Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Dạy học lịch sử địa phương( tiết 51) lớp 10 qua chuyển đề khởi nghĩa bà triệu và quần thể di tích lễ hội đền bà triệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................... .........................

2

NỘI DUNG..............................................................................................
Cơ sở lí luận........................................................................... ........ ....
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ...............................................
Giải quyết vấn đề …………………………………………………...
Mục tiêu chuyên đề...................................................................................
Nội dung chính và các giải pháp thực hiện ..............................................
Hiệu quả của đề tài…………………………………………………

5
5
5
7
8
8
17

KẾT LUẬN …………………………………………………...................

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................

21

PHỤ LỤC.....................................................................................................



22

1


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục
truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng. Nghị quyết Đại hội
VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ, phải “lựa
chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáo
dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo
đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương
lai của bản thân và tiền đồ đất nước”. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của
Lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa
phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh
mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang
tầm thế giới. Tri thức Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện
cụ thể và phong phú của tri thức Lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp
quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước.
Như vậy không có nghĩa tri thức Lịch sử dân tộc chỉ là phép cộng đơn giản tri
thức lịch sử các địa phương mà việc nhận thức Lịch sử dân tộc phải được hình thành
trên nền tảng hệ thống tri thức Lịch sử dân tộc đa dạng đã được tổng hợp, khái quát
ở mức độ cao.
Do đó, việc dạy học Lịch sử dân tộc và Lịch sử địa phương có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử
dụng tài liệu Lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử dân tộc là cần thiết ở nhà
trường phổ thông, có ý nghĩa lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ

môn. “Những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc,
thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc
cảm thật của học sinh hoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử”. Bởi vì, sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử dân tộc giúp học sinh có sự hình dung
đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện
tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các
khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt
khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học
sinh. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần
gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi
dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
Trong dạy học Lịch sử dân tộc, việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử dịa phương
còn giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái
đặc thù. Qua đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh.
Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử dân tộc ở các
trường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, vẫn còn nhiều hạn chế, ví như:
tài liệu lịch sử địa phương sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông nghèo nàn;
Giáo viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn
tài liệu cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa, làm
2


rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài
giảng. ở một số nơi, các tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình
còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học đôi khi mang tính chất hình thức; có
giáo viên còn sử dụng các giờ học lịch sử địa phương để dạy bù, ôn tập. Vì vậy, chưa
nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác
định trách nhiệm của học sinh đối với quê hương. Nguyên nhân của tình hình đó có
nhiều; song chủ yếu là do giáo viên chưa xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử dân tộc là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục

tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ
thể. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về lịch sử
dân tộc, lịch sử của mảnh đất, con người nơi các em sinh ra, lớn lên? Làm sao để khi
tiến hành bài giảng, giáo viên có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa
tri thức lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc? Đây là một yêu cầu cần chú ý trong
dạy học lịch sử dân tộc hiện nay.
Thanh Hoá - là địa phương có bề dày lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc.
Trường THPT Hậu Lộc 3 lại nằm trên địa bàn huyện Hậu Lộc, có thể nói đời sống
vật chất của người dân nơi đây chưa cao nhưng lại có một đời sống tinh thần rất giàu
có và phong phú. Thông qua đề tài chúng tôi muốn góp phần giáo dục học sinh nhận
rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Dạy – học lịch sử địa phương (tiết
51) lớp 10 qua chuyên đề: Khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích – lễ hội đền
Bà Triệu”.

1.2. Mục đích của đề tài.
Thực hiện đề tài, chúng tôi xác định rõ mục tiêu cần đạt như sau:
- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ
thông.
- Khai thác, sử dụng tài liệu lịch sử Khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích, lễ hội
đền Bà Triệu khi dạy tiết 51 lịch sử địa phương - lớp 10.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học không chỉ ở trường mà còn đặt cơ sở để sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
của nhiều trường trong cả nước.

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cùng học sinh tìm hiểu khởi nghĩa Bà Triệu
và quần thể di tích – lễ hội đền Bà Triệu ở làng Phú Điền (Triệu Lộc – Hậu Lộc –
Thanh Hóa). Từ đó khẳng định giá trị lịch sử văn hóa của lễ hội đã ảnh hưởng sâu
sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, phần giáo dục học sinh nhận rõ

trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên cơ sở lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của
Đảng và Nhà nước về giáo dục phổ thông, đặc biệt là quan điểm về giáo dục lịch sử,
thông qua nghiên cứu và giảng dạy lịch sử.
3


- Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
+ Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia kinh điển, của Hồ
Chí Minh bàn về công tác giáo dục ở trường phổ thông; các công trình của các nhà
lý luận khoa học giáo dục, tâm lý học, các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục lịch sử,
về Lịch sử địa phương, Lịch sử địa phương, chương trình, nội dung SGK và các vấn
đề có liên quan đến phạm vi đề tài.
+ Tiến hành điều tra cơ bản: Thông qua nhiều cách khác nhau: dự giờ, quan sát, điều
tra xã hội học, trao đổi với những người quản lý chuyên môn, đối với giáo viên, học
sinh trong trường, tranh thủ ý kiến của các đồng nghiệp trong các tổ bộ môn.
+ Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm trong trường để kiểm tra giả thiết và hiệu
quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.
+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học: Dựa vào kết quả thu được giữa lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng, tiến hành phân tích kết quả, so sánh các giá trị thu được để
rút ra những kết luận khoa học về các biện pháp sư phạm mà luận án đã đề xuất.

2 - NỘI DUNG
4


2.1. Cơ sở lí luận.

- Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những
sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương”
có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi
địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với
nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành
trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam,
miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc...Có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là:
tất cả những gì không phải là của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa
phương.
- Lịch sử địa phương
Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là
lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền.
Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất,
chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp...Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó
đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật,
chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy, bản thân
lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại.
Giảng dạy lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Việc giảng dạy lịch sử địa phương bồi
dưỡng cho các em học sinh những kĩ năng cần thiết trong việc vận dụng tri thức lí
thuyết vào việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang đòi hỏi. Giảng
dạy lịch sử địa phương còn góp phần rèn luyện và phát triển năng lực học tập và
nghiên cứu của học sinh. Các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức
tạp và thú vị của lịch sử địa phương ở các địa phương, thấy được mối quan hệ chặt
chẽ của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù của
lịch sử địa phương song vẫn tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc
và lịch sử nhân loại.

2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng:

Việc Dạy- Học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó
khăn..Để dạy được tiết học lịch sử địa phương lại càng khó hơn. Như mặt trái của cơ
chế thị trường đã mở cửa cho những làn sóng văn hoá không lành mạnh tràn vào làm
hoen ố, hiểu sai về Lịch sử của dân tộc, của một bộ phận thanh niên không có lý
tưởng sống.
Một khó khăn nữa hiện nay ở các trường phổ thông chưa có tài liệu thống nhất
dạy học tiết lịch sử địa phương, nhiều thầy, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy Lịch sử
chưa chuyên tâm, chưa thực sự tâm huyết với phần việc của mình, chưa chịu khó
sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương. Điều đó đã làm cho giờ dạy trở nên nặng nề, khô
5


khan mang tính sự vụ không có sức thuyết phục, hấp dẫn làm cho các thế hệ học
sinh quan niệm Lịch sử là môn học phụ nên không chú trọng.
Đặc biệt với chương trình thay sách giáo khoa của Bộ Giáo dục- đào tạo khi
chia thành các ban: Ban cơ bản, Ban khoa học tự nhiên (với các môn nâng cao:
Toán, Lý, Hóa, Sinh) và Ban Khoa học xã hội (với các môn nâng cao: Văn, Sử, Địa
và Ngoại ngữ) thì một thực tế hiện nay cho thấy số học sinh theo học Ban khoa học
xã hội rất ít do kết quả thi cử và công việc khi ra trường. Thậm chí có những nơi
không có Ban khoa học xã hội, chỉ còn Ban khoa học tự nhiên và Ban cơ bản vì vậy
học sinh chỉ chú ý học các môn tự chọn nâng cao.
Việc Dạy- Học môn Lịch sử không đơn giản là sự kiện ấy xảy ra ở đâu? Lúc
nào? mà phải biết đánh giá khách quan khoa học, giá trị của sự kiện ấy trong bối
cảnh đương thời. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng
đắn trong hiện tại và tương lai. Chẳng phải ngẫu nhiên từ thời kì cổ đại Xixêrôn –
một chính trị gia nổi tiếng của La Mã đã nói: “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống “
Phân phối chương trình Lịch sử địa phương ở cả ba khối: Khối 10 và khối 11
chỉ có một tiết, riêng khối 12 cơ bản gần hết học kì II có 2 tiết (tiết 46, 47) như vậy
thời lượng rất ít.
Lịch sử địa phương hình thành và phát triển cùng với Lịch sử của dân tộc Việt

Nam , trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng đã tạo thành những mắt xích, bước
ngoặt lịch sử mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Việc giảng dạy về lịch sử địa phương
thông qua các tư liệu viết (như tài liệu lịch sử địa phương, lịch sử đảng bộ Tỉnh,
tranh ảnh, di tích lịch sử) đó là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri
thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất
nước, lòng tự hào dân tộc, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê
hương, tạo cho học sinh nhận thức được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch
sử dân tộc.
Trang lịch sử địa phương Thanh Hoá oai hùng là vậy. Có rất nhiều anh hùng dân
tộc, các cuộc khởi nghĩa đã gắn liền với lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập của dân tộc
như Bà Triệu đã đánh quân Ngô (248), Thập đạo tướng quân Lê Hoàn chỉ đạo cuộc
kháng chiến chống Tống (981) bảo vệ nền độc lập Tổ Quốc, Lê Lợi với khởi nghĩa
Lam Sơn (1418 - 1427 ) đánh bại quân Minh giành lại độc lập cho dân tộc, và còn
rất nhiều cuộc khởi nghĩa khác, trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nhân
dân Thanh hoá đã ghi trang sử hào hùng vào lịch sử dân tộc đó - Khởi nghĩa Ba
Đình ( 1886 - 1887 ) do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo và đặc biệt hơn
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân và dân xứ Thanh vẫn luôn giữ
được khí phách truyền thống anh hùng đứng lên đấu tranh giữ nước tiêu biểu như
chiến thắng Nam Ngạn - Hàm Rồng ( ngày 3,4/4/1965 ).
Thanh Hoá - địa phương chúng ta có bề dày lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc,
trong khi đó thời lượng giảng dạy lịch sử địa phương eo hẹp, giáo viên không thể
truyền tải hết kiến thức đến học sinh được mà chỉ chọn những sự kiện tiêu biểu nhất.
Nhóm sử trường chúng tôi đã lên kế hoạch giảng dạy như sau:
Chương trình lịch sử chung của khối 10 - Lịch sử chống ngoại xâm thời Bắc
thuộc đến các cuộc đấu tranh bảo vệ và giành độc lập của dân tộc từ TK X - hết TK
6


XVIII, bám sát chương trình đó chúng tôi dạy lịch sử địa phương - Khởi nghĩa Bà
Triệu (248).

Chương trình lịch sử chung của khối 11 - gắn liền với cuộc kháng chiến chống
Pháp từ (1858 - 1918 ) do đó tiết dạy lịch sử địa phương - Khởi nghĩa Ba Đình
(1886 - 1887).
Chương trình lịch sử chung của khối 12 - Lịch sử kháng chiến chống Mĩ từ
(1954 - 1975 ) lại có 2 tiết lịch sử địa phương nên chúng tôi dạy: Chiến thắng Nam
Ngạn - Hàm Rồng trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ra Miền Bắc
(1965)
Bên cạnh những khó khăn trên, những năm gần đây việc Dạy- Học Lịch sử cũng
có nhiều điều kiện thuận lợi, các cấp các ngành, nhà trường, phụ huynh và xã hội rất
quan tâm. Điều đó đã tác động tích cực tới nhận thức của học sinh về bộ môn Lịch
sử và việc học Lịch sử ở trường THPT
2.2.2. Kết quả của thực trạng trên:
Dạy - Học Lịch sử địa phương thông qua các tư liệu bên ngoài chưa được chú
trọng dẫn đến việc học sinh tiếp cận các sự kiện, các giai đoạn lịch sử chỉ mang tính
phiến diện. Do đó không hiểu biết cặn kẽ Lịch sử địa phương, không hiểu sâu sắc
vấn đề. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói :
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam “
Một điều bất cập hiện nay có rất nhiều người, Lịch sử địa phương nắm không
vững nhưng lại nắm rất chắc lịch sử nước ngoài chẳng hạn như lịch sử Trung Quốc.
Điều đó đặt ra vấn đề phải làm gì cho các nhà nghiên cứu sử học, các giáo viên dạy
học môn lịch sử, phải tích cực hơn nữa trong công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch
sử dân tộc cũng như lịch sử địa phương, đồng thời kết hợp với các tổ chức văn hoá,
tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng.
Lịch sử địa phương có ý nghiã giáo dục sâu sắc lòng tự hào chân chính về
những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo
vệ giữ gìn di sản văn hoá, di tích lịch sử, am hiểu về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Từ ý nghiã tốt đẹp đó chúng tôi muốn góp một phần nhỏ vào tiết 51 Lịch sử địa
phương - lớp 10 để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử địa phương. Cụ thể là:

“Dạy – học lịch sử địa phương (tiết 51) lớp 10 qua chuyên đề: Khởi nghĩa Bà
Triệu và quần thể di tích – lễ hội đền Bà Triệu”.

2.3. Giải quyết vấn đề.
2.3.1. Mục tiêu chuyên đề
- Tìm hiểu chuyên đề lịch sử địa phương :
"KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU VÀ QUẦN THỂ DI TÍCH - LỄ HỘI ĐỀN BÀ TRIỆU”

- Mục tiêu cơ bản của tiết học là:

7


1)Về kiến thức:
- Khởi nghĩa Bà Triệu (248)
- Quần thể di tích đền Bà Triệu ở làng Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá)
- Lễ hội đền Bà Triệu.
- Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hoá quần thể di tích và lễ hội đền Bà Triệu.
2)Về kỹ năng:
Giúp học sinh biết sưu tầm, nghiên cứu và sử dụng tài liệu lịch sử truyền thống dân
tộc, địa phương vào học tập và đời sống.
3) Về thái độ:
- Giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh
- Tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm
đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
- Tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh, tự hào về chủ nghĩa
anh hùng cách mạng trong xây dựng và trong sản xuất
- Có ý thức kế thừa và giữ gìn truyền thống của địa phương và dân tộc, trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2.3.1. Nội dung chính và các giải pháp thực hiện.

a. Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248
Mục tiêu cần đạt ở mục này là giáo viên giúp các em nắm được cuộc khởi nghĩa
Bà Triệu và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa.
Trước khi tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Bà Triệu giáo viên nêu câu hỏi: Bối cảnh lịch
sử nước ta vào đầu thế kỉ III như thế nào?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung: Vào thế kỉ III nước ta bị nhà
Ngô đô hộ. Với chính sách bóc lột vơ vét triệt để và hà khắc đã làm cho mâu thuẫn
của nhân dân ta với chính quyền đô hộ càng gay gắt. Nhân dân ta không ngừng nổi
dậy chống bọn đô hộ. Trong phong trào ấy người con gái họ Triệu đã xuất hiện như
ngôi sao sáng.
Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh:

8


Hình 1: Bà Triệu
Giáo viên lại hỏi học sinh: Em biết gì Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu,
kết quả - ý nghĩa lịch sử? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận:
*. Bà Triệu - truyền thuyết và thần tích.
Bà Triệu tên huý là Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ
(năm 226). Bà quê ở huyện Quan Yên, quận Cửu Chân nay thuộc thôn Cẩm Trướng,
xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Về Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa Bà
Triệu có rất nhiều truyền thuyết và thần tích như ở huyện Triệu Sơn, Như Xuân có
câu chuyện về cánh đồng “Bắt Voi”, câu chuyện “đá biết nói”. Quanh vùng núi Nưa
còn lưu truyền huyền thoại về “Bà Chúa Thượng Ngàn”. Xã Hà Ngọc, huyện Hà
Trung câu chuyện về đền Cô Thị… Những câu chuyện này góp phần tô hồng thêm
cho hình ảnh của người con gái dũng cảm, kiên cường, dấy binh chống giặc ngoại
xâm.
*. Khởi nghĩa Bà Triệu.
Năm Mậu Thìn (248), Triệu Quốc Đạt cùng Bà Triệu khởi binh đánh giặc ở

quận Cửu Chân. Do sức mạnh và mưu mô thâm độc, quỷ quyệt của địch, ngày 22
táng 2 năm Mậu Thìn (248) trong một trận chiến đấu ác liệt, lực lượng bị tiêu diệt
dần, liệu thế không chống nổi, Bà đã chạy lên núi Tùng tự vẫn. Từ bao đời nay
người dân xứ Thanh còn truyền tụng bài ca dao nói lên lòng dân nô nức theo Bà
Triệu đánh giặc:
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn quần hồng
Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân”.
(Ca dao)
9


Sau khi Bà Triệu mất, Lý Thành, Lý Mỹ, Lý Hoằng đã cùng với nghĩa quân
chiến đấu kéo dài đến ngày 6 tháng 3 năm Mậu Thìn thì chấm dứt.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu mặc dù thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử vô cùng to
lớn.
*. Kết quả - ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại nhưng phải nói rằng nó là cuộc khởi nghĩa
lớn nhất của nhân dân ta từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43) cho đến
trước cuộc khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
- Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có ý nghĩa lịch sử to lớn, là cái mốc trên chặng đường
dài chống ngoại xâm của dân tộc ta. Câu “toàn Châu Giao náo động” không chỉ nói
lên sự rung chuyển của chế độ đô hộ mà chính là sự thức tỉnh, sự trỗi dậy mạnh mẽ
của ý thức dân tộc lâu nay còn rời rạc lẻ tẻ. Không có sự trấn động ấy thì làm sao
thúc đẩy được phong trào đấu tranh sau này để đưa đến cuộc đấu tranh giải phóng
oanh liệt 300 năm sau đó.
- Nó là một bước nhảy vọt của ý thức dân tộc, của sức đấu tranh đoàn kết của dân

tộc ta.
- Đồng thời cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã làm phá sản về căn bản âm mưu của kẻ
địch đồng hoá dân tộc ta. Nó đã nói lên ý chí quyết tâm và khả năng thực tế của dân
tộc ta là luôn xả thân để bảo vệ cuộc sống của mình và giải phóng đất nước mình.
Như vậy cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại nhưng hình nảh người con gái
kiên trinh bất khuất, người nữ anh hùng quyết nối chí Bà Trưng “giành lại giang san,
cởi ách nô lệ” muôn thuở không phai mờ trong tâm trí phụ nữ và dân tộc Việt Nam:
“Tùng Sơn nắng quyện mây trời
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh”.
b. Quần thể di tích đền Bà Triệu.
Trước tiên giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh:

10


Hình 2: Đền Bà Triệu - Xã Triệu Lộc - Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hóa
Sau đó giáo viên hỏi học sinh: Em hãy miêu tả quần thể di tích đền Bà Triệu?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận:
*. Đền Bà Triệu.
Đền thờ Bà Triệu có lịch sử lâu đời và cho đến nay đã trải qua nhiều lần trùng
tu tôn tạo.
Hiện nay, đền được bố cục theo kiến trúc tổng thể “nội công ngoại quốc” đăng
đối trên đường thần đạo bao gồm từ ngoài vào trong: Cổng ngoại, hồ nước hình chữ
nhật, bình phong, cổng nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung. Hậu
cung có chiều cao chiếm ưu thế hơn cả.
*. Lăng Bà Triệu.
Khu lăng tháp (Lăng chúa) được xây dựng trên đỉnh núi Tùng, đây là nơi Bà
Triệu tuẫn tiết. Lăng và tháp không lớn nhưng thật dung dị trong một không gian
tinh khiết, trong lành.


Hỡnh 3: Lăng mộ Bà Triệu trên đỉnh núi Tùng
*. Đình làng Phú Điền (hay đình Bà Triệu).
Kiến trúc của đình theo kiểu chuôi vồ (J). Nhìn tổng thể kiến trúc và cách
trang trí có thể biết ngôi đình xuất hiện từ thế kỷ XVII. Phần Hậu Cung (chuôi vồ)
được bổ sung khoảng nửa cuối thế kỷ XIX.
Hiện nay đình làng đang tiếp tục được tu bổ và tôn tạo.
11


c. Lễ hội đền Bà Triệu
Giáo viên hỏi học sinh: Lễ hội đền Bà Triệu được tổ chức khi nào?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận:
* Lịch sử lễ hội.
Lễ hội đền Bà Triệu là lễ hội lịch sử, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn,
tôn vinh khí phách anh hùng của hậu thế đối với Bà Triệu.
Trải qua quá trình tồn tại và phát triển cùng với những biến cố của lịch sử, lễ
hội đền Bà Triệu có nhiều thăng trầm. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 lễ hội
đền Bà Triệu được tổ chức như một ngày hội làng do xã tổ chức.
Trải qua hai cuộc chiến tranh đánh Pháp và đánh Mỹ, lễ hội không còn cơ hội
tổ chức. Nhưng không khí, hình tượng của lễ hội vẫn âm ỉ tồn tại trong lòng dân.
Cùng với việc công nhận là di tích lịch sử văn hoá năm 1979 và năm 1996, lễ
hội đền Bà Triệu cũng được tổ chức với quy mô ngày càng lớn, có bài bản, công phu
hơn.
Năm 2008, nhân kỷ niệm 1760 năm ngày mất của Bà Triệu và khánh thành
công trình trùng tu tôn tạo đền Bà Triệu, lần đầu tiên lễ hội được tổ chức ở quy mô
cấp tỉnh.
Hằng năm từ ngày 19 đến ngày 24 tháng 2 (âm lịch), nhân dân làng Phú Điền
tổ chức lễ hội đền Bà Triệu, mở hội trận và vui chơi như để ôn lại và noi theo ý chí
bất khuất cùng tấm lòng yêu nước nồng nàn của Bà.
Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn trên một không gian rộng theo quy trình

đền, lăng, đình.
* Hoạt động của lễ hội.
Giáo viên hỏi học sinh: Lễ hội đền Bà Triệu diễn ra như thế nào?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận:
+ Quá trình chuẩn bị.
Chuẩn bị cho lễ giỗ xã đã thành lập Ban Tổ chức với 6 tiểu ban, phân công
phân nhiệm cho từng tiểu ban những công việc cụ thể. Ngoài ra các công việc khác
như đảm bảo an ninh trật tự cho lễ giỗ, tu sửa đường sá treo băng, cờ, các trò chơi
dân gian như kép co, thi đánh cờ người… cũng được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo lễ
hội được hoàn hảo, không để xảy ra sự cố đáng tiếc.
+ Phần lễ.
- Lễ mộc dục (Lễ tắm tượng).
Đây là một nghi thức lễ được nhân dân địa phương rất chú ý, thận trọng, chọn
ngày tốt để hành lễ, thường là ngày 18, 19 tháng 2 âm lịch, ở cả hai nơi đền và đình
làng do ông từ cả và ba ông từ phụ chịu trách nhiệm chọn ngày và tiến hành.
- Lễ dâng hương.
Trong lễ hội đền Bà Triệu, lễ dâng hương được tổ chức với nghi thức chặt
chẽ, kéo dài trong suốt mấy ngày lễ hội. Nghi thức của lễ dâng hương trong ngày hội
hết sức phức tạp.
12


Lễ dâng hương được cử hành trước bàn thờ lớn. Đi đầu là ông từ hoặc một cụ
ông có uy tín trong làng và một cụ bà cao tuổi cùng các cô đội mâm nhang, oản và
các lễ vật để dâng lên thánh.
- Tế phụng nghinh.
Tế phụng nghinh là tế mời Vua Bà cùng lục bộ triều đình, hội đồng các quan
và thánh tổ bách gia về huý kỵ Vua Bà.
Tế phụng nghinh tuy chưa phải là đại tế nhưng cũng phải có đủ 1 chủ tế, 2 bồi
tế, 1 thông xướng, 1 hoạ xướng, 1 chuyển chúc, 1 đọc chúc, 4 dẫn rượu, 2 dẫn nến

và một phường bát âm.
- Rước bóng.

Hỡnh 4: Lễ rước kiệu
Rước bóng là rước kiệu mà trong kiệu chỉ có bát hương không có tượng, tức
là rước linh hồn Bà Triệu. Rước kiệu là cuộc rước lớn nhất, đông vui nhất của phần
lễ. Có thể nói đám rước và nghi thức rước chính là linh hồn của lễ hội.
Để tiến hành rước bóng, trước ngày hội dân làng phải chọn những người
khiêng kiệu và chủ tế đạt tiêu chuẩn.
13


Tiếp theo là kiệu song loan, trên kiệu có áo chầu và các hộp sắc phong mà các
triều đình đã phong tặng cho Bà. Kiệu có 8 người khiêng.
Sau một hồi trống vang dội, thúc giục, đoàn rước khởi kiệu theo nghi thức cổ.
Hành trình đám rước bắt đầu từ đền đến lăng, về đình và sau đó trở lại đền.
- Lễ tế.
Lễ tế gồm tế yên vị và tế tam sanh. Tế tam sanh là cuộc đại tế, cuộc tế lớn
nhất trong lễ hội đền Bà Triệu. Các thành viên tham gia đại tế, cách lựa chọn người
và trang phục đều như tế phụng nghinh, chỉ khác là có thêm 8 người dẫn rượu và 4
người dẫn nến. Trước bàn thờ chính có trải 4 chiếc chiếu. Bên phải bàn thờ có áng
để rượu và đèn nến, bên trái có áng để đài rượu, khay trà. Trình tự cuộc đại tế diễn ra
cũng giống như trình tự cuộc đại tế ở các làng trong vùng gồm 34 bước.
- Tế nữ quan.
Trong các ngày 22 và 23 tháng 2, bốn ông từ phải túc trực hương khói suốt
ngày đêm, đón khách thập phương và đón các hội tế nữ quan làng Phú Khê, làng
Diêm Phố, Sầm Sơn, Bái Thượng, Hà Nội, Hải Phòng… đến tế tại đền.
Tế nữ quan tức là buổi tế được cử hành bởi các cô gái thanh tân từ 15 đến 20
tuổi.
Trình tự một cuộc tế nữ quan gần giống như một cuộc đại tế. Chỉ khác là

không có những chi tiết như cắt máu ăn thề trong tế tam sanh.
- Lễ huý kỵ.
Sáng ngày 24 tháng 2 là ngày chính kỵ. Lễ này chỉ do 4 ông từ phải sắm sửa.
Lễ này được cúng 3 lần: sáng, trưa, chiều, các ông từ phải túc trực hương khói cả
ngày. Buổi chiều lễ xong, các ông từ chia đều lễ phẩm trên thành 10 phần, mỗi phần
giao cho một giáp.
+ Phần hội.
- Trò "Ngô - Triệu giao quân" và tục ăn nguội.
Làng tự chia làm hai xóm lấy ngôi đình lớn ở giữa làng làm ranh giới, phía
bắc gọi là xóm trên, phía nam gọi là xóm dưới. Trai tráng của hai xóm từ 18 đến 45
tuổi đều tham gia hội trận. Mỗi người chuẩn bị sẵn một cây gậy tre, dài ngắn tuỳ ý
để làm vũ khí. Rồi trống cái phát lệnh. Cuộc chiến bắt đầu. Lệ làng đã định là xóm
nào xông lên được nhiều lần là quân Bà Triệu, vì đó là quân tiến công, quân chiến
thắng. Bên kia ngược lại rút chạy nhiều lần đích thực là quân Ngô.
- Hầu bóng.
Ban đêm tại đền Bà Triệu thường có hầu bong, gọi là “giá đồng Bà Triệu”. Giá
đồng này không lâu, không có truyền phán gì. Trong các giá đồng, cung văn đàn và
hát bài diễn ca lịch sử theo nhạc điệu “chầu văn”.
- Thi đấu vật.
Vào dịp lễ hội đền Bà Triệu đã diễn ra các cuộc thi đấu vật thể hiện tinh thần
thượng võ của dân làng.
- Thi đánh cờ người.
14


Hình 5: Hội thi đánh cờ người
Trong các cuộc thi đấu cờ, cờ người là đặc sắc hơn cả. Ngoài ý nghĩa trí tuệ mà
các kỳ thủ phải vận dụng, nó còn có ý nghĩa nghệ thuật cao qua trang phục của
những quân cờ do người đóng.
Ngoài ra trong lễ hội còn có các trò chơi như nấu cơm, leo cầu kiều, biểu diễn

văn nghệ, đánh bóng chuyền…
Lễ hội đền Bà Triệu tích hợp nhiều giá trị lịch sử văn hoá và nhân văn cần
phải được bảo tồn, làm giàu và phát huy
giá trị dể phục vụ cho cuộc sống hôm nay.
Sau khi giới thiệu các trò chơi trong lễ hội, giáo viên có thể chọn một trong
các trò chơi đó để tổ chức cho học sinh.

15


d. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của quần thể di tích và lễ hội đền Bà
Triệu.
Giáo viên hỏi học sinh: Em hãy cho biết gía trị lịch sử văn hóa của quần thể
di tích và lễ hội đền Bà Triệu?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận:
*. Giá trị lịch sử văn hoá của quần thể di tích và lễ hội.
- Quần thể di tích và lễ hội bảo lưu các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa.
Hàng năm, lễ hội được tổ chức nhằm ôn lại, ghi nhớ lại truyền thống lịch sử văn hóa của cư dân làng Phú Điền.
Thông qua lễ hội để giáo dục tinh thần cộng đồng, lễ hội giống như một chất
kết dính gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau.
Lễ hội cũng là nơi cất giữ những kinh nghiệm cổ truyền trong sản xuất kinh
tế, duy trì những phong tục tập quán tốt đẹp.
Lễ hội còn thể hiện tinh thần dân chủ, bình đẳng trong mối quan hệ giữa con
người với con người.
- Giá trị văn hóa tâm linh.
Đối với cư dân làng Phú Điền thì đền Bà Triệu đã trở thành một trung tâm văn
hoá tâm linh.
Lễ hội đền Bà Triệu là lễ hội lịch sử, nó được hình thành trên cơ sở một sự
kiện lịch sử, nhằm tỏ lòng ngưỡng mộ của người đương thời. Lễ hội còn có ý nghĩa
cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi đem lại cuộc sống ấm no cho

dân làng.
- Giá trị văn hóa du lịch.
Về với quần thể di tích đền Bà Triệu, du khách không những được tham quan
chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, các hiện vật có giá trị lịch sử văn hoá mà còn
được hoà mình trong không khí lễ hội với những hoạt động văn hoá truyền thống.
*. Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích và lễ hội.
Giáo viên hỏi học sinh: Thực trạng di tích và lễ hội hiện nay như thê nào? Để
giữ gìn và phát huy những gía trị tôt đẹp của di tích và lễ hội chúng ta có những
kiến nghị đề xuất gì?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận:
+ Thực trạng di tích và lễ hội hiện nay.
Quần thể di tích và lễ hội đền Bà Triệu về cơ bản vẫn giữ được những giá trị
khởi nguyên có sức mạnh nội sinh gắn kết cộng đồng, cân bằng đời sống tâm linh,
hướng về cội nguồn dân tộc, liên kết mọi người tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn
hoá bảo tồn những giá trị và những sắc thái văn hoá của cư dân làng Phú Điền.
Tuy vậy trải qua thời gian và sự biến đổi của hoàn cảnh tự nhiên, xã hội đã tác
động sâu sắc tới đời sống của con người, lễ hội ngày nay cũng có những thay đổi.
Không gian tế lễ hội hè ở đền trước đây thâm nghiêm khoáng đạt, với cảnh quan
đẹp, gần đây không gian tổ chức lễ hội đang bị thu hẹp bởi các công trình kiến trúc
16


mới. Một thực trạng của lễ hội cổ truyền nói chung và lễ hội đền Bà Triệu những
năm qua là các lễ hội có xu hướng trọng lễ hơn trọng hội. Lễ hội đền Bà Triệu chịu
tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và quá trình đô thị hoá ở địa phương.
Cho đến nay cơ sở hạ tầng, dịch vụ tại địa phương nơi diễn ra lễ hội còn yếu kém…
+ Một số kiến nghị đề xuất.
Để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử văn hoá
của di tích và lễ hội, theo chúng tôi cần nhanh chóng triển khai một số công việc sau
đây:

Trước hết cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá
trị lịch sử văn hoá của di tích và lễ hội, về ý nghĩa, mục đích của hoạt động lễ hội.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo cán bộ quản lý lễ hội ở
địa phương.
Thực hiện tốt quy hoạch không gian lễ hội làm cho lễ hội trở thành điểm văn
hoá du lịch, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác bảo tồn di tích và hoạt động lễ
hội. Phát huy vai trò của nhân dân trong tổ chức lễ hội.
Trong khi tiếp thu những yếu tố văn hoá mới cần nghiên cứu chọn lọc công
phu, tránh tiếp nhận xô bồ làm phương hại tới văn hoá tín ngưỡng cổ truyền và
những thuần phong mỹ tục tốt đẹp từ lâu đời do các thế hệ người Phú Điền tạo dựng
nên.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lễ hội.
2.4. Hiệu quả của đề tài.
- Ngày 5 - 3 - 2016 nhân kỉ niệm 1768 năm khởi nghĩa Bà Triệu, trường chúng tôi
tổ chức hoạt động ngoại khoá lồng ghép các sự kiện, các câu hỏi có liên quan đến
các sự kiện trên được học sinh nhiệt tình hưởng ứng tham gia trả lời các câu hỏi sôi
nổi , đặc biệt là học sinh khối 10.
- Năm học 2015 - 2016 với 1 tiết (51) lịch sử địa phương của chương trình cơ bản
chúng tôi đã đưa chuyên đề: Khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích - lễ hội đền
Bà Triệu vào dạy - học , trước đó chúng tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung cho
tiết học như: sưu tầm tranh ảnh,tài liệu có liên quan đến di tích và lễ hội đền Bà
Triệu
- Sau khi học xong tiết 51 chúng tôi có cho học sinh viết bài cảm nhận của mình khi
học “Khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích - lễ hội đền Bà Triệu ” và thảo luận
với câu hỏi :
? Thế hệ trẻ ngày nay đã và đang làm những gì để xứng đáng với những cống
hiến to lớn của thế hệ cha ông để lại?
? Là người dân Thanh Hoá em đó làm gì để tuyên truyền và giữ gìn bảo vệ di
sản lịch sử của địa phương?

17


Với câu hỏi thảo luận trên được đông đảo học sinh viết bài và trả lời chúng tôi có
được kết quả như sau :
Năm học 2015 - 2016
Lớp Giỏi , khá
10B4 90%
10B5 85%
10B6 85%

Trung bình
10 %
15%
15%

Yếu , kếm
0,0%
0,0 %
0,0 %

+
Nhận xét:
- Do lồng ghép giữa các câu hỏi và tranh ảnh và tổ chức các trò chơi nên học sinh rất
hứng thú tham gia tìm hiểu, sưu tầm tài liệu và phát biểu bài hăng hái
- Dạy - học lịch sử địa phương, tài liệu lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu và giải
thích được những nét riêng biệt, đặc thù của bộ môn lịch sử, điều này rất quan trọng
để phát triển tư duy lịch sử của học sinh, giáo dục lòng tự hào về quê hương cho học
sinh .
- Lịch sử địa phương giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân

lao động qua nhiều thế hệ, từ đó xác định nghĩa vụ bảo vệ di sản lịch sử, giữ gìn và
phát triển truyền thống tốt đẹp đó của địa phương
Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh, thấy được tầm quan
trọng của sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử ở địa phương mình trong tiến trình lịch sử
chung của dân tộc. Khích lệ sự tò mò, ham hiểu biết mong muốn được tìm đến tận
nơi để tham quan, tìm hiểu. Ngoài những vấn đề lịch sử được đưa vào chương trình
giáo viên cung cấp thêm cho học sinh những hiểu biết khác đặc biệt là về địa phương
nơi gia đình các em đang sống. Qua những giờ dạy, các em hào hứng, sôi nổi học
tập. Từ đó, các em nắm chắc lịch sử địa phương mình và nắm chắc được lịch sử dân
tộc.

3- KẾT LUẬN
18


3.1. Kết luận.
- Muốn có một giờ học lịch sử địa phương đạt hiệu quả, ngoài phương pháp tiến
trình giáo viên tổ chức cho học sinh một số hoạt động phát huy tính tích cực, hăng
say của học sinh. Giáo viên nên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh có thời gian chuẩn
bị trước ở nhà (Có thể khoảng từ một đến hai tuần). Để tiết dạy lịch sử được phong
phú và đạt hiệu quả cao, mỗi giáo viên cần có sự đầu tư về quá trình soạn giảng như:
Soạn giảng bằng giáo án điện tử để tiết dạy được sôi nổi hơn, phong phú hơn.
- Cần phải thực hiện tốt bước dặn dò và hướng dẫn chuẩn bị sưu tầm tư liệu kỹ càng
và cụ thể để nguồn tư liệu phục vụ hỗ trợ phong phú, có chất lượng.
- Để tiết học lịch sử địa phương được đạt hiệu quả cao, mỗi giáo viên cần lưu ý trong
việc kết hợp phương pháp giảng dạy: Khai thác kiến thức theo hình thức trò chơi
lịch sử như tìm và giải ô chữ; giải quyết vấn đề lịch sử qua các hoạt động cá nhân và
tập thể. Cho học sinh báo cáo các vấn đề được giao chuẩn bị và nhận xét đánh giá
các sự kiện lịch sử …
- Từ thực tiễn dạy và học Lịch sử địa phương trong những năm qua tại trường có thể

thấy rằng: việc sử dụng tài liệu chuyên đề: Khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích –
lễ hội đền Bà Triệu” đưa vào giảng dạy trong nhà trường là việc làm cần thiết, đã
đáp ứng lòng mong mỏi của đội ngũ giáo viên, học sinh. Đây là tập tài liệu đã có giá
trị khoa học và giá trị thực tiễn trong công tác chỉ dạo giảng dạy và học tập của học
sinh ; làm cơ sở cho giáo viên giảng dạy lịch sử địa phương.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Với kết quả đạt được trong thực tế của quá trình giảng dạy ở trường phổ thông
chúng tôi có đề xuất như sau:
+ Đối với giáo viên:
Cần đầu tư thời gian, tâm huyết, cần tìm tòi tư liệu, kết hợp sử dụng có hiệu quả
các phương pháp dạy học của mình trong dạy học lịch sử.
Khai thác tư liệu về một sự kiện ở địa phương có quan hệ đến các sự kiện lịch
sử của cả nước.
+ Đối với Huyện, Tỉnh:
Cần tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất để có thể đáp ứng nhu cầu dạy
và học ở trường phổ thông, đẩy mạnh hơn nữa về việc biên soạn tài liệu như thông
sử địa phương, lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử phong trào cách mạng địa
phương, lịch sử phát triển kinh tế, văn hoá ở địa phương .
+ Đối với Sở và Bộ Giáo dục và đào tạo:
Cần trang bị đầy đủ các tài liệu, tư liệu, băng hình, tranh ảnh để giáo viên có đủ
điều kiện tốt nhất trong việc dạy học môn lịch sử.
19


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hậu lộc, ngày 28 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.

Người viết SKKN

Nguyễn Thị Liễu

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


[1]. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, Lịch sử Thanh Hoá - Tập
2. Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội (1994).
[2]. Hoàng Anh Nhân, Lễ tục lễ hội truyền thống xứ Thanh. NXB Văn hoá dân
tộc Hà Nội (2001)
[3]. Mai Thị Hoan, Lệ Hải Bà Vương và đền thờ Bà Triệu. Nhà xuất bản
Thanh Hoá (2008)
[4]. Nguyễn Anh, Văn Lang, Quỳnh Cư, Danh nhân đất Việt. NXB Thanh
niên (1993)
[5]. Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội (1990), Địa chí Hậu Lộc
[6]. NXB Thanh Hoá (2005), Danh nhân Thanh Hoá.
[7]. Nguyệt Tú, Những phụ nữ nổi tiếng. NXB Thanh niên – Hà Nội (1996)
[8]. Phan Bội Châu, Việt Nam Quốc sử khảo. NXB Giáo dục (1961)
[9]. Phan Đăng Nhật, Lễ hội cổ truyền. NXB Khoa học xã hội.
[10]. Tạ Hữu Yên, Nữ tướng Việt Nam. NXB Quân đội nhân dân (1991)
[11]. Tôn Quang Phiệt, Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Liên
Việt xuất bản cục (1949)
[12]. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. NXB Thành phố
Hồ Chí Minh (1996)
[13]. Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hoá Việt Nam. NXB Giáo dục Hà Nội
(1999)
[14]. Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm. NXB Văn
hoá dân tộc (2000)

[15]. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương
lịch sử Việt Nam – Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục (1997)
[16]. Ty văn hoá Thanh Hoá (1972), Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
[17]. Lịch sử làng Phú Điền, Tư liệu điền dã.
[18]. Sách giáo khoa lịch sử 10, NXB Giáo dục
[19]. Sách giáo viên lịch sử 10, NXB Giáo dục

PHỤ LỤC
21


1. Tranh ảnh, tư liệu, tài liệu học sinh sưu tầm
2. Bài viết cảm nhận của học sinh sau khi học xong tiết 51 lịch sử địa phương
3. Bài viết trả lời câu hỏi thảo luận đã được chấm

22



×