MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.3. Một số biện pháp xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tự chọn văn học
dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống
Nhất
2.3.1. Xây dựng chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa
2.3.2. Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian
Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo
hướng phát triển năng lực
2.3.2.1. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá xuất
phát từ thực tiễn địa phương
2.3.2.2. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá bằng
cách kết hợp tạo ra một sân chơi trí tuệ bổ ích
2.3.2.3. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá bằng
cách giúp học sinh chủ động sưu tầm, sắp xếp tài liệu
2.3.2.4. Dạy văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng tích hợp, đặt
trong mối quan hệ đối sánh với văn học, văn hóa dân gian cả nước
2.3.2.5. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá gắn với
hoạt động ngoại khoá
2.3.2.6. Tạo được bầu không khí văn chương trong giờ dạy văn học dân
gian Thanh Hoá
2.3.3. Giáo án thực nghiệm dạy học chủ đề tự chọn
2.4. Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn
học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT
Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
1
1
2
2
2
4
4
5
6
6
7
7
8
8
9
10
11
12
16
18
18
18
20
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các bậc học từ phổ
thông đến Đại học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội. Nghị
quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ 8, khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định mục
tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là : “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;
sống tốt và làm việc hiệu quả”. Đồng thời Nghị quyết cũng xác định mục tiêu
cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin
học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Tinh
thần Nghị quyết số 29- NQ/TW đã thể hiện rõ mục tiêu hướng đến của giáo
dục và đào tạo. Học sinh các nhà trường phổ thông, ngoài kiến thức phổ
thông nói chung, không thể không hiểu biết về địa phương- nơi sinh ra, lớn
lên, rồi mai này trưởng thành đi khắp mọi miền Tổ quốc. Trong chương trình
Ngữ văn Trung học phổ thông hiện hành chưa có các tiết dạy về địa phương.
Vì vậy, để bổ sung kiến thức ấy, bộ môn Ngữ văn các nhà trường, trong đó có
Trường THCS&THPT Thống Nhất đã xây dựng chuyên đề dạy học tự chọn
cho các em học sinh lớp 10 chương trình Ngữ văn địa phương, tập trung vào
phần văn học dân gian.
Trong sự phát triển của nhà trường, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
luôn được đặt ra và được ý thức như một yêu cầu tự nhiên, bức thiết, một động
lực của sự phát triển, một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo con
người. Những năm đầu thế kỉ XXI, khi thành tựu to lớn của cuộc cách mạng
khoa học– công nghệ tác động mạnh mẽ đến của cuộc sống con người, khi hệ
thống giáo dục đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của xã hội thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
triển năng lực của người học lại được đặt ra một cách cấp thiết.
Đối với học sinh ở nhà trường phổ thông, dù sau này họ có chọn văn
chương làm bộ môn gắn bó của đời mình hay không thì những hiểu biết về
văn học nhân loại, văn học dân tộc và địa phương (trong đó có văn học dân
gian địa phương mình) sẽ là hành trang đi suốt cuộc đời để làm nên vốn văn
hoá của mỗi người. Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc, có lẽ chúng
ta không thể nào quên những tác phẩm như: Truyện An Dương Vương và Mỵ
2
Châu- Trọng Thuỷ, Sự tích Hồ Gươm, Tiễn dặn người yêu, Tấm Cám, Khăn
thương nhớ ai, Hôm qua tát nước đầu đình, Trèo lên cây bưởi hái hoa, Tam
đại con gà…. Đồng thời ở mỗi địa phương lại lưu giữ những giá trị riêng. Với
Thanh Hoá, bộ phận văn học dân gian từ lâu đã có vị trí hết sức quan trọng
trong sinh hoạt văn học của những người yêu văn học, của học sinh và các
tầng lớp xã hội. Nhiều tác phẩm đã đi vào tâm thức con người như: Đẻ đất đẻ
nước, Chuyện chiến tranh giữa thần núi và thần sông, Trời biển Sầm Sơn,
Truyện ông Bưng, Phương Hoa, Anh làm thợ mộc Thanh Hoa, Hò sông Mã,
Truyện Trạng Quỳnh…
Những vấn đề nêu trên đòi hỏi mỗi giáo viên Ngữ văn trong nhà trường
phổ thông các địa phương tỉnh Thanh Hoá phải có trách nhiệm tìm ra con đường
hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức văn học dân gian Thanh Hoá
một cách tích cực, sáng tạo theo đặc điểm tình hình văn hoá, phong tục tập quán
địa phương và trình độ của người học. Vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng khá
phức tạp nếu người giáo viên Ngữ văn không nghiên cứu xây dựng các chủ đề,
hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, hệ thống hoá vấn đề một
cách dễ hiểu, nhất là đối với phần văn học dân gian của địa phương. Trên cơ sở
đó, tôi lựa chọn đề tài Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân
gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất
theo hướng phát triển năng lực làm sáng kiến kinh nghiệm để tiếp tục đi sâu
nghiên cứu văn học dân gian Thanh Hóa và đổi mới phương pháp dạy học
Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1. Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy
học môn Ngữ văn nói chung và dạy học các chuyên đề tự chọn văn học dân gian
Thanh Hóa nói riêng.
2. Giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn và phát triển
năng lực.
3. Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống
trong thực tiễn như: sưu tầm, phân loại tác phẩm văn học dân gian; lý giải mối
quan hệ giữa văn học dân gian Thanh Hóa với văn học dân gian các địa phương
khác trong cả nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Văn học dân gian Thanh Hóa
- Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân dan
Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 ở Trường THCS&THPT Thống Nhất theo
hướng phát triển năng lực.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học
dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất
3
theo hướng phát triển năng lực, tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: sử dụng phương pháp nghiên cứu
này để thống kê, phân loại văn học dân gian Thanh Hóa. Kết quả của việc thống
kê, phân loại góp phần tăng thêm tính chính xác và thuyết phục.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh
lịch đại và đồng đại để tiến hành so sánh văn học dân gian Thanh Hóa với văn
học dân gian các địa phương khác trong cả nước. Trên cơ sở đó thấy được nét
độc đáo của văn học dân gian Thanh Hóa trong nền văn học dân tộc.
- Phương pháp thẩm bình, đánh giá, đọc sâu: sử dụng phương pháp
nghiên cứu này để phân tích, đánh giá một số tác phẩm văn học dân gian, làm
sáng rõ hơn những luận điểm trong từng chương, từng mục của đề tài. Phương
pháp thẩm bình, đánh giá, đọc sâu giúp tác giả đề tài có đủ căn cứ để làm rõ vị
trí và đóng góp của văn học dân gian Thanh Hóa trong tiến trình văn học dân
gian Việt Nam.
- Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực văn
hóa để hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm văn học dân gian Thanh Hóa.
Những phương pháp trên đây không phải được sử dụng một cách độc lập, mà
trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng phối hợp các phương
pháp nghiên cứu khi thực hiện đề tài này giúp người nghiên cứu có cái nhìn hệ thống
về đối tượng nghiên cứu để từ đó đánh giá khách quan, khoa học.
4
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm và đặc trưng văn học dân gian
a. Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể, tồn tại dưới
hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền, tác
phẩm văn học dân gian được tập thể không ngừng hoàn thiện. Văn học dân gian
gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Văn học dân gian có các đặc trưng chủ yếu như tính nguyên hợp, tính tập
thể, tính truyền miệng và tính dị bản. Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ
với nhau, tạo ra nét khu biệt giữa văn học dân gian với văn học viết. Trong bốn
đặc trưng trên, tính nguyên hợp là đặc trưng quan trọng hàng đầu vì nó chính là
cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn
hóa dân gian.
b. Văn học dân gian Thanh Hóa là những sáng tác truyền miệng phản ánh,
thể hiện cuộc sống tư tưởng, tinh thần, tình cảm của đất và người Thanh Hóa.
Văn học dân gian Thanh Hóa có sắc thái riêng, không giống văn học dân gian
các địa phương khác ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nghệ- Tĩnh, Bình- Trị- Thiên và nhất
là các địa phương Nam Bộ. Ở chừng mực nhất định, văn học dân gian Thanh
Hóa thể hiện mối giao lưu giữa văn học dân gian Đồng bằng Bắc Bộ với văn học
dân gian Nghệ - Tĩnh. Từ sự giao lưu này mà tỏa ra sắc thái riêng của văn học
dân gian Thanh Hóa. Sắc thái Thanh Hóa còn thể hiện ở những cảnh vật, con
người và sự kiện Thanh Hóa được phản ánh vào văn học dân gian Thanh Hóa.
Sắc thái Thanh Hóa còn nổi lên ở thể loại như Hát ru con ở Tĩnh Gia, Hò sông
Mã, Truyện Trạng Quỳnh.
Trong tiến trình văn học dân gian Thanh Hóa, một điểm đáng chú ý là bên
cạnh sự phát triển liên tục theo lịch sử, phát triển của các thể loại còn có sự phát
triển thành phong trào (hai phong trào văn học dân gian lớn là phong trào văn
học dân gian thời kỳ Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào văn học dân gian thời
kỳ Cần Vương) và sự định hình của nhân vật – tính cách Trạng Quỳnh trong
Truyện Trạng Quỳnh- một đóng góp lớn cho văn học dân tộc. Đây có thể xem là
hai đặc trưng nổi bật của văn học dân gian Thanh Hóa.
2.1.2. Khái niệm năng lực và dạy học định hướng phát triển năng lực
Năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lí các kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách hiệu quả trong các
tình huống đa dạng của cuộc sống. Năng lực gồm năng lực chung như: Hợp tác
(cùng tìm hiểu, cắt nghĩa, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; cùng
giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra từ tác phẩm; tương tác trong quá trình tạo
lập văn bản, chỉnh sửa văn bản và đánh giá chéo; hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, tri
thức đọc hiểu, tạo lập văn bản); Tự quản bản thân (điều chỉnh thái độ, cách ứng
5
xử, hành vi của bản thân trong và sau khi học tác phẩm; độc lập, chủ động khám
phá giá trị của tác phẩm; thích ứng với các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau) và các
năng lực đặc thù như: Giao tiếp tiếng Việt (sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt phù hợp,
hiệu quả trong quá trình đọc hiểu; qua các bài học tiếng Việt và qua các bài học
tạo lập văn bản…); Cảm thụ thẩm mĩ (cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình
tượng văn học; đánh giá được ý nghĩa, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học; có
quan điểm sống và hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện).
Dạy học phát triển năng lực chính là việc phát huy mạnh mẽ tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh; học sinh là bạn đọc – sáng tạo; thực hiện “học
đi đôi với hành” (vận dụng kiến thức vào thực tiễn); tăng cường dạy cách đọc,
cách viết, cách giải quyết vấn đề; tổ chức các hoạt động học tập ở học sinh theo
lý thuyết kiến tạo và thuyết đa trí thông minh.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung
và dạy học Ngữ văn nói riêng trong nhà trường phổ thông đã được chứng minh
trong thực tiễn thời gian qua. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện
nhiều giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng đào tạo, mà khâu then chốt là
không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Xét một cách tổng thể, nhiều vấn
đề về lí thuyết dạy học đã được phổ biến, rút kinh nghiệm, song đôi lúc chưa
phù hợp ở một số địa phương. Mối quan tâm bức xúc đối với những người trực
tiếp giảng dạy văn ở nhà trường phổ thông là làm thế nào để phát huy tính chủ
động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm
say mê hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn, định hướng phát triển năng lực học
sinh. Trong chương trình Ngữ văn địa phương ở Trung học cơ sở (lớp 6, lớp 7) đã
có những bài học cơ bản về văn học dân gian Thanh Hóa, đó là nền tảng để giáo
viên dạy Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thanh Hóa
biên soạn các chủ đề dạy học tự chọn về văn học dân gian địa phương.
Trên thực tế, dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa theo
hướng phát triển năng lực học sinh, qua khảo sát của chúng tôi gần như chưa nhà
trường THPT nào trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện. Điều này xuất phát từ lý
do vị trí chủ đề tự chọn như đã nói ở trên, mặt khác xuất phát từ tâm lý ngại khó,
ngại đi vào xây dựng một chuyên đề, chủ đề về văn học, văn hóa địa phương.
Chính vì thế, những tri thức về văn học, văn hóa dân gian địa phương của học sinh
THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khá hạn hẹp. Sẽ không lạ gì khi đặt câu hỏi với
học sinh THPT rằng Truyện Trạng Quỳnh xuất phát từ đâu, Truyện Phương Hoa
nói về vấn đề gì, những câu Hò sông Mã có làn điệu như thế nào…và câu trả lời
nhận được rất mơ hồ, thậm chí không chính xác. Có thể kể ra đây một số nguyên
nhân dẫn đến hiệu quả thấp của giờ dạy Ngữ văn tự chọn- chương trình địa
phương- văn học dân gian Thanh Hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Là chương trình Ngữ văn tự chọn nên nhiều người cho rằng đó là những
bài phụ, không quan trọng. Xuất phát từ quan niệm đó nên việc chuẩn bị cho
6
tiết dạy cũng qua loa, đại khái. Nhiều tiết dạy (nếu có) chỉ mang tính chất đối
phó, thậm chí bỏ qua, yêu cầu học sinh về nhà tự tìm hiểu.
Chương trình thi khảo sát chất lượng của Sở Giáo dục và Đào tạo, các
nhà trường thường ít quan tâm đến những bài học Ngữ văn tự chọn. Đó là lí do
khiến cho những giáo viên lâu nay vẫn cho rằng học để thi sẵn sàng bỏ qua
phần dạy học theo chủ đề tự chọn.
2.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói
chung theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh đang đặt ra nhiều
nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, tổng kết đánh giá. Đó là công việc
chung của cả một hệ thống, nhưng quan trọng nhất là giáo viên. Đề tài sáng kiến
kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian
Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo
hướng phát triển năng lực được đúc rút với mong muốn tạo cho học sinh những
hiểu biết cơ bản về văn học dân gian địa phương, góp phần quan trọng vào đổi mới
phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực của người học.
2.2.3. Để thực hiện tốt giờ dạy văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng
phát triển năng lực của học sinh, bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy,
nhận thức từ khâu soạn giáo án, thu thập, xử lý tài liệu, sử dụng thiết bị dạy học
đến tổ chức các hoạt động dạy học. Lập phiếu điều tra để nắm bắt tình hình học tập
của học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hơp với thực tế nhà trường và địa phương.
2.3. Một số biện pháp xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề
tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10
Trường THCS&THPT Thống Nhất
2.3.1. Xây dựng chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa
Trên đất nước ta, mỗi địa phương là một kho tư liệu văn học dân gian.
Thanh Hoá có một lịch sử lâu đời, có truyền thống xây dựng làng bản quê
hương, chiến đấu bảo vệ cuộc sống, phát triển văn hoá văn nghệ địa phương
trong mối quan hệ cộng đồng các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ…với một
lịch sử từ Núi Đọ, Đông Sơn cho đến ngày nay. Văn học dân gian Thanh Hoá
cũng có một quá trình phát triển từ xa xưa, phong phú và đa dạng. Xứ Thanh nổi
tiếng với hàng loạt truyện Ông khổng lồ gánh núi đào sông, với sử thi Đẻ đất đẻ
nước, với tục ngữ phương ngôn ca dao, với Hò sông Mã độc đáo trong các loại
hò sông nước, với Ca vè dân gian nóng hổi tính thời sự cũng như gắn bó với đời
sống lao động, với diễn xướng dân gian trong các trò tục lệ như Trò Chiềng,
Chèo chải…với các loại hát đối đáp dân gian như Hát Ghẹo, Hát Đúm, Hát
Trống quân liên vận…Ở miền núi còn giữ được vốn dân ca phong phú Xường,
Khặp.... Qua các thời kì lịch sử, văn học dân gian Thanh Hoá vẫn phát triển
mạnh mẽ, âm ỉ, dẻo dai, in đậm bản sắc Thanh Hoá, góp phần khẳng định cuộc
sống lành mạnh, khoẻ khoắn, giữ nguyên tính chiến đấu cho cái đẹp của con
người xứ Thanh. Văn học dân gian Thanh Hoá có đầy đủ các thể loại từ Thần
thoại, Sử thi, Truyền thuyết anh hùng, Cổ tích, Truyện cười, Giai thoại, truyện
7
Ngụ ngôn cho đến Tục ngữ, Ca dao, Dân ca, Vè, Truyện thơ…Thể loại nào cũng
dồi dào, phong phú, có bản sắc riêng.
Xây dựng chủ đề dạy học tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa tập
trung giải quyết và trình bày hai vấn đề: quan niệm thế nào là văn học dân
gian Thanh Hóa và văn học dân gian Thanh Hóa có diện mạo như thế nào? Từ
quan niệm đó nên việc xây dựng chủ đề dạy học tự chọn văn học dân gian
Thanh Hóa sẽ có những giới hạn về phạm vi so với “hiện thực văn học Thanh
Hóa” rộng lớn, dày dặn.
Trong sự phong phú đa dạng ấy, chủ đề dạy học văn học dân gian Thanh
Hoá cần bám vào khung chương trình Ngữ văn THPT, nên xây dựng chương
trình văn học dân gian Thanh Hóa ở lớp 10, học kỳ 1 để tạo nên sự liên hệ với
phần văn học dân gian được học trong chương trình chính khóa. Thời lượng
dành cho chương trình dạy học văn học dân gian Thanh Hóa là 10 tiết. Cụ thể
lựa chọn các chủ đề: Khái quát về văn học dân gian Thanh Hoá; Đọc hiểu một
số bài ca dao Thanh Hoá; Khái quát Truyện dân gian Thanh Hoá; Đọc hiểu
truyện cổ Phương Hoa, Truyện Trạng Quỳnh. Trên chiều dài thời gian, với
những không gian lịch sử khác nhau, những chủ đề nói trên sẽ góp phần làm nên
diện mạo của văn học xứ Thanh.
2.3.2. Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh
Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng
phát triển năng lực
Nghiên cứu về giáo dục, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng “Người
thầy phải suy nghĩ, phải chuẩn bị một cách sáng tạo, thầy và trò có thời gian để
đối thoại, thảo luận, tranh luận về tất cả cái gì có liên quan đến bài học. Trí tuệ,
tài năng, tác phong của người thầy được thể hiện ở đây như nguồn ánh sáng soi
vào bóng tối nhằm phát hiện những gì còn ẩn núp ở đó”. Đây cũng là cơ hội để
học sinh phát huy những gì là sáng tạo, là độc đáo để góp vào cuộc thảo luận
chung. Một trong những vấn đề then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy
học Ngữ văn là vấn đề chủ thể học sinh. Học sinh cần được xác định như là một
chủ thể có ý thức. Phát huy tính năng động của chủ thể, năng lực sáng tạo của
mỗi người cũng như phát huy chủ thể học sinh chính là đáp ứng một phần quan
trọng của phương pháp dạy học thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập toàn cầu.
Ở đây, tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy
phong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục
được sử dụng. Trên cơ sở vận dụng kết hợp các thao tác, tôi thiết nghĩ để dạy tốt
phần văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng phát triển năng lực học sinh cần
tiến hành theo những yêu cầu sau đây:
2.3.2.1. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá xuất
phát từ thực tiễn địa phương
Thanh Hoá- vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử, văn
hoá, yêu nước và dũng cảm...với những con người tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó
8
máu thịt với xóm làng, với truyền thống cha ông, hai sương một nắng, lên thác
xuống ghềnh để bồi đắp, tạo dựng nền móng cho cuộc sống...là ngọn nguồn sáng
tạo của các nghệ sĩ dân gian, làm thành nền Văn học dân gian giàu màu sắc, vừa
đằm thắm vừa gân guốc, tinh tế mà dung dị, hồn nhiên.
Từ thực tiễn địa phương chúng ta sẽ có cái nhìn chân thực, sinh động, tạo
nên sự gần gũi trong cách tiếp cận của học sinh, nhất là học sinh lớp 10. Đó có thể
là những gợi dẫn của thầy cô về văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán, truyền thống
yêu nước, ngành nghề ở địa phương. Dạy văn học dân gian địa phương phải xuất
phát từ thực tiễn địa phương phải được xem như một quan điểm tiếp cận nhất quán
nếu không sẽ rơi vào tình trạng chung chung trừu tượng, đôi khi nôm na trong việc
giới thiệu tác phẩm khiến học sinh học xong không hiểu gì. Đồng thời đó cũng là
việc chúng ta xây dựng chiếc cầu nối giữa văn học với nhà trường và xã hội.
2.3.2.2. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá bằng
cách kết hợp tạo ra một sân chơi trí tuệ bổ ích
Dạy văn học dân gian địa phương bằng cách tạo một sân chơi vừa
hấp dẫn, vừa trí tuệ, giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức văn học dân gian
cũng như có cơ hội thể hiện tài năng của mình.
* Hình thức tổ chức: Chia lớp thành 4 đội chơi với các tên gọi như: Đội
Từ Thức, Đội Trạng Quỳnh, Đội Phương Hoa, Đội Mai An Tiêm (có thể sử
dụng các tên gọi khác sao cho sinh động). Mỗi đội cử một đội trưởng có khả
năng diễn đạt, biết tập hợp đội và thâu tóm ý kiến của đồng đội. Câu trả lời của
các đội được ghi trên bảng mêka.
* Cách thức tiến hành: Giáo viên xây dựng một số câu hỏi sau đây:
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (theo các dạng như: nhiều lựa chọn,
điền khuyết, đúng- sai). Thời gian trả lời câu hỏi này là 30 giây, đội nào trả lời
đúng sẽ được tính điểm nhằm khuyến khích học sinh.
- Câu hỏi so sánh
- Câu hỏi trả lời ngắn
- Câu hỏi hùng biện và phát biểu cảm nghĩ
Các phần thi diễn ra trong không khí thật sôi nổi, hào hứng và ngập tràn
trong niềm hứng khởi của không chỉ các em học sinh mà còn ở sự nhiệt tình cổ
vũ, khích lệ ở thầy cô giáo. Tất cả đã góp phần thắp lên ngọn lửa khát vọng
chinh phục đỉnh cao kiến thức, vun đắp thêm tình yêu với văn học dân gian địa
phương mình.
Cuối giờ học giáo viên tổng kết điểm, nhận xét từng đội và cá nhân về
các nội dung: tinh thần tham gia học tập, khả năng nắm bắt kiến thức, độ nhanh
nhạy khi trả lời các câu hỏi, tinh thần đồng đội, vai trò người đội trưởng… Cách
nhận xét, đánh giá của giáo viên phải đảm bảo công bằng, khoa học, chính xác
và đặc biệt cũng cần nâng niu, trân trọng những gì các em có. Càng nghiêm túc
bao nhiêu hiệu quả giáo dục của nó sẽ càng cao, không chỉ với tiết học đó mà cả
những tiết học sau đó. Đây là những vấn đề không mới nhưng không bao giờ cũ
bởi nó là cơ sở, nền tảng, động lực cho sự phát triển của học sinh.
9
2.3.2.3. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá bằng
cách giúp học sinh chủ động sưu tầm, sắp xếp tài liệu
Tự học dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo với các em học sinh
bao giờ cũng hết sức quan trọng. Đặc biệt với việc học các tác phẩm văn học
dân gian địa phương lại càng có ý nghĩa quan trọng. Để dạy tốt giờ dạy trên lớp,
giáo viên cần ra vấn đề về nhà cho học sinh tìm hiểu: sưu tầm các bài ca dao, tục
ngữ, truyện Cổ tích, truyền thuyết....tạo nên sự đối chiếu để từ đó ghi nhớ bài
học được tốt hơn. Ví dụ học bài Khái quát văn học dân gian Thanh Hoá, giáo
viên giao bài tập cho học sinh thực hiện với những câu hỏi như:
* Hãy sưu tầm những câu chuyện dân gian, những câu ca dao, tục ngữ nơi
địa phương em sinh sống (qua lời kể của các cụ cao tuổi).
* Em có suy nghĩ gì về nội dung những câu chuyện hoặc câu ca dao, tục
ngữ ấy?
* Em có yêu thích những câu chuyện hoặc câu ca dao, tục ngữ ấy không?
Tại sao?
Dạy văn học dân gian địa phương bằng cách giúp học sinh chủ động sưu
tầm, sắp xếp tài liệu góp phần tạo nên những thói quen tốt: rèn luyện tính tích
cực, chủ động, lòng yêu văn học dân gian địa phương mình, tìm thấy những điều
kì diệu từ trong mỗi bài học và sau bài học. Mặt khác đối với giáo viên việc làm
này cũng đem lại nhiều lợi ích, nhất là có điều kiện bổ sung nguồn tư liệu văn
học dân gian địa phương vào tài liệu dạy học của mình.
2.3.2.4. Dạy văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng tích hợp, đặt
trong mối quan hệ đối sánh với văn học, văn hóa dân gian cả nước
Hình thành và phát triển trong cái nôi của nền văn hóa dân gian, nhiều tác
phẩm văn học dân gian Thanh Hoá đã hoà vào văn học dân gian dân tộc, trở
thành tài sản tinh thần chung cho đất nước. Tuy nhiên văn học dân gian Thanh
Hoá có sắc thái riêng, không giống văn học dân gian các địa phương khác. Ở
chừng mực nhất định, văn học dân gian Thanh Hoá thể hiện mối giao lưu giữa
văn học dân gian Đồng bằng Bắc Bộ và văn học dân gian Nghệ Tĩnh. Chính vì
thế khi hướng dẫn học sinh tiếp cận văn học dân gian Thanh Hóa phải đặt trong
tính tổng thể thống nhất của văn học dân gian dân tộc cũng như các địa phương
để từ đó nhận diện những nét riêng độc đáo trong việc phản ánh vẻ đẹp tâm hồn,
tình cảm của đất và người xứ Thanh.
Dạy chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá cần tránh cả hai cách
làm: đề cao một cách thái quá hoặc xem nhẹ văn học dân gian của địa phương
mình. Muốn vậy giáo viên phải có cái nhìn rộng và sâu về vấn đề, có thái độ
chính trị vững vàng, lòng nhân hậu, tính chính xác và khách quan khi đánh giá.
Lứa tuổi học sinh lớp 10 hết sức nhạy cảm với điều thầy cô truyền đạt, nó ăn sâu
trong kí ức. Bởi thế tạo cho học sinh có một tư duy nhìn nhận vấn đề trong sáng
cũng là trách nhiệm của thầy cô, nhất là những tiết học về kiến thức địa phương.
Tác phẩm văn học dân gian chính là sự tổng hợp nguyên sơ của nhiều lĩnh
vực nghệ thuật, kiến thức trong mình nó. Vì thế, khi tìm hiểu tác phẩm văn học
10
dân gian, chúng ta không thể bỏ qua đặc trưng này. Dạy một tác phẩm văn học
dân gian cần bồi đắp cho học sinh về vốn văn hóa dân gian, từ đó bồi dưỡng tinh
thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, khiến các em rút ra được những bài học
quý báu từ đạo làm người.
2.3.2.5. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá gắn với
hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khoá văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy
học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng
với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài
học cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm
tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Đối với văn học dân gian nói
chung và văn học dân gian địa phương nói riêng rất cần có hoạt động ngoại
khoá. Ngoại khoá văn học dân gian địa phương tiếp tục góp phần làm sáng tỏ
những đặc trưng cơ bản, cho phép chúng ta khai thác tác phẩm ở nhiều góc độ,
thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm văn học dân gian trong môi trường
diễn xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên
những vẻ đẹp độc đáo...Qua hoạt động ngoại khoá văn học dân gian địa phương
học sinh có thể hiểu sâu hơn về những giá trị văn hoá dân gian của quê hương,
đất nước, góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng
tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức
mới của người học. Đối với chủ đề dạy học tự chọn văn học dân gian Thanh
Hoá, giáo viên có thể chọn một trong hai chủ đề ngoại khoá sau:
- Ngoại khóa về Ca dao, Dân ca Thanh Hoá. Sau khi học sinh học xong
chủ đề: Khái quát về Văn học dân gian Thanh Hoá và Đọc hiểu một số bài Ca
dao Thanh Hoá, giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết một số đề tài tìm hiểu
những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Ca dao Thanh Hoá, sau đó
chọn một số bài đọc trong buổi ngoại khoá. Đồng thời giáo viên khuyến khích
học sinh hát Ca dao theo làn điệu dân ca…
- Ngoại khoá về truyện cổ dân gian. Sau khi học xong bài Khái quát truyện
dân gian Thanh Hoá và Đọc - hiểu truyện cổ Phương Hoa, giáo viên hướng dẫn
cho học sinh viết một số đề tài tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật của truyện cổ dân gian Thanh Hoá, sau đó chọn một số bài đọc trong buổi
ngoại khoá. Đồng thời hướng dẫn học sinh xây dựng các hoạt cảnh chuyển thể từ
truyện cổ dân gian (ví dụ: Chuyện chiến tranh giữa thần núi và thần sông…).
Giáo viên phân công công tác chuẩn bị cho từng nhóm và thực hiện.
Trong quá trình ngoại khóa cần tổ chức một vài trò chơi dân gian phù hợp
với bài học. PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam cho rằng: “Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ
phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về
tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…Thiệt thòi hơn khi các em
không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả
11
các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp các em
hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
Trò chơi dân gian với học sinh lớp 10 trong buổi ngoại khoá văn học dân
gian Thanh Hoá có thể xây dựng từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần
độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo vần một
cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt. Cũng có thể
tổ chức trò chơi “Xem hình ảnh đoán Thành ngữ, Tục ngữ”: Giáo viên cho học
sinh quan sát hình ảnh trên màn chiếu, đưa ra gợi ý rồi yêu cầu học sinh đoán
xem hình ảnh ấy liên quan đến Thành ngữ, Tục ngữ nào.
2.3.2.6. Tạo được bầu không khí văn chương trong giờ dạy văn học dân
gian Thanh Hoá
Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Dạy văn chính là tổ chức tối ưu
hoạt động cộng đồng hợp tác giữa thầy và trò để trò tự giác, tích cực, tự lực xử
lí cái nghĩa phổ biến của tác phẩm thành cái ý nghĩa độc đáo sáng tạo, phong
phú riêng của từng cá nhân ”. Cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm bằng nhiều phương
pháp, biện pháp khác nhau. Song một trong những phương pháp giúp học sinh
tiếp nhận tác phẩm có sự hoà đồng cảm xúc thẩm mĩ, theo chúng tôi chính là tạo
được không khí văn chương, làm mất sự căng thẳng, nặng nề của khối lượng
kiến thức cần xử lí. Đồng thời tạo được sự dân chủ trong tiếp nhận và lĩnh hội
tri thức, khi đó giờ văn sẽ thú vị hơn rất nhiều.
Tạo không khí trong giờ văn nói chung và giờ văn học dân gian Thanh Hoá
nói riêng là một biện pháp rất quan trọng để học sinh bước đầu tiếp nhận văn
chương, thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên- tác phẩm và học sinh. Xây dựng
bầu không khí văn chương là cơ sở tâm lí, là nội dung khoa học, là phương pháp
tạo cho học sinh đi đến sự thăng hoa trong nhận thức, cảm thụ. Có thể hình dung
trong giờ văn học dân gian Thanh Hoá, khi tạo bầu không khí văn chương, giáo
viên như người dẫn chương trình thông minh, sáng tạo cộng với một chút hóm
hỉnh nhằm kích thích các em tư duy. Tạo không khí văn chương trong giờ văn
học dân gian địa phương có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
- Đưa tác phẩm về với đặc trưng thể loại, làm sống lại tác phẩm trong môi
trường diễn xướng của nó. Ví dụ dạy bài Ca dao – dân ca Thanh Hoá, giáo viên
cho học sinh xem băng hình với nội dung là những câu hát ca dao dân ca, những
câu Hò sông Mã gợi không khí sinh hoạt và lao động sản xuất của địa phương...
- Tạo bầu không khí bằng cách đưa ra một nhận định tổng quát đòi hỏi
học sinh phải tư duy và chưa thể giải quyết ngay, từ đó dẫn dắt các em tìm hiểu
các nội dung bài học để trả lời được vấn đề vừa nêu ra.
- Cũng có thể tạo bầu không khí bằng cách giao lưu đối thoại trực tiếp
giữa giáo viên- học sinh, học sinh- học sinh… tạo nên không khí vui vẻ, phấn
khởi trong suốt tiết học.
Tạo được bầu không khí văn chương thực sự là nghệ thuật dạy học. Nó
đòi hỏi sự khéo léo, thông minh và tế nhị của người thầy để giờ học sinh động
mà hiệu quả, vui vẻ mà nghiêm túc. Một giờ dạy văn học dân gian địa phương
12
có thể kết hợp hài hoà các yêu cầu nêu trên để tạo ra sự lí thú, thái độ tích cực
trong quá trình học tập của học sinh. Quá trình vận dụng để tổ chức những giờ
học này đòi hỏi ở thầy cô giáo sự nhạy cảm và khả năng quan sát để từ đó có
những điều chỉnh cần thiết.
2.3.3. Giáo án thực nghiệm dạy học chủ đề tự chọn
Chủ đề: Khái quát văn học dân gian Thanh Hóa
Thời gian: 2 tiết
Đối tượng: Học sinh lớp 10, Trường THCS&THPT Thống Nhất
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh:
1. Về kiến thức
- Nắm được những sắc thái riêng những thể loại chính và nội dung cơ bản
của văn học dân gian Thanh Hoá.
- Nắm được những giá trị cốt lõi của văn học dân gian Thanh Hóa trong
việc phản ánh vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của con người xứ Thanh.
2. Về kỹ năng
- Hình thành kỹ năng tìm hiểu, sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian
Thanh Hóa.
- Giáo dục kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,
Kỹ năng thuyết trình, thảo luận.
3. Về thái độ: Tự hào và có ý thức trách nhiệm đối với những giá trị của văn học
dân gian Thanh Hóa
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực giao tiếp
- Năng lực riêng: năng lực làm việc nhóm, năng lực nghiên cứu, sưu tầm
văn học dân gian
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, các tình huống dạy học, máy chiếu
- Học sinh: Bài soạn, tư liệu học tập
C. Tiến trình dạy học
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh
* Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên cho học sinh nghe bài “Đi cấy” (Dân ca Đông Anh)
(HS nghe, cảm thụ và thâm nhập vào thế giới tâm hồn người lao động)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Các em cảm nhận thế nào về giai điệu và nội
dung bài dân ca “Đi cấy”?
- HS thảo luận, phát biểu: Giai điệu bài dân ca trữ tình, đằm thắm. Bài ca
về người lao động xứ Thanh cần cù chịu thương chịu khó. Cuộc sống đó dù là
vất vả mà nên thơ. Cái nên thơ trong lao động của những cuộc sống thiện lương
mà vô tư yêu đời dù cuộc sống của họ rất bình dị. Đó là điều mà bài dân ca
muốn thổ lộ với người nghe chúng ta.
13
Giáo viên chốt vấn đề: Dân ca Thanh Hóa là sản phẩm văn hóa tinh thần
của người dân lao động. Quá trình lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt là
mảnh đất màu mỡ để dân ca nảy mầm và phát triển. Dân ca lớn dần theo năm
tháng, trải qua bao thăng trầm của lịch sử để đến hôm nay trở thành niềm tự
hào của mỗi người dân xứ Thanh. Cùng với dân ca, kho tàng văn học dân gian
Thanh Hóa còn nhiều thể loại khác. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu các thể
loại ấy qua bài Khái quát về văn học dân gian Thanh Hóa.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu những
nét chủ yếu về hoàn cảnh sáng
tác, nội dung VHDG Thanh Hoá
- Từ việc chuẩn bị cho bài học,
GV nêu các câu hỏi:
+ Tác giả (chủ nhân) của VHDG
Thanh Hoá?
+ Hoàn cảnh sáng tác của VHDG
Thanh Hoá?
Nội dung cần đạt
I. Một vài nét về hoàn cảnh sáng tác,
nội dung chủ yếu của văn học dân gian
Thanh Hoá
- Tác giả (chủ nhân): là đồng bào các dân
tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ, Khơ mú,
Mông...
+ Sắc thái địa phương được thể
hiện như thế nào?
HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ
trả lời. GV bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thể
loại chính của VHDG Thanh
Hoá
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu
từng thể loại của VHDG Thanh
Hoá.
- GV căn cứ vào tình hình hiểu
biết của HS về VHDG địa phương
để tổ chức các hoạt động dạy học
theo hình thức một sân chơi trí
tuệ, chia lớp thành 4 đội để cùng
tìm hiểu các thể loại văn học dân
gian Thanh Hóa theo hệ thống câu
hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.
Sau khi hoạt động này kết thúc,
- Sắc thái địa phương: địa danh, con
người, dấu tích, cách cảm cách nghĩ của
con người xứ Thanh.
- Hoàn cảnh sáng tác: trong lao động, đấu
tranh, trong các sinh hoạt văn hoá cộng
đồng... lưu hành theo lối truyền miệng,
được kể - hát - diễn xướng.
+ Những nội dung chủ yếu của - Nội dung: phong phú, phản ánh nhiều
VHDG Thanh Hoá?
mặt đời sống (lao động, đấu tranh, ứng
xử, đạo đức, tình cảm...)
II. Các thể loại chính
1. Truyện về sự hình thành núi, sông,
đồng ruộng.
- Truyện giải thích các địa danh (tên núi,
tên sông, tên cánh đồng, cồn bãi...)
Ví dụ: Ông Vồm, chàng Go ở Thiệu Hoá,
ông Na ở Triệu Sơn, ông Bưng ở Hoằng
Hoá.
- Những vị thần khổng lồ với sức mạnh
vô biên được phóng đại theo kích thước
vũ trụ qua trí tưởng tượng.
- Họ là anh hùng văn hoá, gắn với từng
vùng, có công khai sáng quê hương, được
truyền tụng, được thờ cúng gắn với tín
ngưỡng dân gian.
14
giáo viên củng cố những kiến thức
chủ yếu về thể loại: nhấn mạnh
những ý chính của từng thể loại để
HS bước đầu biết phân biệt các
thể loại VHDG ở Thanh Hoá.
(Giáo viên chuẩn bị máy chiếu,
bảng mêka, bút dạ)
2. Sử thi dân gian
- Là những sáng tác tự sự dài bằng văn
vần hoặc văn xuôi kết hợp kể lại những sự
kiện quan trọng đối với toàn thể cộng
đồng.
- Các sử thi tiêu biểu:
+ Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường.
+ Cá xa sằng khăn (Thường Xuân)
+ Kin chiêng boóc mạy (Bá Thước)
3. Truyền thuyết
- Là những truyện về các nhân vật lịch sử
được nhân dân lưu giữ và kể lại bằng
phong cách dân gian.
- Các truyện về Bà Triệu, Lê Đại Hành,
Dương Đình Nghệ, Lê Văn Hưu, Hồ Quý
Ly, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân...
4. Truyện cổ tích
- Truyện cổ tích Thanh Hoá phát triển ở
loại cổ tích sinh hoạt, gắn với những cuộc
đời, những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể
ở địa phương.
- Những truyện cổ ở Thanh Hoá:
+ Chung với cả nước: Hòn Vọng Phu
(Đông Sơn), Quả dưa hấu (Nga Sơn)
+ Riêng của Thanh Hoá: Từ Thức (Nga
Sơn), Phương Hoa (Hậu Lộc).
5. Truyện thơ dân gian
- Là một thứ cổ tích sinh hoạt vừa mang
yếu tố truyện (tự sự) vừa mang yếu tố thơ
(trữ tình) được sáng tác (kể chuyện thơ
trong lao động sản xuất, hội hè, tế lễ, gặp
gỡ hoặc chia li...)
- Những truyện thơ dân gian ở Thanh
Hoá: Song tinh-Bất dạ (Nguyễn Hữu Hào),
Truyện Phương Hoa (Nguyễn Han),
Khăm Panh (của người Thái), Nàng Nga Hai mối, Nàng ờm - chàng Bồng Hơng
(của người Mường), Tiếng hát làm dâu
(của người Mông).
6. Truyện cười và giai thoại
- Truyện cười dùng tiếng cười để phê
phán, đả kích. Tiêu biểu là Truyện Trạng
Quỳnh và Truyện Xiển Bột
15
- Giai thoại là những truyện hay (vui,
buồn) đề cao những gương học tập, tu
dưỡng, ca ngợi trí thông minh... gắn với
các danh nhân như Lê Văn Hưu, Lê
Thánh Tông, Đào Duy Từ...
7. Tục ngữ, phương ngôn, câu đố
- Có cùng phương thức biểu hiện là nối
vần, có nội dung nổi bật là lòng tự hào về
quê hương Thanh Hoá (thiên nhiên, con
người, làng nghề...):
Nghệ Yên Thành, Thanh Nông Cống.
Được mùa Nông Cống sống mọi nơi
Văn như Phương Hoa, Võ như Triệu Ẩu
Trai Đại Bái, gái Phố Bôn...
- Có lối diễn đạt bộc trực thể hiện cách
cảm cách nghĩ của người Thanh Hoá:
Cà làng Hạc ăn gãy răng, khoai làng
Lăng ăn tắc cổ.
Cá mè sông Mực... nước mắm Do Xuyên
8. Ca dao
- Ca dao Thanh Hoá mang cái hồn chung
của ca dao toàn quốc nhưng nét riêng là
cách bộc trực hồn nhiên của tình cảm con
người xứ Thanh (Bài ca người thợ mộc).
- Ca dao Thanh Hoá phát triển mạnh nhất
là bộ phận ca dao về tình yêu, ca dao
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
9. Dân ca
- Có nhiều làn điệu dân ca của nhiều tộc
người cư trú trên quê hương Thanh Hoá.
- Các làn điệu dân ca Thanh Hoá: Khặp
(Thái), Xường (Mường), Múa đèn, Chèo
chải, Hò sông Mã (Kinh)...
10. Ca vè
- Gắn với những con người, sự việc cụ thể
ở từng địa phương, bộc lộ thái độ yêu
ghét của nhân dân.
- Ví dụ: vè Thằng nhác, vè ăn tham, Nhật
trình...
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS III. Luyện tập
luyện tập
1. Căn cứ để phân biệt VHDG Thanh Hoá
- GV tổ chức cho HS làm các bài với VHDG các địa phương khác:
tập do giáo viên chuẩn bị. Mỗi - Những tên đất, tên làng, tên địa danh
16
nhóm làm 1 câu (3 nhóm), sau đó
các nhóm cử đại diện trình bày.
Lớp góp ý. GV bổ sung.
Câu 1. Căn cứ để phân biệt
VHDG Thanh Hoá với VHDG các
địa phương khác?
Câu 2. Có ý kiến cho rằng:
VHDG Thanh Hoá có những nét
riêng so với VHDG cả nước, theo
anh/chị điều đó đúng không? Tại
sao?
(truyện về Bà Triệu, Trạng Quỳnh..., ca
dao về thợ mộc, về sông Tuần, núi Na; tục
ngữ, phương ngôn về các sản vật địa phương Thanh Hoá.
- Thể hiện tâm hồn tính cách người dân
quê Thanh.
(Gợi ý: Bài ca người thợ mộc)
2. Nét riêng của văn học dân gian Thanh
Hóa với VHDG cả nước
- VHDG Thanh Hoá trong dòng chảy
chung của VHDG cả nước với những sự
tác động qua lại và quan hệ mật thiết
+ Những nét chung: Phương thức sáng
tác, lưu truyền, thể loại, nội dung - cả
những nét chung đề tài, sự việc (Từ Thức,
Mai An Tiêm, Vọng Phu...)
+ Những nét riêng: Tên đất, tên người,
tâm hồn tính cách người dân xứ Thanh.
3. Tìm hiểu và ghi lại một số tác phẩm
văn học dân gian Thanh Hóa
Câu 3. Tìm hiểu, ghi lại một số
tác phẩm VHDG Thanh Hoá.
HS trình bày, GV bổ sung cho phù
hợp với thể loại. Có thể các em có
sự nhầm lẫn giữa thơ và ca dao,
giữa ca dao với tục ngữ, giữa các
loại truyện dân gian... GV phải
chú ý để các em phân biệt được
thể loại VHDG.
- GV yêu cầu học sinh sưu tầm ca
dao, tục ngữ, truyện kể dân gian
nơi học sinh sống, nộp lại sau 2
tuần để làm tư liệu thảo luận.
(Học sinh thực hiện yêu cầu, tổ
chức sưu tầm. Có thể thành lập
nhóm học sinh để tìm hiểu)
D. Củng cố, dặn dò
- Nắm vững những vấn đề cơ bản về văn học dân gian Thanh Hoá, gồm: hoàn
cảnh, đối tượng, phương thức sáng tác, nội dung, thể loại.
- Có ý thức sưu tầm, giữ gìn những giá trị của các tác phẩm văn học dân gian
Thanh Hoá.
- Chuẩn bị chủ đề: Đọc hiểu một số bài ca dao Thanh Hoá
2.4. Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học
dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống
Nhất theo hướng phát triển năng lực
17
2.4.1. Trong mấy năm gần đây khi tổ chức cho học sinh khối 10 của
Trường THCS&THPT Thống Nhất theo cách làm trên, bản thân tôi thấy rất có
hiệu quả. Chính học sinh khi được hỏi cũng rất thích thú với hoạt động. Nhiều
học sinh đã thực sự trưởng thành khi được học những buổi như thế này. Các em
không còn thụ động mà đủ tự tin tham gia tranh luận, thảo luận ở những diễn
đàn lớn hơn. Đặc biệt các em đã có những thay đổi nhất định trong nhận thức,
hành vi ứng xử: quan tâm hơn đến bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh,
chủ động trong những hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng, không ngừng
trưởng thành, không để tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, hình thành những
kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm... Nét văn hoá, văn
minh của một ngôi trường vùng trung du huyện Yên Định có công đóng góp rất
lớn từ các thế hệ học sinh, từ một định hướng giáo dục đúng đắn của lãnh đạo
nhà trường, các tổ chức đoàn thể và thầy cô giáo tận tâm với nghề. Không nặng
nề bởi những vấn đề lí thuyết, cách làm của chúng tôi khá thiết thực và rất dễ
vận dụng. Sự chuyển biến của học sinh cần có quá trình lâu dài. Nhưng để quá
trình đó diễn ra thuận chiều thì đây là thực tế khả quan.
2.4.2. Tổ chức giờ dạy văn học dân gian Thanh Hoá trên cơ sở kết hợp nhiều
hoạt động, thao tác có tác dụng lớn trong việc phát triển năng lực của học sinh.
Điều đó được biểu hiện trước hết ở ý thức tham gia và hiệu quả đạt được bằng
những sản phẩm cụ thể. Các em học sinh đã có ý thức học tập tích cực bằng việc
chủ động tham gia giờ học, say mê tìm kiếm những tri thức có liên quan đến bài
học. Tôi thực sự xúc động và tự hào về học sinh của mình khi các em say mê tìm
kiếm trải nghiệm, vượt từ làng này sang làng khác của Cao Thịnh, Lộc Thịnh,
Ngọc Trung (Ngọc Lặc), Yên Lâm (Yên Định), Cẩm Tâm (Cẩm Thủy), Quảng Phú
(Thọ Xuân) chỉ để muốn biết vì sao ở đó có những tên làng được gọi với nhiều cái
tên lí thú, để rồi mải mê không về được và phải đến công an hỏi đường về. Đặc biệt
khi các em chuyển cho tôi những câu Ca dao, Tục ngữ, những Truyện dân gian mà
các em sưu tầm được từ lời kể của những cụ cao tuổi trong làng. Chưa nói đến chất
lượng của những sản phẩm ấy, hãy nhìn vào thái độ học tập của các em để từ đó ta
nhận ra rằng: không phải các em không thích học văn học dân gian địa phương, mà
là ta chưa tìm đúng phương pháp kích thích lòng say mê của các em.
Chúng tôi đã làm phiếu thăm dò học sinh về phương pháp này. Với 60 học
sinh được hỏi câu hỏi: Em có thích những giờ học thế này không? Đã có tới 58
học sinh trả lời “có”, đạt 98.5%. Trả lời lí do vì sao thích, những em học sinh
được hỏi trả lời vì:
- Kiến thức bài học dễ tiếp thu.
- Được làm việc theo nhóm với sự phân công công việc cho từng thành
viên của nhóm, nhất là khi sưu tầm tài liệu.
- Giờ học sinh động, lí thú, vui vẻ.
Những câu trả lời chân thật của học sinh khiến tôi và đồng nghiệp trong tổ
Ngữ văn Trường THCS&THPT Thống Nhất rất tin tưởng vào cách làm này.
Đồng thời cũng thấy thêm trách nhiệm của mình với mỗi giờ dạy.
18
2.4.3. Dạy học chủ đề tự chọn văn học Thanh Hóa theo hướng phát triển
năng lực học sinh giúp giáo viên nâng cao ý thức sử dụng có hiệu quả các
phương tiện và thiết bị dạy học, đặc biệt là sử dụng Công nghệ thông tin. Giáo
viên có điều kiện khai thác hệ thống kênh hình trên mạng Internet, biên tập
thành hệ thống kênh hình dạy học có hiệu quả, đó cũng là một cách bổ sung kiến
thức và phương pháp từ những giờ dạy.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tổ chức dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng
phát triển năng lực học sinh là việc làm phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi
mới giáo dục và phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông, phù hợp với
sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới về phương pháp kiểm tra đánh
giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay. Cách làm này thực
chất là biến những gì thuộc về lí thuyết khô cứng thành tư duy sáng tạo – con
đường nhanh nhất, đúng đắn nhất nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, phát triển năng lực học sinh. Nhìn một cách tổng thể, tổ chức hoạt động dạy
học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá theo cách này chính là đã tạo ra
một môi trường hoạt động- giao lưu nhằm kích thích hứng thú học tập của học
sinh. Chúng ta đã và đang tìm kiếm con đường nâng cao hiệu quả học tập, phát
huy tính tích cực sáng tạo, tôn trọng chủ thể học sinh thì đây sẽ là cách làm có
thể coi là hiệu quả bởi nó phù hợp với trình độ, tâm lý lứa tuổi của đa số học
sinh, nhất là phù hợp với nhiều địa phương (kể cả những vùng sâu, vùng xa).
Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học đã và đang đạt
được hiệu quả nhất định. Chỉ có đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học
chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào
tạo được lớp người năng động sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong
bối cảnh hội nhập quốc tế. Luật Giáo dục ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như thế,
có thể thấy cách làm của chúng tôi, một mặt đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới nội
dung phương pháp dạy học, mặt khác còn là cách làm kết hợp hài hoà nhiều yếu
tố của quá trình giáo dục (một giờ dạy mà vừa có hoạt động tổ chức dạy học,
vừa có hoạt động kiểm tra đánh giá, nắm bắt tâm tư tình cảm, đạo đức lối sống;
vừa dạy chữ vừa dạy người).
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với giáo viên và học sinh
a. Đối với giáo viên
Giáo viên phải vững vàng về chuyên môn- nghiệp vụ. Có khả năng tổng hợp
những vấn đề mới, hợp với chủ đề thảo luận sẽ tạo được hứng thú và xúc cảm cho
19
học sinh. Ở các tiết dạy văn học dân gian địa phương nói riêng và chương trình địa
phương nói chung cần hướng đến việc giáo dục lòng yêu quê hương cho học sinh.
Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ về tư liệu, những minh chứng lịch sử, văn hoá sinh
động. Chuẩn bị tốt về nội dung, tâm thế thầy cô sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi
hướng dẫn học sinh hoạt động. Hơn nữa, trong quá trình học sinh học văn học dân
gian địa phương sẽ có những tình huống ngoài dự liệu xảy ra. Khi đó, nếu không
chuẩn bị tốt, thầy cô lúng túng thì coi như giờ dạy không thành.
Khi bước vào hoạt động dạy học, giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn
tổ chức, người dẫn chương trình. Công việc này không vất vả, nhưng đòi hỏi ở
người giáo viên những đức tính như: nhiệt tình, vui vẻ, khoa học, uyên bác
trong dẫn dắt tạo nên hứng thú học tập ở học sinh.
Giáo viên cần tích cực trao đổi trong nhóm, tổ chuyên môn, với các giáo
viên có kinh nghiệm, giáo viên chủ nhiệm để tạo được tiếng nói chung thống
nhất. Đồng thời từng bước rút kinh nghiệm cho việc tổ chức hoạt động đạt hiệu
quả cao nhất.
b. Đối với học sinh
Tham gia tích cực chủ động, có ý thức học hỏi trong quá trình học tập. Có
chủ động, nghiêm túc các em mới tạo được hứng thú hoạt động, cũng từ đó mới
đặt niềm tin vào những gì mình hiểu. Học văn học dân gian địa phương đòi hỏi
mỗi học sinh không chỉ tiếp thu về mặt kiến thức mà còn phải có những tình
cảm yêu mến , tự hào với giá trị văn hoá tinh thần của cha ông mình nên các em
cần có những rung động và tình cảm trong sáng chứ không gượng ép về bài học.
Chuẩn bị tốt các nội dung học tập, sẵn sàng đối thoại những vấn đề có
liên quan. Khi có kế hoạch, mỗi học sinh, nhóm học sinh và tập thể học sinh cần
tập trung nghiên cứu chuẩn bị bài học chu đáo. Chính trong quá trình chuẩn bị
các em đã hiểu được phần nào vấn đề. Tiết học văn học dân gian địa phương sẽ
kém hiệu quả nếu chỉ đơn phương thầy cô nói, nó phải là sự tương tác giữa thầy
và trò, cùng nhau trao đổi bổ sung làm giàu tri thức và tình cảm cho cả hai.
3.2.2. Đối với nhà trường phổ thông
Nhà trường phổ thông phải luôn có kế họach định hướng, giao việc và giao
trách nhiệm cho những giáo viên có đủ trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất. Xây dựng những tiết học
như thế này không phải ngày một ngày hai, nó đòi hỏi sự cố gắng không mệt
mỏi và lòng yêu nghề của mỗi giáo viên. Vì thế nếu nhà trường phổ thông không
làm tốt khâu quản lí, động viên, biểu dương kịp thời sẽ rất khó có thể thực hiện.
20
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Vũ Văn Thành
Lê Văn Thắng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Giáo dục và thời đại (các số ra năm 2015).
2. Nguyễn Đình Bưu (Chủ biên, 1990), Văn học Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa.
3. Lê Xuân Đồng (Tổng chủ biên, 2006), Tài liệu dạy học kiến thức địa phương
Ngữ văn và Lịch sử lớp 6, NXB Thanh Hoá.
4. Lê Xuân Đồng (Tổng chủ biên, 2006), Tài liệu dạy học kiến thức địa phương
Ngữ văn và Lịch sử lớp 7, NXB Thanh Hoá.
5. Hà Thị Đức (2013), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Phan Trọng Luận (Chủ biên, 2010), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nôi.
7. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2010), Ngữ văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Nguyễn Kế Hào (Chủ biên, 2010), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm,
NXB Giáo dục Việt Nam
8. Lê Văn Hòe (Khảo biên, 2015), Âm nhạc dân gian Thanh Hóa, NXB
Thanh Hóa.
10. Hoàng Anh Nhân (2015), Tuyển tập sưu tầm- nghiên cứu văn hóa dân gian
Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa.
11. Đại Đức Thích Minh Nghiêm (2010), Lịch lễ hội Việt Nam, NXB Thời đại.
21
12. Lê Chí Quế (Chủ biên, 2001), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
13. Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (các số xuất bản năm 2014, 2015), NXB Giáo
dục Việt Nam.
22