
- Thu thập tài liệu, thống kê phân tích: dựa vào tài liệu và số liệu được lấy từ
nguồn số liệu báo cáo, kết quả công bố của một số cuộc điều tra, kiểm kê tài sản, số
liệu nghiên cứu, điều tra của Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Tổng cục Hải quan
xử lý các số liệu, tài liệu sơ cấp, thứ cấp để nghiên cứu;
Sưu tầm, sắp xếp hệ thống các văn bản, các tài liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Góp phần hệ thống lại cơ sở lý luận về TS và nâng cao hiệu quả quản lý TS tại
Cục Hải quan TP Hải Phòng. Những kết quả mà tác giá nghiên cứu được có thể là tài
liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách của Cơ quan quản lý TS.
.

2


CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CÔNG VÀ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG
1.1. Khải niệm và đặc điểm của tài sản
1.1.1. Khái niệm
TS là vấn đề được nghiên cứu và đề cập dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Cùng
với sự phát triển của xã hội, quan niệm về TS cũng được nhìn nhận một cách khoa
học, đầy đủ và đúng đắn hơn.
- Theo Hiến pháp năm 2013 TS được xác định bao gồm: Đất đai, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
- Theo Điều 3 Luật thực hành, tiết kiệm chống lãng phí thì: Tài sản nhà nước là
tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước,
thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm nhà, công trình công cộng, công trình
kiến trúc và tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ,
đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước.
- Theo điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005: Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà
nước bao gồm đất đai rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước,
núi sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên vùng biển,
thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp,
công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học, kỹ thuật,
ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.
- Tại các Điều 239, 240, 241, 644 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã quy định
cụ thể các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
+ Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người
phát hiện vật vô chủ là bất động sản thì bất động sản đó thuộc Nhà nước.

3


+ Vật bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định

được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ đi chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối
với vật đó được xác định theo những quy định của Pháp luật.
+ Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc
có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau
khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước.
+ Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, biếu, tặng, cho, đóng
góp, giao lại cho Nhà nước, tài sản viện trợ của các tổ chức Chính phủ, phi Chính
phủ.
+ Tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
+ Tài sản dự trữ của Nhà nước.
+ Tài sản Nhà nước giao cho các công ty Nhà nước quản lý và vốn Nhà nước
đầu tư vào các doanh nghiệp khác thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã.
Như vậy, TS là những tài sản được hình thành từ nguồn NSNN hoặc có nguồn
gốc từ NSNN; tài sản của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, đóng góp,
hiến, tặng, cho Nhà nước được gọi là TS; tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước
theo quy định của pháp luật; Tài sản công cũng bao gồm tài sản của các chương trình,
dự án kết thúc chuyển giao cho Nhà nước; đất đai, tài nguyên trong lòng đất, rừng tự
nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ NSNN, núi, sông hồ, nguồn nước, nguồn lợi tự
nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích
công cộng, lợi ích quốc gia mà pháp luật quy định là của Nhà nước; TS bao gồm phần
vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp hoặc đầu tư ra nước ngoài được
Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý
chung của Nhà nước và chịu sự kiểm tra giám sát của Nhà nước trong quá trình quản
lý, sử dụng tài sản.
1.1.2. Đặc điểm

4



Thứ nhất: Tài sản công được hình thành từ nguồn của ngân sách nhà nước hoặc
tiền của nhà nước.
Ngoài đất đai, các tài sản được chuyển giao cho đơn vị, quản lý sử dụng thì TS
là những tài sản được hình thành từ tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ
ngân sách nhà nước. Tài sản thiên nhiên như như đất đai, tài nguyên, muốn sử dụng
cũng phải đầu tư chi phí bằng tiền của nhà nước cho các công việc khảo sát, thăm dò,
đo đạc, san lấp mặt bằng, tiền trung mua đất (tiền bồi thường đất)….. Do vậy, toàn bộ
các nguồn vốn, các chi phí để hình thành, sử dụng tài sản công đều do ngân sách nhà
nước đảm bảo.
Đối với những tài sản được hình thành từ nguồn viện trợ, tài sản do dân đóng
góp xây dựng và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước. Tuy những tài sản này,
ngân sách nhà nước không trực tiếp đầu tư xây dựng và mua sắm mà chỉ giao tài sản
cho các cơ quan sử dụng nhưng các tài sản này trước khi giao cho các cơ quan hành
chính sử dụng, đều phải xác lập quyền sở hữu Nhà nước khi đó giá trị của các tài sản
đều được ghi thu cho ngân sách nhà nước. Như vậy, suy cho cùng các tài sản trên vẫn
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Từ sự phân tích trên có thể khẳng định ràng tài sản công là tài sản được hình
thành bằng tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước.
Thứ hai: Sự hình thành và sử dụng tài sản công nhằm thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
Tài sản công là cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Do vậy, sự hình thành và sử dụng tài
sản công tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, ví dụ như: Đối với cơ
quan quản lý nhà nước, tài sản công chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, là phương
tiện để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng.

5



Thứ ba: Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản công không thu hồi được
trong quá trình sử dụng tài sản công.
Không giống như các danh nghiệp kinh doanh, tài sản công khu vực công chủ
yếu là những tài sản tiêu dùng của cải vật chất. Do đó, trong quá trình sử dụng không
tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để đưa ra thị trường, không chuyển giá trị bị bao
mòn vào giá thành của sản phẩm hoặc chi phí lưu nên không có nghĩa vụ tài chính với
ngân sách nhà nước trong việc sử dụng. Qúa trình hao mòn tài sản công trong quá
trình sử dụng nhanh hay chập không trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của cơ quan, đơn
vị, đồng thời Nhà nước không sử dụng đòn bẩy trích khấu hao tài sản để thúc đẩy vào
quá trình hoạt động như các đơn vị kinh doanh. Nhà nước chỉ đưa ra các quy định,
tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cùng với các biện pháp quản lý chặt chẽ
để quản lý và sử dụng tài sản công tiết kiệm và hiệu quả.
1.2. Phân loại và vai trò của tài sản
1.2.1. Phân loại tài sản
Để việc quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công, viện đề phân loại một các
khoa học và hợp lý các loại tài sản có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác
quản lý và sử dụng. Chính vì vậy, tài sản công được phân loại như sau:
1.2.1.1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản
Theo cách phân loại này tài sản công, gốm: tài sản cố định và tài sản lưu động.
a) Tài sản cố định, gồm:
Một là, tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc
lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực
hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn dưới
đây: Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên; Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng
(mười triệu đồng) trở lên, gồm:

6



- Loại 1: Nhà, gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà
văn hóa, nhà tập luyện và thi đầu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhà mẫu
giáo, nhà xưởng, phòng ọc, nhà giảng đường, nhà ký túc xã, nhà khám bệnh, nhà an
dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thư, nhà khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, san chơi, sân
chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mương
máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đàu, tường rào, vật kiến trúc khác.
- Loại 3: Phương tiện vận tải, gồm:
Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe găn máy, phương tiện vận
tải đường bộ khác); Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng; tàu
biển chở khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy
nội địa; tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy
các loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác; Phương tiện vận
tải đường không (máy bay); Phương tiện vận tải đường sắt; Phương tiện vận tải khác.
- Loại 4: Máy móc, theiét bị văn phòng, gồm: Máy vi tính để bàn; máy vi tính
xác tay; máy in các loại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; phay
photocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu viđeo,
các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; may ảnh; thiết bị âm
thanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di
động; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh; máy làm mát; mày giặt; máy điều hòa
không khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế tiếp
khách; bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ lạnh, gá kệ đựng tài liệu hoặc trưng
bày hiện vật; thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại; thiết bị
điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; các loại thiết bị văn phòng khác.
- Loại 5: Thiết bị truyền dẫn, gồm: Phương tiện truyền dẫn khi đốt, phương tiện
truyền dẫn điện, phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫn các loại khác.
- Loại 6: Máy móc, thiết bị động lực.

7



- Loại 7: Máy móc, thiết bị chuyên dùng.
- Loại 8: Thiết bị đo lường, thí nghiệm.
- Loại 9: Cây lâu năm, súc vật làm việc và hoặc cho sản phẩm
- Loại 10: Tài sản cố định hữu hình khác
Hai là, tài sản vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ
quan, tổ chức, đơn vị đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản như: Quyền sử dụng đất; phần
mềm ứng dụng; quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, thỏa mãn
đồng thời cả 2 tiêu chuẩn: Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;Có nguyên
giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên, gồm:
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Tài sản cố định vô hình khác
Ba là, tài sản cố định đặc thù, đặc biệt
Tài sản cố định đặc thù là những tài sản (trừ tài sản là nhà, vật kiến trúc) có
nguyên giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên một
năm được quy định là tài sản cố định đặc thù; Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ
(như thủy tinh, gốm, sành, sứ...) phục vụ nghiên cứu khoa học, thí nghiệm có nguyên
giá từ 10 triệu đồng trở lên được quy định là tài sản cố định đặc thù.
Bốn là, tài sản cố định đặc biệt
Tài sản cố định đặc biết là những tài sản không thể đánh giá được giá trị thực
nhưng đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về hiện vật như: các cổ vật; hiện vật trưng bày
trong bảo tàng; lăng tẩm; di tích lịch sử được xếp hạng.v.v. được quy định là tài sản
cố định đặc biệt.

8



b) Tài sản lưu động
Tài sản lưu động là những tài sản có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng không lâu
dài.
1.2.1.2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản, gồm:
- Tài sản hình thành do mua sắm.
- Tài sản hình thành do đầu tư xây dựng.
- Tài sản được điều chuyển đến.
- Tài sản được cho tặng.
- Tài sản được hình thành từ các nguồn khác.
1.2.2. Vai trò của tài sản
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tài sản công là nền tảng, là vốn liếng
để khôi phục và xây dựng kinh tế chung để làm cho dân giàu nước mạnh, để nâng cao
đời sống nhân dân”.
- Tài sản công là điều kiện vật chất không thể thiếu để các cơ quan, đơn vị thực
hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Nhà nước trang bị các tài sản như: nhà đất thuộc
trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc…. để đảm bảo các hoạt
động quản lý của mình đông thời để nâng cao hiệu suất hoạt động theo hướng tinh
giản biên chế.
- Là điều kiện vật chất khẳng định vài trò lãnh đạo của cơ quan công quyền, tạo
niềm tin, sự uy nghiêm của pháp luật nhưng cũng tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân
sống làm việc theo đúng pháp luật nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ
quan hành chính cũng như các bên liên quan.
- Là điều kiện vật chất để mọi công dân tiếp xúc, phản ảnh nguyện vọng của
mình với cơ quan nhà nước; Là điều kiện vật chất để tiếp thu khoa học công nghệ,
kinh nghiệm quản lý, tinh hoa văn hóa nhân loại; nơi giao dịch hợp tác quốc tế trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giao dục và đào tạo, ý tế, xã
hội, khoa học và công nghệ …….


9


1.3. Một số nội dung về quản lý tài sản
1.3.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý tài sản
1.3.1.1. Khái niệm
Quản lý tài sản công là quá trình tác động và điều chỉnh vào sự hình thành và
vận động của tài sản nhằm khai thác sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất vì lợi ích
của đất nước.
1.3.1.2. Nguyên tắc quản lý
Mục tiêu quản lý TS là nhằm tạo lập, khai thác, sử dụng tài sản một cách hợp
lý, hiệu quả phục vụ tốt nhất cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa
nhằm phát triển đất nước, xây dựng nền hành chính quốc gia vững mạnh. Để đạt mục
tiêu đó, tài sản công được quản lý theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, đồng thời phải có
cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản có tính đặc thù
riêng, đối với ngành, địa phương, tổ chức sử dụng tài sản phục vụ cho các hoạt động
có tính đặc thù riêng. Thống nhất quản lý trên cơ sở để đảm bảo cơ chế, chính sách,
chế độ quản lý tài sản phù hợp với đặc điểm của tài sản công. Nội dung của thống
nhất quản lý là Chính phủ thống nhất quản lý tài sản công; Quốc hội, Chính phủ quy
định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản áp dụng chung cho mọi tài sản và quy
định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý cụ thể đối với những tài sản có giá trị lớn mà
hầu hết cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các đơn vị sự nghiệp công
và các tổ chức khác được Nhà nước giao trực tiếp sử dụng (có thể gọi là những tài sản
chủ yếu và được sử dụng phổ biến). Trên cơ sở cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài
sản công do Quốc hội, Chính phủ quy định; các Bộ, ngành, địa phương quy định cơ
chế, chính sách, chế độ quản lý đối với những tài sản có tính đặc thù riêng (có thể gọi
là những tài sản có tính đặc thù) và những tài sản phục vụ cho các hoạt động đặc thù.
Thứ hai, thực hiện quản lý và sử dụng tài sản công theo tiêu chuẩn, định mức.
Quản lý và sử dụng tài sản công theo tiêu chuẩn định mức để công tác quản lý, sử


10


dụng tài sản phù hợp với đặc điểm của tài sản công; đồng thời để thống nhất tiêu
chuẩn, định mức sử dụng từng loại tài sản cho từng đối tượng sử dụng, tránh hiện
tượng mạnh ai người đó trang bị tuỳ tiện theo ý muốn của mình, tuỳ thuộc vào khả
năng vốn liếng (kinh phí) của đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản còn là
thước đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sản của từng đơn vị; mặt
khác, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản là cơ sở để thực hiện công tác quản lý,
thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu
chuẩn, định mức sử dụng đối với những tài sản có giá trị lớn được sử dụng phổ biến ở
các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp
công và các tổ chức khác. Trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đối với các
tài sản sử dụng phổ biến, các Bộ, ngành, địa phương quy định tiêu chuẩn, định mức
sử dụng đối với những tài sản sử dụng có tính đặc thù.
Thứ ba, thực hiện phân cấp quản lý công sản. Phân cấp quản lý công sản để
đảm bảo việc quản lý tài sản công phù hợp với đặc điểm của tài sản công; đồng thời
cũng được xuất phát từ phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế - xã hội giữa
Quốc hội, Chính phủ với các cấp chính quyền địa phương, giữa Chính phủ với các
Bộ, ngành về việc xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản; về xây dựng
và ban hành định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản; về quản lý công sản …
Thứ tư, quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách Nhà nước. Xuất
phát từ “tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách Nhà
nước…” và mọi chi phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do ngân sách Nhà nước
đảm bảo (trừ một số trường hợp cá biệt); do đó, việc quản lý tài sản công phải gắn với
quản lý ngân sách nhà nước. Hay nói một cách khác, quản tài sản công là quản lý
ngân sách nhà nước đã được chuyển hoá thành hiện vật – tài sản. Quản lý tài sản công
phải gắn với quản lý ngân sách Nhà nước có nghĩa là mọi cơ chế, chính sách, chế độ
quản lý tài sản công, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công phải phù hợp với quy

định về quản lý ngân sách Nhà nước, việc trang bị tài sản cho các cơ quan nhà nước,

11


các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công, các tổ chức khác
phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và được lập dự toán, chấp hành dự
toán theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
1.3.2. Công cụ quản lý
Để đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài sản công có hiệu quả, tiết kiệm, đúng
mục đích sử dụng, Nhà nước đã sử dụng tổng hợp các công cụ quản lý sau đây:
Thứ nhất: Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài sản công. Thông qua
pháp luật, Nhà nước mới buộc mọi cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản công phải theo ý
chí của Nhà nước – người chủ sở hữu tài sản công. Luật pháp quy định phạm vi tài
sản công, các nguyên tắc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công buộc mọi người sử
dụng cũng như những quản lý tài sản công phải tuân thủ. Quản lý tài sản công theo
pháp luật được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới ở nhiều nước thường có các
Bộ Luật về tài sản quốc gia, đồng thời có các luật quản lý từng tài sản như Luật Đất
đai, Luật khoáng sản... Bộ luật về tài sản quốc gia quy định về phạm vi tài sản quốc
gia, các nguyên tắc về quản lý và sử dụng tài sản, quản lý các khoản thu chi từ tài sản
và chế độ theo dõi, báo cáo tài sản. Các luật về tài sản công chẳng những là công cụ
quan trọng để thực hiện vai trò quản lý vĩ mô đối với tài sản quốc gia mà còn thực
hiện vai trò chủ sở hữu Tài sản của Nhà nước.
Thứ hai: Sử dụng các cơ chế kinh tế để quản lý tài sản công. Cơ chế kinh tế để
quản lý tài sản công bao gồm hệ thống kế hoạch hoá và hệ thống đòn bảy kinh tế như
giá cả, tài chính, thuế, tín dụng.... Trong đó các cơ chế tài chính có vai trò quan trọng
góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển tài sản công, khai thác, sử dụng tài sản
tiết kiệm và có hiệu quả, đặc biệt là công cụ ngân sách, kế toán và thuế.
Thứ ba: Phải phân định rõ phạm vi, nội dung và trách nhiệm quản lý giữa cơ
quan thực hiện sự quản lý Nhà nước với cơ quan trực tiếp sự quản lý, sử dụng tài sản.

Như chúng ta đều biết quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản công thường là tách
khỏi nhau; do đó, Nhà nước không chỉ thực hiện quyền sở hữu tài sản công bằng pháp

12


luật và cơ chế chính sách mà còn phải có cơ chế tổ chức để quản lý và kiểm tra, giám
sát việc sử dụng tài sản. Nói đến cơ chế tổ chức để quản lý tài sản công trước hết phải
nói đến cơ quan quản lý công sản. Theo nguyên lý công sản là một nguồn tài chính
tiềm năng dưới dạng hiện vật, giúp Nhà nước thống nhất quản lý tài sản công là cơ
quan Tài chính. Do vậy, ở tất cả các nước, Chính phủ đều giao cho cơ quan tài chính
là người đại diện chủ sở hữu tài sản công thực hiện thống nhất quản lý tài sản bằng
luật pháp và các cơ chế tài chính (có nước còn gọi cơ quan Tài chính là Tổng quản
công sản như Hàn Quốc). Các ngành, địa phương sử dụng tài sản chỉ là có quyền sử
dụng công sản và đều chịu sự quản lý chung của cơ quan tài chính. ở nước ta, theo
Điều 206 của Bộ Luật dân sự Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với công
sản, Chính phủ thống nhất quản lý và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và
tiết kiệm công sản. Tiếp đó, Luật Ngân sách Nhà nước ban hành đã quy định Bộ Tài
chính có trách nhiệm và quyền hạn tổ chức, quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài sản Nhà
nước. Nhà nước đã quy định nhiệm vụ của Bộ Tài chính gồm: quyết định chủ trương
đầu tư, mua sắm, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa tài sản; điều chuyển, thu hồi, thanh xử
lý tài sản; Quản lý tài chính trong việc xác định nguồn tài nguyên, đất đai và tài sản
cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng; Quản lý tài sản trong quá trình dự trữ Nhà
nước; Quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.
1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với tài sản công
Hiện nay công tác quản lý, sử dụng hiện nay được thực hiện theo quy định của
Luật quản lý tài sản nhà nước 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Nghị định số
52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ; Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày
31/12/2009 và Thông tư số 09/2012/TT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính;
Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 và Quyết định số 790/QĐ-BTC

ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính; Quyết định số 995/QĐ-TCHQ ngày 10/5/2012 và
Quyết định số 2224/QĐ-TCHQ ngày 27/6/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan. Trong đó riêng:

13


- Các tài sản là trang thiết bị chuyên dùng: Ngoài quy định nêu trên, các đơn vị
thực hiện theo Quyết định số 2385/QĐ-TCHQ ngày 29/10/2012 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan.
- Các tài sản là vũ khí, công cụ hỗ trợ: ngoài quy định nêu trên, các đơn vị
thực hiện theo các Quyết định số 2002/QĐ-TCHQ ngày 05/6/2013; Quyết định số
22/QĐ-TCHQ ngày 05/1/2013; Quyết định số 1183/QĐ-TCHQ ngày 17/6/2009;
Quyết định số 730/QĐ-TCHQ ngày 08/4/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan. Cục thể:
1.3.3.1. Quản lý tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công
Một trong những cơ sở để hình thành TS là định mức sử dụng tài sản công của
cán bộ công chức, biên chế chế của Cục, kinh phí NSNN cấp hàng năm …..dựa vào
những cơ sở trên và đề xuất của đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản, Phòng Tài vụ - Quản
trị có trách nhiệm thẩm định dự toán kinh phí mua sắm, sửa chữa, cải tạo, xây dựng
mới và chủ trì phối hợp với Tổng cục Hải quan (Vụ Tài vụ - Quản trị) xem xét nhu
cầu đầu tư xây dựng, mua sắm, cải cạo, sửa chữa để quyết định hoặc trình Bộ Tài
chính quyết định.
Hiện nay, tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công được xác định cho từng
chức danh cán bộ công chức trong cơ quan và được quản lý theo Quyết định số
170/2006/QĐ-TTg ngày 18/07/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu
chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước; Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 5/7/1999 của Thủ
tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các
CQNN, ĐVSN; Quyết định số 09/2008/QĐ-TTg ngày 11/1/2008 của Thủ tướng

Chính phủ về việc quy định nguyên tắc thiết kế và tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ;
Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy
định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước và Quyết định số

14


61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung một số
điều Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007, cụ thể các tiêu chuẩn đó quy
định như sau:
- Tiêu chuẩn diện tích từ tối thểu tới tối đa cho 1 chỗ làm việc: Chức danh Cục
trưởng được sử từ 20 – 25 m2 ; Đối với các chức danh Phó cục trưởng được sử dụng
từ 12 -15 m2/người; Đối với các chức danh Trưởng phó phòng và các chức danh
tương đương được sử dụng từ 10 – 12 m2; Đối với Chuyên viên và các chức danh
tương đương được sử dụng từ 8 – 10 m2; Đối với cán sự, nhân viên thực hành nghiệp
vụ kỹ thuật là 6 -8 m2; Đối với nhân viên làm công tác phục vụ được sử dụng từ 5 – 6
m2
- Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị và phương tiên làm việc: Đối với chức danh
Cục trưởng được sử dụng: 01 bộ bàn và ghế ngồi làm việc, 02 tủ đựng tài liệu, 01 máy
vi tính để bàn (bao gồm cả bàn vi tính, lưu điện), điện thoại cố định ,số tài sản trên tối
đa 25 triệu đồng; Đối với các chức danh Phó cục trưởng được sử dụng: 01 bàn và ghế
ngồi làm việc, 01 chiếc tủ đựng tài liệu, 01 Máy vi tính để bàn (bao gồm cả bà vi tính,
lưu điện) số tài sản tài sản này tối đa 22 triệu đồng; Đối với các chức danh trưởng,
phỏ trưởng phòng và tương đương: 01 bàn và ghế ngồi làm việc, 01 chiếc tủ đựng tài
liệu, 01 Máy vi tính để bàn (bao gồm cả bà vi tính, lưu điện) số tài sản tài sản này tối
đa 20 triệu đồng; Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo: 01 bàn và ghế ngồi
làm việc, 01 chiếc tủ đựng tài liệu, 01 Máy vi tính để bàn (bao gồm cả bà vi tính, lưu
điện) số tài sản tài sản này tối đa 22 triệu đồng, số tài sản này tối đa 18 triệu đồng;
Đối với nhân viên: 01 bộ bàn ghế ngồi làm việc tối đa 2 triệu đồng. Ngoài ra còn được

tiêu chuẩn trang thiết bị tính chung cho 01 cơ quan, đơn vị: 2 chiếu may photocopy,
02 may fax, kinh phí tối đa 125 triệu (căn cứ tính chất công việc của từng phòng ban,
Cục trưởng xem xét, quyết định trang bị máy photocopy, may fax phù hợp.
- Đối với phương tiện vận tải là ô tô

15


Theo Quyết định số 2448/QĐ-BTC ngày 05/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng ô tô thì tiêu chuẩn, định mức trang
bị xe của Cục, như sau:
+ Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 1,25 được sử dụng
xe ô tô hiện có phục vụ khi đi công tác. Căn cứ vào điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông
và khả năng cung cấp dịch vụ phương tiện đi lại của thị trường tại địa bản, thủ trưởng
các đơn vị quy định khoảng cách cụ thể từ trụ sở cơ quan khi đi công tác được bố trí
xe ô tô cho các chức danh quy định trên và được quy định công khai quy chế quản lý
xe ô tô của đơn vị. Trường hợp tự túc phương tiện thì được khoán kinh phí theo quy
định theo quy chế 2448/QĐ-BTC.
Ngoài các chức danh trên, do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tá của đơn vị,
thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc bố trí xe ô tô hiện có của cơ quan, đơn vị
hoặc thuê dịch vụ xe ô tô cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô và
chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc sử dụng tài sản hiệu quả và tiét
kiệm, trường hợp cán bộ không đủ tiêu chuẩn sư dụng xe ô tô mà được bố trí đi công
tác cùng cán bộ lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô.
+ Được trang bị 02 xe ô tô chuyên dung để chuyên chở ấn chỉ, niêm phong hải
quan và kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy, chống buôn lậu trong toàn
đơn vị, phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát (Đội kiểm soát Hải quan, Tổ kiểm soát
cơ động)
+ Các chi cục Hải quan (không bao gồm Chi cục Hải quan khu công nghiệp,
Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Khu vực chế xuất, Chi cục Hải quan cảng

nội địa, Chi cục Kho ngoại quan, Chi cục Hải quan bưu điện) hoạt động trên địa bàn
miền nói, vùng sau, vùng xa, vùng hỏi đảo, vùng đặc biệt khó khăn hoặc các Chi cục
Hải quan có Tổ kiểm soát chông buôn lậu, Tổ phòng chống ma túy được trang bị 01
xe ô tô chuyên dung.

16


Gía xe ô tô chuyên dùng của các đơn vị được trang bị với mức giá mới không
quá 550/ triệu đồng/ xe, riêng đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hoạt
động trên địa bàn miền nói, vùng sau, vùng xa, vùng hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn
nếu phải mua xe ô tô 2 cầu thì tối đa là 800 triệu đồng/ xe.
1.3.3.2. Quản lý về quá trình hình thành tài sản công
Tài sản tại Cục HQHP được hình thành chủ yếu từ:
- Tiếp nhận tài sản từ các đơn vị khác chuyển đến;
- Đầu từ mua sắm từ tiền NSNN, hàng năm Cục HQHP lập báo cáo với Tổng
cục hải quan về nhu cầu xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng tài sản làm việc để Tổng
cục Hải quan tổng hợp báo cáo với BTC. Tổng cục Hải quan, Bộ Tài phối hợp với cơ
quan kế hoạch và đầu tư căn cứ vào thực trạng quỹ nhà làm việc hiện có; căn cứ vào
tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản làm việc, thẩm định nhu cầu đầu tư để quyết
định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định danh mục dự án và vốn đầu tư xây
dựng ghi vào dự toán NSNN hàng năm theo quy định của pháp luật về NSNN.
+ Các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa tài sản làm việc được thực
hiện qua các bước: Lập thiết kế và dự toán công trình, thẩm định dự án đầu tư, quyết
định đầu tư; Lựa chọn nhà thầu, tổ chức thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình.
1.3.3.3. Quản lý về qúa trình khai thác, sử dụng tài sản công
Công tác đầu tiên của việc quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản công là
mở sổ theo dõi, hạch toán tài sản, bảo trì bảo dưỡng, kiểm kê, điều chuyển tài sản, xây
dựng quy chế sử dụng…. cụ thể:
a) Theo dõi, hạch toán tài sản

- Tất cả tài sản sau khi nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng đều phải được
theo dõi trên sổ sách kế toán và phần mềm quản lý tài sản. Riêng tài sản là nhà, đất, ô
tô và tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/ 01 đơn vị tài sản đều phải
kê khai trên phần mềm Đăng ký tài sản.

17


Đôi với những khuôn viên đất chưa xác định giá trị theo Nghị định số
13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng
đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền
sử dụng đất và Thông tư số 29/2006/TT-BTC ngày 04/04/2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2006/NĐ-CP: tạm thời áp giá theo Bảng giá đất
của địa phương công bố áp dụng cho năm tăng tài sản tương ứng (có thể khai thác
trên trang thông tin về tài sản nhà nước tại địa chỉ , mục thông tin
phục vụ quản lý, phần thông tin về giá đất). Vị trí đất để áp giá đất được lấy theo vị trí
được xác định trong giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất; trường hợp không có
giấy tờ xác định vị trí thì áp giá theo vị trí 1. Sau khi đơn vị hoàn thành việc xác định
giá trị quyền sử dụng đất theo quy định thì đơn vị kê khai bổ sung để điều chỉnh
nguyên giá.
Đối với những tài sản đã ký biên bản bàn giao, nghiệm thu nhưng chưa có
nguyên giá chính thức (chưa có Quyết định trang cấp/ điều chuyển; chưa được phê
duyệt quyết toán hoàn thành), sẽ sử dụng giá dự toán hoặc giá tạm tính ghi tại biên
bản nghiệm thu hoặc giá do đơn vị mua săm tập trung/ chủ đầu từ cung cấp để hoạch
toán. Sau khi có nguyên giá chính thức, thì kê khai bổ sung để điều chỉnh nguyên giá.
Đối với tài sản là nhà chưa có nguyên giá, không có hồ sơ giấy tờ để xác định
nguyên giá, thì đơn vị có trách nhiệm:
+ Thực hiện kê khai tạm thời với diện tích nhà lấy số liệu theo kết quả tự đo vẽ
thực tế của đơn vị trực tiếp sử dụng;
+ Đơn giá nhà lấy theo kết quả do đơn vị trực tiếp sử dụng tự xác định theo

hướng dẫn tại công văn số 5600/BTC-QLCS ngày 05/05/2009 của Bộ Tài chính về
việc báo cáo tài sản nhà nước theo quy định tại Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày
03/6/2009.
- Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản cố định:

18


+ Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
+ Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn tài sản cố định (cải tạo, nâng cấp, sửa chữa
giá trị lớn/ làm tăng tính năng/ tăng hiệu năng/ tăng tuổi thọ của tài sản);
+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định.
Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh
giá lại tài sản. Trình tự, thủ tục đánh giá lại tài sản thực hiện theo Quyết định số
32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008.
Biên bản đánh giá lại tài sản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ
tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định trên số kế toán,
số năm còn sử dụng được và lại một phần không thể thiếu trong hồ sơ tài sản.
Căn cứ nội dung biên bản, đơn vị tiến hành hạch toán tài sản theo quy định hiện
hành.
b) Bảo dưỡng, sử chữa tài sản công:
- Kinh phí bảo dưỡng, duy tu tài sản (nhà cửa, máy móc, trang thiết bị…) phải
được lập kèm dự toán chi NSNN hàng năm. Việc lập dự toán bảo dưỡng tài sản trên
cơ sở tham khảo kinh phí bảo dưỡng, duy tu đã thực hiện của năm trước và tổi thiểu 3
báo giá tại thời điểm thực hiện.
- Khi tài sản bị hỏng hóc hoặc xẩy ra sự cố, Phòng Tài vụ - Quản trị phải thực
hiện sử chữa ngay hoặc bảo quản tài sản chờ xử lý. Nếu để tài sản hư hỏng không xử
lý kịp thời, không bảo quản, thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Cục
trưởng và Tổng cục Hải quan.

c) Kiểm kê tài sản
Hàng năm, trong khoảng thời gian từ 15/12 của năm đến 15/01 của năm sau,
Cục chủ trì công tác kiểm kê tổng tài sản (tài sản cố định và công cụ dụng cụ) của đơn
vị. Việc kiểm kê vũ khí, công cụ hỗ trợ được tiến hành đồng thời nhưng phải tuân thủ
quy định tại Quyết định số 2002/QĐ-TCHQ ngày 05/6/2013.

19


d) Điều chuyển tài sản
- Việc điều chuyển tài sản nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 8 Quy chế
790/QĐ-BTC ngày 30/3/2012.
- Trình tự, thủ tục, hồ sơ điều chuyển tài sản hình thành sau khi dự án đầu tư
xây dựng do các chủ đầu tư thực hiện hoàn thành theo quy định tại khoản 3 Điều 8
quy chế 790/QĐ-BTC ngày 30/3/2012.
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ báo cáo Vụ Tài vụ - Quản trị trình
Tổng cục trưởng (đối với dự án do Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tổng cục
thực hiện) hoặc báo cáo Thủ trưởng đơn vị (đối với các dự án cơ quan quản lý cấp
trên thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng) xem xét, quyết
định điều chuyển và bàn giao dự án đầu tư xây dựng hoàn thành cho đơn vị trực tiếp
quản lý, sử dụng tài sản.
+ Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, chủ đầu tư phối hợp cùng đơn
vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản để thao dõi, quản lý tài sản thuộc công trình xây
dựng theo quy định tại điểm 3.5 khoản 3 Điều 8 Quy chế 790/QĐ-BTC ngày
30/3/2012.
- Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản nhà nước được mua sắm theo phương
thức tập trung quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế 790/QĐ-BTC ngày 30/3/2012.
+ Việc bàn giao, nghiệm thu tài sản phải có sự tham gia của đại diện các bên:
đơn vị mua sắm tập trung, Vụ Tài vụ - Quản trị, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản, đơn
vị sử dụng tài sản, nhà thầu cung cấp thiết bị.

Cục HQHP có trách nhiệm đảm bảo tổ chức bàn giao đầy đủ thiết bị, hồ sơ kỹ
thuật, giá trị thiết bị cùng các tài liệu có liên quan khác (nếu có)
+ Cục HQHP có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ báo cáo Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan (qua Vụ Tài vụ - Quản trị) đối với tài sản mua sắm theo phương thức
tập trung tại Cục, xem xét, quyết định điều chuyển và bàn giao tài sản cho tiếp quản

20


lý, sử dụng. Hồ sơ báo cáo theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quyết định số 790/QĐBTC ngày 30/3/2012.
+ Trường hợp tại thời điểm bàn giao chưa có Quyết định điều chuyển, bàn giao
tài sản:
Đơn vị mua sắm tập trung căn cứ giá dự toán hoặc giá trị ghi trên hợp đồng
mua sắm làm giá tạm tính để phát hành công văn thông báo hoặc ghi nhận và Biên
bản nghiệp thu, bàn giao thiết bị để đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản có căn cứ
hạch toán tăng tài sản. Thời điểm nghiệm thu nếu thiếu chỉ tiêu nguyên giá hoặc
nguyên giá tạm tính, Phòng Tài vụ - Quản trị phải yêu cầu bên giao cung cấp đầy đủ.
Sau khi tiếp nhận sử dụng phải thực hiện ghi giá tạm tính trên để theo dõi tài
sản
Khi có Quyết định điều chuyển, bàn giao chính thức, Phòng Tài vụ - Quản trị
có nghĩa vụ thực hiện ghi tăng, giảm so với giá trị đã nhập.
- Điều chuyển trong nội bộ Cục: Trường hợp tạm thời chưa sử dụng tài sản,
giảm nhu cầu sử dụng tài sản, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản xem xét cân
nhắc để:
+ Bảo quản tài sản đơn vị để tiếp tục sử dụng khi có nhu cầu (chỉ áp dụng đối
với những trường hợp tạm thời không có nhu cầu sử dụng trong vòng 3 tháng)
+ Hoặc điều chuyển nội bộ trong đơn vị (áp dụng đối với những trường hợp
không có nhu cầu sử dụng tài sản, giảm nhu cầu sử dụng, hoặc không thường xuyên,
không hiệu quả). Khi điều chuyển tài sản nội bộ, đơn vị trực tiếp quản lý có trách
nhiệm thu hồi hồ sơ gốc về tài sản (tài liệu kỹ thuật, sổ theo dõi….) của đơn vị hiện

đang sử dụng để bàn giao cho đơn vị sử dụng mới.
- Trường hợp không điều chuyển nội bộ, Cục HQHP có trách nhiệm kịp thời
báo cáo Tổng cục Hải quan để xem xét, điều chuyển cho đơn vị khác, tránh lãnh phí
trong việc sử dụng tài sản. Khi điều chuyển tài sản cho đơn vị khác quản lý sử dụng,

21


Cục HQHP phải bàn giao đầy đủ hồ sơ gốc về tài sản cho đơn vị mới tiếp tực theo
dõi, quản lý (chỉ lưu bản sao các hồ sơ này tại đơn vị quản lý cũ).
e) Xử phạt
Đơn vị, các nhân vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tùy theo mức độ
vi phạm sẽ xử phạt theo quy định tại Nghị định 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013
của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc
nhà nước và Thông tư số 07/2014/TT-BTC ngày 14/01/2014 của Bộ Tài chính quy
định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định tại Nghị định 192/2013/NĐ-CP ngày
21/11/2013.
1.3.4.4. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản
Đối với những tài sản sử dụng vượt mức quá niên hạn cho phép những vấn sử
dụng được hoặc hư hỏng nhẹ có thể sửa chữa, các đơn vị đặc biệt lưu ý chế độ bảo
dưỡng, bảo trì định kỳ để tiếp tục sử dụng đến khi đủ điều kiện thanh lý quy định tại
Khoản 1 Điều 10 Quy chế 790/QĐ-BTC ngày 30/3/2012.
Đối với tài sản là xe ô tô các loại: Khi đủ điều kiện thanh lý, các đơn vị lập hồ
sơ theo quy định, báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định.
Đối với các tài sản là tàu thuyền, ca nô có nguyên giá dưới 500 triệu đồng
(thuộc thầm quyền quyết định thanh lý của Cục HQHP theo quy định tại Quyết định
số 2224/QĐ-TCHQ ngày 27/6/2013: Trước khi quyết định thanh lý, Cục HQHP phải
báo cáo để Tổng cục Hải quan cân đối chung về khả năng, yêu cầu sử dụng nhằm đắp

ứng cho hoạt động chung của ngành.
1.3.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý quản lý TS
Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý TS là những quy định, quy ước được xây
dựng dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật để làm cơ sở đối chiếu, đánh giá việc

22


quản lý TS. Đó là hệ thống các chỉ tiêu, chuẩn mực dùng để tính toán, xác định hiệu
quả sử dụng của tài sản một cách toàn diện, khách quan.
Thứ nhất: Đảm bảo tiết kiệm, không lãng phí và khai thác hiệu quả nguồn tài
sản công
Cơ quan phải phát huy chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công để
buộc mọi tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng tài sản công phải bảo tồn, phát
triển nguồn tài sản công và sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật, đúng
mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ
được môi trường, hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao.
Thứ hai: Đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức chế độ mà nhà
nước quy định
Nhà nước phải thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các quá trình hình thành, sử
dụng, khai thác và xử lý tài sản công. Nói một cách khác, người được giao trực tiếp
quản lý, sử dụng tài sản công phải thực hiện theo ý chí của nhà nước (người đại diện
chủ sở hữu tài sản công). Mặt khác, do những đặc điểm riêng có của tài sản công là tổ
chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản không phải là người có
quyền sở hữu tài sản. Do đó, nếu Nhà nước không tổ chức quản lý tài sản công theo
một cơ chế, chính sách, chế độ thống nhất phù hợp với mô hình kinh tế mà nhà nước
theo đuổi sẽ dẫn đến việc tùy tiện, mạnh ai nấy làm trong việc đầu tư xây dựng, mua
sắm, sửa chữa, sử dụng, điều chuyển, thành xử lý tài sản, nhất là sử dụng tài sản
không đúng mục đích được giao, sử dụng tài sản công vào việc riêng, sử dụng tài sản
lãng phí, kém hiệu quả, làm thất thoát tài sản, giảm nguồn lực tài sản công.

Thứ ba: Đáp ứng yêu cầu công việc của cơ quan gắn với yêu cầu hiện đại hóa
và tái trang bị tài sản công đi liền với hiện đại hóa đất nước.
Nhà nước thực hiện quản lý tài sản công cũng chính là thực hiện quyền sở hữu
tài sản, đặc biệt là quyền định đoạt đối với tài sản công bao gồm: Quyền đầu tư xây
dựng, mua sắm, điều chuyển, thanh xử lý tài sản (bao gồm cả bán tài sản)… vì những

23


quyền này được thực hiện không chỉ nội bộ các tổ chức, cá nhân được nhà nước giao
trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản mà trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những
quyền này còn được thực hiện trong mỗi quan hệ mật thiết với thị trường gắn với mục
tiêu định hướng của nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Thứ tư: Các mục tiêu khác
Ngài những mục đích trên thì việc nâng cao hình ảnh của quốc gia mà cụ thể là
cơ quan hành chính nhà nước, tạo sự tôn nghiêm và lòng tin đối với công dân và quốc
tế, giao lưu học hỏi, tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt quốc tế. Muốn vậy công tác
quản lý tài sản công phải hiệu quả, khoa học, hợp lý.

24


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG
TẠI CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHÕNG
2.1. Khái quát về Cục Hải quan TP Hải Phòng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 10/9/1945, Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và thuế gián thu, khai sinh ra ngành Hải
quan Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ thu các loại thuế gồm, thuế gián thu, thuế xuất
cảng, thế nhập cảng và nhiệm vụ chống buôn lậu và các nhiệm vụ khác.

Ngày 14/4/1955, Bộ Công thương ban hành Nghị định số 87/BTC-NĐ-KB về
việc thành lập Sở Hải quan Hải Phòng.
Sau khi Bộ Công thương được tách thành Bộ Nội thương và Bộ ngoài giao
(năm 1958), Sơ Hải quan Hải Phòng đổi tên thành Phân sở Phân sở Hải quan Hải
Phòng, trực thuộc Sở Hải quan Trung ương. Sau một thời gian Phân sở Hải quan Hải
Phòng lại tiếp tục đổi tiên thành Cục Hải quan Hải Phòng để phù hợp cơ cấu tổ chức
trung ương, bởi ví lúc bấy giờ Sở Hải quan Trung ương đã đổi thành Cục Hải quan
Trung ương (Quyết định số 490/BNT-QĐ-TCCB ngày 17/6/1962 của Bộ Ngoại
Thương).
Ngày 20/11/1984, Tổng cục Hải quan được thành lập. Theo đó, Phân cục Hải
quan Hải Phòng được đổi tên gọi thành Hải quan Thành phố Hải Phòng. Cơ cấu tổ
chức gồm: Phòng Tổ chức – cán bộ; Phòng Hành chính - quản trị; Phòng Giám quản;
Phòng Kiểm soát và xử lý tố tụng; Phòng Tổng hợp – pháp chế; Hải quan Bưu điện;
Hải quan cảng Hải Phòng; Hải quan Trạm trả hàng phi mậu dịch Vạn Mỹ.
Năm 1994, Hải quan thành phố Hải Phòng được đổi tên thành Cục Hải quan
thành phố Hải Phòng.
Đến nay, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng trở thành một đơn vị điển hình
của Hải quan Việt Nam với rất nhiều thành tích xuất sắc. Đặc biệt trong thời kỳ đổi
mới, Hải quan Hải Phòng đã phát huy nội lực, sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ

25


×