Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Kinh nghiệm phát hiện và giúp đỡ học sinh rối loạn định dạng giới tính tuổi dậy thì tìm lại chính mình thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Luật giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đức, có tri thức, sức
khỏe, thẩm mĩ, nghề nghiệp…” [1]. Như vậy, mục tiêu giáo dục đã chuyển từ chủ
yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các
em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ
thông cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học”. Nghĩa là chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng ứng xử với
những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống
của cuộc sống và đặc biệt là khả năng làm chủ bản thân, nhận thức được bản
thân. “Nhận thức về bản thân của một người là cơ sở nhân cách của người đó. Nó
ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống của con người: khả năng học hỏi, khả
năng trưởng thành và thay đổi, sự nghiệp và bạn đời. Không quá đáng khi nói
rằng, nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho những
thành công trong cuộc sống”. (TS. Joyce Brothers) [2].
Nhận thức về bản thân (hay còn gọi là Tự nhận thức) là khả năng nhận biết
một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra và hiểu mình có
khuynh hướng làm gì trong tình huống đó….Kỹ năng biết tự nhận thức giá trị bản
thân giúp trẻ hiểu rõ bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến,
cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng như
những điểm tích cực và hạn chế của bản thân [3].
Thực tế ở nhà trường hiện nay, nhiều học sinh chưa nhận thức đúng đắn về
bản thân mình, không biết mình là ai? Không biết mình là nam hay nữ? Trẻ không
biết mình phải làm gì? Là mỗi nhà giáo dục chúng ta không còn lạ lẫm với hiện
tượng một bộ phận học sinh nam thích mặc áo hoa, thích đi xe màu hồng, nói năng
cử chỉ ẽo uột… học sinh nữ cắt tóc giống con trai đi dép, mặc áo con trai, hành
động cử chỉ mạnh mẽ ào ào như đàn ông… Các em đang có biểu hiện của rối loạn
định dạng giới mặc dù phần đa không phải sinh ra từ gia đình có gen di truyền!
Bản thân tôi, gần 20 năm công tác, tôi từng chứng kiến học sinh ở nhiều khóa


học có biểu hiện rối loạn định dạng giới, biết rõ là nguyên nhân do hoàn cảnh, điều
kiện sống tôi thực sự thương các em nhưng lực bất tòng tâm và cứ thế nhìn các em
lớn lên với những sở thích với những hành động, cử chỉ không phù hợp với giới
của mình và giờ đây, các em, có em đã có vị trí xã hội, có em còn đang là sinh viên
Đại học nhưng đều có một điểm chung là tất cả thường xuyên có những suy nghĩ
tiêu cực, không đặt ra được mục tiêu phấn đấu của bản thân cho cuộc sống hoặc
có đặt được mục tiêu thì mục tiêu sai lệch. (Ví như sau này không lấy ai cả, tìm một
người như mình sống chung, không cần con cái…) Có những em toan tìm tới cái
chết vì xấu hổ, vì khát vọng không được thực hiện. Như vậy, đúng như TS. Joyce
1


Brothers nhận định thì rối loạn định dạng giới đã khiến các em “bị ảnh hưởng đến
mọi phương diện đời sống” của “sự nghiệp và bạn đời” và, các em đã không có
“sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho những thành công trong cuộc sống”.
Làm cách nào đó để giúp các em tìm lại chính mình? để các em có sự chuẩn bị
tốt nhất cho “thành công trong cuộc sống”? Trăn trở, nghĩ suy đến đầu năm học
2015 – 2016 trong lớp chủ nhiệm, tôi có 02 em có biểu hiện của “rối loạn định
dạng giới” tôi mạnh dạn quyết định bắt tay vào thử nghiệm (ở 2 chủ nhiệm lớp)
“Giúp các em rối loạn định dạng giới tìm lại được đúng con người của mình” trong
sự mơ hồ, ngờ vực chính mình: Liệu mình có đủ sức lực, trình độ để làm một việc
“không tưởng” này? Tôi tự động viên mình: Được thì tốt mà không được thì tôi
cũng không phải ôm niềm ân hận với HS như đã từng ân hận với các em khóa
trước. Đó là lí do khiến tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm phát hiện và giúp đỡ học
sinh rối loạn định dạng giới tìm lại chính mình thông qua công tác chủ nhiệm ở
trườngTHCS”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Như trên đã nói, tôi nghiên cứu đề tài này trước hết là vì bản thân mình: Tôi hi
vọng đề tài thành công sẽ giải thoát tôi khỏi tình trạng day dứt trăn trở khi nhìn
thấy các em mà không giúp được gì.

- Tôi muốn các em được sống là chính bản thân mình, không chối bỏ bản thân, các
em sẽ là nhân tố cho hạnh phúc gia đình và động lực để xã hội phát triển.
- Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này còn mong muốn có một chút gì đó kinh
nghiệm nho nhỏ được nhân rộng để giáo viên chủ nhiệm trong các trường có thể áp
dụng từ đó giúp đỡ học sinh bởi tôi nghĩ hiện tượng học sinh rối loạn định dạng
giới tuy không nhiều nhưng cũng không phải là hiện tượng cá biệt.
1.3 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS, là những học sinh có biểu hiện rối
loạn định dạng giới
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu lí thuyết về hiện tượng rối loạn định dạng giới để phân biệt với đồng
tính luyến ái và các hiện tượng khác tương tự
- Tìm hiểu trò chuyện riêng với học sinh, với bạn bè thân thiết và với gia đình
- Kiên trì thử nghiệm các biện pháp mà bản thân vạch ra
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Cơ sở lí luận về tuổi dậy thì
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Dậy thì là quá trình thay đổi thể
chất từ cơ thể một đứa trẻ trở thành cơ thể người lớn có khả năng sinh sản. Dậy thì
bắt đầu khi những tín hiệu hormone trong não truyền tới các tuyến sinh dục
(buồng trứng hoặc tinh hoàn) Đáp lại, các tuyến này sản sinh ra nhiều loại
2


hormone kích thích sự tăng trưởng, hình thành chức năng và biến đổi não
bộ, xương cơ, da và cơ quan sinh sản tăng trưởng nhanh trong nửa đầu của giai
đoạn dậy thì và dừng lại khi quá trình dậy thì hoàn tất” [4].
Ở tuổi dậy thì, do sự định hình nhân cách còn đang trên đà phát triển nên các
em rất dễ chịu ảnh hưởng từ người khác, dễ bắt chước và bị lôi kéo... từ đó dần trở
nên hoài nghi về giới tính thật của mình.
2.1.2 Cơ sở lí luận về rối loạn định dạng giới

* Rối loạn định dạng giới là gì?
Rối loạn định dạng giới (tiếng Anh: gender identity disorder, hoặc gender
dysphoria) Năm 1980, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) chính thức phân loại
Rối loạn định dạng giới là một dạng bệnh tâm thần, biểu hiện của bệnh nhân là việc
muốn chối bỏ giới tính của bản thân mình. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) [5].
* Biểu hiện của rối loạn định dạng giới [6].:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, biểu hiện của rối loạn định
dạng giới là những hành vi, thái độ chối bỏ giới tính của bản thân mình, gồm các
tiêu chuẩn chẩn đoán sau:
- Trẻ em có thể:
+ Tự ghê tởm bộ phận sinh dục của mình
+ Từ chối chơi với bạn bè, cảm thấy cô đơn
+ Tin rằng khi sẽ lớn lên sẽ trở thành người khác giới
+ Nói rằng trẻ muốn được làm người khác giới
- Người lớn có thể:
+ Ăn mặc như người khác giới
+ Cảm thấy cô đơn
+ Muốn sống như một người khác giới tính
+ Muốn được thoát khỏi bộ phận sinh dục của mình
- Cả người lớn và trẻ em có thể:
+ Ăn mặc, đi đứng hoặc có các hoạt động điển hình của người khác giới
+ Bị trầm cảm hoặc lo âu
+ Từ chối tương tác với xã hội
* Nguyên nhân của rối loạn định dạng giới tuổi dậy thì [7]:
- Giáo dục gia đình
+ Vô tình hay cố ý hạ thấp giá trị giới tính của con.
+ Gia đình mong có con trai nên cho ăn mặc, cư xử với con gái như với con
trai hoặc ngược lại.
+ Thiếu vắng hình ảnh người bố hoặc người mẹ.
+ Chứng kiến cảnh bạo lực gia đình giữa bố và mẹ.

- Nguyên nhân xã hội
+ Bị lạm dụng tình dục đồng giới.
+ Chứng kiến cảnh bạo hành giới.
3


+ Bị tạp nhiễm do môi trường.
- Nguyên nhân cá nhân
+ Thiếu ý thức về bản thân, gia đình, xã hội.
+ Thiếu lý tưởng,hích sống hưởng thụ, cảm xúc mạnh.
+ Từ những biểu hiện đơn thuần nhưng do thiếu hiểu biết lại không được
chia sẻ, tâm sự cùng ai, sự sợ hãi, bất an sẽ đẩy tuổi dậy thì rơi vào chứng
rối loạn giới tính, tình trạng lệch lạc này phát triển nhanh
* Hậu quả của rối loạn định dạng giới tuổi dậy thì:
Ở tuổi vị dậy thì, Rối loạn định dạng giới nếu không được phát hiện và chữa
trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ chuyển biến thành Đồng tính luyến ái hoặc sẽ đi tiến
hành chuyển đổi giới tính Sách tâm thần học xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần học
Hoa Kỳ khẳng định: 75% trẻ em nam bị rối loạn định dạng giới không được chữa
trị sẽ trở thành người đồng tính khi đến tuổi trưởng thành. [8]
* Rối loạn định dạng giới có phải là đồng tính luyến ái?
Rối loạn định dạng giới hoàn toàn không phải đồng tính luyến ái[9].
.
Rối loạn định dạng giới
Đồng tính luyến ái
Là gì? Là một dạng bệnh tâm Là những người trưởng thành có sự hấp dẫn
thần, xuất hiện ở tuổi dậy tình yêu và tình dục với những người cùng giới
thì có thể mất khi bản thân tính một cách lâu dài và cố định
có ý thức thay đổi
Nguyên Từ hoàn cảnh sống (Giáo -Từ bẩm sinh (do biến đổi hormone, nhiễm sắc
nhân

dục gia đình, Nguyên nhân thể, các cơ chế sinh hóa…)
xã hội, từ bản thân..), một - Từ rối loạn định dạng giới tuổi dậy thì nếu
bộ phận nhỏ từ bẩm sinh
không được chữa trị
Mối
Rối loạn định dạng giới nếu không tự thay đổi, chữa trị sẽ trở thành đồng
quan hệ tính luyến ái khi trưởng thành
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1 Thực trạng chung:
- Hiện nay học sinh rối loạn định dạng giới ngày càng phổ biến. Theo quan sát của
tôi, khóa học nào của trường tôi cũng có ít nhất 02 em bị rối loạn định dạng giới
- Nhìn chung công tác chủ nhiệm của giáo viên còn qua loa, phần lớn giáo viên chỉ
chú ý đến thành tích của lớp mình. Giáo viên đánh đồng hiện tượng rối loạn định
dạng giới với đồng tính luyến ái nên gặp những học sinh có biểu hiện của rối loạn
định dạng giới thì GV coi đó là bẩm sinh, bản chất sinh ra là như thế nên mặc nhiên
coi đó là đặc tính riêng biệt của học sinh mà chưa hề may may có sự đồng cảm hay
suy nghĩ sẽ giúp học sinh thay đổi chưa để ý, chưa trăn trở với việc học sinh rối loạn
định dạng giới họ cho đó là việc của gia đình, của bệnh viện..
2.2.2 Về giáo viên:
* Thuận lợi:
4


- Là giáo viên mà tuổi nghề bằng tuổi làm công tác chủ nhiệm do vậy, bản thân ít
nhiều đã có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp và là một giáo viên nhiệt
tình trong công tác chủ nhiệm luôn luôn trăn trở để xây dựng nhân cách cho từng
học sinh trong lớp. Ngoài công tác chủ nhiệm, tôi còn phụ trách dạy môn Ngữ văn
nên có nhiều cơ hội để hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh
- Hiện tượng học sinh bị rối loạn định dạng giới là vấn đề mà tôi trăn trở suy nghĩ
từ những năm học 2009 – 2010 và luôn đau đáu có cách gì đó để hỗ trợ học sinh

chấm dứt hiện tượng này
* Khó khăn:
- Là giáo viên được phân công kiêm nhiệm nhiều công việc, ngoài công tác giảng
dạy và chủ nhiệm lớp tôi còn được giao nhiệm vụ: Trong chuyên môn là Tổ trưởng
tổ KHXH , trong tổ chức Công đoàn nhà trường tôi là Trưởng ban nữ công và trong
Ban thanh tra nhân dân tôi là trưởng ban. Bởi vậy, thời gian dành cho lớp chủ
nhiệm còn hạn chế
- Bản thân tôi chưa thực sự tin tưởng phương pháp mình đưa ra vì không những đây
là vấn đề tế nhị mà để giúp học sinh giúp học sinh rối loạn định dạng giới tuổi dậy
thì tìm lại chính mình là việc làm chưa từng xảy ra ở trường chứ chưa nói đến thành
công hay không
2.2.3. Về học sinh
- Như đã trình bày, Năm học 2015 – 2016 tôi nhận lớp 8B với 38 em học sinh
trong đó có 02 em có nghi là rối loạn định dạng giới đó là: Đỗ Quang Hiếu và
Nguyễn Thành Nam (Hiếu tròn, béo thường được các bạn gọi là Hiếu mỡ! “dì
Hiếu” “thím Hiếu” Hiếu là học sinh giỏi, trong kì thi giao lưu HSG cấp huyện em
đã được giải nhì môn Toán, giải ba môn Văn và giải khuyến khích môn Tiếng Anh
còn Nam thì cao, gầy, là học sinh khá cứng của lớp em cũng tham dự kì thi ấy ở 2
môn Toán và văn nhưng chỉ đạt giải khuyến khích môn văn).
- Cả hai đều có biểu hiện nhút nhát và đặc biệt: Chỉ chơi với các bạn nữ, thích mặc
đồ con gái, dùng đồ con gái, chơi trò chơi của con gái, đi đứng, cử chỉ rất mềm dẻo
- Đặc biệt khi thấy các bạn trêu mình là dì Hiếu” “thím Hiếu” “Nam gái” cả hai đều
không có phản ứng khó chịu mà ngược lại còn cười đùa như hùa vào...
Tuy nhiên tôi chỉ có điều kiện để thử nghiệm giúp em Hiếu “tìm lại chính
mình”, còn Nam thì không, bởi vì một thời gian sau em ấy chuyển xuống học tại
trường THPT Triệu Sơn nên với Nam, trong khuôn khổ của sáng kiến này tôi
coi em là đối chứng cho kết quả sau khi sử dụng các biện pháp để giúp đỡ Hiếu.
2.3. Các kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Kinh nghiệm 1: Phát hiện học sinh “rối loạn định dạng giới” qua việc quan sát
ở tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của học sinh

* Ý nghĩa: Quan sát học sinh ở mọi phương diện hoạt động, sẽ giúp giáo viên có
cái nhìn toàn diện, xác định được HS “rối loạn định dạng giới” thì luôn đồng nhất
5


về hành vi, cử chỉ ở mọi hoàn cảnh. Điều đó giúp giáo viên tránh nhầm lần với việc
học sinh cố tình làm quá hành vi, cử của mình nhằm gây cười, gây ấn tượng...
* Tiến hành quan sát:
Tôi quan sát học sinh ở mọi lúc, mọi hoạt động có thể và bắt đầu từ một lần
tình cờ nghe HS gọi em Đỗ Quang Hiếu là “thím Hiếu” và thực tế quan sát sơ qua
tôi dễ dàng nhận thấy đúng là Hiếu có biểu hiện không phù hợp với giới tính của
mình. Từ nhận định chung đó, tôi quan sát cụ thể:
- Về bạn thân: Hiếu có một nhóm bạn rất thân gồm 10 bạn nữ đều nằm trong đội
tuyển văn và thân nhất với Đặng Thị Vân Anh. Chưa bao giờ Hiếu chơi với các bạn
nam, các bạn nữ chơi trò gì Hiếu chơi trò ấy
- Trong các hoạt động trên lớp : Với thân hình tròn béo của mình mỗi lần lên bảng,
hai bắp đùi Hiếu chụm sát vào nhau, dép quẹt xuống sàn nhà, mông nảy tanh tách.
Khi cầm sách vở, chỉ bằng 3 ngón tay còn 2 ngón (ngón út và ngón nhẫn) xòe ra
một cách điệu đàng (Hình 1) có những lúc lại vô cũng nhẹ nhàng lả lướt ra vườn
hoa để để lùa theo mấy chú ong hay ngồi góc lớp vỗ muỗi khẽ khàng đến độ bạn
ngồi bên cạnh không thể nghe tiếng vỗ.
- Trong lao động: Tôi để ý thấy em chưa bao giờ cầm cuốc mà chỉ nhận nhiệm vụ
quét hoặc nhặt lá ở sân trường và cái cách nhặt lá cũng thật lạ: em chỉ dùng một tay
và, với một bàn tay ấy Hiếu cũng chỉ dùng đúng 2 ngón: ngón cái và ngón giữa để
nhặt. Ba ngón còn lại cũng xòe ra hệt cái cách cầm sách trông điệu hơn cả mấy bạn
nữ, đến độ tôi phải trêu: “Hiếu ơi: Con sợ lá nó đau à!” (Hình 2).

H.1: Hiếu cầm sách đọc (tay rất điệu)
H2: Hiếu nhặt lá (tay rất điệu)
- Tham gia mạng xã hội facebook:

+ Hiếu có nhiều nick face: “Đỗ Quang Hiếu”(Hình 3.1 “Mai Linh” (Hình 3.2)
trên messenger nhóm của 9B em lại lấy tên là “Hiếu béo lắm mỡ” (Hình 3.3)trong
số những cái tên đó thì Mai Linh chính là cuộc sống ảo, là con người thứ 2 của em

6


H.3.1: Đỗ Quang Hiếu

Hình 3.2: Mai Linh

Hình 3.3 Hiếu béo lắm mỡ”

+ Với nick “Mai Linh” gần như em ấy đều cập nhật những hình ảnh rất con gái:
VD: Lúc 11h53ph ngày 06/09/2016 em cập nhật ảnh đại diện của mình là chân
dung một cô gái (Hình 4.1), và ngay sau đó em cập nhật chân dung phía sau của
một cô gái (Hình 4.2). Đến 11h36ph ngày 13/11/2016 em lại thay ảnh đại diện là
trái cây và các loại kẹo những bình luận cũng thật đỏng đảnh (Hình 4.3)

Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
+ Cũng với nick “Mai Linh” ngày 13/11/2016 khi thay ảnh đại diện là trái cây và
các loại kẹo ở trên bạn bè vào bình luận, em ấy đã có những bình luận cũng thật
đỏng đảnh (H 5.1), và đến 8h13ph ngày 22/11/2016 Hiếu lại cập nhật trạng thái:
“Ước chi có một cơn bão cấp 13 cuốn trôi đống mỡ của tau” (Hình 5.2). Rõ ràng
chỉ có con gái mới để ý điều ấy

7



Hình 5.1:Ước mơ: làm “nàng tiên
Hình 5.2: Ước mơ 1 thân hình chuẩn
kẹo”
- Trong cách xưng hô: Hiếu thích các bạn gọi mình bằng “thím Hiếu” “dì Hiếu”
“sư muội” (H.6.1) còn bản thân tự xưng mình là “Mị” (Hình 6.2).

Hình 6.1 (Tháng 01/2016)
Hình 6.2 (Tháng 04/2016)
=> Còn một số biểu hiện nữa và tất cả đều qua quan sát, tôi nhận định ban đầu:
Hiếu đã bị lệch lạc giới tính hay còn gọi một cách khoa học như Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia thì đó là: Rối loạn định dạng giới
* Những lưu ý khi thực hiện:
- Giáo viên phải quan sát trò bằng tất cả tình yêu thương, sự lắng lo gần gũi nhưng
tất cả trong lặng lẽ nghĩa là tuyệt đối không được để trò biết mình đang theo dõi
- Phải quan sát, tìm hiểu ở tất cả các mặt hoạt động để nhận ra đó là con người đồng
nhất chứ không phải chỉ ở trên lớp hoặc là chỉ trước mặt các bạn mới “làm trò” gây
hiểu nhầm là “rối loạn định dạng giới”
Kinh nghiệm 2: Phát hiện và xác định nguyên nhân “rối loạn định dạng giới”
qua trò chơi “Tôi nói thật” [9]
8


* Ý nghĩa: Bước này sẽ giúp giáo viên có cái nhìn khách quan hơn về hiện tượng,
sở thích, thói quen của học sinh từ đó cũng để khẳng định chính xác HS “rối loạn
định dạng giới”
- Là cơ sở để tôi đưa ra giải pháp tiếp theo liên qua đến gia đình và cũng để gia
đình tin hơn hiện tượng con mình đang mắc phải (xác định ý nghĩa của trò chơi nên
mỗi chơi điều bắt buộc là GV phải lén bật chế độ ghi âm trên điện thoại).
- Quan trọng hơn, đó là cơ sở để để tôi xác định đúng nguyên nhân vì sao HS

ấy bị rối loạn định dạng giới
* Tổ chức thực hiện:
Tôi chọn hình thức trò chơi: “Tôi nói thật” (Trò chơi tôi do tôi sáng tạo và
đã sử dụng thành công trong sáng kiến: “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp
6 THCS thông qua công tác chủ nhiệm”. Sáng kiến được xếp loại B cấp tỉnh năm
học 2011 - 2012)
Đây là cách giúp học sinh có thể tự bộc lộ: Tình cảm cảm xúc, tâm tư,
nguyện vọng thậm chí sở thích của mình … với cô giáo (hoặc với cô giáo và bạn bè
xung quanh) Từ việc biết, hiểu được tâm tư tình cảm của học sinh, GVCN có thể
hướng các em điều chỉnh hành vi của mình kịp thời
Bước 1: Chọn trò chơi:
+ Chọn trò chơi một cách ngẫu nhiên: Khi thấy các em chơi, giáo viên ngồi
xuống chơi cùng.
+ Chọn cố ý: Giáo viên chuẩn bị sẵn trò chơi (dụng cụ, phương tiện), để tổ
chức cho các em chơi.
+ Trò chơi đa dạng: Rút thẻ số, đá cầu, đánh chuyền…
Bước 2: Chọn thời điểm chơi, người chơi:
- Thời điểm chơi: Trò chơi sẽ được GVCN tổ chức chủ yếu ở những giờ ra
chơi thậm chí ngay cả khi học trò đến gia đình cô chơi.
- Người chơi:
+ Chơi 2 người (Một cô, 1 trò): Nếu HS đó ngại nói ra với người thứ 3.
+ Chơi một nhóm: Chỉ chọn những bạn rất thân với HS rối loạn định dạng giới
(Lưu ý: GV phải khéo léo trong việc chọn người chơi làm sao đó để học sinh thấy
cô chọn người chỉ là ngẫu nhiên, tránh đi cảm giác mất tự nhiên của học sinh: Vì
sao lại chọ A,B,C… và cũng tránh sự tò mò của những bạn không được chơi. VD:
GV có thể lựa khi nhóm HS ấy ngồi chơi với nhau rồi GV đến và cùng chơi..)
Bước 3: Khởi động, thống nhất luật chơi:
- Khởi động:
Để tạo niềm tin, để các em có thể “Nói thật” thường thì trước khi chơi cô và trò
cùng giơ bàn tay trái đã xòe hướng về phía nhau, tay phải đặt lên ngực trái để đưa

ra lời thề:
+ Tôi thề là tôi sẽ nói thật lòng mình
9


+ Tôi thề là tôi sẽ giữ bí mật nếu không sẽ bị tẩy chay, sẽ bị ra khỏi nhóm, sẽ
không bao giờ được cùng chơi và tự nguyện xin cô hạnh kiểm.
- Thống nhất luật chơi:
+ Quyền được hỏi và nghĩa vụ phải trả lời:
Với trò chơi đá cầu, đánh chuyền: Thì người thắng cuộc sẽ được hỏi thua cuộc
2 câu hỏi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đối phương
Với trò chơi nhóm “rút thẻ số”: Thì theo từng cặp một để hỏi. Cụ thể:
Người bắt thẻ số 01 sẽ hỏi người bắt được thẻ số 02
Người bắt thẻ số 03 sẽ hỏi người bắt được thẻ số 04
Người bắt thẻ số 05 sẽ hỏi người bắt được thẻ số 06
Người bắt thẻ số 07 sẽ hỏi người bắt được thẻ số 08
Người bắt thẻ số 09 sẽ hỏi người bắt được thẻ số 10
Mỗi người chỉ được hỏi 01 câu duy nhất.
- Yêu cầu thái độ của người trả lời:
Đảm bảo tuyệt đối thành thực trong câu trả lời của mình. Trò chơi mang tên
“Tôi nói thật”: Nghĩa là linh hồn của trò chơi là: 100% trung thực.
Bước 4: Bắt đầu chơi: (tôi trình bày trò chơi rút thẻ số)
- Dùng cả bộ thẻ (Một bộ đánh số từ 1 đến 10) úp sấp trên mặt bàn và lần lượt
rút: Mỗi người một thẻ.
- Cả nhóm rút xong lấy kết qủa để xác định người hỏi, người trả lời theo luật
Bước 5: Kết thúc trò chơi: Bằng một lời thề: Tôi xin thề là tôi đã nói thật 100%

Hình 7.1: Khởi động trò chơi
Hình 7.2: Rút thẻ, xác định cặp hỏi- trả lời
* Những lưu ý khi thực hiện:

- Các câu hỏi học sinh và giáo viên thường sử dụng trong trò chơi:
+ Gia đình bạn có mong sinh được một người con gái (trai) không?
+ Bây giờ bạn thấy mình là người như thế nào?
+ Bạn suy nghĩ gì về bạn A (B,C…)
+ Thói quen của bạn ở nhà khi đêm xuống là gì?
+ Trong gia đình bạn, có người bị lệch lạc giới tính phải không?
10


+ Bố mẹ bạn cư xử như thế nào với bạn ở nhà?
+ Mẹ thường mua đồ màu sắc như thế nào cho em?
+ Mấy hôm nay cô (mình) thấy em (bạn) buồn vì sao vậy?
+ Ước mơ trong tương lai cuả bạn là gì?
+ Bạn thấy bạn A (B,C…) là người như thế nào
- Lưu ý cách đặt câu hỏi:
+ Người đặt câu hỏi phải nhanh trí để đặt câu hỏi sao cho đối phương phải trả
lời lượng thông tin nhiều nhất.
+ Tránh đặt các câu mỏi mà câu trả lời chỉ là “có” hoặc “không’’
VD1:
+ Thay vì đặt câu hỏi: Bạn thích giống con gái phải không?
+ Thì đặt câu là: Bạn thấy bản thân mình là người như thế nào?
VD 2:
+ Thay vì đặt câu hỏi: Bạn có ước mơ gì trong tương lai không?
+ Thì đặt câu là: Ước mơ trong tương lai cuả bạn là gì?
* Ưu điểm của trò chơi “Tôi nói thật”
- So sánh với việc tìm hiểu học sinh qua cách trò chuyện đơn thuần:
Tìm hiểu học sinh qua cách trò Tìm hiểu học sinh qua trò chơi “Tôi nói thật”
chuyện đơn thuần
- Không khí không thoải mái, Không khí thoải mái, bởi cô tham gia vào trò
bởi dù gần gũi như thế nào thì chơi nghĩa là cô đã là bạn và trong trò chơi ấy

vẫn là khoảng cách: Cô – trò
chỉ có những người bạn với nhau
- Người hỏi chỉ là cô và học - Học sinh không chỉ trả lời mà khi là người
sinh chỉ có quyền trả lời và như chiến thắng hoặc nhiều điểm hơn cô, các em
thế học sinh sẽ có cảm giác cũng được hỏi cô và lúc ấy cô đứng vào vị trí
mình đang bị “hỏi tội” hoặc người trả lời.
“điều tra”
- Đặc biệt là khi chính các em phát hiện ra
- Đôi khi nhược điểm của các mình có những điểm khác với các bạn đồng
em bị bắt buộc phải “khai” nên giới ý thức thay đổi sẽ cao hơn rất nhiều so với
việc thay đổi là rất khó khăn.
ép buộc
=> Học sinh e dè, không dám => Học sinh mạnh dạn, thậm chí hào hứng
bộc lộ, tâm sự
“Nói thật”.
- Kết qủa từ việc “Tôi nói thật” mang lại: Với phương pháp này tôi đã nhận
được kết quả bất ngờ:
+ Tôi đã hiểu được hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của HS mà không
phải mất thời gian công sức đi đến từng nhà để tìm hiểu.
+ Tâm tư, nguyện vọng ấy được các em bộc bạch hết sức tự nguyện, tự nhiên.
Mức độ tin cậy cao.
Cụ thể, qua rất nhiều lần chơi, nhiều trò chơi khác nhau nhưng bản chất đều là
“Tôi nói thật” mỗi lần, mỗi trò chơi một chút ít và tôi đã khai thác được rất nhiều
thông tin của Hiếu. Có thể vắn tắt một số thông tin như sau:
- Về hoàn cảnh gia đình: (Tất nhiên tôi phải kết hợp cả tìm hiểu gián tiếp)
11


+ Bố mẹ, ông bà chú dì cô bác hai bên nội ngoại của em đều là những con
người rất bình thường ( Nguyên nhân từ di truyền hoàn toàn bị loại bỏ)

+ Bố mẹ em có hai cậu con trai, Hiếu là con trai thứ hai
+ Trước khi sinh em, gia đình luôn mong sinh được một cô con gái
+ Không sinh được con gái nhưng lúc nhỏ mỗi lần đi mua sắm, thấy đồ con gái
đẹp, mẹ toàn mua cho Hiếu dùng đồ chơi cũng vậy.
+ Là con trai út nên gia đình chiều chuộng và xử xử với Hiếu vô cùng nhẹ nhàng
+ Phòng ngủ của Hiếu, sách vở ... tất cả mọi thứ đều màu hồng
- Về các mối quan hệ của em từ lúc nhỏ
+ Lúc nhỏ, bên cạnh nhà Hiếu có mấy bạn học cùng lớp là nữ nên em cùng đến
trường, cùng đi học thêm, học nhóm...
+ Lớn lên một chút khi vào cấp 2 vào đội tuyển văn (lớp 6) Hiếu lại tiếp xúc
toàn các bạn gái. Hiếu ảnh hưởng nhiều phong cách của các bạn nữ cùng nhóm
chơi
- Về bản thân con người Hiếu:
+ Hiếu không thích chơi với con trai.
+ Em thích một lần được công khai xúng xính chiếc váy ra đường
+ Ở nhà thường thường sau giờ ăn cơm chiều đó là lúc mà màn đêm buông xuống,
bạn ấy về phòng riêng, đóng chặt cửa lại lấy váy, xước tóc, nơ...tất cả trang phục
của con gái mặc lên người rồi tô son, đánh phấn và tự ngắm mình trong gương
+ Hiếu dự tính tương lai của mình là: Sau này vẫn lấy vợ vẫn sinh con nhưng để
con cho vợ nuôi rồi kiếm một người đàn ông khác giống mình để ở, để được diện
đồ con gái...
+ Điều nguy hiểm hơn là Hiếu thích một bạn nam trong lớp và luôn cảm thấy xót
xa thay cho bạn mỗi khi bạn bị cô giáo phạt (bạn Trịnh Văn Tiến – Là một học sinh
trái ngược hoàn toàn với Hiếu: Dáng người nhỏ con, học hành chỉ ở mức độ trung
bình).
+ Lý do mà Hiếu mến bạn Tiến là: Trông bạn ấy phong độ, giỏi nhiều môn thể
thao. Tất cả những trận đấu thể thao có mặt của Tiến thì Hiếu đều có mặt - > Gái
ham tài, trai ham sắc! Tôi nghĩ vậy!
* Kết luận: Từ việc sử dụng trò chơi “Tôi nói thật” cùng với việc nghiên cứu lí
luận của “Rối loạn định dạng giới” tôi khẳng định 2 vấn đề:

- Hiếu đang bị “Rối loạn định dạng giới tuổi dậy thì”
- Nguyên nhân: Từ gia đình và ý thức của bản thân
Kinh nghiệm 3: Sử dụng các biện pháp giúp học sinh “ tìm lại chính mình”
Biện pháp 1: Trao đổi nghiêm túc với gia đình
* Mục đích, ý nghĩa: Để gia đình hiểu bản chất thực sự của con em mình từ đó hợp
tác với giáo viên thực hiện các biện pháp động viên học sinh thay đổi

12


- Sở dĩ tôi nói: “trao đổi nghiêm túc” bởi vì phần đa giáo viên gặp hiện tượng
này khi gặp phụ huynh về vấn đề nào đó thì thường trao đổi vấn đề tựa như một lời
nhận xét cho vui hay chỉ là câu chuyện làm quà
VD: Cháu nhà anh (chị) yếu yếu , ẻo lả ấy nhỉ!
Thằng cu nhẹ tính lắm....
Rồi quay sang nói về vấn đề mà họ coi là quan trọng hơn đó là học tập (có thể
GV né tránh vì sợ phụ huynh không vui, sợ đề cập đến chuyện tế nhị của gia đình...
-> Điều này chính bản thân tôi đã mắc phải cách đây gầm 10 năm)
* Lưu ý khi thực hiện trao đổi nghiêm túc:
- Trao đổi “nghiêm túc” nghĩa là giáo viên phải dành nguyên thời gian với phụ
huynh về vấn đề này chứ không phải “nhân tiện nói cho vui”.
- Trao đổi “nghiêm túc” nhưng không căng thẳng: Nghĩa là giáo viên có thể đến tận
nhà HS để tạo không khí gần gũi và đặt vấn đề thẳng thắn với phụ huynh để họ
hiểu đó là chuyện nghiêm túc ( Tôi (em/chị/cô) hôm nay đến nhà vì việc...)
- Tạo không khí thật nhẹ nhàng thoải mái với phụ huynh để họ có thể dễ dàng tiếp
nhận vấn đề mà mình mang lại bằng cách nên để phụ huynh bộc bạch trước những
suy nghĩ về con cái họ có thể bằng các câu hỏi của cô (Ở nhà cháu (con) là người
như thế nào?)
- Giáo viên cần đề phòng tình huống gia đình phản đối nhận định của mình về
học sinh bằng cách cần mang theo những vật chứng: là các nick facebook, là bản

ghi âm các trò chơi có lời bộc bạch cả con em họ)
Tôi đã tiến hành đúng như vậy và quả nhiên, Ban đầu bố mẹ Hiếu bình tâm lắm,
họ không tin điều đó thậm chí còn nhìn tôi với ánh nhìn rất lạ lẫm! Cũng dễ thông
cảm với gia đình bởi: “Ở nhà cháu bình thường lắm cô ạ!” Nhưng sau đó khi đã
xem những gì tôi chuẩn bị trước thì họ sốc hoàn toàn và người thất vọng rõ hơn cả
có lẽ là mẹ của Hiếu
- Giáo viên cũng cần lưu ý: Sau khi phụ huynh đã tin hiện tượng ấy với con mình
là có thật thì cần giải thích, cung cấp kiến thức về “Rối loạn định dạng giới” để phụ
huynh có thể hiểu và tin hiện tương ấy là bình thường, là khắc phục được, vượt qua
được nếu có sự hợp tác từ gia đình + nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực của HS
- Sau đó, nên để cho gia đình tự lặng lẽ theo dõi con em họ vài ngày để đủ độ
tin tưởng tôi mới quay lại bàn biện pháp kết hợp và thống nhất các biện pháp gia
đình cần thực hiện để phối hợp như:
+ Hạn chế dần để chấm dứt hoàn toàn việc cho con cái sử dụng đồ dùng, đồ
chơi không hợp với giới tính của mình
+ Bằng tình huống như vô tình gia đình cần nhẹ nhàng giúp cháu tự nguyện
bỏ đi những thứ mà khi đêm xuống cháu hay mặc và người như: váy, nơ..
(điều này cần thời gian lâu dài)
+ Hạn chế việc cưng nựng con quá mức
+ Kéo con vào các hoạt động TDTT buổi sáng mai hay lúc chiều tối
13


+ Quan tâm đến chế độ sinh hoạt của con cái, không để cơ thể mệt mỏi, kiệt
sức khiến đầu óc mơ hồ dễ thả mình để người khác lợi dụng, rủ rê đi lệch hướng.
Biện pháp 2. Sử dụng hình thức “Phạt tích cực”:
* Quy định mức độ phạt:
- Trong một buổi nếu nhỡ xưng mình là “thím” “Mị”, “dì” 02 lần thì buổi học
tiếp theo sẽ không được tham gia vào để xây dựng bài 01 tiết
- 04 lần nhầm cùng với việc không được tham gia vào để xây dựng bài thì phạt

thêm 1 buổi nhặt lá, nhổ cỏ, vun đất hoặc tưới nước cho luống hoa mà lớp chăm
sóc (vào các giờ ra chơi).
-> Đã nắm bắt rõ tâm lí của học sinh Với bản thân Hiếu, là một học sinh rất hăng
hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, thích được trình bày ý kiến hay được
lên bảng làm bài tập và rất ngại khi một mình phải nhặt lá ở luống hoa lúc ra chơi.
Bởi vậy,nên tôi chắc chắn ba điều này Hiếu còn sợ hơn phạt dọn nhà vệ sinh (chỗ
kín đáo) hay trực nhật (Chỉ làm việc trong lớp nên không ngại)
* Cách thực hiện:
- Phân công 1 bạn thật thà ngồi cạnh Hiếu trong giờ học, chơi cùng Hiếu giờ
ra chơi làm thư kí để cập nhật, tổng hợp số lần bạn trót xưng hô nhầm rồi báo cáo
nhanh với cô sau mỗi buổi để cô chuẩn bị cho mức độ phạt ngày mai.
- Kết hợp với các giáo viên bộ môn để thống nhất việc phạt học sinh trong giờ.
- Với các bạn trong lớp tôi quy định:
+ Bạn nào gọi bạn Hiếu là “thím” “Mị”, “dì” ‘gái” pê đê” thì sẽ phạt trực
nhật tùy theo mức độ, số lần. Quá 04 lần tôi sẽ phạt dọn dẹp lau chùi nhà vệ sinh
+ Bạn nào phát hiện ra bạn xưng hô với Hiếu như vậy sẽ được miễn trừ 01
buổi lao trực nhật hoặc lao động tập thể
* Quá trình thực hiện: Thực hiện biện pháp này, ban đầu rất khó khăn vì Hiếu
không phản đối nhưng có vẻ không vui, không thèm nói chuyện với ai kể cả bạn nữ
thân nhất, không thèm nhìn mặt cô nữa. Và, vài ngày sau Tôi nhắn tin hỏi em, thì
thật đáng buồn : Hiếu không muốn có sự thay đổi, Đã nhiều lần định thay đổi
nhưng không được. Hiếu yêu con người mới của mình, có thể lúc nào đó Hiếu sẽ
thay đổi. Nhưng tôi đã động viên em thử lần cuối cùng xem sao xem sao và em đã
đồng ý. Dưới đây là tin nhắn của em:

14


Bắt đầu hợp tác làm việc thì tôi lại gặp khó khăn vì Hiếu đồng ý cho các bạn
đánh dấu khi xưng hô nhầm nhưng lại không có biểu hiện hạn chế sử dụng các từ

ngữ xưng hô ấy. Bởi vậy mà trong ngày học đầu tiên (sau khi Hiếu đồng ý sẽ thay
đổi) Hiếu xưng hô nhầm tới 18 lần trong một ngày. Ngày mai, Hiếu lại tiếp tục lặp
lại y nguyên như thế: 20 lần xưng hô nhầm…
Ngày thứ ba tổng số lần phạm lỗi của Hiếu trong 3 ngày lên 54 lần. (trung bình
18 lần/01 ngày) Biết Hiếu là người coi việc phát biểu ý kiến trong giờ của mình
như nguồn sống khi đến trường. Hiếu sẽ không cháp nhận việc học bì mà không
được tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, bắt đầu ngày thứ 4, vào lớp sinh hoạt
15 đầu giờ phút tôi làm phép tính đơn giản trong 01 tháng nếu cứ duy trì 18 lần
phạm lỗi/ 1 ngày như vậy thì hậu quả là:
+ Về số tiết không được tham gia phát biểu ý kiến:
1 ngày vi phạm 18 lần = 9 tiết học tiếp theo không được phát biểu ý kiến x 6
ngày = 54 tiết phạt/1 tuần x 4 tuần = 216 tiết/ tháng
+ Về số giờ ra chơi mà phải nhặt lá dưới hàng trăm con mặt của các em HS khối
6,7,8 và các bạn khối 9 đặc biệt có sự giám sát của cô:
1 ngày vi phạm 18 lần = 4,5 buổi nhặt lá giờ ra chơi x 6 ngày = 27
buổi/tuần x 4 tuần = 108 giờ ra chơi phải chăm sóc luống hoa/01 tháng
Như vậy: 01 tháng = 216 tiết không được tham gia trình bày ý kiến (trong khi
đó, 01 tháng chỉ có 158 tiết - kể cả chào cờ, sinh hoạt lớp, tự chọn, HĐNGLL, học
thêm..)… + 108 giờ ra chơi phải chăm sóc luống hoa (Khi mà một tháng có
khoảng 100 giờ ra chơi)
Hiếu thấy thế nào? Con số thật kinh khủng!
Con cảm giác thế nào khi không được tham gia phát biểu ý kiến? Làm sao giữ vững
danh hiệu HSG? Làm sao đi thi HSG cấp huyện rồi tỉnh? và tôi cho em biết rằng tôi
đã thống nhất với tất cả thầy cô bộ môn trong lớp…
Sau khi nghe tôi phân tích, tôi để ý thấy mặt em tái đi. Có lẽ em không nghĩ
rằng số tiết mất quyền phát biểu, số giờ ra chơi phải làm việc lại lớn đến độ như
thế! Hiếu đăm chiêu rồi không nói gì. Thực ra, phân tích với học sinh vậy chứ
15



trong suy nghĩ của tôi. Sau một tuần nếu như em không thay đổi, không hề có biểu
hiện giảm việc xưng hô rối loạn định dạng giới thì tôi sẽ từ bỏ biện pháp này vì
nhiều lí do. Nhưng, trời quả không phụ lòng người, ngay sau khi tôi làm phép toán
để phân tích cho em hiểu. Thật bất ngờ!
* Kết quả của “Phạt tích cực”
Ngày thứ Số lần xưng
Mức độ phạt
hô nhầm
Số tiết không phát biểu ý kiến XD
Số buổi ra chơi bị
bài (3 lần xưng hô nhầm = 1 tiết)
phạt
TUẦN THỨ NHẤT:
1
18
9
4,5
2
16
8
4
3
20
10
5
Sau khi tôi phân tích bằng bài toán đơn giản
4
12
6
3

5
8
4
2
6
3
1
1
Tổng
77
28
19,5
tuần 1
TUẦN THỨ HAI:
7
8
4
2
8
4
2
1
9
0
0
0
10
1
0
0

11
0
0
0
12
0
0
0
Tổng
80
40
20
Như vậy, sau hai tuần Hiếu bị phạt 40 tiết không được phép tham gia xây dựng
bài (bằng số tiết của một tuần) trong đó 3 ngày đầu Hiếu cứng cổ nên chiếm 27/40
tiết + 20 buổi ra chơi phải chăm sóc luống hoa
Bước sang ngày thứ 13. Hiếu đã thực hiện được hầu hết các mức phạt. Nhìn
thấy sự tiến bộ rõ rệt của HS tôi tuyên bố với cả lớp: Bạn Hiếu đã có 03 ngày
không nói nhầm lần nào, trong đó có 02 ngày liên tục nên cô tuyên bố toàn bố số
buổi tiếp theo mà Hiếu và cần phải tiếp tục biện pháp này tới khi Hiếu hoàn toàn
không xưng hô nhầm lẫn
Sau khi nghe tôi tuyên bố, Hiếu không kìm nén được cảm xúc, em nhảy cẫng lên
vì sung sướng. Tôi biết biện pháp của mình bước đầu đã có hiệu quả
Biện pháp 3: Tạo môi trường sinh hoạt, làm việc phù hợp với giới tính của HS
* Chỗ ngồi: Xếp cho HS rối loạn định dạng giới chỗ ngồi để cân bằng giới tính.

16


Cụ thể: Tôi xếp chỗ ngồi cho Hiếu bên cạnh bạn nam mà Hiếu có vẻ thích (Trịnh
văn Tiến) vì tôi biết Tiến không hề cổ súy cho việc Hiếu thích Tiến thậm chí Tiến

rất ghét điều đó.chắc chắn ngồi gần Hiếu, Tiến sẽ rất khó chịu từ đó mà bộc lộ
những điểm xấu mà hàng ngày vì chưa tiếp xúc nhiều nên Hiếu chưa biết. Điều đó
sẽ làm cho Hiếu dần dần thấy rằng Tiến nói riêng và các bạn nam nói chung không
phải đẹp như mình nghĩ và bạn ấy cũng rất bình thường!
* Lao động: Cần giao việc cho học sinh phù hợp với giới tính của mình. VD: Lớp
tôi được nhà trường phân công làm vệ sinh chuyên vào thứ 4 hàng tuần và chăm
sóc 01 luống hoa, 01 luống cây thuốc nam của lớp. Tôi bắt đầu yêu cầu Hiếu làm
những việc nặng hơn thay cho việc nhặt lá. Đó là: vác bao tải lá đi đốt, Cuốc đất
trồng thêm hoa, xáo cỏ...hoặc trèo lên bàn lau cánh quạt trần...
* Giờ chơi: Cần tạo môi trường, sân chơi cho để phù hợp với giới tính của học
sinh. Tôi yêu cầu số HS nam động viên khuyến khích và kéo Hiếu vào các trò chơi
dành cho nam giới như đá bóng, đánh cầu lông, bóng bàn…
Kết quả: Thực hiện kết hợp các biện pháp nhằm tạo môi trường sinh hoạt, học tập
phù hợp với giới tính như trên ban đầu Hiếu khó chịu lắm thậm chí có lúc như
muốn phản đối nhưng dần dần Hiếu đã nói chuyện, chơi với các bạn nam. Đã chơi
các trò chơi của các bạn nam, tuy chưa mạnh dạn chạy ngoài sân để đá bóng nhưng
em đã học đánh bóng bàn và bắt đầu có sự say mê với môn thể thao này. Đến hôm
nay em ấy đã biết cầm cuốc và cuốc những lát cuốc như những người đàn ông
trưởng thành. Và, thật đặc biệt khi cách đây một tuần tôi nhắn tin cho hỏi em: Em
thấy Tiến thế nào? Em cười nói thật nhanh: Í, Em thấy bình thường thôi cô ạ! Đó
là một tín hiệu tốt.
Biện pháp 4: Tổ chức các hình thức sinh hoạt để giáo dục học sinh về định
dạng giới:
* Hình thức: Tổ chức giáo dục định dạng giới các buổi sinh hoạt tập thể: Hái hoa
dân chủ, Đặt câu hỏi cho đội tham vấn
* Cách tổ chức:
17


- Với các hình thức này, thường thì tôi chuẩn bị các câu hỏi trước 01 tuần để học

sinh tìm đáp án và qua hoạt động hái hoa dân chủ học sinh tự bồi dưỡng kiến thức
về rối loạn định dạng giới. Các câu hỏi như như:
+ Bạn hiểu như thế nào về rối loạn định dạng giới tuổi dậy thì
+ Theo bạn nguyên nhân nào khiến cho tuổi dậy thì là tuổi dễ bị rối loạn định
dạng giới nhất
+ Định dạng giới có nguy hiểm không? Có chữa trị được không?
+ Nếu bạn có một người bạn bị rối loạn định dạng giới bạn sẽ làm gì để giúp
bạn ấy thoát khỏi tình trạng đó?
+ Nên cư xử như thế nào với những bạn bị rối loạn định dạng giới?
- Tôi cũng có thể chuẩn bị cho học sinh xem những đoạn video có hiện tượng rối
loạn định dạng giới với những tình huống khác nhau để học sinh phân tích, bình
luận và xử lí từ đó nâng cao kiến thức kĩ năng phòng tránh và chữa trị rối loạn định
dạng giới
- Xen kẽ với những hoạt động để cung cấp kiến thức, tôi tổ chức cho học sinh giao
lưu văn nghệ (chú ý đến những học sinh có biểu hiện rối loạn định dạng giới)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đối với hoạt động giáo dục: Tuy chưa triệt để nhưng qua một năm sáng kiến
kinh nghiệm đã giúp cho HS rối loạn định dạng giới (mà cụ thể là em Hiếu) tự tin,
năng động bắt đầu sống với đúng con người của mình, không còn muốn chối bỏ
bản thân mình. Hiếu hoàn toàn không còn xưng hô không phù hợp với giới tính của
mình. Cảm thấy khó chịu khi bị gọi là “Pê đê” “thím” hay “dì”. Mọi hành động cử
chỉ của em đã mạnh bạo hơn, nam tính hơn rất nhiều và tôi tin Hiếu sẽ duy trì được
điều này. Đối lập hoàn toàn với em Nguyễn Thành Nam (phần thực trạng đã giới
thiệu – là học sinh không được áp dụng phương pháp vì em chuyển trường). Sự
thay đổi sau một năm của Nam có chăng chỉ là vóc dáng, chiều cao, cân nặng và
Nam vẫn để móng tay dài cùng biểu hiện của rối loạn ngày càng nặng hơn nhìn
Nam tôi thực sự xót xa
- Với bản thân: Đề tài tuy chưa áp dụng được tất cả học sinh trong trường nhưng ít
nhất được 01 HS của lớp tôi chủ nhiệm. Điều ấy có ý nghĩa vô cùng lớn lao với bản

thân tôi bởi nó giúp tôi giải thoát tôi khỏi tình trạng day dứt trăn trở khi nhìn thấy
các em rối loạn định dạng giới mà không giúp được gì.

18


- Đồng nghiệp và nhà trường: Sáng kiến của tôi là một sự khởi đầu hi vọng cho
giáo viên chủ nhiệm trong trường có thể áp dụng từ đó giúp đỡ học sinh. Đã có ít
nhất 02 giáo viên chủ nhiệm trong trường hỏi tôi: Em (chị) làm cách nào mà dạo
này thấy Hiếu không còn lả lướt như con gái mà không còn thấy ra chơi nhảy dây
với các bạn nữ nữa vậy? (Họ là những giáo viên mà năm học 2016 – 2017 trong
lớp đều có ít nhất 01 học sinh có biểu hiện của rối loạn định dạng giới) . Điều đó tôi
hiểu, họ cũng đang bắt đầu nung nấu ý định giúp đỡ học sinh của mình, và tôi, tôi
chờ và luôn trong tư thế sẵn sàng để truyền đạt kinh nghiệm nhỏ bé của mình góp
phần nào đó vào công tác giáo dục của nhà trường nói riêng của ngành nói chung.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
19


- Trên đây là một số kinh nghiệm cho việc giúp học sinh rối loạn định dạng giới
tuổi dậy thì tìm lại được chính mình công tác chủ nhiệm. Trong quá trình thực hiện
tôi quan tâm vào việc kết hợp với gia đình, tập thể giáo viên và sự đồng lòng, tình
thương yêu của tập thể lớp với đối tượng
- Các phương pháp chỉ có hiệu quả khi giáo viên xác định được chính xác học
sinh ấy là bị rối loạn định dạng giới do tuổi dậy thì chứ không phải là đồng tính
luyến ái. Giáo viên phải là người có tình thương thực sự, phải trăn trở vào cuộc,
phải kiên trì kết hợp với phụ huynh, bạn bè của HS và thực sự bỏ đi quan niệm: học
sinh lệch lạc giới tính là việc của gia đình, bệnh viện. Các biện pháp phải được kết
hợp đồng thời, thường xuyên triệt để hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn

3.2. Kiến nghị:
- Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều kiến thức mà học sinh cần được trang bị
thông qua việc nghiên cứu này bản thân tôi thiết nghĩ : Nhà trường, cụ thể là tổ
chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh phối hợp với các tổ
chức đoàn thể khác trong và ngoài nhà trường tổ chức cho học sinh những buổi
giao lưu, những cuộc thi với nội dung trang bị kiến thức rèn luyện kĩ năng sống cho
các em tránh tình trạng rối loạn định dạng giới.
- Đoàn đội nên thành lập một Tổ tham vấn trong nhà trường để có thể giải quyết
những thắc những tình huống tâm lí của các em, có thể giúp các em hướng giải
quyết các tình huống khác nhau mà các em gặp trong cuộc sống
- Do thời gian có hạn, vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ trong nhà trường nên
sáng kiến còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của quý thầy, quý
cô và các cấp lãnh đạo. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Hoàng Thị Minh

20



×