Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” trong chương trình GDCD lớp 9 ở trường THCS lương sơn, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỤC

NỘI DUNG

TRANG

1.

MỞ ĐẦU

3

2.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

5

2. 1.

Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

5

2. 2.

Thực trạng của vấn đề trước khi thực hiện đề tài

6


2.2.1. Thuận lợi

6

2. 2.2. Khó khăn

7

2. 3.

Sáng kiến và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề
2. 3.1. Giải pháp

8

2. 3.2. Tổ chức thực hiện

9

2.4.
3.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

8

18

21

1


QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Thứ tự
1

Chữ cần viết tắt
Giáo viên

Chữ cái
GV

2

Học sinh

HS

3

Giáo dục công dân

GDCD

4

Nhà xuất bản


NXB

5

Sách giáo khoa

SGK

2


1. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Năm học 2013 -2014 là năm học thứ hai thực hiện mục tiêu “ Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục Việt Nam” Theo nghị quyêt đại hội lần thứ XI của
Đảng. Đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông, là nhiệm vụ giáo
dục của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học
giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói
quen và năng lực tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức của học
sinh. Tạo cho học sinh có niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang
được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích
cho việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề
của học sinh.
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc thi
“Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho
học sinh” và cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung
học”. Mục đích:
+ Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học

khác nhau để giải quyết các tình huống trong thực tiễn; tăng cường khả năng vận
dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
+ Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường
với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “ Học đi
đôi với hành”.
+ Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra
đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công
tác giáo dục.
+ Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ
điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;
+ Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Đối với môn Giáo dục công dân ( GDCD), đây là môn học trang bị cho
học sinh kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về các giá trị
đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác, đây là môn học hình thành và phát triển
ở các em những tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức, pháp luật,
giúp các em có được sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi.
Chính vì vậy, tôi nhận thấy sự cần thiết trong việc giáo dục đạo đức, pháp
luật cho học sinh cũng như ý thức trách nhiệm của một người công dân đối với
nghĩa vụ Tổ quốc, cần có sự vận dụng, tích hợp và liên hệ để có một cái nhìn
nhận đầy đủ hơn nội dung này trong chương trình giáo dục.
Mỗi một bài dạy và học GDCD có vai trò quan trọng đối với cả thầy và
trò trong việc thực hiện mục tiêu đó. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ
3


môn, tôi lựa chọn đề tài “ Dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giảng
dạy bài “ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” trong chương trình Giáo dục công dân
lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn, huyện Thường Xuân”, với mong muốn trao

đổi những kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân trong quá trình giảng dạy với các
đồng chí, đồng nghiệp.
Mục đích nghiên cứu.
Dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn học cũng đã được BGH
và tổ chuyên môn trong nhà trường THCS Lương sơn sớm triển khai sâu rộng
đối với cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường; Bản thân là một giáo
viên được đào tạo chính ban cùng với việc thường xuyên học hỏi đồng nghiệp
bạn bè để nâng cao trình độ chuyên môn với mong muốn giúp các em có thái độ
và kĩ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề đạo đức hay những tình huống pháp
luật trong thực tiễn một cách biện chứng và logic, đáp ứng yêu cầu giáo dục
trong tình hình mới. Với mong muốn ngày càng có nhiều tiết học tạo được hứng
thú đối với học sinh thông qua việc tích hợp kiến thức của các môn học, tôi đã
mạnh dạn tích hợp trong bài “ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” làm tiền đề, cơ sở cho
các tiết học khác của bộ môn mình phụ trách.
Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài và đơn vị công tác, tôi đã lựa chọn 2 lớp 9A, 9C
để thực nghiệm và lớp 9B, 9D làm kiểm chứng hiệu quả của việc dạy học tích
hợp trong bài “ Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” từ đó rút ra so sánh hiệu quả của việc
dạy học tích hợp và dạy học truyền thống.
Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài của mình, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; Phương pháp điều tra khảo
sát thực tế, thu thập thông tin và phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo từ điển Tiếng việt “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có
nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác

nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “Integration” một từ gốc latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp
các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo
đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Dạy học tích cực là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
4


Dạy học tích cực là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là
con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ
những năm 60 của thế kỷ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp
trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lý
thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể,
cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.
Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại
với nhau như: Lí-Hóa-Sinh, Văn-Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn
tự nhiên với các môn xã hội như: Văn, Toán, Hóa, Sinh, GDCD…Ở mức độ cao,
sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp
ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị
trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc
tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học
riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các môn khác,
trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dung các kiến thức có liên quan
đến bài giảng mình đang thực hiện.
Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên
nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh

nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác và cao nhất đòi hỏi
học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã
biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh
động, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia
vào quá trình trực tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở
học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem
xét một vấn đề phải đặc chung trong một hệ quy chiều, từ đó mới có thể nhận
thức vấn đề một cách thấu đáo.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi thực hiện đề tài:
2.2.1. Thuận lợi:
Đối với môn Giáo dục công dân, đây là môn học trang bị cho học sinh
những kiến thức về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác, đây là
môn học hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niền tin, hành vi và
thói quen đạo đức, pháp luật, giúp các em có được sự thống nhất cao giữa ý thức
và hành vi.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền
thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng
phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng
chưa cao.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu
của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học
sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ
5


thống và logic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa
các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lý thuyết và
các kỹ năng thực hành giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Đối với học sinh bản thân tôi được sự ủng hộ rất lớn từ phía học sinh
trong quá trình giảng dạy, thể hiện ở chỗ các em rất yêu thích học tập môn này
và đăng kí tham gia ôn luyện thi đội tuyển năm nào cũng đạt kỉ lục.
2.2.2 Khó khăn:
Đối với bài “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”, trước đây theo phân phối chương
trình là một tiết, nay chuyển thành hai tiết, kiến thức cần đạt theo Chuẩn kiến
thức - Kĩ năng ngắn. Tuy nhiên, có những khái niệm trìu tượng, khó hiểu đối với
học sinh trung học cơ sở như “Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay nội dung của nghĩa vụ bảo vệ
Tổ quốc như: Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân; thực hiện chính sách
hậu phương quân đội…Điều này đòi hỏi người giáo viên cần có vốn hiểu biết,
vốn kiến thức phong phú mới có thể giảng giải và hướng dẫn cho học sinh hiểu
và liên hệ thực tế được.
Năm học 2012-2013, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 9 khi
chưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài học, cụ thể bài 17 lớp 9;
“Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” với những nội dung khảo sát.
- Nội dung của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Những việc làm thể hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ở địa phương em.
Kết quả đạt được năm học 2012 - 2013:
Lớp
9A
9B
9C
9D
Tổng

Sĩ số
32
31
31

30
124

Giỏi
SL
7
5
4
3
19

%
21,9
16,1
12,9
10,0
15,3

Khá
SL
13
12
13
11
49

Xếp loại
Trung bình
Yếu
%

SL
%
SL
%
40,6
12
37,5
0
0
38,7
14
45,2
0
0
41,9
12
38,7
2
6,5
36,7
15
50.0
1
3,3
39,5
53
42,7
3
2,4


Từ kết quả khảo sát đó tôi rút ra những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của
mình giảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh
vào đối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh.
Mặt khác việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực sự chặt chẽ, nhiều câu
hỏi mới mang tính nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp mà chưa có
câu hỏi liên hệ với các bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra.
Thứ hai, về phía học sinh khi học tập chưa xác định được tầm quan trọng
của bộ môn. Khi kiểm tra đánh giá thường chỉ tự xếp mình vào dạng “Trung
bình chủ nghĩa” là an toàn.
6


Thứ ba, về phía phụ huynh học sinh, họ chưa thực sự nhận thức đúng đắn
vai trò, ý nghĩa của bộ môn. Mục đích chính của họ là làm sao con em mình học
tốt được các môn như Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh còn các môn còn lại, kể cả môn
GDCD cùng chung số phận đó là chỉ cần biết là đủ, không cần giỏi.
2.3. Sáng kiến và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Giải pháp:
Đối với giáo viên:
Như chúng ta đã biết, môn GDCD là môn học có kiến thức khô khan,
những quy định của pháp luật khó học, khó nhớ, đôi khi còn được xem là môn
học phụ, không phải môn thi vào cấp 3 nên học sinh, thậm trí cả phụ huynh đôi
khi cũng xem nhẹ việc học môn này. Đó là những vấn đề thách thức đối với
người giáo viên dạy môn Giáo dục công dân. Vì thế muốn cuốn hút được học
sinh, muốn học sinh tích cực tham gia vào giờ học giáo viên trước hết phải là
những người thầy năm vững kiến thức, không chỉ là kiến thức của bộ môn mà
bao gồm cả kiến thức về những lĩnh vực khác. Chúng ta phải thực sự là thầy của
trò, tạo được niềm tin, sự hứng thú cho học trò để cuốn hút các em sẵn sàng
tham gia tích cực vào giờ học.

Để làm được điều đó, người giáo viên cần tích lũy cho mình những kiến
thức phong phú từ các môn học, từ thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên, mỗi môn học cũng có những đặc trưng riêng, nếu lạm dụng
việc tích hợp sẽ làm loãng kiến thức, biến môn học này thành môn học khác. Vì
vậy khi dạy học tích hợp, giáo viên cần đảm bảo các nguyên tắc sau.
Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng
phải nhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết đó là
tạo nên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng
vững chắc.
Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng
bản chất của sự vật, hiện tượng.
Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học
được tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học có
thuận lợi trong học tập và vận dụng vào cuộc sống.
Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến
thức, kĩ năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học
tập.
Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của
các môn học có liên quan chỉ đong vai trò công cụ cho nội dung chính. Nội dung
và các hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các
năng lực của người học.
Đối với học sinh:
Các môn học trong nhà trường đều góp phần trang bị cho các em những
kiến thức, kỹ năng cơ bản để các em có thể vận dụng linh hoạt, giải quyết các
vấn đề thực tiễn. Môn Giáo dục công dân bậc trung học cơ sở không có những
kiến thức hàn lâm, khoa học mà nó gắn liền với thực tiễn cuộc sống hằng ngày
7


của các em vì vậy các em có thể vận dụng linh hoạt kiến thức của các môn học

để giải quyết vấn đề và xử lý tình huống trong thực tiễn.
3.3.2. Tổ chức thực hiện:
Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài giảng “Nghĩa vụ bảo vệ
Tổ quốc” giáo viên cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần đạt:
Bài học được chia làm 3 phần.
Phần 1: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc.
Phần 2: Nội dung của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Phần 3: Giới thiệu một số quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên
quan đến nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc.
Bước 2: Thực hiện tích hợp các môn có nội dung kiến thức liên quan:
Phần 1: Phần giới thiệu bài:
Tích hợp môn ngữ văn 7:
Giáo viên trình chiếu và cho HS đọc bài thơ:
Sông núi nước nam vua nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc giử cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước – Nam Trân dịch)
Giáo viên cho học sinh độc lập suy nghĩ sau đó đặt câu hỏi: Các em hãy
cho biết bài thơ này có tên là gì? Do ai sáng tác? Nội dung bài thơ nói về vấn đề
gì ?
Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài: Đây là bài “ Sông núi nước nam”
tương truyền là của Lý Thường Kiệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu
tiên của nước ta. Nội dung của bài thơ khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất
nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền dù trước mọi kẻ thù xâm
lược. Tinh thần đó, ý chí đó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta. Đất nước chúng ta có được cuộc sống yên bình như
ngày hôm nay là nhờ biết bao xương máu của thế hệ cha ông đã đổ xuống, và
trong tình hình hiện nay, Biển đông đang dậy sóng trở thành vấn đề nóng của

khu vực và toàn thế giới. Vì vậy, chúng ta hơn hết lúc nào hết thấy rõ vai trò bảo
vệ Tổ quốc của mình. Vậy thế nào là bảo vệ Tổ quốc, nội dung của bảo vệ Tổ
quốc là gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.
Phần 2: Tìm hiểu khái niệm bảo vệ Tổ quốc.
Tích hợp môn lịch sử:
Giáo viên dẫn dắt và đặt câu hỏi: Trong suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua bao cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại,
theo em mục đích của những cuộc chiến tranh này là gì ?
Giáo viên nhận xét bổ sung: Tất cả các cuộc chiến tranh ấy đều mang một
mục đích vĩ đại đó là bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc Việt nam thân yêu của chúng ta.
Tích hợp môn tin học:
8


Giáo viên trình chiếu cho HS quan sát các bức tranh về hoạt động chống
phá nhà nước của các thế lực thù địch.
Hình ảnh 1: Nguyễn Văn Lý bị bắt.

Hình ảnh 2: Cù Huy Hà Vũ trước tòa.

Giáo viên dẫn dắt: Đây là hai đối tượng có hành vi tuyên truyền chống
phá cách mạng Việt Nam như xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, đòi lật
đổ chế độ xã hội, thực hiện đa nguyên, đa đảng (nhiều đảng phái cùng tồn tại
giống như các nước Phương Tây chứ không chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo).
Những đối tượng này đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
Giáo viên đặt câu hỏi: Ngoài bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta còn bảo vệ những gì?
Giáo viên nhận xét và bổ xung: Ngoài bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta còn bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giáo viên đặt câu hỏi: Theo em thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
* Giảng giải thêm về chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ:
9


Tích hợp với môn Địa lý:
Giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát lược đồ lãnh thổ Việt
Nam.

Giáo viên đặt câu hỏi: Quan sát lược đồ lãnh thổ Việt Nam, em hãy cho
biết chủ quyền của Việt Nam bao gồm những phần nào?
Giáo viên nhận xét và bổ sung: Chủ quyền của nước ta được thể hiện trên
cả ba phần là đất liền, vùng trời và vùng biển.
Tích hợp môn Tin:
GV trình chiếu những hình ảnh về bảo vệ vùng trời, vùng biên giới quốc
gia.
Hình ảnh 1: Bảo vệ vùng biển

Hình ảnh 2: Bảo vệ vùng trời

10


Hình ảnh 3: Bảo vệ vùng biên giới

* Chuyển ý:
Tích hợp với bộ môn Lịch sử và ngữ văn:
Giáo viên trình chiếu ảnh Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập”.
Đặt câu hỏi: Hình ảnh này gợi cho các em nhớ đến sự kiện lịch sử trọng

đại nào của nước ta ?
Giáo viên dẫn dắt và chuyển ý: Sự kiện Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập”
yêu cầu học sinh chú ý lắng nghe đoạn cuối của bản tuyên ngôn từ “ Việt nam là
một nước độc lập……. ……….giữ vững nền độc lập ấy.”( Phát qua loa) Vậy
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm mấy nội dung, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 2.
Phần 3: Tìm hiểu nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Tích hợp với môn Tin học:
Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh có liên quan đến nội
dung của bảo vệ Tổ quốc.
Hình ảnh 1: Lực lượng nữ dân quân
11


Hình ảnh 2: Nghĩa vụ quân
sự

Hình ảnh 3: Thăm viếng bia tưởng niệm

Hình ảnh 4: Giữ gìn an ninh trật tự

12


Giáo viên đặt câu hỏi: Nội dung của bức ảnh đang nói đến vấn đề gì?
Giáo viên chốt ý: Đây là những hình ảnh nói đến những nội dung của
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Yêu cầu học sinh rút ra những nội dung của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vì sao phải bảo vệ Tổ quốc.
Tích hợp với môn Lịch sử.
Giáo viên trình chiếu các hình ảnh:

Hình ảnh: Một góc nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.

Giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩa gì khi quan sát hình ảnh này?
Giáo viên nhận xét và bổ sung: Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn
tỉnh Quảng Trị cùng như hàng trăm nghĩa trang liệt sĩ khác trên khắp đất nước
ta, là minh chứng hùng hồn cho nổi đau mà chiến tranh mang lại. Điều này cho
chúng ta thấy, để có được hòa bình, độc lập như ngày hôm nay, biết bao thế hệ
cha ông đã ngã xuống, những anh hùng liệt sĩ đã gửi lại cuộc đời và tuổi thanh
xuân nơi địa ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Liên hệ thực tế:
Giáo viên: Liên hệ vấn đề Biển Đông.
Từ ngày 02/5 đến ngày 15/8/2014 (75 ngày đêm) Trung Quốc đặt trái
phép giàn khoan để thăm dò và khai thác dầu khí ở trong vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam. Em có suy nghĩa gì về vấn đề này?
Giáo viên nhận xét và bổ sung: Việc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan
để thăm dò và khai thác dầu khí ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã
13


vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp
Quốc về luật biển năm 1982. Chúng ta kịch liệt phản đối hành động này và hành
động này cần phải chấm dứt và không được tái phạm.
Giáo viên dẫn dắt và đặt câu hỏi: Như vậy, dù trong chiến tranh hay trong
thời bình, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc vẫn luôn được quan tâm hàng đầu. Vậy, tai
sao phải bảo vệ Tổ quốc?
Phần 4: Những quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan
đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Tích hợp môn Tin học:
GV trình chiếu những hình ảnh trong sách giáo khoa, phần đặt vấn đề.


Giáo viên đặt câu hỏi:
Những hình ảnh này đang nói về vấn đề gì?
14


Em có nhận xét gì khi quan sát các bức ảnh trên?
Giáo viên chốt và chuyển ý: Đây là những hình ảnh về các hoạt động bảo
vệ Tổ quốc. Những hình ảnh này cho chúng ta thấy nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là
trách nhiệm của mọi công dân không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ…
Vậy Hiến pháp và pháp luật có những quy định gì liên quan đến nghĩa vụ
bảo vệ Tổ quốc?
* Phần liên hệ trách nhiệm bản thân.
Tích hợp môn Lịch sử:
Giáo viên trình chiếu hình ảnh Bác Hồ đến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng
9 năm 1954.

Giáo viên đặt câu hỏi: Hình ảnh này gợi cho các em nhớ đến sự kiện lịch
sử và câu nói nổi tiếng nào của Bác Hồ?
Giáo viên nhận xét và bổ sung: Đây là hình ảnh Bác Hồ đến thăm Đền
Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954. Bác Hồ ngồi nói chuyện với các chiến sĩ tại
Đền Hùng với câu nói nổi tiếng “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói nhẹ nhàng mà như mệnh lệnh
thôi thúc các thế hệ phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và làm rạng danh hơn
nữa non sông, đất nước ta.
Giáo viên đặt câu hỏi: Là thế hệ trẻ, tương lai của dân tộc, bản thân em có
trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ Tổ quốc?
* Phần củng cố:
Giáo viên cho học sinh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Tích hợp môn Âm nhạc:
Tổ chức trò chơi “Hát về Tổ quốc”

Chia lớp thành 3 đội chơi (Chơi tương ứng với ba tổ), lần lượt các đội chơi
hát những câu hát có từ “Tổ quốc”, “Đất nước”, “Quê hương”, đội nào không
hát được thì bị thua.
- Các đội chơi hát ít nhất một câu hát, phải đúng nhịp, đúng phách.
- Thời gian suy nghĩa của các đội chơi là 15 giây. Sau 15 giây mà khong hát
tiếp được lượt hát của mình thì bị loại.
Để phần chơi này trở nên sôi nổi, giáo viên nhắc trước học sinh chuẩn bị
phần này ở nhà từ tiết học trước (Tìm những câu hát có từ Tổ quốc, đất nước,
quê hương và tác giả của những bài hát đó).
15


Sau khi các đội kết thúc phần chơi thiệu giáo viên có thể kết thúc với bài
hát “ Việt Nam quê hương tôi” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận hoặc bổ sung thêm một số
câu hát như:
+ “ Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ
quốc hôm nay…”( Bài khát vọng tuổi trẻ của nhạc sĩ Vũ Phương).
+ “ Quê hương là chùm khế ngọt, cho con chèo hái mỗi ngày…” ( Bài Quê
hương, nhạc Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân).
+ “ Quê hương chốn thanh bình, có bầu trời xanh thắm xanh, lấp lánh cánh
diều mơ ước hôm nào”…( Bài cô tấm ngày nay của nhạc sĩ Ngọc Châu)
+ “ Đất nước bốn nghìn năm vất vả và gian lao. Đất nước như vì sao…”
(Bài Mùa xuân nho nhỏ, lời thơ Thanh Hải)…
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh học theo đề tài tôi đã thực nghiệm
trong năm học 2013 – 2014 và tiếp tục ở năm học 2014 - 2015; do đặc thù của
nhà trường về chất lượng học sinh đối với môn học là khá đồng đều và các
nhóm học sinh tương đương, nên tôi chọn lớp 9A và 9C để áp dụng, lớp 9C và
9D để đối chứng, kiểm nghiệm, kết quả thu được khá khả quan ở các lớp được

áp dụng phương pháp dạy học tích hợp.
Phương pháp khảo sát: Hàng năm sau khi giảng dạy tôi phát cho mỗi học
sinh một đề trắc nghiệm khách quan, đề là các nội dung của bài học đã giảng
dạy trên lớp. Để đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác nhất, tôi thực hiện ở cả
bốn lớp sau mỗi giờ dạy.
- Tiêu chí đánh giá gồm khả năng nhận thức của học sinh , kĩ năng tham gia
các hoạt động xã hội…
+ Học sinh trả lời đúng 80 – 100% số câu trắc nghiệm. Các em đã hiểu bài
mức độ tốt ( Giỏi )
+ Học sinh trả lời đúng 50 - 79% số câu trắc nghiệm. HS hiểu bài mức độ
Khá
+ Học sinh trả lời đúng dưới 50 số câu trắc nghiệm. HS chưa hiểu bài .
- Thực hiện kiểm tra ở cả bốn lớp sau khi thực hiện sáng kiến đã cho kết
quả: 75.2% số học sinh hiểu bài mức độ khá và tốt, không có học sinh chưa hiểu
bài.
Sau khi áp dụng tích hợp kiến thức liên môn để giảng dạy, với những câu
hỏi như trên, kết quả đạt được như sau:
Năm học 2013 – 2014.
Xếp loại
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL

%
SL
%
9A
29
15
51,7
14
48,3
0
0
0
0
9C
31
10
32,3
16
51,6
5
16,1
0
0
Tổng 60
25
41,7
30
50,0
5
8,3

0
0
9B
31
7
22,6
15
48,4
9
29,0
0
0
16


9D
Tổng

28
59

9
16

32,1
27,1

12
27


42,9
45,8

7
16

25,0
27,1

0
0

0
0

Năm học 2014 – 2015.
Lớp
9A
9C
Tổng
9B
9D
Tổng

Sĩ số
33
30
63
29
27

56

Giỏi
SL
%
19
57,6
12
40.0
31
49,2
5
17,2
7
25,9
12
21,4

Xếp loại
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
15
45,4
0
0
13

43,3
5
16,7
28
44,4
5
7,9
16
55,2
8
27,6
12
44,4
8
29,7
28
50,0
16
28,6

Yếu
SL
%
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0

Như vậy, qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên
môn và để giải quyết một vấn đề nào đó trong môt môn học là việc làm hết sức
cần thiết, hữu ích. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác
để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong
môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Khi thực hiện tiết dạy tích hợp với công nghệ thông tin như cho học sinh,
xem hình ảnh, phóng sự về những địa danh, sự kiện, thông tin liên quan đến bài
học thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi và tự các em đã có thêm những cảm
nhận, những hiểu biết mà bản thân tự khám pháp về bài học.
Khi tích hợp với các kiến thức liên môn, học sinh cảm thấy bài học thú vị
hơn, có nhiều em reo lên vì mình vừa khám phá ra một điều mới mẻ. Khi soạn
bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt
hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học
sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi,
khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn, từ đó vận dụng
kiến thức vào thực tế tốt hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành niềm tin,
hành động của các em. Cụ thể, các em đã có cái nhìn đầy kính trọng và khâm
phục thay cho ánh mắt chế giễu khi nhìn những bác thương binh nặng, hoặc
trong những buổi lao động, quét dọn vệ sinh nhà bia tưởng niệm các anh hùng
liệt sĩ hay đến thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương, các em đã tích cực
hơn, tự giác và hào hứng hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh

vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học môn GDCD và
17


làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy
học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên
tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu
được tính toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong
kiến thức của học sinh.
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định,
tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và
hứng thú hơn đối với bộ môn GDCD. Nếu các giờ dạy học môn GDCD cũng
như các môn học khác có thể đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin
rằng giờ học sẽ không còn khó khăn mà sẽ tạo được niềm vui, hứng thú sự yêu
thích của học sinh đối với bộ môn và góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
dạy học.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân tôi trong việc dạy học
tích hợp liên môn trong bộ môn Giáo dục công dân của mình đối với học sinh
lớp 9 của trường THCS Lương Sơn, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót
vì vậy rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến chân thành từ phía các
đồng chí đồng nghiệp để giúp cho mỗi chúng ta ngày càng tích lũy được dày
hơn kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
XÁC NHẬN CỦA HĐKH

Thường Xuân, ngày 10 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết:

Hoàng Hà Phương


PHỤ LỤC
Giáo án minh họa:
Tiết 29 – Bài 17.
18


NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC.
(Tiết 1)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung của bảo vệ Tổ quốc.
- Nêu được mệt số quy định trong Hiến pháp 1992 và Luật Nghĩa vụ quân
sự sửa đổi năm 2005 về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
2. Kĩ năng:
- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư
trú.
- Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo
vệ Tổ quốc.
3. Thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ
Tổ quốc.
- Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
II. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Thảo luận nhóm, liên hệ, tổ chức trò chơi.
- Kĩ thuật khăn trải bàn, Trình bày 1 phút….
III. Phương tiện dạy học:
- SGK, Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD; bài tập tình huống GDCD 9;
Hiến pháp 1992; Luật nghĩa vụ quân sự năm 2005; Bộ luật hình sự năm 1999.
- Mỗi họ sinh tự sưu tầm tranh, ảnh về các hoạt động thực hiện nghĩa vụ

quân sự, công tác đền ơn đáp nghĩa, hoạt động của dân quân, tự vệ ở địa
phương.
- Máy chiếu.
IV. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ: Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực
hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ?
2. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: ( Tích hợp môn Ngữ văn 7)
Cho HS đọc bài thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
(Theo Lê Thước – Nam Trân dịch)
Các em hãy cho biết tên bài thơ là gì ? Do ai sáng tác ? Nội dung bài thơ
nói về vấn đề gì ?
GV: Đây là bài “Sông núi nước Nam” tương truyền là của Lý Thường
Kiệt. Đây được xem là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước ta, nội dung bài thơ
khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo
vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Tinh thần đó, ý chí đó như một sợi
19


chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đất nước
chúng ta có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay là nhờ biết bao xương
máu của thế hệ cha ông đã đổ xuống và trong tình hình hiện nay, Biển Đông
đang dậy sóng, trở thành vấn đề nóng của khu vực và thế giới, vì vậy chúng ta
cần có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Vậy thế nào là bảo vệ Tổ quốc, nội dung của
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bảo vệ
Tổ quốc.
- Tích hợp môn Lịch sử:
Giáo viên dẫn dắt và đặt câu hỏi: Trong
suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và
giữ nước, dân tộc ta đã trải qua biết bao
cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc vĩ đại. Vậy
theo em, mục đích của những cuộc chiến
tranh này là gì?
Giáo viên nhận xét bổ sung: Mục đích
những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ
đại này đó là bảo vệ độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
GV trình chiếu những hình ảnh các hoạt
động chống phá nhà nước của các thế lực
thù địch.
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh
này?
? Ngoài bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta còn bảo
vệ những gì?
HS trả lời.
? Theo em bảo vệ Tổ quốc là gì ?
HS trả lời.
GV chốt ý lên bảng.
GV nhấn mạnh về chủ quyền.
Tích hợp môn Địa lý.
? Quan sát lược đồ lãnh thổ Việt nam, em
hãy cho biết chủ quyền của nước ta bao
gồm những khu vực nào ?

HS trả lời.
GV: Chủ quyền của nước ta được thể hiện
trên 3 khu vực:
- Phần đất liền

Kiến thức cần đạt
1. Bảo vệ Tổ quốc là gì ?

- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;

- Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

20


- Vùng trời
- Vùng biển, đảo.
GV: Trình chiếu các Sile về hoạt động bảo
vệ vùng trời, vùng biển và biên giới quốc
gia.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung của nghĩa
vụ bảo vệ Tổ quốc.
GV: Chuyển ý
- Tích hợp môn lịch sử:
2. Nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ
GV: Trình chiếu sile Bác Hồ đọc “Tuyên quốc.

ngôn Độc lập”.
? Bức ảnh này gợi cho các em nhớ đến sự
kiện lịch sử trọng đại nào của dân tộc ta?
GV dẫn dắt, chuyển ý: Đây là hình ảnh Bác
Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Trong
đoạn cuối của bản Tuyên ngôn Độc lập Bác
viết “Việt Nam là một nước độc lập, toàn
thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để
giữ vững nền độc lập, tự do ấy”. Ý chỉ ấy
như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
…….
Là những nội dung nào, ta chuyển sang
phần 2.
GV: Cho học sinh quan sát các bức ảnh.
Hình ảnh 1: Nữ dân quân
Hình ảnh 2: Thực hiện nhập ngũ
Hình ảnh 3: Cán bộ lãnh đạo Nhà nước
viếng bia tưởng niệm Tổ quốc ghi công.
Hình ảnh 4: Bắt giữ tội phạm
? Những hình ảnh này đang nói về những
vấn đề gì?
HS trả lời.
GV bổ sung: Những hình ảnh trên là những
vấn đề có liên quan đến nội dung của nghĩa
vụ bảo vệ Tổ quốc.
? Vậy bảo vệ Tổ quốc gồm mấy nội dung?
GV: Chốt ý lên bảng:

GV: Giải thích từng nội dung:
- Bảo vệ Tổ quốc bao gồm:
+ Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn
dân: Lực lượng quốc phòng toàn dân dựa
21


trên nền tảng nhân lực vật lực, tinh thần
mang tính chất toàn dân, toàn diện.
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự: Nam công
dân từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa
vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự
năm 2015.
+ Thực hiện chính sách hậu phương quân
đội: Như giải quyết chế độ cho người có
công với cách mạng; giải quyết việc làm,
chế độ cho quân nhân xuất ngũ; công tác
đền ơn đáp nghĩa; tìm kiếm, cất bốc, quy tụ
hài cốt liệt sĩ; phát triển kinh tế vùng biên
giới, hải đảo…
+ Bảo vệ trật tự an ninh xã hội như phòng
chống các loại tội phạm.
? Ở địa phương em, đã làm những việc nào
để góp phần bảo vệ tổ quốc?
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm:
Kĩ thuật khăn trải bàn.
GV chia lớp thành 3 nhóm. Các nhóm cử
nhóm trưởng, thư ký.
Thời gian thảo luận 3 phút: Các thành viên
ghi những việc làm góp phần bảo vệ Tổ

quốc vào bốn góc của tờ giấy, sau đó nhóm
trưởng thống nhất và thư ký ghi vào phần
giấy ở giữa sản phẩm chung của đội.
HS: Dán sản phẩm lên bảng, học sinh trình
bày kết quả thảo luận trong thời gian 1
phút.
GV nhận xét và bổ sung: Những việc ở địa
phương đã làm góp phần bảo vệ Tổ quốc
là.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa: như
xây dựng bia tưởng niệm các anh hùng liệt
sĩm quét dọn, vệ sinh khu tưởng niệm.
- Quan tâm đến các gia đình thương binh
liệt sĩ.
- Phụng dưỡng, chăm sóc bà mẹ Việt nam
anh hùng..
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương,
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà
nước.

+ Xây dựng lực lượng quốc
phòng toàn dân;
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự;

+ Thực hiện chính sách hậu
phương quân đội.

+ Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.


22


Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh tìm
hiểu vì sao phải bảo vệ Tổ quốc.
GV: Cho học sinh quan sát ảnh.
Hình ảnh 1: Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia
Trường Sơn tỉnh Quảng Trị.
? Em có suy nghĩ gì khi quan sát bức ảnh
này?
GV: Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường
Sơn tỉnh Quảng Trị cũng như hàng trăm
nghĩa trang liệt sĩ khác trên khắp đất nước
ta, là minh chứng hùng hồn cho nổi đau mà
chiến tranh mang lại. Điều này cho chúng
ta thấy, để có được hòa bình, độc lập như
ngày hôm nay, biết bao thế hệ cha ông đã
ngã xuống, những anh hùng liệt sĩ đã gửi
lại cuộc đời và tuổi thanh xuân nơi địa
ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
GV: Liên hệ vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan để
thăm dò và khai thác dầu khí ở trong vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Em có
suy nghĩa gì về vấn đề này?
HS trả lời.
GV bổ sung: Trung Quốc đã vi phạm
nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt
Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về
luật biển năm 1982. Chúng ta kịch liệt

phản đối hành động này và hành động này
cần phải chấm dứt và không được tái
phạm.
? Như vậy, dù trong chiến tranh hay trong
thời bình, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc vẫn
luôn được quan tâm hàng đầu. Vậy, tai sao
phải bảo vệ Tổ quốc?
GV: Kết luận vì sao phải bảo vệ Tổ quốc
- Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn
dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao
quý của công dân. Vì:
+ Non sông đất nước Việt Nam là do cha
ông chúng ta hàng nghìn năm xây đắp, giữ
gìn.
+ Ngày nay, Tổ quốc chúng ta vẫn luôn
luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm
23


chiến, phá hoại.
3. Củng cố:
+ Bài tập 1 SGK: (Hoạt động nhóm vừa) Những hành vi, việc làm (c), (d),
(đ), (e), (h), (i), là những hành vi, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Vì những hành vi, việc làm đó góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và giữ gìn
an ninh trật tự xã hội.
+ Bài tập 2: Tổ chức trò chơi Hát về Tổ quốc (Tích hợp môn Âm nhạc)
Chia lớp thành 3 đội chơi, lần lượt các đội chơi hát những câu hát về Tổ
quốc, Đất nước, Quê hương đội nào không hát được thì bị thua.
4. Đánh giá: GV nhận xét, đánh gia việc tiếp thu bài của HS bằng câu ?
Cho biết nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì?

5. Hoạt động tiếp nối:
- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK.
- Đọc phần “Tư liệu tham khảo” chuẩn bị cho tiết học sau.

24



×