Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích việc đánh giá thực hiện công việc tại ban QLDA công trình điện miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.02 KB, 18 trang )

Phân tích việc Đánh giá thực hiện công việc tại Ban QLDA công
trình điện Miền Bắc

BÀI LÀM:

Sau khi học xong môn học quản trị nguồn nhân lực(QTNNL) Em thấy
có rất nhiều nội dung mà học viên như chúng Em cần học tập và trao đổi để
có kiến thức tốt hơn về môn học này.
Đây là lĩnh vực không mới, diễn ra hàng ngày đối với người làm quản
lí, nhưng lại là lĩnh vực vô cùng khó khăn do hậu quả của nhiều năm tháng
quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp.
Việc áp dụng kiến thức về QTNNL trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp
khi chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường cũng đồng
nghĩa với việc thay đổi nhận thức của cả một hệ thống(Từ người quản lí đến
người chịu sự quản lí) trong điều kiện hiện nay.
Dưới con mắt của nhà quản lí và quan tâm đến QTNNL thì cùng 1 lúc
có rất nhiều việc phải làm, mỗi một khâu quản trị trong QTNNL đều có tiêu
chí khác nhau nhưng quan hệ giữa chúng là một thể thống nhất cụ thể như:
+ Tuyển dụng
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
+ Đánh giá thực hiện công việc
+ Thù lao lao động

Trong phạm vi bài tập cá nhân này Em muốn trình bày một lĩnh vực trong
phạm vi kiến thức về QTNNL đã được học đó là “ Đánh giá thực hiện công
việc “ thông qua tổ chức mà cá nhân Em đang làm việc.

NỘI DUNG CHI TIẾT:
1

T_ Cá nhân




Phần 1: Giới thiệu mô hình tổ chức của phòng Kĩ thuật – Ban QLDA
công trình điện Miền Bắc
Phần 2: Phân tích thực trạng và những hạn chế về công tác đánh giá
thực hiện công việc .
Phần 3: Bài học rút ra và đề xuất 1 số giải pháp để khắc phục

BAN AMB
Phần 1
Giới thiệu mô hình tổ chức của phòng Kĩ thuật
H1

Ban QLDA công trình điện Miền Bắc

PHÒNG KĨ THUẬT

H2

H3

2

T_ Cá nhân


BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC
PHÒNG KĨ THUẬT
=== ® ===


3

T_ Cá nhân


A/ Hình H1: Việc quản lí mô hình chức năng các phòng của Ban được điều
chỉnh thông qua văn bản qui định chức năng của các phòng, thay đổi hàng
năm hoặc theo kì tuỳ theo tính chất công việc.
Nguồn dẫn chứng kèm theo

B/ Hình H2: Việc phân cấp quản lí giữa Trưởng phòng và các phó Trưởng
phòng thông qua:
- Uỷ quyền điều hành từng nhóm công việc hoặc công việc cụ thể.
- Uỷ quyền điều hành phòng khi Trưởng phòng đi vắng.
Sự uỷ quyền bằng văn bản.

4

T_ Cá nhân


Nguồn dẫn chứng kèm theo

C/ Hình H3: Việc theo dõi cán bộ trong toàn phòng thông qua hệ thống lưu
trữ hồ sơ cá nhân trên máy tính và từng Folder.
Nguồn dẫn chứng kèm theo(01 Folder PDF lư trữ chứng chỉ hành nghề cá
nhân của kĩ sư TV giám sát)

5


T_ Cá nhân


Phần 2
Phân tích thực trạng và những hạn chế về công tác đánh giá thực
hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống chính thức
tình hình thực hiện công việc của nhân viên trong quan hệ so sánh với các
tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận sự đánh giá đó.
Bởi vậy, đối tượng không phải là năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ
giáo dục đào tạo, kỹ năng của người lao động mà đó chính là sự thực hiện
công việc của người lao động.
Trong nhiều năm qua công việc này đã được đề cập treong phòng Kĩ
thuật, nhưng kết quả còn rất nhiều hạn chế.
Có tiến hành, có đánh giá nhưng không đi đến kết quả.
Đánh giá thực hiện công việc nhằm các mục đích chính là đánh giá
thực hiện công việc trong quá khứ nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong
tương lai, xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên, đánh giá năng lực
tiềm tàng và khả năng thăng tiến trong tương lai của nhân viên, làm cơ sở xác
định mức lương, tạo động lực cho người lao động thông qua việc công nhận
đúng mức thành tích của họ, giúp họ gắn bó với doanh nghiệp.
Về lí thuyết là như vậy, nhưng đánh giá thực hiện công việc là nằm
trong cả một hệ thống của Quản trị nguồn nhân lực. mà hiện nay Ban QLDA
chưa làm được.
Chỉ lấy một tỉêu chí đáng giá về tiền lương thôi làm ví dụ:
TL = MLTT * HSL * PCCV * HSN
VD: Lê Việt Huy, kĩ sư mới ra trường và hết thời gian tập sự.
TL = Tiền lương tháng = 650.000*2,34*1,34
MLTT = 650.000 đ là mức lươnbg tối thiểu theo QĐ của CP
6


T_ Cá nhân


HSL = 2.34 là hệ số lương của kĩ sư.
PCCV = 0 do không giữ chức vụ gì nên hệ số phụ cấp chức vụ bằng
không.
HSN = 1.34 là hệ số lương ngành điện được cấp trên phê duyệt
Rõ rằng trong tiêu chí về tiền lương không có một tham số nào dành
cho ảnh hưởng của công tác đánh giá thực hiện công việc.
Tất cả các con số, hệ số đều cố định, không phản ảnh đời sống thực tế
công việc dang diễn ra hàng ngày gắn với người lao động.
Có chăng chỉ là các buổi họp đánh giá chỉ là động viên nhắc nhở nhờ
vào lòng nhiệt tình của những cán bộ, người lao động để thúc đẩy sản xuất.
Hàng tháng đều có kế hoạch để mọi người thực hiện
Nguồn dẫn chứng kèm theo

Và hàng quí đều có họp đánh giá về sản xuất nhung không có tiêu
chí cụ thể nào được ghi chép gắn với kết quả lao động.
Nguồn dẫn chứng kèm theo

7

T_ Cá nhân


Thực trạng là như vậy, qua phân tích Em rút ra một số hạn chế về công
tác đánh giá thực hiện công việc tại phòng Kĩ thuật và Ban QLDA điện miền
bắc như sau:
Chưa có:

- Hệ thống đánh giá thực hiện công việc
- Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc
8

T_ Cá nhân


- Tiến trình đánh giá thực hiện công việc
Và cũng xuất phát từ đó mới hiểu rằng công tác quản trị nguồn nhân
lực:
+ Tuyển dụng
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
+ Đánh giá thực hiện công việc
+ Thù lao lao động
Đang còn bỏ ngỏ, đặt ra thách thức cho nhà quản lí trong việc nâng cao
năng xuất lao động, tạo sự công bằng và duy trì sự ổn định.
Nguồn dẫn chứng kèm theo : Thực tế công việc của ban rất căng thẳng,
năng xuất lao động thấp, lao động có khả năng thường xin chuyển đi nơi
khác, tiền lương thấp và có chiều hướng đi xuống.

Phần 3
Đề xuất 1 số giải pháp để khắc phục

I/ Giải pháp tổng thể:
Đây là vấn đề lớn, cá nhân, bộ phận không thể làm được.
Ngoài ra việc giải quyết cần phải có thời gian, công tác tuyên truyền
thông suốt để mọi người chấp nhận sự thay đổi, chấp nhận sự khác biệt trong
công tác quản lí điều hành nhân sự.
Thay đổi từ chỗ quản lí điều hành theo kế hoạch, bình quân chủ nghĩa
sang một cơ chế điều hành khoc học, kinh tế thị trường.


9

T_ Cá nhân


Thay đổi cho tất cả các nội dung:
+ Tuyển dụng
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
+ Đánh giá thực hiện công việc
+ Thù lao lao động
Trong phạm vi bài viết này Em không đề cập đến chi tiết giải pháp
tổng thể.
Chỉ đề cập đến 1 lĩnh vực nhỏ thuộc phòng Kĩ thuật đó là: Giải pháp
khắc phụ trong khâu | Đánh giá thực hiện công việc |

II/ Giải pháp chi tiết và tổ chức thực hiện
A/ Trong phạm vi phòng Kĩ thuật:
1/ Sẽ hướng dẫn cán bộ toàn phòng viết bản mô tả công việc.
Nguồn dẫn chứng kèm theo (Các biểu mẫu đã chuẩn bị)

HƯỚNG DẪN CHUNG



1. Định nghĩa thuật ngữ :
Bản mô tả công việc : là bản mô tả cụ thể công việc mà người đảm
nhận chức danh phải thực hiện trong quá trình làm việc.

Nhiệm vụ : là nhiệm vụ chính mà người đảm nhận chức danh này phải

thực hiện theo sự phân công của Trưởng đơn vị.

10

T_ Cá nhân


2. Bản mô tả công việc nên viết dưới ngôn ngữ mô tả giản dị. Các công
việc, trách nhiệm cần được mô tả ngắn gọn, chính xác, súc tích nhưng cụ thể,
đầy đủ những chi tiết chính nhằm đảm bảo mọi người đều có thể hiểu được
đầy đủ nội dung công việc được mô tả.

3. Các bước công việc để thực hiện nhiệm vụ chính được mô tả theo
một trình tự logic, phù hợp với quy trình thực hiện công việc trong thực tế.

4. Văn phong sử dụng khi mô tả : mở đầu mỗi câu bằng các động từ chỉ
hành động, không có chủ ngữ.

HƯỚNG DẪN
VIẾT BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC



Chức danh Công việc : tên gọi chức danh công việc trong tổ chức, đơn vị
a. Mã số tài liệu :

b. Lần sửa đổi :

c. Số trang : tổng cộng số trang của Bản mô tả công việc.


1. Nhân viên
Họ và tên

: ghi Họ và Tên người giữ chức danh công việc mô tả
11

T_ Cá nhân


Bộ phận

: Phòng, Ban, Bộ phận nơi đang công tác

Chức danh : Nhân viên / Chuyên viên/ Trưởng, Phó Phòng / Trưởng
ban/ Chủ tịch/ ………
Báo cáo cho : người trực tiếp giao việc cho vị trí chức danh này

2. Mục đích của công việc : mô tả ngắn gọn, nêu những mục đích,
nguyên nhân chính yếu về sự tồn tại của vị trí công tác này.

3. Nhiệm vụ
- 3.1, 3.2, 3.3, … 3.n ghi nhiệm vụ chính cụ thể của công việc
- Dấu cộng ( + ) liệt kê các bước thực hiện công việc.
- Mỗi công việc chính cần liệt kê thời gian làm việc để thực hiện công
việc đó theo tỷ lệ % thời gian làm việc trong tháng.
- Tổng số thời gian thực hiện các công việc là 100 %.

4. Quyền hạn : những quyền hạn được thực hiện trong công việc , hoặc
ủy quyền của TGĐ hoặc quyền hạn được quy định tại điều lệ, quyết định …


5. Mối quan hệ trong công việc:
5.1 Mối quan hệ bên trong : các cá nhân, Phòng – Ban có liên quan
đến công việc bên trong Văn phòng Tổng Công ty.
5.2 Mối quan hệ bên ngoài : các cá nhân, tổ chức có liên quan đến
công việc bên ngoài Văn phòng Tổng Công ty.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC
12

T_ Cá nhân




- Căn cứ

vào quyết định số 2719/QĐ-AMB ngày 20/8/2009 của

Trưởng ban quản lí dự án các công trình điện miền Bắc về việc ban hành qui
định chức năng nhiệm vụ các đơn vị trực thuộc Ban quản lí dự án các công
trình điện miền Bắc.

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại phòng Kĩ thuật - AMB, các bước xây
dựng Bản mô tả công việc sẽ được thực hiện như sau :

1. Trưởng Phòng/Phó TP được uỷ quyền yêu cầu triển khai viết bản Mô
tả công việc đến nhân viên trong phòng theo kế hoạch hàng năm hoặc mỗi
khi thực hiện công việc mới.
Thời gian thực hiện : trước 02 ngày kể từ ngày có yêu cầu đến Nhân

viên.

2.Nhân viên viết Bản mô tả công việc ( theo mẫu Bản Mô tả công việc
đính kèm )
Thời gian thực hiện : 02 ngày kể từ ngày được thông báo

3. Từ Bản Mô tả công việc (MTCV) của Nhân viên, Trưởng Phòng/Phó
TP được uỷ quyền có trách nhiệm kiểm tra lại công việc của nhân viên và đối
chiếu lại với chức năng, nhiệm vụ của Phòng để điều chỉnh Bản Mô tả công
việc cho phù hợp. Trong quá trình điều chỉnh, nếu Bản MTCV của nhân viên
không đạt Trưởng Phòng/Phó TP yêu cầu nhân viên viết lại.
Thời gian thực hiện: 02 ngày kể từ ngày nhận được bản MTCV của
nhân viên.
13

T_ Cá nhân


4. Trưởng Phòng/Phó TP được uỷ quyền làm việc với từng nhân viên
về Bản Mô tả công việc để chính thức xác nhận và giao việc cho nhân viên.
Thời gian thực hiện: từ ngày 20 – 24/10/2008

5. Trưởng Phòng/Phó TP được uỷ quyền hoàn tất và gửi tất cả Bản mô
tả công việc cho Nhân viên, Trưởng phòng và cán bộ phó phòng phụ trách
công việc trực tiếp.

Ghi chú : Trưởng Phòng/Phó TP được uỷ quyền khi xem xét, tổng hợp
Bản Mô tả công việc cần chú ý :
- Phân công công việc có giao đúng người, đúng việc ; công việc
ở khâu nào thừa, chỗ nào thiếu ; tránh chồng chéo giữa các công việc

với nhau.
- Xem xét công việc một cách cụ thể của chức danh đó trong mối
liên hệ với các công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm khác trong tổ chức.
- Điều chỉnh, phân công lại công việc một cách khoa học, hợp lý.
- Tất cả chức năng, nhiệm vụ của Phòng/Ban phải được thực hiện
trên cơ sở phân giao nhiệm vụ cho từng nhân viên.

2/ Trình lãn đạo Ban ban hành hệ thống Qui trình tác nghiệp của
phòng kĩ thuật.
Nguồn dẫn chứng kèm theo (Các biểu mẫu đã chuẩn bị)

14

T_ Cá nhân


3/ Sẽ ban hành bản hướng dẫn thực hiện(Guide implementation) dưới
dạng sổ tay(Manuals) để cán bộ thực hiện.
Nguồn dẫn chứng kèm theo (Các biểu mẫu đã chuẩn bị)

15

T_ Cá nhân


B/ Trong phạm vi của Ban:
Trước mắt tham gia và đề nghị:
1/ Sớm ban hành tiêu chí đánh giá thực hiện công việc(Trình tự, các
bước, thang đo…)
2/ Sớm ban hành qui trế thù lao, tiền công gắn với kết quả công việc.

Nguồn dẫn chứng kèm theo (Các biểu mẫu đã chuẩn bị)

16

T_ Cá nhân


LỜI KẾT:

Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lí, kết quả học tập khoá
đào tạo này và đặc biệt qua môn học quản trị nguồn nhân lực. Qua một số giải
pháp đề xuất bản thân Em thấy có thể thực hiện được trong phạm vi của
phòng(Lãnh đạo Ban sẽ phê duyệt trong tháng 12/2009).
Tuy nhiên giải pháp nào cũng có cái riêng và chịu ảnh hưởng của cái
chung trong phạm vi của Ban. Vì vậy việc duy trì hoạt động cho hiệu quả khi
cái chung chậm thay đổi là vấn đề rất khó khăn.
Đó cũng là lí do vì sao hiện nay người làm công tác quản lí luôn đau
đầu./.
Em xin cảm ơn./.

17

T_ Cá nhân


Ngày __ 24 __ 10 __ 2009 ______________

18

T_ Cá nhân




×