Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận cao học MÔN: QUẢN LÝ LƯU VỰC Chuyên đề: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG LƯU VỰC SÔNG KÔNHÀ THANH, XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN TRÊN LƯU VỰC, HẠN CHẾ TRONG HỢP TÁC VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.06 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ LƯU VỰC
Lớp : Cao học Lâm nghiệp K22C

Chuyên đề:
Chuyên đề:
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG LƯU VỰC SÔNG KÔN-HÀ THANH, XÁC
ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN TRÊN LƯU VỰC,
HẠN CHẾ TRONG HỢP TÁC VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN CỦA CÁC BÊN
LIÊN QUAN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ CÁC VẤN ĐỀ
TRÊN

Huế, tháng 10 năm 2017
1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ LƯU VỰC
Lớp : Cao học Lâm nghiệp K22C

Chuyên đề:
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG LƯU VỰC SÔNG KÔN-HÀ
THANH, XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
TRÊN LƯU VỰC, HẠN CHẾ TRONG HỢP TÁC VÀ CHIA SẺ THÔNG
TIN CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ


HẠN CHẾ CÁC VẤN ĐỀ TRÊN
GVHD: TS. TRẦN NAM THẮNG
Nhóm học viên thực hiện:
1. Phạm Xuân Thủy
2. Phạm Minh Phúc

Huế, tháng 10 năm 2017
2


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lưu vực Sông Kôn-Hà Thanh nằm ở Trung Trung Bộ với diện tích 3.647
km2, có tọa độ địa lý 13 030’-14030’ vĩ độn Bắc và 108030’-109015’ kinh độ Đông.
Phần lớn lưu vực song Kôn- Hà Thanh nằm trong tỉnh Bình Định (90% diện tích
lưu vực) bào gồm cả thành phố Quy Nhơn. Đây là lưu vực song lớn nhất của tỉnh
Bình Định và cũng là vùng tập trung các hoạt động kinh tế văn hóa, xã hội và chính
trị của toàn tỉnh. Song nơi đây có khí hậu tương đối khắc nghiệt, đặc biệt các hiện
tượng thiên tai ngày càng có chiều hướng gia tang cả về cường độ lẫn tần suất,
thường xuyên phải chịu cảnh thiếu nước vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa, gay
thiệt hại và khó khan rất lớn đến đời sống và sức sản xuất của người dân, ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy, việc phân tích hiện trạng
lưu vực Sông Kon- Hà Thanh để xác định các vấn đề trong quản lý tài nguyên trên
lưu vực và phân tích các hạn chế, trong hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các bên liên
quan và đề xuất các giải pháp để hạn chế các vấn đề trên là cần thiết. Từ đó cho ta
thấy tầm quan trọng cần phải có những giải pháp đồng bộ để quản lý tốt một lưu
vực, do đó, nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện Tiểu luận “Phân tích hiện trạng
lưu vực Sông Kon-Hà Thanh, xác định các vấn đề trong quản lý tài nguyên
trên lưu vực, hạn chế trong hợp tác và chia sẻ thông tin của các bên liên quan
và đề xuất các giải pháp để hạn chế các vấn đề trên”. Mặc dù đã có nhiều cố

gắng nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn nên Tiểu luận không tránh khỏi thiếu
sót, mong thầy cô và bạn đọc tham gia thêm để Tiểu luận được hoàn thiện hơn.

3


PHẦN II
PHẠM VI, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
I. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiện trạng sông Kôn- Hà Thanh, các mối đe dọa tác động đến trạng thái khu
vực đầu nguồn sông Kôn –Hà Thanh
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Hiện trạng khu vực đầu nguồn sông Kôn-Hà Thanh
2. Các mối đe dọa, tác động đến trạng thái khu vực đầu nguồn sông Kôn-Hà
Thanh
3. Những biện pháp giải quyết và quản lý những vấn đề nêu trên.

4


PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. HIỆN TRẠNG LƯU VỰC SÔNG KÔN- HÀ THANH
1. Khái quát chung
Sông Kôn và sông Hà Thanh đều bắt nguồn từ vùng núi cao của phía Đông
Trường Sơn và đổ vào đầm Thị Nại. Lưu vực sông Hà Thanh có thể được coi là
một bộ phận của lưu vực Sông Kôn do hai con sông này được nối với nhau bởi
nhiều kênh tự nhiên và kênh đào, dòng chảy Sông Kôn ảnh hưởng và chi phối chế
độ lũ của song Hà Thanh.
Sông Kôn bắt nguồn từ khối núi Ngọc Roo tỉnh Kon Tum. Sông dài 171 km,

diện tích lưu vực khoảng 2.594 km2 chảy qua địa phận 3 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai
và Bình Định. Đoạn qua Bình Định chảy qua 4 huyện là Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An
Nhơn và Tuy Phước. Lưu vực đầu nguồn Sông Kôn bao gồm địa phận các xã Vĩnh
Kim, Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, xã An Toàn, huyện An
Lão và xã Bok Tới, Đăk Mang, huyện Hoài Ân.
Sông Hà Thanh bắt nguồn từ vùng núi cao 1.100m ở huyện Vân Canh, có diện
tích lưu vực là 580km2 chiều dài dòng chảy chính 58 km qua 2 huyện Vân Canh, Tuy
Phước và thành phố Quy Nhơn.
2. Hiện trạng lưu vực sông Kôn – Hà Thanh tại tỉnh Bình Định
2.1. Ranh giới
Ranh giới của cụm lưu vực như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi;
- Phía Nam giáp với một phần của xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh;
- Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai;
- Phía Đông giáp huyện Hoài Ân và biển Đông.
2.2. Diện tích
5


Tổng diện tích lưu vực

: 364.772,40 ha; trong đó:

- Đất có rừng

: 262.249,00 ha.

- Đất chưa có rừng

: 102.475,50 ha.


- Đất khác

:

47,9 ha.

2.3. Đặc điểm địa hình lưu vực
Sông Kôn nằm về phía Tây Bắc và phía Tây của tỉnh thuộc dãy Trường Sơn
Đông, độ cao trung bình từ 500-1000m. Đại bộ phận sườn dốc hơn 20 0, phân bố ở
các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh và Hoài Ân. Địa hình khu vực này phân
cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, là nơi đầu nguồn của Sông Kôn, lớp phủ thực
vật có mật độ trung bình.
2.4. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng tiếp giáp giữa vùng bắc Tây Nguyên và duyên hải Nam
Trung bộ. Do đó, ngoài khí hậu Đông Trường Sơn còn có đặc điểm khí hậu Tây
Trường Sơn. Đặc điểm này thể hiện rất rõ ở chế độ mưa. Nơi đây mùa mưa thường
kéo dài hơn chính vì vậy mà lượng nước của sông Kôn luôn đảm bảo ngay cả trong
những tháng kiệt của mùa khô. Về cơ bản, khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió
mùa với những đặc điểm cơ bản sau:
a) Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 20 0C đến 230C. Nhiệt độ cao tuyệt đối
không quá 38oC; nhiệt độ thấp tuyệt đối không dưới 7oC
b) Chế độ mưa ẩm
Lượng mưa trung bình năm từ 2.000 - 2.400mm. Sở dĩ lượng mưa lớn do
vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ khí hậu Đông Trường Sơn đồng thời chịu
ảnh hưởng của khí hậu Tây Trường Sơn do đó mùa mưa kéo dài và lượng mưa rải
đều hơn. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn.
c) Các mùa trong năm


6


Một năm có 2 mùa tương đối rõ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm
chiếm 60 - 70% tổng lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 10 và 11. Mùa
khô từ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 30 - 40% tổng lượng mưa
cả năm. Kiệt nhất là vào tháng 2, tháng 3.
d) Độ ẩm
Độ ẩm không khí bình quân năm khá cao khoảng 80%; độ ẩm cực đại tới
90%; cực tiểu 30%; trung bình vào khoảng 70-75%.
e) Chế độ gió
Trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng gió chủ yếu là Đông
Bắc và Bắc. Từ tháng 5 đến tháng 8 hướng gió chủ yếu là Tây Nam và Nam. Tháng
4 và tháng 9 là thời kỳ chuyển tiếp. Do bị che chắn bởi dãy Trường Sơn và cao
nguyên Trung Bộ nên gió mùa Tây nam bị chắn lại và trút hết hơi nước ở phía Tây.
Khi vào đến Bình Định thì trở nên khô nóng và hình thành gió Nam nóng. Gió Nam
xuất hiện vào giữa và cuối mùa hè (tháng 6 đến tháng 8).
g) Chế độ thuỷ văn
Với lượng mưa tương đối cao, chế độ nhiệt thấp, thảm thực vật bề mặt còn
rất lớn và chủ yếu là rừng tự nhiên thường xanh cho nên nguồn nước trong khu
vùng tương đối dồi dào. Các con sông và suối chính thường có nước quanh năm.
Trong cụm lưu vực có 1 hệ thủy chính là hệ thống thượng nguồn sông Kôn. Sông
bắt nguồn từ vùng rừng núi phía Tây huyện Hoài Ân và An Lão có độ cao từ 600 –
1.000 m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Qua các vùng Hoài Ân, An Lão,
Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và có rất nhiều phụ lưu. Hệ thống thượng nguồn sông Kôn
gồm rất nhiều sông suối lớn nhỏ, đây là hệ thuỷ chính có lưu vực lớn của sông Kôn.
Trong hệ thống thượng nguồn sông Kôn gồm 2 hệ thủy phụ lưu sông Kôn là:
* Hệ thống sông Mia
Là phụ lưu của sông Kôn, bắt nguồn từ phía Bắc xã An Toàn, chảy theo
hướng Nam rồi nhập vào sông Kôn. Đây là hệ thuỷ bổ sung nguồn nước đáng kể

cho sông Kôn.
* Hệ thống sông Trinh
7


Là phụ lưu của sông Kôn, bắt nguồn từ phía Đông xã An Toàn, theo hướng
Nam rồi nhập về sông Kôn. Đây cũng là hệ thuỷ bổ sung nguồn nước đáng kể cho
sông Kôn.
Ngoài ra, trong vùng có nhiều suối như: suối Sơn Lang, suối Quyên, suối
ĐaK Lót, suối ĐaK Trú, suối Xem... Hầu hết các nhánh suối ngắn và dốc, tất cả đều
đổ về sông Kôn.
Các hệ thủy này có ảnh hưởng lớn tới hệ thống thủy điện, thủy lợi và tưới
tiêu cho vùng hạ lưu Sông Kôn. Vì vậy ngoài giá trị về bảo tồn, khu rừng An Toàn
còn có chức năng phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo nguồn nước quanh năm cho Sông
Kôn.
3. Nhận xét chung
Sông Kôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển dân sinh,
kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Định. Nhưng đây cũng là nơi rất dễ bị ảnh hưởng và
nhạy cảm với thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây,
tỉnh Bình Định và lưu vực sông Kôn đã chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều trận
thiên tai như bão lớn, mưa to, lũ lụt và hạn hán với cường độ và tần suất tăng lên
đáng kể, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường ở hạ lưu, gây tổn thất về tài sản và cuộc sống của người dân.
Mặc dù đã có nhiều công trình đã triển khai, nhưng nếu chỉ xem xét hai nhà
máy thủy điện lớn trên địa phận tỉnh Bình Định là thủy điện Vĩnh Sơn, hồ chứa
nước kết hợp thủy điện Định Bình và đập dâng Văn Phong đang hoạt động đã bộc
lộ các tác động như thay đổi chế độ dòng chảy ở hạ lưu sông, làm thiếu nước tưới
cho nông nghiệp vào tháng mùa khô. Đáng lưu ý hơn chất lượng nước trong thời
gian gian tích nước và xả nước của các thủy điện, hồ chứa đã làm ảnh hưởng đến
chất lượng nước ở hạ lưu. Ngoài ra, sự suy giảm tài nguyên sinh học vùng hạ lưu

đã đe dọa đến các loài nước ngọt và sinh kế của người dân ở vùng đầm phá, duyên
hải.
II. CÁC BÊN LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC
SÔNG KÔN-HÀ THANH
8


Cũng như các hệ thống sông khác, sông Kôn đang phải chịu đựng rất nhiều
yếu tố tác động đến lưu vực, cụ thể:
1. Thủy điện
Trên dòng sông xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn nhỏ. Hai nhà máy thủy
điện lớn trên địa phận tỉnh Bình Định là thủy điện Vĩnh Sơn, hồ chứa nước kết hợp
thủy điện Định Bình và đập dâng Văn Phong, hiện nay đang xây dựng thêm một số
nhà máy thủy điện nhỏ nữa. Chỉ trên một đoạn của sông Kôn từ xã Bình Tường
(huyện Tây Sơn) lên xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh) với chiều dài khoảng 80 km
và cả lưu vực các con suối tại các xã thượng nguồn Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim đến nay
đã có đến 14 dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện lớn, nhỏ. Việc xây dựng các nhà
máy thủy điện đang có những vấn đề tồn tại như sau:
Thủy điện trên các lưu vực sông khiến các dòng sông tự nhiên đều bị thay đổi,
làm mất rừng đầu nguồn khiến đa dạng sinh học bị giảm và gia tăng lũ quét.
Những hồ đập ở thượng nguồn sông Kôn là những “quả bom nước” treo trên đầu
các khu vực đông dân dưới hạ lưu. Việc xây dựng nhiều thủy điện đã làm gia tăng
nguy cơ lũ lụt trên địa bàn tỉnh.
Việc thi công xây dựng và chặn dòng tích nước các hồ thủy điện trên các
nhánh sông đã làm suy giảm số lượng và chất lượng dòng chảy ở hạ lưu, việc tích
nước kéo dài đã gây ra tình trạng thiếu nước cấp cho sản xuất nông nghiệp các xã
hạ lưu, mặt khác ngay vào mùa cạn cũng đã xuất hiện úng ngập cục bộ, ngắn ngày
tại các ô trũng ở hạ lưu.
Trong mùa lũ thủy điện vận hành tạo ra tình hình ngập úng kéo dài hơn trước
khi có đập, và xói lở hai bờ sông sẽ nghiêm trọng hơn bởi vì khả năng điều tiết của

hồ Định Bình lớn, lại nhận thêm nước xả từ hồ thủy điện Vĩnh Sơn, trong khi đó
địa chất bờ sông yếu. Sự thay đổi chế độ dòng chảy hạ lưu các tuyến đập làm tăng
tốc độ bồi lắng trên sông và các nhánh nhỏ của sông.
Quá trình thi công xây dựng và chặn dòng tích nước các hồ thủy điện ở Bình
Định đã có những ảnh hưởng nhất định đến chế độ dòng chảy hạ du các con sông.
Trước hết là làm suy giảm số lượng và chất lượng dòng chảy ở hạ lưu trong thời
9


gian thi công và tích nước ban đầu, một lượng lớn bùn cát, phù sa bị giữ lại trong
lòng hồ. Điều đó không chỉ làm giảm tuổi thọ của hồ chứa mà còn gây ra tình trạng
thiếu hụt phù sa, bùn cát ở hạ lưu, gây ảnh hưởng đến hình thái và sinh kế của
người dân làm nghề khai thác cát sỏi.
Việc làm vệ sinh lòng hồ thủy điện trước khi tích nước được đánh giá là chưa
đạt yêu cầu. Thực vật chết nổi lên mặt hồ và hiện tượng phú dưỡng phát triển rất
mạnh. Hậu quả rất rõ ràng với mùi hôi của Sunfua Hidro từ các váng nước, màu sắc
và độ đục của nước sông chảy ra.
Hàm lượng các kim loại như sắt, măng-gan trong nước sông đoạn sau đập tăng
lên, mặc dù còn nằm trong giới hạn cho phép của nguồn nước cấp, chất lượng nước
sông đang có xu hướng giảm, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng đặc biệt
là vào các tháng mùa khô.
Tác động của các công trình hồ chứa ở thượng lưu đến đa dạng sinh học và tài
nguyên sinh vật thể hiện rõ nhất ở vùng đầm phá vùng cửa sông. Độ mặn nước đầm
Thị Nại sau khi có hồ thủy điện duy trì ổn định ở mức cao và tăng lên cao hơn hẳn
vào mùa khô, giảm hàm lượng mùn bả hữu cơ bổ sung. Cở sở thức ăn trong đầm
phá giảm kéo theo giảm sản lượng và năng suất khai thác thủy sản.
Sự biến đổi động vật nổi trong vùng đầm là rất rõ, số lượng và chất lượng bị
suy giảm. Sự giảm sút này còn có nhiều nguyên nhân khác như ô nhiễm xung
quanh khu vực đầm phá, áp lực đánh bắt thủy sản gia tăng lớn cả số lượng và đặc
thù của dụng cụ, phương tiện đánh bắt,...

Do độ mặn của đầm phá tăng nên thành phần loài có nguồn gốc biển tăng
nhưng do lượng mùn bả hữu cơ bổ sung giảm, làm giảm mật độ động vật đáy. Các
công trình đạp hồ chứa thượng lưu làm mất khả năng di cư của một số loài cá như
cá chình,… dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
Việc xây dựng các lòng hồ thủy điện đã làm mất hàng nghìn ha rừng thuộc lưu
vực sông. Để xây dựng thủy điện nhiều chỗ phía trên lòng hồ phải mở đường, tạo
điều kiện cho người dân và lâm tặc vào phá rừng ngoài diện tích lòng hồ.
2. Chặt phá rừng bừa bãi
10


Khai thác rừng đang là vấn đề xã hội quan tâm khi mà vai trò của rừng ngày
càng được khẳng định. Hiện nay về lý thuyết có thể hạn chế nhu cầu về lâm sản
bằng việc thay thế những vật liệu mới nhưng thực tế không triệt tiêu được nhu cầu
đó. Việc phá rừng gây ra những hậu ảnh hưởng tới lưu vực sông như :
- Thoái hóa đất đai: Khai thác trắng, bón phân không đúng cách, lửa rừng.
- Phá hủy thảm thực vật rừng.
- Suy thoái tài nguyên rừng.
- Giảm độ ẩm đất và mạch nước ngầm tụt sâu xuống.
- Gây ra nạn lũ quét.
Như vậy nếu rừng trong lưu vực sông không được bảo vệ thì sẽ gây ra những
hậu quả hết sức nghiêm trọng: Hạn chế khả năng điều hòa dòng chảy trong năm,
tăng dòng chảy mặt, giảm dòng chảy ngầm, từ đó làm tăng tổng lượng dòng chảy
mặt khiến đỉnh lũ cao hơn. Mất rừng còn góp phần làm tăng xói mòn rửa trôi trên
bề mặt lưu vực, giảm độ phì nhiêu của đất.
3. Ô nhiễm môi trường nước
Hàng năm Chi cục Bảo vệ môi trường đều tiến hành quan trắc, theo dõi,
đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh, trong đó có nguồn
nước lưu vực sông Kôn. Kết quả cho thấy, chất lượng nước mặt sông Kôn đã có
dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, với chỉ tiêu BOD 5 và PO43- tại nhiều vị trí đã vượt tiêu

chuẩn cho phép Fe có sự gia tăng đáng kể vào mùa mưa, gấp 2-4 lần TCCP. Chất
lượng nước sông đối với các chỉ tiêu khác vẫn còn khá tốt. Nhìn chung, chất lượng
nước sông Kôn hiện nay về hạ lưu vẫn đạt tiêu chuẩn nước mặt dành cho mục đích
thủy lợi. Đối với khu vực thượng lưu, vào mùa khô phần lớn các chỉ tiêu đạt tiêu
chuẩn dành cho mục đích sinh hoạt nhưng vào mùa mưa thì chỉ đạt tiêu chuẩn dành
cho nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Điều này đặt ra
vấn đề phải kiểm soát, theo dõi và có giải pháp xử lý đối với nguồn nước cấp sinh
hoạt của thành phố khi mùa mưa đến. Các nguồn gây ô nhiễm chính cho lưu vực
sông Kôn có thể kể ra như :
a) Chất thải do sinh hoạt:
11


Đây được coi là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường
nước hàng ngày, hàng giờ. Dân cư quá đông đúc lại không có hệ thống xử lý nước
thải tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Căn cứ
quy mô dân số trong lưu vực, hiện trạng phát triển chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề và số liệu đo đạc, khảo sát thực tế, cho thấy hiện nay, lưu
vực sông Kôn đang phải tiếp nhận khoảng trên 122.000 m3 nước thải mỗi ngày từ
nguồn sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi. Trong đó, sinh hoạt là nguồn có tải lượng
ô nhiễm lớn nhất về COD, BOD 5, SS, tổng P; chăn nuôi là ngành có tải lượng về
tổng N lớn nhất. Trong khi đó, công nghiệp là ngành có tải lượng ô nhiễm thấp nhất
lưu vực, sau cả chăn nuôi. Lượng nước thải từ sinh hoạt của các địa phương trong
lưu vực khoảng gần 40.000m3/ngày, lượng ô nhiễm từ sinh hoạt chủ yếu tập trung
tại 3 huyện đồng bằng của lưu vực: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước. Nguồn thải từ
chăn nuôi hiện nay phần lớn không được xử lý, nhất là tại các trang trại tập trung
quy mô lớn.
b) Chất thải các khu công nghiệp: Hiện nay dọc 2 bên bờ sông Kôn và sông
Hà Thanh nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp mọc lên hàng ngày hàng giờ
xả thải ra môi trường nước hàng ngàn m3 nước thải công nghiệp, nguồn thải trong

công nghiệp bao gồm khu công nghiệp Nhơn Hòa, 12 cụm công nghiệp (chỉ có 3
CCN có hệ thống xử lý nước thải), các làng nghề thủ công (chế biến mì, làm bún,
bánh tráng,..) và các cơ sở sản xuất phân tán, nước thải chưa được xử lý đảm bảo.
Trong đó, đáng lưu ý là làng nghề chế biến tinh bột mì (Bình Tân, Tây Sơn) và Nhà
máy Đường của Công ty CP Đường Bình Định, là 2 nguồn thải lớn trong công
nghiệp, đều ở thượng lưu sông Kôn
c) Chất thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi: Trong
sản
xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật làm cho nguồn nước
ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức
khoẻ con người. Việc nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, sử dụng hóa chất quá nhiều, thiếu
quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực
tới môi trường nước.

12


III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU
VỰC SÔNG KÔN - HÀ THANH
Để công tác quản lý chất lượng nước lưu vực sông Kôn đạt hiệu quả, bên
cạnh việc tăng cường công tác quản lý, quan trắc, tuyên truyền giáo dục, cần triển
khai thực hiện một số giải pháp sau:
1. Hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý lưu
vực sông Kôn-Hà Thanh
- Khảo sát bổ sung, hoàn thiện bản đồ địa hình đáy sông, đánh giá tình hình
suy thoái, nhiễm mặn, ô nhiễm, cạn kiệt, thay đổi nguồn nước; điều tra cụ thể các
nguồn thải trong toàn lưu vực. Đồng thời, ứng dụng CNTT trong quản lý cơ sở dữ
liệu về tài nguyên-môi trường lưu vực sông Kôn (bản đồ ô nhiễm, sử dụng mô hình
hóa để đánh giá diễn biến chất lượng nước,..).
- Nâng cao năng lực quản lý môi trường cấp cơ sở, và năng lực quan trắc môi

trường của tỉnh, trong đó cần lắp đặt 01 trạm quan trắc chất lượng môi trường nước
tự động tại khu vực thượng lưu Cầu Tân An nhằm giám sát thường xuyên, kịp thời
diễn biến chất lượng nước.
2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên nước hiệu quả
Phân vùng chất lượng nước, phục vụ công tác sử dụng tài nguyên nước một
cách hợp lý, đặc biệt trong quản lý các nguồn xả thải. Xây dựng Quy hoạch sử
dụng, bảo vệ tài nguyên nước mặt. Quy hoạch phát triển KTXH của các ngành, các
địa phương trong lưu vực cần gắn với công tác BVMT, sử dụng tài nguyên nước,
trong đó cần lưu ý:
- Về công nghiệp: Không cấp phép xây dựng cho các nhà máy công nghiệp
có lượng nước thải lớn, độc hại trên thượng lưu cầu Tân An (như các loại hình: sản
xuất hóa chất, cồn rượu, bột giấy, dệt nhuộm, thuộc da,...) vì theo tính toán, kể cả
trong trường hợp có xử lý chất thải, thì chất lượng nước phần hạ lưu cũng khó đạt
QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 dành cho nước thủy lợi, trong khi vùng đồng bằng
hạ lưu là khu vực vốn có thế mạnh về nông nghiệp, và Bình Định đến nay vẫn là
tỉnh có tỷ trọng nông nghiệp cao trong cơ cấu kinh tế.
13


- Chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn Vĩnh Thạnh của tỉnh. Không
chấp nhận cho chuyển đổi mục đích sử dụng đối với rừng phòng hộ.
- Xem xét, đánh giá lại việc phát triển các làng nghề gây ô nhiễm môi
trường. Đối với làng nghề tinh bột sắn Bình Tân, huyện Tây Sơn, do mức độ ô
nhiễm cao, khó xử lý, lại ở thượng nguồn sông Kôn, cần khuyến khích chuyển đổi
ngành nghề. Đối với các ngành nghề khác (làm bún, bánh tráng,..) mức độ ô nhiễm
thấp hơn, cần hỗ trợ xây dựng hạ tầng làng nghề (hệ thống thu gom và xử lý nước
thải) và quy hoạch khu vực sản xuất tập trung để làng nghề phát huy hiệu quả về
kinh tế và môi trường.
- Đối với các khu chăn nuôi tập trung: Cần xem xét lại vị trí của các khu
chăn nuôi tập trung hiện nay đặt tại các vị trí thượng lưu của sông Kôn.

- Trong công tác quản lý nguồn thải, đối với nguồn thải từ sinh hoạt, cần quy
hoạch hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho các thị xã, thị trấn.
Trước mắt, xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn đảm bảo quy định, tăng tỷ lệ thu
gom, xử lý rác tại các địa phương; Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình nước
sạch – vệ sinh môi trường nông thôn nhằm tăng tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ
sinh; Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải (thuế, phí
BVMT với nước thải, chất thải rắn,..).
3. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo mệ môi trường
- Tăng cường truyền thông giáo dục về môi trường và phát triển bền vững,
nhất là với các cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các ngành kinh tế và các địa phương.
Phát huy vai trò của cộng đồng và truyền thông trong việc giám sát và tác động đến
điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân đối với vấn đề môi
trường nói chung và bảo vệ môi trường nguồn nước sông Kôn nói riêng.
- Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội, của cộng đồng dân cư
trong việc lập quy hoạch lưu vực sông, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch
và các dự án về tài nguyên nước.
4. Tăng cường pháp chế

14


- Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước. Củng cố lực
lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột xuất kiểm tra,
thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên
nước.
- Cần phải xây dựng một quy trình vận hành khai thác sử dụng nước liên hồ
chứa làm cơ sở cho việc quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Kôn đảm bảo
với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm hệ
sinh thái thủy vực phát triển bền vững và cũng là một trong những biện pháp ứng
phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả cao.

5. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cũng như cập nhật kịp
thời những kiến thức cơ bản về môi trường và biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên
môn nghiệp vụ của các ngành, đặc biệt là những cán bộ xây dựng kế hoạch, quy
hoạch, chiến lược, để nắm được những yêu cầu cần thiết nhằm tham mưu cho lãnh
đạo các cấp trong việc xem xét quyết định đầu tư các chương trình dự án phát triển
kinh tế xã hội trên vùng nghiên cứu đảm bảo lồng ghép tốt các yêu cầu về thích ứng
với biến đổi khí hậu để hạn chế thấp nhất những thiệt hại hoặc thích ứng với những
diễn biến do biến đổi khí hậu gây ra sau này.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, chương trình tính toán
và quản lý tiên tiến trong điều tra, đánh giá nguồn nước, dự báo nhu cầu nước, cân
bằng nước, điều tiết dòng chảy, khai thác thuỷ năng và quản lý lũ lụt. Nghiên cứu
công nghệ tính toán điều tiết lũ, kiệt trên hệ thống sông Kôn và các lưu vực sông
trong tỉnh.
- Xây dựng lại các tiêu chuẩn thiết kế các công trình xây dựng, giao thông,
thủy lợi - thủy điện có tính đến tác động của biến đổi khí hậu để phục vụ công tác
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bền vững.

15


PHẦN IV
KẾT LUẬN
Việc thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông là một xu thế và định hướng
mà nước ta sẽ phải thực hiện trong các giai đoạn tới. Tuy nhiên đây là vấn đề rất
mới và trong bối cảnh của nước ta thì việc thực hiện trong thực tế không phải dễ
dàng, sẽ có nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu để từng bước giải quyết.
Phương hướng chung là phải tiếp cận kinh nghiệm của các nước trên thế giới và
nghiên cứu vận dụng với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các lưu vực sông ở
nước ta, thông qua trao đổi rộng rãi để tìm ra một mô hình hợp lý. Việc thực hiện

quản lý môi trường nước theo lưu vực sông luôn gắn chặt với việc thành lập trên
lưu vực một tổ chức có vai trò chủ yếu là điều hành tất cả các hoạt động có liên
quan đến sử dụng nước và các yếu tố liên quan đến nước, bảo vệ môi trường lưu
vực sông, gọi chung là Tổ chức lưu vực sông. Hiện nay trên thế giới đã có hàng
trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổng hợp và thống
nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, tối đa
hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn hại
đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều
kiện môi trường sống lâu bền cho con người.
Các giải pháp quản lý chất lượng nước sông Kôn được đề xuất dựa trên quá
trình phân tích hiện trạng môi trường nước tại lưu vực sông Kôn hiện nay. Việc
thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chất lượng nước cần sự phối hợp và triển
khai đồng bộ từ chính quyền cấp tỉnh đến huyện, xã, sự tham gia của các ngành và
của cộng đồng dân cư./.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quản lý lưu vực sông một vấn đề cấp thiết hiện nay
/>2. Ban Quản lý dự án Capass Bình Định: Báo cáo hiện trạng tài nguyên nước
tỉnh Bình Định tháng 9/2012.
3. Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Bình Định
/>4. />
17




×