Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng bòi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS vạn thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.55 KB, 19 trang )

I-PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, ở mọi thời đại, bất cứ hoàn
cảnh nào, đất nước ta cũng luôn quan tâm đến đào tạo và phát triển nhân tài, coi
hiền tài là nguyên khí quốc gia.
Bước vào thế kỷ 21- Thế kỷ của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức. Việt
Nam bước vào thềm hội nhập thế giới. Giáo dục đào tạo, phát triển nhân tài lại
càng là nhiệm vụ trọng yếu mà Đảng, nhà nước ta đã xác định gắn với chiến
lược Quốc gia tại nghị quyết TW 2 khoá 8 của Ban chấp hành trung ương Đảng.
Những năm gần đây, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, Bộ giáo dục
và đào tạo đã thổi thêm luống gió mới vào các nhà trường bằng sự định hướng
rõ nét: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Lấy học sinh làm
trung tâm. Học sinh được giữ vai trò chủ động trong lĩnh hội kiến thức. Người
thầy giữ vai trò chủ đạo, là trọng tài điều khiển học sinh chủ động nghiên cứu
chiếm lĩnh kiến thức mới. Điều này giúp trò phát huy được năng lực cá nhân,
tính năng động sáng tạo và nhiều cơ hội khám phá tri thức; mặt khác, giúp người
thầy phân loại đối tượng, phát hiện tài năng từ khi các em còn ở bậc học THCS.
Một lần nữa, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng
định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”, và "Giáo dục và đào
tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
góp phần quan trọng trong xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con
người Việt Nam".
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân
dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược giáo dục mang tính quốc gia, chất lượng học
sinh giỏi gắn với nâng cao chất lượng đại trà đã là mục tiêu gắn liền với nhiệm


vụ mỗi năm học trong các nhà trường phổ thông nói chung và cấp THCS nói
riêng. Do đó, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được quan tâm và là vấn đề
cấp thiết hiện nay buộc mỗi nhà quản lý giáo dục phải trăn trở; Bởi công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi là một quá trình mang tính khoa học, nghiêm túc, bền bỉ.
Đối với cấp trung học cơ sở, ngay từ đầu cấp học, các nhà trường đã chủ động
lập kế họach giảng dạy, đưa giải pháp phù hợp cho tất cả các đối tượng học sinh.
Từ đó nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng học sinh giỏi nói
riêng.
Thực tiễn trường Trung học cơ sở Vạn Thắng, qua những năm đảm nhiệm
công tác quản lý, cho dù bản thân cũng như tập thể sư phạm đã nỗ lực, tìm tòi
1


giải pháp. Song chỉ mới dừng lại ở duy trì chất lượng giáo dục đại trà, còn chất
lượng học sinh giỏi của nhà trường vẫn còn thấp so với một số trường trong
huyện và không đạt mục tiêu đặt ra. Điều đó khiến nhà trường, đội ngũ quản lý
phải trăn trở, tòm tòi đổi mới tìm giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng
giáo dục hiện nay. Đặc biệt, năm học 2011-2012, nhà trường đưa vào kế hoạch
chiến lược trình các cấp lãnh đạo và quyết tâm xây dựng thành công trường
chuẩn Quốc gia vào năm 2014. Xác định chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng
đầu để phấn đấu được công nhận trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia.
Trong đó, chất lượng học sinh giỏi qua các kỳ thi khẳng định sứ mệnh, là sự
đánh giá khách quan về năng lực chuyên môn của đội ngũ nhà giáo và năng lực
quản lý của ban giám hiệu nhà trường.
Trước nhiệm vụ bức thiết đó, tôi quyết định nghiên cứu giải pháp để nâng cao
chất lượng học sinh giỏi qua các kỳ thi qua đề tài nghiên cứu Biện pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở
Vạn Thắng. Với mong muốn xây dựng hệ thống kinh nghiệm qua các biện pháp
chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tìm hướng đi đúng, phù hợp thực tiễn
nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, duy trì chất lượng dạy và học,

trong đó có chất lượng học sinh giỏi. Góp một tiếng nói chung trong lĩnh vực
bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp THCS hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu
Đề tài Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi
ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng nhằm đánh giá thực trạng biện pháp chỉ
đạo, kết quả đạt được trong 2 nămhọc 2011-2012; 2012-2013 để nghiên cứu đề
tài; vận dụng trong 2 năm học 2013-2014; 2014-2015; để tìm ra một số nguyên
nhân, rút ra kinh nghiệm, đề xuất một số biện pháp về công tác chỉ đạo bồi
dưỡng học sinh giỏi của trường Trung học cơ sở Vạn Thắng. Góp phần nâng cao
chất lượng học sinh đại trà nói chung, nâng cao chất lượng học sinh giỏi nói
riêng, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay và duy trì chất lượng giáo dục của
trường Trung học cơ sở Vạn Thắng đạt chuẩn Quốc gia đã được công nhận.
3.Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở
trường trung học cơ sở Vạn Thắng nhằm nghiên cứu, tổng kết kết quả bồi
dưỡng học sinh giỏi thông qua đội ngũ nhà giáo, học sinh và các điều kiện liên
quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường Trung học cơ sở Vạn
Thắng.
4.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, kiểm nghiệm thực tế, so sánh đối chứng rút ra bài học
kinh nghiệm gồm:
-Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nhận thức về vai trò bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần thiêt thực đào tạo nhân
tài cho đất nước.
Một số lý luận liên quan đến chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi: Năng lực, năng
khiếu, tài năng…
2


-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:

+ Phương pháp điều tra để có những thông tin cơ bản, chính xác về thực trạng
chỉ đạo tổ chức của Ban giám hiệu, thực hiện và kết quả đạt được của giáo viên
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Phương pháp quan sát nhằm thu thập những thông tin trực tiếp về thực trạng
chỉ đạo tổ chức của Ban giám hiệu, thực hiện và kết quả đạt được của giáo viên
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Phương pháp thống kê nhằm sử dụng xử lý số liệu thu được để so sánh, kết
luận xác đáng.
II-PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng
học sinh giỏi.
1.1/ Nhận thức về vai trò trí tuệ:
Trí tuệ -Một công cụ vạn năng, một tài nguyên vô giá mà trong vũ trụ, chỉ
con người mới chiếm lĩnh được. Trí tuệ là tài nguyên sinh ra mọi tài nguyên
khác. Khi nhận thức của con người đạt đến một trình độ nhất định sau khi thực
hiện quá trình tư duy cao, khi đó có trí tuệ.
Trí tuệ là tiền đề của tri thức, là cái cơ bản quyết định sự phát triển của mỗi con
người, một xã hội, cộng đồng, quốc gia. Ngày nay, tri thức lại có thêm một chức
năng cực kỳ quan trọng- Nhân loại gọi thế kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri
thức. Do đó, việc sản sinh ra tri thức mới sẽ trở thành hoạt động vô cùng quan
trọng của nhân loại. Tri thức đã là yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh, phát triển
trên mọi lĩnh vực của các quốc gia trên toàn cầu.
Các Quốc gia trên thế giới ngày càng thấy rõ: Tài năng, thiên tài không những
mang lại vinh quang cho mỗi cá nhân, mà còn mang lại giá trị tinh thần, vất chất
to lớn không chỉ cho Quốc gia đó mà cho cả nhân loại.
1.2/Nội dung công tác quản lý quá trình day- học và công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi.
Dạy và học là hai vấn đề trung tâm ở mỗi nhà trường. Thực chất của quản lý
nhà trường là quản lý quá trình dạy và học. Muốn dạy tốt, người giáo viên phải
xuất phát từ tổ chức tối ưu hoạt động của thầy và trò. Thực hiện tốt các chức

năng dạy và học, đồng thời đảm bảo mối liên hệ hai chiều thường xuyên, bền
vững.
Quản lý quá trình dạy học là quản lý tập thể giáo viên và học sinh để chính họ
tự quản lý hoạt động của mình. Quản lý hoạt động dạy và học bằng cách tác
động tới từng giáo viên và cả tập thế sư phạm. Mỗi giáo viên lại quản lý việc
học tập, rèn luyện của mỗi lớp, nhóm, đến từng học sinh. Mỗi học sinh lại tự
quản từ bên trong cá thể. Cuối cùng sản phẩm thu được trong nhà trường qua
quá trình quản lý là con người được đào tạo bài bản, toàn diện, nhân cách được
hình thành và phát triển.

3


Sự quản lý trong nhà trường đối với giáo viên và học sinh vừa là tác động
mang tính dân chủ nhằm tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện cho học sinh phát huy
năng lực cá nhân ở mức độ cao nhất, vừa mang tính mệnh lệnh. Như vậy trong
công tác quản lý trường học, người quản lý có vị trí trung tâm trong việc chỉ đạo
dạy và học. Trong đó, nhiệm vụ chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong
những nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt mỗi năm học.
1.3/ Một số khái niệm có tính chất lý luận có liên quan đến vấn đề học sinh
giỏi
-Năng lực và tài năng: Năng lực là những vấn đề đặc điểm tâm lý riêng biệt của
mỗi con người. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình phát triển, vận động của hoạt
động cụ thể. Nó là sản phẩm của hoạt động thực tiễn tích cực của con người
không thể tách rời hoàn cảnh xã hội sự tham gia phục vụ cho sự phát triển xã
hội. Người có năng lực thường có đầy đủvốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách
sáng tạo,có khả năng thích ứng và giải quyết những yêu cầu mới.
Năng lực chỉ tồn tại và được khẳng định trong sự vận động của một hoạt động
cụ thể. Nó là sản phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người,
không tách rời hoàn cảnh xã hội và sự tham gia phục vụ cho sự phát triển của xã

hội, cho lợi ích của nhân loại.
Trình độ cao của năng lực là tài năng. Trình độ tột đỉnh của năng lực là thiên
tài.
-Năng khiếu: Theo từ điển giáo dục học, là tập hợp tư chất bẩm sinh, di truyền
trong một cấu trúc tâm lý của cá nhân làm tiền đề nảy sinh và phát triển những
tiềm năng nổi trội đặc biệt, làm cơ sở hình thành những năng lực đặc biệt vượt
leentreen những khuôn khổ bình thường, cho phép sáng tạo những giải pháp độc
đáo , đem lại những kết quả lớn lao khác thường. Vậy năng khiếu là mầm mống,
là tín hiệu của tài năng nếu được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời, có hệ thống
với phương pháp tốt thì sẽ phát triển.
-Học sinh năng khiếu: Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng năng lực đặc thù trên
các lĩnh vực đều có những nét chung. Được quy tụ vào 3 tiêu chuẩn sau:
Thứ nhất là thông tuệ. Những học sinh năng khiếu thường thông minh, trí tuệ
phát triển, năng lực tư duy tốt, tiếp thu vấn đề nhanh, nhớ lâu, có khả năng suy
diễn, quy nạp, khái quát, tổng hợp vấn đề.
Thứ hai là sáng tạo. Các em có khả năng tư duy độc lập, có óc phê phán cao,
không đi theo đường mòn, luôn nhìn nhận bản chất để tìm ra quy luật của các
hiện tượng, sự vật. Có khả năng dự báo , đề xuất những giải pháp mới, đạt hiệu
quả tối ưu.
Thứ ba, các em có một số phẩm chất nổi bật: Say mê tò mò khoa học. Hoạt
động có mục đích rõ ràng, trung thực, kiên trì, thích tìm tòi cái mới, giàu lòng vị
tha và tính nhân văn, có ý chí phấn đấu vươn lên tự hoàn thiện mình. Tinh thần
vượt khó và tính tự chủ cao.
-Học sinh giỏi ở bậc trung học cơ sở: Là sự thể hiện năng khiếu ở môn học nào
đó. Sự đánh giá ghi nhận kết quả đạt được của các em ở mức độ cao so với mục
tiêu đề ra của môn học đó ở từng khối lớp và cả bậc học Trung học cơ sở.. Kết
4


quả mỗi môn học của học sinh được thông qua kiến thức và kỹ năng các em có

được qua quá trình học tập, đồng thời thể hiện qua quá trình tư duy, thái độ và
cách ứng xử, cách vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành, vận dụng kiến
thức kỹ năng vào các hoạt động, tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
Nghị quyết trung ương 2 khóa 8 đã chỉ rõ: “ Mục tiêu chủ yếu là giáo dục
toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ ở tất cả các bậc học…”. Việc bồi dưỡng học sinh
giỏi không thể tách rời nền tảng giáo dục phổ thông toàn diện, vững chắc. Vấn
đề là phát hiện ra khi nào, học sinh nào và giỏi mặt nào. Hiện nay chưa có một
công thức tối ưu nào cho vấn đề trên. Điều đó chủ yếu phụ thuộc năng lực, nghệ
thuật của nhà sư phạm- Người kỹ sư tâm hồn! Chính vì vậy, chất lượng học sinh
nói chung, và học sinh giỏi nói riêng không chỉ đánh giá bằng điểm số thông qua
các bài kiểm tra, mà quan trọng hơn, cơ bản hơn là các em có năng khiếu bẩm
sinh gì, phẩm chất nào trong nhân cách đang hình thành, các em trưởng thành và
phát triển như thế nào, các em có năng lực gì để tiếp tục bồi dưỡng và phát triển.
-Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
-Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một đường lối chủ trương nhất định.
-Biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi là giải pháp, cách thức giải quyết,
hướng dẫn của quản lý nhà trường cho giáo viên thực hiện việc phát hiện, bồi
dưỡng, đánh giá học sinh giỏi. Chế độ đãi ngộ học sinh giỏi và giáo viên giảng
dạy theo mục tiêu, kế hoạch đã định. Phù hợp với thực tiễn nhà trường, mục tiêu
cấp học, mục tiêu giáo dục quốc gia. Đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển đất
nước.
2.Thực trạng chất lượng học sinh giỏi trước khi áp dụng đề tài Biện pháp
chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học
cơ sở Vạn Thắng
2.1-Thuận lợi: Trên thực tế, những năm gần đây, chính phủ đã đầu tư thích
đáng cho giáo dục trên tầm vĩ mô, có chiến lược giáo dục lâu dài, do đó nền giáo
dục Việt Nam đã thu được nhiều thành công rực rỡ trong lĩnh vực học sinh giỏi
trong nước và quốc tế.
Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa, Phòng giáo dục đào tạo Nông Cống những
năm gần đây đặc biệt quan tâm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nên đã đưa

những giải pháp hay trong lĩnh vực này như: tổ chức chuyên đề, phát hành tài
liệu bồi dưỡng nâng cao thiết thực sát với mục tiêu cấp học, tổ chức giao lưu học
sinh giỏi cấp huyện các khối 6,7,8 chứ không dừng lại ở thi học sinh giỏi khối 9
như trước kia. Đặc biệt, phòng giáo dục đã tổ chức được kỳ thi sát hạch chất
lượng giáo viên được đông đào giáo viên tham gia và đồng tình bởi đó là tiếng
chuông báo thức đối với một số không ít giáo viên hiện nay ngủ quên trước yêu
cầu chất lượng đội ngũ nói chung và phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nói
riêng. Chủ trương này đã tạo cơ chế cho các nhà trường nâng cao chất lượng, tạo
động lực để đội ngũ rèn luyện trong chuyên môn nghiệp vụ, góp phần tích cực
nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó chất lượng học sinh giỏi ngày càng
khởi sắc, tạo thêm động lực cho nhà trường.

5


ó cú tờn nhiu hc sinh huyn Nụng Cng c ghi trong bng vng cỏc k
thi hc sinh gii cỏp quc gia. Kt qu thi hc sinh gii cp tnh ca khi THCS
huyn Nụng Cng cng c xp vo tp u ca tnh Thanh Húa. Nu nh
trc kia, kt qu thi hc sinh gii khi THCS ca huyn ch t c gii cao,
gii tnh i vi hc sinh trng Trn Phỳ thỡ nhng nm gn õy, cỏc trng
vựng sõu vựng xa cú nhiu gii cao khụng nhng cp huyn m c cp tnh v
cp Quc gia.
Vạn Thắng l a phng cú mt bng dõn trớ cao, cú s phỏt trin kinh t
xó hi n nh. Hu ht cỏc gia ỡnh u cú truyn thng hc tp v quan tõm
nhiu n vic hc tp ca con em. Nh trng luụn nhn c s quan tõm ca
phũng Giỏo dc - o to Nụng cng v lónh o Xó Vn Thng, s giỳp
ca ph huynh hc sinh, và các tổ chức chính trị xã hội trong và
ngoài xã, do ú ó tng bc xỏc lp c thng hiu, cú s tớn nhim ca
hc sinh v ph huynh hc sinh trờn a bn xó v khu vc lõn cn. Vi truyn
thng nh trng nhiu nm liờn tc t th hng cao v thi hc sinh gii cp

tnh, cp huyn v cỏc thnh tớch khỏc v phong tro th dc th thao,vn hoỏ
vn ngh v cụng tỏc on i.
trng trung hc c s Vn Thng, nhn thc c nhim v trc mt v
lõu di trc yờu cu ca giỏo dc hin nay, Ban giỏm hiu ó a vo mt
trong nhng nhim v chin lc trng tõm hng u trong l trỡnh thc hin
ngh quyt 29 ca ban bớ th trung ng ng: Nõng cao cht lng i ngduy trỡ cht lng i tr- Nõng cao cht lng hc sinh gii t 2010 n 2015,
tm nhỡn n 2020. Mc tiờu ny c i ng hng ng tớch cc v ng lũng
thc hin. C s h tng cng c BGH quan tõm tham mu cỏc cp lónh o
u t thớch ỏng. Cht lng i ng, kt qu giỏo dc nhng nm va qua
cho thy thnh cụng bc u ca nh trng l ỏng khớch l: Cht lng i
tr c ci thin thc cht vi t l hng nm bỡnh quõn 98% trung bỡnh tr
lờn. Trong ú, hc sinh khỏ gii 35%, hc sinh yu 3%. Khụng cú hc sinh kộm.
Bờn canh ú, n np k cng ngy cng n nh. Hc sinh xp loi hanh kim
khỏ tr lờn 96%. Khụng cú hc sinh hnh kim yu.
Vi quỏ trỡnh phn u v mi mt ca tp th Chi b, nh trng, nhiu nm
lin trng THCS Vn Thng ó c cụng nhn tp th lao ng hon thnh
xut sc nhim v c UBND huyn Nụng Cng tng giy khen. Thỏng 6 nm
2014, UBND tnh Thanh Húa cp bng cụng nhn trng THCS Vn Thng t
chun Quc gia. Nm 2015, t danh hiu tp th lao ng xut sc cp tnh
c UBND tinh Thanh Húa tng bng khen cựng vi nhiu thnh tớch khỏc ó
to v th cho tp th s phm v ng lc phn u cho giỏo viờn, hc sinh tớch
cc hng ng v t k qu cao trong cỏc phong tro thi ua 2 tt, hc tp v
lm theo tm gng o c H Chớ Minh, xõy dng trng hc thõn thin hc
sinh tớch cc, mi thy cụ giỏo l tm gng o c, t hc v sỏng to .
2.2- Khú khn:

6


Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chất lượng giáo dục, nhất là bồi dưỡng

học sinh giỏi, đối với trường trung học cơ sở Vạn Thắng cũng như cấp học trung
học cơ sở nói chung, đa số các trường gặp không ít khó khăn.
Thứ nhất là do đội ngũ giáo viên thiếu ổn định, thừa thiếu không đều giữa các
bộ môn. Công tác kiểm tra, rà soát trách nhiệm đối với các nhóm và các thành
viên trong nhà trường chưa thực hiện thường xuyên và chặt chẽ. Đánh giá giáo
viên chưa sâu sát, còn có tư tưởng cào bằng,cả nể, đặc biệt là ở các tổ chuyên
môn. Một bộ phận giáo viên chưa tự giác đầu tư, học hỏi nâng cao năng lực
chuyên môn, do đó chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Thứ hai, có thể cho rằng đây là vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại là vấn
đề khiến giáo viên giảng dạy và các nhà quản lý nhà trường trung học cơ sở còn
lúng túng: Muốn có học sinh giỏi thì phải bắt đầu từ đâu? Phải làm gì và làm
như thế nào. Một số giáo viên có kiến thức nhưng nôn nóng, không tuân thủ quy
trình bồi dưỡng, tung lượng kiến thức nâng cao xa vời, khiến học sinh không tìm
ra con đường tư duy dẫn đến hoang mang chán nản, mất tự tin. Quản lý chuyên
môn thường nặng về thủ tục hành chính, chưa thực sự tìm tòi tổ chức sinh hoạt
nâng cao chất lượng đội ngũ.
Thứ ba: do đặc điểm lứa tuổi ở cấp học, các em ở giai đoạn quá độ phát triển
tâm sinh lý, quá trình tư duy chưa hoàn thiện. Khả năng phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa còn hạn chế. Nhiều học sinh chưa dành đủ thời gian cho tự học, ý
thức tự học chưa cao.
Thứ tư: Kết quả của trường qua các kỳ thi học sinh giỏi nhìn chung còn thấp,
đôi khi giáo viên trông chờ may-rủi, thời vụ từ phía học sinh. Chất lượng học
sinh giỏi không mang tính bền vững, do đó các nhà trường nản, chưa đầu tư
thích đáng thời gian và kinh phí cho lĩnh vực này.
Thứ năm: CSVC của nhà trường chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới cho các
hoạt động giảng dạy. Kinh phí đầu tư cho công tác thi đua khen thưởng eo hẹp,
mức thưởng chưa tương xứng với thành tích đạt được của giáo viên và học sinh.
Thứ sáu: Trường trung học cơ sở Vạn Thắng: trường đóng trên địa bàn thuộc
trong khu vực tuyển chọn học sinh khá giỏi cho trường Trần Phú chất lượng cao
theo đề án của huyện Nông Cống. Các trường trong huyện phải có trách nhiệm

ủng hộ đề án này để tạo môi trường học tập tốt cho đối tượng học sinh có năng
khiếu các môn học ở cấp THCS trên địa bàn huyện. Do đó, học sinh tuyển vào
lớp 6 của trường Vạn Thắng hàng năm cũng chỉ đạt mức trung bình trở xuống,
số học sinh đầu cấp giảm. Đây là khó khăn lớn nhất của nhà trường trong nhiệm
vụ duy trì chất lượng dạy và học cũng như xây dựng chất lượng học sinh giỏi.
Với những nguyên nhân trên, cho dù đã rất nỗ lực tìm tòi hướng đi cho chất
lượng học sinh giỏi, song công sức đội ngũ đầu tư vào chất lượng giáo dục và
kết quả đạt được các năm học thường không tương đồng với nhau. Khảo sát qua
các kỳ thi và học sinh giỏi toàn diện qua đánh giá chất lượng cuối năm học trước
khi nghiên cứu và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở
Vạn Thắng vẫn chỉ ở mức trong bảng thống kế dưới đây:
7


Học sinh
Năm học
toàn trường
20112012
20122013

272
280

Học sinh
giỏi toàn
diện
14 em
(5,1%)
15 em

(5,3%)

Học sinh giỏi qua các kỳ thi
Cấp trường

Cấp Huyện

16em
( 5,9%)
18 em
( 6,4%)

21 em
(7,7% )
20 em
(7,1% )

Câp Tỉnh
(0%)
1(0,35%)

3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề chỉ đạo công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng.
3.1/ Trước thực trạng nêu trên, xét thấy nâng cao chất lượng dạy và học, đồng
thời quan tâm chú trọng đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường
THCS Vạn Thắng để thực hiện mục tiêu xây dựng trường chuẩn Quốc gia là
nhiệm vụ cấp thiết, BGH đã tham mưu với cấp ủy, thống nhất chủ trường với
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, chỉ đạo lập kế hoạch năm học trên tinh
thần dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, xây dựng nghị quyết hội nghị cán bộ giáo
viên, trong đó tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết cho công

tác chuyên môn, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, quỹ thi đua khen thưởng gắn
nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi vào tiêu chí thi đua và đánh giá chất lượng
giáo viên trong mỗi năm học. Nghị quyết hội nghị CBGV dầu năm học 20132014 đã quy định:
-Mỗi giáo viên, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo phân phối
chương trình, hoàn thành chỉ tiêu khoán chất lượng đại trà, phải tham gia ít nhất
một chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở khối lớp được giao giảng dạy trong
năm học.
-Trong 2 năm học mỗi giáo viên phải nghiên cứu thành công một sáng kiến kinh
nghiệm có chất lượng để dạy thử nghiệm.
-Giáo viên đứng lớp phải đạt ít nhất 10% học sinh giỏi môn cấp trường. 100%
các môn dự thi học sinh giỏi phải có giải cấp huyện trở lên.
-Chọn và xây dựng phương án cho các môn học có bề dày thành tích học sinh
giỏi qua các năm học để phấn đấu có học sinh giỏi lọt vào đội tuyển thi tỉnh.
-Mỗi môn văn hóa phải tổ chức ít nhất 1 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi
trong năm học.
3.2/ Chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi.
-Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trước hết đủ về số lượng và chất
lượng; có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá, giỏi, có trình độ tin
học, hiểu biết về ngoại ngữ, có phong ách sư phạm chuẩn mực, có uy tín cao với
học sinh và phụ huynh; đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Nâng cao nhận thức của đội ngũ đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
8


Thầy nào-trò ấy! Mỗi đồng chí giáo viên phải nhận thức thấu đáo được sứ mệnh
nhà trường, danh hiệu tập thể sư phạm, uy tín nhà giáo gắn liền với chất lượng
giáo dục. Trong đó khách quan nhất là kết qủa học sinh giỏi qua các kỳ thi do
các cấp quản lý giáo dục tổ chức. Để từ đó, mỗi giaó viên phải biết tự hào nghề
nghiệp, biết hy sinh “ vì lợi ích trăm năm trồng người” như Bác Hồ đã dạy.

Trong mỗi năm học, không phải tất cả giáo viên đều được phân công dạy đội
tuyển. Nhưng mỗi nhóm, tổ chuyên môn phải tạo được một dây chuyền chuyển
giao chất lượng từ đầu đến cuối cấp, theo yêu cầu kiến thức theo cấp độ tăng
dần. Khi có tên trong danh sách đội tuyển, người giáo viên phải thấy đó là niềm
tự hào và trọng trách của nhà trường đặt vào cá nhân mình. Bên cạnh đó, người
giáo viên không dạy đội tuyển cũng thấy được trách nhiệm hỗ trợ về kiến thức,
tinh thần, thái độ học tập của học sinh đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,
kết quả đạt được có phần đóng góp công sức của cá nhân họ và của cả tập thể.
Khi đã thực hiện kế hoạch dạy đội tuyển, cả đội ngũ phải đồng lòng, quyết tâm
cao độ giống như một đội bóng chuyên nghiệp trên sân cỏ.
-Phát huy cao vai trò tổ chuyên môn. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập, bồi
dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Tạo môi trường cho giáo viên tiếp cận kiến thức và
rèn luyện kỹ năng bồi dưỡng học sinh giỏi bằng nhiều con đường, mà quan
trọng nhất là phát huy khả năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu của giáo viên.
Trong năm học, nhất là vào thời gian hè- tổ chức hội thảo chuyên đề theo các
môn học; bố trí cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Phòng, Sở giáo dục
tổ chức; tạo môi trường giao lưu chuyên môn với các đơn vị bạn…Trong đó, tổ
chức hội thảo chuyên đề tại trường được coi là hoạt động chuyên môn thường
xuyên trong năm học. Cuối đợt, mỗi giáo viên viết thu hoạch kết quả thu hoạch
là một trong các yếu tố đánh giá chuẩn nghề nghiệp trong năm. Mỗi giáo viên
phải có ít nhất 1 phát hiện, sáng kiến mới phổ biến trước tập thể, đưa những thắc
mắc trong chuyên đề nâng cao mà bản thân còn vướng mắc để tập thể thảo luận
đi đến kết luận. Câu trả lời có thể phải nợ lại nhưng không được pháp bỏ qua sau
mỗi lần hội thảo. Chọn và giao đội ngũ giáo viên cốt cán của trường lập ngân
hàng câu hỏi, đề thi HSG, kiểm soát đề kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên
theo ma trận kiến thức quy định để sử dụng trong các kỳ kiểm tra và tổ chức cho
học sinh tham gia câu lạc bộ bộ môn.
-Chọn giáo viên đứng đội tuyển các môn học. Qua hoạt động chuyên môn sau
mỗi năm học, ý thức kỷ luật, thái độ chuyên môn, năng lực mỗi giáo viên bộc lộ
rất rõ bởi chân lý: “Không ai sinh ra đã là anh hùng, mà anh hùng sinh ra trong

chiến đấu”! Người quản lý nhà trường đễ dàng nhận biết và phân công “đúng
người-đúng việc”. Lựa chọn giáo viên dạy đội tuyển phải là người thầy “vừa
hồng- vừa chuyên”. Đó là các phẩm chất: năng lực, kinh nghiệm chuyên môn,
nhất là kinh nghiệm trong lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi; chuyên tâm; đam
mê chuyên môn, có trách nhiệm, không nề hà khó khăn để vào cuộc.
3.3/ Chỉ đạo phát hiện nhân tố, lựa chọn học sinh
-Phát hiện nhân tố là khâu quan trọng số 1. Người thầy giỏi là người thầy trong
quá trình dạy phát hiện ra học sinh có tư chất. Tư chất của học trò là yếu tố
9


mang tính chủ quan và ảnh hướng căn bản đến chất lượng đội tuyển học sinh
giỏi. Người thầy giỏi có thể đào tạo được nhân tài. Nhưng nhân tài không thể
đào tạo được tư chất!
-Đánh giá năng lực học sinh.
Thầy thường xuyên kiểm tra học sinh bằng các hình thức: Bài về nhà, bài tại
lớp, chất vấn. Tìm cách khai thác vấn đề mới từ kiến thức đã có. Cho trò nhìn
nhận vấn đề từ nhiều phí để có cách đánh giá linh hoạt. Cho học sinh tự ra đề bài
theo yêu cầu của giáo viên, chấm bài của bạn cũng là cách rèn luyện kỹ năng
làm bài gây nhiều hứng thú cho học sinh. Cho học sinh học theo nhóm để tìm
con đường chung từ tư duy cá nhân cũng là biện pháp tích cực trong công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi. Tổ chức câu lạc bộ năng khiếu các môn học hàng tuần,
hàng tháng, niêm yết công khai trên bảng tin để tất cả học sinh được tham khảo.
và khen thưởng các bài làm xuất sắc vào thứ 2 đầu tuần. Từ đó, đánh giá năng
lực học sinh một cách toàn diện, chính xác.
-Thăm dò thái độ, mức độ ham mê môn học.
Một học sinh thông minh mà không tích cực học tập, rèn luyện; học tài tử,
chắc chắn kết quả học tật sẽ không được như mong đợi. Sự say mê cũng sẽ tạo
cho người học sáng tạo, phát hiện vấn đề tinh tế hơn. Điều này không thể thiếu
đối với học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi. Câu nói của nhà hiền triết

người Trung Quốc: Thông minh do học tập mà có, thiên tài do tích lũy mà nên
nhắc người thầy cần thổi lửa đam mê qua các bài dạy truyền cho học trò để học
sinh hăng say tìm tòi, sáng tạo, tích lũy được nhiều kiến thức.
Giáo viên nên dành thời lượng thăm dò học sinh bằng phiếu trắc nghiệm in sẵn
sau đây. Yêu cầu học sinh tự tay điền vào phiếu :
TRẮC NGHIỆM THĂM DÒ
Họ tên học sinh:……………………………….Lớp……
TT

môn
hoc Môn học em thích (Lý do )
em có khả
năng tiếp
thu tốt

Môn học em
muốnđược nâng
cao kiến thức

ngày …tháng…năm 20…
Học sinh ký tên:
Có nhiều học sinh muốn được học kiến thức cao hơn bằng cảm tính, cho dù
khả năng tiếp thu môn học chưa đáp ứng được. Qua đó, giáo viên và quản lý nhà
trường chủ động phương án định hướng quy hoạch đội tuyển.
- Cho học sinh đăng ký môn học có sự phân tích định hướng và phối hợp của
giáo viên bộ môn.
10


Học sinh có thể thích, có khả năng tiếp thu tốt nhiều môn. Nhưng giáo viên và

quản lý nhà trường có trách nhiệm tư vấn, định hướng cho học sinh lựa chọn
phù hợp khả năng tiếp thu, lợi thế của mình, để quá trình ôn luyện thuận lợi,
hiệu quả cao. Học sinh và kể cả phụ huynh thường có nguyện vọng cho các em
được vào đội tuyển các môn Toán, lý, Hóa, Ngoại ngữ. Các môn học còn lại,
nguyện vọng đăng ký rất thấp, thậm chí học sinh, phụ huynh còn từ chối khi
giáo viên chọn các em vào đội tuyển. Như trong phần khó khăn của trường đã
nêu, để chọn được học sinh có năng khiếu thực sự vào các đội tuyển ở trường
chúng tôi là rất khó do chất lượng đầu vào thấp. Do đó định hướng cho học sinh
đăng ký môn ôn luyện là một vấn đề mang tính sách lược. Tránh cho học sinh
đăng ký nhiều môn, làm tăng áp lực và giảm hiệu quả học tập.
3.4/ Chỉ đạo xây dựng mức thưởng, chế độ đãi ngộ, tôn vinh giáo viên và học
sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi.
-Khen thưởng là động lực tất yếu trong công tác thi đua. Cần có chế độ khen
thưởng công khai ngay từ đầu năm học cho giáo viên và học sinh có thành tích
trong năm học. Tùy theo khả năng tài chính hiện có được trích từ học phí, ngân
sách nhà nước và huy động ngoài ngân sách theo quy định hiện hành.
Mức thưởng được định ra như sau:(đơn vị tính ngàn đồng)
Nhất
HS
80

Cấp
trường
Cấp
300
huyện
Cấp
500
Tỉnh
Cấp

1000
QG

GV
80

Nhì
HS
60

GV
60

Ba
HS
50

GV
50

Khuyến khích
HS
GV
20
20

300

250


250

200

200

100

100

500

350

350

300

300

200

200

1000

700

700


500

500

300

300

Nếu đội tuyển môn nào 100% số học sinh tham gia thi đều có giải thì được
thưởng đồng đội cho giáo viên và học sinh từ 200 đến 400 ngàn đồng tùy theo
mức độ đạt được của giải.
-Bên cạnh đó, ưu tiên tạo điều kiện quỹ thời gian cho giáo viên dạy đội tuyển
hoàn thành kế hoạch ôn luyện. Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên trong thời gian dạy
đội tuyển. Đối với học sinh, được học bồi dưỡng miễn phí không thu tiền, được
giáo viên và nhà trường tạo điều kiện cung cấp tài liệu và khai thác kiến thức
qua mạng Internet.
-Thường xuyên tạo môi trường hoạt động để ôn lại truyền thống nhà trường,
vinh danh đội ngũ giáo viên và học sinh có thành tích trong giảng dạy, học tập
những năm học trước, kịp thời tuyên truyền tôn vinh giáo viên, học sinh đạt

11


thành tích trong năm học vào dịp giao ban đầu tuần, sơ kết, tổng kết và các diễn
đàn khác.
-Ưu tiên xét nâng lương sớm, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ, đi học nâng cao bằng cấp, xét danh hiệu thi đua với giáo viên có thành tích
cao trong giảng dạy. Đối với học sinh: Ngoài chế độ khen thưởng, có chế độ
miễn giảm kinh phí học tập cho các em học sinh đạt thành tích cao.
Trong lĩnh vực này, bên cạnh yêu cầu đảm bảo công khai, khách quan, dân

chủ, người quản lý cần có cách đánh giá thi đua mang tính nhân văn, tế nhị:
Giáo viên đứng đội tuyển đạt thành tích thì được khen thưởng, nhưng không có
nghĩa giáo viên không đứng đội tuyển thì không có công trong thành tích đạt
được. Thực ra họ cũng vẫn âm thầm cống hiến trên cương vị khác để tạo nên sự
thành công cho đồng nghiệp và nhà trường: Tạo nề nếp, môi trường học tập, tạo
nền kiến thức cơ bản tiếp sức cho giáo viên dạy đội tuyển, rồi gánh vác những
nhiệm vụ khác để dành thời gian tối đa cho giáo viên dạy đội tuyển ôn luyện. Họ
xứng đáng được tôn vinh trong tập thể nhà trường tuy không có phần thưởng.
3.5/ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
-Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi nhất thiết phải đảm bảo các yêu cầu từ dễ
đến khó. Thực hiện theo các chuyên đề, tìm ra con đường liên kết giữa chúng để
thấy sự đan xen giữa các chuyên đề đó.
+Kiến thức cơ bản: Kiến thức cơ bản được coi là gốc của môn học. Kiến thức cơ
bản chưa đầy đủ gọi là “ mất gốc”. Trong các buổi học chính khóa, nắm vững,
hiểu sâu kiến thức cơ bản trong hệ thống kiến thức, có kỹ năng tư duy phân tíchtổng hợp sáng tạo, suy diễn chặt chẽ là điều kiện bắt buộc đối với một học sinh
được lựa chọn để bồi dưỡng kiến thức nâng cao.
+Kiến thức nâng cao: Đây là phần kiến thức quan trọng mang tính trọng tâm
trong chương trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Do đó, phải có sự thống nhất
giữa quản lý nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên dạy để xác định nội dung
nâng cao sao cho có cơ sở, logic, mạch lạc phù hợp với yêu cầu đặt ra.
+Rèn luyện kỹ năng làm bài. Khi học sinh được lĩnh hội kiến thức nâng cao, kỹ
năng làm bài phải được rèn luyện thông qua quá trình quan sát để phát hiện vấn
đề, tư duy để tìm những con đường đến đích và biết lựa chọn con đường hợp lý
nhất! Người thầy phải hướng học sinh quan sát đánh giá vấn đề dưới nhiều góc
độ khác nhau, tìm được mối quan hệ biện chứng giữa hệ thống kiến thức đã có
và vấn đề mới
-Định hướng tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi.
Giáo viên dạy đội tuyển phải có đầy đủ tài liệu liên quan đến kế hoạch giảng
dạy gồm: Sách giáo khoa, sách bài tập; Chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ giáo
dục và đào tạo; Sách bồi dưỡng nâng cao kiến thức của các tác giả có tên tuổi và

nhà xuất bản được kiểm duyệt của Bộ giáo dục. Tài liệu hướng dẫn ôn thi học
sinh giỏi của Sở giáo dục phát hành, tạo ngân hàng đề thi của trường bằng hệ
thống đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh của các địa phương trong những
năm gần đây và đề do giáo viên tự biên soạn. Trên cơ sở tài liệu đã có, giao giáo
viên chủ động biên soạn tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi, có sự kiểm tra của
12


BGH và sự thống nhất của tổ bộ môn. Đặc biệt, sử dụng các trang wet có chất
lượng trên mạng Internet là cách sử dụng rất tiện ích trong bồi dưỡng học sinh
giỏi hiện nay. Bên cạnh đó, giáo viên phải lập sổ thường xuyên theo dõi, đánh
giá sự chuyên cần, say mê và kết quả học tập, xác định được mức độ tiến bộ của
học sinh. BGH cần tranh thủ những giáo viên có bề dày kinh nghiệm bồi dưỡng
học sinh giỏi để thực hiện trong lĩnh vực này.
3.6/ Chỉ đạo thực hiện quy trình bồi dưỡng. Trên quan điểm lấy chương trình
giáo dục cơ bản làm nền tảng. Trước hết phải chỉ đạo duy trì tốt nề nếp kỷ cương
và chất lượng học chính khóa. Định ra các giai đoạn bồi dưỡng:
Giai đoạn 1: Từ tháng 8 lập kế hoạch, lựa chọn đội ngũ giáo viên và học sinh
đứng trong các đội tuyển. Trước hết cần phải phân công chuyên môn một cách
hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy sở trường, năng lực của mình
qua nhiệm vụ được giao. Chọn lựa những đồng chí giáo viên có năng lực chuyên
môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng
ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm.
Tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường. Đề thi được lấy từ ngân hàng đề của nhà
trường, do ban giám hiệu quyết định lựa chọn. Kết quả thi được niêm yết công
khai, trên cơ sở đó, cá biệt hóa đối tượng học sinh giỏi trên cơ sở nền tảng kiến
thức cơ bản, chọn được những học sinh xuất sắc để có chương trình bồi dưỡng
riêng nhằm đạt kết quả cao nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi tiếp theo.
Tháng 9 đến tháng 10: ưu tiên đầu tư đội tuyển các môn khối 9. Định hướng
chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi khối 6,7, 8 các môn thi do Phòng giáo dục

tổ chức, đồng thời phát hiện, tạo nguồn cho năm sau.
Tháng 11: Tập trung nước rút chuẩn bị tốt điều kiện cho học sinh khối 9 dự thi
cấp huyện.
Tháng 12: Hội thảo rút kinh nghiệm sau khi có kết quả của giai đoạn 1. Có
phương án bố trí giáo viên hỗ trợ học sinh được chọn vào đội tuyển tỉnh(nếu có).
Tiếp tục tập trung bồi dưỡng học sinh giỏi các khối 6,7,8 cho đến hết tháng 3.
Các tháng cuối năm học: Thực hiện công tác tạo nguồn học sinh giỏi và bồi
dưỡng chuyên đề, tổ chức hội thảo cho giáo viên và cán bộ quản lý rút kinh
nghiệm sau giai đoạn một năm thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trong quá trình thực hiện, BGH thường xuyên kiểm tra giám sát để kịp thời
vào cuộc giúp giáo viên tháo gỡ vướng mắc. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi có đặc thù không như dạy chính khóa, BGH không nên gò ép về thời
gian, mà cần tạo cho giáo viên chủ động lồng ghép nội dung vào các tiết dạy, tập
trung ôn luyện hoặc giao bài về nhà với kế hoạch đã được thống nhất.
3.7/ Chỉ đạo tăng cường CSVC, huy động nguồn lực hỗ trợ từ nhiều phía, động
viên và tôn vinh kịp thời giáo viên và học sinh có thành tích qua các kỳ thi học
sinh giỏi, để tạo không khí thi đua sôi nổi trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi.
-Trang thiết bị phục vụ giảng dạy được ưu tiên hàng đầu trong khâu cơ sở vật
chất nhà trường: Thư viện điện tử có tủ sách tham khảo phong phú, đầu năm
13


học có kế hoạch bổ sung theo đề nghị của giáo viên và học sinh. Trang bị bảng
tin để công khai kết quả bài làm xuất sắc hàng tháng, hàng tuần…của câu lạc bộ
kiến thức bộ môn tổ chức. Hệ thống máy tính nối mạng để giáo viên và học sinh
tra cứu tài liệu luôn được bảo trì để hoạt động. Máy chiếu điện tử phục vụ các
tiết dạy giúp giáo viên đưa được lượng thông tin kịp thời đến học sinh trong thời
gian ngắn một cách sinh động hiệu quả.
-Giáo viên dạy đội tuyển được nhà trường hỗ trợ về thời gian, bằng tài

chính( đối với giáo viên nhiều tiết dạy hơn trong tổ).
-Phối hợp hội phụ huynh, hội khuyến học, đoàn thanh niên xã giám sát, tuyên
truyền nâng cao ý thức tự giác, động viên học sinh thi đua tự học ở nhà, học theo
nhóm…
- Để có nguồn kinh phí thực hiện khen thưởng kịp thời tạo động lực phấn đấu
thi đua của giáo viên và học sinh, cùng các chế độ đãi ngộ khác trong công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi trong điều kiện kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp hạn
hep; nguồn học phí thu không đủ chi cho các hoạt động giáo dục theo yêu cầu
đổi mới. Ngay từ đầu năm học, nhà trường phải có kế hoạch huy động mọi
nguồn lực ngoài ngân sách: từ phía các thầy cô giáo, cựu học sinh thành đạt, nhà
hảo tâm, doanh nhân thành đạt, các tổ chức xã hội, đặc biệt Hội khuyến học có
vai trò vô cùng quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay.
Thực hiện huy động thu chi công khai, minh bạch, đúng chủ trương quy định
của nhà nước và ngành giáo dục.
Trong 4 năm học 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014; 2014-2015. Thống kế
được kinh phí tài trợ, huy động khuyến học, từ CBGV nhà trường, trích từ quỹ
ngân sách và học phí cho khen thưởng như sau( Đơn vị tính 1000đ):
Tài trợ, ủng hộ
từ cá nhân, tổ
Năm học
chức, hội
khuyến học…
2011-2012 6.200
2012-2013 6140
2013-2014 12.450
2014-2015 19.800

Trích Ngân
sách nhà
nước

4.120
3950
6.300
8.650

Tổng thu
10.320
10.900
18.750
28.450

Tổng chi
thưởng
10.320
10.900
18.750
28.450

Ngoài kết quả huy động tài trợ bằng tài chính, đội ngũ giáo viên còn tình
nguyện dạy bồi dưỡng học sinh giỏi không thu tiền vào các buổi học ngoài giờ.
Kết quả trong 4 năm học, có 48 lượt thầy cô dạy 720 buổi dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi miễn phí.
4. Hiệu quả của Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng
học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng.
Sau thời gian nghiên cứu, vận dụng thực nghiệm Biện pháp chỉ đạo nhằm
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn
14


Thắng, được sự đồng tình ủng hộ của đội ngũ giáo viên, học sinh cũng như phụ

huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể, toàn trường đã tập trung đầu tư nâng
cao chất lượng mũi nhọn song song với duy trì chất lượng đại trà đã đạt được
như một chiến dịch. Kết quả đạt được thống kê qua 2 năm học như sau:

Năm
học
20132014
20142015

Học sinh
toàn
trường
261 em
265 em

Học sinh
giỏi toàn
diện
32 em
(12,2%)
35 em
(13,2%)

Học sinh giỏi qua các kỳ thi
Cấp
Cấp
Cấp
Câp Tỉnh
trường
Huyện

Quốc gia
32 em
31 em
2em
(0%)
(12,2% ) (11,9 %) (0,8%)
35 em
36 em
5em
2em
(13,2%) (13,58%) (1,9%)
(7,6%)

Bên cạnh kết quả chất lượng học sinh giỏi đạt được trên đây, học sinh trung
bình trở lên cũng đã được nâng cao rõ rệt trong 2 năm học ở mức 97% ; Những
học sinh giỏi qua thi cũng hầu như đều phấn đấu được là học sinh giỏi toàn diện
với tỷ lệ 18,5 %; các em cũng đã tự tin kèm cặp các bạn học yếu hơn mình trong
hoạt động nhóm, làm bài và học bài ở nhà và thay giáo viên giải quyết đáng kể
tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Do đó, học sinh yếu chỉ còn ở mức 3% trong
năm học 2013-2014; 2,4 % trong năm học 2014-2015; không có tình trạng học
sinh kém và ngồi nhầm lớp như trước kia. Đối với học sinh cuối cấp thi vào
THPT cũng đạt tỷ lệ bình quân 85% hàng năm.
Chất lượng rèn lyện đạo đức của học sinh từ đó cũng duy trì tốt với 96% học
sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá. Không có học sinh hạnh kiểm yếu.
Phấn khởi trước kết quả đạt được, trong toàn trường đã tạo được không khí thi
đua sôi nổi thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh… một cách thiết thực. Trong quá trình rèn luyện
chuyên môn, đội ngũ cũng đã tạo được sự gần gũi, thân thiện, đoàn kết giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. Với tỷ lệ 60% giáo viên giỏi cấp trường, đã xuất hiện nhiều
giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh qua các đợt thao giảng với kết quả xuất sắc.

Điều quan trọng nữa, là nhà trường đã tạo được niềm tin yêu của nhân dân địa
phương, phụ huynh và học sinh. Nhà trường cũng rất tự hào vì đã tạo nguồn học
sinh giỏi cho cấp THPT từ những học sinh giỏi hôm nay. Và sau khi được tiếp
tục rèn luyện ở THPT, các em đều có kết quả thi vào các trường đại học tốp đầu
với số điểm cao hàng năm. Thiết nghĩ đây là phần thưởng cao quý đối với nhà
giáo, cũng chính là sự góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân tài,
đưa đất nước phát triển nhanh trên con đường hội nhập.
Thanh công lớn nhất đối với trường THCS Vạn Thắng là: Với chất lượng
giáo dục nhà trường được nâng cao đã tạo sức mạnh tổng hợp của khối đoàn kết
trong đội ngũ. Số lượng cán bộ quản lý đủ theo quy định, trình độ đạt chuẩn và
trên chuẩn, được đào tạo nghiệp vụ quản lý. Công tác quản lý thực hiện theo kế
hoạch đảm bảo tính dân chủ, khoa học, tính thực tiễn, tính đổi mới và sáng tạo
15


và toàn diện, huy động được mọi nguồn lực, phát huy được vai trò của các tổ
chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Tập thể sư phạm nhà trường là tập thể
tương đối mạnh, bởi phần lớn giáo viên vững tay nghề, có trách nhiệm cao, có ý
thức vươn lên. Nhiều bộ môn có giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Quốc
gia. Nhiêù giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục. Học sinh: Đa
số học sinh hiểu và phát huy được truyền thống dạy tốt học tốt của nhà trường,
có nhận thức tốt về yêu cầu học tập, rèn luyện để học tiếp lên bậc học THPT học
tập trên chuẩn. Khuôn viên nhà trường rộng rãi, xanh-sạch-đẹp. Có đầy đủ trang
thiết bị và điều kiện công nghệ thông tin để CBGV, học sinh thích ứng.
Tháng 6 năm 2014, trường Vạn Thắng đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công
nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.
Bảng thống kê cho thấy: trong quá trình nỗ lực hoàn thiện điều kiện để công
nhận trường chuẩn Quốc gia với nhiều khó khăn thách thức, năm học 2013-2014
nhà trường vẫn phấn đấu giữ vững được chất lượng dạy-học cũng như chất
lượng mũi nhọn. Và năm học tiếp theo, phát huy thành tích đạt được, năm học

2014-2015 với sự quyết tâm ở vị thế mới, đội ngũ giáo viên cũng đã vượt lên với
thành tích 2 em học sinh giỏi Quốc gia. Năm học 2015-2016, tính đến thời điểm
báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trước Hội đồng khoa học nhà trường và cấp trên,
chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục cũng như kết quả học sinh giỏi đã duy
trì tốt. Qua kỳ thi giáo viên cấp tỉnh, đã có thêm 1 giáo viên đứng trong danh
sách giáo viên giỏi. có 2 em học sinh giỏi cấp Tỉnh, kết quả thi học sinh giỏi cấp
huyện được xếp trong tốp đầu của huyện.
Trong kế hoạch chiến lược giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo cho đến
năm 2020, nhà trường cũng đã xác định sứ mệnh: “Xây dựng môi trường học tập
nề nếp - kỷ cương – An toàn-thân thiện, mang đến cho học sinh tri thức toàn
diện cùng khát vọng phát huy mọi tiềm năng để trở thành những công dân tốt”.
Với hệ thống giá trị:
“Đoàn kết – Kỷ cương – Dân chủ – Sáng tạo – Phát triển -Thích ứng”.
Trong đó, phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục, mục tiêu chất lượng
học sinh giỏi được ưu tiên hàng đầu.
III- PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận.
Giáo dục luôn là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của mỗi đất nước.
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát
triển. Thực tế ngày càng khẳng định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm
vụ quan trọng trong chiến lược đào tạo nhân tài của đất nước. Trong đó, học sinh
giỏi là yếu tố thúc đẩy chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục của mỗi nhà
trường.
Để đạt được mục tiêu chất lượng bồ dưỡng học sinh giỏi, đội ngũ giáo viên
“vừa hồng vừa chuyên” là yếu tố cơ bản quyết định. Giáo viên chủ động thực
16


hiện từ bước quan sát đánh giá một cách tinh tế để lựa chọn đối tượng học sinh
chủ động đề xuất nội dung chương trình, chủ động vận dụng phương pháp tích

cực, chủ động đề xuất…Người cán bộ quản lý đóng vai trò chủ đạo, đinh hướng,
phải biết chú trọng “chiêu hiền đãi sỹ”, phải là người bạn đồng hành thực sự của
giáo viên, luôn thắp sâng ngọn lửa đam mê chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo
viên và học sinh có cơ hội tiếp cận kiến thức mới, biết chấp nhận khó khăn để
vượt qua, biến ước mơ thành hiện thực.
Học sinh nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập, trau dồi tri thức.
Yêu môn học, say mê trong học tập, ham học hỏi. Có đầy tài liệu, phương tiện
học tập cần thiết, nhất là trên phương diện công nghệ thông tin để tìm hiểu kiến
thức ở mọi nguồn. Luôn rèn luyện ý thức tự học, tự tham khảo, khiêm tốn. Phấn
đấu học giỏi ở tất cả các môn và học xuất sắc một môn. Tuyệt đối không học
lệch, học tủ. Đặc biệt chú ý đến hướng dẫn học sinh kỹ năng tự học, tự tìm hiểu
kiến thức để rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, tư duy độc lập, sáng tạo.
Gia đình thường liên lạc với nhà trường để thống nhất phương pháp giáo dục,
kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình. Giúp gia đình hiểu được
khả năng nhận thức, điểm mạnh, điểm yếu nhằm phối hợp nhà trường định
hướng, động viên, giúp đỡ con em trong quá trình học tập.
Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm học BGH nhà
trường xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của nhà trường. Từ đó, xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi một cách cụ thể đến từng giai đoạn trong năm học, có tính chiến
lược, tính kế thừa, mang trí tuệ tập thể, khả thi; tạo sự đồng thuận và quyết tâm
cao trong tập thể nhà trường.
Bên cạnh việc coi trọng công tác quản lý dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà
trường cần duy trì kỷ cương nề nếp dạy học chính khoá, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện trong toàn trường; hoàn thành tốt kế hoạch đổi mới
phương pháp giảng dạy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Thực hiện
thắng lợi chiến lược của nhà nước: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”. Coi trọng công tác chính trị, tư tưởng trong nhà trường trường,
trước hết là trong đội ngũ giáo viên. Cấp ủy trong các nhà trường phải thực sự
đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước

nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục,
đào tạo. Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, viên
chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa
phương để xây dựng nhà trường.
Thường xuyên tham mưu cho các cấp lãnh đạo, chủ động phối hợp với các
ban, ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt chức năng quản
lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Luôn tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện
của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của phòng GD&ĐT,
Huyện ủy, UBND huyện, của các tổ chức ban ngành, đoàn thể; tạo được lòng tin
đối với nhân dân đặc biệt là phụ huynh học sinh từ kết quả đạt được.

17


Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi CBGV đối với quá trình xây dựng
thương hiệu tập thể, thương hiệu cá nhân. Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng
truyền thống nhà trường.
Qua thực tiễn nghiên cứu và áp dụng đê tài SKKN “ Biện pháp chỉ đạo nhằm
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn
Thắng”, thành công bước đầu đánh giá quá trình nỗ lực không ngừng của tập
thể CBGV. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao trong công cuộc đổi mới căn
bản, toàn diện của giáo dục, nhà trường không được phép tự mãn mà phải khiêm
tốn học hỏi, lấy đó là niềm tự hào để phát huy thành tích cao hơn nữa. Góp phần
giữ vững danh hiệu trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia.
2.Kiến nghị.
2.1 Đối với nhà trường. Cần tiếp tục đổi mới quản lý, tổ chức đúc rút kinh
nghiệm chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đưa giải pháp phù hợp với tình
hình đội ngũ, chất lượng học sinh đầu vào mỗi năm học. Tăng cường công tác
kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả theo từng giai đoạn của mỗi giáo viên giảng
dạy để chất lượng học sinh giỏi duy trì bền vững.

Tổ chức cho giáo viên được thi giải đề ở trường nhằm tiếp tục nâng cao chất
lượng đội ngũ một cách toàn diện.
Tích cực tham mưu, huy động từ nhiều phía để tăng mức thưởng cho học sinh
và giáo viên có thành tích qua các kỳ thi học sinh giỏi.
2.2. Đối với các cấp lãnh đạo.
Cho phép hiệu trưởng tuyển chọn đội ngũ giáo viên có đủ năng lực và phẩm
chất đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục hiện nay
Cần tăng cường mở các đợt tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn bồi
dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên trung học sơ sở. Thời gian mở các lớp tập
huấn nên vào tháng 7, tháng 8. Hạn chế tổ chức trong năm học để giáo viên dành
nhiều thời gian hơn cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Điều chỉnh đánh giá thi đua, xếp thứ hạng qua các kỳ thi học sinh giỏi đối với
các trường THCS nằm trên địa bàn thực hiện đề án trường Trần Phú chất lượng
cao của huyện Nông Cống, với lý do nguồn học sinh vào đầu cấp phải ưu tiên
trường Trần Phú tuyển chọn để thực hiện đề án.
Sau quá trình 4 năm nghiên cứu và thực hiện đề tài, với kết quả đạt được bước
đầu, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm bản thân đúc rút từ thực tiễn công tác
quản lý Biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở
Vạn Thắng, với mong muốn được hoàn thiện từ bạn đọc, để tiếp tục rút kinh
nghiệm, tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực
này, góp phần nhỏ bé của bản thân và tập thể nhà trường vào công cuộc đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy. Mong
bạn bè đồng nghiệp và các cấp quản lý góp ý điều chỉnh đề đề tài mang tính thiết
thực hơn, có thể áp dụng được rộng rãi hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

18


XÁC NHẬN CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG Vạn Thắng, ngày1 tháng 4 năm 2016

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.

Hoàng Thị Thanh

19



×