Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và bước đầu khảo sát thành phần hóa học của cây nhương lê kim cang (myxopyrum smilacifolium blume)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 61 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ YẾN
1201725

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

VÀ BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY
NHƢƠNG LÊ KIM CANG
(MYXOPYRUM SMILACIFOLIUM
BLUME)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ YẾN
1201725

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY
NHƢƠNG LÊ KIM CANG
(MYXOPYRUM SMILACIFOLIUM

BLUME)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Hà Vân Oanh
2. DS. Nguyễn Minh Luyến
Nơi thực hiện:

1. Khoa Hóa thực vật 2
Viện Dƣợc liệu
2. Bộ môn Dƣợc học cổ truyền
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội

HÀ NỘI - 2017
ii


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban Giám hiệu trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội và Bộ môn Dƣợc học cổ truyền đã tạo điều kiện cho em đƣợc làm
khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trƣờng đã
giúp đỡ em hoàn thành chƣơng trình học tập suốt 5 năm qua.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Vân Oanh, PGS.
TS. Đỗ Thị Hà, DS. Nguyễn Minh Luyến, những ngƣời thầy đã luôn tận tâm
hƣớng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nghiên cứu khoa Hóa thực vật 2 – Viện
dƣợc liệu và các thầy cô bộ môn Dƣợc học cổ truyền đã giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã
luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Trần Thị Yến

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Đ T VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƢƠNG I - TỔNG QUAN .....................................................................................2
1.1. Tổng quan về họ Nhài - Oleaceae ................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Tổng quan về chi Myxopyrum. .........................................................................4
1.3.Tổng quan về loài Myxopyrum smilacifolium Blume. .......................................5
1.3.1. Đặc điểm thực vật.......................................................................................5
1.3.2. Sinh thái và phân bố ...................................................................................6
1.3.3. Thành phần hóa học ...................................................................................6
1.3.4. Tác dụng dƣợc lý ......................................................................................12
1.3.5. Công dụng ................................................................................................16
CHƢƠNG II - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................17
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị..................................................................................17
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...............................................................................17
2.1.2. Phƣơng tiện nghiên cứu............................................................................17
2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................18
2.2.1. Nội dung nghiên cứu đặc điểm thực vật...................................................18
2.2.2. Nội dung nghiên cứu hóa học...................................................................18
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................18
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật ............................................18
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu hóa học ...........................................................19
CHƢƠNG III - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ....................................................20

3.1. Nghiên cứu về thực vật ...................................................................................20
3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái thực vật của cây...............................................
20

iv


3.1.2. Giám định tên khoa học............................................................................20
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu lá ..................................................................................21
3.1.4. Đặc điểm bột lá.........................................................................................22
3.1.5. Đặc điểm vi phẫu thân ..............................................................................23
3.1.6. Đặc điểm bột thân.....................................................................................24
3.1.7. Đặc điểm vi phẫu rễ.................................................................................25
3.1.8. Đặc điểm bột rễ........................................................................................26
3.2. Nghiên cứu về hóa học ...................................................................................27
3.2.1. Chiết xuất .................................................................................................27
3.2.2. Định tính các nhóm chất hữu cơ thƣờng gặp trong dƣợc liệu bằng phản
ứng hóa học ........................................................................................................29
3.2.3. Khảo sát và phân lập các hợp chất trong cao n-butanol ...........................35
3.3. àn luận ..........................................................................................................44
3.3.1.Về đặc điểm thực vật .................................................................................44
3.3.2. Về h a thực vật .........................................................................................44
CHƢƠNG IV - KẾT LU N VÀ KIẾN NGH .........................................................46
4.1. Kết luận ...........................................................................................................46
4.2. Kiến nghị.........................................................................................................46
PHỤ LỤC

v



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

13

C-NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân cacbon 13 (Cacbon 13 Nuclear
Magnetic Nesonance Spectroscopy)

1

H-NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear Magnetic
Resonance Spectroscopy)

DEPT

Phổ DEPT (Distortionless Enhancement by Polarisation
Transfer)

DPPH

2,2-diphenyl-1-picryhydrazyl

FTIR

Quang phổ hồng ngoại (Fourrier Transformation InfraRed)

HMBC


Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân hai chiều (Heteronuclear Multiple
Bond Coherence)

IC50

Nồng độ ức chế 50%

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

MS

Phổ khối lƣợng phân tử (Mass Spectrometry)

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TT

Thuốc thử

vi


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng


Trang

Bảng 1

Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất c trong dƣợc liệu

34

Bảng 2

Dữ liệu phổ của hợp chất MSB04

43

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình

Trang

Hình 1.1

Mối quan hệ phát sinh chủng loài trong họ Oleaceae

2

Hình 1.2


Myxopyrum smilacifolium Blume

6

Hình 1.3

Một

số

hợp

chất

alcaloid

trong

Myxopyrum

7

smilacifolium
Hình 1.4

Một số triterpen trong Myxopyrum smilacifolium

8

Hình 1.5


Các iridoid phân lập đƣợc từ Myxopyrum smilacifolium

9

Hình 1.6

Các acid hữu cơ và dẫn chất trong Myxopyrum

10

smilacifolium
Hình 1.7

Một số hợp chất khác trong thân Myxopyrum

11

smilacifolium
Hình 1.8

Một số hợp chất khác trong lá Myxopyrum smilacifolium

12

Hình 3.1

Tiêu bản Nhƣơng lê kim cang

20


Hình 3.2

Vi phẫu lá

22

Hình 3.3

Đặc điểm bột lá

23

Hình 3.4

Vi phẫu thân

24

Hình 3.5

Đặc điểm bột thân

25

Hình 3.6

Vi phẫu rễ

26


Hình 3.7

Đặc điểm bột rễ

27

Hình 3.8

Sơ đồ chiết xuất Myxopyrum smilacifolium

28

Hình 3.9

Sắc kí đồ của cao n-butanol khai triển với hệ dung môi I

36

Hình 3.10

Sắc kí đồ của MSB04 và cao n-butanol

38

Hình 3.11

Phổ khối ESI-MS của hợp chất MSB04

39


Hình 3.12

Phổ 1H-NMR của hợp chất MSB04

40

Hình 3.13

Phổ13C-NMR của hợp chất MSB04

41

Hình 3.14

Phổ DEPT của hợp chất MSB04

41

Hình 3.15

Phổ 2D-NMR của hợp chất MSB04

42

viii


Hình 3.16


Công thức hóa học của hợp chất MSB04 (Hình A) và
tƣơng tác HMBC (Hình B)

ix

44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Myxopyrum thuộc họ Nhài Oleaceae, phân bố chủ yếu ở các nƣớc châu Á.
Trên thế giới, chi Myxopyrum có 4 loài, ở Việt Nam có 3 loài là M. pierrei, M.
nervorsum và M. smilacifolium [5].
Cây Nhƣơng lê kim cang, tên khoa học là Myxopyrum smilacifolium Blume,
họ Nhài Oleaceae. Đây là cây bụi trƣờn, thƣờng mọc trong rừng thƣa nơi ẩm ven
suối, ở độ cao 500-1000m, có mặt ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Thành phố Hồ Chí
Minh [8], Yên Bái, Quảng Ninh, Đồng Nai [5]. Lá Myxopyrum smilacifolium trị
xáo trộn thần kinh, trị tê thấp, suyễn, ho [8], [10]. Ở Ấn Độ, lá còn đƣợc sử dụng
làm thuốc trị hen suyễn, thấp khớp, sốt, đau đầu, đau thần kinh, các vết thƣơng [10],
[19], [29], [31]. Rễ dùng để trị ngứa và ghẻ ở trẻ em, các bệnh ho, sốt, thấp khớp,
các vết cắn và vết thƣơng [10], [19], [29].
Tuy nhiên, cho đến nay, ở trong nƣớc chƣa c nghiên cứu nào về Nhƣơng lê
kim cang. Trên thế giới, các nghiên cứu về loài này còn chƣa nhiều. Để góp phần
xây dựng cơ sở dữ liệu về cây Nhƣơng lê kim cang, làm cơ sở cho việc thu hái, sử
dụng cây này làm thuốc, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và bƣớc đầu khảo sát
thành phần hóa học của cây Nhƣơng lê kim cang (Myxopyrum smilacifolium
lume)” đƣợc thực hiện với những mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm thực vật của cây Nhƣơng lê kim cang thu hái ở Yên Bái.
2. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Nhƣơng lê kim cang.
Để thực hiện các mục tiêu trên đề tài cần thực hiện những nội dung sau:
1. Mô tả đặc điểm hình thái thực vật, đặc điểm vi phẫu thân, lá, rễ; đặc điểm vi

học bột thân, bột lá, bột rễ và giám định tên khoa học của cây Nhƣơng lê kim cang.
2. Định tính các nhóm chất trong cây bằng phản ứng hóa học.
3. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một hợp chất trong cây.

1


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về họ Nhài – Oleaceae
Họ Nhài (Lài) hay còn gọi là họ Ô-liu có danh pháp khoa học là Oleaceae,
c tên đồng nghĩa là Ligustraceae, Nyctathaceae [5],[34].
Sau khi họ Nhài đƣợc thành lập vào năm 1809, đầu thế kỷ 19 đã c nhiều
tác giả đi sâu nghiên cứu phân loại họ này ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác
nhau. Do đ c nhiều hệ thống phân loại họ Nhài đƣợc ra đời, chủ yếu theo hai
quan điểm khác nhau là:
Theo quan điểm thứ nhất, họ Oleaceae đƣợc chia thành các tông (Tribus)
rồi chia tiếp thành các chi (Gernus) và các bậc nhỏ hơn. Dựa trên cơ sở dữ liệu về
trình tự AND của 76 loài đại diện cho 25 chi thuộc họ này và một số loài thuộc các
họ có quan hệ gần gũi với họ Oleaceae, Wallander E., & V.A. Albert (2000) đã
phân chia họ Oleaceae thành 5 tông: Oleeae, Jasmineae, Myxopyreae, Fontanesieae
và Frosytheae. Ngoài ra, hai tác giả này cũng đã đề xuất mối quan hệ phát sinh
chủng loài trong họ đƣợc trình bày trong hình 1.1 [11].

Oleaceae

Myxopyreae

Fontanesieae

Forsythieae


Jasmineae +
Oleeae

Hình 1.1. Mối quan hệ phát sinh chủng loài trong họ Oleaceae
Thứ hai là chia họ Oleaceae thành các phân họ (Subfamilia), rồi chia tiếp
thành các tông (Tribus) và các bậc nhỏ hơn [5]. Theo quan điểm này có hai cách
phân loại khác nhau. Tác giả Takhtajan (1997, 2009) chia họ này thành 3 phân họ là
Jasminoideae gồm 5 tông (Jasmineae, Fontanesia, Fosythieae, Schrebareae,
Myxopyrear), Oleoideae gồm 2 tông (Fraxineae, Oleeae) và Nyctanthoideae gồm 1
chi Nyctanthes. Cách phân loại này hiện nay không đƣợc các nhà nghiên cứu ủng hộ,

2


bởi các đặc điểm hình thái của chi Nyctanthes có nhiều điểm chung với hai chi cùng
tông Myxopyreae. Các tác giả khác thì chia họ này thành 2 phân họ (Oleoideae và
Jasminoideae) và 7 tông (Oleeae, Jasmineae, Myxopyreae, Fontanesieae,
Frosythieae, Schrebereae và Fraxineae). Tuy nhiên các tác giả này lại không chấp
nhận vị trí phân loại của chi Nyctnathes thuộc họ Oleaceae [5].
Các loài thuộc họ Oleaceae thƣờng là cây gỗ to hay nhỏ hoặc dây leo. Lá
đơn, nguyên, mọc đối, không có lá kèm, ít khi lá kép hình lông chim. Cụm hoa
chùm hay xim ở nách lá, ít khi hoa riêng lẻ. Hoa đều, lƣỡng tính hay đơn tính. Đôi
khi hoa mẫu 5 hay 6 (Nhài). Đài dính, gồm 4 phiến đính theo hình chữ thập, 2 phiến
ở vị trí trƣớc - sau, 2 phiến ở vị trí 2 bên, tiền khai van. 4 cánh hoa dính nhau thành
ống hình phễu hay hình đinh, tiền khai vặn, van hay lợp. Một vài loài trong chi
Fraxinus không có bao hoa hoặc có cánh hoa rời. Bộ nhị gồm 2 nhị đính trên ống
tràng ở vị trí hai bên (phân họ Oleoideae) hoặc trƣớc - sau (phân họ Jasminoideae).
Bộ nhụy gồm 2 lá noãn đính xen kẽ với nhị, hợp thành bầu trên, 2 ô, mỗi ô đựng 2
noãn, 1 vòi nhụy. Quả nang, mọng hay quả có cánh hoặc quả hộp. Hạt có hay không

có nội nhũ [6], [9].
Họ Oleaceae có 30 chi với khoảng 600 loài, phân bố ở các vùng nhiệt đới,
cận nhiệt đới và ôn đới, chủ yếu ở bán cầu Bắc, nhiều ở khu vực gió mùa châu Á [7].
Chi nhiều loài nhất trong họ này là Jasminum có khoảng hơn 200 loài, tiếp đến là
chi Chionanthus c hơn 140 loài [5]. Ở Việt Nam có 9 chi: Fraxinus, Jasminum,
Ligustrum, Linociera, Myxopyrum, Nyctanthes, Olea, Osmanthus, Schrebera với
khoảng 70 loài [7].
Nhiều loài trong họ có tầm quan trọng kinh tế đáng kể. Ô liu (Olea
europaea) có tầm quan trọng để thu hoạch quả cũng nhƣ dầu thực vật chiết ra từ nó,
các loài Tần bì (Fraxinus spp.) có giá trị vì có gỗ cứng và dai, còn Liên kiều
(Forsythia spp.), Tử đinh hƣơng, Nhài, Mộc tê, Thủy lạp (Ligustrum spp.) và Lƣu
tô (Chionanthus spp.) là những loại cây cảnh có giá trị trong nghề làm vƣờn và tạo
cảnh quan [34]. C 3 loài thƣờng đƣợc dùng làm thuốc là Liên kiều, Nhài và Chè
vằng, trong đ Liên kiều đƣợc dùng trong công nghiệp Dƣợc [6].

3


1.2. Tổng quan về chi Myxopyrum
Theo quan điểm phân loại họ Oleacea của Wallander E., & V.A. Albert
(2000), vị trí phân loại của chi Myxopyrum nhƣ sau [5]:
Ngành: Ngọc lan - Magnoliophyta.
Lớp: Ngọc lan - Magnoliopsida.
Phân lớp: Bạc hà - Lamiidae.
Bộ: Hoa môi - Lamiales.
Họ: Nhài - Oleaceae.
Tông: Myxopyreae.
Chi: Myxopyrum.
Đặc điểm thực vật: Cây bụi trƣờn dài; thân 4 cạnh thấp, hiếm khi tròn. Lá
đơn, mọc đối; phiến lá hình bầu dục- bầu dục rộng, mép toàn bộ răng hoặc một nửa

của lá, gân bên 2-3 đôi xuất phát từ gốc lá, không lông hoặc c lông thƣa ngắn.
Cụm hoa hình chùy ở nách lá, nhiều hoa. Hoa nhỏ, lƣỡng tính. Đài hình chén, 4
thùy. Tràng màu vàng hoặc màu hồng, ống dài hơn thùy hoặc hình chuông với ống
ngắn hơn thùy; 4 thùy, hình trứng hoặc hình bầu dục rộng, không lông. Nhị 2, đính
ở gần gốc ống tràng; bao phấn hình bầu dục rộng. Noãn 2. Quả dạng hạch, gần tròn
hay bầu dục. Hạt 1-4 [5].
Phân bố: Trên thế giới có 4 loài, phân bố ở các vùng châu Á nhƣ
Banglades, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaixia, Mianma, New Guinea,
Philippin, Thái Lan, Trung Quốc; ở Việt Nam hiện có 3 loài: M. pierrei, M.
nervorsum, M. smilacifolium [5].
M. pierrei là cây bụi trƣờn, dài 1-2m, thân vuông, có cánh thấp, không
lông. Lá đơn, mọc đối; phiến lá hình bầu dục-mác, cỡ 9-20× 5-8cm, dạng da, gốc
hơi tròn hoặc hình nêm, ch p c mũi ngắn, mép c răng cƣa thƣa nhỏ hoặc không
c răng, thƣờng uốn xuống; gân bên 2-3 đôi, xuất phát từ gốc; cuống mảnh, dài 11,5 cm. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá, dài 5-7 cm, c lông thƣa, lá bắc hình
tam giác, dài 1-4 mm. Đài hình chén, dài 0,6-0,8 mm, có lông; 4 thùy, hình tam giác,
dài 0,2-0,4 mm. Tràng màu trắng đục, ống dài 0,8-1,2 mm; 4 thùy hình bầu dục, dài

4


0,3-0,5 mm. Nhị 2, đính ở họng tràng; bao phấn hình gần tròn, dài 0,5 mm. Bầu
hình trứng không lông, dài 0,5 mm; vòi nhụy ngắn; đầu nhụy xé đôi, dài 0,1-0,2 mm.
Quả dạng hạch, hình tròn hoặc hình bầu dục, cỡ 0,8-1× 1,5-2 cm, vỏ quả có mẩu
nhỏ. Loài này đƣợc tìm thấy ở các tỉnh Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng
Nam, mọc trong rừng, nơi ẩm ở độ cao 500-1200 m [5].
M. nervorsum cũng là cây bụi trƣờn, dài 2-3m; thân có cánh thấp, không
lông. Lá đơn, mọc đối; phiến lá hình bầu dục rộng-thuôn, cỡ 10-15× 6-7 cm, dạng
da, không lông; gốc tù hoặc tròn, chóp lá tù hoặc c mũi ngắn, mép c răng cƣa nhỏ
hoặc không; gân bên 2-3 đôi, xuất phát từ gốc; cuống lá dài 0,5-1,5 cm. Cụm hoa
hình chùy mọc ở nách, dài 10-15 cm, có lông; lá bắc hình sợi, dài 2-3 mm. Hoa hình

chuông. Đài hình chén, c lông ngắn, dài 0,3-0,8 mm, 4 thùy, hình tam giác, dài
0,4-0,6 mm. Tràng màu trắng, ống 0,8-1 mm; 4 thùy hình bầu dục, dài 0,3-0,4 mm.
Nhị 2, đính ở họng tràng, ống 0,8-1 mm; 4 thùy hình bầu dục, dài 0,3-0,4 mm. Nhị
2, đính ở họng tràng; bao phấn hình bầu dục rộng hoặc tam giác, dài 0,3-0,4 mm.
Bầu hình cầu, không lông, dài 0,5 mm; vòi nhụy ngắn; núm nhụy xẻ đôi, dài 0,2
mm. Quả hạch, hình tròn hoặc hình bầu dục, cỡ 2,5-3× 9-12 mm. Hạt 4, hình bầu
dục, cỡ 8-10 mm. Loài này phân bố ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Đồng
Nai, trong rừng thƣa, nơi dốc, khe núi ở độ cao 100-2000m [5].
1.3. Tổng quan về loài Myxopyrum Smilacifolium Blume
1.3.1. Đặc điểm thực vật:
Myxopyrum smilacifolium

lume còn c tên đồng nghĩa là Myxopyrum

serratulum A.W.Hill [34]. Tên thƣờng gọi là Nhƣơng lê kim cang thuộc chi
Myxopyrum, họ Nhài Oleaceae [5].
Đặc điểm thực vật: cây bụi trƣờn, dài 2-3 m, cành tròn không lông. Lá đơn,
mọc đối; phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng, cỡ 10-17× 4-9 cm, dạng da, gốc
hình nêm hoặc tù, ch p lá c mũi kéo dài, toàn bộ mép c răng cƣa to, gân bên 3 đôi
xuất phát từ gốc. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá, dài 10-12 cm, c lông thƣa; lá
bắc nhỏ hình sợi, có lông dài 2-3 mm. Đài hình chén nhẵn, dài 0,5-1 mm, 4 thùy
hình bầu dục, dài 0,5 mm. Tràng màu trắng, ống dài 1-1,5 mm, 4 thùy hình bầu dục

5


thuôn, dài 1-1,5 mm, không lông. Nhị 2, đính gần họng tràng; bao phấn hình bầu
dục rộng, dài 0,5 mm. Bầu hình trứng, không lông, dài 1 mm; nhụy xẻ đôi, dài 0,20,4 mm. Quả dạng hạch hình cầu, cỡ 3-5× 8-10 mm. Hạt 2, hình bán cầu, cỡ 4-5
mm [5].


Hình 1.2. Myxopyrum
smilacifolium Blume [5]
1-2. Dạng sống
3. Thân
4. Lá
5. Cụm quả
6. Quả cắt ngang
8. Hạt

1.3.2.Sinh thái và phân bố:
Cây thƣờng mọc trong rừng thƣa nơi ẩm ven suối, ở độ cao 500-1000m [5].
Phân bố: Thừa Thiên-Huế, Thành phố Hồ Chí Minh [8], Yên Bái, Quảng
Ninh, Đồng Nai [5]. Còn có ở Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Malaixia [10], Trung
Quốc, Banglades, Lào, Mianma [5].
1.3.3. Thành phần hóa học
Praveen R.P và Ashalatha S.Nair (2014) đã xác định sơ bộ thành phần hóa học
của dịch chiết rễ Myxopyrum smilacfolium cho thấy có các hợp chất alcaloid,
phenolic, glycosid, glycosid tim, tannin, flavonoid, carbonhydrat, protein,
phytosteroid, phytosterol, saponin [18].

6


Năm 2015, các tác giả trên tiếp tục nghiên cứu để phân tích và so sánh các
nhóm chức có trong dịch chiết methanol của rễ, quả và mô sẹo. Kết quả phân tích
phổ FTIR cho thấy cả 3 dịch chiết đều chứa các hợp chất mang các nhóm chức
giống nhau là: alcol, alkan, alken, aldehyd, xeton, amin, nhóm carboxyl, alkyl
halogen [20].
Lá Myxopyrum smilacifolium cũng đã đƣợc chứng minh chứa các hợp chất
thuộc nhóm alcaloid, glycosid, tannin, phenol, saponin, terpenoid, carbonhydrat,

dầu thực vật, steroid, flavonoid, anthranoid và acid amin [23],[24].
1.3.3.1. Alcaloid
Năm 2013, S.Gopalakrishnan và R.Rajameena đã phân lập hợp chất 7,8dimethoxy-13-carbomethoxy-15-(3,4,5-trimethoxybenzoxy)-13,14didehydroalloberban (1) từ dịch chiết ethanol của lá [26].
Từ dịch chiết của thân Myxopyrum serratulum A.W.Hill, bằng phƣơng pháp
sắc kí kết hợp khối phổ, K. Rajalakshmi và V.R.Mohan (2016) đã xác định sự có
mặt của 3 alcaloid: 4-phenyl-3,5-pyrazolidinedion (2), 1-allyl-6,7-dimethoxy-3,3dimethyl-1,2,3,4-tetrahydro isoquinolin (3), 3-dodecyl-4-[(4-methoxybenzyl)oxy]2-methyl quinolin (4) [15].

Hình 1.3. Một số hợp chất alcaloid trong Myxopyrum smilacifolium

7


1.3.3.2. Triterpen
Kết quả định lƣợng của Sudharmini, D. và Ashalatha S. Nair năm 2008 cho
thấy lá Myxopyrum smilacifolium chứa acid ursolic (5) với hàm lƣợng 0,175mg/g
[29].
Nghiên cứu của K. Rajalakshmi và V.R.Mohan đã chỉ ra sự có mặt của các
hợp chất triterpen từ thân Myxopyrum serratulum : α-amyrin (6), β-amyrin (7),
betulin (8) [15].

Hình 1.4. Một số triterpen trong Myxopyrum smilacifolium
1.3.3.3. Iridoid.
Từ dịch chiết của lá Myxopyrum smilacifolium, Henrik Franzyk và các cộng sự
(2000) đã phân lập đƣợc các iridoid glycosid: myxopyrosid (9), 6-o-acetyl-7-o(E/Z)-p-methoxy cinnamoylmyxopyrosid (10), (11). Sự hiện diện của các hợp chất
này cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa chi Myxopyrum và Nyctanthes, vì các iridoid
tƣơng tự cũng đã đƣợc tìm thấy từ Nyctanthes. Phát hiện này càng khẳng định mối
quan hệ đã đƣợc xác định trong họ Oleaceae bằng các kỹ thuật sắp xếp gen hiện đại
là: 3 chi Nyctanthes, Dimetra và Myxopyrum cùng thuộc 1 tông Myxopyreae [12].

8



Hình 1.5. Các iridoid phân lập đƣợc từ Myxopyrum smilacifolium
1.3.3.4. Acid hữu cơ và các dẫn chất.
Bằng phƣơng pháp sắc kí kết hợp khối phổ và phƣơng pháp HPTLC, các nhà
khoa học Ấn Độ (2016) đã phát hiện sự có mặt của nhiều acid hữu cơ và dẫn chất từ
lá Myxopyrum serratulum [32]. Bên cạnh đ , nghiên cứu [15] cũng phát hiện đƣợc
nhiều hợp chất thuộc nhóm này. Công thức cấu tạo của các acid hữu cơ và dẫn chất
trong Myxopyrum smilacifolium đƣợc trình bày ở hình 1.5.

9


Hình 1.6. Các acid hữu cơ và dẫn chất trong Myxopyrum smilacifolium
1.3.3.5. Các hợp chất khác
Bên cạnh các nhóm chất chính trên, nghiên cứu [15] cũng xác định trong thân
Myxopyrum serratulum còn có hợp chất steroid 9,19-cycloergost-24(28)-en-3-ol4,14-dimethyl acetat (12), phenolic 4-((1E)-3-Hydroxy-1-propenyl)-2methoxyphenol (13), các carbohydrat D-mannopyranose (14), ethyl α-Dglucopyranosid (15), phytol (16), galactiol (17), amin (3-nitrophenyl) methanol
isopropyl ether (18), vitamin E DL-tocopherol (19), aldehyd 5-hydroxy
methylfurfural (20), ceton 7-ethyl-4-decen-6-on (21) [15].

10


Hình 1.7. Một số hợp chất khác trong thân Myxopyrum smilacifolium
Lá Myxopyrum serratulum còn chứa các amin 2[p-(dimethylamino) phenyl]-1(p-nitro phenyl cyclopropan carbonitril (22), 1-[(2-methoxy phenyl) methyl]-1,6hexanediamin (23), anthranoid 1-phenyl-9,10-anthracenedion (24), dẫn chất molyb
molybdenumcarbonyl-(2,4cyclopentadien-1-yl)-[P,Pdiphenyl-N-(1-phenylethyl)
phosphinous amid] nitrosyl stereoisomer (25) [26], các dẫn chất của silic acid
silicic (26), octamethyl cyclotetrasiloxan (27), dodecamethyl cyclohexasiloxan (28),
các hợp chất hydrocacbon naphtalen (29), 2-methylbicyclo[2,2,1]heptan (30),
neophytadien (31), các alcol 2-(cyclohexen-1-yl) ethanol (32), 2-pentadecyn-1-ol

(33) [32].

11


Hình 1.8. Một số hợp chất khác trong lá Myxopyrum smilacifolium
1.3.4. Tác dụng dược lý
Các nghiên cứu trên Myxopyrum smilacifolium cho thấy loài này có những
tác dụng dƣợc lý nhƣ: kháng khuẩn, kháng nấm [17],[27],[29] hạ sốt, chống viêm
[13],[16],[22], chống oxy hóa [14],[19],[30], làm giãn phế quản [31], làm lành vết
thƣơng [25], chống ung thƣ [21].
1.3.4.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Sudharmini, D và Ashalatha S. Nair (2008) đã nghiên cứu hoạt tính kháng
khuẩn của acid ursolic trong lá Myxopyrum smilacifolium bằng phƣơng pháp
khuếch tán trên thạch. Kết quả cho thấy acid ursolic có tính kháng các vi khuẩn
Gram dƣơng: Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, nấm Candida albicans và C.
glabrata [29].
Theo tài liệu số [27], các cao chiết từ lá của Myxopyrum serratulum A. W.
Hill. (Oleaceae) có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dƣơng:

12


Streptococcus faecalis, Baccillus subtilis và Baccillus cereus, các vi khuẩn gram
âm: Klebsiella aerogens, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Proteas
vulgaris và nấm Candida albicans, các chủng Asparagillus flavans . Trong số các
cao chiết ether dầu hoả (40-60 C), benzen, chloroform, ethanol và nƣớc, cao chiết
ethanol từ lá Nhƣơng lê kim cang thể hiện tác dụng ức chế cao nhất đối với các vi
sinh vật nghiên cứu. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của dịch chiết ethanol dao
động từ 200 đến 300 µg/ml với các vi khuẩn khác nhau [27].

Năm 2014, Praveen R.P và Ashalatha S Nair đã tiến hành nghiên cứu so
sánh hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết methanol của rễ, mô sẹo và quả
Myxopyrum smilacifolium Blume. Kết quả cho thấy:
Về hoạt tính kháng khuẩn: sử dụng phƣơng pháp khuếch tán trên thạch với
4 chủng vi khuẩn Escherechia coli, Enterococcus faecalis, Bacillus subtilis và
Staphylococcus aureus. Tất cả các dịch chiết đều có tác dụng ức chế tƣơng đƣơng
nhau với E. faecalis và B. subtilis. Dịch chiết từ quả tƣơng đối hiệu quả hơn trên tất
cả các chủng trừ S.aureus. Dịch chiết quả còn có tác dụng kháng E. faecalis mạnh
hơn so với Gentamycin. Mô sẹo có tác dụng kháng S. aureus nhƣng ở nồng độ cao
hơn. Dịch chiết rễ và mô sẹo không có tác dụng với E.coli [17].
Về hoạt tính kháng nấm: thử trên nấm Candida albicans, dịch chiết mô sẹo
và quả cho thấy có hoạt tính ức chế so với các tiêu chuẩn chống nấm [17].
1.3.4.2. Tác dụng hạ sốt, chống viêm
Năm 2014, Jolly Samu và các cộng sự đã nghiên cứu đánh giá tác dụng
chống viêm của cao chiết ethanol và cao chiết nƣớc từ lá Myxopyrum smilacifolium
ở các nồng độ khác nhau (25, 50, 100, 200 µg/ml) bằng phƣơng pháp ổn định màng
tế bào hồng cầu và khả năng ức chế sự biến tính protein. Kết quả cho thấy cả hai
cao chiết đều có tác dụng ức chế sự biến tính protein và làm ổn định màng hồng cầu.
Trong đ , cao chiết ethanol ở nồng độ 200 µg/ml, ức chế 91,54% sự biến tính
protein, tác dụng này tƣơng đƣơng với chất chứng dƣơng là diclofenac nồng độ 100
µg/ml. Đối với tác dụng làm ổn định màng hồng cầu, cao chiết nƣớc ở nồng độ 200

13


µg/ml ức chế 69,60% sự tan máu, mạnh hơn cao chiết ethanol (46,58% ở nồng độ
100 µg/ml) nhƣng yếu hơn diclofenac 100 µg/ml (97,059%) [13].
Đến năm 2015, Manu Skaria Varughese và các cộng sự đánh giá tác dụng
chống viêm và hạ sốt của cao chiết ethanol từ lá trên động vật thực nghiệm [16].
Tác dụng chống viêm: cao chiết ethanol từ lá Myxopyrum smilacifolium

liều 200 và 400 mg/kg có tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù bàn chân
chuột bằng carageenan và formalin. Tác dụng của liều 400 mg/kg cao hơn liều 200
mg/kg nhƣng thấp hơn so với chất chứng dƣơng là diclofenac liều 10 mg/kg [16]
Tác dụng hạ sốt: thử tác dụng hạ sốt trên mô hình động vật sử dụng nấm
men bia với hai mức liều 200 và 400 mg/kg, so sánh với nhóm chứng dƣơng
paracetamol 150 mg/kg và nhóm chứng bệnh propylen glycol 5 mg/kg. Sau 18h
tiêm nấm men thì thân nhiệt động vật ở 4 nh m đều tăng ( khoảng 400C), bắt đầu
điều trị hạ sốt và khảo sát nhiệt độ sau 0, 1, 2, 3 giờ. Kết quả cho thấy cao chiết
ethanol của lá với liều 400 mg/kg có tác dụng hạ sốt mạnh hơn liều 200 mg/kg
nhƣng yếu hơn chất chứng dƣơng paracetamol [16].
Hoạt tính chống viêm tiếp tục đƣợc các nhà khoa học Ấn Độ nghiên cứu
(2016) sử dụng carrageenan gây phù não ở chuột, so sánh với indomethacin. Kết
quả cũng cho thấy chiết xuất từ lá có hoạt tính kháng viêm mạnh: M. Serratulum ức
chế tối đa 86,09% ở liều 400 mg/kg trong khi indomethacin ức chế 85,37% [22].
Nhƣ vậy các nghiên cứu cho thấy Myxopyrum smilacifolium là một nguồn
để phát triển các thuốc liên quan đến tác dụng hạ sốt, chống viêm.
1.3.4.3. Tác dụng chống oxy hóa
Năm 2013, T.Sheela Rani và các cộng sự đã đánh giá hoạt tính chống oxy
hóa in vitro của dịch chiết methanol bằng cách nghiên cứu khả năng dọn gốc tự do
DPPH và oxit nitric so với vitamin C. Kết quả cho thấy dịch chiết methanol có tác
dụng chống oxy hóa khá mạnh, ức chế tƣơng ứng với DPPH và oxit nitric là
81,75% và 84,95%, so với vitamin C ( tƣơng ứng là 83,45% và 84,20%) ở cùng
mức liều 250 µg/ml [30].

14


Một nghiên cứu khác ở Ấn Độ năm 2015 đánh giá tác dụng chống oxy hóa
của dịch chiết ethanol và dịch chiết nƣớc qua khả năng khử gốc tự do DPPH và
superoxid, năng lực khử, gốc oxit nitric, sử dụng các nồng độ khác nhau ( 10, 25, 50,

100 µg/ml). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cao chiết ethanol và nƣớc của
Myxopyrum smilacifolium có hoạt tính chống oxy h a nhƣng tƣơng đối kém hơn
acid ascorbic. Ở nồng độ 100 µg/ml, khả năng ức chế DPPH của cao chiết ethanol
và nƣớc lần lƣợt là 66,31% và 64,84%, trong khi acid ascorbic 25 µg/ml ức chế
99,79 % [14].
Năm 2015, Praveen R.P và Ashalatha S Nair đã so sánh tác dụng chống
oxy hoá của các cao chiết từ rễ, mô sẹo và quả của Myxopyrum smilacifolium thông
qua khả năng dọn gốc tự do DPPH và dọn gốc NO/hydroxyl. Kết quả cho thấy cao
chiết methanol từ rễ có tác dụng ức chế DPPH và NO với IC50 lần lƣợt là 37,5
µg/ml và 525 µg/ml. Trong khi đ cao chiết methanol từ quả có tác dụng ức chế gốc
hydroxyl với IC50 là 950 µg/ml [19].
1.3.4.4. Tác dụng giãn nở phế quản
Nghiên cứu [31] của các nhà khoa học Ấn Độ đã đƣợc thực hiện để đánh
giá hiệu quả giãn nở phế quản của cao chiết methanol đối với chứng co thắt phế
quản do histamin gây ra bằng phƣơng pháp in vivo và tác động ức chế của cao chiết
trên chuỗi và khí quản động mạch gây ra bởi histamin trong mô hình chuột lang in
vivo. Cao chiết nồng độ 400 mg/kg kéo dài thời gian trƣớc co giật ( preconvulsive
time) lên 102,3 ± 3,8 giây trong khi chứng dƣơng clorpheniramin 100 mg/kg kéo
dài lên 121,3 ± 4,5 giây (p < 0,05). Cao chiết có tác dụng giãn nở phế quản qua cơ
chế đối kháng thụ thể H1 tƣơng tự chlorpheniramin.
1.3.4.5. Tác dụng làm lành vết thương
Năm 2013, S. Gopalakrishnan và R. Rajameena Rajangam đã đánh giá tác
dụng chữa lành vết thƣơng của cao chiết ethanol từ lá Myxopyrum serratulum. Kết
quả cho thấy trong mô hình vết thƣơng trên chuột, thời gian liền vết thƣơng và thời
gian biểu bì hóa khi điều trị bằng cao chiết ethanol lần lƣợt là 19 và 17 ngày, tƣơng
đƣơng với khi điều trị thuốc mỡ cipladin. Ở các liều 100 mg/kg, 200 mg/kg, 400

15



mg/kg trọng lƣợng mô hạt hình thành lần lƣợt là 86,6; 85,3; 88,7 mg trong khi với
cipladin 50 mg trọng lƣợng mô hạt là 146,4 mg [25].
1.3.4.6. Tác dụng chống ung thư
Năm 2015, Praveen R.P và Ashalatha S Nair đã đánh giá tác dụng gây độc
tế bào của cao chiết methanol từ rễ và mô sẹo của Myxopyrum smilacifolium trên
dòng tế bào ung thƣ gan HepG2. Kết quả cho thấy khi sử dụng phƣơng pháp MTT,
cao chiết methanol của rễ và mô sẹo ức chế sự phát triển của tế bào HepG2 với
IC50 tƣơng ứng là 63,75 μg/ml và 98,75 μg/ml. Trên mô hình nhuộm Trypan blue,
các cao chiết này cũng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thƣ gan và ức chế
mạnh nhất ở nồng độ 200 μg/ml [21].
1.3.5.Công dụng
Bộ phận dùng: Lá, rễ.
Công dụng: Lá trị xáo trộn thần kinh, trị tê thấp, suyễn, ho [8], [10]. Ở Ấn
Độ, lá đƣợc sử dụng làm thuốc trị hen suyễn, ho, thấp khớp, sốt, đau đầu, đau thần
kinh, các vết thƣơng [10], [19], [29], [30]. Rễ dùng để trị ngứa và ghẻ ở trẻ em, các
bệnh ho, sốt, thấp khớp, các vết cắn và vết thƣơng [10], [19], [29].

16


×