Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số phương pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy môn hóa học trại trường THCS thành kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC TẠI
TRƯỜNG THCS THÀNH KIM

Người thực hiện: Trần Quốc Thạch
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thành Kim
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa học

THANH HÓA NĂM 2016

1


MỤC LỤC
Phần
I
II
1
2
3
3.1
3.2
4
III


1
2

Nội dung

Trang
Mở đầu
3
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
Cơ sở lí luận
5
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng
7
sáng kiến kinh nghiệm
Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
9
Các giải pháp
9
Các biện pháp cụ thể
10
Bài soạn minh họa
17
Hiệu quả
21
Kết luận, kiến nghị
22
Kết luận
22
Kiến nghị, đề xuất

22
Tài liệu tham khảo
23
Tranh phục vụ cho bài giảng
25
Tranh do học sinh sưu tầm
28

2


I. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
Đi cùng với sự phát triển chung của nhân loại là các vấn đề thách thức về tự
nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà con người phải đối mặt là vấn đề
biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo tiến trình phát triển, BĐKH ngày càng có những
thay đổi nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống tự nhiên, môi
trường kinh tế và xã hội toàn cầu.
Với sự BĐKH, hàng năm con người đã và đang phải gánh chịu những hậu
quả khôn lường trên tất cả các phương diện về đời sống. Cụ thể có thể kể đến
các thảm hoạ như động đất và sóng thần Tohoku tại Nhật bản năm 2011, theo
thống kê có tới 15.854 người thiệt mạng, 9.677 người bị thương và 3.155 người
mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại
hoặc phá hủy hoàn toàn tổn thất nghiêm trọng đến con người, cơ sở hạ tầng và
sự phát triển kinh tế xã hội của hơn 20 quốc gia lân cận; các thảm hoạ khác như:
siêu bão Haiyan 2013, thiên tai lũ lụt, động đất, núi lửa...Mỗi một năm có hàng
tỉ người dân trên thế giới mắc các căn bệnh do ảnh hưởng trực tiếp từ BĐKH
như sốt rét, sốt xuất huyết, lao phổi, hen suyễn, nguy hiểm nhất là ung thư, gây
gánh nặng bệnh tật lên cuộc sống con người.
BĐKH gây ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước có

đường bờ biển dài, trong đó có Việt Nam. Với đường bờ biển dài 3260km chưa
kể các đảo, Việt Nam là một trong những quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng
nặng nề từ BĐKH, Trái đất ngày càng nóng lên, mực nước biển dâng cao, diện
tích đất liền thu hẹp, thiên tai lũ lụt hàng năm, đời sống sức khỏe người dân
đang bị đe dọa, ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải công nghiệp xử lý
không tốt, hoạt động của các phương tiện giao thông, các hóa chất bảo vệ thực
vật, thuốc chế biến và bảo quản thực phẩm, các chất độc do hậu quả của chiến
tranh để lại… Mặt khác, do ý thức cá nhân cũng như tầm hiểu biết hạn hẹp của
một số người dân làm vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhận thức rõ được những ảnh hưởng nghiêm trọng do BĐKH gây ra, Chính
phủ, các bộ, ngành, các địa phương đã xây dựng chương trình, kế hoạch, đề xuất
phương án và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH. Chung tay
với toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Dự án “Đưa
các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào Chương trình giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2011- 2015”. Bởi lực lượng học sinh phổ thông là lực lượng chủ đạo,
là động lực quan trọng trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên
truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, những kiến
thức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH mà các em tiếp thu được từ nhà trường
sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động để ứng phó với BĐKH trong tương
lai. Hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình,
xã hội, có tác động làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã
hội đối với BĐKH.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông, cũng đồng thời
là một người con vùng lũ, tôi luôn tự nhận thức rõ được nhiệm vụ và trách
3


nhiệm của mình, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, là nhiệm vụ
cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về môi trường mà các em đang sinh
sống, về BĐKH và ảnh hưởng của nó đến tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của

con người, cùng các em đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tác động của biến
đổi khí hậu, để các em trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình,
nhà trường và địa phương. Chính vì vậy nên tôi chọn cho mình đề tài: “Một số
phương pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy môn Hóa
học tại trường THCS Thành Kim ” để nghiên cứu thực hiện với mục tiêu:
+ Giúp giáo viên và học sinh biết thêm về hậu quả của BĐKH đang tác động
tiêu cực đến cuộc sống con người nhằm hạn chế những tác động xấu do BĐKH
gây ra.
+ Từ kiến thức về biến đổi khí hậu, giáo viên thực hiện tích hợp, lồng ghép
thông qua chương trình môn Hóa học cấp THCS nhằm giáo dục học sinh, giúp
các em nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH và phòng chống giảm nhẹ
thiên tai(PCGNTT) và có những việc làm cụ thể, tích cực trong việc bảo vệ môi
trường hiện tại cũng như trong tương lai.
+Trang bị kiến thức kĩ năng hành vi cho học sinh để ứng phó với BĐKH và
PCGNTT, góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
về ứng phó với BĐKH và PCGNTT.
+ Phải thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc sống theo hướng tiết kiệm năng
lượng. Hãy là một tuyên truyền viên có trách nhiệm về biến đổi khí hậu và ứng
phó biến đổi khí hậu.
2. Mục đích nghiên cứu: Giáo dục, tuyên truyền các giải pháp giảm nhẹ với
BĐKH cho học sinh. Các em sẽ là một tuyên truyền viên có trách nhiệm trao
đổi, chuyện trò với gia đình, bạn bè, hàng xóm...về những vấn đề môi trường.
Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giải trí thể thao, tình nguyện và
phát triển sẽ giúp các em đưa vấn đề bảo vệ môi trưòng xâm nhập vào cộng
đồng một cách hữu hiệu hơn. Qua đó giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân các
địa phương tinh thần tích cực, chủ động đối phó với những thách thức do BĐKH
gây ra theo phương châm tại chỗ, dựa vào sức mình là chính.
3. Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện đề tài đã nêu, tôi đã nghiên cứu về:
- Cơ sở lí luận và thực tiễn về ứng phó với BĐKH và PCGNTT.
- Nghiên cứu các địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Hóa học

cấp THCS.
- Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, mục tiêu tiết học có liên quan chỉ tích hợp giáo dục
ứng phó với BĐKH.
4. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp nghiên cứu lí luận.
* Phương pháp điều tra, tìm hiểu trên các kênh thông tin đại chúng.
* Phương pháp đàm thoại và nghiên cứu các phiếu học tập, phiếu điều tra do học
sinh cung cấp.
* Phương pháp phân tích, tổng hợp, tính toán để tổng kết và xử lí các số liệu.
4


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
1.1. Lý thuyết cơ bản về BĐKH
a. Khái niệm về khí hậu và BĐKH
- Khái niệm khí hậu:
* Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO): khí hậu là tổng hợp các điều kiện
thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số
của trạng thái khí quyển ở khu vực đó.
* Khí hậu trong nghĩa hẹp thường được gọi là “thời tiết trung bình”, chính xác
hơn là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có
liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng triệu
năm, trung bình là 30 năm. Khí hậu theo nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm
thống kê mô tả của một hệ thống khí hậu.
- Khái niệm BĐKH:
* BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp là do
hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và tác
động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể và so

sánh được.
* Theo IPCC: BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể
được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính
của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc
dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều
kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ
hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái
cân bằng khác của hệ thống khí hậu.
1.2.Nguyên nhân gây nên BĐKH
- Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên:
* Thay đổi cường độ sáng Mặt trời và sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường
độ tia bức xạ Mặt trời chiếu xuống Trái đất thay đổi, sự thay đổi năng lượng
chiếu xuống mặt đất góp phần làm thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất.
* Núi lửa phun trào: sẽ thải vào khí quyển một lượng rất lớn sulfur dioxide
(SO2), hơi nước, bụi và tro. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí
hậu trong nhiều năm. Tuy nhiên, các hạt nhỏ được phun ra bởi núi lửa, phản
chiếu lại bức xạ Mặt trời trở lại vào không gian do đó có tác dụng làm giảm
nhiệt độ bề mặt Trái đất.
* Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu, dòng hải lưu di
chuyển một lượng lớn nhiệt trên toàn Trái đất. Thay đổi trong lưu thông đại
dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO 2 vào
trong khí quyển.
* Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất: Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ
đạo có trục quay có góc nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay
Trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tuy nhiên tốc độ thay đổi là cực kỳ
nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm.
5


- Nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động con người:

BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có
tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Theo IPCC, nguyên nhân gây ra BĐKH
chủ yếu là do các hoạt động của con người.Cụ thể là do các nguyên nhân sau:
+ Hiệu ứng nhà kính: là một trong những nguyên nhân quan trọng gây BĐKH.
Kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt sau thế kỉ XX, hoạt động của
con người đã làm tăng đáng kể lượng khí nhà kính (thành phần chủ yếu bao
gồm: hơi nước, cacbon dioxit, khí metan, nito oxit, cloroflorocarbon…)
+ Các hạt nhỏ trong khí quyển: hình thành từ bụi trong hoạt động nông nghiệp,
các vi hạt và khí thải trong hoạt động công nghiệp, trong tham gia giao thông và
nguy hiểm hơn là do việc đốt phá nguồn tài nguyên tự nhiên. Các hạt nhỏ này
làm BĐKH theo hai cách chính
- Tán xạ và hấp thụ các bức xạ Mặt trời và tia hồng ngoại (sự tán xạ làm giảm
nhiệt độ, tuy nhiên sự hấp thụ làm tăng trực tiếp nhiệt độ bề mặt Trái đất một
cách đáng kể)
- Làm thay đổi các thành phần vật lý và hoá học của các đám mây, sự thay đổi
này có thể tồn tại trong suốt chu kì của chúng.
+ Thay đổi mô hình đất đai: việc chặt phá rừng làm đất canh tác gây nên thay
đổi thảm thực vật nghiêm trọng, thay đổi sự bốc hơi nước, sa mạc hoá, tăng hấp
thụ bề mặt. Đây là nguyên nhân làm cho sự BĐKH trở nên trầm trọng hơn theo
từng năm.
1.3.Tác động của BĐKH
- Biến đổi hệ sinh thái và các hệ tự nhiên: Trái đất ngày càng nóng lên, kèm theo
đó là hiện tượng thu hẹp diện tích băng hai cực, mực nước biển dâng cao, các
loài thực vật, động vật nhiệt đới sẽ phát triển hơn, ngược lại động – thực vật
vùng lạnh sẽ thu hẹp lại. Một số loài sẽ chịu được sự thay đổi khắc nghiệt của
khí hâu, một số đứng trước nguy cơ suy thoái, tuyệt chủng. Sự thay đổi thảm
động – thực vật này càng làm khí hậu khắc nghiệt hơn nữa, hạn hán, lũ lụt, cháy
rừng tăng lên, biến động hệ sinh thái – tự nhiên càng mạnh mẽ hơn.
- Trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội: ảnh hưởng của BĐKH sâu và rộng trên tất
cả lĩnh vực, mức độ ảnh hưởng và hậu quả phụ thuộc vào đặc điểm địa lý và quy

mô phát triển mỗi vùng miền. Khí hậu khắc nghiệt, hiện tượng Elnino mỗi lần
càng biến động nhiều hơn, hạn hán lũ lụt càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất nông lâm ngư nghiệp của người dân. Việc không chủ động
được trong điều tiết thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
công nghiệp – xây dựng, giao thông vận tải và du lịch. Đặc biệt là vấn đề sức
khoẻ con người, khi BĐKH kèm theo ô nhiễm môi trường, bệnh dịch, và tâm lý
con người.
1.4.Tác động BĐKH lên các khu vực khác nhau: là khác nhau. Đặc biệt những
vùng có sự đa dạng về địa lý và khí hậu như Việt Nam, đường biển kéo dài, địa
lý đất liền đa dạng, thường xuyên gặp nhất là việc nắng nóng, hạn hán, cháy
rừng kéo dài vào mùa khô và lũ lụt, lũ quét gia tăng vào mùa mưa. Thời tiết thất
6


thường ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh tế và cuộc sống người dân, đặc
biệt là khu vực miền trung, nơi phải hứng chịu trực tiếp hậu quả từ BĐKH.
b. Mối liên quan giữa BĐKH và môn hoá học.
+ Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra
các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí
nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Các
loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, NOx, CFCs, PFCs và SF6.
+ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh ra từ
các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
+ NOx phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
+ CFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozon (ODS) và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
+ PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.

+ SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magie.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.1. Thực trạng
Thạch Thành là một huyện miền núi, tài nguyên khá phong phú, các em có
cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, rừng núi. Các em cũng có cơ hội
được chứng kiến sự thay đổi khí hậu và biểu hiện cụ thể nơi chính các em sinh
sống. Do vậy việc tích hợp thêm các kiến thức về BĐKH là phù hợp và mang
tính ứng dụng cao trong giảng dạy.
Trên thực tế, trước những năm chưa triển khai việc tích hợp giảng dạy thì
trong mỗi một tiết dạy, bản thân tôi cũng như các giáo viên khác, cũng đã đưa
các nội dung liên quan vào phần liên hệ thực tế với mỗi bài giảng cụ thể. Tuy
vậy, việc liên hệ đó là hoàn toàn tự phát, chưa được lên kế hoạch cụ thể và đầu
tư nhất định cho mỗi một nội dung. Do vậy không tránh khỏi sự hời hợt hoặc đôi
khi quá sa đà vào vấn đề liên hệ.
Từ tháng 10 năm 2008 cho đến nay, sở GD và ĐT liên tục triển khai các
chuyên đề tích hợp các nội dung vào từng môn học cụ thể, đã mở ra cho giáo
viên hướng giảng dạy mới, việc dạy học không đơn thuần chỉ truyền thụ kiến
thức, kĩ năng đơn thuần của môn học theo quy chuẩn, mà còn là việc lồng ghép
phần dạy học tích hợp với các nội dung có tính thực tế. Trong đó, vấn đề BĐKH
là vấn đề tôi quan tâm nhất, và cảm nhận được mối liên hệ sâu sắc với bộ môn
mình trực tiếp giảng dạy.
Với thời gian chỉ 45 phút cho một tiết dạy học, việc vừa phải truyền tải nội
dung của bài học, vừa phải giúp học sinh nắm bắt được các nội dung tích hợp,
cách tích hợp cần phải thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới mục tiêu riêng
của các môn học mà vẫn đảm bảo được hiệu quả tích hợp. Đây là vấn đề không
đơn giản đối với mỗi một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Điều này yêu cầu
7


sự nghiêm túc tuyệt đối và lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp, để giúp mỗi một

tiết dạy mang lại hiệu quả như mong muốn.
Xuất phát từ nhu cầu trên, tôi đã tham khảo một số phương pháp từ bạn bè
đồng nghiệp, tham gia dự giờ thăm lớp để tìm được kinh nghiệm, cũng như nhờ
các đồng nghiệp góp ý để tìm ra cách thức cho riêng mình. Qua tìm hiểu thực tế
tôi nhận thấy rằng, hầu hết giáo viên đã thực hiện nghiêm túc việc tích hợp các
nội dung vào bài dạy, tuy nhiên chưa thực sự thấy đầu tư nghiên cứu sâu cho tiết
dạy, công tác chuẩn bị còn chưa chu đáo từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị cho đến
khâu lên lớp. Việc thu thập kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế, nhiều giáo viên
còn chủ quan cho đây là phần tích hợp không cần thiết vì đó không phải là kiến
thức chí nh của bài học.
Mặt khác, việc chuẩn bị cho tiết dạy có lồng ghép nội dung tích hợp mất
nhiều thời gian, làm thay đổi cách dạy lâu nay, đặc biệt với những giáo viên có
thâm niên lâu năm, việc thay đổi mang tính chất bước ngoặt. Hơn nữa, nội dung
bài học trong sách giáo khoa dài, mang tính chất đại cương, nếu lồng ghép
không phù hợp sẽ xảy ra tình trạng “cháy giáo án” nếu phân bố không đều hoặc
đi quá sa đà, ngược lại có thể dẫn đến tình trạng qua loa, quên không tích hợp.
Khi trực tiếp giảng dạy, còn dập khuôn máy móc, chưa linh hoạt, thiếu sự gần
gũi với đời sống thực tế của học sinh. Đôi khi sự tích hợp là không phù hợp với
mức độ hiểu biết với các em.
Ví du. Bài: Nước - Hóa học lớp 8.
Khi dạy phần vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiễm
nguồn nước, không nên tích hợp nội dung sau:
Cơ quan cung cấp nước xử lý nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có
thể thêm clo và phèn kép nhôm kali (K 2SO4.Al2(SO4)3.24H2O). Ta phải thêm
phèn kép nhôm kali vào nước để loại bỏ lượng dư ion florua.…
Về phía học sinh, huyện Thạch Thành là một huyện miền núi với nghề sản
xuất chính là nông nghiệp, các em ngoài việc học tập trên lớp còn phải phụ giúp
cho gia đình, do vậy việc học tập đôi khi lơ là, nếu giáo viên không có sự kèm
cặp sát sao. Việc trực tiếp tham gia vào hoạt động môi trường cùng gia đình có
thể giúp cho các em hiểu biết sâu sắc thêm vào vấn đề thực tế tích hợp. Tuy

nhiên, do lượng kiến thức còn ít, các em khi tham gia vào các hoạt động môi
trường còn chưa ý thức được hành động của mình, như vấn đề xả rác thải bừa
bãi, hay việc không tiết kiệm các nguồn tài nguyên tự nhiên. Thêm vào đó,
nhiều phụ huynh cho rằng việc đưa trẻ đến trường để học tập những môn
“chính”, thậm chí có những gia đình cho rằng, việc duy nhất của các em là học
tập, các vấn đề khác đều mang tính chất vĩ mô. Trong lối sống hàng ngày, phụ
huynh cũng không hình thành thói quen giáo dục con em mình trong công tác
bảo vệ môi trường chung. Do vậy hình thành lối suy nghĩ lệch lạc cho các em
khi tham gia học tập, chỉ tập trung vào những môn các em cho là cần thiết, thậm
chí vào những phần các em cho là chính, phần thầy cô tích hợp thêm vào, nếu
không thực sự làm các em hứng thú, sẽ rất dễ bị bỏ qua.Cũng cần phải kể thêm
đến điều kiện phục vụ cho giảng dạy, là một trường miền núi, Trường THCS
8


Thành Kim, về sơ sở vất chất, trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệp còn thiếu nhiều
và không đồng bộ, kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ dạy học hiện đại
của giáo viên còn hạn chế, đôi khi việc liên hệ trở nên cứng nhắc, khi nhà trường
không có đủ không gian thực hành cũng như dụng cụ phục vụ giảng dạy.
Từ chính những điều trên cho thấy rằng, vai trò của người thầy giáo là rất
quan trọng, từ việc giúp các em có niềm say mê, đến việc ứng dụng vào thực tế,
hơn nữa là hiệu ứng ngược – khi chính các em sẽ là những người tuyên truyền
cho phụ huynh tại nhà.
2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Khi bắt đầu nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành điều tra mức độ nhận thức
về biến đổi khí hậu và môi trường của học sinh, trong môn Hóa học, hệ thống
câu hỏi phù hợp với từng khối lớp. Kết quả điều tra như sau:
Khối
8
9


Số
HS
62
60

Giỏi
TS
%
5
8,1
6
10,0

Khá
TS
%
24
38,7
26
43,3

Trung bình
TS
%
27
43,5
23
38,3


Yếu
TS
%
6
9,7
5
8,4

Ghi
chú

2.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến đề tài
* Thuận lợi:
- Do sự phát triển như vũ bão về khoa học và kĩ thuật giúp học sinh có thể dễ
dàng mở rộng vốn hiểu biết của mình thông qua: Sách báo, ti vi, mạng Intenet…
- Vài năm gần đây trường được đầu tư về cơ sở vật chất, đồ dùng thí nghiệm và
đặc biệt là trường có máy chiếu đa năng lắp đặt ở một phòng riêng, rất thuận tiện
cho việc giảng dạy khi sử dụng các phần mềm về thí nghiệm ảo và thí nghiệm
mô phỏng các băng hình, có liên quan đến bài học để tiết kiệm thời gian…
- Nhà trường có tổ chức các buổi ngoại khóa cho mỗi kì trong năm học, nên có
thể lồng ghép các nội dung cần tích hợp như: các kiến thức và kĩ năng về an toàn
giao thông, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng
hiệu quả, về định hướng về nghề nghiệp, về giáo dục ứng phó với BĐKH...
* Khó khăn:
Bởi vì không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri
thức này là rất cần thiết. Thời lượng cho một tiết dạy chỉ 45 phút giáo viên vừa
phải hướng dẫn học sinh xây dựng kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó để
giải một vài bài tập trong phần vận dụng, lại phải lồng ghép các nội dung tích
hợp. Nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, linh hoạt trong tiết dạy thì không thể đủ
thời gian. Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã đưa ra một số biện pháp tích hợp

giáo dục BĐKH trong giảng dạy môn Hóa học ở trường THCS Thành Kim. Việc
tích hợp này được theo dõi qua tiến trình học tập của các em, theo từng năm một
và được lượng giá bằng các bài kiểm tra nhanh.
3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Các giải pháp
Để tích hơp giáo dục BBĐKH trong Môn Hoá Học, phải dựa trên mối quan
hệ giữa mục tiêu, nội dung của môn học với mục tiêu và nội dung ứng phó với
9


BĐKH, trên cơ sở thực tiễn cuộc sống và trải nghiệm của bản thân giáo viên và
học sinh. Từ đó tìm ra các phương pháp tích hợp phù hợp với từng phần, từng
bài, từng đối tượng học sinh thông qua các phương pháp dạy học thông dụng của
bộ môn như dùng ngôn ngữ, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm, điều tra,
thăm quan, ngoại khoá, đóng vai...
Qua quá trình dạy bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp sau đây vào dạy
học tích hợp giáo dục BĐKH trong môn Hoá Học như sau:
1. Tìm hiểu các địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Hóa học
cấp THCS
2. Tìm hiểu mục tiêu và nội dung giáo dục BĐKH và đối tượng học sinh để lên
kế hoạch chuẩn bị tiết dạy chu đáo.
3. Xác định địa chỉ cụ thể để giáo dục BĐKH.
4. Lựa chọn con đường tích hợp và thời gian, thời điểm tích hợp.
5. Đánh giá chất lượng bài dạy – Chuẩn bị cho tiết sau.
3.2. Các biện pháp thực hiện cụ thể
a. Biện pháp thứ nhất: Tìm hiểu các địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với
BĐKH trong môn Hóa học cấp THCS
STT Lớp
Địa chỉ tích hợp (Chương, bài, mục)
1

Chương 2 – Bài 12:
Sự biến đổi chất
2
Chương 2 – Bài 13: Phản ứng hoá học
3
Chương 3 – Bài 20: Tỷ khối của chất khí
4
Chương 4 – Bài 24: Tính chất của oxi
5
8
Chương 4 – Bài 25: Sự oxi hóa
6
Chương 4 – Bài 27: Điều chế oxi – Phản ứng phân hủy
7
Chương 4 – Bài 28: Không khí – Sự cháy
8
Chương 5 – Bài 31: Tính chất – Ứng dụng của hiđro
9
Chương 5 – Bài 36: Nước
10
Chương 1 – Bài 2: Một số oxit quan trọng
11
Chương 1 – Bài 4: Một số axit quan trọng
12
Chương 1 – Bài 11: Phân bón hoá học
13
Chương 2 – Bài 18: Nhôm
14
Chương 2 – Bài 20: Hợp kim sắt: Gang – Thép
15

Chương 2 – Bài 21: Sự ăn mòn kim loại
16
Chương 3 – Bài 26: Clo
17
9
Chương 3 – Bài 28: Các oxit của cacbon
18
Chương 3 – Bài 29: Axit cacbonic – Muối
19
Chương 3 – Bài 30: Silic – Công nghiệp silicat
20
Chương 4 – Bài 36: Metan
21
Chương 4 – Bài 40: Dầu mỏ và Khí thiên nhiên
22
Chương 4 – Bài 41: Nhiên liệu
23
Chương 4 – Bài 52: Tinh bột và Xenlulozơ
24
Chương 4 – Bài 54: Polime
10


b. Biện pháp thứ hai: Tìm hiểu mục tiêu và nội dung giáo dục BĐKH và đối
tượng học sinh để lên kế hoạch chuẩn bị tiết dạy chu đáo.
- Tìm hiểu nội dung, mục tiêu tiết học có liên quan tích hợp giáo dục ứng
phó với BĐKH
Khi dạy Hóa học khối 8,9, tôi phải đầu tư nghiên cứu kĩ, bao quát chương trình
để tìm hiểu mục tiêu, nội dung các phần, bài, đối tượng học sinh, từ đó có kế
họạch chi tiết cụ thể về thời gian, đồ dùng, phương tiện dạy nội dung tích hợp

giáo dục ứng phó với BĐKH cho phù hợp với từng phần, từng bài, từng mục.
Ngoài ra tôi còn dành cho mình thời gian nhất định để tìm hiểu sâu hơn về tình
hình ở địa phương, các vùng lân cận và tham khảo các hiện tượng hóa học có
liên quan đến biến đổi khí hậu ở trên các phương tiện truyền thông, để có số liệu
phiếu điều tra phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó có các minh chứng sát thực
giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ… Cụ thể: đối với mục tiêu và nội dung bài học tôi
đã bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để dạy phù hợp đối tượng học sinh. Sau đây
tôi xin trình bày mục tiêu và nội dung tích hợp cho từng mục, bài cụ thể:
Ví dụ: Bài: Không khí- Sự cháy (Tiết 42, 43- Hóa học 8)
IMục tiêu
* Kiến thức: Học sinh biết được không khí là hỗn hợp. Thành phần của không
khí theo thể tích gồm có 78% N, 21% O, 1% các khí khác.
- Học sinh biết sự cháy là sự ô xi hóa có tỏa nhiệt và phát sang còn có sự ô xi
hóa chậm cũng là sự ô xi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- Học sinh biết và điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt đám cháy.
* Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học.
* Thái độ: - Cẩn thận trung thực có tinh thần hợp tác nhóm
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch, giúp ứng
phó với biến đổi khí hậu.
* Định hướng phát triển năng lực tư duy:
- Năng lực viết PTHH, ứng dụng tính chất của oxi.
- N¨ng lùc ph©n biÖt c¸c loại phản ứng hóa học.
Khi dạy bài này, trước hết phải căn cứ vào mục tiêu của bài học và những nội
dung cần tích hợp về Bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai.
Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD và ĐT để chuẩn bị giáo án, các
phương tiện, thiết bị dạy học, các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.
Chọn lọc nội dung và biện pháp tích hợp để không ảnh hưởng đến việc truyền
thụ kiến thức, giáo dục kĩ năng cho học sinh.
Hệ thống câu hỏi tích hợp:
Mục I: Thành phần của không khí:

? Theo em trong không khí ngoài khí oxi và nitơ còn có những khí gì? Tìm các
dẫn chứng để chứng minh?
? Nếu các lượng khí này tăng quá mức cho phép thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
? Nêu các biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng khí thải?
Mục II: Bảo vệ không khí trong lành , tránh ô nhiễm.
? Thế nào là không khí bị ô nhiễm? Nguyên nhân không khí bị ô nhiễm là gì?
11


? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch tránh ô nhiễm?
? Em hãy nêu một số biện pháp nhằm chống ô nhiễm môi trường và phòng
chống biến đổi khí hậu?
? Ở địa phương em đang sống, em đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến
đổi khí hậu?
- Chuẩn bị cho tiết dạy-học
Xác định mục tiêu giáo dục ứng phó với BĐKH cho từng phần, từng bài cụ thể
đã là quan trọng xong bước chuẩn bị cũng là một trong những khâu quan trọng
không kém, vì nó quyết định tới sự thành công của tiết dạy. Việc soạn thảo nội
dung tích hợp vào bài dạy cho phù hợp, dễ hiểu, dễ áp dụng cho đối tượng học
sinh lại càng quan trọng hơn. Từ ý tưởng đó mà tôi đã soạn thảo ra nội dung
tích hợp cụ thể có thể bằng tranh ảnh, ví dụ cụ thể trong cuộc sống hàng ngày,
hoặc bằng những câu chuyện ta thường gặp, qua băng đĩa, một số hình ảnh lấy
từ mạng, hoặc những tiểu phẩm nhỏ do học sinh tự diễn có liên quan đến nội
dung giáo dục ứng phó với BĐKH của từng bài. Mặt khác ngoài sử dụng đồ dùng
hiện có của nhà trường tôi thường xuyên sưu tầm tranh ảnh hoặc tự làm đồ dùng
cho tiết dạy. Việc làm các phiếu học tập dưới các dạng phiếu điều tra, sau đó
phát trước cho học sinh yêu cầu các em bám sát tình hình thực tế ở mỗi địa
phương, làng bản, khác nhau để hoàn thành phiếu là việc làm vô cùng ý nghĩa.
Việc làm này vừa giúp các em hiểu sâu sắc hơn về việc bảo vệ môi trường và
ứng phó với BĐKH, khi học các em dễ hiểu, dễ tiếp thu, tiết kiệm được thời gian.

Trong quá trình chuẩn bị, các em đã hình thành được những việc cần làm để bảo vệ
môi trường và ứng phó với BĐKH. Mặt khác, bản thân tôi cũng phải đi điều tra
quan sát, thu thập số liệu từ các năm về trước và luôn được bổ sung thay đổi
theo mỗi năm… từ đó có minh chứng sát thực giúp các em hiểu khoa học được
bắt nguồn từ thực tế và ngược lại từ thực tế ta áp dụng khoa học vào sẽ thay đổi
cả về chất và lượng. Để có chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao đời sống
con người ngày càng ấm no hạnh phúc, thì mỗi chúng ta làm việc gì cũng phải
có ý thức trách nhiệm môi trường sống lâu dài.
Ví dụ: Bài: Nước(Bài 36- Hóa học 8) tôi yêu cầu HS điều tra phiếu sau:
Trạng thái
Màu sắc nước
Loại nước
Nước tự nhiên
sông, suối, hồ,
đầm
Nước thải của
các nhà máy
chưa xử lí

Sinh vật

Môi trường
nước

Kết luận

c. Biện pháp thứ ba: Xác định địa chỉ cụ thể để giáo dục ứng phó với BĐKH

12



- Để xác định đúng địa chỉ tích hợp thì yêu cầu giáo viên phải đầu tư
nghiên cứu bài soạn. Trước hết phải đọc kĩ nội dung bài dạy. “Có thể phân tích
chuẩn kiến thức, kĩ năng” của chương trình và nội dung bài học trong sách giáo
khoa để xác định từng phần, từng bài, từng mục cụ thể có thể tích hợp sao cho
nội dung phần tích hợp phù hợp với nội dung yêu cầu của bài. Có bài chỉ lồng
ghép vào một mục nào đó nhưng có bài lại có thể tích hợp cả bài. Cụ thể như
sau:
Lớp 8
Bài 12 Sự biến đổi chất
II. Hiện tượng hoá học: Trong hiện tượng hóa học có chất mới sinh ra
Bài 13: Phản ứng hoá học
III. Khi nào có phản ứng hoá học ?
Học sinh nắm được điều kiện xảy ra phản ứng hóa học, từ đó hạn chế được
những phản ứng có hại
IV.Dấu hiệu để biết có phản ứng hoá học: Có chất mới xuất hiện khác chất
ban đầu. Dựa vào mầu sắc, tỏa nhiệt, phát sáng
Bài 20: Tỷ khối của chất khí
So sánh khối lượng hai khí (hỗn hợp các khí), so sánh với không khí. Lưu ý
đến những khí nặng hơn không khí
Bài 24: Tính chất của oxi
Tính chất vật lý và tính chất hoá học
Lưu ý đến các phản ứng cháy, đề phòng hỏa hoạn và các phản ứng phá hủy kim
loại.
Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp – Ứng dụng của oxi
Học sinh hiểu dược sự oxi hóa, Ứng dụng của oxi đối với sự hô hấp và sự đốt
nhiên liệu, hiểu được tầm quan trọng của bầu không khí trong sạch đối với sức
khỏe con người
Bài 28: Không khí – Sự cháy
* Thành phần không khí

Học sinh biết được thành phần của không khí bình thường, có ý thức bảo vệ bầu
không khí trong sạch, tuyên truyền nhằm hạn chế sự gia tăng các khí có hại.
* Sự cháy
Học sinh biết điều kiện phát sinh sự cháy và dập tắt sự cháy để biết cách phòng
cháy và chữa cháy đơn giản.
Bài 31:Tính chất – Ứng dụng của hiđro
Tính chất vật lý – Tính chất hoá học và ứng dụng
-Khí hiđro là khí nhẹ nhất và khi tác dụng với oxi có thể gây nổ
- Những ứng dụng quan trọng của hiđro trong sản xuất và đời sống
Bài 36: Nước
Thành phần – Tính chất – Vai trò của nước
Học sinh hiểu được tầm quan trọng của nước đối với sự sống của con người và
thực động vật trên trái đất, đối với sản xuất, từ đó có ý thức bảo vệ nguồn nước
trong sạch.
13


Lớp 9
Bài 2: Một số oxit quan trọng
Lưu huỳnh đioxit – Sản xuất CaO
Khí SO2 cùng với CO2, CO sinh ra khi nung vôi là nguyên nhân gây mưa axit, ô
nhiễm môi trường
Bài 4: Một số axit quan trọng
IV.Sản xuất axit sunfuric
Sự đốt cháy nhiên liệu và các nguyên liệu trong quá trình sản xuất cũng là
nguyên nhân làm tăng lượng khí thải ra bầu khí quyển.
Bài 11: Phân bón hoá học
II. Những phân bón thường dùng
Sử dụng các loại phân bón hóa học: đạm, lân, kali,phân bón vi lượng không
đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường và bầu không khí

Bài 18: Nhôm
II.
Sản xuất nhôm
Khi khai thác các mỏ khoáng sản chứa quặng nhôm sẽ làm thay đổi bề mặt địa
hình và hệ sinh thái ( cây cối bị triệt phá, đất đai xói mòn)
Bài 20: Hợp kim sắt: Gang – Thép
II. Sản xuất Gang – Thép
Sản xuất gang và thép sinh ra các loại khí thải CO2, CO
Bài 21: Sự ăn mòn kim loại
Ăn mòn – Yếu tố ảnh hưởng đến ăn mòn – Cách bảo vệ
Học sinh biết được sự ăn mòn kim loại,các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn
kim loại đó là các chất trong môi trường và nhiệt độ, đặc biệt là mưa axit. Học
sinh biết giữ gìn các đồ vật bằng kim loại khi sử dụng nó.
Bài 26: Clo
II. Tính chất hoá học
Clo là phi kim hoạt động hóa học mạnh,tác dụng được với nhiều chất: Kim loại,
phi kim, kiềm…Một số hợp chất khí của Clo sinh ra cũng làm tăng lượng khí
thải.
III. Điều chế
Clo là khí độc nên khi điều chế phải cẩn thận đảm bảo an toàn, không để thất
thoát khí clo ra không khí.
Bài 28: Các oxit của cacbon.
Cacbon oxit – Cacbon đioxit:
Các khí này sinh ra trong sản xuất công nghiêp, trong qúa trình đốt than, nó làm
thay đổi thành phần không khí dẫn đến biến đổi khí hậu.
Bài 30: Silic – Công nghiệp silicat
III. Công nghiệp silicat
Khai thác các mỏ khoáng sản như: đá vôi, đất sét, cát làm thay đổi môi trường.
Trong quá trình sản xuất gốm,sứ, xi măng, thủy tinh sẽ sinh ra các chất thải và
khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Bài 36: Metan
14


I.Trạng thái tự nhiên:
Học sinh biết nguồn gốc sinh ra khí metan. Nên hạn chế các loại chất thải hữu
cơ như rác, các loại phân chuồng ra môi trường. Nên xây các bể biogas để lấy
chất đốt và làm sạch môi trường đặc biệt là không khí.
III.Tính chất : Metan cháy có khí CO2 sinh ra
IV.Ứng dụng: Metan được dùng làm nhiên liệu trong sản xuất và đời sống
Bài 40: Dầu mỏ và Khí thiên nhiên
Dầu mỏ và khí thiên nhiên
Dầu mỏ, khí thiên nhiên rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
Việc khai thác, vận chuyển các loại nhiên liệu này tiềm ẩn nhiều nguy cỏ cháy
nổ làm thiệt hại tài sản, con người và hủy hoại môi trường sống.
Bài 41: Nhiên liệu
Phân loại và sử dụng nhiên liệu
Học sinh hiểu được cách sử dụng các loại nhiên liệu để đạt hiệu quả cao, không
gây lãng phí nhiên liệu và sinh ra nhiều khí thải có hại cho con người.
Bài 52: Tinh bột và Xenlulozơ
III. Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ
Học sinh nắm được cơ chế quang hợp của cây là tạo thành các hợp chất hữu cơ
và giải phóng khí O2 làm trong sạch môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
đặc biệt là bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh.
Bài 54: Polime
Những loại chất thải làm bằng polime rất khó phân hủy. Nếu đốt thông thường
sẽ sinh ra nhiều khí độc
d. Biện pháp thứ tư: Lựa chọn con đường tích hợp và thời gian, thời điểm
tích hợp
Để đưa nội dung tích hợp vào kế hoạch bài dạy (giáo án) nghĩa là lồng ghép mục

tiêu/nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào chỗ nào, thời điểm nào trong tiến
trình bài dạy? Cách đặt vấn đề? Cách giải quyyết vấn đề và kết luận đánh giá
như thế nào? Điều này giáo viên phải vận dụng linh hoạt các khâu lên lớp. Đối
với mỗi bài, mỗi phần cụ thể tôi đã tìm các biện pháp hợp lý, cách tích hợp
không gò bó, không máy móc, sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh.
Ví dụ: Bài 21: Sự ăn mòn kim loại- Hóa học 9.
Nội dung tích hợp: Ăn mòn – Yếu tố ảnh hưởng đến ăn mòn – Cách bảo vệ.
Để tích hợp nội dung BĐKH vào bài, tôi đưa ra hệ thống câu hỏi vào từng phần
như sau:
- Phần I: ? Tại sao kim loại bị ăn mòn? Lấy ví dụ về đồ vật bị ăn mòn kim loại
trong gia đình em?
- Phần II, III: ? Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại? Bản thân em
đã làm gì để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình để tránh bị ăn mòn?
? Không khí có nhiều khí thải CO2 , SO2…khi gặp mưa sẽ có hiện tượng gì?
? Mưa axit có tác hại gì đến các đồ vật bằng kim loại? Để tránh các tác hại do
mưa axit gây ra chúng ta phải làm gì?
? Con người cần làm gì để giảm thiểu hiện tượng mưa axit?
15


- Mặt khác khi dạy, giáo viên phải áp dụng linh hoạt các hình thức dạy học
phong phú: như phương pháp tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề, hoạt động
nhóm, đóng kịch, trò chơi ô chữ, quan sát, phỏng vấn, nhìn hình ảnh đoán nội
dung hoặc tham quan, cắm trại, lập dự án…Trong đó phải kể đến phương pháp
nghiên cứu, học sinh được làm quen với quá trình tìm tòi khám phá, sáng tạo
dưới các dạng bài tập. Có bài tập giải quyết ngay trên lớp, giáo viên phải qui
định thời gian cho bài tập, đặt vấn đề và câu hỏi gợi ý (nếu HS yếu chưa hiểu)
sao cho logic để thu hút học sinh, câu hỏi dễ hiểu và phải hướng vào mục tiêu cụ
thể. Từ đó học sinh có thể tư duy, suy nghĩ phát hiện nhanh. Tuy nhiên phải tùy
từng đối tượng học sinh mà tung vấn đề dưới dạng câu hỏi khó hay dễ. Câu hỏi

có tính bao quát khí hậu toàn cầu hay một nước, một nơi nào đó có liên quan.
Chú ý đặt nội dung tích hợp đúng địa chỉ mới có hiệu quả cao. Học sinh có thể
áp dụng vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo song vẫn phải đảm bảo yêu cầu
về nội dung và thời gian của tiết học. Tôi thường khuyến kích học sinh có suy
nghĩ vấn đề giáo dục ứng phó với BĐKH, trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Muốn vậy các em phải chuẩn bị bài và tập trung chú ý dõi theo bài học, tích cực
trao đổi, thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến đóng góp cho bài học, hay các tình
huống giáo viên đưa ra, có như vậy các em mới nhớ lâu và vận dụng bài học vào
thực tế một cách triệt để.
Ví dụ: Bài 13: Phản ứng hoá học- Hóa học 8
Câu 1: Nhỏ giấm ăn lên tường nhà thấy có bọt khí bay lên.
Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?
Viết phương trình chữ của phản ứng, biết giấm là axit axetic tường nhà có canxi
cacbonat sản phẩm sinh ra là canxi clorua, khí cacbonic và nước.
Câu 2: Giải thích tại sao khi để ngọn lửa đến gần là cồn đã bắt cháy? Biết rằng
cồn cháy được là có sự tham gia của khí oxi, tạo ra nước và khí cacbonic. Viết
phương trình chữ của phản ứng.
e. Biện pháp thứ năm: Đánh giá chất lượng bài dạy- Chuẩn bị cho tiết sau
* Đánh giá chất lượng bài dạy và rút kinh nghiệm cho giờ dạy sau
Sau mỗi tiết dạy tôi thường có các câu hỏi củng cố bài và bài tập dưới dạng
trắc nghiệm để đánh giá với từng đối tượng học sinh, nhằm khích lệ đối với học
sinh có ý thức về việc ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp,
bảo vệ sự sống trên trái đất. Đối với bài lý thuyết bao giờ cũng có bài tập đánh
giá khả năng tư duy và vận dụng. Từ đây giáo viên có thể để điều chỉnh nội
dung, thời gian hay khâu chuẩn bị rút kinh nghiệm cho các tiết sau...
Ví dụ: – Bài 28: Các hợp chất của cacbon - Hóa học 9.
Câu 1. Thế nào là hiệu ứng nhà kính?
Câu 2. Có phương pháp nào làm sạch khí thải của ôtô?
Câu 3. Trường hợp nào sau đây làm thay đổi tổng hiệu ứng nhà kính nhiều nhất?
a. Giảm 1% lượng khí cacbonic.

b. Giảm 10% lượng khí metan.
c. Giảm 10% lượng khí đinitơ oxit.
d. Giảm 1% hơi nước.
Câu 4. Từ năm 1750 đến năm 2000, khí nào sau đây có nồng độ gia tăng lớn
nhất (tính theo phần triệu) trực tiếp từ các hoạt động của con người?
16


a. Khí cacbonic.
b. Khí metan. c. Khí đinitơ oxit. d. Hơi nước.
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới một cách chu đáo, dần dần định
hướng các em tự học và tự quan sát, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Muốn
vậy giáo viên phải soạn bài trước rồi từ đó định ra phần chuẩn bị của giáo viên
và học sinh như thế nào? Học sinh phải thu thập các số liệu ra sao? (cá nhân hay
theo nhóm). Giáo viên phải có lịch trình kiểm tra, đánh giá phần chuẩn bị tốt hay
không tốt? nhằm khuyến khích, nhắc nhở, phê bình kịp thời...
Học sinh có chuẩn bị bài mới bằng cách tự học, tự quan sát từ thực tế về những
hậu quả do con người, thiên nhiên, môi trường gây ra như thế nào? Từ đó tìm ra
biện pháp khắc phục và tránh những hậu quả tương tự xảy ra ....
Mặt khác hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, hay làm các bài tập vận dụng còn
kích thích sự tò mò, ham tìm tòi học hỏi của học sinh. Phần này nhiều giáo viên
còn xem nhẹ chính vì thế nhiều khi dẫn đến cháy giáo án, hoặc học sinh không
theo kịp tiến trình dạy của giáo viên.
Ví dụ: Bài 21: Sự ăn mòn kim loại- Hóa học 9
Sau khi học xong bài 20- Hợp kim Sắt: Gang,Thép
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài học sau: sưu tầm một số đồ vât
bằng kim loại đã bị gỉ sét. Mỗi nhóm làm một thí nghiệm về Ảnh hưởng của
thành phần các chất trong môi trường đến sự ăn mòn kim loại. (Hình 2.19-trang
65 sgk hóa 9).

Sau đây là bài soạn, dạy minh hoạ:
Tiết 42:
Ngày soạn 17 tháng 01năm 2015

KHÔNG KHÍ SỰ CHÁY
I . Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được không khí là hỗn hợp. Thành phần của không khí theo thể
tích theo thể tích gồm có78% N, 21% O, 1% các khí khác.
- Học sinh biết sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng còn có sự oxi hóa
chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- HS biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt đám cháy.
2.Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PTHH .
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ bầu khí quyển trong sạch(toàn
phần)
4. Định hướng phát triển năng lực tư duy
Năng lực viết PTHH, ứng dụng tính chất của oxi, năng lực phân biệt các loại
PƯHH

II. Chuẩn bị:
Học sinh: Một số hình ảnh về khí thải các nhà máy, hình ảnh về ô nhiễm môi
trường ở địa phương.
17


Giáo viên:
- Máy chiếu đa năng
- Bảng nhóm.

- Chuẩn bị thí nghiệm( 4 nhóm) - Hóa chất: nước, photpho
-Dụng cụ: Ống thủy tinh có chia thể tích, chậu thủy tinh, muôi sắt, nút cao su

III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân...

IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là phản ứng phân hủy.
Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng nào là
phản ứng phân huỷ :
to
t0
a. 4P + 5O2 à 2P2O5
c. CaCO3 à CaO + CO2
đp
t0
b. 2H2O à 2H2 + O2
d. 2Cu + O2 à 2CuO
B. Bài mới:
I. Thành phần của không khí
Hoạt động 1: 1.Thí nghiệm
Hoạt động của thầy và trò
GV: Chuẩn bị thí nghiệm như H 4.7.
? Nêu mục đích thí nghiệm?
Các bước tiến hành thí nghiệm
? Các dụng cụ thí nghiệm cần dùng?
- B1: Lấy một lượng photpho vào
? Các bước tiến hành thí nghiệm?
muôi sắt, xuyên qua nút cao su.

Giáo viên chuẩn kiến thức- Chiếu các - B2: Đốt cháy photpho trên ngọn lửa
bước tiến hành thí nghiệm lên màn hình. đèn cồn.
GV hướng dẫn cách làm thí nghiệm.
- B3: Đưa photpho đang cháy vào
Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và ống hình trụ, đậy kín miệng bằng nút
quan sát hiện tượng xảy ra.
cao su
. Chất gì trong ống thuỷ tinh đã tác dụng
với P để tạo ra khói trắng P2O5?(khói này
tan dần trong nước).
Nước dâng lên một phần, vậy phần của
nước đã thay thế phần thể tích của khí
nào trong không khí?
Các kiến thức cơ bản
? Trong ống nghiệm còn photpho không?
(Sơ đồ tư duy ở phần cuối bài)
(Trong ống nghiệm vẫn còn photpho)
? Vì sao photpho cháy một lúc rồi tắt, khi
không khí trong ống thủy tinh vẫn còn?
(photpho tắt vì khí oxi trong ống không
còn)
? Đã có những biến đổi nào xảy ra trong
thí nghiệm trên?
18


( Photpho đỏ tác dụng oxi tạo thành
P2O5, P2O5 tan trong nước )
? Trong khi cháy mực nước trong ống
thủy tinh thay đổi như thế nào?

(Mực nước dâng lên đến vạch thứ 2)
? Tại sao nước lại lại dâng lên trong ống?
(vì khí oxi đã tác dụng hết nên áp suất
trong ống giảm, nước tràn vào chiếm chỗ
phần oxi bị mất)
? Nước dâng lên vạch thứ 2 chứng tỏ điều
gì?
(Khí oxi chiếm 1/5 thể tích)
? Tỷ lệ chất khí còn lại trong ống là bao
nhiêu ? (4/5 thể tích)
Khí còn lại là khí gì? Tại sao?
(Khí còn lại trong ống là khí nitơ vì nitơ Kết luận:
không cháy)
Không khí là một hỗn hợp khí trong
? Em rút ra kết luận về thành phần không đó oxi chiếm 1/5 thể tích ( chính xác
khí?
hơn là oxi chiếm khoảng 21% về thể
(Khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí tích không khí) phần còn lại hầu hết
phần còn lại chủ yếu là khí nitơ)
là nittơ
Hoạt động 2: 2. Ngoài khí oxi và khí nitơ không khí còn có chứa những chất
gì khác:
-Thảo luận theo nhóm:
? Theo em trong không khí còn có những
chất gì? Tìm các dẫn chứng để chứng
minh?
Trả lời:
-Hơi nước
Chứng minh: Khi để cốc nước lạnh
ngoài không khí xuất hiện các giọt nước

bám trên mặt ngoài của cốc.
Hiện tượng sương mù do hơi nước gây ra
-Khí cacbonic
Khí cacbonic tạo thành màng trắng với
nước vôi trên bề mặt hố vôi tôi
Ngoài khí oxi và khí nitơ trong
Các nhóm nêu ý kiến của mình.
không khí còn có : HơI nước, CO2,
Các nhóm khác bổ sung ( nếu có).
khí hiếm Ne, Ar, bụi chiếm khoảng
HS nêu kết luận
1%
GVchuẩn kiến thức
? Nếu lượng khí CO2 và các khí khác
vượt quá mức độ cho phép thì sẽ gây
nên hiện tượng gì?
19


(Không khí bị ô nhiễm, làm tăng hiệu
ứng nhà kính, trái đất nóng lên)
Hoạt động 3: 3. Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm:
Thảo luận theo nhóm:
Nhóm 1: Thế là không khí bị ô nhiễm?
1- Không khí chứa các khí độc hại,
chứa nhiều rác thải có mùi hôi thối,
ảnh hưởng đến người, động vật và
thực vật.
Nhóm 2: Nguyên nhân nào làm không
2- Do khí thải công nghiệp,các

khí bị ô nhiễm?
phương tiện giao thông vận tải, cháy
(Tranh số1 phần phụ lục)
rừng, rác thải trong sản xuất và sinh
hoạt, khí thải trong sinh hoạt của con
người.
Nhóm 3: Không khí bị ô nhiễm gây ra 3- Tác hại: Các khí độc và mưa axit
tác hại gì?
tác động xấu đến sức khỏe con người
(Tranh số 2 phần phụ lục)
và cuộc sống thực vật, phá hoại các
công trình xây dựng cầu cống, nhà
cửa, di tích lịch sử.
- Sự gia tăng khí thải làm tăng hiệu
ứng nhà kính trái đất nóng lên, băng
ở hai cực sẽ tan, diện tích đất bị thu
hẹp lại. Có nhiều thiên tai xảy ra,
ảnh hưởng xấu đến con người
Nhóm 4: Làm thế nào để bảo vệ không 4- Biện pháp: xử lý khí thải các nhà
khí trong lành tránh bị ô nhiễm môi máy, lò đốt, các phương tiện giao
trường?
thong. Bảo vệ rừng, trồng rừng phủ
(Tranh số 3 phần phụ lục)
xanh đất trống đồi trọc
-Các nước phải cắt giảm lượng khí
thải công nghiệp.
- Phải thay đổi thói quen hàng ngày
trong cuộc sống theo hướng tiết
kiệm năng lượng và sử dụng các
nguồn năng lượng sạch.

? Liên hệ ở địa phương đã làm gì để bảo - Trồng nhiều cây xanh.
vệ môi trường?
- Tích cực chăm sóc và bảo vệ cây
trồng.
- Dọn vệ sinh sạch sẽ nơi công cộng,
không xả rác bừa bãi.
- Nhắc nhở mọi người cùng thực
? Em đã làm gì để bảo vệ không khí hiện.
trong lành tránh ô nhiễm.
- Là học sinh những người chủ
tương lai của đất nước các em hãy
hành động vì một môi trường:
20


XANH– SẠCH- ĐẸP.
Hãy cùng chung tay để xây dựng và
bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của
tất cả loài người trở nên tốt đẹp hơn,
an toàn hơn và trong sạch hơn.
C. Củng cố:
1. Trả lời các câu hỏi
- Thành phần không khí gồm những khí gì?
- Các biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành?.
- Biện pháp nào hiệu quả nhất mà không gây ô nhiễm môi trường?
2. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài.
- Làm các bài tập: 1, 2, 7 trong sách giáo khoa
Kiến thức cần nhớ
Khí Nitơ 78% thể tích

Khí Oxi 21% thể tích
I.THÀNH
PHẦN
KHÔNG KHÍ

KHÔNG
KHÍ- SỰ
CHÁY

Các chất khác: CO2, hơi
nước, khí hiếm, bụi khói…
Bảo vệ không khí trong lành,
tránh ô nhiễm

II. SỰ CHÁY
VÀ SỰ OXI
HÓA CHẬM

4. Hiệu quả của SKKN
Qua hai năm nghiên cứu và điều chỉnh cách dạy việc tích hợp giáo dục
ứng phó với biến đổi khí hậu một cách hợp lý đến nay, học sinh tiếp thu và đã
biết vận dụng phần tích hợp này vào trong các bài kiểm tra. Kết quả cụ thể như
sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số
Ghi
Khối

HS TS
%
TS
%
TS
%
TS
% chú
8
62
15
24,2 30
48,4 17
27,4 0
0
9
60
17
28,4 23
38,3 20
33,3 0
0
21


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên đây tôi đã trình bày một vài kinh nghiệm về phương pháp tích hợp giáo
dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy môn Hóa học tại trường THCS Thành Kim
,thấy có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, tôi gặp không ít

khó khăn và chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong sự đóng
góp, bổ sung của các đồng nghiệp. Đặc biệt là những người đang trực tiếp giảng
dạy chương trình Hóa học THCS cho ý kiến đóng góp, bổ sung để phương pháp
thực hiện ngày càng được tốt hơn, hoàn chỉnh hơn, nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kì đổi mới. Tôi xin chân thành
cảm ơn.
2. Kiến nghị, đề xuất
*Đối với giáo viên:
- Phải đầu tư cho nghiên cứu chuyên môn nhất là các kiến thức liên môn như
môn Toán,Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ… để có kiến thức vững vàng giải
quyết các tình huống xảy ra
- Đầu tư thời gian để cập nhật các số liệu từ thực tế về ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu vào đời sống hàng ngày của toàn cầu.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan như tranh ảnh, video, số liệu thực tế…
cho tiết dạy.
- Đặt nội dung tích hợp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu đúng địa chỉ và
logic.
* Đối với học sinh:
- Phải có thói quen tự nghiên cứu, biết phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập
được từ thực tế.
- Tích cực tham gia nhiều các hoạt động: ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, tham
quan thiên nhiên...để có kiến thức thực tế về biến đổi khí hậu và hậu quả của nó.
Từ đó có những hành động, việc làm thiết thực để làm giảm hậu quả của biến
đổi khí hậu và là tuyên truyền viên tích cực để mọi người cùng hưởng ứng.
* Đối với nhà trường:
- Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trường lớp cho các trường đặc biệt là thiết
bị về công nghệ thông tin
- Đồ dùng thiết bị: Hàng năm nên bổ sung thêm tranh ảnh phóng to, số liệu
mới, cập nhật về tình hình biến đổi khí hậu.


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thạch Thành, ngày 25 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Trần Quốc Thạch
22


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Japan earthquake live blog: Death toll rises amid widespread destruction”.
(TimeWarner).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1997)
Tổ chức khí tượng thế giới(WMO, 1873)
Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu ( IPCC, 1988)
Công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu tại Hội nghị
Thượng đỉnh về Môi trường, Rio de Janeiro (Braxin) 1992.
Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trong báo cáo lần thứ

Tư (AR4) năm 2007
Biến đổi khí hậu, Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử,
Bộ thông tin và truyền thông.
Tài liệu: Giáo dục ứng phó và biến đổi khí hậu cấp Trung học cơ sở và Tài
Giáo dục ứng phó và biến đổi khí hậu trong môn Hóa học cấp Trung học
cơ sở của Bộ GD và ĐT
Mạng Internet

23


TRANH PHỤ LỤC CHO BÀI GIẢNG

24


Học sinh lớp 8A trường THCS Thành Kim huyện Thạch Thành, trồng cây
đầu năm mới 2016

25


×