Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phương pháp giải các dạng bài tập phần cấu trúc, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT nguyễn hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.42 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG
--------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP PHẦN CẤU
TRÚC, CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ PHÂN
TỬ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
THPT NGUYỄN HOÀNG

Người thực hiện: Lê Thị Ánh Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

THANH HÓA NĂM 2016

1


MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
Phần II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN..................................................................3
1. Cơ sở lý luận....................................................................................................3
1.1. Cấu trúc di truyền ở cấp độ phân tử.........................................................3
1.2. Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử................................................3
2. Thực trạng vấn đề............................................................................................4


3. Giải pháp thực hiện.........................................................................................4
3.1. Phân dạng bài tập cấu trúc, cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử........4
3.2. Phương pháp giải các dạng bài tập cấu trúc, cơ chế di truyền và biến
dị cấp phân tử..................................................................................................5
4. Hiệu quả của đề tài nghiên cứu.......................................................................18
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................19
1. Kết luận...........................................................................................................19
2. Kiến nghị.........................................................................................................19

2


Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Một trong những trọng tâm của dạy học Sinh học là phát triển tư duy sáng
tạo và khả năng phân tích của học sinh: Từ lí thuyết học sinh phải biết vận dụng
để giải các bài tập có liên quan. Thật vậy, trong những năm qua chúng ta đã
không ngừng đổi mới phương pháp để phù hợp với mục tiêu giáo dục và việc
dạy học sinh các kỹ năng giải bài tập đóng một vai trò rất lớn trong quá trình
hình thành những phẩm chất đó ở người học. Tuy nhiên với đặc thù của bộ môn
sinh học thì phần lớn nội dung kiến thức và thời lượng dành cho việc nghiên cứu
lý thuyết, còn việc vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các bài toán có
liên quan còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà một bộ phận học sinh đã bỏ
qua kỹ năng này và gần như không biết giải các dạng bài toán trong sinh học.
Trong khi đó các đề thi học sinh giỏi, đề thi trung học phổ thông Quốc gia phần
bài tập cũng chiếm một tỷ lệ khá cao.
Là một trong số các môn khoa học tự nhiên song nội dung được đề cập
trong sách giáo khoa sinh học chỉ mang tính lý thuyết, rất ít các dạng bài tập
cũng như các công thức vận dụng để giải bài tập. Đặc biệt những kiến thức phần
cấu trúc, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử rất khó để học sinh có thể

hiểu một cách tường minh. Ngay từ năm lớp 10, học sinh mới chỉ được học về
cấu trúc và chức năng của AxitNucleic. Trải qua thời gian lớp 11 nghiên cứu về
sinh học cơ thể đến khi học sang chương I – Phần V – Di truyền học của Sinh
học 12 thì học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận các nội dung
kiến thức về các cơ chế di truyền, biến dị ở cấp độ phân tử. Lý thuyết đã khó và
việc vận dụng lý thuyết để xây dựng công thức tính toán, vận dụng công thức để
giải bài tập là điều không dễ.
Bên cạnh đó, với hình thức thi trắc nghiệm khách quan để có thể hoàn
thành bài thi một cách xuất sắc học sinh phải nắm được kỹ năng đưa ra đáp án
nhanh, chính xác cho từng câu hỏi. Muốn làm được điều đó các em phải có
trong tay từng dạng bài, phương pháp giải một cách thật ngắn gọn, dễ hiểu.
Vì vậy, để học sinh có thể giải được các dạng bài tập phần cấu trúc, cơ chế
di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, từ đó đạt kết quả cao trong các kỳ thi tôi
mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Phương pháp giải các dạng bài tập phần
cấu trúc, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn sinh học ở trường THPT Nguyễn Hoàng”.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh có kỹ năng giải đúng, giải nhanh các dạng bài tập về cấu
trúc, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử.
- Làm tăng tính hấp dẫn bộ môn, tạo được hứng thú, sự say mê của học
sinh khi học bộ môn này.
- Giúp các đồng nghiệp có thể tham khảo để vận dụng một cách hiệu quả
trong công tác giảng dạy của bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài áp dụng cho học sinh khối 12 trong các giờ luyện tập, ôn tập
3


chương, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia của
trường THPT Nguyễn Hoàng.

- Ngoài ra có thể sử dụng trong các giờ dạy bồi dưỡng cho học sinh khối 10.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực nghiệm trên lớp.

4


Phần II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
Để có thể nắm bắt được phương pháp giải đúng, giải nhanh các dạng bài
tập trong phần này, học sinh cần nắm vững các kiến thức dưới đây:
1.1. Cấu trúc di truyền ở cấp độ phân tử:
- ADN là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp phân tử, được cấu
tạo theo nguyên tắc đa phân, nguyên tắc bổ sung. ADN là một chuỗi xoắn kép
gồm có cấu trúc hai mạch Polinucleotit xếp song song, ngược chiều. Đường kính
1 vòng xoắn 20A0, một chu kỳ xoắn 34A0 gồm 10 cặp Nucleotit. ADN có tính đa
dạng và đặc trưng cho loài. ADN có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt
thông tin di truyền.
- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một
chuỗi Polinucleotit hay ARN. Mỗi gen mã hóa Protein gồm có 3 vùng: Vùng
điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. Ở sinh vật nhân chuẩn, trong vùng mã
hóa thường có các đoạn Exon (mã hóa) xen kẽ các đoạn Intron (không mã hóa)
nên được gọi là gen phân mảnh.
- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, chỉ có cấu trúc một mạch
Polinucleotit và được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của gen. Có 3 loại ARN và
cả 3 loại này đều tham gia tổng hợp Protein, trong đó mARN là bản sao mang
thông tin di truyền, tARN làm nhiệm vụ vận chuyển axitamin trong quá trình
dịch mã, rARN là thành phần cấu trúc Riboxom.
- Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các Axitamin
(aa). Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết Peptit giữa nhóm (– COOH)

của aa này với nhóm (– NH2) của aa kế tiếp. Protein có cấu trúc không gian tối
đa 4 bậc.
- Mã di truyền là mã bộ ba, có tính đặc hiệu, tính thoái hóa, tính phổ biến.
Mã di truyền trên ADN được gọi là mã gốc, trên mARN gọi là mã sao, trên
tARN gọi là đối mã (mỗi tARN chỉ có một bộ ba đối mã).
1.2. Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử.
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc
bán bảo tồn. Để thực hiện quá trình nhân đôi phải có sự tham gia của Enzim
tháo xoắn, Enzim tổng hợp đoạn mồi, Enzim ADN Polimeraza, Enzim nối
Ligaza. Khi nhân đôi, mạch Polinucleotit được tổng hợp kéo dài theo chiều 5 , 3, và luôn cần có đoạn mồi để khởi đầu quá trình tổng hợp (Mồi là một đoạn
ARN có đầu 3,OH tự do). Một phân tử ADN nhân đôi K lần thì sẽ tổng hợp
được 2k phân tử ADN, trong đó có 2 phân tử mang một mạch của ADN ban đầu.
- Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN dựa trên khuôn mẫu của ADN theo
nguyên tắc bổ sung. Quá trình phiên mã được bắt đầu khi Enzim ARN
Polimeraza bám lên vùng điều hòa làm cho 2 mạch gen tách nhau ra và sử dụng
mạch 3, - 5, của gen làm khuôn tổng hợp ARN. Một gen phiên mã K lần sẽ tổng
hợp được K phân tử ARN. Ở sinh vật nhân chuẩn, các mARN sau phiên mã tiếp
tục được cắt bỏ các đoạn Intron, nối các đoạn Exon thành mARN trưởng thành
rồi đi qua màng nhân vào tế bào chất mới dịch mã.
5


- Dịch mã là quá trình chuyển thông tin từ các mã di truyền ở trên mARN
thành trình tự các aa trên chuỗi Polipeptit. Quá trình dịch mã được bắt đầu từ mã
mở đầu (AUG) ở đầu 5, của mARN và kết thúc khi gặp mã kết thúc ở mARN.
Trên cùng một phân tử mARN có nhiều Riboxom cùng dịch mã được gọi là
Poliriboxom (Mỗi Riboxom tổng hợp được 1 chuỗi Polipeptit). Quá trình nhân
đôi, phiên mã, dịch mã đều diễn ra vào kỳ trung gian của quá trình phân bào.
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen (đột biến chỉ liên
quan đến một cặp Nucleotit gọi là đột biến điểm). Có 3 dạng đột biến là mất,

thêm, thay thế cặp Nucleotit này bằng cặp Nucleotit khác. Đột biến gen được
phát sinh do quá trình nhân đôi ADN không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
hoặc do tác động của các tác nhân gây đột biến. Tần số của đột biến gen phụ
thuộc vào liều lượng, cường độ, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
Đột biến gen có thể có hại, lợi hay trung tính đối với thể đột biến. Mức độ có hại
hay có lợi của gen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như tùy
từng tổ hợp gen.
2. Thực trạng vấn đề.
Chương trình sinh học 12 gồm 53 tiết trong đó theo phân phối chương
trình chỉ có 03 tiết dành cho bài tập. Lượng kiến thức lý thuyết mỗi tiết quá
nặng, lại không có tính kế thừa; số lượng tiết dành cho bài tập quá ít. Do đó,
giáo viên không có thời gian để hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập có liên
quan đến nội dung kiến thức đã được trình bày trong tiết học.
Học sinh chưa có sự liên hệ giữa lý thuyết và bài tập. Do đã quen với
phương pháp học môn Sinh học ở các lớp dưới theo hướng trả lời câu hỏi lý
thuyết là chủ yếu nên khi tiếp xúc với các dạng bài tập phần đông các em thấy
khó khăn trong khi tìm lời giải. Lâu dần các em sẽ thấy nản khi học bộ môn này.
Khi tiến hành khảo sát trên học sinh khối 12 thực tế cho thấy đa số các em
ít chú ý đến các bài tập tự luận. Thậm chí khi làm trắc nghiệm các em không thể
giải chi tiết theo hướng tự luận mà chủ yếu lấy các đáp án thay vào, có em làm
được theo hướng tự luận nhưng lại không hiểu bản chất vấn đề.
Kĩ năng viết, kĩ năng trình bày, giải các bài toán liên quan đến cấu trúc,
cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử còn rất hạn chế (đặc biệt các dạng
bài liên quan tới cơ chế di truyền và biến dị). Trước mỗi dạng bài học sinh còn
lúng túng từ chỗ đọc, hiểu và phân tích đúng đề sau đó lựa chọn cách giải phù
hợp.
Từ thực tế đó, bản thân tôi mạnh dạn tuyển chọn, phân loại, đề xuất một
số hướng giải quyết đối với các dạng bài liên quan đến cấu trúc, cơ chế di truyền
và biến dị ở cấp phân tử.
3. Giải pháp thực hiện.

3.1. Phân dạng bài tập cấu trúc, cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử.
Các dạng bài tập trong phần cấu trúc, cơ chế di truyền và biến dị cấp phân
tử bao gồm:
- Dạng 1: Tính số Nucleotit của ADN
- Dạng 2: Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại Nucleotit trong phân tử
6


ADN.
- Dạng 3: Xác định số đợt tự nhân đôi từ một phân tử ADN ban đầu.
- Dạng 4: Xác định số lượng Nucleotit môi trường cung cấp cho ADN và
cho từng loại Nucleotit của ADN tự nhân đôi K lần
- Dạng 5: Tính số liên kết Hidro và liên kết hóa trị bị phá vỡ hay hình
thành trong quá trình nhân đôi ADN.
- Dạng 6: Tính số đoạn mồi hay số đoạn Okazaki.
- Dạng 7: Tính số lượng từng loại Nucleotit của ARN dựa vào cấu trúc
gen và quá trình phiên mã.
- Dạng 8: Tính số Nucleotit tự do cần dùng cho quá trình sao mã.
- Dạng 9: Tính số liên kết hóa trị hình thành trong quá trình phiên mã.
- Dạng 10: Xác định số lượng, thành phần và trình tự các a.a trong chuỗi
Polipeptit thông qua cơ chế phiên mã.
- Dạng 11: Xác định cấu trúc gen, mARN, tARN dựa vào Protein tương ứng.
- Dạng 12: Xác định dạng đột biến (đột biến điểm).
- Dạng 13: Biết dạng đột biến, xác định cấu trúc gen sau đột biến
- Dạng 14: Dạng bài tập về mã di truyền.
3.2. Phương pháp giải các dạng bài tập cấu trúc, cơ chế di truyền và biến dị
cấp phân tử.
3.2.1. Dạng 1 - Tính số Nucleotit của ADN
a. Phương pháp giải:
Tùy theo dữ kiện đề bài cho có thể áp dụng một trong các công thức sau:

* Dựa vào số lượng Nucleotit (N) từng loại của ADN:
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là N. Có 4 loại N
là Adenin (A), Timin (T), Guanin (G), Xitozin (X).
N = A + T + G + X (1)
- Giữa hai mạch các N liên kết với nhau bằng liên kết Hidro theo nguyên
tắc bổ sung: A liên kết T bằng 2 liên kết Hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết
Hidro.
A = T, G = X (2)
- Số N của ADN: Thay (2) vào (1), ta được:
N = 2A + 2G = 2T + 2X (3)
* Dựa vào số N của một mạch:
- ADN gồm 2 mạch song song nhưng ngược chiều, giữa hai mạch liên kết
bằng liên kết Hidro theo nguyên tắc bổ sung nên:
- Số N của một mạch

= A (T) + G (X)

(4)

* Dựa vào số N từng loại trên mạch đơn:
A = T = A1 + A2 = A1 + T1 = T1 + T2 = A2 + T2
G = X = G1 + G2 = G1 + X1 = X1 + X2 = X2 + G2
Sau khi tính được số lượng A, G áp dụng công thức (3) hoặc (4) để tính tổng số N.
* Dựa vào chiều dài gen (L):
7


- Do ADN gồm 2 mạch song song nên chiều dài của ADN là chiều dài của
một mạch và bằng chiều dài trục của nó.
- ADN xoắn theo chu kì, một chu kì xoắn gồm 10 cặp N, cao 34A 0 nên 1

cặp N cao 3,4A0.
- Chiều dài của gen là:
3,4 A0

Lgen =

N=

Một số công thức đổi: 1mm = 107A0,

= 104A0, 1nm = 10A0

* Dựa vào khối lượng gen (M):
- Một N có khối lượng phân tử trung bình là 300 (đvC). Do đó:
M=N

300

N=

* Dựa vào số chu kỳ xoắn (C):
- Một chu kỳ xoắn gồm 10 cặp N = 20N. Do đó:
C=

N=C

20.

* Dựa vào số liên kết hóa trị:
- Trong mỗi mạch cứ 2 N liên kết với nhau bằng 1 liên kết hóa trị. Do đó

trên 1 mạch đơn với ( ) Nucleotit sẽ có: (

– 1 ) liên kết hóa trị.

- Mặt khác trong mỗi N có 1 liên kết hóa trị gắn axit photphoric và phân
tử đường. Do đó số loại liên kết này có trong ADN là N. Vì vậy:
+ Tổng số liên kết hóa trị nối giữa các N trong gen:
LK hóa trị = (

–1 )

2=N–2

N = LK hóa trị + 2

+ Tổng số liên kết hóa trị trong cả gen:
LK hóa trị = (N – 2) + N = 2N – 2

N=

* Dựa vào % một loại N trên phân tử ADN:

%A =
%G =

00% (5)

100%

N=


(6)

8


* Dựa vào % một loại N trên một mạch:

%A1 =

N

=

* Dựa vào % từng loại N của gen:
Ta có: % A + % T + % G + % X = 100%
Mặt khác: % A = % T, % G = % X

% A + % G = 50 %

Từ tỉ lệ % từng loại N, ta tính số lượng từng loại Nucleotit loại A và G
theo công thức (5)và (6). Sau đó thay vào công thức (3) được phương trình một
ẩn N. Giải phương trình tìm N.
b. Một số bài tập áp dụng:
Bài 1: Trên một mạch của gen có 2579 liên kết hóa trị giữa các đơn phân. Tính
số lượng Nucleotit, số chu kì xoắn và khối lượng phân tử của gen?
Bài giải:
Số liên kết hóa trị giữa các đơn phân trên một mạch:
LK hóa trị =


1

N = (LK hóa trị + 1) × 2 = (2579 + 1) x 2 = 5160

Số chu kỳ xoắn: C =

=

= 258

Khối lượng phân tử của gen: M = N × 300 = 5160 × 300 = 1548000 (đvC)
Bài 2: Trên một mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại Nucleotit loại G, T, X lần
lượt là 20%, 15 %, 40 %. Số Nucleotit loại A của mạch 400 N. Xác định số N
của gen?
Bài giải:
% Nucleotit loại A trên mạch đơn của gen là:
% A = 100 % - (%G + % T + % X) = 25 %
Số lượng N của gen là:

%A1 =

N

=

=

= 3200

3.2.2. Dạng 2 - Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại N trong phân tử ADN.

a. Phương pháp giải:
Tùy từng dạng bài cụ thể có thể sử dụng một số hệ phương trình sau:
* Hệ phương trình tổng số N và số liên kết Hidro:
* Hệ phương trình tổng số N và tỉ lệ các loại N

9


* Hệ phương trình về tỉ lệ % và tỉ lệ các loại N

* Hệ phương trình về tỉ lệ %
* Hệ phương trình về số liên kết Hidro và tỉ lệ các loại N

* Hệ phương trình về tổng số N và tỉ lệ % một loại N

Từ * tính được số lượng các loại N theo công thức %A =

00%. Sau đó

thay vào phương trình còn lại được phương trình một ẩn N. Giải tìm N, từ đó
tìm G, X.
Lưu ý: Trường hợp đề cho số liên kết Hidro mà không cho tổng số N tính như sau:
Áp dụng công thức: %A + %G = 50%
đó rút ra tỉ lệ

%G (hoặc %A tùy đề bài). Sau

Rút A theo G hoặc ngược lại sau đó thay vào phương trình

H = 2A + 3G. Khi đó ta sẽ được phương trình một ẩn A (hoặc G).

b. Bài tập áp dụng:
Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết Hidro. Gen có 900N loại G. Mạch
1 có: A1 = 30%, G1 = 10 % số N của mạch. Số lượng N mỗi loại ở mạch 1 của
gen này là?
A. A = 450, T = 150, G = 150, X = 750 C. A = 450, T = 150, G = 150, X = 750
B. A = 450, T = 150, G = 150, X = 750 D. A = 450, T = 150, G = 150, X = 750
(Đề thi đại học 2011)
Bài giải:
Số N loại A của gen: 2A + 3G = 3900

A=

= 600

Tổng số N của gen: N = (2 x 600) + (2 x 900) = 3000
Số lượng N từng loại trên mạch 1 của gen là:

10


%A1 = 30%

A1 = 30% x

= 30 x

= 450

T1 = A – A1 = 600 – 450 = 150.
%G1 = 10%


G1 = 10% x

= 10 x

X1 = G – G1 = 900 – 150 = 750

= 150

Chọn đáp án A.

3.2.3. Dạng 3 - Xác định số đợt tự nhân đôi từ một phân tử ADN ban đầu.
a. Phương pháp giải:
Gọi K là số đợt tự nhân đôi từ một phân tử ADN ban đầu.
- Số phân tử ADN con được tạo ra ở đợt tự nhân đôi cuối cùng: 2K
(1 ADN mẹ qua 1 đợt tự nhân đôi tạo 2 = 2 1 ADN con, 2 đợt tạo 4 = 22 ADN
con… Qua K đợt tạo 2k ADN con)
- Dù ở đợt tự nhân đôi nào trong số ADN con tạo ra từ 1 ADN mẹ ban đầu
vẫn có 2 ADN con mà mỗi ADN con này chứa 1 mạch cũ của mẹ. Số ADN con
còn lại có cả 2 mạch cấu thành hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường. Do đó:
+ Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tạo ra số lượng phân tử ADN
tương đương: 2K – 1
+ Số mạch ADN mới hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường: 2 x (2K– 1)
+ Số ADN hoàn toàn mới từ nguyên liệu môi trường ở đợt tự nhân đôi
cuối cùng:
2K – 2
b. Một số bài tập áp dụng:
Bài 1 (Đề thi đại học 2009): Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng
nhau đã tạo ra 112 mạch Polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi
trường. Số lần tự nhân đôi của ADN là

A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
Bài giải:
Số mạch ADN mới hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường là 112 nên ta có:
112 = 2 x 8 x (2k – 1)

k=3

Chọn đáp án B

Bài 2 (Đề thi đại học 2009): ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N 15
phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn này sang môi trường chỉ có N 14 thì mỗi tế
bào vi khuẩn này sau 5 lần nhân đôi thì trong số các phân tử ADN con có bao
nhiêu ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 32
B. 30
C. 6
D. 8
Bài giải:
N15 Nguyên liệu cũ của ADN mẹ, N14 nguyên liệu mới. Do đó bài toán hỏi
số ADN con tạo thành từ nguyên liệu mới.
Số ADN con chứa hoàn toàn N14: 2k – 2 = 25 – 2 = 30

Chọn đáp án B

3.2.4. Dạng 4 - Xác định số lượng N môi trường cung cấp cho ADN và cho
11



từng loại N của ADN tự nhân đôi K lần
a. Phương pháp giải:
Gọi K là số đợt tự nhân đôi. Tổng số ADN con tạo ra 2k
- Tổng số Nu sau cùng trong các ADN con:
N x 2k
- Số Nu ban đầu ADN mẹ
:
N
- Tổng số N môi trường cung cấp cho 1 ADN qua K lần nhân đôi:
N TD = (N x 2k ) – N = N (2k – 1)
- Tổng số N tự do từng loại môi trường cung cấp 1 gen mẹ qua k lần nhân
đôi là:
AMT = TMT = Agen (2k – 1)
GMT = XMT = Ggen (2k – 1)
b. Bài tập áp dụng:
Một gen khi tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành nên 3800 liên kết
Hidro, trong đó số liên kết Hidro giữa cặp G – X nhiều hơn số liên kết Hidro
trong cặp A – T là 1000. Số N mỗi loại môi trường cung cấp cho gen nhân đôi 3
đợt liên tiếp là bao nhiêu?
Bài giải:
Hai gen con có 3800 liên kết Hidro

Số liên kết Hidro trong mỗi gen

con là:
3800 : 2 = 1900 (1)
Số liên kết Hidro giữa cặp G –X nhiều hơn số liên kết Hidro giữa các cặp
A –T trong một gen con là 1000 : 2 = 500 (2)
Từ 1 và 2 ta có hệ phương trình:

Giải hệ phương trình trên ta được: A = T = 350
G = X = 400
Số N mỗi loại môi trường cung cấp sau 3 đợt tự nhân đôi:
AMT = TMT = 350 x (23 – 1) = 2450
GMT = XMT = 400 x (23 – 1) = 2800
3.2.5. Dạng 5 - Tính số liên kết Hidro (H) và liên kết hóa trị (HT) bị phá vỡ
hay hình thành trong quá trình nhân đôi ADN.
a. Phương pháp giải:
* Số liên kết Hidro (H):
- Khi ADN tự nhân đôi thì 2 mạch ADN tách ra, các liên kết Hidro giữa
hai mạch bị phá vỡ. Do đó:
Hphá vỡ = Hgen
Mỗi mạch ADN đều nối các N tự do theo nguyên tắc bổ sung bằng các
liên kết Hidro nên số liên kết Hidro được hình thành là tổng liên kết Hidro của 2
gen con:
Hhình thành = 2 x Hgen
- Khi gen nhân đôi k lần:
+ Hphá vỡ = Hgen x (2k – 1)
+ Hhình thành = 2k x Hgen
* Số liên kết hóa trị:
- Khi gen nhân đôi 1 lần: Trong quá trình nhân đôi ADN, liên kết hóa trị
nối giữa các N được hình thành giữa các N tự do đến bổ sung để tạo mạch mới.
12


Do đó:

HThình thành = 2 x ( - 1) = N – 2

- Khi gen nhân đôi K lần: Số liên kết hóa trị hình thành trong một mạch

đơn:

- 1. Trong số các mạch đơn của các ADN con có 2 mạch cũ ADN mẹ nên

số mạch mới trong các ADN con:
HThình thành = (

2 x (2k – 1)

- 1) x 2 x (2k – 1) = (N – 2) x (2k – 1)

b. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Một Plasmit có 104 cặp N tiến hành tự nhân đôi 3 lần. Số liên kết hóa trị
hình thành giữa các N của ADN là bao nhiêu?
Bài giải:
Plasmit là một phân tử ADN dạng vòng nên số liên kết Hóa trị trên một
mạch của Plasmit này là 104. Do đó số liên kết hóa trị hình thành của Plasmit sau
khi nhân đôi 3 lần:
104 x 2 x (23 – 1) = 140000.
Bài 2: Một gen chứa 900 Nucleotit loại A và 600 loại X. Tính số liên kết Hidro
được hình thành và bị phá vỡ khi gen nhân đôi 2 lần?
Bài giải:
Số liên kết Hidro của gen: H = 2A + 3G = 2 x 900 + 3 x 600 = 3600
Sau 2 lần nhân đôi:
- Số liên kết Hidro hình thành: 22 x Hgen = 22 x 3600 = 14400
- Số liên kết Hidro phá vỡ:
(2k – 1) x Hgen = (22 – 1) x 3600 = 10800
3.2.6. Dạng 6 - Tính số đoạn mồi hay số đoạn Okazaki.
a. Phương pháp giải:
Mỗi đoạn Okazaki luôn cần có đoạn mồi để khởi động quá trình tổng hợp.

Ở trên một đơn vị tái bản gồm 2 phễu tái bản, trên mỗi phễu tái bản có 1 mạch
tổng hợp liên tục (1 đoạn mồi) và 1 phễu tổng hợp gián đoạn (Số đoạn mồi =
Okazaki).
Trên 2 phễu: Số đoạn mồi = Đoạn Okazaki + 2
- Nếu trên 1 ADN có a đơn vị tái bản: Số đoạn mồi = Số đoạn Okazaki + 2.a
- Nếu ADN nhân đôi K lần:
Số đoạn mồi = (Số đoạn Okazaki + 2 x Đơn vị tái bản) x (2k – 1)
b. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Một phân tử ADN của sinh vật khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo
ra 3 đơn vị tái bản. Đơn vị 1 có 15 đoạn Okazaki, đơn vị 2 có 18 đoạn Okazaki,
đơn vị 3 có 20 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình
tái bản trên
A. 53
B. 56.
C. 59
D. 50
Bài giải:
Số đoạn mồi cần cung cấp cho quá trình tái bản trên là:
13


(15 + 2) + (18 + 2) + (20 + 2) = 59.

Chọn đáp án C

Bài 2: Một phân tử ADN có tổng số N là 90.10 7. Phân tử này nhân đôi 4 lần.
Hãy xác định số đoạn mồi được tổng hợp biết mỗi đoạn Okazaki có độ dài trung
bình 100 N và trên ADN có 65 đơn vị tái bản?
Bài giải:
Số đoạn Okazaki tham gia vào quá trình nhân đôi của phân tử ADN trên là:


: 100 =

= 45 x 105

Số đoạn mồi cần được tổng hợp là: (45 x 105 + 2 x 65) x 15
3.2.7. Dạng 7 - Tính số lượng từng loại N của ARN dựa vào cấu trúc gen và
quá trình phiên mã:
Để giải dạng bài tập này học sinh cần nắm vững một số công thức sau:
* Từng loại N của mARN bằng mạch khuôn của gen:
Am = Tkhuôn, Um = A khuôn, Xm = Gkhuôn, Gm = X khuôn
* Số N của mARN:
NARN = Am + Um + Xm + Gm =
* Chiều dài mARN:

=A+ G

LARN = Lgen =

N x 3,4 A0

* Khối lượng mARN: MARN = NARN x 300 (đvC)
* Số liên kết hóa trị trong ARN:
Cứ 2N liên kết bằng 1 liên kết hóa trị nên:

LK hóa trị =

–1

* Liên quan giữa từng loại N của gen và mARN

Agen = Tgen = Am + Um
Ggen = Xgen = Gm + Xm
- Tỉ lệ %:
%A = %T =

% G = %X =

a. Phương pháp giải:
- Bước 1: Tính số lượng từng loại N trên mỗi mạch đơn của gen dựa vào dữ
kiện bài cho.
- Bước 2: Xác định mạch gốc dựa vào nguyên tắc bổ sung theo từng cặp N giữa
mARN và mạch khuôn.
Các phương pháp xác định mạch gốc:
* Đề không cho mạch gốc: giả sử một mạch nào đó làm gốc, sau đó dựa vào dữ
kiện bài cho để tính toán và xác định

14


* Giả sử đề bài chỉ cho số N một loại của mARN. Khi đó đối chiếu loại N đã
cho với loại N bổ sung với nó trên mạch nào của gen thì mạch đó là mạch gốc.
* Đề bài cho số N môi trường cung cấp cho một loại nào đó trong quá trình
phiên mã:
Ta đã biết: 1 lần phiên mã tạo 1 mARN. Do đó k lần phiên mã tạo k
mARN
Nên: Số N môi trường cung cấp chia hết cho số N bổ sung với nó trên
mạch nào của gen mạch đó là khuôn. Thương của phép chia là số lần phiên mã,
từ đó tính được N của mARN.
VD1: Môi trường cung cấp cho phiên mã số N loại U = 2000. Biết mạch 1 của
gen có A1 = 500.

Ta có: 2000 : 500 = 4 nên mạch 1 là mạch gốc và phiên mã 4 lần.
VD2: Môi trường cung cấp cho phiên mã số N loại U = 2000. Biết mạch 1 của
gen có T1 = 500 .
T1 = A2 = 500. Ta có: 2000 : 500 = 4 nên mạch 2 là gốc.
- Bước 3: Viết số N từng loại của mARN dựa vào mạch gốc đã xác định theo
nguyên tắc bổ sung.
b. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Một gen có 2400N. Trên một mạch có A = 200, T = 300, X = 400. Gen
phiên mã một số lần môi trường cung cấp 1500N loại U.
Tính số lượng mỗi loại N của ARN và số lần phiên mã của gen nói trên?
Bài giải:
Giả sử mạch đã cho là mạch 1:
A1 = T2 = 200
X1 = G2 = 400
T1 = A2 = 300.
G1 = X2 = 2400/2 – (200 + 400 + 300) = 300
Ta có: 1500 : 300 = 5. Vậy mạch 2 là mạch gốc và số lần phiên mã 5 lần.
Số lượng N mỗi loại ARN:
Am = T2 = 200
Um = A2 = 300
Gm = X2 = 300
Xm = G2 = 400
Bài 2: Một gen ở tế bào nhân sơ có 2400N. Trên mạch 1 của gen, hiệu số tỉ lệ %
giữa A và T bằng 20% số N của mạch. Trên mạch 2 có số N loại A là 15% số N
của mạch và bằng 1/2 số N loại G. Khi gen phiên mã một lần đã lấy từ môi
trường 180U. Xác định tỉ lệ % và số lượng từng loại trên mARN?
Bài giải:
Theo bài ra ta có: A2 = 15% = T1
Mà A1 – T1 = 20%


A1 = 35%, G2 = 2A2 = 30%

Tỉ lệ % của loại N còn lại trên mỗi mạch:
G1 = X2 = 100% - (15% + 30% + 35%) = 20%
Số lượng từng loại N trên mỗi mạch:
A1 = T2 = 35% x 1200 = 420
G1 = X2 = 20% x 1200 = 240
T1 = A2 = 15% x 1200 = 180
X1 = G2 = 30% x 1200 = 360
Môi trường cung cấp 180U nên: 180 : 180 = 1. Do đó mạch 2 là mạch
khuôn. Số lượng và tỉ lệ % từng loại N trên mARN là:
15


Am = T2 = 420 = 35%
Gm = X 2 = 240 = 20%
Um = A2 = 180 = 15%
Xm = G 2 = 360 = 30%
3.2.8. Dạng 8 - Tính số N tự do cần dùng cho quá trình sao mã:
a. Phương pháp giải:
Gọi K là số là số lần phiên mã.
Số phân tử ARN tạo ra sau K lần phiên mã = Số lần phiên mã = K
Số Nu tự do môi trường cung cấp:
NARN TD = K x NARN
Am TD = K x Am = K x Tgốc.
Gm TD = K x Gm = K x Xgốc.
Um TD = K x Um = K x Agốc.
Xm TD = K x Xm = K x Ggốc
b. Bài tập áp dụng: Trên một mạch đơn của một gen có 350A, 250T, 400G,
500X. Gen này đã phiên mã môi trường nội cung cấp 1050A. Số N loại G môi

trường cung cấp là:
A. 1000.
B. 1600.
C. 1500
D. 1200.
Bài giải:
Giả sử mạch đã cho là mạch 1:
A1 = T2 = 350.
X1 = G2 = 500
T1 = A2 = 250.
G1 = X2 = 400
Ta có: 1050 : 350 = 3

Mạch 2 là mạch gốc và gen phiên mã 3 lần.

Số N loại G môi trường cung cấp là: GmMT = 400 x 3 =1200

Đáp án D

3.2.9. Dạng 9 - Tính số liên kết hóa trị hình thành trong quá trình phiên mã
a. Phương pháp giải:
Số liên kết hóa trị hình thành sau 1 lần phiên mã: HT = NARN – 1
Số liên kết hóa trị sau K lần phiên mã: HT = (NARN – 1) x K
b. Bài tập áp dụng: Trên mạch gốc của vùng mã hóa ở một gen của vi khuẩn có
300A, 600T, 400G, 200X. Gen phiên mã 5 lần. Hãy xác định:
a. Số N mỗi loại của ARN?
b. Số liên kết hóa trị được hình thành giữa các N trong quá trình phiên mã?
Bài giải:
a. Số N mỗi loại ARN:
Am = Tgốc = 600. Um = Agốc = 300.

Gm = Xgốc = 200.
Xm = Ggốc = 400.
b. Số liên kết hóa trị hình thành:
Số N của ARN: NARN = 600 + 400 + 300 + 200 = 1500
HT = K x (NARN - 1) = 5 x (150 – 1) = 7495
3.2.10. Dạng 10 - Xác định số lượng, thành phần và trình tự các a.a trong
chuỗi Polipeptit thông qua cơ chế phiên mã.
a. Phương pháp giải:
Để giải các dạng bài tập này, học sinh cần nhớ một số công thức sau:
* Số a.a tự do môi trường cung cấp để dịch mã được một chuỗi Polipeptit.

16


a.aMT

=

–1=

-1

Lưu ý: Đề bài cho số N một mạch (N : 3), cho số N hai mạch (N : 6)
* Số a.a trong một chuỗi Polipeptit hoàn chỉnh tách khỏi quá trình dịch mã
(a.a mở đầ tách khỏi chuỗi)
-1–1=

-2

* Số liên kết Peptit được hình thành trong quá trình tổng hợp một chuỗi

Polipeptit.
Cứ 2 a.a liên kết với nhau bởi một liên kết Peptit đồng thời giải phóng một phân
tử nước.
LK = Số a.a cung cấp – 1 = (

- 1) – 1 =

Số phân tử H2O được giải phóng:

-2
-2

* Số tARN vận chuyển:
1 tARN vận chuyển 1 a.a, n tARN vận chuyển n a.a
Số lượt phân tử tARN đến dịch mã = số a.a tự do môi trường cung cấp cho quá
trình dịch mã =

- 1 (mã kết thúc không mã hóa a.a)

* Sơ đồ cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền
AND (gen)

mARN

Protein

AND (gen)
- Chiều mạch gốc:
- Mạch bổ sung
-


-

, Chiều dịch mã mARN:

Mạch gốc
-

ARN
-

-

tARN
-

b. Bài tập áp dụng:
Bài 1 (Đề thi đại học 2012): Cho biết các codon mã hóa các a.a tương ứng như
sau: GGG – Gly, XXX – Pro, GXU – Ala, XGA – Arg, UXG – Ser, AGX – Ser.
Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các N là
AGXXGAXXXGGG . Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho
17


đoạn Polipeptit có 4 a.a thì trình tự 4 a.a đó là:
A. Pro – Gly – Ser – Ala
B. Ser – Ala – Gly – Pro
C. Gly – Pro – Ser – Arg.
D. Ser – Arg – Pro – Gly.
Bài giải:

Xác định chiều mạch gốc

mARN

Mạch gốc được đọc theo chiều

-

Chuỗi Polipeptit.
nên trên đoạn đã cho phải đọc từ đầu

GGGXXXAGXXGA . Theo nguyên tắc bổ sung phân tử mARN có trình tự
N như sau:
XXXGGGUXGGXU
Trình tự a.a: Pro – Gly – Ser – Ala.

Chọn đáp án A

Bài 2: Một gen có chiều dài 5100A0. Gen phiên mã 5 lần, mỗi mã sao có 10
Riboxom trượt qua. Số a.a môi trường cung cấp cho việc tổng hợp các chuỗi
Polipeptit là:
A. 25000.
B. 24950.
C. 30000.
D. 2499
Bài giải:
Số Nu của gen là: N =

= 3000


Gen phiên mã 5 lần

5 mARN.

Mỗi Riboxom trượt

tổng hợp một chuỗi Polipeptit

Mà mỗi mARN có 10 Ri trượt qua nên giải phóng: 5 x10 = 50 chuỗi
Số a.a cung cấp cho toàn bộ quá trình tổng hợp các chuỗi
– 1) x 50 = 499 x 50 = 24950

Chọn đáp án B

3.2.11. Dạng 11 - Xác định cấu trúc gen, mARN, tARN dựa vào Protein
tương ứng
Bài 1 (Đề thi đại học 2009): Bộ ba đối mã (anticođon) của tARN vận chuyển
a.a Metionin là:
A.

XAU

B.

XAU

C. AUG

D. AUG


Bài giải:
Các Anticodon trên tARN khớp với bộ ba mã sao trên mARN theo nguyên tắc:
A

U

,

G

X

Trong quá trình dịch mã Ribỗm di chuyển trên mARN theo chiều

- , tARN

18


vận chuyển theo chiều ngược lại

- . Do đó Anticodon của tARN vận chuyển

a.a Metionin là:

Chọn đáp án B

XAU

Bài 2 (Đề thi đại học 2012): Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu

kết thúc quá trình dịch mã là:
A.

GAU ,

AAU ,

AUG

B.

UAG ,

UAA ,

AGU

.

C.

UAG ,

UAA ,

UGA

D.

GAU ,


AAU ,

AGU

.

Bài giải: Các bộ ba kết thúc trên mARN đọc theo chiều

-

(U luôn đứng đầu

). Do đó chọn đáp án D.
3.2. 12. Dạng 12: Xác định dạng đột biến (đột biến điểm)
a. Phương pháp giải:
Để nhận dạng đột biến ta dựa vào sự thay đổi:
* Số lượng N, L và M của gen.
- Nếu đột biến không làm thay đổi số lượng N

Không thay đổi L, M



dạng đột biến thay thế 1 cặp N.
Giảm L, M của gen (giảm 3,4 A0, 600 đvC)

- Nếu đột biến làm giảm 2N
Là dạng đột biến mất 1 cặp N.


Tăng L, M của gen (tăng 3,4 A 0, 600 đvC)

- Nếu đột biến làm tăng 2N



dạng đột biến thêm 1 cặp N.
* Số liên kết Hidro trong gen.
- Nếu không thay đổi liên kết Hidro

Đột biến thay thế.

1 cặp A – T bởi 1 cặp T – A, 1 cặp G – X bởi 1 cặp X – G
- Nếu tăng 1 liên kết Hidro

Đột biến thay thế 1 cặp A – T bởi 1 cặp G – X

- Nếu giảm 1 liên kết Hidro

Đột biến thay thế 1 cặp G – X bởi 1 cặp A – T

- Nếu tăng 2 liên kết Hidro

Đột biến thêm 1 cặp A – T

- Nếu giảm 2 liên kết Hidro

Đột biến mất 1 cặp A – T

- Nếu tăng 3 liên kết Hidro


Đột biến thêm 1 cặp G – X

- Nếu giảm 3 liên kết Hidro

Đột biến mất 1 cặp G – X

* Cấu trúc Protein tương ứng.
- Không thay đổi số lượng, thành phần a.a

Đột biến thay thế 1 cặp N thứ 3

ở bộ ba thoái hóa (VD: AAA và AAG cùng mã hóa Lizin).
19


- Giảm số lượng a.a

Thay thế 1 cặp N, làm xuất hiện sớm mã kết thúc. Từ vị

trí mã kết thúc trở về sau không dịch mã và toàn bộ các a.a tương ứng với các
mã di truyền bị mất đi.
- Thay đổi trình tự a.a, không thay đổi số lượng a.a
Bộ ba mới mã hóa a.a mới

Thay thế 1 cặp N

Thay thế 1 a.a.

- Thay đổi số lượng, trình tự a.a


Đột biến mất hay thêm 1 cặp N ở một mã

có nghĩa (Là mã quy định sự tổng hợp các a.a)
- Giảm số lượng a.a, thay đổi trình tự a.a

Đột biến mất hay thêm 1 cặp N

Xắp xếp lại mã di truyền làm xuất hiện sớm mã kết thúc.
b. Bài tập áp dụng:
Bài 1 (Đề thi đại học 2007): Gen A dài 4080 A0 bị đột biến thành gen a. Khi
gen a tự nhân đôi 1 lần môi trường nội bào cung cấp 2398N. Đột biến trên thuộc
dạng?
A. Thêm 1 cặp N. B. Mất 1 cặp N. C. Mất 2 cặp N. D. Thêm 2 cặp N.
Bài giải:
Số N của gen A: NA =

= 2400

Gọi số N gen a là Na. Theo bài ra ta có: Na x (21 – 1) = 2398
Đột biến làm giảm 2N

Dạng mất 1 cặp N

Na = 2398

Chọn đáp án B

Bài 2 (Đề thi đại học 2010): Gen A dài 153nm và có 1169 liên kết Hidro bị đột
biến thành alen a. Cặp Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả

các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ 2. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường
nội bào đã cung cấp 1083N loại A và 1617N loại G. Dạng đột biến đã xảy ra với
gen A là:
A. Mất 1 cặp G – X.
B. Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.
C. Mất 1 cặp A – T.
D. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T.
Bài giải:
Số Nucleotit gen A:

NA =

= 900.

Có 2 cách giải (Dựa vào sự thay đổi liên kết Hidro hay thay đổi số lượng N). Bài
giải dưới đây dựa vào sự thay đổi số liên kết Hidro:
AMT A + a = Agen A + a x (22 – 1) = 1083

Agen A + a = 361

20


GMT A + a = Ggen A + a x (22 – 1) = 1617

Ggen A + a = 539

Tổng liên kết Hidro cả 2 gen:
Hgen A + a = 2A + 3G = 2 x 361 + 3 x 539 = 2339
Hgen a = 2339 – 1169 = 1170

bằng 1 cặp G – X

Số liên kết Hidro tăng 1

Thay thế 1 cặp A – T

Đáp án B.

3.2. 13. Dạng 13 - Biết dạng đột biến, xác định cấu trúc gen sau đột biến
a. Phương pháp giải:
* Dạng đột biến mất hay thêm một cặp N: Khi đó cấu trúc gen sau đột biến:
- N gen thay đổi, tổng liên kết Hidro thay đổi và số lượng N từng loại thay đổi
* Dạng đột biến thay thế cặp N cùng loại: N gen không đổi, liên kết Hidro
không đổi.
* Dạng thay thế cặp N khác loại: N gen không đổi, liên kết Hidro thay đổi.
b. Bài tập áp dụng: Gen A có 390X và có tổng số liên kết hidro là 1670. Gen bị
đột biến thay thế một cặp N này bằng một cặp N khác thành gen a. Gen a ít hơn
gen A một liên kết hidro. Số N mỗi loại của gen a là bao nhiêu?
(Đề thi Casio tỉnh Thanh Hóa năm 2010 – 2011)
Bài giải:
X = G = 390.

A=T=

Gen a ít hơn gen A một liên kết Hidro

= 250
Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.

Số N mỗi loại gen a:

A = T = 250 + 1 = 251, G = X = 390 – 1 = 389
3.2. 14 – Dạng 14 – Dạng bài tập về mã di truyền
a. Phương pháp giải:
- Mã di truyền là mã bộ ba (Cứ 3N mã hóa 1 a.a)
- Mỗi bộ ba chứa 3N cùng loại hay khác loại. Trong ADN có 4 loại N nên có
43 = 64 bộ ba. Mã mở đầu: AUG. Mã kết thúc: UAA, UAG, UGA.
- Số bộ ba mã hóa: Gọi a là số loại N. Số bộ ba mã hóa: a3.
b. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Từ một số loại N: A, T, G. Hỏi có bao nhiêu bộ ba?
Bài giải:
Có 33 = 27 bộ ba
Bài 2: Trong thực nghiệm người ta tạo ra một phân tử mARN có 2U và X với tỉ
lệ tương ứng 4 : 1. Xác định các loại bộ ba chứa 2U trong mARN?
A. 16/125.
B. 4/125.
C. 48/125.
D. 12/125
Bài giải:
Khả năng xuất hiện U: 4/5, xuất hiện X: 1/5
Bộ ba chứa 2U và X: UUX, UXU, XUU: 3 bộ ba
Khả năng xuất hiện bộ ba chứa 2U:
(4/5)2 x 1/5 x 3 = 48/125
21


4. Hiệu quả của đề tài nghiên cứu:
Để kiểm nghiệm hiệu quả của đề tài nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp có trình
độ tương đương nhau 12A1, 12A2 (năm học 2015 – 2016) của trường THPT
Nguyễn Hoàng. Mỗi lớp chọn 30 em trong đó có cả học lực loại giỏi, khá, trung
bình và yếu về môn sinh. Tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 12A 2, lớp đối chứng

là 12A1.
Sau khi tổ chức giảng dạy tại các lớp thực nghiệm và đối chứng, tiến hành
kiểm tra cùng một đề (Đề kiểm tra gồm 4 câu hỏi tự luận – Mục lục) với nội
dung như nhau trong thời gian 45 phút .
Kết quả bài kiểm tra sau khi dạy:
Điểm
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Số bài
12A2
0
0
3
5
6
7
5
2
2
30
12A1
1
2

5
6
7
5
3
1
0
30
Nhận xét:
- Lớp 12A2 có 90% đạt từ trung bình trở lên, trong đó có 53,3% đạt khá,
giỏi.
- Lớp 12A1 có 73,33% đạt từ trung bình trở lên, trong đó có 26,67% đạt
khá, giỏi.
Học sinh lớp 12A2 nắm vững kiến thức cơ bản, biết vận dụng vào bài tập
hợp lý, chính xác, nhiều em có lời giải ngắn gọn nhưng đầy đủ. Trong khi đó,
học sinh lớp 12A1 tỏ ra lo ngại, lúng túng khi tìm phương pháp giải, trình bày
thiếu logic. Mặc dù thời gian thử nghiệm ngắn nhưng qua quá trình quan sát học
sinh khi làm bài kết hợp kết quả thu được bằng điểm số của bài kiểm tra có thể
thấy được hiệu quả của đề tài một cách tương đối rõ ràng.

22


Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu, tôi có một số kết luận như sau:
- Muốn thành công trong dạy học liên quan đến phương pháp giải các
dạng bài tập trong sinh học, giáo viên phải vững vàng về kiến thức chuyên môn;
đầu tư thời gian để xây dựng, phân loại các dạng bài cùng phương pháp giải cho
mỗi chuyên đề mà mình xây dựng một cách khoa học, chính xác; qua đó giúp

học sinh tiếp thu và vận dụng một cách tốt nhất.
- Một bộ phận không ít các học sinh học bài một cách thụ động, chưa thật
sự tập trung và chủ động học hỏi trong khi làm bài tập. Khi thi hay làm bài kiểm
tra phần đa các em chỉ chọn những câu lý thuyết và hoàn toàn lúng túng, buông
xuôi với các câu bài tập.
- Khi phân dạng và đưa ra phương pháp giải cho từng dạng bài, học sinh
sẽ thấy được mối liên hệ logic giữa lý thuyết và bài tập. Từ đó giúp các em nhớ
nội dung bài lâu hơn, kỹ năng giải bài tập cũng dễ dàng và thành thạo hơn.
2. Kiến nghị:
- Về phía phụ huynh học sinh: Kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị bài, học
bài của học sinh ở nhà. Tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tích cực trong
việc tìm kiếm thông tin, tài liệu giáo trình phục vụ cho quá trình học tập.
- Về phía nhà trường: Hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ môn, đồ
dùng trực quan có chất lượng để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
- Tiến hành thực nghiệm trên quy mô rộng, với nhiều vùng, miền để
khẳng định hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
- Tăng cường các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn, sinh hoạt trên trường
học kết nối để xây dựng được nhiều các chuyên đề dạy học làm tư liệu phục vụ
cho quá trình giảng dạy.
Bằng đề tài nhỏ này, tôi hy vọng cùng với đồng nghiệp góp phần nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn sinh học tại trường THPT Nguyễn Hoàng.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện và đưa vào
ứng dụng rộng rãi trong thời gian tới.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm
2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung

của người khác.
Tác giả

Lê Thị Ánh Tuyết

23


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên Sinh học 12 – NXB Giáo dục.
2. Trần Dũng Hà, Phương pháp giải nhanh các bài toán sinh học trọng tâm –
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Phan Khắc Nghệ, Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập sinh học – NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Huỳnh Nhứt, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi đại học – cao
đẳng môn sinh học - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Phan Khắc Nghệ, Giải nhanh 25 đề thi môn sinh học - NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
6. Huỳnh Quốc Thành, Phương pháp giải các dạng toán khó sinh học 12 - NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Huỳnh Quốc Thành, Huỳnh Thị Kim Cúc, Hướng dẫn giải nhanh các dạng
bài tập trắc nghiệm sinh học bằng phương pháp quy nạp - NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
8. Phan Khắc Nghệ, Phương pháp giải các dạng bài toán sinh học (trong kỳ thi
giải toán trên máy tính cầm tay) - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

25



×