Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức khi dạy học các định luật niu tơn theo hướng tích hợp giáo dục kỹ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.57 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Khi dạy học ở trên lớp, vì nhiều lí do khác nhau học sinh chưa thể tiếp thu
ngay kiến thức được. Vì vậy nếu dạy học mà thiếu quá trình ôn tập, hệ thống hoá
thì học sinh khó có thể ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống và bền vững, điều
này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh. Do đó, học sinh
cần có phương tiện, phương pháp và thời gian để thường xuyên ôn tập và củng cố
kiến thức cả trên lớp và đặc biệt là ở nhà nhằm làm cho kiến thức thu được đảm
bảo tính hệ thống, vững chắc và sâu sắc. Hiện nay, quá trình ôn tập và củng cố
còn chưa được quan tâm đúng mức về nội dung, phương pháp và cả thời gian
thực hiện. Trong đó ở chương trình vật lí lớp 10 THPT, cả chương trình cơ bản và
chương trình nâng cao đều không có tiết ôn tập. Việc ôn tập củng cố thường diễn
ra ở các tiết bài tập, tiết tự chọn, vì vậy việc ôn tập củng cố chỉ xoay quanh giải
các bài tập. Đồng thời ngay bản thân các tiết bài tập cũng ở tình trạng tương tự
như vậy, không có hướng dẫn nội dung và có rất ít tài liệu đề cập cụ thể trực tiếp
đến vấn đề ôn tập củng cố, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh, trong khi đó học
sinh đa phần chưa có ý thức, thái độ và phương tiện giúp cho việc ôn tập, hệ
thống hoá kiến thức đạt hiệu quả
cao. Chính vì vậy, hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy học còn nhiều hạn chế.
Phần kiến thức các định luật Niu-Tơn là phần kiến thức đặc biệt quan trọng vì
nội dung kiến thức của phần này liên quan hầu hết đến nội dung và phương pháp
của cả chương trình vật lí THPT nói riêng và vật lí cổ điển nói chung. Việc hiểu
và vận dụng đúng bản chất nội dung kiến thức về các định luật Niu-Tơn sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc tiếp thu, học tập và vận dụng các kiến
thức về sau.
Từ những cơ sở trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh ôn
tập, hệ thống hoá kiến thức khi dạy học Các định luật Niu-Tơn theo hướng tích
hợp giáo dục kỹ năng sống” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu soạn thảo được kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn
tập, hệ thống hoá kiến thức khi dạy học phần “Các định luật Niu-Tơn” thuộc


chương: “Động lực học chất điểm” ở SGKVL lớp 10 THPT theo hướng tích hợp
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức khi dạy học
phần “Các định luật Niu-Tơn” thuộc chương: “Động lực học chất điểm” ở SGK
lớp 10 THPT, trong đó chú trọng hoạt động vận dụng kiến thức định luật Niu-Tơn
vào đời sống và tích hợp giáo dục kỹ năng sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về ôn tập, hệ
thống hoá kiến thức trong dạy học. Nghiên cứu nội dung chương trình vật lí lớp
10 THPT, đặc biệt phần các định luật Niu-Tơn.
1


- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua thực tiễn dạy học nhiều năm,
thực trạng dạy học của giáo viên và học sinh về ôn tập củng cố kiến thức trong
quá trình dạy học phần các định luật Niu-Tơn vật lí 10 THPT thông qua dự giờ,
kiểm tra giáo án, kiểm tra vở bài tập của học sinh, việc học ở nhà, trao đổi trực
tiếp với các giáo viên.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Khái niệm về ôn tập và hệ thống hóa kiến thức trong dạy học vật lí
“Ôn tập là một quá trình củng cố kiến thức làm cho kiến thức được vững chắc
và lâu bền trong trí nhớ của học sinh, để học sinh có thể vận dụng chúng vào việc
giải bài tập hoặc ứng dụng vào thực tế đời sống. Ôn tập còn là cơ sở để học sinh tiếp
thu tốt những kiến thức mới. Trong những trường hợp kiến thức mới có liên quan
hoặc là sự phát triển tiếp tục các kiến thức đã học thì sự ôn tập càng cần thiết”. [01]
“Hệ thống hoá kiến thức là quá trình sắp xếp các kiến thức đã nghiên cứu,

đã lĩnh hội vào một hệ thống nhất. Nó được thực hiện trên cơ sở của hoạt động
đưa những cái bộ phận vào cái toàn vẹn”. [02] “Hệ thống hoá nhằm vào việc so
sánh, đối chiếu vào những kiến thức, kĩ năng đạt được, nghiên cứu những đặc
điểm giống nhau và khác nhau, làm rõ những mối quan hệ giữa chúng. Nhờ đó
người học đạt được không phải chỉ là những kiến thức, kĩ năng riêng lẻ mà là một
hệ thống tri thức”. [03]
Trong dạy học hệ thống hoá có nghĩa là tập trung chú ý vào vấn đề chủ
yếu, nó cho phép xây dựng những cấu trúc kiến thức nào đảm bảo khả năng có
thể ứng dụng những kiến thức đó một cách khá nhanh chóng. Đồng thời hệ thống
hoá góp phần làm học sinh dễ nhớ, thấu đáo và triệt để những mối quan hệ phụ
thuộc vào các quy luật.
2.1.2. Tác dụng của ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trong dạy học có:
Ôn tập giúp cho học sinh nắm được kiến thức một cách chắc chắn, hiểu được
bản chất của hiện tượng, quá trình, định luật, đại lượng vật lí….
Ôn tập giúp học sinh tìm ra được cách nhớ nhanh, nhớ dễ, giúp hình thành
các kĩ năng giải bài tập.
Ôn tập đóng vài trò tích cực và tạo tiền đề, cơ sở cần thiết trong việc tiếp thu bài mới.
Hệ thống hoá giúp cho học sinh nắm được kiến thức một cách sâu rộng, nó
giúp nêu lên được tất cả những khái niệm, những định luật, những quy tắc cơ bản
của hệ thống kiến thức học sinh đã học trong mối quan hệ hữu cơ của chúng ….,
tìm ra được cách nhớ có hệ thống, nhớ dễ.
Hệ thống hoá đóng vài trò tích cực và tạo tiền đề, cơ sở cần thiết trong việc
tiếp thu kiến thức vật lí về sau.
Tập trung chú ý học sinh vào vấn đề chủ yếu, cho phép xây dựng những cấu
trúc kiến thức nào đảm bảo khả năng có thể ứng dụng những kiến thức đó một
cách khá nhanh chóng.
2


2.1.3. Lập kế hoạch chung cho việc hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá trên lớp

Chuẩn bị cho việc hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên
lớp giáo viên cần thực hiện các bước sau:
Thứ nhất: Xác định mục tiêu chính của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức.
Thứ hai: Xây dựng nội dung ôn tập, hệ thống hoá cụ thể.
Thứ ba: Soạn thảo hệ thống câu hỏi phục vụ cho hoạt động hướng dẫn học
sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, soạn thảo hệ thống tài liệu hướng dẫn cho
học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức.
2.1.4. Lập kế hoạch chung cho việc hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá
kiến thức ở nhà
- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ ôn tập, hệ thống hoá kiến thức.
- Xác định loại kiến thức mà học sinh sẽ được ôn tập, hệ thống hoá. (đó là định
luật vật lí, hay khái niệm, thuyết …)
- Xác định trình độ, mặt bằng chung của học sinh sẽ được ôn tập, hệ thống hoá
kiến thức.
- Xác định nội dung ôn tập, hệ thống hoá và đi xây dựng tài liệu hướng dẫn học
sinh ôn tập, hệ thống hoá.
2.1.5. Tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà
- Phát tài liệu cho học sinh (vào những phút cuối giờ học, sau giờ học).
- Tổ chức hướng dẫn học sinh cách sử dụng tài liệu.
- Chỉ mục tiêu học sinh cần đạt khi ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và cách
thức hành động để đạt được mục tiêu đó.
- Quy định thời gian và mức độ đạt yêu cầu của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến
thức cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Về tình hình dạy của giáo viên: Phương pháp dạy chủ yếu là thầy giảng
trò nghe và ghi chép, giáo viên giảng dạy theo từng bài, đúng theo phân phối
chương trình do nhà trường duyệt sau khi đã được tổ bộ môn phân phối lại dựa
vào phân phối chương trình chuẩn của Bộ giáo dục ban hành cho phù hợp với
điều kiện và tình hình chung của trường và địa phương. Trong mỗi tiết học giáo
viên cố gắng trình bầy tất cả các kiến thức trong sách giáo khoa, giảng giải cho

học sinh hiểu sau đó nhấn mạnh công thức, chỉ ra những phần cần ghi nhớ (học
thuộc) theo hình thức thông báo, nhắc nhở. Tuy nhiên cũng có một số giáo viên
trong một số giờ đã có sự phát huy được tính tích cực của học sinh bằng cách tổ
chức hoạt động nhóm, cho học sinh thiết kế thí nghiệm, nêu các câu hỏi cho học
sinh trả lời và việc này được thể hiện rõ nét nhất trong những tiết dự giờ theo
giảng, sau khi dạy mỗi phần, mỗi bài giáo viên thường không dành thời gian để
nhắc nhở việc ôn tập, củng cố kiến thức mà chủ yếu củng cố là điểm lại các mục
trong của bài học đã dạy và giao cho học sinh bài tập về nhà trong sách giáo
khoa, sách bài tập. Giáo viên chưa thấy đề cập đến việc hướng dẫn học sinh học
thế nào để có hiệu quả, chưa có sự phân loại cho học sinh về kiến thức được học
và phương pháp đề tiếp cận, cách thức học và ôn tập, hệ thống hoá về loại kiến
thức đó. Các tài liệu giúp học sinh có thể tự mình hệ thống hoá lai các kiến thức
theo mục tiêu và ý định của giáo viên là chưa có, hoặc có những chưa được thể
hiện một cách tường minh, dẫn đến học sinh có thể nhớ bài học một cách máy
móc, và theo kinh nghiệm của bản thân, nên kiến thức học sinh tiếp thu được
3


không bền vững, chỉ sau một thời gian ngắn là quên, việc vận dụng kiến thức
được học vào thực tế không linh hoạt, giáo viên cũng chưa có cơ hội để kiểm tra
việc làm của học sinh để đánh giá quá trình học và làm việc ở nhà.
Về tình hình học của học sinh: Khi được hỏi về ôn tập và hệ thống hoá trong
mỗi phần, bài học, chương thì đa phần học sinh đều hiểu ôn tập có nghĩa là về nhà
học thuộc lí thuyết phần đó và làm các bài tập mà liên quan đến phần được học đó
càng nhiều càng tốt. Còn hệ thống hoá kiến thức là nhớ lại toàn bộ lí thuyết theo thứ
tự của bài theo tiến trình sách giáo khoa vật lý và xem từng mục đó nói về vấn đề gì.
Khi học sinh ôn tập thì đa số học sinh chỉ chú ý đến công thức dùng để vận
dụng khi là bài tập mà chưa chú ý đến bản chất và hiện tượng vật lí, do vậy trong
những bài tập đòi hỏi sự phân tích về bản chất hiện tượng thì học sinh thường hay
lúng túng và mất phương hướng giải quyết, đặc biệt trong các bài tập định tính về

giải thích các hiện tượng trong thực tế, trong tự nhiên hay các bài tập phải biện
luận là học sinh lúng túng, không tự tin và chưa biết định hình phương pháp giải
quyết vấn đề thế nào .
Một thực tế nữa là ý thức học tập của các em chưa cao, trong rất nhiều giờ
học chỉ một số học sinh là chịu khó suy nghĩ và hứng thú với việc học còn đa số
học sinh rất lười suy nghĩ, không có hứng thú với việc tìm hiểu kiến thức mới, rất
nhiều học sinh chỉ quen vận dụng khiến thức vào tình huống quen thuộc, chỉ phải
suy nghĩ tương tự như các thầy cô đã làm mẫu, ít có sáng tạo trong vận dụng kiến
thức và đặc biệt ở họ luôn có một khoảng cách lớn giữa kiến thức lĩnh hội được
và thực tế cuộc sống.
Nguyên nhân: Qua tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản
thân, tôi thấy đề suất một số nguyên nhân sau dẫn đến thực trạng trên là:
Về phía giáo viên việc ôn tập hệ thống hoá kiến thức giáo viên còn coi nhẹ
trong các khâu của quá trình dạy học, có thể giáo viên muốn dành nhiều thời gian
hơn vào việc giảng bài mới. Việc chuẩn bị tài liệu cho học sinh ôn tập mất nhiều
thời gian, nhiều công sức hơn trong việc thiết kế bài giảng, trong khi giáo viên
còn phải chuẩn bị nhiều giáo án của nhiều khối, nhiều giáo viên còn lo làm thêm
để đảm bảo cuộc sống nên ít có thời gian nhiều để đầu tư cho việc chuẩn bị bài
trước khi đến lớp. Bên cạnh đó việc đánh giờ dạy của giá giáo viên còn coi nặng
nhẹ khác nhau trong các khâu của quá trình dạy học, thường xem giáo viên có
thực hiện đúng các bước lên lớp hay không, trong giờ dạy giáo viên có tổ chức
hoạt động nhóm không, có làm thí nghiệm không, học sinh có phát biểu không.
Thường các giáo viên và cả người đánh giá quan niệm việc ôn tập, củng cố cuối
giờ như một khâu cuối cùng để kết thúc bài học.
Về phía học sinh việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức còn phụ thuộc nhiều vào
cách tổ chức, chuẩn bị của giáo viên trước khi dạy học, nếu giáo viên có các hình
thức ôn tập, hệ thống hoá một cách hợp lí thì học sinh cũng sẽ hạn chế được tính
thụ động khi học tập trên lớp và ở nhà, tạo được hứng thú trong học tập.
Chính vì thế tôi nghiên cứu, vận dụng cơ sở lí luận về ôn tập củng cố, hệ
thống hoá để biên soạn hệ thống tài liệu tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập hệ

thống hoá kiến thức khi dạy học phần các định luật Niu-Tơn.
2.3. Đề xuất giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề đã nêu trên.
2.3.1. Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bài định luật I
Niu-Tơn trên lớp
2.3.1.1. Bảng kế hoạch
4


Thời điểm sử
Dự kiến
Nội dung kiến Câu
thời gian dụng câu hỏi
thức cần ôn tập, (bài
HS trả lời trong quá trính
hệ thống hoá. ) số
câu hỏi dạy học trên lớp

1. Khái niệm
về lực và cách
biểu diễn lực.
2. Tổng hợp và
phân tích các
lực đồng quy,
đồng phẳng.

3. Hệ lực cân
bằng

1


2

3

1 phút

1,5 phút Kiểm tra bài cũ
trước khi học
bài mới.
Kiểm tra bài cũ
1,5 phút trước khi học
bài mới.

4

1 phút

5

1 phút

4. Định luật
I Niu-Tơn.

6
5. Khái niệm
quán tính.

7


Kiểm tra bài cũ
trước khi học
bài mới

Sau khi đã phát
biểu nội dung
định luật I Niu-Tơn
Sau khi đã phát
biểu nội dung
định luật I NiuTơn.

Sau khi đã thể
1,5 phút chế hoá kiến
thức quán tính
Củng cố cuối
giờ học.
1,5 phút

Mục đích sử dụng
câu hỏi đưa ra trong quá trính dạy
học trên lớp

- Ôn tập lại nội dung kiến thức về
lực, tạo tiền đề để học bài định
luật I Niu-Tơn.
- Ôn tập lại nội dung kiến thức về
phép tổng hợp và phân tích lực,
tạo tiền đề để học bài định luật I
Niu-Tơn.
- Ôn tập lại nội dung kiến thức về

hệ lực cân bằng, tạo tiền đề để
học bài định luật I Niu-Tơn.
(Vận dụng kiến thức về cặp lực
cân bằng để nhìn nhận trạng
thái cân bằng một số vật trong
đời sống hàng ngày)
- Để học sinh hiểu bản chất nội dung
của định luật I Niu-Tơn và qua đó
khắc sâu nội dung định luật.
- Học sinh tự lực vận dụng nội
dung định luật I Niu-Tơn qua
việc vận dụng để hiểu bản chất
nội dung định luật I Niu-Tơn.
(giáo dục học sinh có ý thức
trong việc bảo vệ và sử dụng
chuyển động hành ngày của hs)
- Học sinh hiểu nội dung kiến
thức về quán tính. (giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh)
- Học sinh vận dụng kiến thức
quán tính và thông qua việc vận
dụng kiến thức này để khắc sâu
bản chất về quán tính. (giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh)

2.3.1.2 . Nội dung ôn tập trên lớp - Phiếu học tập số 1
Câu 1: Định nghĩa về lực. Nêu cách biểu diễn véc tơ lực ?
Câu 2: Định nghĩa về phép tổng hợp và phép phân tích lực. Nêu quy tắc tổng hợp
lực và phân tích lực ?
Câu 3: Thế nào là hệ lực cân bằng, nêu đặc điểm của hệ 2 lực cân bằng ? Vẽ

hình minh hoạ, tìm hợp lực của 2 lực cân bằng trong ví dụ đó.
Câu 4: Hãy khoanh tròn vào phương án mà bạn cho là đúng nhất.
Định luật I Niu-Tơn xác nhận
A. Lực là nguyên nhân gây nên mọi chuyển động của các vật.
B. Do quán tính mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng muốn dừng lại.
C. Vật sẽ bảo toàn trạng thái chuyển động của mình nếu không có lực tác dụng
lên vật hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau.
D. Khi không còn lực tác dụng lên vật, các vật chuyển động chậm dần.
5


Câu 5: Hãy khoanh tròn vào phương án mà bạn cho là đúng nhất.
Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v, bỗng nhiên các lực tác
dụng lên vật mất đi, vật sẽ chuyển động thế nào ?
A.Vặt dừng ngay tức khắc.
B. Vật chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại.
C. Vật tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi v.
D. Vật sẽ đổi hướng chuyển động.
Câu 6: Nếu một học sinh đang đi mà chân vấp phải viên đá trên đường thì huyển
động tiếp theo của người học sinh đó sẽ thế nào ? Giải thích vì sao lại có chuyển
động đó ?
Câu 7: Sau khi đo nhiệt độ cơ thể người bằng ống cặp sốt (nhiệt kế). Ta thường
thấy bác sĩ vẫy mạnh chiếc ống cặp sốt làm cho thuỷ ngân trong ống tụt xuống.
Cách làm trên dựa trên cơ sở vật lí nào ? Hãy giải thích ?
2.3.1.3 . Hướng dẫn chi tiết học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức theo
phiếu số 1 được trình bày ở phần phụ lục - đây là đáp án kiểm tra nhanh
Câu 1: “Lực là đại lượng véctơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác
mà kết quả là gây gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng”.
“Véc tơ lực được biểu diễn bằng một mũi tên có: gốc của mũi tên là điểm
đặt của lực, phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực, độ dài của

mũi tên biểu thị độ lớn của lực (theo một tỉ xích nhất định) ”.
Câu 2: Phép tổng hợp lực là sự thay thế nhiều lực bằng một lực duy nhất có tác
dụng tương đương với lực ban đầu tác dụng vào vật. còn “Phép phân tích lực là
sự thay thế một lực bằng nhiều lực có tác dụng tương đối với vật”.
Phép phân tích lực và tổng hợp lực tuân theo quy tắc hình bình hành.
Câu 3: Hệ lực cân bằng là các lực mà nếu tác dụng vào
một vật thì không gây gia tốc cho vật.
Hệ hai lực cân bằng có cùng điểm đặt, cùng
phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
Câu 4: Đáp án C
Câu 5: Đáp án được chọn C ”.
Câu 6: Vì khi chân bị vấp đá, chân người bị hòn đá giữ
lại (tác dụng lực cản trở chuyển động của chân người) nên vận tốc lúc này của
chân người lúc ngày giảm xuống (gần bằng không). Nhưng các bộ phận phía trên
của cơ thể người học sinh đang chuyển động với vận tốc v mà không bị cản trở
nên sẽ tiếp tục chuyển động tiếp để bảo toàn vận tốc của mình (quán tính). Lúc
này người học sinh sẽ bị lao người về phía trước.
Câu 7: Dựa vào khái niệm quán tính
2.3.2. Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bài “Định luật I
Niu-Tơn” ở nhà
2.3.2.1. Kế hoạch (Bảng kế hoạch)
Nội dung kiến Câu
thức cần ôn tập, (bài)
hệ thống hoá.
số

1. Định luật
I Niu-Tơn.

1


Dự kiến
thời
gian

2 phút

Mục tiêu cần đạt được

- Học sinh nêu lại được nội dung và điều kiện áp
dụng định luật I Niu-Tơn. (sử dụng sơ đồ tư duy)

6


2. Khái niệm
quán tính

3

3 phút

4

5 phút

5

2 phút


6

2 phút

2

2 phút

7

5 phút

8

5 phút

- Học sinh nêu lên được quan điểm về duy trì
chuyển động của A-ri-xtôt, nói ra được quan điểm
này sai trên cơ sở nội dung định luật I Niu-Tơn.
- Học sinh chỉ ra được lực không phải là nguyên
nhân gây chuyển động của vật.
- Học sinh mô tả được chuyển động của vật và chỉ
ra được lực gây ra chuyển động của vật ở trên
máng 1 và 2.
- Áp dụng định luật I Niu-Tơn chỉ ra được các lực
tác dụng lên vật không cân bằng lẫn nhau thì vật
chuyển động không đều. Còn khi các lực tác dụng
lên vật cân bằng lẫn nhau thì vật chuyển động
thẳng đều.
- Học sinh vận dụng kiến thức định luật I Niu-Tơn

và biểu diễn trạng thái của các vật trên đồ thị.
- Học sinh xác định được các lực tác dụng lên vật cân
bằng nhau qua hình vẽ từ đó vận dụng được định luật
I Niu-Tơn để xác định được chuyển động của vật.
- Học sinh nhắc lại được khái niệm về quán tính.
Học sinh giải thích được vì sao định luật I Niu-Tơn
còn có tên gọi là định luật quán tính.
- Dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện
tượng xảy ra trong đời sống thực tế hàng ngày của
các em.
- Qua việc giải thích nhớ và hiểu bản chất khái
niệm quán tính và có ý thức trong việc phòng
chống tại nạn giao thông đường bộ.(tích hợp kỹ
năng sống cho học sinh)
- Học sinh liên hệ khái niệm quán tính vào quy
định của luật giao thông đường bộ, qua việc vận
dụng kiến thức để hiểu bài học và có ý thức hơn
trong việc chấp hành luật lệ giao thông. (tích hợp
kỹ năng sống cho học sinh)

2.3.2.2. Nội dung ôn tập ở nhà - Phiếu học tập số 2
Câu 1: Hãy hoàn thành nội dung kiến thức trong các ô sau:
Nội dung định luật :
………………................................. .................
……………………………………………………

Định luật I Niutơn

Điều kiện áp dụng định luật:…………..........................
…………………………………………….....................

…………………………………......................................

Câu 2: Quán tính là gì ? Vì sao định luật I Niu-Tơn còn được gọi là “Định luật
quán tính” ?
Câu 3: A-ri-xtốt quan niệm về chuyển động thế nào ? Hãy dùng định luật
I Niu-Tơn để đánh giá quan điểm này ?
2
1

1

7
2


Câu 4: Mô tả chuyển động của vật trên máng 1 và 2, giải thích tại sao vật chuyển
động như vậy ? Nếu máng 2 được đặt nằm Ngang thì chuyển động của vật trên
máng 2 sẽ thế nào ? Tại sao ?

Chú ý: Coi ma sát giữa vật và máng không đáng kể.

Câu 5: Đồ thị nào trong hình dưới đây mô tả đúng nhất sự biến đổi quãng đường
chuyển động của một vật chịu tác dụng
của các lực cân bằng theo thời gian.
Câu 6: Một vật đang chuyển động thẳng
với vận tốc v chịu tác dụng của hệ lực
biểu diễn như
N
hình vẽ , Em
hãy cho biết

Fk
Fms
chuyển động
của vật trong
trường hợp này có tuân theo định luật I Niu-Tơn
P
không, vì sao ?
Câu 7: Điều gì sẽ xảy ra với người lái xe máy chạy
sau xe tải, cách xe tải một đoạn rất ngắn khi xe tải dừng lại đột ngột ?
Câu 8: Vì sao trong luật giao thông quy định “Người ngồi trên ô tô phải thắt dây
an toàn trên ghế ngồi” ?
2.3.2.3. Hướng dẫn chi tiết học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức theo
phiếu số 2 được trình bầy ở phần phụ lục - đây là đáp án kiểm tra nhanh
Câu 1: Học sinh hãy đọc lại SGK phần 3 trang 65 để trả lời.
Câu 2: Học sinh hãy đọc lại SGK phần 4 trang 65 để trả lời.
Câu 3: Muốn cho một vật duy trì vận tốc không đổi thì phải có vật khác tác dụng
lên nó. Theo định luật 1 thì quan niệm này không đúng.
Câu 4: Quảng đường viên bi chuyển động trên máng 2 dài hơn và dừng lại trên
máng 2 khi có độ cao bằng máng 1, nếu máng 2 đặt nằm ngang thì viên bi
chuyển động thẳng đều mãi mãi vì nó không đạt được độ cao ban đầu của nó.
Câu 5: Đáp án: B
Câu 6: Chuyển động thẳng đều vì hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
Câu 7: Xảy ra va chạm giữa hai xe vì khoảng cách quá ngắn không xe máy
không kịp thay đổi vận tốc của mình.
Câu 8: Để giải thích quy định giao thông nêu trên, cần trả lời các câu hỏi sau:
CH 1: Chuyển động của ngươi ngồi trên xe sẻ thế nào nếu như xe phanh gấp hay
tăng tốc đột ngột ? Vì sao ?
CH 2: Muốn khi xe tăng tốc đột ngột hoặc phanh gấp đột ngột, người không ngã
về phía sau hay lao về phía trước ta cần làm thế nào ?
2.3.3. Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bài định luật II

Niu-Tơn trên lớp
2.3.3.1. Kế hoạch (Bảng kế hoạch)
Nội dung
KT cần ôn
tập, HTH.

Câu Dự kiến Thời điểm sử
(bài) thời gian dụng câu hỏi
số học sinh trong dạy học

Mục đích sử dụng
câu hỏi đưa ra trong dạy học

8


1. Định
luật I
Niu-Tơn.
2. Khái
niệm
quán
tính.

1

2

3


3. Định
luật II
Niu-Tơn.

4

5

4. Hệ 2
lực cân
bằng.

6
7

1 phút

2 phút

- Ôn tập lại nội dung kiến thức về định
luật I Niu-Tơn, tạo tiền đề để học bài
Kiểm tra bài định luật II Niu-Tơn. (Nhận thấy bản
cũ trước khi chất lực không phải là nguyên nhân
học bài mới. gây chuyển động mà làm thay đổi
chuyển động của một vật)
Kiểm tra bài
cũ trước khi
học bài mới.

Sau khi thể

chế hoá nội
1 phút
dung kiến thức
định luật II
Sau khi đã
phát biểu nội
2 phút dung
định
luật II NiuTơn.

1 phút

Sau khi đã
phát biểu nội
dung
định
luật II NiuTơn.

Sau khi học
1,5 phút song phần 4
SGK
tập, HTH
2,5 phút Ôn
cuối bài học.

- Ôn tập lại nội dung kiến thức quán
tính, tạo tiền đề để học bài định luật II
Niu-Tơn, (cụ thể phần 3 SGK VL 10
nâng cao trang 68).(kiểm tra và cung
cấp kỹ năng sống cho học sinh)

- Học sinh vận dụng định luật II NiuTơn xác định mối quan hệ phụ thuộc
về
r
r
phương diện phương chiều của F và a
mà vật thu được.
- Học sinh nhận thấy mối quan hệ giữa
gia tốc và tính chất chuyển động của vật
(cụ thể để biết được tính chất chuyển
động của một vật thì cần khảo sát
được véc tơ gia tốc của vật đó).
- Học sinh mô tả được hiện tượng xảy ra
của bài toán, vận dụng nội dung định
luật II Niu-Tơn và các công thức động
học để tính quảng đường đi được của ô
tô. (Vận dụng liên hệ thực tế đi xe cần
giữa khoảng cách an toàn và làm chủ
tốc độ phương tiện mình điều khiển)
- Học sinh chỉ ra đặc điểm của hệ 2 lực
cân bằng và vẽ được hình minh hoạ các
đặc điểm đã nêu ở trên.
- Hệ thống kiến thức cần nhớ của bài
học

2.3.3.2. Nội dung ôn tập trên lớp - Phiếu học tập số 3
Câu 1: Khi nào một vật giữa nguyên trạng thái chuyển động của mình ?
Câu 2: Muốn rũ bụi quần áo, tra quả búa vào cán búa, ta làm động tác thế nào ?
Tại sao lại làm như vậy ?
Câu 3: Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất. Định luật II Niu-Tơn cho ta nhận biết.
A. Sự hiện diện của các lực trong tự nhiên. B.Công dụng của các lực trong tự

nhiên.
C. Sự liên hệ giữa lực tác dụng lên vật và gia tốc mà vật đó thu được dưới tác dụng
của lực đó.
D. Sự cần thiết của việc phân tích các lực tác dụng vào vật.
Câu 4: Khoanh tròn vào phương án đúng và nêu lên căn cứ về
 kiến thức của lựa
chọn đó. Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v0 thì chịu
 tác dụng
của lực F không đổi. Vật sẽ chuyển động thế nào dưới tác dụng của lực F nói trên.
A. Thẳng nhanh dần đều
C. Thẳng chậm dần đều.

B. Tròn đều.
D. Chưa xác định được vì con thiếu yếu tố.

Câu 5: Một chiếc xe có khối lượng m = 100kg đang chuyển động với vận tốc 10
m/s thì hãm phanh với lực hãm có phương song song với mặt đường và có độ lớn
250N. Tìm quãng đường xe còn chạy thêm được cho tới khi xe dừng hẳn.
(Chú ý: bỏ qua ma sát giữa xe và mặt đường).
9


Câu 6: Vật chịu tác dụng của 2 lực, khi vật ở trạng thái cân bằng thì gía, chiều và
độ lớn của hai lực phải thoả mãn điều kiện gì ? Vẽ hình minh hoạ ?
Câu 7: Hãy ghép nội dung cột bên trái với nội dung tương ứng cột bên phải để
được một câu có nội dung hoàn chỉnh.
tơ gia tốc của một vật luôn
1 Véc
cùng hướng với
2 Trọng lực là

3 Khối lượng là
4 Trọng lượng của vật
thái đứng yên và chuyển
5 Trạng
động thẳng đều được gọi là
6 Độ lớn của véc tơ gia tốc

A
B
C
D
E
F

đại lượng đặc trưng cho mức quán tính (hoặc
mức hấp dẫn) của vật.
tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
lực tác dụng lên vật.
trạng thái cân bằng.
tỉ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng lên vật và tỉ
lệ nghịch với khối lượng của vật.
lực hút của trái đất tác dụng vào các vật ở gần
mặt đất

2.3.3.3. Hướng dẫn chi tiết học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức theo
phiếu số 3 được trình bầy ở phần phụ lục - đây là đáp án kiểm tra nhanh
Câu 1: Vật giữ nguyên trạng thái của mình khi vật không chịu tác dụng của lực
hoặc chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau.
Câu 2: Ban đầu cả quần áo và bụi bám trên quần áo đang cùng chuyển động,
nhưng khi quần áo dừng lại đột ngột thì các hạt bụi vẫn đang chuyển động nên sẽ

tiếp tục chuyển động để bảo toàn vận tốc của mình do đó trượt ra khỏi quần áo ”

Gõ mạnh cán búa xuống nền cho đến khi qủa búa bám chặt vào cán búa. Khi cán
dừng lại, do quán tính quả búa tiếp tục chuyển động, đi sâu và bám chặt vào cán búa.
Câu 3: Đáp
Câu
Câu
r án:r C r
r 4: Phương
r án
r D.r
r 5: rĐáp số: S = 20m.
F
=
F
+
F
F
=
0
F
=
F
+
F
Câu 6: “ hl 1 2 ” Từ hl
và hl 1 2 suy ra F1 = − F2 hay phát biểu thành
lời: 2 lực phải cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn”.
Câu 7: Đáp án: 1-C; 2-F; 3-A; 4-B; 5-D;6-E
2.3.4. Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bài định luật II

Niu-Tơn ở nhà
2.3.4.1. Kế hoạch (bảng kế hoạch)
Nội dung kiến
Câu Dự kiến
thức cần ôn tập, (bài) thời gian
hệ thống hoá.
số

1

1. Định luật
II Niu-Tơn.

2
4

5
6

Mục tiêu cần đạt được

- Học sinh hệ thống được lại nội dung kiến thức của
bài học và thấy được mối liên hệ của các đơn vị
10
kiến thức trong bài học. (Vận dụng sơ đồ tư duy
phút trong việc hệ thống hoá kiến thức giúp học sinh
hiểu bản chất và nhớ kiến thức lâu dài).
- Học sinh nhớ lại được chính xác nội dung định
1,5
II Niu-Tơn cụ thể là mối quan hệ giữa lực và

phút luật
gia tốc mà vật thu được đề cập đến trong định luật.
- Học sinh chỉ ra được các bước cơ bản để áp dụng
luật II Niu-Tơn vào giải quyết một bài toán cơ
5 phút định
học. (Hình thành phương pháp động lực học khi
giải quyết bài toán cơ học)
- Học sinh vận dụng các bước giải quyết bài toán
định luật II Niu-Tơn đã chi ra để giải quyết
5 phút theo
yêu cầu bài toán. (Vận dụng bước đầu phương
pháp động lực học khi giải quyết bài toán cơ học)
7 phút - Học sinh nhớ lại hình dạng đồ thị vận tốc phụ
thuộc theo thời gian và khai thác đồ thị chuyển
động của vật để giải quyết yêu cầu bài tập.
- Vận dụng định luật II Niu-Tơn và các số liệu khai
thác từ đồ thị để tính gia tốc và hợp lực tác dụng lên

10


vật trong từng giai đoạn vật chuyển động.
2. Các yếu tố
của véc tơ lực

1

3. Trạng thái
cân bằng. Hệ
lực cân bằng


1
7

4. Khối lượng
quán tính

1
8
3

- Học sinh nêu lên được định nghĩa và các đặc
2 phút trưng của véc tơ lực, nêu được mối quan hệ của vật
với gia tốc mà vật thu được.
- Học sinh rút ra được điều kiện cân bằng từ định
1 phút luật II Niu-Tơn.
- Học sinh nêu lên được thế nào là hệ lực cân bằng.
- Vẽ hình minh hoạ trường hợp vật cân bằng dưới
4
tác dụng của 3 lực đồng phẳng đồng quy, và rút ra
điều kiện của hệ 3 lực cân bằng phải thoã mãn
- Học sinh nêu được định nghĩa, đơn vị và các tính
2 phút chất của khối lượng.
- Học sinh chỉ ra được mối quan hệ giữa khối lượng
4 phút của vật và mức quán tính của vật trong quá trình
thay đổi vận tốc của máy vật.
- Học sinh chỉ ra được bản chất của khối lượng
1 phút trong vật lí là đại lượng đặc trưng cho mức quán
tính của vật.


2.3.4.2. Nội dung ôn tập ở nhà. Phiếu học tập số 4
Câu 1: Hãy hoàn thành nội dung kiến thức trong các ô
1. Định nghĩa:
………………
….
13. Mối
Quan hệ:
………….
…….

sau:

5.Các yếu tố đặc trưng: ….
……………………….
…..
4. Định nghĩa :
………………………………
………………
…………


2.Tính
Khối lượng
Lực
chất:
13. Mối Quan hệ:
………
………….…….
………
…….. ….

3.Đơn vị:…...
………
……...
………
………
……
10. Điều kiện cân bằng của
Định luật II Niutơn
chất điểm: …………
……………………………
……………………………
..
11. Biểu thức của
trọng lượng” ………
……………………
……………………
9. Điều kiện
……..
12. Đơn vị của lực:
áp dụng: ……
……………………
……………
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
……………
……………

Gia tốc

6. Định
nghĩa:

………
………

7. Nội
dung:
………
………

8.Biểu
thức:
………
………
Định luật II Niu-Tơn xác nhận rằng:
……
A. Khi một vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng đều thì vật sẽ chuyển…động

nhanh dần đều.

11


B. Gia tốc của vật thu được tỉ lệ với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối
lượng của vật đó.
C. Khi lực tác dụng lên vật bằng không thì vật chuyển động thẳng đều do quán tính.
D. Khi lực tác dụng lên vật không đổi thì vật chuyển động với vận tốc không đổi.
Câu 3: Hãy khoanh tròn vào đáp án theo em là đúng nhất. Khối lượng của các vật
A. luôn tỉ lệ với lực tác dụng vào vật.
C. cho biết mức quán tính của vật.
B. luôn tỉ lệ nghịch với gia tốc mà vật thu được. D. không phụ thuộc vào thể tích của vật.
Câu 4: Dựa vào bài toán mẫu sau và một số bài toán mà các em đã được giải, em

hãy chỉ ra các bước cơ bản nhất đề giải bài tập vật lí khi vận dụng định luật II Niu-Tơn
Đề bài: Một ôtô có khối lượng 2,5 tấn đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh
song song với mặt đường và có độ lớn 5000N. Tính quãng đường và thời gian ôtô
chuyển động kể từ lúc hãm đến khi dừng lại.
r
∗ Bài làm: Dưới tác dụng của lực hãm phanh F ôtô sẽ chuyển động chậm dần đều
sau khi đi được một đoạn đường nữa thì dừng lại.
r
Bài cho: m = 2,5 tấn = 2500 kg. V0 = 36 km/h = 10 m/s2. F = 5000 N.
S=? t=?
• Chọn: Gốc toạ độ là chỗ hãm phanh.
r
Chiều dương là chiều chuyển động.
N
Gốc thời gian là lúc hãm phanh.
r
• Các lực tác dụng lên xe gồm: Trọng lực P cân
r
r
r
bằng với phản lực N , lực hãm phanh F .
F
+
Theo định luật II Niu-Tơn ta có phương
r trình
r r gia
tốc của xe lúc hãm phanh là:


r P+N +F

a=
( 1).
m

Chiếu phương trình (1) lên trục Ox đã chọn ta có: a x =

x

r
P

Fx
F
= − = −2(m / s 2 )
m
m

• Áp dụng công thức: Vx2 − Vox2 = 2a x S x .
• Thay số ta có: 0 - 102 = 2. (-2).Sx  Sx = 25 (m).
Mặt khác: Vx = Vox + ax.t. Thay số: 0 = 10 + (-2).t  t = 5(s).
Vây: Sx = 100/4 = 25 (m) và t = 5(s).
Câu 5: Một vật có khối lượng 2kg được kéo lên thẳng đứng với lực kéo có độ lớn 24N.
Bỏ qua lực cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Xác định độ lớn gia tốc của vật.
Câu 6: Cho đồ thị vận tốc của vật có khối lượng m =
v(m/s)
1,2kg chuyển động như hình vẽ sau . Em hãy:
C
a. Nêu lên tính chất chuyển động của vật trong từng 15
giai đoạn.
b. Tính gia tốc và độ lớn hợp lực tác dụng lên vật

A
trong từng giai đoạn.
B
D
5
Câu 7: Hệ lực cân bằng là gì ? Giá, chiều và độ lớn
của 3 lực đồng phẳng, đồng quy lực cùng tác dụng vào
2 4
8 t(s)
0
một vật phải thoả mãn điều kiện gì để vật cân bằng ?
Vẽ hình minh hoạ trường hợp nêu trên ?

2.3.4.3. Hướng dẫn chi tiết học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức theo
phiếu số 4 được trình bầy ở phần phụ lục - đây là đáp án kiểm tra nhanh
Câu 1: Hãy đọc lại SGKVL 10 nâng cao để hoàn thiện nội dung các phần trống
còn lại trong các ô để trống.
12


Câu 2: Đáp án: B
Câu 3: Đáp án: C
Câu 4: Đáp án: “B1: Phân tích hiện tượng vật lí trong bài toán và tóm tắt.
B2: Chọn hệ quy chiếu.
B3: Chỉ ra các lực tác dụng lên vật và biểu diễn chúng trên hình vẽ.
B4: Tìm ra (viết ra) các phương trình để tính gia tốc (có thể theo các
công thức động học hoặc theo định luật II Niu-Tơn).
B5: Giải các phương trình đã viết được ở bước 4. (Nếu là phương trình
véctơ thì chiếu các véctơ lực lên trục đã chọn để được phương trình đại số để giải tiếp.


B6: Biện luận kết quả của bài toán ”.
Câu 5: Đáp số: a = 2(m / s 2 ) .
Câu 6: a. AB : Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 5m/s2.
BC: Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều.
CD: Vật là chuyển động thẳng chậm dần đều cho đến khi dừng hẳn
b. aAB = 0, FAB = 0; aBC = 5m/s2, FBC = 6N; aCD = -3,75m/s2, FCD = m.ACD = - 4,5N.
Câu 7: Để biết khái niệm về hệ lực cân bằng học sinh hãy đọc SGK trang 69 phần
4 để trả lời.
2.3.5. Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bài định luật III
Niu-Tơn trên lớp
2.3.5.1. Kế hoạch
Nội dung
KT cần ôn
tập, HTH.

1. Khối
lượng
quán tính.
2. Định
luật II
Niu-Tơn.

3. Khái
niệm
tương tác
4. Định
luật III
Niu-Tơn.

Câu Dự kiến Thời điểm sử

(bài thời gian dụng câu hỏi
) số trả lời trong dạy học
Kiểm tra bài
1 phút cũ trước khi
1
học bài mới
Kiểm tra bài
cũ trước khi
học bài mới.
2 phút
2

3

1,5
phút
1 phút

4

Sau khi học
sinh học sinh
học
song
phần 1 SGK
10 trang 71.
Sau khi đã
phát biểu nội
dung đinhluật
III Niu-Tơn.


Mục đích sử dụng
câu hỏi đưa ra trong dạy học
- Ôn tập lại nội dung kiến thức về khối lượng
quán tính của vật , tạo tiền đề cho việc tiếp thu
kiến thức bài định luật III Niu-Tơn.
- Ôn tập lại nội dung kiến thức về định
luật II Niu-Tơn trong mối liên hệ giữa
khối lượng với trọng lượng và gia tốc của
vật, tạo tiền đề để học bài định luật I NiuTơn. (Giáo dục kỹ năng sống, vận dụng
kiến thức được học vào đời sống giải
quyết các vấn đề hàng ngày)
- Học sinh hiểu được khái niệm tương
tác, và nhận thấy được một số quá trình
tương tác diễn ra trong tự nhiên.
- Qua đó nhớ và hiểu khái niệm tương tác
vừa tiếp thu.
- Để học sinh hiểu bản chất nội dung của
định luật III Niu-Tơn và qua đó nhớ nội
dung định luật. (Vận dụng kiến thức vật lý
vào tính huống cụ thể trong đời sống)

13


5
8

6


5. Lực và
phản lực
7

8

- Học sinh nhận thấy được nội dung chính
của định luật III Niu-Tơn đề cập đến
- Qua câu hỏi nhớ và hiểu bản chất của
định luật III Niu-Tơn.
- Học sinh nhắc lại nội dung kiến thức
1 phút
cần nhớ về định luật III Niu-Tơn.
- Học sinh vận dụng cặp lực trực đối vào
việc phân tích các quá trình tương tác
xảy ra trong tự nhiên.
1,5
- Qua việc vận dụng cặp lực trực đối để
phút
hiểu thêm về nội dung định luật III NiuSau khi học
Tơn và nhớ các đặc điểm của cặp lực
sinh được
trực đối. (Vận dụng kiến thức vật lý vào
học song
tính huống cụ thể trong đời sống)
phần 3 SGK
- Học sinh nhận thấy rằng tuy lực tác
VL 10 nâng
dụng lên các vật trong quá trình tương
cao trang 73.

tác có độ lớn bằng nhau nhưng biểu hiện
2 phút.
của vật là khác nhau, chứ không nhất
thiết phải giống nhau. (Vận dụng kiến
thức vật lý vào tính huống cụ thể trong
đời sống)
Củng cố cuối - Học sinh nhắc lại nội dung kiến thức
giờ học.
cần ghi nhớ về lực và phản lực (Vận
1 phút
dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống
hoá kiến thức giúp học sinh hiểu bản
chất và nhớ kiến thức lâu dài).
1,5
phút

Sau khi đã
phát biểu nội
dung địnhluật
III Niu-Tơn.
Củng cố cuối
giờ học.

2.3.5.2. Nội dung ôn tập trên lớp - Phiếu học tập số 5
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng của vật ?
A. Vật nào có kích thước càng lớn thì khối lượng của vật đó càng lớn.
B. Khối lượng càng lớn vật chuyển động càng chậm.
C. Khối lượng một vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với
gia tốc thu được dưới tác dụng của lực đó.

D. Với tác dụng của lực như nhau, vật nào có khối lượng càng bé thì vật đó
càng dễ dàng thay đổi vận tốc.
Câu 2: Rất khó đóng đinh vào một tấm ván mỏng và nhẹ. Nhưng nếu áp vật
Nào đó vào phía bên kia tấm ván thì lại có thể dễ dàng đóng được đinh. Vì sao ?
Câu 3: Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Các trường hợp nào sau đây
có sự tương tác giữa các vật ? Hãy gọi tên các vật tương tác nhau trong hệ trên.
A. Người đi bộ trên mặt đất.
B. Vật nằm yên trên mặt đất.
C. Quả bóng đập vào tường bật trở lại.
D. Ô tô đang chuyển động thẳng đều trên đường. E. Tất cả các trường hợp trên
Câu 4: Trong ví dụ 1 SGKVL 10 nâng cao trang 71, vì sao cả An và Bình đều phải
đi giày patanh? Có nhận xét gì nếu chỉ có Bình đi giầy patanh còn An thì đi chân đất ?
Câu 5: Định luật III Niu-Tơn cho ta nhận biết:
A. Bản chất sự tương tác qua lại giữa các vật. B. Sự phân biệt lực và phản lực.
14


C. Sự cân bằng giữa lực và phản lực. D. Quy luật cân bằng của các lực trong tự nhiên.
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng, và chỉ ra chỗ sai trong các phương án chọn sai trên.
Câu 6: Hãy chọn phương án đúng nhất và nêu lên kiến thức làm cơ sở của việc chọn
lựa phương án trên. Khi chèo thuyền, lực nào đã đẩy thuyền tiến về phía trước.
A. Lực đẩy của tay người chèo thuyền.
B. Lực đẩy của nước lên thuyền.
C. Lực mái chèo tác dụng lên.
D. Phản lực của nước tác dụng lên mái chèo
Câu 7: Một quả bóng đến đập vào tường. Bóng bị bật trở lại, còn tường thì
vẫn đứng yên, giải thích vì sao tường vẫn đứng yên ? Qua ví dụ, em có nhận xét
gì về biểu hiện của các vật trong quá trình tương tác ?
Câu 8: Dựa vào nội dung bài học hãy điền vào ô trống những nội dung chính
của bài học.

Tương tác giữa
các vật

3………………………………

2……………

…………………………..

………….

4…………
…………

Định luật chi
phối sự
tương tác: 1.
……………
……………
……………
………..

5……………………
……..
……………………
……………………
……..

2.3.5.3. Hướng dẫn chi tiết học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức theo
phiếu số 5 được trình bầy ở phần phụ lục - đây là đáp án kiểm tra nhanh

Câu 1: “Đáp án D”
Câu 2 : Khi áp vào bên kia tấm ván một vật khác (thường là tấm gỗ nặng hoặc
viên gạch …) thì tấm ván hợp với vật này thành một hệ có khối lượng lớn hơn.
Khi ta đóng đinh hệ này có gia tốc nhỏ (có thể coi gần như đứng yên) nên ta dễ
dàng đóng được đinh ngập vào ván.
Câu 3: Đáp án: E.
Câu 4: Cả An và Bình đều chịu tác dụng của 3 lực gồm trọng lực cân bằng với phản lực,
lực ma sát giữa chân và mặt phẳng nên. Khi An đi chân đất thì lực ma sát giữa chân và
mặt phẳng nền lớn hơn so với trường hợp An hoặc Bình đi giày patanh đ ể giảm lực sát
giữa chân và mặt sàn ta dễ dàng quan sát thấy chuyển động của An và Bình.
Câu 5: Đáp án đúng là A .
Câu 6: Đáp án đúng: D
r
Câu 7: Khi bóng đến đập vào tường.
Bóng tác dụng vào tường rmột lực
r
r F , tường
tác dụng trở lại bóng một lực F ′ . Theo rđịnh luật III Niu-Tơn: F = - F ′ ”. Vì khối
lượng của bóng khá nhỏ nên phản lực F ′ gây cho bóng gia tốc lớn, làm bóng bật
ngược trở lại. Còn khối lượng tường rất lớn nên gia tốc của tường thu được nhỏ đến
mức mà (mắt thường) con người không thể quan sát được sự dịch chuyển của
tường”.
Câu 8: Đáp án: 1. Định luật III Nui tơn; 2. Nội dung định luật; 3. Điều kiện áp
dụng; 4. Biểu thức; 5. Đặc điểm của cặp lực và phản lực.
2.3.6. Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bài định luật III
15


Niu-Tơn ở nhà
2.3.6.1. Kế hoạch (bảng kế hoạch)

Nội dung KT Câu
cần ôn tập, (bài)
HTH.
số

1. Khái
niệm
tương tác.

2. Định
luật III
Niu-Tơn.

Dự
kiến
thời
gian

1

1 phút

2

2 phút

3

1 phút


4

5 phút

1

1,5
phút

3

8 phút

7

6 phút

6

5 phút

1

1 phút

2

3 phút

3. Lực và

phản lực
5

5 phút

4.Xác định
khối lượng
bằng phương 6
pháp tương
tác.

5 phút

Mục tiêu cần đạt được
- Học sinh hệ thống hoá kiến thức về tương tác giữa các
vật (Vận dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống hoá kiến
thức giúp học sinh hiểu bản chất và nhớ kiến thức lâu
dài).
- Học sinh vận dụng được kiến thức về tương tác và định
luật III Niu-Tơn để phân tích một quá trình tương tác
trong tự nhiên.(Vận dụng kiến thức vật lý vào tính
huống cụ thể trong đời sống)
- Học sinh chỉ ra được hệ tương tác đang xét đến trong bài
toán và các lực tương tác giữa 2 vật trong hệ.
- Học sinh vận dụng được khái niệm tương tác để phân
tích quá trình tương tác giữa bóng và tường.
- Vận dụng công thức tính gia tốc trung bình để tính gia
tốc của quả bóng.
- Vận dụng được công thức định luật II Niu-Tơn để tính
được lực trung bình tác dụng lên quả bóng trong tương tác

- Học sinh nêu lên được nội dung, biểu thức và điều kiện
áp dụng của định luật III Niu-Tơn.
- Học sinh vận dụng nội dung định luật III Niu-Tơn để
phân tích quá trình tương tác của các vật.(Vận dụng kiến
thức vật lý vào tính huống cụ thể trong đời sống)
- Học sinh vận dụng được định luật II và III Niu-Tơn để
xác định tỉ số khối lượng giữa hai viên bi.
- Học sinh vận dụng được định luật II và III để xác định
khối lượng của vật.
- Học sinh nêu lên được khái niệm và đặc điểm của cặp
lực trực đối.
- Chỉ ra được cặp lực trực đối trong hệ tương tác đang xét.
- Phân biệt được cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng
trong hệ tương tác đang xét.
- Học sinh vận dụng được nội dung định luật III Niu-Tơn
để lực để phân tích lực tác dụng lên các vật trong quá
trình tương tác.
- Học sinh vận dụng được định luật II Niu-Tơn để tính
gia tốc của vật.
- Học sinh nêu lên được các bước tìm khối lượng của vật
theo phương pháp tương tác và để tiến hành xác định khối
lượng của vật theo phương pháp tương tác cần biết những
yếu tố nào..(Giới thiệu phương pháp đo khối lượng của
các hạt vi mô như: electron, proton ....)

16


2.3.6.2. Nội dung ôn tập - Phiếu học tập số 6
Câu 1: Hãy hoàn thành nội dung kiến thức ở phần (…) trong các ô


sau.

1. Khái niệm: ………..

Tương tác giữa hai vật
6. Đặc điểm: ……..

Lực và phản lực

Định luật chi phối
sự tương tác là: ……………..

2. Nội dung: ………

3. Biểu thức: …..…..

5. Khái niệm: ……….

4. Điều kiện áp dụng: …………..
r

r

Câu 2: Một vật đặt trên bàn, gọi P là trọng lực, N1 là lực nén của vật đặt lên mặt
r
bàn, N 2 là lực tác dụng của bàn lên vật. Hãy cho biết:
a. Hệ 2 vật tương tác ở đây là những vật nào ?
b. Cặp lực nào nói trên là cặp lực tuân theo định luật III Niu-Tơn ?
r

c. Cặp lực nào nói trên không tuân theo định luật III NiuN2
Tơn (là cặp lực cân bằng), em có nhận xét gì về điểm đặt của
cặp lực cân bằng và cặp lực trực đối ?
d. Chỉ ra sự khác nhau về điểm đặt giữa cặp lực cân bằng
và cặp lực trực đối ?
r
Câu 3: Trong các trường hợp nào sau đây có sự tương tác
P r
giữa các vật ? nếu có sự tương tác hãy chỉ ra cặp lực tương tác
N1
giữa các vật trong hệ tương tác đó.
a. Cầu thủ sút trái bóng.
b. Gió thổi vào thuyền (cánh buồm) làm thuyền chuyển động.
c. Người bước từ thuyền lên bờ làm thuyền bị đẩy ra xa bờ.
d. Ô tô đâm vào thanh chắn ngang đường làm cho thanh chắn ngang đường
bị biến dạng.
Câu 4: Quả bóng khối lượng 200g bay đến đập vào tường theo phương vuông
góc với tường với vận tốc 90km/h. Bóng bật trở lại theo theo phương cũ với vận
tốc 54km/h. Thời gian bóng chạm tượng là ∆ t = 0,05s.
r m1 m2
a. Gia tốc trung bình của bóng.
F
b. Độ lớn của lực trung bình do tường tác dụng lên
bóng là bao nhiêu ?
17


Câu 5: Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên mỗi vật trên hình vẽ và tính gia tốc của
chúng biết m1 =3kg, m2=2kg, F=10N. (Bỏ qua ma sát giữa 2 vật và giữa vật với sàn đỡ).
Câu 6: Xe A chuyển động với vận tốc 3,6km/h đến đập vào xe B đang đứng

yên. Sau va chạm xe A theo hướng ngược lại với vận tốc 0,2m/s. Còn xe B chạy
với vận tốc 0,5m/s. Biết mB = 200g.
a. Tìm mA.
b. Từ bài toán trên hãy em cho biết để xác định khối lượng của vật theo phương
pháp trên (được gọi là phương pháp tương tác) ta cần biết những yếu tố nào ?
Câu 7: Có hai quả cầu trên mặt phẳng nằm ngang. Quả cầu A chuyển động với
vận tốc 6m/s đến va chạm với quả cầu B đang nằm yên. Sau va chạm hai quả cầu
cùng chuyển động theo hướng cũ của quả cầu A với vận tốc 2 m/s.
Hãy tính tỉ số khối lượng của hai quả cầu.
2.3.6.3. Hướng dẫn chi tiết học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức theo
phiếu số 6 được trình bầy ở phần phụ lục
Câu 1: Để hoàn thành nội dung kiến thức trong các ô trống của bài định luật III
Niu-Tơn hãy đọc SGK VL 10 nâng cao các phần sau:
• Đê trả lời được khái niệm tương tác đọc SGKVL 10 nâng cao trang 71 phần 1.
• Để trả lời nội dung và biểu thức định luật III Niu-Tơn đọc phần 2b SGKVL
10 nâng cao trang 72.
• Để trả lời về điều kiện áp dụng của định luật III Niu-Tơn đọc phần mỡ đầu
của bài “Hệ quy chiếu có gia tốc, lực quán tính” SGKVL 10 nâng cao trang 94.
• Để nêu được khái niệm và đặc điểm của lực và phản lực đọc phần 3 SGKVL
10 nâng cao trang 73.
r
r
Câu 2: Đáp án: a. Vật mặt bàn; b. Áp lực N1 và phản lực N 2 ; c. Trong lực
r
r
P và phản lực N 2 ; d. Cặp lực cân bằng có cùng điểm đặt vào vật, còn cặp lực
trực đối có điểm đặt khác nhau (đặt vào 2 vật khác nhau của hệ tương tác).
Câu 3: Đáp án: Cả bốn trường hợp nêu trên đều có sự tương tác giữa các vật.
Câu 4: Đáp án: a = 800m/s2 . F = 160 N. Câu 5: Đáp số: a1 = a2 = 2 (m/s2)
Câu 6: mA = 1,25kg.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Khảo sát giải các bài tập trắc nghiệm tổng hợp phần các định luật Nuitơn ở 4
lớp 10 trường THPT Trần Ân chiêm gồm: lớp 10A1 và 10A2 Không áp dụng ôn
tập hệ thống hóa và 10A4 và 10A5 có áp dụng phiếu ôn tập hệ thống hóa trình
bầy trong sáng kiến có được kết quả như sau.
Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8
Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-1-2
10A1 43
2 4,7% 9 20,9% 20 46,5
7 16,3
5 11,6%
%
%
10A2 42
1 2,4%
6 14,3% 23 54,7
6 14,3
6 14,3%
%
%
10A4 42
8 19,0
15 35,7% 17 40,5
3 4,8%
0 0%
%
%
10A5 42
9 21,4

13 30,9% 16 38,1
4 9,6%
0 0%
18


%
%
Qua kết quả tôi thấy: Sau khi vận dụng sáng kiến này vào thực tế giảng dạy tôi
nhận thấy đa số học sinh ghi nhớ, hiểu và vận dụng được kiến thức định luật
NuiTơn vào giải quyết bài tập, biết cách suy luận logic, tự tin vào bản thân hơn
khi giải các bài tập về kiến thức định luật NuiTơn, yêu thích, hứng thú hơn khi
học môn vật lý đặc biệt thấy được kiến thức vật lý các em được học rất gần gũi,
áp dụng nhiều trong đời sống của các em.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Nội dung chính của đề tài này trình bày hệ thống bảng kế hoạch, phiếu tài
liệu và phiếu hướng dẫn giúp giáo viên hướng dẫn và giúp học sinh tự ôn tập, hệ
thống hoá kiến thức nội dung các định luật NuiTơn ở ngay trong từng tiết dạy
trên lớp và lúc học sinh học tập ở nhà. Khi tiếp xúc với đề tài này học sinh lớp 10
THPT hiểu nội dung, cách thức ôn tập, hệ thống hoá, kiến thức từng bài, từng
phần và từng chương một cách dễ dàng, giúp học sinh có thể hiểu, nhớ và vận
dụng linh hoạt kiến thức được học vào trong thực tiễn cuộc sống, mang lại kết
quả cao trong các kỳ thi.
Trên cơ sở sử dụng phiếu ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên lớp và ở nhà,
học sinh vừa nắm chắc lý thuyết vừa giải quyết các bài tập liên quan một cách dễ
dàng. Đồng thời giúp học sinh hình thành năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp,
khái quát hoá, do đó mà học sinh có thể nhìn thấy mối quan hệ hưu cơ giữa các
kiến thưc vật lý. Bên cạnh đó việc vận dụng kiến thức được học vào trong thực
tiễn cuộc sống hàng ngày thông qua các bài tập thực tế của học sinh giúp học sinh

có nhiều kĩ năng sống hơn và yêu thích, có hứng thú hơn khi học tập môn vật lý.
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy và sử dụng các phiếu ôn tập, hệ thống hoá
kiến thức ở trên lớp và ở nhà, đồng thời thăm dò sự nắm bắt kiến thức đối với học
sinh đối với từng bài học hay từng ý nhỏ trong nội dung kiến thức, tôi nhận thấy
cần phải khai thác các phiếu ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đúng lúc, phù hợp với
từng nội dung và cần có sự cân đối giữa số lượng câu hỏi và nội dung kiến thức
cần ôn tập, hệ thống hoá với thời gian để thực hiện. Đồng nghiệp cũng có thể
phát triển đề tài này sang các phần kiến thức vật lý khác trong chương trình.
Do thời gian và kinh nghiệm bản thân nên đề tài của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô đồng nghiệp để
sáng kiến ngày càng hoàn chỉnh, đóng góp nhiều hơn vào kho tàng phương pháp
giảng dạy vật lý những phương pháp hay và có hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn
3.2. Kiến nghị. (không có)

19


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Lê Văn Nam

20




×