Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu của người việt ở khánh hòa tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.51 KB, 30 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN BỐN

VĂN HÓA TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT
Ở KHÁNH HÕA

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2017



CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC
XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Ngô Đức Thịnh
Phản biện 1: PGS. TS. Trần Lâm Biền
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Đức Ngôn
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án tiến sỹ
cấp Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội
Vào hồi:.....giờ.....ngày....tháng....năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thƣ viện Quốc gia
- Thƣ viện Học viện Khoa học Xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói riêng, tín ngưỡng
thờ Mẫu của người Việt nói chung vừa được UNESCO công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể cho thấy vai trò và giá trị của nó
không chỉ đối với Việt Nam mà cả nhân loại. Tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt đã nảy sinh, tích hợp và bảo tồn các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc. Theo thời gian, tín ngưỡng này đã theo
chân người Việt lan tỏa khắp mọi vùng miền trong cả nước và gần
đây được mang ra cả nước ngoài. Điều thú vị là, đi đến bất cứ
vùng miền nào, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt luôn có xu thế
hòa nhập, hỗn dung với các tín ngưỡng bản địa để phù hợp với
điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội và thỏa mãn nhu cầu
của chính họ ở nơi ấy. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở
Khánh Hòa là một trường hợp điển hình cho quy luật đó.
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa là một hình
thức đặc biệt, phản ánh quá trình tiếp biến văn hóa Việt - Chăm từ
điện thần, truyền thuyết và tên gọi, nghi lễ hầu bóng, đến lễ hội.
Người Việt và người Chăm có điều kiện tự nhiên và phương thức
sản xuất tương đồng, đó là canh tác nông nghiệp lúa nước, họ
cùng có quan niệm vạn vật hữu linh, tín ngưỡng đa thần, đặc biệt
là cùng có phong tục thờ Mẫu. Đặc tính cơ bản nhất về tình
thương của Mẫu, tính thiêng của tín ngưỡng dường như được
nâng cao hơn. Trong quá trình cộng cư, người Việt đã hỗn dung
với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm, nhưng vẫn giữ nét văn

hóa truyền thống của mình, nhất là trong việc thực hành tín
ngưỡng này. Chính vì vậy, bức tranh tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt ở Khánh Hòa vừa có màu sắc cội nguồn, vừa có sự
hỗn dung và biến đổi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, hoàn
1


cảnh lịch sử - xã hội và thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cộng đồng
trên vùng đất mới. Nghiên cứu về một hiện tượng văn hóa vừa
được khuếch tán theo bước chân di dân, vừa hỗn dung, biến đổi
và nhận thức vai trò của tín ngưỡng này trong đời sống tâm linh
của người Việt ở Khánh Hòa là một việc làm cần thiết và là động
lực cho nghiên cứu sinh thực hiện luận án này.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt ở Khánh Hòa nói riêng đang từng ngày biến đổi
theo những nhu cầu khác nhau của đời sống xã hội, của tâm thức
người dân, trong bối cảnh kinh tế và chính trị. Vì vậy, có một
nghiên cứu cập nhật và chuyên sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Khánh Hòa trong bức tranh chung của tín ngưỡng ở Việt Nam là
cần thiết. Tuy nhiên, chủ đề nghiên cứu có nội hàm và ngoại diên
rất rộng, trong khuôn khổ một luận án, nghiên cứu sinh tập trung
diễn giải sự hỗn dung văn hóa Việt - Chăm qua tín ngưỡng này
mà thôi. Đồng thời, luận án nhận diện về những giá trị văn hóa tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa đặt trong bối cảnh
phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc làm rõ thực trạng,
đặc trưng tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa, luận
án tập trung diễn giải sự tiếp biến văn hóa Việt - Chăm và nhận
diện những giá trị của tín ngưỡng này trong bối cảnh kinh tế, văn

hóa - xã hội của địa phương hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái quát tình hình nghiên cứu về
tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt nói chung và tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa nói riêng; Chỉ ra cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu của luận án; Phác dựng bức tranh khái quát
2


về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa;
Diễn giải quá trình tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt ở Khánh Hòa và những vấn đề đặt ra từ đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những biểu
hiện đa dạng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
ở Khánh Hòa, từ điện thần đến nghi lễ, lễ hội, truyền thuyết, tên
gọi, từ người thực hành nghi lễ cho đến bối cảnh chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội liên quan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt trong không gian văn hóa Khánh
Hòa. Bên cạnh đó, chúng tôi còn khảo sát điện thần, thực hành tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Việc
khảo sát và tham dự này giúp chúng tôi có cái nhìn đa chiều trong
so sánh với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa.
3.3.Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa từ năm 1990 đến nay. Bởi vì
sau khi Nhà nước thực hiện chủ trương Đổi mới năm 1986, xã hội
Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trên hai phương diện
kinh tế và văn hóa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Đề tài tiếp cận từ góc độ liên ngành, ứng dụng kết quả và

phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và
nhân văn khác, đặc biệt là các phương pháp nghiên cứu định tính
trong nhân học/dân tộc học như mô tả, quan sát tham dự và phỏng
vấn sâu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

3


Luận án khái quát được diện mạo tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt ở Khánh Hòa, từ đó nhìn ra quá trình tiếp biến văn hóa
trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa. Luận án
góp phần bổ sung nguồn tư liệu cập nhật và chân thực về tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1.Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn về
hướng tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu
Việt Nam; Chỉ ra các chiều cạnh văn hóa của thực hành tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa; Khẳng định tiếp biến văn hóa là
một đặc trưng quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt ở Khánh Hòa; Qua đó, bàn luận về những giá trị văn hóa
thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội Việt Nam đương đại.
6.2.Về mặt thực tiễn: Luận án đóng góp thêm nguồn tư liệu
tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về tín ngưỡng và văn hóa
ở nước ta. Đồng thời, luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho
những nhà quản lý trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở nguồn lực quan trọng của văn hóa.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, danh mục bài báo và phụ lục, luận án được cấu trúc gồm 4
chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Vùng đất, con người, lịch sử và văn hóa Khánh Hòa
Chương 3: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Chương 4: Tiếp biến văn hóa và giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu

4


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung
Từ lâu, nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một
chủ đề khoa học thú vị đã được nhiều học giả quan tâm diễn giải
như Các Nữ thần Việt Nam của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc
Chúc (1984), Hát văn do Ngô Đức Thịnh chủ biên (1992), Đạo
Mẫu ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh chủ biên (1996), Văn hóa
Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm của Trần Quốc Vượng (2000), Một
con đường tiếp cận lịch sử của Trần Lâm Biền (2000), Tín
ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam do Nguyễn Hữu Thông
chủ biên (2001), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc
người ở Việt Nam và châu Á do Ngô Đức Thịnh chủ biên (2004),
Đạo Mẫu và vấn đề trao quyền lực và cách thức sử dụng quyền
lực của người phụ nữ Việt Nam của Vũ Thị Tú Anh (2013), Văn
hóa thờ Nữ thần - Mẫu ở Việt Nam và Châu Á bản sắc và giá trị
do Ngô Đức Thịnh chủ biên (2013), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam
bộ, bản sắc và giá trị do Ngô Đức Thịnh, Võ Văn Sen, Nguyễn
Văn Lên đồng chủ biên (2014)… Đây là những công trình và bài

viết tiếp cận đa chiều về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam như
truyền thuyết, điện thần, nghi lễ, lễ hội, diễn xướng dân gian...
Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu sâu vào một khía
cạnh của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam như âm nhạc, trang phục,
ẩm thực, đồ mã… Chẳng hạn, Lên đồng hành trình của thần linh
và thân phận của Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu nhìn từ bản
sắc văn hóa Việt Nam của Đặng Văn Bài và Nguyễn Thị Thu
Trang (2012), Lên đồng và hành trình nhận dạng di sản của Lê
5


Thị Minh Lý (2013), Các hình thức diễn xướng chầu văn ở Nam
Định của Trần Hải Minh (2014)...
Như vậy, những công trình chuyên khảo tiêu biểu của các tác
giả trên vừa khái quát, vừa nghiên cứu cụ thể về tín ngưỡng thờ
Mẫu ở Việt Nam, qua đó khẳng định, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt
Nam có nguồn gốc bản địa, hình thành, phát triển qua nhiều thời
kỳ khác nhau, biến đổi, phổ biến khắp từ đồng bằng đến đô thị và
miền núi. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam không phải là một
hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đơn nhất, mà là một hệ thống tổng
hợp nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau như Đạo giáo, Phật
giáo, Nho giáo và Bàlamôn giáo. Đây là những nguồn tư liệu quý
giá cho tác giả luận án kế thừa và phát triển trong quá trình triển
khai đề tài của mình.
1.1.2. Nghiên cứu tiếp biến văn hóa qua tín ngưỡng thờ Mẫu
Diễn giải về tiếp cận tiếp biến văn hóa qua tín ngưỡng thờ Mẫu
ở Việt Nam đã được nhiều tác giả bàn luận trong những bài viết
riêng, hoặc một phần trong các công trình như Văn hóa Chăm của
Phan Xuân Biên, Phan An và Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa dân
gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á của Đinh Gia

Khánh (1993), Theo dòng lịch sử của Trần Quốc Vượng (1996),
Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm của Trần Quốc Vượng
(2000), Trong cõi của Trần Quốc Vượng (2014), Tháp Bà Thiên Y
A Na, hành trình của một Nữ thần của Ngô Văn Doanh (2009),
Tiếp cận một số vấn đề văn hóa Champa của Sakaya (2013),
Thần, người và đất Việt của Tạ Chí Đại Trường (2014), Giao lưu
tín ngưỡng Việt - Chăm trong lịch sử của Trần Dũng (2014), Sự
dung hợp đa văn hóa, giá trị và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ

6


Mẫu ở Nam bộ của Bạch Thanh Sang (2014), Tín ngưỡng Tứ phủ:
Lên đồng và trị liệu của Nguyễn Thị Hiền (2016)...
Như vậy, ở khía cạnh tiếp biến văn hóa thông qua tín ngưỡng
thờ Mẫu của người Việt đã được nhiều tác giả, nhà khoa học diễn
giải trong nhiều công trình và bài viết khác nhau. Song từ mỗi góc
độ tiếp cận, các tác giả đã nêu những biểu hiện của sự tiếp biến
văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu theo những phương diện khác
nhau như truyền thuyết, tín ngưỡng, tôn giáo, điện thần, tên gọi,
nghi lễ, lễ hội, thời gian và không gian. Tuy nhiên, các góc độ tiếp
cận trên mang tính rời rạc, chưa mang tính hệ thống, chưa đi sâu
vào trường hợp cụ thể về hiện tượng văn hóa này. Nhưng, đây là
nguồn tư liệu khoa học cần thiết, có giá trị cho tác giả luận án kế
thừa trong quá trình nghiên cứu, diễn giải về tiếp biến văn hóa
thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa
Từ lâu, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa là chủ đề được
những nhà nghiên cứu địa phương quan tâm từ nhiều góc độ như
tín ngưỡng, lễ hội, quản lý văn hóa, du lịch, khảo cổ học, văn học,

văn hóa dân gian... như Xứ trầm hương của Quách Tấn (1970), Lễ
hội tháp Bà Nha Trang của Lê Đình Chi (1998), Văn hóa phi vật
thể Khánh Hòa do Nguyễn Văn Khánh chủ biên (1999), Những
tục thờ và lễ hội tiêu biểu của Khánh Hòa của Nhiều tác giả
(2005), Nghệ thuật múa bóng xưa và nay ở Khánh Hòa của
Nguyễn Tứ Hải (2004), Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa Khánh
Hòa của Nguyễn Công Bằng (2007), Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu
ở Khánh Hòa của Nguyễn Văn Bốn (2010), Thăng trầm Po Nagar
Nha Trang của Nguyễn Lục Gia (2011), Di tích thờ Mẫu ở Khánh

7


Hòa của Nhiều tác giả (2014), Văn hóa dân gian Khánh Hòa của
Nhiều tác giả (2014)...

8


Tóm lại, những công trình và bài viết của các tác giả ở địa
phương thường tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ Thiên Y
Thánh Mẫu trên các phương diện như điện thần, nghi lễ, lễ hội,
diễn xướng tâm linh, văn học dân gian... Đồng thời, các công trình
và những bài viết đã khẳng định giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể của tín ngưỡng này. Đây là nguồn tư liệu quý và quan trọng
cho nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển trong diễn giải về tiếp biến
văn hóa qua tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa.
Qua tổng quan tài liệu liên quan đến vấn của đề tài luận án,
người thực hiện đặt ra câu hỏi nghiên cứu chính là: Tiếp biến văn
hóa Việt - Chăm trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở

Khánh Hòa được biểu hiện như thế nào? Đồng thời bàn luận xem
tín ngưỡng này có giá trị gì trong bối cảnh phát triển kinh tế và
văn hóa ở Khánh Hòa hiện nay.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Lý thuyết vùng văn hóa
Tác giả Ngô Đức Thịnh đã viết: “Vùng văn hóa là một vùng
lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư
sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch
sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên
trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong
sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể
phân biệt với vùng văn hóa khác” [7, tr. 64].
1.2.2. Tiếp biến văn hóa
Từ điển Nhân học của Thomas Barfield giải thích: “Tiếp biến
văn hóa là quá trình biến đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của
hai hệ thống văn hóa riêng rẽ mà kết quả là làm cho chúng ngày
9


càng trở nên giống nhau hơn. Tiếp biến này bao gồm quá trình
khuếch tán, thích nghi mang tính ứng phó, các loại hình tổ chức
xã hội và văn hóa khác nhau sau khi tiếp xúc và quá trình phân
giải văn hóa. Hàng loạt các điều chỉnh phát sinh (tự trị, đồng hóa,
hỗn dung văn hóa) nhờ đó hai nền văn hóa có thể trao đổi đủ các
yếu tố để sau đó tạo ra một văn hóa riêng” [160, tr.1].
1.2.3. Văn hóa tín ngưỡng
Tác giả Ngô Đức Thịnh và cộng sự viết: “Đó là một bộ phận
của đời sống văn hóa tinh thần con người mà ở đó con người cảm
nhận được sự tồn tại của các vật thể, lực lượng siêu nhiên, chi

phối, khống chế, nằm ngoài giới hạn hiểu biết của con người... là
chất kết dính, tập hợp con người thành một cộng đồng và phân
định với cộng đồng khác...” [126, tr. 10].
1.2.4. Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu
Tác giả Ngô Đức Thịnh viết: “Từ nhân lõi tôn giáo tín ngưỡng
này, đạo Mẫu đã sản sinh và tích hợp nhiều yếu tố, giá trị văn hóa:
văn học, diễn xướng (âm nhạc, múa, hay chầu văn, sân khấu),
kiến trúc và nghệ thuật trang trí, lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng
đồng gắn với đạo Mẫu…” [126, tr. 564].
Tiểu kết chương 1
Việc tổng quan tài liệu giúp người viết có được cái nhìn khái
quát về tình hình nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói
chung và Khánh Hòa nói riêng. Việc làm này mang lại cho tác giả
luận án nhiều kiến thức bổ ích về lý luận và thực tiễn của tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt cũng như các tộc người khác ở
Việt Nam.
Từ lịch sử vấn đề nghiên cứu mà luận án cho thấy, đây là một
nghiên cứu mới không trùng lặp với các công trình đi trước và xác
10


định rõ câu hỏi nghiên cứu chính là diễn giải sự tiếp biến văn hóa
Việt - Chăm qua tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh
Hòa. Đồng thời giúp tác giả luận án kế thừa những cơ sở khoa học
trong quá trình diễn giải về tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa. Trong chương này, nghiên cứu
sinh lựa chọn và sử dụng cơ sở lý luận sau để giải quyết các vấn
đề nghiên cứu, đó là vùng văn hóa, tiếp biến văn hóa, văn hóa tín
ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu.
CHƢƠNG 2

VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI, LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA KHÁNH HÕA

2.1. Không gian địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ của nước ta,
phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía
tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng và phía đông giáp biển Đông.
Khánh Hòa có hình dạng thon ở hai đầu và phình ra ở giữa, ba
mặt là núi và phía đông giáp biển.
2.2. Cộng cƣ tộc ngƣời và sinh kế
Từ lâu, Khánh Hòa là vùng đất có nhiều tộc người cùng chung
sống và đa sinh kế. Họ là những chủ thể trong sáng tạo, trao
truyền các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cho vùng đất này.
2.3. Lƣợc sử vùng đất
Khánh Hòa có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, dấu ấn lịch sử và văn hóa còn
lưu lại khá đậm nét từ thời tiền sử, sơ sử, Chămpa, chúa Nguyễn,
triều Tây Sơn, nhà Nguyễn, đến giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ
và từ năm 1975 đến nay.
2.4. Tiếp biến văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử
11


Trong lịch sử, quốc gia Đại Việt và vương quốc Chămpa đã có
sự giao lưu, tiếp biến văn hóa thông qua hai hình thức cưỡng bức
và hòa bình. Dấu ấn của sự tiếp biến này được phản ánh trên hai
phương diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần như tín
ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, nghệ thuật, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội…
2.5. Tín ngƣỡng
Quá trình di cư, cộng cư và sự giao lưu giữa các tộc người ở
Khánh Hòa đã làm xuất hiện những hình thức tín ngưỡng khác

nhau như tín ngưỡng thờ ông Nam Hải, tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương, tín ngưỡng Thiên Y A Na Thánh Mẫu, tín ngưỡng
thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Bắc, tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ Huế,
tín ngưỡng thờ đức Thánh Trần, tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín
ngưỡng thờ Quan Thánh, tín ngưỡng thờ Thiên Hậu...
2.6. Tôn giáo
Khánh Hòa là một tỉnh có sự đa dạng về tôn giáo như Phật
giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành, Đạo giáo và đạo Cao Đài.
Trong số các tôn giáo kể trên, thì ảnh hưởng của Phật giáo là sâu
đậm nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa.
2.7. Điện thần tiêu biểu
Khánh Hòa có di sản văn hóa vật thể phong phú và đa dạng.
Đó là hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, tiêu biểu như nhà thờ
Chánh Tòa, thành cổ Diên Khánh, chùa Long Sơn, đình Phú
Cang, lăng Bà Vú, am Chúa, lăng ông Nam Hải, chùa Thiên Hậu,
chùa Quan Thánh… Trong đó, tháp Bà không chỉ là di tích lịch sử
- văn hóa nổi tiếng, mà còn là điện thần tiêu biểu nhất cho quá
trình tiếp biến văn hóa Việt - Chăm qua tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt ở Khánh Hòa. Nói cách khác, tháp Bà được xem là
12


nguồn cội cho sự hỗn dung văn hóa Việt - Chăm được biểu hiện
trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa.

13


Tiểu kết chương 2
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ của

nước ta, có đặc điểm tự nhiên đa dạng bao gồm địa hình núi rừng,
đồng bằng, biển và hải đảo, có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu
kinh tế, văn hóa với nhiều vùng trong nước và các nước khác trên
thế giới. Khánh Hòa còn là vùng đất cộng cư đa tộc người. Đây là
những yếu tố quan trọng tạo nên sự giao lưu, tiếp biến văn hóa
giữa các tộc người với nhau cũng như tạo nên sự đa dạng về sinh
kế của cộng đồng như nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,
nương rẫy, thương mại và dịch vụ. Trải qua nhiều thăng trầm của
lịch sử, quá trình tiếp biến văn hóa giữa Đại Việt và Chămpa đã
để lại nhiều dấu ấn sâu đậm được phản ánh trên hai phương diện
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Đặc biệt, tháp Bà là nơi mà
hiện nay hai tộc người Việt - Chăm cùng thực hành văn hóa tín
ngưỡng thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu và Pô Inư Nưgar.
Mặt khác, Khánh Hòa là một vùng đất có lịch sử hình thành và
phát triển qua nhiều giai đoạn như tiền sơ sử, Chămpa, chúa
Nguyễn, nhà Tây Sơn, triều Nguyễn... Những cuộc di cư theo
vương triều phong kiến Việt Nam đến cộng cư trên mảnh đất này
đã tạo nên quá trình hỗn dung văn hóa Việt - Chăm, đặc biệt là sự
tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Tín
ngưỡng ở Khánh Hòa đa dạng và phong phú như tín ngưỡng của
người Việt, người Chăm... Theo thời gian, những tín ngưỡng này
đã được tích hợp trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Bên
cạnh đó, Khánh Hòa cũng là vùng đất đa tôn giáo như Phật giáo,
Đạo giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành giáo, đạo Cao Đài, Đạo giáo.
Trong đó, ảnh hưởng của Phật giáo trong điện thần và thực hành
tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa là sâu đậm nhất.
14


CHƢƠNG 3

THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU
3.1. Nghi lễ hầu bóng
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt là bức tranh
văn hóa đa sắc màu như nghi thức hầu bóng và hát văn chầu Tam
phủ, Tứ phủ Bắc, nghi thức hầu bóng và hát văn chầu Tứ phủ
Huế, lễ hội, múa bóng, diễn tuồng, dân ca kịch bài chòi...
3.1.1. Nguyên tắc chung
Người hầu bóng phải có lòng tin vào tín ngưỡng, tôn trọng
đấng bề trên là những anh hùng dân tộc được lưu trong sử sách và
di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. Ông đồng, bà đồng thân tâm
trong sạch, làm việc thiện, không sát sinh, không làm việc xấu,
không nói lời thô tục, không có ý nghĩ thù oán ai và phải có niềm
tin vào Mẫu.
3.1.2. Hầu cá nhân
Ông đồng, bà đồng một mình thực hiện nghi lễ hầu bóng theo
Tiên Thiên còn gọi là Tứ phủ Huế, thì trình tự giống như Tứ phủ
Bắc. Quan niệm Tứ phủ Huế gồm Thượng Thiên, Trung Thiên,
Thượng Ngàn, Thoải phủ. Theo đó, ông đồng, bà đồng thực hành
theo Tiên Thiên tự mình chuẩn bị các lễ vật, trang phục, tiền thuê
cung văn, tiền tán lộc… cho buổi hầu. Ông đồng, bà đồng thường
hầu các giá như Tam vị Thánh Mẫu, năm Bà Ngũ hành, Ngũ vị
Tôn quan, Tứ vị Chầu Bà, Tứ phủ Ông Hoàng, Tứ phủ Thánh Cô,
giá Cô Ba ngoại cảnh, Cô Năm ngoại cảnh, Ông Chín Thượng
ngàn, Cậu Bé Hoàng và Tổ cô.
3.1.3. Hầu tập thể

15


Thực hành nghi lễ hầu vui, các ông đồng, bà đồng cùng nhau

góp tiền mua lễ vật, thuê cung văn, tiền lộc và những chi phí khác
cho buổi hầu. Do đó, họ chia thành nhóm, tiến hành hầu vui từng
giá theo quan niệm Thượng Thiên, Trung Thiên, Thượng Ngàn và
Thoải phủ. Hầu vui là hình thức hầu bóng phổ biến trong thực
hành văn hóa theo Tiên Thiên Thánh giáo của người Việt ở
Khánh Hòa.
3.2. Lễ hội
Hằng năm, lễ hội có quy mô lớn và quan trọng nhất ở Khánh
Hòa, đó là lễ hội am Chúa và lễ hội tháp Bà. Đây là hai lễ hội gắn
với tục thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt ở Khánh
Hòa.
3.2.1. Lễ hội am Chúa
Hằng năm, từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng 3 âm lịch, diễn
ra lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu tại di tích am Chúa, thôn Đại
Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Lễ hội am Chúa gồm nhiều nghi thức như khai hội, tế lễ và thực
hành diễn xướng dân gian và bế hội.
3.2.3. Lễ hội tháp Bà
Hằng năm, lễ hội Thiên Y Thánh Mẫu tại tháp Bà diễn ra từ
ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch. Lễ hội tháp Bà được người Việt
thực hành nhiều nghi lễ như lễ mộc dục, lễ tế, lễ rước ngai vị, lễ
cầu siêu, lễ thả đăng... và các trò diễn xướng tâm linh. Bên cạnh
đó là các thực hành nghi lễ và diễn xướng dân gian của người
Chăm kính dâng lên Nữ thần mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar của họ.
Tiểu kết chương 3
Nghi lễ hầu bóng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở
Khánh Hòa là sự song hành hầu bóng theo Tứ phủ Huế và Tứ phủ
16



Bắc. Nhưng phổ biến trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt ở Khánh Hòa, là nghi lễ hầu bóng và hát văn theo Tứ
phủ Huế. Đó là nghi thức hầu cá nhân và hầu bóng tập thể. Nghi
thức hầu này mang tính biểu diễn, tính vui hơn tính nghi lễ. Trong
đó nghi thức hầu bóng tập thể, múa bóng là diễn xướng dân gian
phổ biến nhất trong thực hành văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt ở Khánh Hòa.
Lễ hội am Chúa và lễ hội tháp Bà là hai lễ hội thờ Mẫu lớn và
quan trọng nhất ở Khánh Hòa. Nếu chủ thể thực hành nghi lễ, các
diễn xướng dân gian trong lễ hội am Chúa chủ yếu là người Việt
thì thực hành nghi lễ và các diễn xướng dân gian trong lễ hội tháp
Bà lại là sự song hành giữa người Việt và người Chăm. Lễ hội thờ
Mẫu ở Khánh Hòa là môi trường gắn kết cộng đồng người Việt,
cộng đồng người Chăm trong trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn các
truyền thống văn hóa của dân tộc.
Lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa chủ
yếu là phần nghi lễ mà rất ít phần hội. Lễ hội thờ Mẫu của người
Việt ở Khánh Hòa là sự tổng hợp của nghi thức cúng tế đình làng,
nghi thức Phật giáo. Như vậy, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt ở Khánh Hòa là sự tổng hợp nghệ thuật diễn xướng
dân gian Việt - Chăm như múa bóng, múa quạt, hầu bóng vui,
diễn tuồng...

17


CHƢƠNG 4
TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU

4.1. Tiếp biến văn hóa

Có thể nói, sự tiếp biến văn hóa Việt - Chăm trong tín ngưỡng
thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa được biểu hiện sinh động
và đa dạng dưới nhiều hình thức. Đó là sự hỗn dung trong điện
thần, truyền thuyết, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội và các thực hành
văn hóa khác.
4.1.1. Hỗn dung qua điện thần
Trong hệ thống di tích thờ Mẫu, thì tháp Bà, am Chúa và điện
Định Phước là điện thần tiêu biểu về sự tiếp biến văn hóa Việt Chăm trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa.
4.1.2. Hỗn dung qua truyền thuyết và tên gọi
Người Việt đã tiếp nhận truyền thuyết Pô Inư Nưgar của người
Chăm, dịch sang Hán Nôm và rồi là tiếng Việt. Nói cách khác,
người Việt dựa trên truyền thuyết của người Chăm rồi chuyển hóa
thành truyền thuyết của mình. Không những thế, người Việt còn
chuyển đổi tên gọi Nữ thần Pô Inư Nưgar theo phiên âm Hán và
tiếng Việt thành các tên như Thiên Y A Na, Thiên Y A Na Thánh
Mẫu, Thiên Y Thánh Mẫu, Mẫu Thiên Y, Bà Chúa Ngọc, Bà
Chúa Tiên, Bà Chúa Trầm hương, Bà Chúa Đảo, Bà Chúa
Nguộc…
4.1.3. Hỗn dung qua tín ngưỡng, tôn giáo
Theo thời gian, niềm tin và sự sùng kính của người Việt với
Thiên Y A Na Thánh Mẫu càng lớn và Thánh Mẫu được người
Việt thờ phổ biến trong các điện, am, miếu, đình, chùa, lăng ông
Nam Hải. Đây chính là sự hỗn dung với tín ngưỡng, tôn giáo của
người Việt ở Khánh Hòa như tín ngưỡng Thành hoàng, Phật giáo
18


và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ cá voi, tín ngưỡng
thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Bắc…
4.1.4. Hỗn dung qua lễ hội

Hằng năm, lễ hội Thiên Y Thánh Mẫu không chỉ là lễ hội quan
trọng nhất trong số các lễ hội dân gian của người Việt ở Khánh
Hòa, mà còn là bức tranh sinh động về sự hỗn dung các nghi thức
cúng tế và các hình thức diễn xướng dân gian Việt - Chăm.
4.2. Giá trị tín ngƣỡng thờ Mẫu
Trong quá trình hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt ở Khánh Hòa đã nảy sinh các giá trị như giá trị
tâm linh, giá trị sáng tạo và bảo tồn văn hóa nghệ thuật, giá trị gắn
kết cộng đồng và giá trị phát triển du lịch văn hóa.
4.2.1. Giá trị tâm linh
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa là hình thức
sinh hoạt văn hóa tâm linh với đặc trưng nghi thức hầu bóng và
múa bóng. Nghi thức hầu bóng là quá trình thần thoại hóa, bí ẩn
và tâm linh hóa thế giới thực tại. Trong thời gian thực hành nghi
lễ, tín đồ biểu hiện niềm tin tuyệt đối vào thế giới tâm linh thông
qua giá hầu các vị thánh. Họ tin thánh sẽ ban sức mạnh, niềm tin
thông qua thực hành nghi lễ để vượt qua những khó khăn, đau khổ
của cuộc sống thường nhật.
4.2.2. Giá trị sáng tạo và bảo tồn văn hóa nghệ thuật
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa vừa thỏa
mãn nhu cầu tâm linh, vừa là môi trường sáng tạo các giá trị văn
hóa của cộng đồng như truyền thuyết, nghi lễ, lễ hội, tạo lập hệ
thống điện thần, ẩm thực, âm nhạc, sân khấu, trang phục, nghệ
thuật tạo hình và các hình thức diễn xướng dân gian Việt - Chăm.

19


4.2.3. Giá trị gắn kết cộng đồng
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa như sợi dây

vô hình gắn kết cộng đồng người Việt, cộng đồng người Chăm và
tộc người khác trong các thực hành văn hóa. Họ là những người
có chung niềm tin vào Thiên Y A Na Thánh Mẫu và Pô Inư
Nưgar. Theo họ, Mẫu đã sáng tạo ra đất, nước, cây trồng, truyền
dạy nghề truyền thống và mang lại cuộc sống bình an cho mọi
người.
4.2.4. Giá trị phát triển du lịch văn hóa
Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển du lịch dựa trên giá trị
văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Nó không những mang lại nguồn lợi
kinh tế, mà còn góp phần trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa. Du khách
đến với điện thần Mẫu không chỉ là khách tham quan, mà còn là
chủ thể tham gia trong sáng tạo, gìn giữ và trao truyền các giá văn
hóa Việt Nam.
Tiểu kết chương 4
Như vậy, trong quá trình Nam tiến, người Việt đã mang theo
tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống của họ vào vùng đất Khánh
Hòa. Song do điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - xã hội,
phương thức sản xuất, sự cộng cư giữa người Việt với cư dân bản
địa, cho nên tín ngưỡng này đã hỗn dung với tín ngưỡng thờ Nữ
thần mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar của người Chăm.
Sự hỗn dung văn hóa Việt - Chăm trong tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt được biểu hiện rõ qua hệ thống điện thần, truyền
thuyết và tên gọi, tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội. Những thực hành
trong tín ngưỡng này, không chỉ là sự hỗn dung giữa người Việt
20


với người Chăm, mà còn hỗn dung các tín ngưỡng, tôn giáo của

người Việt ở Khánh Hòa. Sự hỗn dung này cũng thể hiện được
tâm thức, tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống tâm linh của người Việt,
pha trộn trong mình những tín ngưỡng đa thần cũng như các hình
thức cúng tế, hầu bóng... Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt ở Khánh Hòa còn là môi trường nảy sinh, tích hợp giá
trị tâm linh, giá trị sáng tạo và bảo tồn văn hóa nghệ thuật, giá trị
gắn kết cộng đồng và giá trị phát triển du lịch văn hóa.
KẾT LUẬN
1.Trong quá trình Nam tiến, người Việt mang theo những giá
trị văn hóa truyền thống của họ đến Khánh Hòa. Những giá trị văn
hóa truyền thống không chỉ là nhu cầu, mà còn là điểm tựa tinh
thần và khẳng định bản sắc văn hóa Việt trên vùng đất mới. Trong
đó, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa, vừa là hiện
tượng khuếch tán văn hóa theo bước chân của người di cư, vừa là
sự hỗn dung tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm bản địa. Theo
thời gian, tín ngưỡng này trở thành hiện tượng phổ biến và giữ vai
trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Khánh Hòa.
2.Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa trong quá
trình hình thành, phát triển chịu sự chi phối bởi điều kiện tự
nhiên, hoàn cảnh lịch sử - xã hội, cộng cư tộc người, sinh kế và
hỗn dung với tín ngưỡng tôn giáo khác. Chính vì thế mà tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa là một bức tranh
sinh động, đa dạng và phong phú như Ngũ hành thần nữ, Tam phủ
- Tứ phủ Bắc, Tứ phủ Huế và những Mẫu thần khác. Bên cạnh đó,
văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa là sự
hỗn dung thờ Mẫu Bắc bộ với Trung bộ và Nam bộ, đồng thời là
21



×