MỤC LỤC
1
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (Unesco) xác định mục
tiêu của giáo dục thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và
học để tự khẳng định mình. Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005 cũng khẳng
định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ
Quốc. Theo đó, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã
chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu hình thành và
phát triển những năng lực và kĩ năng sống cần thiết cho người học nhằm giúp
người học có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc
sống.
Nhưng thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều học sinh vẫn học một cách thụ
động, chưa tích cực trong các hoạt động học. Học sinh vẫn chưa bỏ thói quen chỉ
chú trọng đến việc nghe thầy giảng, ghi chép, làm theo sự định hướng của thầy
một cách máy móc, thiếu chủ động, sáng tạo. Vì thế nhiều kĩ năng của học sinh
không được rèn luyện, dẫn đến học sinh thiếu tự tin, ngại suy nghĩ , ngại làm
việc, không thích sự thay đổi, nhầm lẫn trong việc xác định giá trị, lúng túng
trong việc xử lí tình huống, thiếu kĩ năng ứng phó với hoàn cảnh...
Đối với bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là với các bài học của phân môn Tiếng
Việt, chưa thu hút được sự chú ý, chủ động, say mê của học sinh, phần nhiều học
với thái độ hời hợt, chiếu lệ, thậm chí bỏ qua không học. Nhiều giáo viên mứi
chỉ chú tâm đầu tư nhiều cho việc dạy và học phần văn bản và làm văn mà chưa
quan tâm đúng mức tới phân môn Tiếng Việt. Việc dạy học Tiếng Việt chỉ được
đặc biệt quan tâm ở cấp Tiểu học còn khi lên THCS và THPT thì mặc nhiên coi
như việc học Tiếng Việt của học sinh cơ bản đã “đủ dùng”. Do đó, mặc dù một
số tiết Tiếng Việt vẫn rải rác được bố trí trong chương trình nhưng bị xem nhẹ,
dạy và học đều lướt qua.
Vì vậy, việc quan tâm đúng mức, tìm phương pháp dạy học thích hợp lôi
cuốn học sinh vào các hoạt động học nhằm phát triển các năng lực, giúp các em
nhận thấy quá trình học phân môn cũng là quá trình khám phá, đánh thức các
năng lực của bản thân, đem tri thức trong sách vở ứng dụng vào thực tiễn, phục
vụ cho cuộc sống của chính mình là việc làm tối quan trọng, cần thiết của quá
trình dạy học. Trong đó có việc rất quan trọng là trang bị cho các em những tri
thức cơ bản của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng
ngày.
2
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài:Phương pháp tối ưu trong giảng dạy tiết
34: “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” – ngữ văn 10.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1.2.1. Đối với học sinh:
Học sinh được trực tiếp tham gia các hoạt động học tập, được rèn luyện
các kĩ năng sống như: kĩ năng tạo lập văn bản (nói, viết); kĩ năng tự nhận thức
(tự tin) , kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng ra
quyết định, kĩ năng hợp tác, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề...
Đồng thời phát triển các năng lực: năng lực tự học, năng lực giao tiếp,
năng lực sử dụng ngôn ngữ...
Học sinh nhận thức sâu sắc vấn đề không ngừng học tập, rèn luyện và
nâng cao kĩ năng sử ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, đặc biệt phải linh hoạt trong những
hoàn cảnh giao tiếp khác nhau để có thể đạt được mục đích giao tiếp, yếu tố tối
quan trọng để có thể thành công.
1.2.2. Đối với giáo viên:
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn các thầy cô giáo khác
cũng thay đổi quan điểm, đánh giá đúng mức tầm quan trọng của phân môn
Tiếng Việt, từ đó có những đầu tư phù hợp cho bài dạy. Các đồng nghiệp có thể
sử dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi như một tài liệu tham khảo nếu muốn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu, tổng kết về việc tổ chức giảng dạy bài
“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” – ngữ văn 10 sao cho đạt hiệu quả cao nhất,
phát huy tính thiết thực của bài học một cách tốt nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế:
1.4.1. Đối tượng khảo sát:
- 2 lớp thuộc khối 10
- Sĩ số: 1 lớp 48 học sinh và 1 lớp 41 học sinh
- Đặc điểm: Học chương trình chuẩn, điều kiện học tập như nhau.
1.4.2. Hình thức khảo sát:
- Kiểm tra phần làm bài cũ và việc chuẩn bị mới ở nhà của học sinh theo hướng
dẫn của giáo viên.
- Quan sát học sinh trong tiết học cùng phân môn (ngay trước bài nghiên cứu):
“Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”.
1.4.3. Nội dung khảo sát:
- Mục tiêu khảo sát: giáo viên nắm bắt quá trình chuẩn bị bài và quá trình tham
gia hoạt động của các em để đánh giá tinh thần, thái độ học tập, kết quả giờ học
từ đó có hướng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tác động vào quá
trình học tập chủ động của học sinh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trên tinh thần đổi mới chung, chương trình giáo dục phổ thông sau 2015
hướng tới việc tiếp cận năng lực cho người học làm mục tiêu trực tiếp, không
lấy nội dung, chạy theo nội dung là chính như trước. Chương trình theo năng
3
lực, chú trọng việc học sinh làm được, thực hành được; biết vận dụng những gì
đã học vào phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Trong
các năng lực (năng lực chung và năng lực chuyên biệt), cần hình thành và phát
triển cho mọi học sinh là năng lực giao tiếp ngôn ngữ - một năng lực mang tính
công cụ hết sức quan trọng không thể thiếu. Bên cạnh đó là năng lực xúc cảm
người để học sinh biết thông cảm, sẻ chia, tương thân, tương ái, biết trân trọng
những tình cảm và hành vi nhân văn, cao đẹp; biết xúc động, biết yêu thương,
căm giận.. “Cả hai năng lực này, tiếng Việt đều đóng một vai trò hết sức quan
trọng”.[1]
Giao tiếp ngôn ngữ muốn có hiệu quả theo yêu cầu phát triển năng lực,
đòi hỏi người học khả năng vận dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản (nghe, nói,
đọc, viết, quan sát, trình bày) vào trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc,
mọi đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải là việc nhớ máy móc một
mớ lý thuyết về các đơn vị tiếng Việt. “Kiến thức ngôn ngữ được hình thành chủ
yếu qua việc rèn luyện các kỹ năng, rút ra từ thực hành kỹ năng giao tiếp; giúp
người học sử dụng các kỹ năng giao tiếp một cách có ý thức, hiểu biết, lý giải
được các hiện tượng ngôn ngữ trong tiếp nhận và tạo lập văn bản”[1].
Nói tóm lại, mục tiêu cuối cùng của phân môn tiếng Việt trong nhà trường
THPT là giúp cho người học sử dụng được và sử dụng hiệu quả tiếng Việt như
một công cụ giao tiếp quan trọng nhất trong đời sống.
Bám sát mục tiêu đó, việc dạy học tiếng Việt được thực hiện một số
phương pháp và quan điểm sau:
Phát huy tính chủ động tích cực của người học: Đối tượng học tập ở đây
là các em học sinh, là người Việt bản địa với khả năng sử dụng bản ngữ tương
đối phong phú, vì thế cần khai thác và chủ yếu đưa học sinh vào các tình huống
ngôn ngữ và yêu cầu vận dụng tiếng Việt.
Dạy học theo nguyên tắc và yêu cầu tích hợp, đảm bảo sự liên kết, tương
trợ chặt chẽ giữa học tiếng Việt với đọc hiểu văn bản và làm văn.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực. Quan điểm này yêu cầu dạy
học tiếng Việt cần chú ý khả năng vận dụng kiến thức tiếng Việt vào thực tiễn
cuộc sống, nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua hai nhóm
kĩ năng lớn: Tiếp nhận (đọc, nghe, quan sát); tạo lập (nói, viết, trình bày).
Tiếp tục thực hiện tốt dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp: Linh
hồn của quan điểm này là đưa học sinh vào các tình huống giao tiếp hàng ngày
trong cuộc sống đẻ sử dụng các đơn vị tiếng Việt một cách phù hợp và hiệu quả.
Theo cách đó, tiếng Việt sẽ thể hiện được vẻ giàu có và vẻ đẹp của nó một cách
sinh động, phong phú và biến hóa linh hoạt chứ không phải là các đơn vị ngôn
ngữ chết nằm trong một cấu trúc cứng nhắc[2].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
4
Như đã trình bày trong phần lý do chọn đề tài, thực trạng dậy và học
Tiếng Việt trong nhà trường THPT hiện nay là chưa đúng với vai trò, vị trí của
phân môn. Đánh giá chưa đúng dẫn tới việc coi nhẹ, ít đầu tư cho bài giảng.
Nhiều khi giáo viên chỉ giảng lướt qua, dồn ghép nhiều tiết vào trong một giờ
dạy, không tạo dược tình huống giao tiếp cụ thể, khiến bài học nặng về lý thuyết.
Học sinh không mấy hứng thú, vì nghe qua dường như cái gì cũng đã biết nên
cũng học qua loa, chiếu lệ. Chính vì vậy, bổ sung thêm tri thức Tiếng Việt và rèn
luyện thực sự kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh chưa đạt hiệu quả
mong muốn. Với kinh nghiệm hơn mười năm công tác trong nghề, tôi nhận thấy
một thực tế là học sinh ngày nay không mặn mà với các sách văn học trong
nước. Các em thường ưu tiên cho việc lướt mạng, đọc tryện ngôn tình, xem
những bộ phim hoạt hình mang tính bạo lực và nhiều nội dung đã “người lớn
hóa”. Hệ lụy của tất cả những sự việc này là khả năng diễn đạt ngôn ngữ của thế
hệ trẻ càng ngày càng hạn chế, các em thích vui chơi theo bầy đàn mà khó có thể
diễn đạt rành rọt trước đám đông; trong cư xử, nói năng với thầy cô và người lớn
thì cộc lốc, với bạn bè thì nhạt nhẽo, thô lỗ, với em nhỏ thì sỗ sàng, cứng nhắc…
Trong khi chấm bài kiểm tra, không ít lần tôi phải dừng lại với những diễn
đạt rất ngô nghê, vô nghĩa của các em. Vì không phân biệt rõ ràng giữa ngôn
ngữ nói và ngôn ngữ viết nên các em thường sử dụng nhiều khẩu ngữ, từ ngữ địa
phương trong bài kiểm tra, bài thi.
Khi tiến hành điều tra khảo sát tình hình học tập tiếng Việt của học sinh
tôi thu được kết quả như sau:
Đối tượng khảo sát: Lớp 10C (năm học 2014-2015). Sĩ số: 48
Lớp 10K (năm học 2016-2017). Sĩ số: 41
Bài khảo sát: Tiết 26 “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” –
Ngữ văn 10.
Kết quả khảo sát:
Về việc chuẩn bị bài: Có 49/89 học sinh chuẩn bị bài, trong đó có 8/89 em
chuẩn bị khá đầy đủ, cẩn thận.
Trong giờ học: Có khoảng 65-70/89 học sinh quan tâm đến bài học; số
còn lại không tập trung. Có khoảng 10 em hăng hái xây dựng bài, số còn lại chỉ
lặng lẽ nghe, nhìn, ghi chép.
Khi kết thúc bài học, giáo viên đặt câu hỏi: “Em rút ra được bài học gì
cho mình trong việc sử dụng Tiếng Việt?” thì không em nào xung phong trả lời,
giáo viên phải chỉ định, kết quả câu trả lời chưa cho thấy tác động rõ ràng của tri
thức tới nhận thức và thái độ, hành động của các em.
Trước thực trạng đó, tôi nhận thấy trách nhiệm của mình là phải nhìn nhận
lại thái độ của cả thầy và trò với phân môn, đầu tư thời gian, công sức để thiết
kế giáo án, đưa học sinh vào tình huống giao tiếp thực tiễn, khiến các em
nhập cuộc, chủ động và tích cực trong việc tiếp thu kiến thức mới và rèn
luyện kỹ năng, phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt.
Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ xin trình bày
thực tiễn một giờ học tiếng Việt mà tôi cho là thiết thực, hiệu quả, bước đầu tạo
5
nên sự sự chuyển biến trong thái độ học tập, cách thức hợp tác, giúp học sinh thể
hiện rõ năng lực nhận thức và giao tiếp Tiếng Việt.
2.3. Giải pháp thực hiện:
2.3.1. Xác định mục tiêu bài học:
Giáo viên nghiên cứu tài liệu, tình hình hình thực tế, xác định mục tiêu bài
học:Thông qua việc áp dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích
cực, nhằm tạo nên một sự thay đổi đột phá mang lại hiệu quả cao trong giờ dạy
bài học tiết 34 “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” – Ngữ văn 10, giúp học sinh:
Về kiến thức:
- Nắm vững khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng chủ yếu của ngôn ngữ
sinh hoạt.
Về kỹ năng:
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
Về thái độ:
- Có ý thức chủ động trong việc biểu hiện tình cảm, thái độ và văn hóa trong
giao tiếp.
2.3.2. Xác định phương pháp, phương tiện thực hiện:
2.3.2.1.Phương pháp tiến hành:
- Kết hợp các phương pháp: phát vấn, tình huống có vấn đề (tình huống giao tiếp
thực tế, gần gũi), thảo luận nhóm, quy nạp… Xin nhấn mạnh, do đặc thù bài học
về ngôn ngữ sinh hoạt nên quan trọng nhất về mặt phương pháp là phải đưa ra
các tỉnh huống giao tiếp cụ thể, gần gũi, tiêu biểu, thiết thực chắc chắn sẽ thu
hút được sự quan tâm và chủ động lĩnh hội của học sinh.
2.3.2.2.Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án giấy, giáo án điện tử
- Phấn trắng, phấn mầu
- Bảng phụ (giấy mầu xanh khổ lớn Ao), nam châm, máy chiếu
2.3.3. Giáo viên và học sinh chuẩn bị:
Giáo viên: Thiết kế giáo án, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện dạy học.
Học sinh: Chuẩn bị một số nội dung theo yêu cầu của giáo viên như sau:
- Em hãy nêu một số ví dụ về việc dùng ngôn ngữ sinh hoạt trong cuộc sống
hàng ngày mà em gặp.
- Hãy chọn và đọc một đoạn đối thoại trong một tác phẩm mà em thích của
chương trình ngữ văn 10.
- Hãy chọn và đọc một đoạn tin nhắn qua điện thoại của em và một người bạn.
- Hãy cho cô và các bạn lắng nghe một đoạn của bức thư em viết để gửi người
thân hoặc bạn bè.
- Hãy chia sẻ một đoạn nhật kí của em với cô giáo và các bạn.
2.3.4. Tổ chức hoạt động dạy – học trên lớp:
Sau đây là phần mô tả bài giảng:
Tiết 34:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Nội dung trọng tậm:
Bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được học trong 2 tiết, tiết 34 là tiết
đầu tiên, nội dung kiến thức không nhiều nhưng điều quan trọng là giáo viên
6
phải tạo ra tình huống giao tiếp thực tế, giúp học sinh có thể nhận diện một cách
đơn giản nhất đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt, thứ tiếng nói mà hàng ngày các
em đang sử dụng; từ đó học sinh sẽ thấy rõ tầm quan trọng của việc sử dụng
ngôn ngữ tiếng Việt, nâng cao ý thức chủ động của các em trong việc rèn luyện
năng lực và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.- Nắm vững khái niệm ngôn ngữ
sinh hoạt và các dạng chủ yếu của ngôn ngữ sinh hoạt.
Ổn định tổ chức:
- Giáo viên để màn hình máy hiện slide 1 (chế độ chờ)
- Kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra bài cũ ( không kiểm tra đầu tiết mà lồng vào phần học bài mới):
- Giới thiệu bài mới:
Trong cuộc sống hàng ngày, để giao tiếp với nhau, chúng ta thường sử
dụng một phương tiện đơn giản, phổ biến nhất là ngôn ngữ nói, hay còn gọi là
ngôn ngữ sinh hoạt. Chương trình Ngữ Văn 10 dành cho chúng ta hai tiết để tìm
hiểu về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hôm nay, chúng ta học tiết đầu tiên. Để
bắt đầu bài học, cô trò ta trao đổi một chút. Cô muốn các em cho cô biết: sáng
nay khi rời nhà đi học, em có nói gì với người thân của mình không? Nếu có,
hãy nhắc lại đúng ngữ điệu những lời nói đó. (GV cần linh hoạt tận dụng tình
huống giao tiếp này của học sinh để nhấn mạnh với các em về mục tiêu của bài
học – tạo không khí và lôi kéo học sinh nhập cuộc vào giờ học.)
- Giáo viên chiếu slide 2: Tên bài học
Phần bài mới:
I. Ngôn ngữ sinh hoạt:
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
a, Tìm hiểu ngữ liệu:
- Giáo viên dẫn dắt: Để tìm hiểu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, trước tiên,
chúng ta cần nắm được một số vấn đề của ngôn ngữ sinh hoạt. Và vấn đề đầu
tiên là khái niệm. Muốn biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt, cô trò ta sẽ cùng tìm
hiểu ngữ liệu. Mời các em hướng về màn hình.
- Giáo viên chiếu slide 3 (ngữ liệu), chỉ định 1 học sinh đọc to, cả lớp theo dõi
màn hình.
Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học.)
- Hương ơi! Đi học đi!
(Im lặng)
- Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên)
- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một
người đàn ông nói to)
- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với!...Nhanh lên con, Hương!
(tiếng mẹ của Hương nhẹ nhàng ôn tồn)
- Đây rồi , ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ nhẹ)
- Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu)
- Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!...(tiếng Hùng tiếp lời)[3]
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Yêu cầu:
Thời gian: 10 phút
7
Nhiệm vụ: 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, thảo luận trả lời câu hỏi, tổ trưởng
ghi kết quả vào phiếu học tập.
Nhóm 1+2:
1.Cuộc đối thoại diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?
2. Nhân vật giao tiếp là những ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?
3. Nội dung, hình thức, mục đích của cuộc giao tiếp là gì?
Nhóm 3 + 4:
4. Việc sử dụng từ ngữ và câu có đặc điểm gì?
5. Ngoài ngôn ngữ, cuộc đối thoại còn sử dụng phương tiện hỗ trợ nào?
- Giáo viênchiếu slide 4 – nội dung thảo luận.
Thảo luận: 10 phút
- Nhóm 1+2:
1. Xác định không gian và thời gian của cuộc đối thoại ?
2. Nhân vật giao tiếp là những ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?
3. Xác định nội dung, hình thức, mục đích của cuộc đối thoại?
- Nhóm 3+4:
4. Việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu của cuộc đối thoại có đặc điểm gì?
5. Ngoài ngôn ngữ, cuộc đối còn sử dụng phương tiện hỗ trợ nào?
- Trong khi học sinh hoạt động nhóm, giáo viên chiếu slide 5 (câu hỏi thảo luận
và ngữ liệu)
- Nhóm 1+2:
1. Xác định không gian và thời
gian của cuộc đối thoại ?
2. Nhân vật giao tiếp là những ai?
Quan hệ giữa họ như thế nào?
3. Xác định nội dung, hình thức,
mục đích của cuộc đối thoại?
- Nhóm 3+4:
4. Việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu
của cuộc đối thoại có đặc điểm
gì?
5. Ngoài ngôn ngữ, cuộc đối còn
sử dụng phương tiện hỗ trợ nào?
(Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và
Hùng gọi bạn Hương đi học.)
- Hương ơi! Đi học đi!
(Im lặng)
- Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào
lên)
- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không
cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một người
đàn ông nói to)
- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ
trưa với!...Nhanh lên con, Hương! (tiếng mẹ
của Hương nhẹ nhàng ôn tồn)
- Đây rồi , ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ
nhẹ)
- Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết
thôi! (tiếng Lan càu nhàu)
- Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch
như vịt bầu!...(tiếng Hùng tiếp lời)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp phiếu học tập, gắn lên bảng và tổ chức cho học
sinh nhận xét chéo.
- Giáo viên chốt đáp án, chiếu slide 6 (đáp án) và nhận xét bài làm của các tổ.
8
- Không gian: Tại khu tập thể X.
- Thời gian: Buổi trưa.
- Nhân vật giao tiếp, quan hệ giữa các nhân vật:
+ Lan + Hùng + Hương: bạn bè (bình đẳng về vai giao tiếp).
+ Mẹ Hương (quan hệ ruột thịt – mẹ con), người đàn ông hàng xóm (quan hệ
xã hội); so với Lan, Hương, Hùng thì họ là vai bề trên, lớn tuổi.
- Hình thức, nội dung, mục đích giao tiếp:
+ Hình thức: gọi - đáp.
+ Nội dung: gọi nhau đi học.
+ Mục đích: đến lớp đúng giờ quy định.
- Từ ngữ:
+ Sử dụng nhiều từ hô - gọi ; tình thái từ : ơi, rồi, à, chứ, với, gớm, ấy, chết
thôi...
+ Sử dụng những từ ngữ thân mật, suồng sã, khẩu ngữ: khẽ chứ!, Gớm, chậm
như rùa ấy, lạch bà lạch bạch…; các cháu ơi; Chúng mày.
- Câu văn: ngắn, câu tỉnh lược: Hương ơi! Đi học đi; Không cho ai ngủ ngáy
nữa à!; Đây rồi, ra đây rồi; Hôm nào cũng chậm; Lạch bà lạch bạch như vịt bầu.
- S/d phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu kèm theo thái độ của nhân vật.
b, Khái niệm:
- Giáo viên đặt câu hỏi: Từ kết quả của bài tập trên, em hãy cho biết thế nào là
ngôn ngữ sinh hoạt?
- Giáo viên gọi 1-2 học sinh trả lời, chỉnh sửa nếu cần và chốt kiến thức, ghi
bảng:
Ngôn ngữ sinh hoạt (hay còn gọi là khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ
hội thoại…) là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để trao đổi thông tin, trao đổi
ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Giáo viên chuyển ý: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày của
chúng ta, được mọi người sử dụng, trong mọi hoàn cảnh, do đó biểu hiện của
ngôn ngữ sinh hoạt cũng hết sức đa dạng. Trong phần tiếp theo của tiết học, cô
trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:
- Giáo viên chỉ định 1 học sinh nhắc lại yêu cầu phần chuẩn bị bài ở nhà của học
sinh:
Em hãy nêu một số ví dụ về việc dùng ngôn ngữ sinh hoạt trong cuộc sống hàng
ngày mà em gặp.
Hãy chọn và đọc một đoạn đối thoại trong một tác phẩm mà em thích của
chương trình ngữ văn 10.
Hãy chọn và đọc một đoạn tin nhắn qua điện thoại của em và một người bạn.
Hãy cho cô và các bạn lắng nghe một đoạn của bức thư em viết để gửi người
thân hoặc bạn bè.
Hãy chia sẻ một đoạn nhật kí của em với cô giáo và các bạn.
9
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày phần đã chuẩn bị ở nhà (Mỗi yêu cầu gọi
1-2 học sinh trình bày)
- Sau khi học sinh lần lượt trình bày các nội dung trên, giáo viên dẫn dắt: Các ví
dụ về sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trực tiếp hàng ngày, các đoạn đối thoại giữa
các nhân vật trong tác phẩm văn học, tin nhắn văn bản qua điện thoại, thư từ,
nhật kí… mà các em vừa chia sẻ đã bao gồm các dạng biểu hiện chính của ngôn
ngữ sinh hoạt. Vậy theo em, ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại phổ biến ở dạng nào?
Bên cạnh dạng phổ biến ấy còn có những trường hợp đặc biệt nào?
- Giáo viên gọi 1-2 học sinh trả lời, dẫn dắt, gợi mở, định hướng, chỉnh sửa nếu
cần, chốt kiến thức và ghi bảng:
Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nói (qua hình thức
đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm)
Một số trường hợp tồn tại ở dạng viết (nhật kí, thư từ, tin nhắn,
hồi kí)
Đặc biệt ngôn ngữ sinh hoạt còn thể hiện ở dạng lời nói tái hiện,
mô phỏng lời thoại tự nhiên, nhưng được sáng tạo theo các thể loại văn
bản khác nhau.
- Giáo viên chuyển ý: Như vậy, mặc dù rất đa dạng, phong phú nhưng ngôn ngữ
sinh hoạt cũng được quy về 3 dạng biểu hiện cơ bản như các em vừa biết. Sau
đây mời các em hướng lên màn hình, chúng ta sẽ cùng tham khảo một số ví dụ
nữa để nhớ rõ hơn về các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt. Các em hãy
theo dõi màn hình chiếu và thực hiện các yêu cầu trong mỗi ví dụ!
- Giáo viên lần lượt chiếu các slide từ 7 đến 12 đủ thời gian để học sinh đọc và
suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
Slide 7 – Giáo viên dẫn dắt: Đây là một cuộc giao tiếp đã từng diễn ra ở
lớp ta, cô ghi lại, các em đọc và cho biết hình thức của giao tiếp ở đây là gì?
Đọc các ví dụ sau và xác định hình thức của mỗi hoạt động giao tiếp?
Ví dụ 1:
Trong giờ học văn:
GV: - Cả lớp ghi đề bài viết số 3, về nhà làm, ba hôm nữa nộp cho cô.
HS nam: - Ối, ba hôm nữa thì chết em! Cô cho đến cuối tuần đi ạ!
HS nữ: - Cô ơi, bọn em đi học suốt ngày, cô cho đến cuối tuần nộp cô nhá!
GV: Thôi, không mè nheo nữa! Đúng ba ngày nữa ai không nộp thì tùy! Chậm
một ngày, trừ một điểm!
Hình thức: Đối thoại (giữa giáo viên và học sinh)
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt đáp án: Đối thoại ( Giữa giáo viên và học
sinh trong giờ học văn).
10
Slide 8 – Giáo viên dẫn dắt: Cuộc giao tiếp này được lấy từ đâu? Giữa ai
với ai? Hình thức của giao tiếp là gì?
Ví dụ 2:
- Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”,
nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là
dạy cho cháu đến tận tam đại con gà kia…
( Trích truyện cười “Tam đại con gà” [3])
Hình thức: Đối thoại và độc thoại ( giữa các nhân vật trong truyện)
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt đáp án:Đối thoại và độc thoại của
các nhân vật trong truyện cười “Tam đại con gà”
+ Slide 9 – Giáo viên dẫn dắt: Cuộc giao tiếp này được lấy từ đâu? Giữa ai với
ai? Hình thức của giao tiếp là gì?
Ví dụ 3:
Hình thức: Tin nhắn thoại
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt đáp án:Tin nhắn trên điện thoại di
động giữa 2 học sinh.
11
Slide 10 – Giáo viên dẫn dắt: Cuộc giao tiếp này được lấy từ đâu? Giữa ai
với ai? Hình thức của giao tiếp là gì?
Ví dụ 4:
Thấm thoát đã 6 tháng kể từ ngày em nhập ngũ, anh mới biên bức thư này
cho em. Em có khỏe không? Vẫn học tập và rèn luyện tốt chứ? Anh và ba mẹ
đều khỏe, ba đã cai được tật nghiện rượu, giờ 1 năm ông chỉ uống 2 lần vào các
dịp quan trọng, mỗi lần 6 tháng, còn tuyệt ai mời cũng không bén 1 giọt. Mẹ
cũng đã cai được thuốc lá sau lần tàn thuốc làm cháy chuồng gà chọi của em. 3
con bị thiêu chết, nhưng anh cũng kịp cứu con gà mà em cưng nhất. Con gà khỏe
lắm, lúc ba cắt cổ để mừng đám cháy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới gian
nhà chính nó giãy như điên, đạp đổ cả bát tiết. Vì em đang ở xa, nên anh được 2
cái đùi mà không ai tranh giành cả.
Hình thức: Thư (của anh gửi em trai)
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt đáp án: Thư (anh trai gửi người em
đang học tập, rèn luyện xa nhà). Đọc thư thấy vui vẻ, thoải mái.
(Giáo viên bổ sung thêm thông tin: Đây là 1 phần của bức thư anh trai gửi em
trai đang đi bộ đội, cô sưu tầm ở trên mạng, các em có thể thấy rõ mặc dù ở
dạng viết nhưng ngôn ngữ trong thư rất xuồng xã, thân mật, thoải mái như trong
đời sống hàng ngày)
Slide 11 – Giáo viên dẫn dắt: Cuộc giao tiếp này được lấy từ đâu? Giữa ai
với ai? Hình thức của giao tiếp là gì? Qua cuộc giao tiếp này em biết thông tin gì
và cảm xúc của em ra sao?
Ví dụ 5:
Ngày con trai bố sinh ra là ngày cả gia đình mình hạnh phúc, hạnh phúc vì
có một thiên thần là con ra đời. Nhưng đó lại là ngày mà bố đau xót nhất vì
không được bế con trên tay, được gọi và đặt một cái tên như bố hằng mong ước.
Bố mẹ rời xa nhau cũng là lúc, bố và các con xa cách… Chúng ta mới chỉ được
gặp nhau một lần, từ lúc con ra đời. Có lẽ nào đó là số phận con nhỉ? Bởi ai sinh
ra trên đời lại mong muốn chia ly đâu, buồn và đau lắm chứ! Bố thèm lắm, khát
khao lắm một lần được con, chị gái con gọi hai tiếng thiêng liêng “bố ơi!”
Nhưng mong ước nhỏ nhoi, bình thường với bao người đàn ông khác lại là điều
quá đỗi phù du, xa vời với bố. Bố xin lỗi nhé, vì đã không dành cho con, chị gái
con một cuộc sống có đủ bố và mẹ. Chúng ta xa nhau, xa về không gian, xa về
cảm xúc, xa về những điều mà không thể chạm tới được với nhau. Nhưng bố
mừng vì các con đang được sống trong sự yêu thương của một người mẹ tốt,
người sẽ chăm lo thật tốt cho các con, chắc chắn vậy rồi!
Hình thức: Thư (bố gửi con trai)
(Giáo viên bổ sung thêm thông tin: Còn đây cũng là 1 phần của bức thư,
cô sưu tầm ở trên mạng của người bố gửi cậu con trai mới sinh của mình. Hoàn
12
cảnh của giao tiếp ở đây có thể hiểu là bố mẹ em li hôn, em và chị gái ở với mẹ,
các em có thể thấy rõ mặc dù cũng là thư nhưng ngôn ngữ vừa thân mật, gần gũi
vừa trang trọng, nghiêm túc)
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt đáp án:Thư (bố gửi cậu con trai
mới sinh). Đọc thư thấy xúc động, thương xót.
Slide 12 - Giáo viên dẫn dắt: Cuộc giao tiếp này được lấy từ đâu? Giữa ai
với ai? Hình thức của giao tiếp là gì?
Ví dụ 6:
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị
là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái
khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt .
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi hắn toét miệng cười.
- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này, hẵng ngồi xuống đây ăn miếng giầu đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn cong cớn trước mặt hắn
- Đấy muốn ăn gì thì ăn.
- Hắn vỗ vỗ vào túi.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân[4])
Hình thức: Đối thoại (của nhân vật trong truyện)
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt đáp án:Đối thoại của hai nhân
vật trong truyện.
-Giáo viên đặt câu hỏi: Qua việc tìm hiểu tất cả các tình huống giao tiếp trên, em
có thể rút ra nhận xét gì về ngôn ngữ sinh hoạt?
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên khắc sâu kiến thức và chỉ định 1 học sinh
đọc Ghi nhớ (Sách giáo khoa)
3. Luyện tập:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập:
+ Học sinh suy nghĩ độc lập và trả lời câu hỏi ý a. Giáo viên chiếu slide 13 đáp
án để học sinh so sánh, rút kinh nghiệm.
Ý a1/
- “Lời nói ”(ngôn ngữ) phong phú, đa dạng
- “Vừa lòng nhau” không phải là xu nịnh “vuốt ve” lẫn nhau, mà là đạt được
mục đích giao tiếp.
Là lời khuyên cho con người trong quá trình giao tiếp: Phải biết lựa
chọn từ ngữ, tổ chức lời nói đúng nhất, hay nhất để người nghe hiểu, đáp
ứng mục đích giao tiếp.
13
Ý a2/
Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử lửa, muốn biết chuông vang phải thử tiếng.
Muốn biết phẩm chất con người thì có nhiều cách và một cách đơn giản là qua
cách nói năng, cư xử của người đó.
Cần cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói vì nó thể hiện phần nào đạo đức
của chúng ta.
Học sinh thảo luận trong bàn, đại diện xung phong phát biểu ý b:
Ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích được biểu hiện ở dạng nào?
Anh (chị) có nhận xét gì về dùng từ ngữ ở đoạn trích này?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chiếu slide 13 để học sinh so sánh đáp án, rút
kinh nghiệm:
Ý b/
- Biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện. Đó là lời của Năm Hên đáp lại lời dân làng
- Từ ngữ của nhân vật mang tính địa phương Nam Bộ và ngôn ngữ của người
chuyên bắt sấu, sắc thái tự nhiên của lời ăn tiếng nói sinh hoạt hàng ngày:
+ Đi ghe xuồng
+ Ngặt tôi không mang thứ phú quới đó.
+ Cực lòng biết bao nhiêu.
+ rượt; rạch
+ “Có vậy…là xong”.
Tác giả mô phỏng ngôn ngữ sử dụng ở vùng Nam Bộ và ngôn ngữ
của người chuyên đi bắt cá sấu nhằm mục đích làm sinh động ngôn ngữ kể
chuyện và làm rõ tính cách nhân vật Năm Hên.
Củng cố, dặn dò:
- Qua bài học này, chúng ta đã hiểu rõ khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, thấy
được những biểu hiện đa dạng và tầm quan trọng ngôn ngữ sinh hoạt. Do đó,
chúng ta cần nghiêm túc, chủ động trong việc học hỏi, rèn luyện kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ tiếng Việt; trong giao tiếp hàng ngày luôn có ý thức lựa chọn cách nói
năng, diễn đạt phù hợp với từng tình huống giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp
cao nhất. Giao tiếp tốt là điều kiện đầu tiên quyết định thành công của chúng ta.
- Chuẩn bị tiết tiếp theo: soạn bài “Tỏ lòng”
2.3.5. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Sau khi tiết học kết thúc, giáo viên nhận thấy rõ rệt sự hào hứng của học
sinh và chất lượng của giờ học, do đó các tiết học sau sẽ tiếp tục triển khai theo
hướng này và sẽ cố gắng chuẩn bị các ví dụ sinh động, gần gũi hơn nâng cao
hơn nữa chất ượng dạy và học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
14
Qua quá trình dạy học, với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy
học hiện đại hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học nhằm nâng cao
các năng lực của học sinh, tôi thấy kết quả giảng dạy có sự khác biệt rõ rệt.
Về tinh thần, thái độ: Sự thay đổi rõ rệt đầu tiên dễ dàng nhận thấy là ở
tinh thần tự nguyện hợp tác, thái độ hào hứng, vui vẻ chuẩn bị bài học cũng như
trong quá trình học trên lớp. Khi tiết học diễn ra, các em chú ý theo dõi, hợp tác,
hăng hái bộc lộ ý kiến cá nhân, không còn biểu hiện ngại ngần, né tránh hay
ngồi buồn ngủ, ngáp vặt. Nhờ đó, không khí giờ học được cải thiện rõ rệt. Với
cách vào bài thực tế, cách khai thác ví dụ đa dạng, gần gũi, giàu ý nghĩa, học
sinh được cuốn vào bài học và tham gia chủ động, tích cực.
Về kiến thức: Nhờ được đưa vào tình hống giao tiếp thực tế, học sinh
nắm được các nội dung cơ bản trong bài học nhanh hơn, có tính hệ thống hơn,
lâu quên hơn. Từ đó, khả năng ứng dụng vào thực tiễn cũng khả quan hơn.
Về năng lực và kĩ năng sống: Học sinh có cơ hội tham gia trực tiếp vào
các tình huống sinh hoạt trong đời sống, nhờ đó các em được thực hành, bộc lộ
năng lực ngôn ngữ của bản thân, thể hiện và nâng cao kỹ năng xử lý ngôn ngữ.
Mặt khác, qua giao tiếp ngôn ngữ, các em trải nghiệm cảm xúc phong phú hơn,
biết quan tâm, xúc động, chia sẻ với hoàn cảnh của mọi người xung quanh, sống
nhạy cảm hơn, ý nghĩa hơn.
Để nắm được kết quả cụ thể, tôi đã tiến hành khảo sát trên 2 lớp có thực
hiện phương pháp mà tôi nghiên cứu trong đề tài này. Cụ thể như sau:
•
Đối tượng khảo sát:
+ Học sinh lớp 10C và 10K.
+ Số lượng học sinh 2 lớp là 91 em.
+ Học chương trình cơ bản
+ Điều kiện học tập như nhau.
+ Nội dung học tập giống nhau
• Hình thức và nội dung khảo sát:
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài trong vở
+ Đánh giá kết quả tham gia vào hoạt động trên lớp trong giờ học Tiết 34
“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”
• Kết quả khảo sát
Về việc chuẩn bị bài:
+ Có em đã 80/91 chuẩn bị bài đầy đủ về số lượng (phần giáo viên yêu
cầu chuẩn bị trước ở nhà)
+ Có 04 em chuẩn bị nhưng còn thiếu
+ Có 07 em không chuẩn bị bài
Trong giờ học: 100% học sinh trong lớp đã quan tâm, chú ý đến các hoạt
động mà giáo viên tổ chức, nhiều em tỏ ra nhiệt tình (50 – 55/91 em), thể hiện
tinh thần hăng hái thi đua khi làm bài tập nhóm (Nhóm 2 – Lớp 10K, nhóm 1, 2
– Lớp 10C).
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
15
Với khuôn khổ của một đề tài nhỏ, có đối tượng nghiên cứu và mục đích
cụ thể nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy phân môn Tiếng Việt trong chương
trình ngữ văn THPT, tôi nhận thấy đây là một phương pháp có tính thực tiễn cao,
dễ áp dụng, có thể triển khai với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Mặt khác,
khi tiến hành so sánh dễ nhận thấy hiệu quả rõ rệt của phương pháp này: Học
sinh hứng thú, chủ động và tích cực tham gia hoạt động dạy – học do giáo viên
tổ chức, kiến thức được tiếp thu một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ vì nó gắn với tình
huống giao tiếp cụ thể, thực tế. Do đó, người viết mạnh dạn chắp bút trình bày
dưới dạng một sáng kiến kinh nghiệm của bản thân với mong muốn được chia sẻ
với đồng nghiệp một phần kinh nghiệm ts ỏi của mình, rất mong nhận được sự
trao đổi, góp ý để chúng ta có thể hoàn thành tốt hơn bài dạy cũng như sứ mệnh
trồng người của mình. Xin sẵn sàng đón nhận và trân trọng cảm ơn!
3.2. Kiến nghị:
Việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới cần sự hỗ trợ
không thể thiếu của công nghệ hiện đại, các thiết bị dạy học ... rất mong trong
một ngày gần nhất nhà trường sẽ lắp đặt đồng bộ máy chiếu cho tất cả các lớp
học và thường xuyên mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học để hoạt động dạy –
học được thuận tiện và đạt kết quả tốt nhất.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh
nghiệm trên đây là do chính tôi viết,
nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Người viết
Trịnh Thị Giang
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam và hướng phát
triển sau 2015 – PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Website: www.nico – paris.com
[2] Tiếng Việt trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 - PGS.TS Đỗ
Ngọc Thống – Website: www.nico – paris.com
[3] Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – Tập 1, Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên),
NXB Giáo dục Việt Nam , năm 2006.
[4]Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – Tập 2, Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), NXB
Giáo dục Việt Nam , năm 2006.
17
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Giang
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Hà Trung
TT
Tên đề tài SKKN
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Năm học
đánh giá xếp
loại
Khai thác lợi thế của môn Ngữ
1.
văn trong giáo dục kĩ năng
Sở
C
2010-2011
sống cho học sinh lớp 10.
18