Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Luan van Công tác xã hội trong việc hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn từ thực tiễn huyệnTam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.7 KB, 91 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Bảng 1

Tên bảng số liệu/biểu đồ
Số lượng trường học hiện có đến năm học 2012 –

Trang
36

2013, phân theo cấp học
Bảng 2
Bảng 3

Số lượng giảm học sinh bỏ học qua các năm
Số lượng học sinh bỏ học của 03 xã khó khăn trong

47
48

huyện
Bảng 4

Sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể đối với học

49

sinh có HCKK
Bảng 5


1

Tỷ lệ kinh tế gia đình 35 hộ có học sinh bỏhọc

50


Bảng 6

Trình độ học vấn người cha của học sinh bỏ học

51

Bảng 7

Nhận thức của bố mẹ đối với việc học của con

51

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HCKK

Hoàn cảnh khó khăn

TECHCKK

Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

CTXH


Công tác xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BLĐTBXH

Bộ Lao động thương binh xã hội

BTXH

Bảo trợ xã hội

ASXH

An sinh xã hội

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

TGXH

Trợ giúp xã hội


2


UBND

Ủy ban nhân dân

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đến trường học là mơ ước cũng như mong muốn của biết bao tuổi thơ
trong xã hội đang ngày càng phát triển hối hả của chúng ta ngày nay.Biết bao
gia đình của các em đã gặp phải những khó khăn từ các hoàn cảnh cũng như
biến cố của cuộc sống. Những khó khăn đó là một rào cản rất lớn đối với việc
các em tiếp tục đi học hay bỏ học giữa chừng để cuốn theo cuộc sống mưu sinh.
Trong Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người LHQ nhấn mạnh rằng tất
cả trẻ em có quyền được sống còn, phát triển, bảo vệ và tham gia. Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng khẳng định trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em là của toàn xã hội, không loại trừ bất kỳ một một cá nhân
nào.Trẻ em là nguồn lực tương lai của xã hội đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
tương lai.
Hiện nay, vấn đề HS bỏ học vẫn đang là mối lo ngại chung cho tất cả các
địa phương trên toàn quốc. Tình trạng này xảy ra ở tất cả các cấp học.Đây quả
là một thực trạng đáng quan ngại, cần có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời
để không còn nhiều trường hợp đáng tiếc tái diễn. Thực tế cho thấy, việc học
sinh bỏ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối
với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã hội. Khi bỏ học, tâm

trạng chán chường, mặc cảm luôn đè nặng khiến những học sinh này thường dễ
bị kích động, lôi kéo. Từ đó có thể hình thành nên một lượng thanh thiếu niên
3


thất học, lêu lổng, dễ sa vào các thói hư tật xấu như bỏ nhà đi lang thang, gây
gổ, trộm cắp, kết bè phái. Thậm chí một số trường hợp có thể sa vào các tệ nạn
xã hội, vi phạm pháp luật.
Sống trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn như: mất người thân là
trụ cột của gia đình, nghèo đói, HIV/AIDS; có người nghiện ma túy; khuyết tật,
bố mẹ đi tù. Các em học sinh này thường đã khó khăn về dinh dưỡng, sức khỏe
và các điều kiện để học tập hơn nữa tâm lý tự ty, mặc cảm luôn đè nặng lên đôi
vai của các em.Việc đảm bảo học tập và duy trì kết quả cũng như chuyên cần ở
trường là một khó khăn đối với các em.
Đối với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn việc cho con em của mình đi
học đầy đủ, cung cấp trang thiết bị cho các em là một sự cố gắng hết sức, ngoài
việc vay mượn, cố gắng kiếm thêm thu nhập họ còn phải hi sinh rất nhiều trong
cuộc sống để đảm bảo con em mình được đến trường. Tuy nhiên, đó là đối với
các gia đình có nhận thức và họ biết được sự quan trọng, tương lai của con em
họ trong việc giáo dục. Bên cạnh đó cũng còn có nhiều gia đình họ có những ý
nghĩ rất đơn giản và tiêu cực bằng việc cho con mình nghỉ học giữa chừng bắt
các em ði làm thuê ðể tãng thêm thu nhập với các công việc nhý: làm giúp việc,
khâu may, khuân vác. Tại các cơ sở vi phạm pháp luật về lao động trẻ em.
Học tập là con đường nâng cao tri thức và mở rộng cánh cửa tương lai
đối với trẻ em nhất là đối với trẻ em nghèo. Do vậy việc tạo dựng nguồn vốn
con người cho nhóm người yếu thế này là hết sức cần thiết nó cần có sự quan
tâm, tham gia của cả cộng đồng.
Gắn với thực tiễn tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.Rất nhiều học
sinh có HCKK không được thụ hưởng các chế độ chính sách xă hội. Hơn nữa,
một bộ phận cán bộ công chức các cấp, các ngành, và một bộ phận dân cư còn

4


chưa có sự nhận thức đúng đắn các chế độ chính sách xã hội hỗ trợ cho học
sinh có HCKK. Từ đó, bản thân tôi nhận thức được thực trạng việc thực hiện
chế độ chính sách xă hội với nhu cầu được đáp ứng các dịch vụ, các chính sách
xã hội dành cho học sinh có HCKKtại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc hiện
nay là cần thiết nên tôi đã lựa chọn đề tài “Công tác xã hội trong việc hỗ trợ
học sinh có hoàn cảnh khó khăn từ thực tiễn huyệnTam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Với mong muốn, thông qua đề
tài này có thể làm rõ hơn thực trạng học sinh có HCKK và việc triển khai thực
hiện các chính sách xã hội dành cho học sinh có HCKK tại huyện Tam Dương,
tỉnh Vĩnh Phúc, đánh giá công tác hỗ trợ chính sách xã hội cho học sinh tại đây
và khẳng định vai trò trong việc đề ra các giải pháp phù hợp của Công tác xã
hội với học sinh có HCKK.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về TE nói chung, học tập đối với TE nói riêng đã được
đề cập đến trong nghiên cứu khoa học xã hội, chủ đề về TE cũng được báo chí
đặc biệt quan tâm. Có thể kể ra những nghiên cứu liên quan đến TE như:
“Nghiên cứu các mô hình giảm nghèo của các đối tác tại Việt Nam”năm
2013của nhóm tác giả: Nguyễn Đức Nhật; Phạm Quang Trung; Trương Thanh
Mai; Phạm Phương Hồng “VIETSURVEY” dưới sự giúp đỡ của Oxfam, SCJ,
ILO, UNDP; MOLISA. đã chỉ ra rất nhiều những khía cạnh liên quan đến đói
nghèo ở các hộ gia đình và các đề án xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu này phân
tích các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và các biện pháp cải thiện từ các mô
hình theo sự phân công đánh giá từ UBQG phòng chống đói nghèo
Nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo
chung và chính sách giảm nghèo đặc thù theo Nghị quyết số 80/NQ-CP,
5



Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững GĐ 2012-2015 tập
trung thực hiện 4 dự án:
Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.
Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát
đánh giá thực hiện chương trình.
Chiếu theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 148
/QĐ-TTg, Bộ LĐTBXH có nhiệm vụ chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện Dự
án 1,3,4 và UBDT sẽ chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện Dự án 2.
Trong khuôn khổ dự án "Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định
hướng giảm nghèo bền vững (2011-2020) và Chương trình mục tiêu quốc gia
về Giảm nghèo bền vững (2012-2015)" nhằm hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80
của Chính phủ Việt Nam về định hướng giảm nghèo bền vững 2011-2020 và
Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững (20122015),nhóm nghiên cứu đã rà soát, thu thập thông tin, phân tích đối chiếu các
mô hình giảm nghèo của các tổ chức phát triển quốc tế (tổ chức quốc tế và tổ
chức phi chính phủ) nhằm trả lời các câu hỏi lớn sau đây: (i) xác định các mô
hình sáng tạo và các bài học kinh nghiệm về giảm nghèo nhanh và bền vững đã
được áp dụng/thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ (NGOs) cả trong nước và
quốc tế, các đối tác phát triển và cơ quan của Chính phủ và (ii) rà soát, đánh
giá, lựa chọn các khuyến nghị chính sách phù hợp/khả thi nhất về các mô hình
6


sáng tạo trong giảm nghèo của các NGOs, đối tác phát triển để áp dụng cho
CTMTQG-GNBV.
“Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam” của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

năm 2012 cũng chỉ ra thực trạng đói nghèo, những khó khăn họ gặp phải nhưng
chưa đi sâu vào khía cạnh ảnh hưởng đến con em các gia đình nghèo đói và tạo
dựng vốn con người.
Cao Đức Phát và David O, 2004, “Theo hướng rồng bay – chương 7 cải
cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế”
Báo cáo nghiên cứu “Tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế và giáo
dục trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại Việt Nam” của tổ
chức ACTIONAID VIETNAM cũng đã chỉ ra rất nhiều vấn đề nghèo đói và
các nghiên cứu giải pháp trong xóa đói giảm nghèo tiếp cận với giáo dục.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu và làm rõ thực trạng trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn và việc thực hiện các chế độ chính sách xã hội cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tìm hiểu về công tác hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại huyện
Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong việc tiếp cận và thụ hưởng các chính sách xã
hội. Từ đó, đề ra các giải pháp của Công tác xã hội để nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động hỗ trợ dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để họ có thể tiếp
cận và thụ hưởng các chế độ chính sách xã hội tại địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
7


Tìm hiểu thực trạng của học sinh có HCKK tại huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc. Đánh giá được mặt được, mặt chưa được từ đó tìm ra nguyên nhân.
Tìm hiểu việc vai trò của nhân viên công tác xã hội thực hiện các chế độ
chính sách xã hội dành cho học sinh có HCKK tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc.
Đánh giá được những ảnh hưởng (kể cả tích cực và tiêu cực) của công
tác xã hội đối với học sinh có HCKK xem việc thực hiện chính sách có công

bằng không.
Đề xuất các giải pháp của Công tác xã hội nhằm hỗ trợ việc thực hiện các
chế độ chính sách xã hội cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: CTXH cá nhân, CTXH gia đình.
Khách thể nghiên cứu: Các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và có con em
đang theo hoặc đã bỏ học giữa chừng tại huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc
Các học sinh là con các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: 13/13xã, thị trấn thuộc huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc.
Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 3
năm 2015.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào vấn đề thực
trạng, nhận thức của cá nhân, gia đình về vấn đề học tập của học sinh trong các

8


gia đình có hoàn cảnh khó khăn; ngưỡng của sự thành công hoặc thất bại của
mỗi ca cá nhân khi nhận được một nguồn lực tác động vào.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Đề tài sử dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử là phương pháp chủ đạo và xuyên suốt đề tài. Từ các luận điểm
nghiên cứu, phân tích, chứng minh đều xuất phát từ thực tế khách quan của đời
sống xã hội. Các giải pháp được tác giả đưa ra đều tôn trọng tính khách quan và
tính lịch sử để phù hợp nhóm học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cơ sở dữ liệu
Số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc của Báo cáo theo
dõi tình hình và số lượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của UBND/LĐTB-XH

huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong hai năm 2012 và 2013. Báo cáo công
tác dạy nghề năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của Trung tâm
chăm sóc trẻ em; Báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, phòng GD&ĐT
huyện Tam Dương. Ngoài ra còn có các báo cáo, khảo sát khác của các tổ chức
trong và ngoài nước. Trong luận văn tác giả sử dụng số liệu từ nguồn này và có
những phần sử dụng dữ liệu khác có trích dẫn nguồn.
- Phương pháp phân tích tài liệu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm tìm hiểu, bổ sung
và tích lũy vốn tri thức lý luận liên quan đến luận văn ở nhiều góc độ: Tâm lý
học, CTXH, xã hội học, giáo dục đặc biệt, đồng thời tác giả nghiên cứu những
chính sách, văn bản pháp luật trong nước và quốc tế về chăm sóc hỗ trợ cho
nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đây là cơ sở cho việc xây dựng phương
9


pháp điều tra, phân tích tâm lý trẻ em và hộ nghèo có trẻ em đang trong độ tuổi đến
trường, tìm hiểu thực trạng đói nghèo của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phân tích tài liệu từ nguồn tài liệu thu
thập được như internet, sách, báo, phim ảnh. Trên cơ sở đó tác giả phân tích và
sàng lọc những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó kết hợp với
việc tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có liên quan đến
vấn đề trẻ em và giáo dục, đào tạo dạy nghề cho trẻ em để tham khảo thêm về
phương pháp nghiên cứu làm cơ sở bổ sung cho luận văn của mình.
- Phương pháp phỏng vấn nhóm
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp
phỏng vấn nhóm với trẻ em nghèo. Tác giả thực hiện 5 cuộc phỏng vấn nhóm
với 35 đối tượng là nhóm trẻ em bỏ học trong các gia đình có hoàn cảnh khó
khăn, đang sinh sống trên địa bàn huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng
khảo sát là 25 trẻ em có khả năng nhận thức tốt có các mức độ khó khăn khác
nhau, độ tuổi khác nhau và đang học tại một số trường khác nhau trên địa bàn

huyện Tam Dương. Qua phỏng vấn nhóm tác giả muốn tìm hiểu việc học hỗ trợ
cũng như mức độ quan tâm tới trẻ em trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
được thực hiện như thế nào, các yếu tố nào ảnh hưởng đến trẻ khi các em đi
học, những khó khăn và thuận lợi ảnh hưởng đến các em khi theo học ở trường.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Để có kết quả nghiên cứu chính xác, khách quan toàn diện, tác giả sử
dụng phương pháp phỏng vấn sâu dành cho những người giáo viên, gia đình,
các cán bộ địa phương và những người hướng dẫn, phụ trách trực tiếp học sinh
có HCKK. Nhằm tìm hiểu quá trình hỗ trợ giáo dục và dạy nghề đối với học
10


sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện, ngoài ra còn tìm ra các nguồn
lực khác tạo các học bổng hỗ trợ các em tiếp tục đến trường.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận của CTXH khi ứng
dụng vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm
sáng tỏ một số lý thuyết Xã hội học và CTXH như: thuyết nhu cầu, thuyết vai
trò, thuyết trao đổi xã hội, thuyến hệ thống.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đối với Nhà nước: kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch
định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược về các đối tượng đặc
biệt quan tâm trong xã hội. Đặc biệt là các gia đình và các cá nhân có hoàn
cảnh khó khăn trong cuộc sống như đói nghèo, bệnh tật, HIV/AIDS, khuyết tật,
nghiện hút, đơn thân…
Đối với địa phương: nghiên cứu sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về việc
hỗ trợ học sinh và gia đình để đảm bảo duy trì nguồn vốn nhân lực trong xã hội
sau này, góp phần giúp địa phương có những điều chỉnh, quy hoạch, hỗ trợ phù
hợp trong quá trình ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính

sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Đối với bản thân nhà nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu
thực tế nhà nghiên cứu có cõ hội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã
được học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành CTXH
nói chung và CTXH nhóm nói riêng. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến
11


thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu
tiếp theo và quá trình công tác của bản thân.
Đối với đối tượng nghiên cứu: Phá vỡ vòng tròn đói nghèo tại các gia
đình khó khăn mang tính chất bền vững, Tạo được một nguồn vốn con người
cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để các em có thể yên tâm học tập và
định hướng tương lai cho họ sau này.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận Công tác xã hội đối với học sinh có hoàn
cảnh khó khăn.
Chương 2: Thực trạng thực hiện công tác xã hội đối với học sinh có
hoàn cảnh khó khăn tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xã hội đối với học
sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

12


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC
SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Thuyết nhu cầu
Nãm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) đã phát triển

một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục.
Ðó là “lý thuyết về thang bậc nhu cầu” của con người. Trong lý thuyết này, ông
sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó
các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp
hơn phải được thỏa mãn trước.
Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc và hệ
thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình
kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" - thức ăn,
nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân
thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc - muốn
được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu
tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến - cần có cảm giác được
tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.
13


Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân - muốn sáng tạo, được
thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công
nhận là thành đạt.
Vận dụng lý thuyết này vào đề tài này ta có thể nhận thấy những nhu cầu
cơ bản mà các em học sinh có HCKK đòi hỏi trong việc thực hiện các hỗ trợ xã
hội là rất chính đáng và cần được đáp ứng đầy đủ, như nhu cầu về học tập,
chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, nhu cầu về cảm xúc, tâm lý, được hòa
đồng cùng các bạn. Vì thế tác giả vận dụng thuyết này nhằm đánh giá các chế
độ chính sách, hỗ trợ xã hội hiện nay tại huyện Tam Dương đã thực sự đáp ứng

được các nhu cầu của học sinh có HCKK hay chưa, tìm hiểu những nhu cầu cụ
thể mà đối tượng còn thiếu hụt thuộc bậc thang nhu cầu nào. Thông qua đó, tác
giả xem xét đề xuất phương pháp tác động hiệu quả hơn bên cạnh các hỗ trợ xã
hội hiện có và đưa ra các giải pháp nhằm trợ giúp thõa mãn các nhu cầu đang
thiếu hụt của đối tượng mà đề tài hướng đến.
1.1.2. Thuyết hệ thống
Khái niệm hệ thống : “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại
hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một
thể thống nhất”.
Có 3 loại hệ thống thỏa mãn cuộc sống của con người
- Hệ thống chính thức : tổ chức công đoàn, cộng đồng.
- Hệ thống phi chính thức : bạn bè, gia đình.
- Hệ thống xã hội: bệnh viện, nhà trường.
Lí thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội
giữa cá nhân với cá nhân, với nhóm và ngược lại. Với đề tài luận văn này
14


không thể không chú ý tới sự ảnh hưởng qua lại đó. Tạo dựng và phát huy
những tiềm năng, sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong thực
hiện các hỗ trợ xã hội, các hoạt đông trợ giúp của công tác xã hội đối với học
sinh có HCKK. Lý thuyết này giúp tác giả xem xét việc hỗ trợ cho đối tượng có
sự liên kết của các hệ thống xã hội tại địa bàn nghiên cứu hay chưa, ở mức độ
nào và hiệu quả đến đâu. Đồng thời với các giải pháp của công tác xã hội thì
chú ý trong tiến trình can thiệp giải quyết vấn đề, nhu cầu của học sinh có
HCKK, nhân viên công tác xã hội sẽ phải vận dụng lý thuyết hệ thống là cầu
nối giữa thân chủ với gia đình, bạn bè, nhà trường, các tổ chức, cơ quan, đoàn
thể và toàn cộng đồng. Đây cũng là lý thuyết vận dụng vào công tác xã hội hóa
công tác giúp đỡ trẻ em nói chung và học sinh có HCKK nói riêng.
1.1.3. Lý thuyết vai trò

Thuật ngữ vai trò được nhắc đến từ thế kỉ XX với những công trình
nghiên cứu của Horton Coolay, Geogre Herbbert Mead. Thuật ngữ này được
các nhà Xã hội học vay mượn từ kịch bản sân khấu để miêu tả ảnh hưởng như
thế nào đến đời sống xã hội.
Đến nay, thuật ngữ “vai trò xã hội” được sử dụng ngày một rộng rãi với
tư cách là một thuật ngữ khoa học quan trọng. Vai trò xã hội được sử dụng để lý
giải các quan hệ xã hội giữa các cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân với tập thể,
giữa cá nhân với xã hội. Mỗi xã hội có cõ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai
trò xã hội cho rằng mỗi một cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tương đối trong
cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội. Nó được xác định trong sự đối chiếu so
sánh với các vị trí xã hội khác. Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách
nhiệm và quyền hạn kèm theo. Vị thế chính “là bất kì vị trí ổn định nào trong
một hệ thống xã hội với những kì vọng quyền hạn và những nghĩa vụ đặc thù”.
15


Các quyền và nghĩa vụ này thường tương quan với nhau. Phạm vi quyền và
nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của các xã hội, của các nền văn
hóa thậm chí của các nhóm xã hội nhỏ. Nhưng khi xem xét vị trí với những
quyền và nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã hội của cá nhân, chúng ta
sẽ thấy sự khác biệt trong thứ bâc xã hội và thay đổi theo từng xã hội, từng khu
vực.
Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau do đó cũng có nhiều vị thế
xã hội khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là vị thế đơn lẻ, vị thế
tổng quát hoặc có thể chia theo cách khác là: vị thế có sẵn - được gán cho, vị
thế đạt được, một số vị thế vừa mang tính có sẵn vừa mang tính đạt được. Vai
trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi được
xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Trong các xã hội khác nhau thì các
chuẩn mực này cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một vị thế xã hội, nhưng trong
các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi được xã hội trông đợi cũng khác nhau

và các vai trò xã hội cũng khác nhau .
Vận dụng thuyết vào đề tài nghiên cứu nhân viên công tác xã hội đóng
nhiều vai trò khác nhau trong quá trình thực hiện chính sách xã hội dành cho
học sinh có HCKK trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với học sinh có hoàn cảnh khó
khăn
1.2.1. Khái niệm về công tác xã hội đối với học sinh có hoàn cảnh khó
khăn
*Công tác xã hội (CTXH)
“CTXH là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ cá nhân, nhóm
hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã
16


hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu
ấy”
Theo định nghĩa này, có thể thấy, Công tác xã hội là một hoạt động trợ
giúp, một dịch vụ xã hội và là một chuyên ngành hướng đến sự phát triển con
người và công bằng xã hội: "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội,
giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng
cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu.
Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã
hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân
quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
* Nhân viên CTXH
Theo Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế (IASW) “
Nhân viên CTXH là những người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kĩ
năng trong CTXH, họ có nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng, nâng cao khả năng
giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống, tạo cơ hội để các đối tượng
tiếp cận được nguồn lực cần thiết, thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa

cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ
chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động
nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”
Theo Lê Văn Phú (Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Đại học quốc
gia Hà nội). Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo một cách chuyên
nghiệp về CTXH có bằng cấp chuyên môn. Đó là những cán bộ, những chuyên
gia có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức vận động, giáo dục,
biết cách thức hành động nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể
của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào
17


quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm và cộng
đồng .
Cán bộ xã hội là người được đào tạo về CTXH. Họ sử dụng các kiến
thức, kỹ năng CTXH để trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao khả
năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận
được nguồn lực cần thiết; Thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân
với môi trường; Tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội thông qua hoạt động
nghiên cứu và thực tiễn.
* Trẻ em:
Theo điều 1 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua số 25/2004 QH11
ngày 16 tháng 6 năm 2004 quy định: “Trẻ em quy định trong Luật này là người
Việt Nam dưới 16 tuổi”
Trẻ em là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau.
Tuỳ theo nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hay cấp độ đánh giá mà đưa ra
những định nghĩa hay khái niệm về trẻ em. Có thể tiếp cận về mặt sinh học,
tiếp cận về mặt tâm lý học, y học, xã hội học. Từ những khái niệm tiếp cận đi
đến những khái niệm hoặc định nghĩa khác nhau về các nhóm trẻ em. Tuy vậy,

trong các định nghĩa hoặc khái niệm đó đều có những điểm chung và thống
nhất là căn cứ vào tuổi đời để xác định số lượng trẻ em. Quốc tế đã đưa ra khái
niệm chung là: “Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp
quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn”. Khái niệm này đã lấy tuổi đời để
định nghĩa trẻ em và lấy mốc là dưới 18 tuổi. Khái niệmnày cũng được mở rộng
cho các quốc gia có thể qui định mốc tuổi dưới 18 tuổi.
Ở Việt Nam xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau của các ngành khoa
18


học cũng như từ bản chất chính trị - xã hội và thực tiễn truyền thống văn hoá,
khả năng nguồn lực của Nhà nước mà đưa ra khái niệm cụ thể về trẻ em.
*Điển hình ngành khoa học lao động đã căn cứ tâm sinh lý của con người
để xác định những người đủ 15 tuổi trở lên được xếp vào lực lượng lao động
nhưng vẫn khuyến khích các em độ tuổi từ 15 -18 đến trường.
Tiếp cận từ chính sách chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em qui định trẻ
em là những người dưới 16 tuổi..
Tiếp cận khía cạnh pháp luật có qui định thêm tuổi vị thành niên ( 16 -18
tuổi).
Như vậy, khái niệm trẻ em có thể được hiểu là:Trẻ em là những người
dưới 16 tuổi, người từ 16 tuổi đến đủ 18 tuổi coi là vị thành niên và trong một
số trường hợp như làm trái pháp luật, nghiện hút, mại dâm thì cũng được coi
như trẻ em và có biện pháp giải quyết đặc thù riêng.
Trẻ em trước hết phải hiểu đó là con người phải được hưởng mọi quyền
“không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào vì chủng tộc, màu da, giới tính,
ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, hoặc quan điểm, nguồn gốc dân tộc và xã hội,
tài sản dòng dõi hoặc mối tương quan khác”. Nhưng trẻ em lại là người chưa
trưởng thành nên có quyền được chăm sóc, tồn tại, phát triển, được bảo vệ và
được bày tỏ ý kiến, thể hiện: quyền được sống với cha mẹ, được đoàn tụ với gia
đình, được tự do tin tưởng tín ngưỡng và tôn giáo, được bảo vệ đời tư, tiếp xúc

thông tin, được bảo vệ khỏi áp bức và tổn thương về thể chất và tinh thần,
được chăm sóc và nuôi dưỡng khi bị tước mất môi trường gia đình, được hưởng
những sự chăm sóc đặc biệt đối với trẻ em bị khuyết tật về trí tuệ và thể
chất,được hưởng trạng thái sức khoẻ cao nhất và các dịch vụ chữa bệnh, phục
hồi sức khoẻ, được hưởng an toàn xã hội, được có mức sống để phát triển về
19


thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội, được giáo dục, được nghỉ ngơi,
giải trí, vui chơi, được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế và các công việc nguy
hiểm độc hại, được bảo vệ chống lại việc sử dụng các chất ma tuý và an thần,
được bảo vệ chống bị bóc lột, cưỡng bức, lạm dụng về tình dục, được phục hồi
về thể chất, tâm lý và tái hoà nhập xã hội. Như vậy, Nhà nước, xã hội và gia
đình đều có trách nhiệm đảm bảo những quyền cơ bản cho trẻ em.
* Trẻ em nghèo, trẻ em khó khăn
Trẻ em nghèo thường được quan niệm là những trẻ em sống trong những
hộ gia đình nghèo - là những hộ gia đình có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp
hơn chuẩn nghèo. Đây là khái niệm trẻ em nghèo đơn chiều, nhìn dưới góc độ
tiền tệ. Trẻ em nghèo còn dựa trên các khía cạnh như tiếp cận với các dịch vụ
xã hội, tiếp cận với giáo dục, nước sạch, dinh dưỡng..
Là những TE 16 tuổi trở xuống có những hoàn cảnh éo le, bất hạnh, chịu
thiệt thòi về tinh thần và thể chất.
TEHCĐBKK là TE có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc
tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia
đình, cộng đồng. (Điều 3, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004).
TEHCĐBKK bao gồm TE mồ côi không nơi nương tựa, TE bị bỏ rơi; TE
khuyết tật, tàn tật; TE là nạn nhân của chất độc hóa học; TE nhiễm HIV/AIDS;
TE phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; TE phải làm
việc xa gia đình; TE lang thang; TE bị xâm hại tình dục; TE nghiện ma túy; TE
vi phạm pháp luật. (Ðiều 40, Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Luật Bảo vệ, Chăm

sóc và Giáo dục trẻ em 2004).

20


1.2.2. Phân loại học sinh có hoàn cảnh khó khăn


Mồ côi



Khuyết tật



Nghiện ma túy



Bị lạm dụng tình dục



Làm trái pháp luật



Bị bỏ rơi, bị bạo hành




Bị nhiểm chất độc màu da cam.



Trong gia đình nghèo, cận nghèo.
Các dạng hoàn cảnh khó khăn ít được đề cập đến



Có trách nhiệm quá nặng nề như nuôi cha mẹ



Bị lạm dụng trong gia đình, âm thầm chịu đựng



Bị bỏ rơi và đưa vào các trường trại.



Không được đi học.
1.2.3. Đặc điểm tâm, sinh, lý của học sinh có HCKK
Là một nhà công tác xã hội, muốn giúp đỡ và giải quyết những khó khăn

của học sinh có HCKK, thì trước hết phải hiểu tâm sinh lý và nhu cầu của học
sinh có HCKK, ngoài những nhu cầu chung nhất như bao trẻ em khác khác, thì
các em còn có những nhu cầu riêng đỏi hỏi nhà công tác xã hội cần chú ý:

Sự thiếu hụt về thể chất, tinh thần (mồ côi, bị bạo hành, khuyết tật, bị
chất độc hóa học) dẫn đến khả năng hoạt động chức năng của học sinh có
21


HCKK bị giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt,
trong học tập. Do đó gia đình và xã hội cần có những hỗ trợ, ưu tiên đặc biệt
cho nhóm đối tượng này như: chăm sóc sức khỏe, động viên tinh thần, khám
chữa bệnh.
Ví dụ: Học sinhbị bạo hành thường để lại tâm lý nặng nề, những hình
ảnh và nỗi đau các em phải chịu đựng sẽ khiến các em ít tiếp xúc với người lạ,
không dám chia sẻ suy nghĩ và tình cảm của mình. Do đó, gia đình và xã hội
cần tạo điều kiện cho các em được hòa nhập với mọi người như những học sinh
khác.
Môi trường gia đình, trường học và cộng đồng cũng cần thích nghi với
hoàn cảnh của học sinh có HCKK.
Do sự thiếu quan tâm, bị bỏ rơi nên các em học sinh này thường bị ức
chế, bi quan, chán nản, tự ti hay cáu gắt, nóng nảy. Ngay cả lúc đó các em cũng
cần được thông cảm, chia sẻ. Cộng đồng, trường học và xã hội cần giáo dục
mọi người quan tâm, chăm sóc và sẻ chia với các em. Khuyến khích phát huy
những mặt tích cực để các em nỗ lực, hòa đồng và vươn lên trong cuộc sống.
1.2.4. Công tác xã hội đối với cá nhân học sinh có hoàn cảnh khó
khăn
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một hoạt động nghề nghiệp còn
tương đối mới mẻ ở Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực Công tác xã hội với học sinh
có hoàn cảnh khó khăn. Bởi lẽ, cộng đồng hiện nay khi nhắc tới học sinh có
hoàn cảnh khó khăn thì thường nghĩ ngay tới chính quyền địa phương, chính
sách của Nhà nước với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các hoạt động từ thiện
dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn mà ít ai nghĩ tới các hoạt động công
tác xã hội với học sinh có HCKK. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phủ

22


nhận hoàn toàn vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người học
sinh có HCKK. Do đó, trước hết cần hiểu khái niệm công tác xã hội với học
sinh có hoàn cảnh khó khăn là gì?
“Công tác xã hội với học sinh có HCKK là hoạt động chuyên nghiệp của
nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những học sinh có HCKKcó thể hòa nhập
cộng đồng, huy động các nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ
học sinh có HCKK, gia đình, trường học và cộng đồng triển khai hoạt động
chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo việc
học tập và tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng
như những học sinh bình thường khác trong xã hội”
- Các biện pháp tuyên truyền, phối hợp phòng ngừa học sinh rơi vào
hoàn cảnh khó khăn là phương châm hành động kết hợp với bảo vệ, đảm bảo
lợi ích và chăm sóc các em.
- Nhận biết được các nhu cầu của các em học sinh trên quan điểm phát
triển để từ đó giải quyết các vấn đề của các em.
- Nhận biết sâu rộng sự quan tâm, hiểu biết, và thế giới nội tâm của các
em về cuộc sống và những vấn đề các em gặp phải. Qua đó chia sẻ với những
khó khăn, mong muốn của các em.
- Cùng các em tham gia vào các hoạt động giao lưu, gắn kết bạn bè, gia
đình, nhà trường và có kế hoạch cụ thể theo từng bước trong việc tiếp cận và
giúp đỡ các em.

23


1.2.5. Công tác xã hội đối với gia đình học sinh có hoàn cảnh khó
khăn

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, truyền hình,
truyền thanh, tờ rơi tuyên truyền qua đó giúp cho gia đình các em có thể quan
tâm hơn, hiểu và chia sẻ với các em những khó khăn mà các em phải chịu đựng.
- Giúp gia đình các em học sinh có HCKK có thể tiếp cận được hệ thống
an sinh xã hội, trợ cấp xã hội một cách nhanh và hiệu quả nhất.
- Công tác xã hội hóa sẽ góp phần nâng cao đời sống cho gia đình học
sinh có hoàn cảnh khó khăn. Điều đó được thực hiện bằng các chính sách hỗ trợ
vốn cho những gia đình của các em. Đó là các nguồn vốn được đảm bảo từ chế
độ chính sách, vốn vay phát triển kinh tế từ hệ thống ngân hàng chính sách,
nguồn hỗ trợ xã hội hóa của các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính
phủ.
- Cùng với gia đình đưa ra các phương pháp, cách thức giúp đỡ hiệu quả
nhất, có vai trò hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục các em, giúp
cho các em học sinh có thể thoát khỏi tự ti, mặc cảm, tránh xã các tai tệ nạn xã
hội và hòa nhập tốt nhất với các bạn.
- Hiểu được nhu cầu phát triển, nhu cầu giáo dục của các em và tiếp cận
được các nguồn lực từ bên ngoài như nhà trường, cộng đồng.
1.2.6. Công tác xã hội đối với nhà trường
- Giúp nâng cao nhận thức của nhà trường nói chung, các thầy cô giáo
nói riêng về trách nhiệm quan tâm, bảo vệ, giáo dục chu đáo cho các em học
sinh có HCKK.

24


- Tham gia đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong trường học, huy động các
nguồn lực của cộng đồng để nâng cao chất lượng nhà trường về nhiều mặt.
- CTXH giúp cho quá trình trao đổi, phối kết hợp giữa giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục với gia đình học sinh có HCKK đạt hiệu quả cao, có thể
thường xuyên quan tâm giúp đỡ các em hòa nhập bạn bè.

- Giúp nhà trường hoạch định, xây dựng các chủ trương, kế hoạch, mục
tiêu giúp đỡ, quan tâm cụ thể tới các em có trọng tâm, trọng điểm và cân đối
các nguồn lực hỗ trợ để đảm bảo hiệu quả.
- Tìm nguồn, các chuyên gia xây dựng có buổi tuyên truyền, tập huấn
cho thầy cô giáo hiểu hơn về tâm sinh lý, những khó khăn và mong muốn của
các em học sinh có HCKK.
1.3. Công tác xã hội đối với gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn
ở nước ta hiện nay
1.3.1. Mục tiêu
- Góp phần tìm hiểu, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của công tác xã
hội đối với các vấn đề về học sinh có HCKK.
- Qua đó đánh giá thực trạng học sinh có HCKK và công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục của gia đình, xã hội đối với học sinh có HCKK đã và
đang thực hiện ở nước ta hiện nay.
- Nâng cao sự hiểu biết, giúp cho gia đình có sự quan tâm, chia sẻ và nắm
bắt được đặc điểm tâm sinh lý, suy nghĩ và nguyện vọng của các em.
- Từ hoạt động CTXH đề ra các giải pháp để nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động hỗ trợ dành cho học sinh có HCKK đểcác em có thể tiếp cận và thụ
hưởng các chế độ chính sách xã hội tại địa phương.
25


×