Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá tác động của hoạt động chạm khắc đá đến sức khỏe cộng đồng tại xã ninh vân, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 89 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHẠM KHẮC
ĐÁ ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NINH VÂN,
HUYỆN HOA LƢ, TỈNH NINH BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

PHÙNG VIỆT KHÁNH

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHẠM KHẮC
ĐÁ ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NINH VÂN,
HUYỆN HOA LƢ, TỈNH NINH BÌNH

PHÙNG VIỆT KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 60440301
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

HÀ NỘI, NĂM 2017



CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hƣớng dẫn chính: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Phạm Đức Phúc
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Phạm Thị Mai Thảo
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Ngày 21 tháng 9 năm 2017


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Phùng Việt Khánh



ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (ngƣời hƣớng dẫn khoa học) đã tận
tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, các
thầy cô trong Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Trong thời gian khảo sát thực địa, tôi xin cảm ơn cán bộ Sở Tài nguyên và
Môi Trƣờng tỉnh Ninh Bình, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoa Lƣ, Ủy ban Nhân dân
xã Ninh Vân, ngƣời dân làng nghề đá Ninh Vân đã ủng hộ, hợp tác tạo điều kiện
cho việc thu thập tài liệu, điều tra phỏng vấn cũng nhƣ lấy mẫu phân tích thuận lợi.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Tƣ vấn
và Công nghệ môi trƣờng, Tổng cục Môi trƣờng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Học viên

Phùng Việt Khánh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu môi trƣờng, sức khỏe ngƣời lao động trên Thế giới và ở
Việt Nam ..................................................................................................................... 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu môi trƣờng, sức khỏe ngƣời lao động trên Thế giới ...... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu môi trƣờng, sức khỏe ngƣời lao độngở Việt Nam ......... 7
1.2. Hiện trạng sức khỏe cộng đồng tại các làng nghề Việt Nam ............................. 12
1.2.1. Lao động và các vấn đề về bệnh nghề nghiệp liên quan đến làng nghề ......... 12
1.2.2. Các nhóm bệnh tật đặc trƣng tại các làng nghề .............................................. 13
1.3. Tổng quan về làng nghề chế tác đá ở Việt Nam và bệnh tật liên quan .............. 15
1.3.1. Tổng quan về làng nghề chế tác đá ở Việt Nam ............................................. 15
1.3.2. Các bệnh tật liên quan đến làng nghề chế tác đá ............................................ 17
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Ninh Vân........................................ 18
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 18
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 20
1.5. Tình hình hoạt động của làng nghề chạm khắc đá mỹ nghệ Ninh Vân ............. 24
1.5.1. Thực trạng các điều kiện phát triển làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân ............ 24
1.5.2. Quy mô của làng nghề..................................................................................... 25
1.5.3. Quy trình sản xuất và các dụng cụ, nguyên liệu, chất phụ gia sử dụng trong
sản xuất ...................................................................................................................... 25
1.5.4. Điều kiện lao động .......................................................................................... 28



iv
1.5.5. Công tác quản lý môi trƣờng tại làng nghề Ninh Vân ....................................28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 31
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................... 31
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 31
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 31
2.3.1. Phƣơng pháp tổng hợp, thu thập tài liệu ......................................................... 31
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học ..................................................................... 32
2.3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm .............................................................................. 34
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................... 38
2.4. Thực nghiệm ...................................................................................................... 39
2.5. Quản lý và phân tích số liệu ............................................................................... 42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 47
3.1. Đánh giáchất lƣợng môi trƣờng không khí xã Ninh Vân và xã Ninh Thắng ..... 47
3.1.1. Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khí khu vực sản xuất đá mỹ nghệ
Ninh Vân ................................................................................................................... 47
3.1.2. Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh xã Ninh Vân ........... 49
3.1.3. Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh xã Ninh Thắng ....... 51
3.2. Kết quả nghiên cứu tác động của hoạt động chạm khắc đá đối với sức khỏe
cộng đồng tại làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân..................................................... 54
3.2.1. Tình hình bệnh tật làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân ...................................... 54
3.2.2. Mối liên quan giữa môi trƣờng sống và nguy cơ mắc bệnh của cộng đồng ..... 59
3.2.3. Tác động của hoạt động chạm khắc đá đến sức khỏe cộng đồng ................... 63
3.2.4. Phân tích, đánh giá nhận thức của ngƣời lao động về môi trƣờng ................67
3.3. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề .......... 69
3.3.1. Biện pháp quản lý môi trƣờng......................................................................... 70
3.3.2.Biện pháp công nghệ kỹ thuật .......................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CNH

Công nghiệp hóa

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP

Chính phủ

HTX


Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KK

Không khí

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

LĐ- TB&XH

Lao động – Thƣơng binh và Xã hội



Nghị định

NLĐ

Ngƣời lao động

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVSCP

Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân



vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hiện trạng nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng của xã Ninh Vân từ năm 20102015 ...........................................................................................................................23
Bảng 2.1: Thông tin điều tra khảo sát .......................................................................32
Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu xã Ninh Vân ......................................................................35
Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu xã Ninh Thắng ...................................................................36
Bảng 2.4: Danh mục các phƣơng pháp phân tích từng chỉ tiêu ................................38
Bảng 3.1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trƣờng tại các địa điểm đo đạc lấy
mẫu ............................................................................................................................53
Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc các bệnh của nhóm đối tƣợng thuộc làng nghề sản xuất đá
Ninh Vân và nhóm đối tƣợng không thuộc làng nghề năm 2017 .............................56
Bảng 3.3: Kết quả kiểm định Khi bình phƣơng(2)và tỷ suất chênh(OR) ................59
Bảng 3.4: So sánh số liệu điều tra bệnh tật tại xã Ninh Vân với số liệu bệnh viện Đa
khoa huyện Hoa Lƣ ...................................................................................................62
Bảng 3.5:Thực trạng môi trƣờng không khí và sức khỏe cộng đồng tại khu vực làng
nghề và khu vực không làng nghề.............................................................................63
Bảng 3.6. Ý kiến nhận xét của ngƣời lao động về lƣợng bụi phát thải tại khu vực sản
xuất làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân .......................................................................67
Bảng 3.7. Ý kiến nhận xét của ngƣời lao động về lƣợng bụi trong môi trƣờng không
khí tại xã Ninh Thắng ................................................................................................67
Bảng 3.8. Ý kiến nhận xét của ngƣời lao động về lƣợng mùi phát sinh tại khu vực
sản xuất làng nghề Ninh Vân năm 2017 ...................................................................68
Bảng 3.9. Ý kiến nhận xét của ngƣời lao động về lƣợng bụi trong môi trƣờng không
khí tại xã Ninh Thắng năm 2017 ...............................................................................68
Bảng 3.10. Ý kiến nhận xét của ngƣời lao động về tiếng ồn phát sinh tại khu vực
sản xuất làng nghề Ninh Vân năm 2017 ...................................................................69
Bảng 3.11: Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề sản xuất đá Ninh Vân .71


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất chế tác đá tại các cơ sở sản xuất ...............16
Hình 1.2: Bản đồ vị trí xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình ......................19
Hình1.3: Quy trình chế tác đá và các yếu tố tác động đến sức khỏe ngƣời lao động
...................................................................................................................................25
Hình 2.1:Bản đồ vị trí lấy mẫu không khí.................................................................37
Hình 2.2: Quy trình làm sạch, mã hóa, xử lý và phân tích số liệu ............................43
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu bụi TSP trong khu vực sản xuất với QĐ 37332002/BYT ..................................................................................................................47
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu CO trong khu vực sản xuất với QĐ 37332002/BYT ..................................................................................................................47
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO2trong khu vực sản xuất với QĐ 37332002/BYT ..................................................................................................................48
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh tiếng ồn khu vực sản xuất với QCVN 24/2016/BYT .....48
Hình 3.5: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu CO trong môi trƣờng không khí xung quanh tại
xã Ninh Vân với QCVN 05:2013/BTNMT ..............................................................49
Hình 3.6: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO2trong không khí xung quanh tại xã Ninh Vân
với QCVN 05:2013/BTNMT ....................................................................................49
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu SO2trong môi trƣờng khôngkhí xung quanh tại xã
Ninh Vân với QCVN 05:2013/BTNMT ...................................................................50
Hình 3.8: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu bụi TSP trong môi trƣờng không khí xung quanh
tại xã Ninh Vân với QCVN 05:2013/BTNMT .........................................................50
Hình 3.9: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu tiếng ồn xung quanh với QCVN
26:2010/BTNMT.......................................................................................................51
Hình 3.10: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu CO trong môi trƣờng không khí xung quanh xã
Ninh Thắng với QCVN 05:2013/BTNMT ................................................................52
Hình 3.12: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Bụi TSP trong môi trƣờng không khí xung
quanh xã Ninh Thắng với QCVN 05:2013/BTNMT ................................................52
Hình 3.13: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu SO2 trong môi trƣờng không khí xung quanh xã
Ninh Thắng với QCVN 05:2013/BTNMT ................................................................53
Hình 3.14: Hiện trạng bệnh tật xã Ninh Vân từ năm 2010-2015 ..............................55



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, trong những năm gần đây, việc
khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đã tạo nên những chuyển biến
tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, giải quyết việc làm cho
hàng vạn lao động, đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập cho ngƣời dân góp phần
nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng.
Bên cạnh mặt tích cực, hoạt động sản xuất tại các làng nghề nói chung đang
gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng. Nhất là khí thải, bụi,
tiếng ồn,phế thải rắn, nƣớc thải,...đã gây áp lực rất lớn cho môi trƣờng, gây ra các
loại bệnh tật cho con ngƣời nhƣ: Hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, phổi, một số bệnh
nguy hiểm nhƣ ung thƣ do kim loại nặng Pb, Cr, As, ...Theo Báo cáo môi trƣờng
Quốc gia năm 2008, hầu hết môi trƣờng sản xuất trong các làng nghề đều không đạt
tiêu chuẩn, ngƣời lao động tiếp xúc trực tiếp với môi trƣờng không an toàn, trong
đó: 95% ngƣời lao động tiếp xúc với bụi; 85,9 % ngƣời lao động tiếp xúc với nhiệt;
59,6% ngƣời lao động tiếp xúc với hóa chất. Sự ô nhiễm môi trƣờng tại các làng
nghề đang ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe, đời sống của con ngƣời.Số ngƣời dân
tại các làng nghề bị mắc các bệnh đƣờng hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa,
phụ khoa là rất cao. Ngoài ra, còn có một số bệnh mang tính nghề nghiệp nhƣ bệnh
bụi phổi, ung thƣ, thần kinh, đau lƣng, đau cột sống.....
Ở Việt Nam, nghề chạm khắc đá đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử.Từ thời
kỳ đồ đá, đá đã chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sản xuất và sinh hoạt của con
ngƣời.Đá là nguyên liệu chính không chỉ trong các công trình xây dựng mà còn cả
trong các công cụ sản xuất, những vật dụng trong sinh hoạt gia đình hay những đồ
trang sức.Các sản phẩm kiến trúc, mỹ nghệ bằng đá cũng xuất hiện ở mọi vùng
miền với kỹ thuật chế tác đạt đến độ tinh xảo.Lịch sử còn lƣu giữ rất nhiều những
công trình, những sản phẩm làm từ đá còn tồn tại đến ngày nay.Cho đến nay, nếu
không kể đến các cơ sở chế tác các sản phẩm bằng đá có quy mô nhỏ rải rác ở các
tỉnh thành, ở Việt Nam gần nhƣ chỉ đang lƣu tồn ba vùng nghề đá tiêu biểu, đó là

làng chạm khắc đá xóm Chùa, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; Làng


2
Nhồi, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa và làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân,
huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình.
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân có lịch sử hình thành khoảng 400 năm trở
lại đây, nằm trên địa bàn xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình với khoảng
hơn 400 hộ sản xuất. Tuy nhiên, việc sản xuất, kinh doanh ở đây vẫn còn mang tính
tự phát, không theo quy định. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong
khu dân cƣ. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng cao,
không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến những ngƣời sản xuất mà còn thƣờng xuyên tác
động đến cuộc sống của ngƣời dân nơi đây. Vấn đề đáng ngại hiện nay là sự ô
nhiễm do bụi đá, tiếng ồn và nƣớc thải. Quy mô làng nghề càng phát triển và việc
áp dụng một số tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động đã làm cho
môi trƣờng bị ô nhiễm ngày càng nặng nề, nhất là bụi đá, nƣớc thải trong sản xuất
tràn chảy tự do, lƣợng nƣớc hòa với axit để mài và làm bóng sản phẩm loang chảy
thấm vào mạch nƣớc ngầm, hòa lẫn vào mạch nƣớc đang sử dụng sinh hoạt ăn uống
và chế biến thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Bụi và đá dăm (đá vụn) ngày càng
nhiều do quá trình cƣa xẻ, khoan mài gây nên, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời trực
tiếp sản xuất, ngƣời dân sống trong làng nghề.
Để đánh giá tác động của hoạt động chạm khắc đá tới sức khỏe của cộng đồng
tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình, cung cấp cơ sở cho việc đề xuất
các giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng làng nghề chạm khắc
đá Ninh Vân, chúng tôi thực hiện luận văn “Đánh giá tác động của hoạt động
chạm khắc đá đến sức khỏe cộng đồng tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình”.
2. Mục tiêunghiên cứu
- Đánh giá đƣợc tác động của hoạt động chạm khắc đá đến sức khỏe cộng
đồng tại làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh

Bình;
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng làng
nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình.
3. Nội dung nghiên cứu


3
- Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khí làng nghề chạm khắc đá Ninh
Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình.
- Tình hình sức khỏe cộng đồng tại làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã
Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình.
- Tác động của hoạt động chạm khắc đá đến sức khỏe cộng đồng tại làng nghề
chạm khắc đá Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng làng nghề
chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình.


4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu môi trƣờng, sức khỏe ngƣời lao động trên Thế
giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hìnhnghiên cứu môi trường, sức khỏe người lao động trên Thế
giới
Sức khỏe và bệnh tật của con ngƣời trong điều kiện lao động đã đƣợc các nhà
khoa học, đặc biệt là các thầy thuốc quan tâm từ thời thƣợng cổ. Vào những năm
400 - 360 trƣớc Công nguyên, Hippocrate đã mô tả nhiều bệnh lý nhƣ đau lƣng, khó
thở hoặc nhiễm độc có liên quan đến công việc của những ngƣời thợ. Hippocrate
cho rằng cơn khó thở về già là căn bệnh đặc trƣng của thợ mỏ. Đau lƣng là đặc
trƣng bệnh lý của công nhân luyện kim. Khoa học và công nghệ càng phát triển, các
nghiên cứu về môi trƣờng, điều kiện lao động có liên quan đến sứckhỏe càng nhiều.

Những năm giữa thế kỷ XX, khi nền công nghiệp nặng đã phát triển mạnh, các vấn
đề về sức khỏe của ngƣời lao động, các vấn đề mới cũng nảy sinh nên sự quan tâm
đã rõ nét và có định hƣớng theo chuyên ngành nhiều hơn [27]. Trên Thế giới đã có
rất nhiều các công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng. Trong đó phải kể đến các nghiên cứu sau:
Zeyede K và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu thuần tập đánh giá chức năng
hô hấp trong những công nhân sản xuất ximăng. Mục tiêu của nghiên cứu là đo lƣờng
phơi nhiễm bụi tổng số, chẩn đoán các triệu chứng hô hấp mãn tính và các thay đổi
trong chức năng phổi trong nhóm công nhân sản xuất ximăng và nhóm đối chứng
trong thời gian 01 năm. Nghiên cứu thực hiện tại 02 địa điểm sản xuất ximăng tại
Ethiopia. Nghiên cứu tiến hành lấy tổng cộng 262 mẫu đo kiểm tại 105 vị trí công
nhân làm việc đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên. Các mẫu bụi tổng số đƣợc lấy bằng bộ lọc
cellulose acetate 37mm đặt tại vị trí hô hấp (gần miệng) của công nhân [26].
Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi từ Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh để đánh
giá các triệu chứng hô hấp mãn tính. Bảng câu hỏi bao gồm 03 phần, thu thập các
thông tin chung về cá nhân, tình trạng hút thuốc và các triệu chứng hô hấp mãn tính
gặp phải. Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 15 để phân tích
dữ liệu.Kiểm định Khi bình phƣơng đƣợc sử dụng để đánh giá, so sánh giữa các


5
nhóm công nhân và nhóm đối chứng.Kiểm định t-test đƣợc sử dụng để đánh giá sự
thay đổi chức năng phổi trong thời gian 01 năm [26].
Nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 127 công nhân bao gồm 56 công nhân ở khu
vực làm sạch, 44 công nhân sản xuất ximăng và 27 ngƣời là nhóm đốichứng để chẩn
đoán chức năng phổi và phỏng vấn về các triệu chứng hô hấp mãn tính. Đến năm
2010, trong số các công nhân đó có 91 công nhân bao gồm 38 công nhân ở khu vực
làm sạch (độ tuổi trung bình 32 tuổi), 33 công nhân sản xuất ximăng (36 tuổi) và 20
ngƣời là nhóm chứng (38 tuổi) đƣợc kiểm tra về chức năng phổi lần thứ 2 [26].
Kết quả phân tích môi trƣờng cho thấy lƣợng bụi tại khu vực công nhân làm

sạch trung bình là 432mg/m3, trong đó 84-97% mẫu bụi vƣợt giới hạn cho phép
10mg/m2. Mẫu bụi đo kiểm tại khu vực công nhân sản xuất ximăng thấp hơn so với
khu vực làm sạch (lƣợng bụi trung bình là 8,2 mg/m3) và 48% mẫu bụi vƣợt giới
hạn cho phép. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ có các triệu chứng hô hấp
mãn tính ở nhóm công nhân khu vực làm sạch và sản xuất ximăng cao hơn so với
nhóm chứng [26].
Thể tích thở ra tối đa trong 1s (FEV1) và tỷ lệ FEV1/Thể tích thở ra tối đa gắng
sức (FEV1/FVC) giảm trong nhóm công nhân khu vực làm sạch từ năm 2009 đến
năm 2010 (lần lƣợt là p<0,002 và p<0,004) và công nhân sản xuất ximăng (p< 0,05
và p<0,02) nhƣng không thay đổi đối với nhóm đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ hiện mắc các triệu chứng hô hấp mãn tính và sự giảm chức năng phổi có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê trong nhóm công nhân phơi nhiễm với nồng độ
bụi ximăng cao[26].
MA Alim và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả tại địa
điểm sản xuất ximăng lâu đời ở Mirpur-12, Dhaka, Bangladesh để đánh giá các vấn
đề hô hấp và các vấn đề sức khỏe khác tại nhóm công nhân làm việc ở đây. Nghiên
cứu sử dụng bảng câu hỏi đƣợc Tổ chức xã hội Mỹ đƣa ra để thu thập các thông tin
từ đối tƣợng nghiên cứu. Các phƣơng pháp mô tả, thống kê (Kiểm định Khi bình
phƣơng và Fisher) đƣợc sử dụng để phân tích số liệu[23].Trong 200 đối tƣợng tham
gia, có 132 đối tƣợng (66%) là nam giới và 68 đối tƣợng (34%) nữ giới. Hơn 2/3
đối tƣợng nghiên cứu không sử dụng khẩu trang bảo vệ trong khu làm việc. Gần


6
một nửa (45,5%) công nhân mắc phải ít nhất một vấn đề về hô hấp và 86,8% trong
nhóm này mắc phải những vấn đề về hô hấp khi bắt đầu làm việc tại nhà máy.
Trong nhóm mắc các vấn đề về hô hấp, 27% mắc viêm phế quản mãn tính, 20% bị
hen suyễn, 1% mắc lao phổi và 0,5% mắc bụi phổi silic. 60,5% công nhân gặp phải
các vấn đề sức khỏe khác (đau cơ, đau lƣng, đau đầu, viêm da, thiếu máu, sốt). Tỷ
lệ mắc các vấn đề về hô hấp cao hơn có ý nghĩa thống kê giữa nhóm không sử dụng

khẩu trang bảo vệ và nhóm sử dụng khẩu trang bảo vệ (p=0,006) và cao hơn đối với
nhóm công nhân làm việc lâu năm[23].
Nghiên cứu của Masoud Neghab và cộng sự (2007) thực hiện đánh giá các
triệu chứng hô hấp của công nhân tại nhà máy ximăng ở Shiraz, Iran. Đối tƣợng
nghiên cứu bao gồm 88 ngƣời là công nhân phơi nhiễm với bụi ximăng hiện tại và
88 ngƣời là nhóm không phơi nhiễm hiện tại và không có quá khứ phơi nhiễm làm
nhóm đối chứng. Nhóm nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi về các triệu chứng hô hấp
để thu thập thông tin. Bên cạnh đó, các đối tƣợng đƣợc chuẩn đoán cận lâm sàng
bằng chụp X-Quang và kiểm tra chức năng phổi. Nghiên cứu tiến hành đo kiểm bụi
hô hấp, bụi chứa SiO2 tại các khu vực làm việc khác nhau. Nghiên cứu sử dụng
phƣơng pháp phân tích thống kê t-test và Khi bình phƣơng [24].
Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ bụi ximăng hô hấp hít vào và thở ra lần
lƣợt là 53,4 ± 42,6 và 26 ± 14,2 mg/m3. Số ngƣời trong nhóm phơi nhiễm mắc các
triệu chứng nhƣ ho, đờm, hắt hơi và thở gấp cao hơn so với nhóm đối chứng
(p<0,05). Tƣơng tự, nhóm công nhân phơi nhiễm có những dấu hiệu bất thƣờng
trong kết quả chụp X-Quang phổi nhƣ khí phế thũng, viêm nhiễm mãn tính… và
suy giảm chức năng hô hấp.Tuy nhiên, đối với nhóm đối chứng không có bất
thƣờng nào xảy ra[24].
Nghiên cứu cắt ngang do Ashrafi Asgarabad A và cộng sự (2014) thực hiện
cho 67 công nhân phơi nhiễm bụi trong quá trình chạm khắc và 67 ngƣời không
phơi nhiễm. Nghiên cứu phỏng vấn và tiến hành chụp X-Quang. Dữ liệu nghiên cứu
đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS 16, STATA 12, sử dụng các kiểm định Khi
bình phƣơng, t-test, pearson’s correlation[22].
Kết quả nghiên cứu chỉ ra nồng độ bụi hô hấp phơi nhiễm trung bình


7
3,8mg/m3, cao hơn nồng độ cho phép.Các triệu chứng ho thƣờng xuyên, hắt hơi,
khó thở, chảy nƣớc mũi, viêm xoang, và hạ đƣờng huyết phổ biến trong nhóm công
nhân phơi nhiễm. Các yếu tố liên quan đến điều kiện làm việc nhƣ môi trƣờng, diện

tích nhỏ, không sử dụng khẩu trang phù hợp, tăng giờ làm có mối liên quan với việc
gia tăng các triệu chứng hô hấp[22].
Tricia D. LeVan và cộng sự (2006) thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động
của các yếu tốlao động lên sức khỏe cộng đồng qua các bệnh: Hen suyễn, viêm phế
quản mãn tính và các triệu chứng hô hấp. Nghiên cứu phỏng vấn 52.325 ngƣời dân
Singapore sinh từ năm 1918 đến 1953 với các thông tin về lịch sử việc làm, phơi
nhiễm nghề nghiệp và các vấn đề hô hấp. Kết quả nghiên cứu sử dụng phần mềm
SPSS đã đƣa ra phơi nhiễm bụi từ vải, gỗ, kim loại, quặng hoặc amiang có mối liên
quan với các vấn đề sổ mũi hoặc ho không mãn tính (OR = 1,19, 95%; CI = 1,08 –
1,30), viêm phế quản mãn tính (OR = 1,26, 95%; CI = 1,01 – 1,57) và hen suyễn ở
ngƣời trƣởng thành (OR = 1,14, 95% CI = 1,00 – 1,30). Bụi vải là một trong những
yếu tố chủ yếu có liên quan đến các triệu chứng hô hấp. Phơi nhiễm hơi từ các dung
môi hóa học, thuốc nhuộm, dầu lạnh, sơn, chất bảo quản gỗ hoặc thuốc trừ sâu có
mối liên quan với các triệu chứng ho không mãn tính và sổ mũi (OR = 1,34, 95% CI
= 1,15 – 1,56) [25].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu môi trường, sức khỏe người lao độngở Việt
Nam
Nghiên cứu về môi trường và sức khỏe người lao động:Ở Việt Nam, vấn đề
môi trƣờng, sức khỏe ngƣời lao độngđang đƣợc quan tâm, đặc biệt là tại các làng
nghề. Gần đây, trong các nghiên cứu về làng nghề, vấn đề môi trƣờng đang đƣợc
nhiều tác giả quan tâm, vấn đề này đang gây nhiều bức xúc và nan giải đối với kinh
tế xã hội nói chung.
Năm 2005, Đặng Kim Chi và cộng sự đã nghiên cứu về vấn đề làng nghề và
thực trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu rõ từ lịch
sử phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng nhƣ hiện trạng kinh tế,
xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay.Cùng với đó là hiện trạng môi trƣờng
các làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính). Qua đó cũng nêu rõ


8

các tồn tại ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng của làng nghề, nêu
dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010, một số định hƣớng xây dựng
chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp cải thiện
môi trƣờng cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam. Qua nghiên cứu của tác giả,
"100% mẫu nƣớc thải ở các làng nghề đƣợc khảo sát có thông số vƣợt tiêu chuẩn
cho phép. Môi trƣờng không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất,
nhất là ô nhiễm bụi vƣợt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên
liệu than củi. Tỷ lệ ngƣời dân tại làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông,
thƣờng gặp ở các bệnh về đƣờng hô hấp, đau mắt, bệnh đƣờng ruột, bệnh ngoài
da.Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều
ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề" [3].
Nghiên cứu của Đặng Kim Chi cùng các cộng sự tại 3 làng nghề của tỉnh Bắc
Ninh cho thấy môi trƣờng xung quanh các làng nghề đã bị ô nhiễm ngày càng trầm
trọng. Tại làng nghề sản xuất giấy Dƣơng Ổ (Phong Khê – Bắc Ninh): Nồng độ CO
cao hơn 5mg/l so với TCCP (28 – 36 mg/l). Bụi ở khu vực dân cƣ có nồng độ cao
hơn TCCP từ 1,3 đến 3 lần. Nồng độ CO tại khu vực sản xuất cao gấp 2 lần TCCP,
tiếng ồn cao hơn TCCP từ 3 – 10 dbA; tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội: Không
khí xung quanh khu vực hộ gia đình sản xuất lớn hơn TCCP 12 lần, tiếng ồn lớn
hơn 28 lần TCCP, bụi lớn hơn 6 lần; làng nghề tái chế nhựa Minh Khai: Nồng độ
bụi lớn hơn TCCP 1h và 24h là 1- 4 lần và 3 - 6 lần, nồng độ HCl cao hơn TCCP
1,6 lần [3].
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả khác
về tình trạng môi trƣờng và sức khỏe tại các làng nghề nhƣ: Nghiên cứu “Những
vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề Việt Nam”, các tác giả Nguyễn
Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hƣơng, Lê Vân Trình (2005) đã nêu một số nét về
lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam, Môi trƣờng và sức khỏe ngƣời lao động, An
toàn sản xuất làng nghề, các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
cho ngƣời lao động làng nghề [9].
Năm 2002, Lê Vân Trình và cộng sự đã có một số kết quả nghiên cứu bƣớc
đầu về môi trƣờng, điều kiện lao động và sức khỏe ngƣời lao động tại các cơ sở sản



9
xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề. Kết quả nghiên cứu tại một số làng nghề cho
thấy môi trƣờng không khí tại một số làng nghề nhƣ làng ngói Hƣơng Canh, làng
gốm Cao Minh, làng sứ Bát Tràng đã bị ô nhiễm môi trƣờng làng nghề rất lớn.
Nồng độ CO trung bình trong không khí tại các cơ sở sản xuất đo đƣợc vƣợt TCCP
từ 2 - 6 lần. Nồng độ SO2 cao gấp hàng chục lần TCCP [13].
Nghiên cứu của Đặng Minh Ngọc (2004) tại một số cơ sở sản xuất thuộc Công
ty Luyện kim màu Thái Nguyên cho thấy nồng độ Cd trong môi trƣờng không khí
đo tại một số vị trí lao động qua mẫu tiếp xúc cá nhân và mẫu tĩnh tại (dao động từ
0,059-0,795 mg/m3) đều vƣợt quá TCVSCPtừ 6- 70 lần. Các yếu tố khác nhƣ bụi, vi
khí hậu cũng không đạt TCVSCP. Ở nhóm công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với Cd
có biến đổi một số chỉ tiêu sinh học nhƣ tăng đào thải Cd và Ca trong nƣớc tiểu. Tỷ
lệ công nhân có hàm lƣợng Cd và Ca trong nƣớc tiểu cao hơn giới hạn cho phép là
24% và 21%.Biểu hiện này không thấy ở nhóm đối chứng.Ở nhóm công nhân có Cd
niệu cao, phần lớn hàm lƣợng protein trong nƣớc tiểu ở ngƣỡng bệnh lý và tìm thấy
micro albumin (protein ống thận), biểu hiện viêm ống thận nhiễm độc. Tỷ lệ bệnh
sỏi thận ở nhóm phơi nhiễm là 13,3%, còn ở nhóm đối chứng là 2,5%, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (RR= 5,23) và có xu hƣớng tăng theo thời gian tiếp
xúc. Trên 20% số công nhân mắc bệnh có hàm lƣợng Cd và Ca đồng thời tăng cao
hơn giới hạn cho phép và có thời gian tiếp xúc nghề nghiệp từ 5- 30 năm [7].
Năm 2002, Bùi Thị Bích Ngọc và cộng sự đã có nghiên cứu “Tác động của lao
động tới sức khỏe ngƣời làng nghề đúc tại Mỹ Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng”,
kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình bệnh tật ở nhóm lao động trực tiếp cao hơn so
với các nhóm khác. Một số bệnh có tính chất nghề nghiệp (bệnh hô hấp, đau đầu, dị
ứng, xƣơng khớp) tăng dần theo tuổi nghề từ 2,85% đến 27,7% [6].
Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng
đồng:
Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề là nguyên nhân gây ra các bệnh, dịch cho

ngƣời dân lao động và sinh sống ở chính làng nghề, xu hƣớng này đang gia tăng
trong những năm gần đây. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề cũng làm giảm năng suất
nông nghiệp tại các địa phƣơng, tác động xấu trực tiếp tới các hoạt động phát triển


10
kinh tế xã hội; gây ra các tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn tới xung đột môi trƣờng
làng nghề [4].
Đã có rất nhiều các nghiên cứu với nhiều phƣơng pháp và cách tiếp cận khác
nhau để đánh giá ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng làng nghề đến sức khỏe cộng
đồng.Một trong các phƣơng pháp đó là phƣơng pháp điều tra xã hội học.Số liệu
điều tra đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS, là phần mềm đƣợc sử dụng trong các
phân tích thống kê.Phân phối Khi bình phƣơng là một phân bố xác suất đƣợc sử
dụng nhiều trong thống kê liên quan tới việc phân tích các biến số về tần số xuất
hiện của hiện tƣợng. Trong các nghiên cứu y tế việc tìm hiểu liệu có mối liên quan
giữa môi trƣờng sống và sức khỏe có ý nghĩa quan trọng, nó giúp ngƣời nghiên cứu
tìm hiểu sâu hơn về những nguy cơ, những yếu tố ảnh hƣởng đến các vấn đề sức
khỏe.
Để đánh giá tình hình sức khỏe của các đối tƣợng thuộc làng nghề tái chế kim
loại Văn Môn, năm 2009 Trần Văn Thiện đã có nghiên cứu“Đánh giá thực trạng ô
nhiễm không khí và khảo sát một số chất độc hại trong nƣớc tiểu của công nhân tại
làng nghề tái chế nhôm Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”. Nghiên cứu
đã sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các dữ liệu thu thập. Kết quả cho thấy tỷ
lệ ngƣời lao động mắc các bệnh hô hấp, tâm thần kinh, tai mũi họng, mắt, da liễu và
tai nạn lao động là (36,0%; 15,9%; 49,2%; 17,8%; 14,7% và 9,69%) cao hơn so với
nhóm đối chứng (23,2%; 8,48%; 34,8%; 7,59%; 6,25% và 3,13%) với OR= 1,813,33, p<0,05- 0,001. Tai nạn lao động thƣờng gặp ở ngƣời lao động tái chế nhôm là
bỏng (39,5%), xây sát (37,9%), đụng dập chi (5,8%), vết thƣơng sâu (5,8%) và
bong gân (3,1%). Đồng thời, trong nƣớc tiểu của ngƣời lao động có thâm nhiễm
một số kim loại nặng nhƣ nhôm, đồng, sắt, chì, mangan, kẽm [11].
Từ năm 2012-2016, Tổng cục môi trƣờng đã có nghiên cứu “Điều tra, đánh

giá qui mô, mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng có nguy cơ cao đối với
sức khỏe cộng đồng và đề xuất kế hoạch triển khai các giải pháp can thiệp nhằm
giảm thiểu rủi ro về sức khỏe tại một số điểm ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và
các vùng đặc thù” với mục tiêu xác định và đánh giá đƣợc thực trạng ảnh hƣởng của
ô nhiễm môi trƣờng đến sức khỏe của cộng đồng chịu rủi ro tại một số điểm ô


11
nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và các vùng đặc thù làm cơ sở đề xuất các giải
pháp can thiệp, giảm thiểu. Nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát, thu thập,
phân tích các thông tin về môi trƣờng và tình hình bệnh tật tại 11 làng nghề và 52
điểm nóng sức khỏe môi trƣờng tại các tỉnh trên cả nƣớc. Tại mỗi làng nghề và
điểm nóng, nghiên cứu đi sâu điều tra khảo sát tình hình bệnh tật của 200 hộ gia
đình sống xung quanh khu vực điểm nóng và 200 hộ gia đình không sống trong khu
vực điểm nóng làm mẫu đối chứng[12].
Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSSđể phân tích dữ liệu và đƣa ra phơi
nhiễm của cộng đồngvới bụi, khí thải, tiếng ồn, nƣớc thải, các hơi kim loại nặng
trong quá trình sản xuất của các làng nghề có mối liên quan với các vấn đề sổ mũi
hoặc ho không mãn tính (OR = 2,19, 95% (1,18 - 1,35)), viêm phế quản mãn tính
(OR = 1,56, 95% ( 1,201 – 1,67)) và hen suyễn ở ngƣời trƣởng thành (OR = 1,34,
95% (1,05 - 1,40)). Phơi nhiễm hơi từ các dung môi hóa học, thuốc nhuộm, dầu
lạnh, sơn, chất bảo quản gỗ hoặc thuốc trừ sâu có mối liên quan với các triệu chứng
ho không mãn tính và sổ mũi (OR = 1,44, 95% (1,13 - 1,59)). Phơi nhiễm với bụi
than tăng nguy cơmắc các bệnh về tim mạch, tắc nghẽn phổi mãn tính, huyết áp cao,
các bệnh về phổi và thận ở ngƣời lớn. Ngƣời lao động, ngƣời dân sinh sống tại khu
vực làng nghề có nguy cơ phơi nhiễm với bụi kim loại chủ yếu qua đƣờng hô hấp,
bên cạnh đó có thể qua đƣờng tiêu hóa hoặc tiếp xúc qua da. Nguy cơ mắc các bệnh
liên quan đến hệ hô hấp nói chung và phổi nói riêng nhƣ ho và những bất thƣờng ở
lồng ngực [12].
Nghiên cứu về các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề:

Hiện tại, đối với mỗi công trình nghiên cứu về vấn đề môi trƣờng làng nghề ít nhiều
đều có đề cập đến các giải pháp khác nhau nhằm cải thiện và bảo vệ môi trƣờng,
hƣớng tới sự phát triển bền vững.
Trong cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trƣờng” của Đặng Kim Chi và
các cộng sự dựa trên cơ sở đã nghiên cứu tổng quan về đặc điểm cũng nhƣ thực
trạng sản xuất, hiện trạng môi trƣờng các làng nghề, tác giả đã đi đến các giải pháp
chung nhất cho từng loại hình làng nghề. Ở đây cũng đề cập đến việc định hƣớng
xây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững (nhƣ các chính


12
sách về hỗ trợ tài chính, chính sách về thị trƣờng, về cơ sở hạ tầng, giáo dục môi
trƣờng…). Qua đó đề xuất các giải pháp, nhìn chung tập trung vào hai nhóm chính
là giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng cho
các làng nghề[3].
Theo kết quả khảo sát của các tác giả tại 3 làng nghề điển hình thì tỷ lệ những
ý kiến trông chờ sự giải quyết ô nhiễm vào Nhà nƣớc chiếm tới 56,6%; giải pháp
nâng cao nhận thức môi trƣờng chiếm 14,8%; thông cảm và cùng ngƣời sản xuất xử
lý ô nhiễm chỉ có 8,5%, đặc biệt ý kiến nếu không xử lý ô nhiễm thì ngừng sản xuất
chỉ có 1,1% [5]. Qua đó cho thấy ý thức của cộng đồng trong vấn đề phát triển kinh
tế gắn với môi trƣờng còn nhiều hạn chế, vấn đề xung đột môi trƣờng có nguy cơ
khá cao và phức tạp.
1.2. Hiện trạng sức khỏe cộng đồng tại các làng nghề Việt Nam
1.2.1. Lao động và các vấn đề về bệnh nghề nghiệp liên quan đến làng nghề
Từ lâu, vấn đề về an toàn lao động trong các làng nghề đƣợc nhắc đến nhiều,
song tình trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn không giảm đáng kể.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều chủ cơ sở sản xuất không quan tâm đến việc trang
bị phƣơng tiện bảo hộ cho ngƣời lao động.
Trong thời gian gần đây, tại nhiều làng nghề, tỷ lệ mắc bệnh (đặc biệt là nhóm
ngƣời trong độ tuổi lao động) đang có xu hƣớng tăng cao. Theo các kết quả nghiên

cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của ngƣời dân tại các làng nghề ngày càng giảm
đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với làng không làm
nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5 – 10 năm [1].
Theo thống kê tại tỉnh Hà Nam, so sánh giữa 7 làng nghề (dệt lụa Nha Xá,
trống Đọi Tam, rƣợu Hợp Lý, bánh đa nem Mão Câu, dũa Đại Phúc, đá La Mát,
làng đa nghề Nhật Tân) và 7 làng không làm nghề (Yên Nam, Trắc Văn, Hợp Lý,
thị trấn Quế, Ngọc Sơn, Liêm Phong) có thể thấy, tỷ lệ mặc bệnh ngoài da, tiêu
chảy, hô hấp và đau mắt tại 7 làng nghề cao hơn rất nhiều so với làng không làm
nghề[1].
So sánh giữa các khu vực làng nghề và không làm nghề cho thấy, tỷ lệ mắc


13
bệnh của các đối tƣợng khu vực làng nghề cao hơn hẳn so với khu vực làng thuần
nông. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm môi trƣờng của các làng nghề đã có ảnh
hƣởng đáng kể tới sức khỏe cộng đồng dân cƣ.Mỗi nhóm làng nghề thƣờng có các
yếu tố nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng đặc trƣng, vì vậy ảnh hƣởng của hoạt động làng
nghề đến sức khỏe của ngƣời dân cũng khác nhau.Kết quả của một số ít nghiên cứu
điển hình trong thời gian ngắn cũng đã phản ánh một thực tế khác biệt về tình hình
bệnh tật, sức khỏe cộng đồng giữa làng nghề và làng không làm nghề[1].
Tình trạng bệnh nghề nghiệp, số vụ tai nạn lao động ngày càng có xu hƣớng
gia tăng tại các làng nghề, một phần do chủ các cơ sở không đầu tƣ máy móc, thiết
bị có độ an toàn cao. Theo đánh giá của ngành chức năng, máy móc sử dụng trong
sản xuất tại các làng nghề phần lớn không đảm bảo an toàn. Phần lớn máy móc
không có tài liệu kỹ thuật để hƣớng dẫn, vận hành an toàn thiết bị. Ngoài ra, còn có
các máy tự chế, tự lắp ráp từ các bộ phận cũ, chắp vá, nhiều chi tiết hỏng không
đƣợc thay thế, sửa chữa... Do vậy, nguy cơ gây ra các vụ tai nạn lao động là rất lớn.
Hoặc thậm chí, có ngƣời đƣợc trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động nhƣng
vẫn chủ quan không sử dụng dẫn đến những tai nạn đáng tiếc[8].
Theo các chuyên gia ngành y tế, việc bảo đảm sức khỏe cho ngƣời lao động tại

các làng nghề cần phải có sự kiểm tra, theo dõi chặt chẽ hơn. Với lao động tại các
làng nghề truyền thống, nhất là các làng nghề có nguy cơ ô nhiễm cao, việc khám
sức khỏe cho ngƣời lao động phải đƣợc tiến hành định kỳ hàng năm. Đồng thời,
ngƣời lao động cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng,
vệ sinh an toàn thực phẩm để tự bảo vệ sức khỏe của mình [8].
1.2.2. Các nhóm bệnh tật đặc trưng tại các làng nghề
Các làng nghề khác nhau thì các triệu trứng bệnh và tỉ lệ về số ngƣời mắc
bệnh nghề nghiệp khác nhau.Tại các làng sản xuất kim loại, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh
liên quan đến thần kinh, hô hấp, ngoài da, điếc và ung thƣ chiếm tới 60% dân số.
Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu
(13% - 38%), bệnh về đƣờng hô hấp và đƣờng tiêu hóa (8% - 30%), bệnh viêm da
(4,5% - 23%), bệnh đƣờng hô hấp (6% - 18%), bệnh đau mắt (9% - 15%) [1].
Làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ: Bệnh ngoài


14
da, viêm niêm mạc nhƣ nấm kẽ, nấm móng, dày sừng gan bàn chân, viêm chân tóc,
viêm nang lông… là những bệnh phổ biến[1].
Làng nghề dệt nhuộm, ƣơm tơ, thuộc da: Các bệnh thƣờng gặp chủ yếu tập
trung vào bệnh đƣờng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh. Riêng ở các làng nghề thuộc da,
các bệnh mắc phải là bệnh ngoài da, tiêu hóa và hô hấp[1].
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Bụi đá, sơn, dầu, hóa
chất độc hại nhƣ aceton, xylen, benzen... là nguyên nhân gây nên các bệnh lý đƣờng
hô hấp, tiêu hóa, tai, mũi, họng, bệnh về mắt và thần kinh[1].
Làng nghề tái chế phế liệu: Các bệnh thƣờng gặp là bệnh về hô hấp, bệnh
ngoài da, thần kinh và đặc biệt tỷ lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ tƣơng đối cao[1].Ở các
làng nghề cơ khí, đúc, sản xuất nguyên vật liệu... do sử dụng lƣợng than lớn nên tỷ
lệ ngƣời mắc bệnh phổi và phế quản cao. Ở làng nghề tẩy nhuộm vải sợi, mạ kim
loại sử dụng nhiên liệu hóa chất độc hại, kim loại nặng thì tỷ lệ mắc bệnh ung thƣ
cao, tuổi thọ giảm [1].

Làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: Bệnh về đƣờng hô hấp và bệnh ngoài
da là những bệnh đặc trƣng tại nhóm làng nghề này.Tại các làng nghề dệt may các
bệnh lý hô hấp, thần kinh, tai, mũi, họng chiếm ƣu thế do bụi, tiếng ồn, tƣ thế làm
việc... Theo kết quả điều tra tại làng nghề Vạn Phúc (Hà Đông) năm 2000, hội
chứng suy nhƣợc thần kinh chiếm tỷ lệ 46%, hội chứng rối loạn tiêu hóa chiếm tỷ lệ
12%, bệnh tật hệ xƣơng khớp chiếm tỷ lệ 29%...[1].
Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2012, tại 30 cơ sở làng nghề thuộc các
tỉnh Bắc Ninh, Hƣng Yên, Đà Nẵng phổ biến là mỹ nghệ, mây tre đan, dệt may, chế
biến lƣơng thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng. Các bệnh tật trong các hộ gia đình
làng nghề gồm: Đau lƣng, đau cột sống, đau bụng, hội chứng đau dạ dày, viêm phế
quản, viêm phổi, viêm da, dị ứng, đau mắt... Các nguy cơ mà ngƣời lao động tiếp
xúc tại làng nghề ở Bắc Ninh: 95% tiếp xúc với bụi; 85,9% với nhiệt; 59,65% hóa
chất; 58,9% tai nạn. Tại làng nghề đúc nhôm, chì, kẽm Văn Môn, bệnh hô hấp
chiếm 44,45%; bệnh da liễu là 13,45% trong tổng số ngƣời điều tra.
Tại các làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm, các hóa chất, vi sinh vật,
nƣớc thải, chất thải, bức xạ nhiệt... là những nguyên nhân gây bệnh cho ngƣời lao


15
động. Đáng chú ý, Coliform trong nƣớc thải, nƣớc bề mặt và nƣớc ngầm rất cao, là
nguyên nhân gây các bệnh có tổn thƣơng ở da, niêm mạc mắt, mũi và đƣờng tiêu
hóa. Theo khảo sát của Tổng cục Môi trƣờng năm 2008, tại làng nghề Dƣơng Liễu
(Hà Nội), loét chân tay chiếm tỷ lệ 19,7%; 9,43% có triệu chứng bệnh hô hấp;
0,86% có tổn thƣơng ở mắt; 4,28% có bệnh đƣờng tiêu hóa[21].
Ô nhiễm làng nghề là nguyên nhân gây ra các bệnh, dịch cho ngƣời dân lao
động và sinh sống ở chính làng nghề, xu hƣớng này đang gia tăng trong những năm
gần đây. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề cũng làm giảm năng suất nông nghiệp tại
các địa phƣơng, tác động xấu trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế xã hội;
gây ra các tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn tới xung đột môi trƣờng làng nghề.
1.3. Tổng quan về làng nghề chế tác đá ở Việt Nam và bệnh tật liên quan

1.3.1. Tổng quan về làng nghề chế tác đá ở Việt Nam
Sản phẩm của làng đá hiện nay hết sức đa dạng phong phú về chủng loại, kích
cỡ.Sản phẩm của các làng đá không chỉ có đá xây dựng ốp lát, xây tƣờng, móng
kè… và những vật dụng đơn giản mà còn có đá mỹ nghệ với những sản phẩm tinh
xảo đƣợc lƣu dấu ấn ở các công trình văn hoá, lịch sử nên chất lƣợng, mẫu mã, độ
tinh xảo ngày càng đƣợc nâng cao hơn rất nhiều và đƣợc nhân dân các nƣớc ƣa
chuộng, tin dùng[16].
Ngoài những làng nghề chế tác đá nổi tiếng từ thời xa xƣa nhƣ làng nghề Ninh
Vân (Hoa Lƣ, Ninh Bình), làng nghề Non Nƣớc (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), làng
nghề Đông Sơn (Thanh Hoá),…hiện nay với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng và
chủ trƣơng phát triển làng nghề của nhà nƣớc, với sự kế thừa những tinh hoa của
các làng nghề truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại, các làng nghề chế tác đá
mới cũng đã xuất hiện trên khắp mọi miền của đất nƣớc nhƣ: Làng đá Long Châu
(Chƣơng Mỹ, Hà Nội), Đại Lộc (Quảng Nam), Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái),
Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc),…cũng nhƣ nhiều công ty đá mỹ nghệ khác: Công
ty TNHH đá mỹ nghệ Thái Bình, Công ty TNHH xây dựng Đồng Tiến (thị xã
Quảng Trị), Công ty TNHH Thái Thùy Linh (Chƣơng Mỹ, Hà Nội),…[21].
Quy trình công nghệ của các hộ sản xuất ở làng nghề đá mỹ nghệ có thể
môtả nhƣ sau:


×