SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH KHAI THÁC CHI TIẾT THEO
NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 12
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2016
1
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
A. MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài ........................................................................
2/ Mục đích nghiên cứu .................................................................
3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................
4/ Phương pháp nghiên cứu ...........................................................
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận ........................................................................................
1, Tác phẩm tự sự .........................................................................
2, Nhân vật trong tác phẩm tự sự: ................................................
3. Chi tiết trong tác phẩm tự sự ....................................................
4. Khai thác chi tiết theo nhân vật trong tác phẩm tự sự ..............
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
III. Giải pháp đã sử dụng
1
1
1
1
2
2
2
2
2
3
3
4
4
1, Hướng dẫn học sinh ba cách ghi nhớ chi tiết hữu ích nhất .........
4
2. Nắm bắt chủ đề, tình huống truyện. ............................................
5
3. Gắn chi tiết vào đặc điểm nhân vật để làm nền tri thức ..............
7
4. Nắm bắt chi tiết theo nhân vật chính trong các tác phẩm cụ thể ..
IV. Kiểm nghiệm hiệu quả
1. Đối với giáo viên ........................................................................
2. Đối với học sinh .........................................................................
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận .................................................................................................
II. Kiến nghị .............................................................................................
8
18
18
19
20
19
20
2
A. MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài
Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành
Trưng ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và
hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ ngành giáo dục: đào tạo nên những con người phát triển toàn diện
về thể chất, trí tuệ, tâm hồn
Các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12 chiếm một dung lượng
khá lớn; đồng thời chứa đựng nhiều vấn đề cốt lõi bộ môn
Nhân vật trong tác phẩm tự sự là địa chỉ đỏ để nhà văn gửi gắm tư tưởng
nghệ thuật. Khi phân tích nhân vật tức là chúng ta đang kiếm tìm, mổ xẻ, chưng cất
các chi tiết, nhất là các chi tiết liên quan trực tiếp đến nhân vật
Hiện trạng học sinh xa rời văn bản văn học, học hời hợt đang ngày một nhiều
Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề này hoàn toàn không mới. Đã có nhiều
bài viết liên quan; trong đó có sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên Lê Thanh
Hương, THPT Tống Duy Tân, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa đã nghiên cứu đề tài
Hướng dẫn học sinh lớp 12 khai thác chi tiết trong tác phẩm tự sự trong chương
trình Ngữ văn 12 và đã được xếp loại cấp ngành. Bài viết đã có những nhìn nhận
thấu đáo vấn đề, đã minh chiết hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết theo tình
huống và chi tiết theo nhân vật. Song, phần hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết
theo nhân vật (đây là phần quan trọng) thì sáng kiến mới nêu cách dẫn dắt của giáo
viên nhằm hướng dẫn học sinh tìm hiểu trong những tác phẩm cụ thể mà chưa hình
thành được phương pháp chung như một cách thức để người học có thể tự khai thác
bất cứ tác phẩm nào cũng như tự rèn luyện khả năng lĩnh hội, ghi nhớ chi tiết.
2/ Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất: Giúp nâng cao hiệu quả giờ đọc văn, ôn tập và tự học về văn bản
tự sự.
Thứ hai: Rèn luyện tư duy logic cho học sinh, nhất là tư duy phân tích, cắt
nghĩa, tổng hợp. Từ đó nâng cao kỹ năng phân tích nhân vật một cách sâu sắc cho
học sinh lớp 12.
Thứ ba: Cải thiện hứng thú học văn bản tự sự của học sinh giúp tạo bầu
không khí văn chương cho giờ học.
3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đối tượng học tập là học sinh lớp 12. Đối tượng nghiên cứu là chi tiết
(tình tiết) theo nhân vật trong tác phẩm tự sự; là diễn biến cuộc đời, số phận nhân
vật
3
- Phạm vi:
+ Không nghiên cứu phương pháp hướng dẫn học sinh khai tác chi tiết nói chung.
Phạm vi đề tài lựa chọn là khai thác chi tiết theo nhân vật chính trong tác phẩm tự
sự được học trong chương trình ngữ văn lớp 12 (theo chương trình chuẩn).
+ Phương pháp không chỉ áp dụng trong giờ đọc hiểu mà còn áp dụng trong giờ ôn
tập và hướng dẫn học sinh tự học.
4/ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp áp dụng với học sinh: Vấn đáp, gợi mở, giao nhiệm vụ, phân nhóm
thảo luận, kiểm tra đánh giá
- Phương pháp hình thành đề tài: Phương pháp khảo sát, phương pháp thống kê,
phân loại
Đó là lí do tôi chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh cách khai thác chi tiết theo
nhân vật trong tác phẩm tự sự chương trình Ngữ văn 12.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1, Tác phẩm tự sự
Là phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác
phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không
gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người nhằm thể
hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn.
Phương thức phản ánh hiện thực làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu
chuyện về ai đó, về một cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt
truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ
nhiều mặt hơn nhân vật trữ tình và nhân vật kịch.
Cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết
nghệ thuật phong phú đa dạng. Nó bao gồm chi tiết xung đột, chi tiết nội tâm, chi
tiết ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong
cảnh, đời sống, văn hóa, lịch sử, lại còn có cả chi tiết liên tưởng, tưởng tượng,
hoang đường...
Nếu chia theo nội dung ta có tác phẩm mang chủ đề lịch sử dân tộc; thế sự đạo đức; đời tư. Chia theo hình thức ta có các thể loại tự sự cơ bản: anh hùng ca,
tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ ngôn, truyện cười...
2, Nhân vật trong tác phẩm tự sự:
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng
phương tiện văn học. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc loại
4
hình nghệ thuật khác vì nó được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ. Vì vậy, nhân vật
đòi hỏi người đọc phải dùng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con hoàn
chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và
thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật,
nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố cần thiết. Betông Brecht cho rằng:
Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của
những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư
tưởng của tác giả.
Phân loại: Xét góc độ nội dung tư tưởng có nhân vật chính diện, nhân vật
phản diện. Xét góc độ kết cấu có nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Các nhà văn thường xây dựng nhân vật qua: ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ,
hành động ...
3. Chi tiết trong tác phẩm tự sự
Là những tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng
( Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009).
Trong tác phẩm, chi tiết đóng vai trò như vật liệu xây dựng làm tiền đề cho
cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí.
Xét theo giá trị biểu hiện, có hai loại chi tiết: Chi tiết thuộc về nghệ thuật và
chi tiết có tính nghệ thuật (Lê Bá Hán). Chẳng hạn, trong truyện ngắn Thuốc của
nhà văn Lỗ Tấn, chi tiết cuộc trò chuyện, bàn tán trong quán trà Hoa Thuyên, chi
tiết con quạ trên cây là những chi tiết thuộc về nghệ thuật; nhưng chi tiết về chiếc
bánh bao tẩm máu người cộng sản hoặc vòng hoa trên mộ Hạ Du là chi tiết có tính
nghệ thuật.
Xét theo hình thức tổ chức cốt truyện, có chi tiết tình huống, hoàn cảnh (gồm
chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong cảnh, đời sống, văn hóa, lịch sử, lại còn có cả
chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường ...); chi tiết theo nhân vật (gồm chi
tiết ngoại hình, chi tiết hành động, chi tiết nội tâm, chi tiết tính cách ...)
- Trong xây dựng nhân vật, chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng trong
việc khắc họa tính cách, làm cho nhân vật trở nên chân thực, cụ thể, sinh động và có
tính khái quát cao. Sự lựa chọn chi tiết “đắt giá” có khả năng “nói” được nhiều về
tính cách nhân vật, thể hiện tài quan sát, tài vận dụng đồng thời là quan niệm nghệ
thuật của nhà văn về con người, cuộc đời.
4. Khai thác chi tiết theo nhân vật trong tác phẩm tự sự
Đây là một trong những phần nội dung trọng tâm trong đọc hiểu tác phẩm tự
sự. Khai thác tức là cách lựa chọn, phân loại, ghi nhớ, giải mã ý nghĩa, tổng hợp các
5
chi tiết trong tác phẩm theo từng nhân vật. Qua đó, học sinh nắm bắt được diễn
biến, số phận cuộc đời của nhân vật; hiểu được tính cách nhân vật; hiểu được tư
tưởng nghệ thuật của nhà văn; sáng rõ về chủ đề của truyện.
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Là một nội dung quan trọng, một nhiệm vụ lớn trong giờ đọc văn được các
giáo viên luôn quan tâm giải quyết trong giáo án, cũng như tìm cách hướng dẫn học
sinh thực hiện
- Nhưng bộ phận không nhỏ học sinh đang có xu hướng xa rời văn bản. Tình
trạng lười đọc văn bản, chỉ nghe tóm tắt; có đọc nhưng đọc qua loa, nắm chi tiết lơ
mơ hoặc đọc nhiều lần nhưng không hệ thống được chi tiết.
- Khi làm văn, nhiều bài viết chung chung, thiếu những dẫn chứng chi tiết,
phân tích, cảm thụ chi tiết. Nguyên nhân do thiếu kiến thức văn bản dẫn đến viết dài
nhưng lan man, có học sinh không nhớ rõ nên lẫn lộn, thậm chí còn bịa chi tiết; có
học sinh lại không thể viết được dài do hạn chế diễn đạt và một phần không nhỏ
cũng do không có gì để viết, không nhớ...
III. Giải pháp đã sử dụng
1, Hướng dẫn học sinh ba cách ghi nhớ chi tiết hữu ích nhất
Trước khi đọc hiểu các trích đoạn truyện ngắn trong chương trình ngữ văn
12, tôi hướng dẫn học sinh cách thức ghi nhớ chi tiết trong văn bản tự sự. Sau đây là
3 mẹo nhỏ rất hữu ích:
1.1- Xác định chắc chắn các chi tiết cần ghi nhớ.
Ngay trong văn bản tác phẩm, hãy dùng bút nhớ dòng gạch chân những chi
tiết quan trọng dựa theo các nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ...
Có thể liệt kê ra giấy theo thứ tự xuất hiện trong văn bản hoặc vai trò của chi
tiết trong việc biểu hiện tính cách nhân vật
Xác định thông tin chi tiết là bước đầu tiên giúp học sinh nhớ tốt tác phẩm.
1.2 - Lặp lại thông tin chi tiết bằng cách nói to nhiều lần
Chúng ta thường nhớ tên họ của những người thân và không bao giờ quên.
Chúng ta học tiếng mẹ đẻ dễ hơn ngoại ngữ? Điểm mấu chốt là chúng ta sử dụng
tiếng mẹ đẻ hàng ngày còn ngoại ngữ ít được sử dụng nên khó nhớ hơn và không
hình thành phản xạ tự nhiên
Sau khi xác định được hệ thống chi tiết cụ thể, cần đọc to mỗi chi tiết nhiều
lần (ít nhất phải được sáu, bảy lần). Nhất thiết phải đọc thành lời, tốt nhất là lúc một
mình, có sự tập trung cao.
6
Tiếp theo, xâu chuỗi theo nhân vật rồi lại đọc to nhiều lần. Cần xâu thành
nhiều chuỗi chi tiết khác nhau: Chuỗi theo nhân vật trung tâm, chuỗi theo nhân vật
chính, chuỗi theo nhân vật phụ ...
Khi đã nhớ phải định kỳ ôn luyện lại: hằng ngày, hằng tuần, hoặc hằng
tháng. Yêu cầu: Cần kiên trì cho một hiệu quả bền lâu
1.3 - Tạo sự liên kết với những chi tiết, những dữ liệu khác bằng liên tưởng.
Khi nhớ đến chi tiết này thì lập tức liên tưởng đến chi tiết kia cùng một nhân
vật hay khác nhân vật; cùng loại hay khác loại; cùng tác phẩm hay khác tác phẩm
Ví dụ:
Chi tiết ngoại hình Chiến (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi): “hai
bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng ... thân người to và chắc nịch...” ta liên
tưởng đến chi tiết ngoại hình về người mẹ: cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng... lưng
áo bà ba đẫm mồ hôi và đen lại không còn thấy bạc nữa. Ta cũng liên tưởng đến vị
trí chị cả và toàn bộ việc nhà phải lo liệu của Chiến trong gia đình không còn cha
mẹ, liên tưởng đến hình ảnh nội trợ nồi, lu, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi với nơm,
liên tưởng đến công việc đồng áng năm công ruộng, hai công mía.
Cuối cùng hãy liên tưởng để sắp xếp các thông tin thành một danh sách
Để khai thác chi tiết theo nhân vật, cần phải đặt nhân vật, chi tiết trong tổng
thể tác phẩm: Đề tài, chủ đề, tình huống truyện, diễn biến cốt truyện, hệ thống nhân
vật, hệ thống chi tiết, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng... Trong đó, quan
trọng nhất là chủ đề tư tưởng và tình huống truyện. Bởi vì, nhân vật khi nhân vật
được nhà văn đặt vào trong một tình huống có vấn đề thì nhân vật mới bộc lộ hết
tính cách cũng như những bí ẩn bên trong tâm hồn. Qua đó, nhân vật mới trở thành
minh chứng sinh động cho phát ngôn của tác giả.
2. Nắm bắt chủ đề, tình huống truyện.
Trước khi hệ thống và ghi nhớ, cần phải năm được chủ đề và tình huống truyện
a) Chủ đề:
Là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra nội dung cụ
thể của tác phẩm. Nó trả lời câu hỏi: vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì?. Chủ đề tư
tưởng là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm. Chủ đề tác phẩm nói lên chiều sâu
tư tưởng, khả năng năm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc
sống.
- Chủ đề Vợ chồng A phủ (Tô Hoài): Thể hiện số phận khổ đau của người dân lao
động miền núi dưới ách phong kiến, thực dân đồng thời khẳng định sức sống mãnh
7
liệt, cá tính độc đáo và quá trình đấu tranh để đứng lên tự giải phóng, xây dựng lại
cuộc đời và con đường giải phóng của họ trong cách mạng và kháng chiến.
- Chủ đề Vợ nhặt (Kim Lân): Từ tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam
trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, nhà văn đã khẳng định: Ngay bên bờ vực của
cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao gia đình
và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Chủ đề Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành): Qua việc thể hiện sự lựa chọn con
đường đấu tranh, tác phẩm tập trung ca ngợi tinh thần quật khởi, chí khí cách mạng
kiên cường và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
- Chủ đề Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi): Khẳng định, ca ngợi mối
liên hệ bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ, giữa những con người trong một gia
đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son
sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với
tình yêu nước; giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức
mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ.
- Chủ đề Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu): Mỗi người trong cõi đời,
nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con
người.
b) Tình huống truyện:
Là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện, là mối quan hệ giữa nhân vật này
với nhân vật khác, giữa hoàn cảnh, môi trường sống với nhân vật. Qua đó, bộc lộ
tình cảm, tính cách hay thân phận con người góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của
tác giả.
- Tình huống Vợ chồng A phủ: Một cô gái người Mông vì món nợ cưới của cha mẹ
nên bị thống lí bắt làm dâu gạt nợ, bị đoạ đày cực nhục, cô trở nên câm lặng, trơ lì
cảm xúc theo năm tháng. Nhưng vào một đêm tết mùa xuân, cô hồi sinh được cảm
xúc, bùng cháy khát vọng hạnh phúc tình yêu. Một đêm đông giá rét, bất ngờ cô lại
cắt phăng dây trói cứu một người đàn ông sắp chết và cứu luôn đời mình, đến với
cuộc sống tự do.
- Tình huống Vợ nhặt: Tràng, một chàng trai nghèo, thô kệch, gia cảnh neo người,
dân ngụ cư bỗng nhiên nhặt không được một cô gái về làm vợ giữa cảnh đói thê
thảm năm Ất Dậu 1945. Hoàn cảnh bất ngờ khiến mọi người đều thấy lo lắng về cái
8
đói và cái chết nhưng vượt lên trên tất cả là cảm giác ấm áp trong tình người, tình
yêu, tình thương cùng ước mong xây dựng tổ ấm gia đình.
- Tình huống Rừng xà nu: Sau ba năm đi bộ đội, Tnú được cấp trên cho nghỉ phép
về thăm làng Xô Man một đêm. Trong đêm ấy, trước toàn thể dân làng, cụ Mết đã
kể về câu chuyện đầy bi tráng về cuộc đời Tnú và cuộc đời làng Xô Man: Từ trong
huỷ diệt đau thương, họ đã quật khởi vùng lên bằng chân lí cách mạng “chúng nó
đã cầm súng, mình phải cầm giáo”
- Tình huống Những đứa con trong gia đình: Việt – chàng trai giải phóng quân 18
tuổi trong một trận đọ lê đã lập được chiến công oanh liệt nhưng bị thương nặng,
lạc đồng đội, một mình giữa cánh rừng cao su nhiều lần ngất đi tỉnh lại. Mỗi lần
tỉnh anh lại nhớ những kỷ niệm về gia đình người thân, về đồng đội.
- Tình huống Chiếc thuyền ngoài xa: Nghệ sĩ Phùng phải chụp được một bức ảnh
phong cảnh tĩnh vật cho bộ lịch năm sau. Phục kích mấy ngày tại bờ phá chiến
trường cũ, anh chụp được bức ảnh thật mĩ mãn. Nhưng bất ngờ, sự thật đằng sau
bức ảnh tuyệt đẹp ấy lại là những con người lao động lam lũ; là cảnh bạo hành ghê
người, chồng đánh vợ, cha đánh con, con chống lại cha. Tất cả mọi người đều can
thiệp, lên tiếng nhưng chưa thể thay đổi được những nghịch lí cuộc đời. Bức tranh
trở thành nỗi ám ảnh về nghệ thuật - cuộc đời của người nghệ sĩ chân chính.
3. Gắn chi tiết vào đặc điểm nhân vật để làm nền tri thức
Trong các tiết học (gồm cả học chính khóa và ôn tập), tôi thường xuyên
hướng học sinh đọc hiểu, ôn luyện nội dung này theo cách: Xác định đặc điểm
ngoại hình, tính cách, tâm lí nhân vật rồi ghim đính chi tiết vào. Phần kỹ năng này
rất quan trọng trong tiếp cận, khám phá tác phẩm nên dùng phương pháp vấn đáp,
phiếu học tập và giao nhiệm vụ nhóm là phù hợp.
Ví dụ: Nhân vật cô Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Đặc điểm
Chi tiết
- Cô Hiền sống chân thành, không giấu - Trước niềm vui kháng chiến thắng lợi,
giếm quan điểm, thái độ của mình trước miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc
mọi hiện tượng xung quanh
sống mới, cô nhận xét: Vui hơi nhiều,
nói cũng hơi nhiều
Chính phủ can thiệp vào việc của dân
quá: phải tập thể dục mỗi sáng, sinh hoạt
văn nghệ mỗi tối, vợ chồng, trai gái phải
sống với nhau như thế nào...
- Không hề lãng mạn, viển vông, cô là - Đã tính là làm, đã làm thì không thèm
người có đầu óc rất thực tế
để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ
9
- Thời son trẻ cô giao lưu với đủ loại
thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn
nhân, nhưng khi phải làm vợ làm mẹ cô
chọn lấy một ông giáo cấp tiểu học hiền
lành, chăm chỉ
- Sinh đến đứa gái út thứ năm cô bảo với
chồng: Từ nay chấm dứt chuyện sinh
đẻ...
- Cô bảo ban, dạy dỗ các con, các cháu - Ngồi bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa
cách sống của một người Hà Nội lịch sự, cách ngồi, cách cầm bát, cầm đũa, cách
tế nhị, hào hoa , biết giữ gìn phẩm giá
múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa
ăn.
- Cô thường dặn dò: Chúng mày là
người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng
phải có chuẩn, không được sống tùy
tiện, buông tuồng
- Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết
xấu hổ...
- (...)
- (...)
4. Nắm bắt chi tiết theo nhân vật chính trong các tác phẩm cụ thể
4.1- Truyện ngắn Vợ nhặt
a) Nhân vật Tràng:
- Chi tiết ngoại hình:
+ Hắn bước ngật ngưỡng...hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai
bên quai hàm bạnh ra...
+ Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ
+ ... thân hình to lớn, vập vạp ... ngửa mặt lên cười hềnh hệch...
Biểu hiện: Chàng nông dân nghèo xấu xí, thô kệch nhưng vui tính, hiền lành, chất
phác
- Chi tiết hành động, nội tâm (Chủ yếu là chi tiết tâm lí được xây dựng trên cơ sở
tình huống tâm trạng):
+ Vài cử chỉ nhỏ dẫn đến cảnh nhặt được vợ: Câu hò chơi đỡ mệt Muốn ăn
cơm trắng mấy giò này! Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!... ; lời mời hào phóng
giàu tình người Đấy, muốn ăn gì thì ăn; một gợi ý táo bạo kiểu nửa đùa nửa thật
Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng
về và một cái chặc lưỡi liều đời Chậc, kệ!
10
Biểu hiện: Cảnh đời đói khát, chết chóc ngập đường nhưng con người vẫn sống
bằng tình người và đau đáu về hạnh phúc gia đình.
+ Diễn biến tâm lí từ khi có vợ
Trên đường về(chi tiết tâm lí): Mặt hắn có một vẻ phớn phở khác thường.
Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lấp lánh ... cái mặt cứ vênh lên tự
đắc với mình ... Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối... chỉ còn
tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên.
Về đến nhà (tâm lí): Vẫn ngờ ngợ Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?
Sáng đầu tiên sau khi có vợ (tâm lí): Trong người êm ái lửng lơ như vừa
trong giấc mơ đi ra. Tràng chợt nhận ra những thay đổi khác lạ: Nhà cửa sân vườn;
mấy chiếc quần áo; hai cái ang nước; đống rác mùn ...đều gọn gàng, sạch sẽ, ngăn
nắp; mẹ thì lúi húi giẫy cỏ, vợ thì quét sân... Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu
gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh
con đẻ cái ở đấy... Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận
lo lắng cho vợ con sau này. Tràng nhìn vợ và yêu thương nhận ra: người đàn bà
hiền hậu đúng mực. Tràng lại nom mẹ và vui mừng nhận thấy mẹ hôm nay tươi tỉnh
khác thường, rạng rỡ hẳn lên. Ngay bản thân, Tràng cũng trở nên ngoan ngoãn, vun
đắp vào sự kiện chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế
Biểu hiện: Khát khao có được tổ ấm gia đình giúp những con người sắp chết
đói có được sức sống kỳ diệu nhất để sống cho nên người
+ Giữa tiếng trống thúc thuế dồn dập, giữa lời than thở của mẹ Giời đất này
không chắc đã sống qua được đâu các con ạ, trong óc Tràng vụt hiện hình ảnh
những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ Việt Minh cùng
cảm nghĩ ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ
Biểu hiện: Ánh sáng dẫn lối của cách mạng và những dự báo về tương lai tươi sáng,
về sự đổi đời.
b) Nhân vật người vợ nhặt
- Một hình ảnh của con người giữa nạn đói Ất Dậu 1945
+ Thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt
lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt
+ Nói năng thì sưng sỉa, cong cớn, đi thì sầm sập chạy đến, ăn thì một chặp bốn bát
bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì
+ Hành động thì liều lĩnh - chỉ một câu thật không ra thật, đùa không ra đùa mà theo
người trai lạ về làm vợ
Biểu hiện: Sự tàn phá, hủy diệt ghê gớm của hoàn cảnh đói khát.
- Một con người biết vượt lên cái đói, cái chết để sống cho ra người (chữ của Kim
Lân)
11
+ Thị theo hắn vào trong nhà .... Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép
nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài
+ Chính sự có mặt của chị đã làm thay đổi cả không gian, không khí gia đình: Nhà
cửa, sân vườn, cổng ngõ đều sạch sẽ, tươm tất. Đặc biệt là tính tình thay đổi hẳn: từ
cô gái “háu đói”, chao chát chỏng lỏn trở thành người đàn bà hiền hậu đúng mực:
chăm chỉ, tháo vát, đi đứng lẳng lặng, nói năng dạ vâng
Biểu hiện: Dù ở tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh
phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hy vọng vào tương lai,
vẫn muốn sống, sống cho ra người (Nhà văn Kim Lân nói về Vợ nhặt - Hà Minh
Đức, Nhà văn nói về tác phẩm)
c) Nhân vật bà cụ Tứ
- Chi tiết bà đón nhận nàng dâu mới
+ Bà lão sững lại, ngạc nhiên, không hiểu...
+ Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai
oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình: lấy vợ giữa lúc đói nhất; liệu các con
có nuôi nổi nhau sống nổi không; có đói khổ người ta mới lấy đến con mình, mà
con mình mới có vợ được; hy vọng may ra qua khỏi được cái tao đoạn này...
+ Nén xúc động: Ừ, thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng
lòng. Nhìn người đàn bà xa lạ: lòng đầy thương xót
+ Nhắc nhở hai con bài học đầu tiên: Cốt sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi
và luôn giấu đi những giọt nước mắt (4 lần bà khóc đều ngoảnh mặt đi)
Biểu hiện: Một người mẹ nghèo khổ với tấm lòng vị tha, nhân hậu, thương con bao
la và thương người sâu sắc.
- Chi tiết cuộc đại tu sửa lại căn nhà (bà giữ vai trò người dẫn dắt)
+ Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa
+ Gương mặt nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo của bà rạng
rỡ hẳn lên
+ Nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này... đãi một nồi cháo cám
Biểu hiện: Bà đã thực hiện tròn vai người mẹ trở thành chỗ dựa, niềm tin cho các
con của mình. Bà có nhiều phẩm chất tiêu biểu của bà mẹ Việt Nam.
4.2 - Truyện ngắn Vợ chồng A phủ
a) Nhân vật Mị.
- Chi tiết về cuộc sống tuổi trẻ tự do của Mị
+ Mị - một cô gái dân tộc H `Mông, là niềm mơ ước của bao chàng trai vì xinh
đẹp, thổi sáo giỏi lại vui tươi yêu đời trai làng đến đứng nhẵn cả chân vách đầu
buồng Mị.
+ Món nợ truyền kiếp... Thống lí Pá Tra đã bắt Mị làm dâu gạt nợ
12
Biểu hiện: Số phận con người dưới ách thống trị của bọn chúa đất, chúa Mường
- Chi tiết về kiếp làm dâu gạt nợ và sức sống ẩn tàng của Mị
* Bị cha con Pá Tra bóc lột giam cầm, Mị tha hóa
+ Có đến mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc, trốn về lạy cha nhưng vì thương
cha nên đành ném nắm lá ngón xuống đất, bưng mặt khóc mà trở lại nhà thống lí.
+ Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi.... Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi
lũi như con rùa nuôi trong xó cửa
Căn buồng làm dâu của Mị: kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng
bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là
nắng. Mị nghĩ rằng mình chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ
chết thì thôi.
Biểu hiện: Nỗi khổ đau của thân phận nô lệ và bản chất bóc lột tàn ác của giai cấp
phong kiến thống trị
* Sức sống tiềm tàng trong người con gái câm lặng:
+ Khát vọng tình yêu, hạnh phúc trong đêm mùa xuân năm ấy ở Hồng Ngài
• Không khí tết: những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như
con bướm sặc sỡ, những đám trẻ chơi quay, cười ầm trên sân, tiếng sáo văng
vẳng, vọng lại..
• Diễn biến tâm lí:
Nghe tiếng sáo ngoài đầu núi vọng lại, Mị nhẩm thầm theo bài hát của người
đang thổi
Bữa cơm tết cúng ma chiêng đánh ầm ĩ, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng
bát, rồi say lịm mặt ngồi, bên tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn tình
Rượu đã tan, Mị thấy phơi phới trở lại. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi
chơi. Mị chợt uất ức nhận ra: bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết.
Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau, Mị
muốn chết; tiếng sáo tình yêu vẫn lửng lơ ngoài đường
Mị lấy ống mỡ xắn vào đĩa đèn, Mị quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa; trong
đầu rập rờn tiếng sáo
Hơi rượu nồng nàn, Mị không biết mình bị trói. Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị
theo những cuộc chơi ... Mị vùng bước đi nhưng đau đớn, Mị thổn thức mình
không bằng con ngựa
Suốt đêm lúc mê lúc tỉnh: khi thì dây trói thít lại đau nhức, khi lại nồng nàn nhớ,
hơi rượu, tiếng sáo...
+ Khát vọng tự do, hành động cởi trói trong đêm mùa đông ở Hồng Ngài
• Aphủ có là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi
13
• Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt
lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại: Chợt nhớ lại mình, nhớ lại
người đàn bà đã chết, nhận ra chúng nó thật độc ác, nhận ra bất công người
kia việc gì mà phải chết thế
• Hình dung mình phải trói thay, phải chết trên cọc nhưng làm sao Mị cũng
không thấy sợ...Mị rút con dao và cắt từng nút dây mây cởi trói cho người
con trai đi ở trừ nợ
• Trước hình ảnh Aphủ quật sức vùng lên, trước bóng đêm bao trùm, Mị cũng
vụt chạy theo giải thoát luôn đời dâu gạt nợ của mình
Biểu hiện: Sức sống bất diệt, sức mạnh tiềm ẩn của con người trong những hoàn
cảnh bi đát nhất. Tấm lòng nhân ái, niềm tin tưởng của một nhà văn hiện thực chân
chính mà theo ông “viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật”
b) Nhân vật Aphủ
- Cuộc đời tự do:
+ Mồ côi, bất hạnh nhưng khỏe mạnh, lao động chăm chỉ, giỏi giang, khéo léo và
săn bò tót rất bạo.
+ Tính tình tự do, phóng khoáng, bộc trực: mười tuổi đã ngang bướng không chịu ở
dưới cánh đồng thấp, trốn lên núi và lưu lạc đến Hồng Ngài; ngày tết dám đánh con
nhà quan
Biểu hiện: Đó là những phẩm chất đặc trưng của người vùng cao H`Mông
- Thân phận nô lệ và sức sống của người trai bản Mèo
+ Bị bắt, bị đánh đập: Mặt Aphủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu, phải tự
mổ lợn đãi làng ăn vạ, vay một trăm bạc trắng của thống lí và ở đời để trả nợ Đời
mày, đời con, đời cháu mày cũng thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi
+ Đời sống nô lệ: Công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng nhưng
vẫn không thoát khỏi bàn tay tàn độc: mất một con bò và bị trói đến chết.
+ Sức mạnh tiềm ẩn: Được Mị cởi trói, Aphủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi.
Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, Aphủ lại quật sức vùng lên, chạy
Biểu hiện: Lòng yêu sống, yêu tự do của con người lao động sẽ chiến thắng tất cả
những trói buộc, giam cầm giúp họ tìm đến với ánh sáng và đổi đời.
4.3 - Truyện ngắn Rừng xà nu
a) Nhân vật Tnú
- Đương đầu với khó khăn, Tnú lúc nhỏ cùng Mai nuôi giấu cán bộ: gồm 3 tiểu tiết
+ Anh Quyết hỏi: Các em không sợ giặc bắt à? Nó giết như anh Xút, như bà
Nhan đó. Tnú quả quyết: Cụ Mết nói: cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn.
14
+ Tnú học chữ: Học chậm hơn Mai, có lần thua Mai đập bể cái bảng nứa, bỏ
ra suối ngồi một mình suốt ngày, anh Quyết và Mai ra dỗ nó đòi đánh Mai. Tnú
cầm một hòn đá tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng.
+ Tnú làm liên lạc: Đi đường núi thì đầu óc nó sáng lạ lùng. Không bao giờ
nó đi đường mòn. Giặc vây các ngả đường, nó leo lên một cây cao nhìn quanh một
lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây. Qua sông, nó không lội chỗ nước êm
cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang ... để thằng Mĩ - Diệm không ngờ được
+ Bị giặc bắt giải về làng, trước mặt dân làng và Mai, bắt Tnú khai người nào
là cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình, nói “Ở đây này”. Lưng Tnú ngang dọc vết
dao chém của bọn lính
Biểu hiện: Phẩm chất gan góc, trung thành với cách mạng và ý chí cách mạng sớm
bộc lộ
- Vượt qua đau thương, Tnú trưởng thành trong chiến đấu:
+ Ba năm sau, Tnú thoát ngục trở về làng. Anh lại đi ba ngày lên núi Ngọc
Linh nhưng không mang về một xà lét đá trắng làm phấn mà anh gùi một xà lét đá
mài để mài vũ khí chuẩn bị khởi nghĩa theo lời anh Quyết trước lúc hy sinh.
+ Thằng Dục dẫn một tiểu đội về đóng trong làng bốn đêm; tra tấn Dít; đập
chết Mai và đứa con trai chưa đầy tháng tuổi ngay trước mắt Tnú. Tnú nhảy bổ vào
bọn lính bằng tay không: chỉ đánh ngã được một tên, không cứu được vợ con, bản
thân bị bắt trói, bị giặc đốt mười ngón tay ...
+ Tiếng hét của Tnú như mệnh lệnh truyền lan, xác mười tên giặc. Thời khắc
lịch sử đã đến:
Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người
đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây dáo, một cây mác, một câu dụ, một cây rựa.
Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên! ... suốt đêm nghe cả
rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng ...
+ Tnú đi tìm cách mạng, tìm những thằng Dục để trả thù. Đôi bàn tay ngón
nào cũng còn hai đốt, những còn hai đốt cũng cầm dáo, bắn súng được và đã bóp
cổ chết thằng chỉ huy giặc cố thủ dưới hầm
+ Sau ba năm, anh về thăm làng và ngạc nhiên với những hầm chông, giàn
thò ...; xúc động được trở về bên gia đình Xô Man, nghe tiếng chày thân thương ,
muốn để cho vòi nước làng mình giội lên đầu, lên lưng lên ngực như ngày xưa. Cả
đêm ấy, buôn làng lắng nghe câu chuyện cuộc đời Tnú và dân làng Xô Man.
Biểu hiện: Tình thần bất khuất, ý chí cách mạng và sức sống mãnh liệt của con
người Tây Nguyên trên con đường đấu tranh: Chúng nó đã cầm súng, mình phải
cầm giáo
b) Hình tượng cây xà nu
15
- Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xa nu cạnh con nước lớn... hàng vạn cây
không có cây nào không bị thương:
+ Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận
bão ...... ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè
gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành cục máu lớn
+ Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt
đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhữa còn trong chất dầu còn loãng, vết thương không
lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết
- Nhưng trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy:
+ Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn
xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời
+ Có những cây vượt lên cao hơn đầu người, cành lá sum suê... Đạn đại bác
không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân
thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã...
+ Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì
khác ngoài những đồi xà nu (những rừng xà nu) nối tiếp tới chân trời
Biểu hiện: Vẻ đẹp riêng của thiên nhiên và sức sống bất diệt thể hiện cảm hứng lãng
mạn, sử thi đậm nét.
4.4- Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
a) Nhân vật chú Năm
- Chú làm nghề đi bè, ham sông ham bến, nên hiểu biết nhiều. Chú thường ví
chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi đứa một khúc
mà ghi vào đó. ... Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về
biển, mà biển thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta.
- Chú là người thân gần nhất và lớn nhất còn lại của gia đình. Trong bả vai chú
còn một đầu đạn của thằng Tây hồi chín năm. ... Chú hay kể sự tích của gia đình và
cuối câu chuyện, thế nào chú cũng hò lên mấy câu.. giọng đục và tức như tiếng gà
gáy nhưng cứ nhìn thẳng vào mắt Việt, đầu lắc lư, nhắn nhủ tha thiết. Chú hay bênh
Việt, hay phân xử chuyện giành nhau(bắt ếch, bắn đạn sông Định Thủy, đi tòng
quân) và luôn theo sát, động viên từng bước đi của các cháu Khôn! Việc nhà nó thu
được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non.
- Chú là người ghi chép và giữ cuốn sổ gia đình: Giữ gìn cẩn trọng, ghi chép tỉ mỉ
nhưng chữ viết thì lòng còng: Thím Năm bơi xuồng đi dọc lá chuối bị cà nông Mỏ
Cày bắn bể xuồng, chết còn mặc cái quần mới, trong túi còn hai đồng bạc, giỗ
nhằm ngày ... ... Thằng Hai, con chú Năm, đi về phép, thấy lô cốt giặc liền bò vào
đặt mìn, lấy được năm cây súng vác về xã nhà...
16
Biểu hiện: Chú là khúc sông thượng nguồn, là lớp thế hệ đi trước vững trãi; là người
lưu giữ và lưu truyền truyền thống gia đình cho thế hệ sau
b) Nhân vật người má
- Ngoại hình: Cái nón rách mướp, cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, lưng áo bà ba
dẫm mồ hôi đen lại không còn thấy bạc, người sực mùi mồ hôi và lúa gạo
- Hành động, nội tâm:
+ Ba mày bị Tây nó chặt đầu, tao cứ đi theo cái thằng nó xách đầu mà đòi... Một
tay tao bồng em mày, một tay tao cắp rổ ... Về tới quận, nó đi rao khắp chợ rồi
liệng đầu ba mày vào ngực tao...Chiều hôm đó, về đến nhà má mới khóc, má chỉ
nằm khóc chớ không nói gì. Bao nhiêu năm sau đó cũng vậy, lúc nào nói lại chuyện
trên má cũng không khóc.
+ Ban ngày, má đi làm, miệng vừa nói: “Việt à, coi chừng nhà nghe con!”, chân má
đã đẩy xuồng ra tuốt giữa sông... Chiều về, xuồng còn giữa sông má đã gọi: “Việt à,
ra phụ má nghe con” ...rồi lại bơi đi, canh hai mới về ... má lội hết đồng này sang
bưng khác, con mắt tìm việc, bàn chân dọ dường. Lâu lắm mới thấy má khóc vào
lúc khuya.
+ Má đi dọ tình thế bọn lính, má đi đấu tranh ở Mỏ Cày, má chết mà trái cà - nông
lép trong rổ vẫn còn nóng nguyên. Việt lúc nào cũng nhớ câu nói của má: Để má
ráng nuôi chúng bay lớn coi bay có làm được gì cho ba mày vui không?
+ Ngày hai chị em Chiến Việt đi tòng quân. Má như đang sống lại trong ý nghĩ của
Việt, trong cách lo liệu việc nhà của Chiến...
Biểu hiện: Hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ đảm đang, sức chịu đựng phi thường,
kiên cường, bất khuất, hy sinh thầm lặng...
c) Nhân vật Chiến
- Cô giái 19 tuổi nhưng vẫn còn trẻ con: Rất hay giành nhau với em nhưng bao giờ
chị cũng nhường; Chiến thích làm dáng, hay ngậm bím tóc trong miệng và lúc nào
cũng mang theo chiếc gương soi nhỏ trong túi áo
- Chiến giống hệt má
+ Thân người to và chắc nịch, hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng
+ Khả năng lo liệu việc nhà, chăm sóc các em: Gửi chú Năm nuôi thằng Út
em, cho xã mượn nhà cửa; gửi nồi, lu, chén, đĩa ...; trả năm công ruộng cho chi bộ,
nhờ chú Năm đốn hai công mía dành tiền làm giỗ ba má; gửi bàn thờ sang nhà chú
+ Giọng nói giống in như má, nhất là cách Chiến hứ một cái “cóc”
- Chiến khác má (đi xa hơn má trong đấu tranh cách mạng)
+ Có quyết tâm ra đi, quyết tâm cầm vũ khí xông trận chiến đấu với lời thề
dữ dội đã là thân con gái ra đi tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất. Vậy à
+ Hai mươi tuổi làm tiểu đội trưởng của bộ đội nữ địa phương quân Bến Tre
17
Biểu hiện: Hình ảnh người phụ nữ miền Nam trẻ tuổi giỏi giang đảm đang tháo vát,
hừng hực khí thế chiến đấu.
d) Nhân vật Việt:
- Việt trẻ con, vô tư, hồn nhiên
+ Hay giành nhau với chị
+ Thích câu cá, bắn chim, luôn mang theo chiếc ná thun, kể cả khi đi bộ đội
+ Chị bàn thu xếp việc nhà còn Việt lăn kềnh ra vãn cười khì khì; chụp một
con đom đóm úp trong lòng tay; ngủ quên lúc nào không biết
+ Giấu chị như giấu của riêng.
- Việt - một thằng nhỏ gan, một chiến sĩ giải phóng quân quả cảm:
+ Lúc nhỏ Việt xách ná thun đi gác cho cô chú trong chi bộ; theo má đi đòi
đầu ba, đi từ ấp trong tới ấp ngoài, qua sông, về quận miệng la “Trả đầu ba! Trả đầu
ba!”. Giặc liệng trả đầu, Việt không lượm đầu ba mà cứ nhè thằng vừa liệng đầu mà
đá
+ Khát khao được chiến đấu, giành với chị đi bộ đội.
+ Anh tân binh 18 tuổi lập được chiến công oanh liệt trong một trận đọ lê với
giặc: một mình leo lên dùng thủ pháo tiêu diệt được một chiếc xe bọc thép đầy lính
Mĩ
+ Việt bị thương nặng, lạc đồng đội giữa cánh rừng cao su, lúc tỉnh lúc mê,
mắt sưng không nhìn được, toàn thân chỉ còn ngón tay cái cử động được thì đặt
ngay ở cò súng để sẵn sàng chiến đấu; chẳng hề bi quan đau đớn, Việt vẫn hừng hực
khí thế tiến công Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng còn có mình tao.
Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày ... Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn
với tao mày là thằng chạy
- Việt sống rất tình cảm, yêu thương:
+ Thương gia đình, thương má, thương chú Năm, thương chị Chiến - nghe
tiếng bước chân bịch bịch, Việt thấy thương chị lạ.
+ Gắn bó, yêu thương anh em đồng đội: Cứ toét miệng cười mỗi lần anh em
gọi mình là “Cậu Tư” vì nghe như có họ; trong thập tử nhất sinh vẫn tha thiết nhớ
những khuôn mặt anh em mình ... Cái cằm nhọn hoắt của anh Tánh, nụ cười và cái
nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên
+ Lập được chiến công lớn mà vẫn khiêm tốn thấy chưa thấm gì với chiến
công của đơn vị và với ước mong của má.
Biểu hiện: Thế hệ trẻ anh hùng, tiêu biểu cho sức trẻ tiến công cách mạng; sống tình
cảm, yêu thương
4.5 - Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
a) Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
18
- Phát hiện thứ nhất: Vẻ đẹp bức tranh cảnh chiếc thuyền ngoài xa biển buổi sáng
sớm mờ sương: một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, ... một vẻ đẹp
thực đơn giản và toàn bích khiến Phùng trở nên bối rối, tâm niệm bản thân cái đẹp
chính là đạo đức, có cảm giác như vừa khám phá thấy cái chân lí của sự tận Thiện,
tận Mĩ
Biểu hiện: Cách nhìn đơn giản, xuôi chiều
- Phát hiện thứ hai:
+ Thuyền cập bờ:
* Những con người xấu xí, lam lũ bước ra
Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi ... cao lớn, mặt rỗ khuôn mặt mệt mỏi sau một
đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ, tấm lưng áo bạc
phếch, nử thân dưới ướt sũng
Người đàn ông với tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền, tóc tổ quạ,
chân chữ bát, hai con mắt đầy vẻ độc dữ
* Người đàn ông bất ngờ đánh đập người đàn bà dã man bằng chiếc thắt lưng
da, vừa đánh vừa rít lên: Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết đi cho ông nhờ!
* Người đàn bà cam chịu
* Đứa con lao đến giật chiếc thắt lưng quật lại cha, người cha dang tay tát
thằng bé hai cái khiến nó ngã rúi xuống cát, rồi bỏ về thuyền
* Người mẹ khóc gọi con, ôm lấy con, buông con ra, vái lấy vái để, để con
lau nước mắt cho mình rồi bất ngờ đi thật nhanh về thuyền
+ Ba hôm sau: Người đàn ông lại đánh người đàn bà, người chị tước đoạt con dao
trong tay thằng Phác; Phùng can thiệp và bị thương
+ Câu chuyện cuộc đời người đàn bà vùng biển: Lấy chồng, cảnh nghèo đông con,
không thể bỏ nghề và trên mỗi thuyền chài phải có một người đàn ông dù hắn man
rợ, tàn bạo
Biểu hiện: Cuộc sống không như vẻ bề ngoài của nó: Cuộc đời thì đa diện, con
người đa đoan
- Những thay đổi trong cái nhìn con người, cuộc đời của người nghệ sĩ: Chi tiết tấm
ảnh trong bộ lịch năm ấy. Tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, Phùng vẫn
thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai, hình ảnh người đàn bà vùng
biển cao lớn, mệt mỏi với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có
miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm.
Biểu hiện: Từ cái nhìn bề ngoài đến cái nhìn thấu suốt bên trong; từ sự kết luận vội
vàng dựa trên hiện tượng đến sự khám phá, phát hiện dựa trên cảm quan đa diện, đa
chiều về con người, cuộc sống.
b) Nhân vật người đàn bà làng chài
19
- Vốn người trong thị trấn biển, nhà khá giả. Vì xấu lại rỗ mặt nên ế chồng, may
được anh trai chài hiền lành thương rồi lấy
- Nghèo nhưng không bao giờ bị chồng đánh. Sau này, đẻ càng nhiều, gia đình càng
đông, càng nghèo, càng đói ... Như thế nên bị chồng đánh đập ba ngày một trận
nhẹ, năm ngày một trận nặng, bất kể lúc nào thấy buồn bực là chồng lôi ra đánh,
đánh trên thuyền rồi con lớn xin mãi mới được đánh trên bờ ...
- Người đàn bà lam lũ vì gánh nặng gia đình, khổ ải vì bị bạo hành nhưng vẫn cam
chịu:
+ Bước chân chậm rãi, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới,
tái ngắt và dường như đang buồn ngủ, tấm lưng áo bạc phếch, nửa thân dưới ướt
sũng
+ Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng,
không chống trả, cũng không bỏ chạy
+ Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó
- Những phẩm chất đáng quý trọng
+ Chịu đựng vì con: Vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...
+ Chịu đựng vì thấu hiểu chồng: Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục
tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi
+ Thấu trải lẽ đời: Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các
chú tốt nhưng các chú đâu có phải người làm ăn ... cho nên các chú đâu có hiểu
được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc
+ Tìm cách bảo vệ các con: Gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại
Biểu hiện: Là hình ảnh của người lao động, người phụ nữ trong cuộc sống đời
thường còn nhiều bất hạnh nhưng vẫn lấy tình yêu thương làm sức mạnh nội tại
chống lại sự tha hóa.
IV. Kiểm nghiệm hiệu quả
1) Đối với giáo viên
- Phương pháp này giúp bản thân tôi nắm chắc tác phẩm, nâng cao khả năng
tổng hợp phân tích cũng như kỹ năng tư duy một cách khoa học, hệ thống không chỉ
trong một tác phẩm mà còn xuyên tác phẩm
- Trong các giờ lên lớp tôi thấy rất chủ động, thoải mái, chủ động dẫn dắt học
sinh tìm hiểu tác phẩm tự sự mà không sợ bị thiếu ý hay quên chi tiết, không lúng
túng, không phụ thuộc giáo án.
- Sau mỗi giờ dạy bản thân lại như hiểu sâu hơn về tác phẩm, hứng thú hơn
với những giờ kế tiếp
2) Đối với học sinh
20
- Khắc phục cơ bản tình trạng ngại đọc, đọc qua loa tác phẩm tự sự hay nắm
chi tiết một cách chung chung, nhầm lẫn, lộn xộn
- Rèn trí nhớ, rèn khả năng đọc hiểu tác phẩm, rèn kỹ năng liên tưởng và liên
tưởng hệ thống
- Tạo hứng thú học tập, hiểu đúng, giúp hiểu sâu chủ đề tư tưởng tác phẩm
- Kết quả cụ thể:
Điểm khảo sát chất lượng theo đề thi THPT Quốc gia của học sinh:
TT Lớp
Sĩ
số
Giỏi
1
12C1 43
2
(4,65%)
Lần 1
Lần 2
(Đề của trường)
(Đề của Sở GD&ĐT)
Khá
Yếu
Khá
14
Yếu
12
Xếp Giỏi
thứ
2
(32,56% (27,90%)
)
2
12C7 40
1
10
11
(3,20%)
(25,00%
)
(27,50%)
5
6
20
7
(13,95%
)
(46,51%)
(16,28%)
3
17
6
(7,50%)
(42,50%)
(15,00%)
Xếp
thứ
1
4
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Xuất phát từ đặc trưng thể loại tự sự: Nhà văn tập trung thể hiện chủ đề tư
tưởng, cách nhìn nhận con người, cuộc sống thông qua những số phận, cuộc đời.
Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại
với người đọc một vấn đề nhân sinh. Cho nên dạy học theo hướng khai thác chi tiết
theo nhân vật để tạo cơ sở kiến thức vững chắc khám phá tác phẩm văn chương là
một hướng đi đúng đắn
Cả người dạy và người học đều phải có lòng kiên trì, tìm tòi, ghi nhớ. Không
phải tầm chương trích cú nhưng không nhớ thuộc chi tiết, học sinh không thể bước
qua ngưỡng cửa để đi vào khám phá tác phẩm văn chương
Nghiên cứu này không phải là tiến trình giờ dạy. Đây là hướng tiếp cận một
tác phẩm tự sự từ góc độ nhân vật với trọng tâm là khai thác chi tiết nghệ thuật. Từ
đó lồng vào các giờ dạy để giáo viên có những định vị về nội dung bài giảng của
mình.
Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, người viết không thể thể hiện
được đầy đủ các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12. Còn nhiều tác
phẩm, trích đoạn chưa được đề cập: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng); Một
người Hà Nội (Nguyễn Khải); Thuốc (Lỗ Tấn); Ông già và biển cả (Hê-minh-uê);
21
Số phận con người (Sô-lô-khốp). Cách triển khai các tác phẩm này đều theo hướng
đã nêu.
Những phát hiện trên đây tuy là cá nhân tâm đắc nhưng vẫn còn nhiều thiếu
sót chưa được tỏ. Chúng tôi rất mong được đồng nghiệp, chuyên viên, lãnh đạo trao
đổi, góp ý, chỉ đạo thêm để hoàn thiện hơn.
II. Kiến nghị
Tăng cường, đẩy mạnh nghiên cứu bài học theo đặc trưng thể loại. Đối với
thể loại tự sự, cá nhân tôi đề xuất đây nên được xem như là phương pháp trọng tâm
cần thiết trong đọc hiểu tác phẩm./.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người viết
Hoàng Thị Hồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
22
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 (Tập 1+2, NXB Giáo dục 2009)
- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (Nguyễn Viết Chữ, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001)
- Đọc văn, học văn (Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 2003)
- Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi; NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999)
----------------------------
23