Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đưa lịch sử và văn hóa địa phương vào các tiết ngoại khóa môn GDCD, nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa, bồi đắp tình yêu quê hương cho học sinh ở trường THPT nông cống 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU................................................................................................................
2
I. Lý do chọn đề tài......................................................................................................
3
II. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................
3
III. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................
3
IV. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................................
4
I. Cơ sở lý luận của đề tài...............................................................................................
4
II. Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa mơn GDCD ở trường THPT hiện nay.................
4
1. Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa mơn GDCD ở trường THPT nói chung và ở
trường THPT Nơng Cống 3 nói riêng.............................................................................
4
2. Kết quả của thực trạng trên........................................................................................
5
III. Một số giải pháp đưa Lịch sử và văn hóa địa phương vào giảng dạy tiết ngoại
khóa mơn GDCD ở trường THPT Nơng Cống 3.............................................................
6
1. Một số nét về Lịch sử và Văn hóa địa phương xã Công Liêm – Nông Cống..................
6
a. Về lịch sử...................................................................................................................
6
b. Về văn hóa................................................................................................................


7
2. Người giáo viên phải chủ động tìm hiểu, sưu tầm về nguồn gốc, giá trị lịch sử và
văn hóa địa phương.......................................................................................................
9
3. Chọn lọc thơng tin, cách thức tiến hành, kinh phí tổ chức tiết ngoại khóa GDCD..........
11
4. Có sự hỗ trợ từ BGH nhà trương, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.....
13
5. Thiết kế một tiết ngoại khóa mơn GDCD................................................................
13
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.......................................
17
1


I. Kết quả đạt được......................................................................................................
17
II. Đề xuất, kiến nghị...................................................................................................
18

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Môn GDCD là môn học bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học,
phương pháp luận biện chứng từ đó là cơ sở, điều kiện hình thành nhân cách, lối
sống đúng đắn, trong sáng, lành mạnh cho học sinh góp phần bồi dưỡng nên
những cơng dân mới đáp ứng được những u cầu địi hỏi của xã hội trong tình
hình mới. Từ những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp học
sinh tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
Bên cạnh nội dung các bài học được quy định chung cho cả cấp học, phần
cứng chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục ở các khối lớp. Thì mỗi khối

cịn có 2 tiết ngoại khóa về các vấn đề địa phương cho cả năm học. Tuy nhiên
các tiết ngoại khóa được bố trí ở cuối học kỳ (Tiết 16 HKI và tiết 33 HKII) trước
tiết ôn tập kiểm tra, nên phần lớn giáo viên đều dành tiết này để ôn tập cho học
sinh, hoặc dung để dạy bù các bài còn thiếu cho kịp chương trình mơn học. Vì
thế giáo viên khơng mấy chú ý đến việc dạy ngoại khóa Giáo dục cơng dân. Một
bộ phần giáo viên có dạy ngoại khóa nhưng nội dung giống với nội dung đã
được giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ trách cơng tác Đồn thanh niên
dạy Hoạt động ngoài giờ lên lớp như: An toàn giao thông; Bảo vệ môi trường;
Sức khỏe sinh sản vị thành niên…nên học sinh cũng khơng có nhiều hứng thú để
học. Mặt khác để tổ chức một tiết ngoại khóa cịn là vấn đề khó khăn đối với
giáo viên GDCD bởi chưa tìm ra cách thức dạy hay và hợp lý.

2


Tơi cũng đã từng dạy “Ngoại khóa” mơn giáo dục cơng dân với các chủ
đề như: An tồn giao thơng; HIV/AIDS; Môi trường, Sức khỏe sinh sản vị thành
niên…Tuy nhiên các chủ đề này bây giờ khơng cịn là chủ đề mới mẻ với học
sinh nữa, một phần vì các em học sinh đã được học lồng ghép ở các bộ mơn như
Sinh học; Địa Lý; Ngồi giờ lên lớp hay chương trình phát thanh “Khi tơi 18”
của Đồn thanh niên…một phần khác các chủ đề này đã được đài, báo, ti vi nói
rất nhiều. Cùng với đó tơi thấy rằng hiện nay việc học sinh được tiếp cận với
thông tin mạng Internet, Facebook… các em được tiếp cận thông tin qua nhiều
kênh khác nhau, tâm lý các em ở lứa tuổi thanh niên nên rất nhạy cảm với cái
mới, chịu ảnh hưởng to lớn của những tác động bên ngoài đã khiến các em dần
xa rời lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc, của quê hương..
Đứng trước thực trạng đó là một giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công
dân (GDCD) bản thân tôi cũng trăn trở để làm sao có thể dạy một tiết “Ngoại
khóa” môn GDCD vừa mới mẻ, lôi cuốn, vừa giúp học sinh nhận ra giá trị đích
thực và sức sống lâu bền của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

Sau thời gian tìm hiểu Tơi đã tìm ra cho mình một hướng đi mới trong dạy
“ngoại khóa”, khơng trùng lặp với đồng nghiệp mà cịn góp phần giữ gìn, bảo
tồn các giá trị văn hóa, bồi đắp tình u quê hương, đất nước cho các em học
sinh đó là lý do tôi chọn đề tài: “Đưa Lịch sử và Văn hóa địa phương vào tiết
“Ngoại khóa” mơn Giáo dục cơng dân, nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các
giá trị văn hóa và bồi đắp tình u q hương, đất nước cho các em học sinh
ở trường THPT Nông Cống 3” Nhờ những kinh nghiệm nhỏ đó mà bản thân tôi
trong năm học vừa qua đã thực hiện và thu được nhiều kết quả. Kính mong q
thầy cơ tham khảo và cho ý kiến đóng góp vì mục đích nâng cao chất lượng,
hiệu quả dạy và học môn GDCD trong nhà trường THPT nói chung
II. Mục đích nghiên cứu
Được chia sẻ với đồng nghiệp ở trường THPT Nông Cống 3 nói riêng và
trên tồn tỉnh nói chung trong việc giảng dạy tiết “ngoại khóa” mơn Giáo dục
cơng dân.
Giúp học sinh hiểu được truyền thống lịch sử, những nét văn hóa tiêu biểu
của địa phương. Từ đó có kỹ năng nhận biết đánh giá, tham gia tu bổ, bảo vệ và
giữ gìn truyền thống văn hóa và các giá trị lịch sử của địa phương. Giúp bồi đắp
tình yêu quê hương, đất nước cho các em học sinh ở trường THPT Nông Cống 3
Học sinh sẽ tham gia tôn tạo, giữ gìn, khơi phục và phát huy đồng thời
tun truyền vận động người thân, gia đình và cộng đồng cùng bảo vệ
III. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được áp dụng với học sinh khối 11Trường THPT Nông Cống 3
trong giờ “Ngoại khóa” mơn Giáo dục cơng dân.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu tài liệu Lịch sử tại địa phương
- Phương pháp điều tra, khảo sát và xử lý thu thập thông tin
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết môn Giáo dục công dân
3



Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của đề tài
Như chúng ta đã biết dạy học GDCD là quá trình giáo viên cung cấp cho
học sinh những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống để các em có cách ứng xử phù
hợp tự điều chính hành vi, hình thành nhân cách….Nhằm phục vụ cho việc giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua mơn học. Trong q trình dạy học
bên cạch việc cung cấp kiến thức bộ môn theo quy định chung giáo viên phải
gắn liền bài học với thực tế cuộc sống để các em biết vận dụng xử lý tình huống,
vận dụng vào thực tế cuộc sống ở địa phương qua đó giúp các em nhìn nhận
đánh giá đúng về lịch sử và văn hóa quê hương, biết lên án những hành vi xâm
phạm và đồng thời bảo về những giá trị ấý.
Căn cứ vào thực tế hiện nay học sinh đang xa rời các giá trị văn hóa
truyền thống, hiểu biết hời hợt lịch sử của cha ông. Mặt khác những tiết “Ngoại
khóa” về Ma tuy; HIV/AIDS; về Sức khỏe sinh sản…đã được giảng dạy nhiều
khiến học sinh không cịn thích thú với “Ngoại khóa” nữa. Vì vậy trong thực tế
hiện nay đối với mỗi giáo viên môn giáo dục cơng dân tìm ra cho mình một
hướng đi mới trong dạy “Ngoại khóa” có vai trị hết sức quan trọng. Là một cách
để giáo viên GDCD khẳng định bản thân với đồng nghiệp với học sinh. Đồng
thời lôi cuốn học sinh thêm u mơn học này, có thêm động lực để tiếp tục sự
nghiệp trồng người mà bản thân đang theo đuổi.
4


II. Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa mơn Giáo dục công dân ở
trường THPT hiện nay
1. Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa mơn GDCD ở trường THPT
nói chung và trường THPT Nơng Cống 3 nói riêng

Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trị quan trọng trong việc bổ trợ kiến
thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở
thành những con người toàn diện. Thế nhưng trong những năm qua, hoạt động
ngoại khố mơn Giáo dục cơng dân ở các trường phổ thông chưa mang lại kết
quả cao. Nguyên nhân là hoạt động ngoại khố ở trường phổ thơng hiện nay vẫn
chưa hấp dẫn và sinh động, quan niệm còn nặng về hoạt động nội khoá, nhẹ về
ngoại khoá. Hoạt động này thường được xem là một hoạt động giải trí. Phần lớn
cịn tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ, hay hái hoa dân chủ,
thiếu nhất quán về chủ đề, ít chú ý về mặt nội dung học tập bộ mơn. Kinh
nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khố cịn hạn chế, nội dung và hình thức,
phương pháp các buổi sinh hoạt ngoại khoá cứ lặp đi lặp lại, học sinh nhàm
chán, ít tham gia, hiệu quả các buổi hoạt động ngoại khóa chưa cao.
Tiết ngoại khóa mơn GDCD lại được xếp ở cuối học kỳ (Tiết 16 HKI và
tiết 33 HKII), đây là lúc giáo viên chuẩn bị ôn tập cho học sinh thi hết học kỳ,
nên đôi khi bị biến thành tiết kiểm tra, tiết ôn tập hoặc dạy bù cho kịp chương
trình…Tính giáo dục chưa cao, chưa phát huy được tính độc lập trong việc tiếp
nhận kiến thức của học sinh. Hơn nữa thời điểm này học sinh cũng đang tập
trung ôn tập cho các môn học để thi hết học kỳ nên các em không thực sự quan
tâm nhiều đến môn GDCD vốn dĩ đã bị coi là “mơn phụ” tiết “ngoại khóa” càng
khơng mấy em chú ý.
Cơ sở vật chất, cũng như tài liệu giảng dạy còn thiếu thốn, nội dung còn
sơ sài, diện tích phịng học nhỏ hẹp..., chưa đáp ứng nhu cầu ngoại khố, khiến
khơng ít giáo viên mơn GDCD đành nói khơng với hoạt động ngoại khóa cho
học sinh. Dẫu biết rằng nhu cầu hoạt động ngoại khóa là vơ cùng cấp thiết, học
sinh rất thích thú.
Ở trường THPT Nơng Cống 3 trong những năm qua hoạt động ngoại khóa
nói chung và ngoại khóa mơn GDCD được Ban giám hiệu nhà trường, cũng như
các tổ chuyên môn đặc biệt chú ý. Tuy vậy nội dung giảng dạy khơng có gì mời
mẻ nên khơng gây được hứng thú, kích thích sự sáng tạo đối với các em.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng cần phải thay đổi phương pháp

giảng dạy, phải thốt khỏi lối mịn xưa cũ vì thế tơi đã góp cho mình rất nhiều tư
liệu dạy ngoại khóa mà trong đó học sinh đã cùng thu thập với giáo viên. Điều
đó khẳng định để có một giờ dạy ngoại khóa thành cơng, phải có kế hoạch cụ
thể và sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Các em say mê tìm hiểu các thơng
tin, tư liệu qua sách vở, báo đài hay mạng Internet, các em được làm việc theo
nhóm, được khẳng định mình, có kỹ năng sống tự tin hơn và tự giáo dục chính
mình tốt hơn. Khi các em làm được điều đó, chắc chắn mục tiêu xây dựng một
trường học thân thiện với trung tâm là các em học sinh sẽ sớm hoàn thành.

5


Xuất phát từ nhu cầu cần có một tiết “Ngoại khóa” ý nghĩa, mới mẽ mang
tính giáo dục tơi đã quyết định đưa lịch sử và văn hóa địa phương vào trường
học. Tôi thấy lịch sử và nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương được các
em học sinh hăng say học hỏi. Đó như là món ăn tinh thần không thế thiếu trong
cuộc sống hiện nay, làm phát huy tính sáng tạo, phát triển tư duy, giảm những
trị chơi khơng mang tính giáo dục cao như các trị chơi game trên internet, để
các em – những tương lai của đất nước phát triển một cách toàn diện về cả học
vấn lẫn tinh thần. Các em sẽ tăng thêm tình u q hương, đất nước, rộng hơn
là tồn nhân loại... Đồng thời hướng các em biết sống thiện, sống có ích hơn, trở
thành những cơng dân có ích cho xã hội và trở về làm giàu trên chính quê hương
của mình.
2. Kết quả của thực trạng trên
Kết quả khảo sát hứng thú học sinh trước khi giáo viên áp dụng đưa Lịch
sử và Văn hóa địa phương vào bài giảng
Rất
Bình
Thích
Khơng thích

thích
thường
TT Lớp Sỹ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
11C4
42
8
19.5
12
29.2
14
31.8
8
19.5
2
11C5
41
10
24.3
9
21.9
19

46.3
3
7.5
3
11C6
41
12
29.2
10
24.5
13
31.7
6
14.6
4
Tổng 124
30
24.1
31
25.0
46
37.0
17
13.7
Trong năm học 2015-2016 sau khi tôi áp dụng những kinh nghiệm của
bản thân vào giảng dạy tiết “Ngoại khóa” mơn GDCD thì kết quả thay đổi rõ rệt.
Học sinh chủ động, hào hứng hơn với tiết dạy, các em tự tin, chủ động khi tham
gia các nhiệm vụ được giao, tự tin thể hiện kiến thức mà mình tìm hiểu được. Và
điều quan trọng là các em thầy yêu hơn nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Thấy
mình phải cố gắng hơn nữa để góp phần giữ gìn, bảo tồn các giá trị lịch sử và

văn hóa truyền thống của địa phương nói riêng của dân tộc nói chung. Tất cả
những điều đó chính là niềm động viên khích lệ lớn đối với tơi. Giúp tơi có thêm
tình u đối với mơn GDCD và đối với q hương thứ hai của mình: Cơng Liêm
– Nông Cống.
III. Một số giải pháp đưa Lịch sử và Văn hóa địa phương vào giảng
dạy tiết ngoại khóa môn giáo dục công dân ở trường THPT Nông Cống 3
1. Một số nét về Lịch sử và Văn hóa địa phương (Xã Công Liêm –
huyện Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa)
Mười năm làm cơng tác giảng dạy tại trường THPT Nơng Cống 3, cũng là
mười năm Tơi gắn bó với mảnh đất xã Công Liêm – Nông Cống – Thanh Hóa.
Tơi thấy nơi đây con người mộc mạc, chân chất với bề dày lịch sử và văn hóa
truyền thống độc đáo lâu đời
a. Về lịch sử
6


Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vùng đất Cơng
Liêm nói riêng và các xã phía nam Nơng Cống nói chung là một vùng đất có
một vị trí vơ cùng quan trọng, có đường chiến lược B12 nằm trong đường dây
559 ra Bắc vào Nam. Có Cầu Lườn nhân chứng lịch sử là trọng điểm đánh phá
ác liệt của máy bay địch. Là trạm tiền phương tập kết lương thực, thực phẩm,
thuốc men, vũ khí, xe pháo…chi viện cho chiến trường. Đồng thời là nơi nuôi
dưỡng cán bộ, bồ đội thương binh từ chiến trường trở về, là nơi tập kết sau chiến
dịch của các binh đoàn chủ lực 304, 312 và là cài nôi để binh đồn F320B ra
đời. Như vậy có thể nói từ xa xưa Cơng Liêm – Nơng Cống là một vị trí chiến
lược quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Công Liêm cùng đồng bào cả nước
chuẩn bị hành trang tổng khới nghĩa cướp chính quyền làm chủ đất nước; Thực
hiện xuất sắc vai trò hậu phương trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ giai đoạn 1940-1975.

Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh tàn
khốc, đẩy lùi về khủng hoảng kinh tế, phát triển mạnh mẽ các mặt dân sinh, kinh
tế xã hội. Tạo tiền đề để góp phần cùng cả nước xây dựng một xã hôi dân chủ,
công bằng, văn minh, hạnh phúc. Với những thành tích to lớn đã đạt được, Đảng
bộ và nhân dân Công Liêm vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân
chương kháng chiến hạng Ba; Huân chương kháng chiến hạng Nhì; Huân
chương lao động hạng Ba. Ba lần được tặng cờ luân lưu của Bộ thủy lợi và Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và nhiều năm liền được công nhận Đảng bộ trong
sạch vững mạnh.
b. Về văn hóa
Có thể nói từ rất xa xưa, xã Cơng Liêm đã là một vùng đất có nhiều giá
trị văn hóa đặc sắc. Nét đặc trưng của văn hóa địa phương nơi đây là “Hội làng”
và “Hát chèo”.
Hội làng ở đây được tổ chức vào mùa xuân vào khoảng 10 đến 15 tháng
giêng (trước đây vì điều kiện kinh tế nên 3 năm mới tổ chức một lần, từ năm
2000 đến nay một năm tổ chức một lần) khi đất trời giao hịa, thiên nhiên tươi
tốt, lịng người hân hoan. Có thể nói “Hội làng” được coi là thời điểm cuốn hút
nhất, tưng bừng nhất với những nghi thức tôn nghiêm và thuần Việt nhất với
những hoạt động như: tế lễ, rước, trị vui và hát chèo...
Nơi đây có tất cả là sáu làng cổ đó là làng Hậu Áng; Hậu Sơn; Làng Tràu;
Đoài Đạo; Sơn Thành; Tân Kỳ. Tất cả các làng đều tổ chức Hội làng (Hậu Áng;
Làng Tràu tổ chức vào ngày 10/01 Âm lịch; Đoài Đạo; Sơn Thành; Lộc Tuy;
Tân Kỳ tổ chức vào ngày 15/01 Âm lịch). Có thể nói hội làng như một mạch
nước ngầm xuyên thời gian, bừng chảy tràn trề trong đời sống vật chất, tinh thần
và tâm linh của con người nới đây.

7


(Hình ảnh rước người chủ tế của Hội làng Hậu Áng)

Trước khi Hội làng chính thức diễn ra phần chuẩn bị đã được bà con nơi
đây chuẩn bị từ trong tết như tập văn nghệ, thành lập ban tổ chức, liên hệ với
con cháu xa gần…
Ban tổ chức gồm có: Ban tế (khoảng 20 người có một chủ tế; 4 bồi tế; 1
chấp sự; 10 người dâng rượu, dâng hương. Ngồi ra cịn có Ban nhạc; 1 người
xướng tế; 1 người đọc chúc). Những người được lựa chọn vào ban tổ chức phải
được lựa chọn kỹ càng phải là người:
Có sức khỏe
Tuổi 50 trở lên
Gia đình song tồn (cịn cả ông và bà)
Nhà không có tang
Chuẩn mực đạo đức tốt, gia đình con cháu làm ăn phát đạt
Tuổi người được chọn hợp với năm đó nữa càng tốt.
Trước ngày tế chính thức sẽ có một đêm để ba con nơi đây diễn văn nghệ
(ngày 08/01) đến ngày hôm sau bà con sắm sửa đồ lễ mỗi xóm một mâm, 13
dịng họ mỗi dịng họ một mâm cỗ xơi gà, hoa quả, lợn quay…sau khi tế xong
để lại cho làng một phần để tiếp khách, cịn lại xóm đêm về tổ chức liên hoan ăn
cơm đoàn kết.

8


Một số mâm lễ được bà con chuẩn bị trong ngày Hội làng
Cũng như Lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, Hội làng ở nơi đây
gồm hai phần lễ và phần hội, tất cá điều được diễn ra ở đình làng. Nhưng nổi bật
hơn cả là phần hội. Hội là dịp thể hiện những sinh hoạt văn hóa cộng đồng từ
múa, hát giao duyên, hát, thờ. Đặc biệt một nội dung không thể thiếu được trong
phần này là “Hát chèo” của bà con, nhất là các cụ trong làng.
Loại hình diễn xướng dân gian này được tổ chức ngay trên sân đình và
thường diến ra vào buổi tối. Nơi đây cịn có câu lạc bộ chèo của các cụ trong

làng. Câu lạc bộ chèo của các cụ hoàn tồn tự nguyện gần như khơng có kinh
phí hỗ trợ, vì u chèo – một di sản văn hóa q bàu của cha ông mà các cụ
tham gia. Hằng ngày thành viên của câu lạc bộ vẫn chăm lo công việc gia đình,
chủ nhật lại gặp nhau tại đình làng để tập luyện, để được hát chèo.
Một hoạt động nữa khơng thể thiếu trong văn hóa nới đây đó là các trò
diễn dân gian như; thổi cơm gánh; nhảy bao bố; bắt chạch trong chum…
Có thể nói, Hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự
hịa hợp, đồn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng. Hội làng
được tổ chức thấm đẫm tình làng nghĩa xóm, cũng là dịp để con cháu khắp nơi
về hội tụ. Có xem hội làng mới cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc với
một truyền thống vàng son. Qua đấy khơi dậy trong thế hệ trẻ lòng yêu quê
hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn. Bởi Hội
làng Cơng Liêm nói riêng và Hội làng ở Việt Nam nói chung là tinh hoa văn hóa
Việt, là chìa khóa vĩnh cửu - một sự đảm bảo chắc chắn góp phần xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, chúng ta có thể tự hào mà
nói rằng, văn hóa bản địa, văn hóa làng xã là tài sản vô giá của dân tộc, cần phải
được giữ gìn, phát huy trên cơ sở sàng lọc, loại bỏ những gì phi văn hóa. Tất cả
9


đã kết thành những tinh hoa có khả năng tỏa sáng, hình thành bản sắc văn hóa
vốn có của người Việt suốt từ thế hệ này đến thế hệ khác. Bên cạnh lũy tre, cây
đa, bến nước, thì những làn điệu dân ca, câu hò, bài vè, ca dao, tục ngữ, ... luôn
sánh bước cùng những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn
(trong một bức thư gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Ngun
Giáp đã được cơng bố trước đây) có đề cập: “... Tôi nghĩ rằng, tôn trọng và
ứng dụng văn hóa địa phương và coi đó là văn hóa Việt Nam... có ý nghĩa to
lớn trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc, góp phần làm nên bản sắc văn hóa
dân tộc...” lời nhắn nhủ đó rất có ý nghĩa khi chúng ta đang tập trung sự quan

tâm đến bảo tồn văn hóa dân tộc cho thế hệ hơm nay và mai sau.
2. Người giáo viên phải chủ động tìm hiểu, sưu tầm về nguồn gốc, giá
trị của văn hóa địa phương
Để có thể đưa Lịch sử và văn hóa địa phương vào bài giảng, người giáo
viên phải thực sự am hiểu về nguồn gốc, giá trị của văn hóa của nơi đó. Để làm
được việc này khơng phải là một việc khó nêu người giáo viên muốn tiết dạy
của mình thực sự thu hút và lơi cuốn. Vậy nơi nào có thể cung cấp thơng tin
chính xác cho giáo viên? Câu trả lời là chính người dân địa phương, nhất là các
cụ cao tuổi của làng, ngoài ra chúng ta cịn có thể tìm hiểu ở trung tâm văn hóa
của xã. Nêu thực sự cố gắng giáo viên có thể có những thơng tin mà ngay cả học
sinh sống ở địa phương đó cũng chưa chắc năm được. Đó mới chính là điều thú
vị làm nên sức hấp dẫn cho tiết học.
Để có được tư liệu Lịch sử và văn hóa địa phương trước hết tơi tìm đến
Đảng bộ và phịng văn hóa của UBND xã Cơng Liêm. Mọi tư liệu về lịch sử
hình thành và phát triển cũng như những nét văn hóa tiêu biểu của nơi đây đều
được chép thành tài liệu cụ thể. Đồng chí Mạch Văn Lương – P. Bi thư thường
trực Đảng ủy và đồng chí Mạch Văn Sung trưởng phịng văn hóa của xã Cơng
Liêm rất nhiệt tình cung cấp tài liệu cho Tơi. Họ cịn cho tơi mượn cuốn “Lịch
sử Đảng bộ xã Công Liêm giai đoạn 1947-2005” đây là cuốn tài liệu ghi lại quá
trình lãnh đạo, tổ chức, xây dựng, trưởng thành của Đảng bộ cũng là lịch sử
trưởng thành, phát triển của xã Công Liêm, của phong trào cách mạng địa
phương dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản của Bác Hồ kính yêu.

10


Tác giả tìm hiểu thơng tin qua Đ/c Mạch Văn Lương P.Bí thư
thường trực Đảng ủy và Đ/c Mạch Văn Sung trưởng phịng
văn hóa của UBND xã Cơng Liêm 3.
Bên cạnh việc tìm hiểu thơng tin qua chính quyền, qua các tài liệu có tại

địa phương thì người dân sống ở nơi đây chính là nhân chứng sống để người
giáo viên có thể có được những thơng tin q báu. Khơng ai hiểu lịch sử và văn
hóa bằng chính những con người đã gắn bó cả cuộc đời mình với nơi mà họ sinh
ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn.

Bác Mạch Ngọc Phú người cung cấp thôn tin và dẫn giáo viên đi thăm
quan Giêng Thần của làng Hậu Áng- Công Liêm
11


Hiểu được điều đó tơi đã tìm tới những bậc cao niên trong làng, những
người như trưởng thơn, bí thư thôn. Tôi đã gặp Bác Mạch Ngọc Phú người thôn
Hậu Áng - Công Liêm. Bác đã từng làm Trưởng thôn mười năm (từ 1999 đến
2009) và làm Bí thư thơn sáu năm từ (2010 đến 2015), Bác đã nhiệt tình đón tiếp
và cung cấp cho tơi nhiều tư liệu q báu. Bác dẫn tơi đi xem một số ngơi Đình
làng; Giếng làng, Cổng làng…kể cho tơi nghe nó có từ bao giờ và tại sao nó lại
có ở đó. Bác nói: “Ngơi đình này được xây dựng từ thế kỷ XVI sau đó được tơn
tạo vào thê kỷ XVIII, nhưng do chiến tranh nên Đình bị hư hỏng nặng, mãi đến
năm 2006 mới được khơi phục lại. Đình làng và Giếng làng đều nằm ở trung
tâm đi về bốn hướng Đơng, Tây, Nam, Bắc đều 250m”. Bác cịn đọc cho tơi nghe
hai câu thơ nói về “Giếng thần” của làng:
“Lị tạo hóa, than âm dương
Giếng một tịa, tn nước ngọc”
Cũng giống như Bác Phú ở đây cịn có rất nhiều có thể cung cấp thơng tin
q báu cho giáo viên. Họ là những con người yêu quê hương vô bờ bến. Họ rất
muốn được truyền bá, phát huy những giá trị lịch sử, những nét văn hóa truyền
thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Nhất là lại được đưa những điều quý báu ấy vào
trường học, truyền bá cho chính những người con, người cháu đang sống trên
mảnh đất này. Họ cũng như bao nhiêu người dân Việt Nam yêu nước khác muốn
bảo tôn, lưu giữ và phát triển những điều những nét văn hóa truyền thống tốt

đẹp, qua đó có thể giáo dục cho học sinh lịng u q hương đất nước, lịng tự
hịa dân tộc. Từ đó tạo nên sức sống cho con người nơi đây. Chính sức sống ấy
là mạch nguồn nâng đỡ, chấp cánh cho Lịch sử và văn hóa địa phương bay cao,
bay xa đến mọi miền Tổ quốc.
3. Lựa chọn thông tin, cách thức tiến hành, kinh phí tổ chức tiết Ngoại
khóa mơn GDCD
Việc thông tin mà giáo viên thu thập được sẽ là rất nhiều, tuy nhiên thời
gian chỉ có 45 phút, hơn nữa để cho tiết dạy thêm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, nội
dung kiến thức phải không quá nặng nề như là tiết học lịch sử. Để làm được đều
đó thì giáo viên phải biết lựa thơng tin sao cho phù hợp. Phải để cho tiết học
mang màu sắc “Ngoại khóa” theo phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học”,
làm được như vậy học sinh mới thích thú và chờ đợi.
Tôi đã đọc rất kỹ nhưng thông tin mà mình thu thập được, sau đó phân
loại chúng thành hai mảng Lịch sử và Văn hóa. Số lượng câu hỏi đưa ra cho học
sinh tìm hiểu ở hai lĩnh vực này là như nhau, đan xem lẫn nhau tránh thiên về
một chủ đề.
Tiết học được chia thành bốn phần đó là phần Khởi động; Tìm hiểu kiến
thức; Phần thi xử lý tình huống và phần thi năng khiếu. Cuối cùng dành một
chút thời gian để nhận xét đánh giá và phát thưởng. Lớp học cũng sẽ được chia
thành hai đội chơi (chia theo hai dãy) số lượng thành viên tham gia chính thức là
6 người. Ngồi ra giáo viên cịn cần một ban giám khảo là những học sinh như
lớp trưởng, bí thư, lớp phó học tập nếu có điều kiện có thể mời thêm được bí thư
Đồn trường hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp làm giám khảo để tăng thêm sự long
12


trọng. Ngoài ra cũng cần cử hai thư ký để ghi chép và tổng hợp kết quả của các
lần thi. Việc phân chia như thế sẽ tạo ra tâm lý thi đua với nhau và đội nào cũng
nổ lực cố gắng để giành được chiến thắng.


Học sinh giới thiệu văn hóa
địa phương mình

Giáo viên tiến hành khảo sát lấy ý kiến
học sinh sau khi dạy xong tiết ngoại khóa

Thời gian cho mỗi phần thi rất ngắn (cả bốn phần thi chỉ diễn ra trong
vòng 45 phút phần thi chào hỏi 3 phút; phần thi tìm hiểu kiến thức 10 phút, phần
thi Xử lý tình huống 15 phút, phần thi Năng khiếu 10 phút, thời gian còn lại
dành để nhận xét đánh giá và phát thưởng). Vì thời gian có hạn nên cả giáo viên
và học sinh phải chuẩn bị nội dung một cách chu đáo, cẩn thận để khi bước vào
tiết dạy không lúng túng và không mất thời gian.
Để có thể có được sự hợp tác tốt nhất cho tiết học giáo viên cần giao
nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh, hoặc nhóm học sinh để các em chuẩn bị nội
dung trước ở nhà. Để thực sự có kết quả nên giao cho các em công việc trước
một tuần. Sau đó phải kiểm tra và có thể giúp đỡ các em trong quá trình chuẩn
bị. Việc tổ chức thi giữa hai đội chơi có sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn học sinh
ở dưới sẽ tạo ra một tinh thần thi đua nổ lực hết mình để dành đươc chiến thắng.
Những câu hỏi và câu trả lời sẽ đồng thời giúp học sinh ngồi dưới hiểu được về
lich sử và văn hóa địa phương chư khơng chỉ mình học sinh tham gia chơi mới
hiểu được.
Kinh phí để tổ chức một buổi “Ngoại khóa” mơn GDCD khoảng 50.000
đồng. Khoản kinh phí này được trích từ quỹ lớp mà giáo viên dạy, tất nhiên cần
phải có sự ủng hộ của giáo viên chủ nhiệm. Ngồi ra giáo viên có thể xin kinh
phí của nhà trường hỗ trợ cho hoạt động ngoại khóa.

13


4. Có sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và

phụ huynh học sinh
Có thể nói để có được thành cơng của tiết dạy ngồi sự nổ lực cố gắng của
giáo viên ra. Còn phải có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của nhà trường. Sự quan
tâm động viên khích lệ của phụ huynh học sinh. Sự hỗ trợ từ phía giáo viên bộ
mơn và giáo viên chủ nhiệm lớp, đó là một hoat động mang tính tập thể.
Trước hết về phía Ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu phải coi
trọng việc giảng dạy “Ngoại khóa” như là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cổ vũ,
động viên, khích lệ giáo viên thực hiện và như thế thì học sinh đồng tình hưởng
ứng. Kinh nghiệm dạy “Ngoại khóa” của từng cá nhân được tổng kết đúc rút và
trở thành bài học cho cả tập thể, mơ hình giảng dạy hiệu quả được nhân rộng
trong cả cơ quan.
Thấu hiểu những khó khăn trong giảng dạy mơn Giáo dục cơng dân nói
chung và giảng dạy “Ngoại khóa” nói riêng. BGH nhà trường rất ửng hộ khi tôi
thực hiện nội dung này.Thầy giáo Lường Văn Phán – Bí thư chi bộ; Hiệu trưởng
nhà trường đã rất đồng tình ủng hộ và chia sẽ: “Đưa nội dung giáo dục Lịch sử
và văn hóa địa phương vào trường học, không chỉ các em học sinh mà các phụ
huynh cũng rất đồng tình. Việc giảng dạy văn hóa địa phương đang góp phần
rất lớn vào q trình hình thành nhân cách, bồi đắp tình yêu quê hương, đất
nước cho học sinh. Đó cũng là cách gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa vật
chất, tinh thần của quê hương cho các thế hệ kế thừa”.
Về phía giáo viên chủ nhiệm: Phải tạo mọi điều kiện cho các em học sinh
trong lớp tham gia và hoàn thành những nhiệm vụ mà giáo viên bộ mơn giao
phó. Có thể trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, để động viên khích lệ các em. Một
lời đồng tình, động viên của giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa lớn lao để các em
hồn thành nhiệm vụ. Giáo viên chủ nhiệm cũng có thể trích kình phí từ quỹ lớp
để trao thưởng cho mọi đội chơi.
Về phía phụ huynh học sinh, nhất là những phụ huynh ở các làng nơi mà
học sinh đang tìm hiểu Lịch sử và văn hóa có thể cung cấp thông tin cho các em.
Đồng thời dạy cho các em những làn điệu chèo mà các bà, các cụ đã thuộc. Có
nhiều phụ huynh đã rất nhiệt tình ủng hộ, thậm chí dành thời gian tập hát chèo

cho các em sau thời gian học buổi chiều từ 4h30 đến 5h30. Bà Bùi Thị Tứ có
cháu học ở lớp 11C6 hơm gặp tơi có trao đổi. “Con bé Nga nhà Tơi và mấy đứa
bạn của nó về nhà bảo Tơi tập cho nó một làn điệu chèo mà Tơi mừng Cơ ạ.
Thường ngày tồn thấy nó mở đến kênh Cải lương hay Hát chèo trên ti vi là nó
chuyển kênh ngay. Thế mà nay nó nhờ Bà tập hát chèo làm cả nhà Tôi ai cũng
ngạc nhiên. Nhưng mà thấy các cháu, hăng hái tập luyện và yêu văn hóa quê
nhà cũng thấy mừng Cơ ạ”. Đó chính là nguồn động viên lớn để Tôi tục yêu
nghề, yêu nơi đây quê hương thứ hai của mình.
5. Thiết kế một tiết “Ngoại khóa” mơn Giáo dục cơng dân
CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU LỊCH SỬ VÀ VĂN HĨA ĐỊA PHƯƠNG
(xã Cơng Liêm – huyện Nơng Cống – Thanh Hóa)
I. Mục tiêu bài học
14


1. Về kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được truyền thống lịch sử, những nét văn hóa tiêu
biểu của địa phương.
- Học sinh thấy được cần phải tham gia tìm hiểu, giữ gìn, bảo vệ truyền
thống tốt đẹp đó.
2. Về kỹ năng
Có kỹ năng nhận biết đánh giá, tham gia tu bổ, bảo vệ và giữ gìn truyền
thống văn hóa và các giá trị lịch sử của địa phương
3. Về thái độ
- Biết tôn trọng những giá trị lịch sử và văn hóa do cha ơng để lại
- Tham gia tơn tạo, giữ gìn, khơi phục và phát huy đồng thời tuyên truyền
vận động người thân, gia đình và cộng đồng cùng bảo vệ
II. Cách thức tiến hành
- Lớp sẽ được chia thành hai đội chơi, mỗi đội sẽ cử ra 6 thành viên lần
lượt tham gia các phần thi: Chào hỏi; Phần thi kiến thức;Phần xử lý tình huống;

Phần thi năng khiếu. Hai đội sẽ lần lượt trả lời câu hỏi (hoặc có thể dùng bảng
để trả lời)
- Sử dụng phần mềm PowerPoint có Projector
* Phần thứ nhất Chào hỏi
- Mỗi đội chơi có thời gian là 3 phút để giới thiệu lịch sử và văn hóa địa
phương. Các đội có thể sử dụng hát, thơ, vè…(đã được các em chuẩn bị từ trước
đó) để giới thiệu sao cho vừa đầy đủ nội dung vừa vui nhộn.
- Thang điểm cho phần này là 10 điểm
* Phần thứ hai: Phần thi kiến thức
- Hai đội chơi trả lời câu hỏi về lịch sử và văn hóa địa phương (đây là
phần chính), do giáo viên chuẩn bị trước được thiết kế trên nền PowerPoint với
số lượng 10 câu hỏi nhỏ. Sau thời gian là 5 giây mỗi đội đưa ra câu trả lời. Mỗi
câu trả lời đúng được cộng 5 điểm
Câu 1: Hiện nay diện tích tự nhiên của xã Cơng Liêm là:
a. 1582 ha
b. 1584 ha
c. 1683 ha
d. 1658 ha
Câu 2: Hãy kể tên những ngôi làng cổ ở địa phương
a. Hậu Áng; Hậu Sơn; Làng Tràu.
b. Hậu Áng: Hậu Sơn; Làng Tràu; Đoài Đạo
c. Hậu Áng; Làng Tràu
d. Hậu Áng: Hậu Sơn; Làng Tràu; Đoài Đạo; Tân Kỳ; Sơn Thành
Câu 3: Hội làng Hậu Áng được tổ chức vào thời gian nào
a. Mùng 6 tháng giềng
b. Mùng 10 tháng giêng
c. 15 tháng giêng
d. 20 tháng giêng
Câu 4: Người Bí thư Đảng bộ đầu tiên của xã Công Liêm là ai?
a. Mạch Văn Quỹ

b. Trần Văn Thanh
b. Nguyễn Trọng Thản
c. Nguyễn Văn Thiêm
Câu 5: Cây cầu nhân chứng di tích lịch sử của địa phương mang tên gì?
15


a. Cầu Lườn
b. Cầu Chuối
c. Cầu Khen Ngang
d. Cầu Gạo
Câu 6: Người Bí thư Đảng bộ xã Cơng Liêm hiện nay là ai?
a. Mạch Văn Lương
b. Nguyễn Trọng Long
c. Lê Viết Hoan
d. Lê Cơng Bình
Câu 7: Hiện này xã Cơng Liêm có bao nhiêu bà mẹ được phong tặng bà
mẹ Việt Nam anh hùng
a. 5
b. 7
c. 8
d. 9
Câu 8: Những nghề truyền thống của địa phương
a. Nghề làm nón; Nghề mộc; Tráng bánh cuốn
b. Nghề làm nón; Nghề mộc; Nghề dệt chiếu
c. Nghề Mộc; Nghề tráng bánh cuốn
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Nét văn hóa tiêu biểu không thể thiếu trong các dịp Hội làng là
a. Ca Trù
b. Hát Chèo

c. Quan Họ
d. Cải Lương
Câu 10: Toàn xã hiện nay có bao nhiêu làng được cơng nhận là làng Văn
hóa cấp huyện
a. 4 làng
b. 5 làng
c. 6 làng
d. 7 làng
* Phần thi trả lời câu hỏi tình huống
Giáo viên đưa ra tình huống
Tân và Nga tốt nghiệp đại học xong thì đã xin được việc làm. Được sự
đồng ý của gia đình, hai cơ cậu định tổ chức đám cưới. Một ngày đẹp trời, họ đi
chơi và bàn đám cưới. Tân nói với Nga: "Anh nghĩ mình nên bỏ bớt những thủ
tục lễ trầu cau, lễ nạp tài, đám hỏi. Chúng mình cưới ở nhà hàng cho đỡ tốn thời
gian và tiền bạc về những thủ tục rườm rà khơng đáng đó. Này nhé, đám cưới ở
thành phố chẳng có trầu cau đâu nhé. Các cụ bây giờ tân tiến lắm, chẳng có ai ăn
trầu cau gì đâu...". Nghe Tân nói, Nga thống buồn nhưng cơ chưa biết phải làm
thế nào để thuyết phục người yêu...
Câu hỏi thảo luận:
a. Hãy cho biết ý nghĩa của mâm trầu cau trong lễ cưới?
b. Theo bạn, có nên bỏ bớt những thủ tục trong đám cưới như lễ tràu cau,
lễ nạp tài, lễ hỏi không?
c Theo bạn, Nga sẽ dùng lời lẽ gì để thuyết phục người tổ chức đám cưới
theo phong tục cổ truyền, đúng với ước nguyện của cô và gia đình?
* Phần thứ ba: Phân thi năng khiếu
- Ở phần thi này mỗi đội chơi sẽ thể hiện một làn điệu chèo (Hát chèo
cũng là một nét văn hóa tiêu biểu của nơi đây và là tiết mục không thể thiếu
trong các dịp Hội làng).

16



Một tiết mục hát chèo của các em học sinh trong tiết ngoại khóa
- Thời gian thể hiện cho mỗi đội không quá 5 phút
- Thang điểm cho phần này là 10 điểm.
Sau khi trải qua các phần thi Ban giám khảo cho điểm, thư ký tổng hợp
kết quả. Giáo viên và Bí thư đồn trường đưa ra nhận xét, đánh giá. Cuối cùng là
trao phần thưởng (phần thưởng là những món quà nhỏ được giáo viên chuẩn bị
trước hoặc được lớp chuẩn bị nhờ trích từ tiền quỹ lớp ra)
ĐÁP ÁN:
Phần câu hỏi kiến thức
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
1
b
6
c
2
d
7
d
3
b
8
a
4
a
9

b
5
a
10
a
Gợi ý câu hỏi tình huống
a. Người xưa thường ăn trầu với cau, có cau thì sẽ có trầu. Trầu cau như
vợ như chồng. Vì vậy trầu cau mang ý nghĩa tình cảm vợ chồng keo sơn gắn bó,
khơng thể tách rời nhau được. Vì nó có ý nghĩa trong tình cảm vợ chồng như
thế, nên từ ngàn xưa đến nay đám cưới ln có mâm trầu cau.
b. Đám hỏi, lễ nạp tài... là phong tục tập quán của người Việt Nam đã có
từ ngàn năm. Mỗi một lễ đều mang ý nghĩa riêng của nó, và nó cũng thể hiện
bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam. Đám cưới có ý
nghĩa lớn trong cuộc đời của mỗi con người, nên bất cứ người nào cũng không

17


muốn bỏ bớt một thủ tục nào trong lễ cưới. Xét về góc độ xã hội, chúng ta cần
phải giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
c. Cơ Nga khơng đồng tình với cách nghĩ của người yêu, nhưng cô
không phản ứng gay gắt mà nhỏ nhẹ khuyên, thuyết phục anh chàng Tân, là cách
xử sự tế nhị có văn hố. Sự thuyết phục của cô Nga không nên bỏ những thủ tục
cưới hỏi thể hiện cô là người sâu sắc, biết giữ gìn truyền thống văn hố tốt đẹp
của dân tộc.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
I. Kết quả đạt được
Sau khi đổi mới phương pháp giảng dạy “Ngoại khóa” mơn giáo dục cơng
dân. Với nội dung: Đưa Lịch sử và Văn hóa địa phương vào tiết “Ngoại khóa”
mơn Giáo dục cơng dân nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa

và bồi đắp tình u quê hương, đất nước cho các em học sinh ở trường THPT
Nơng Cống 3”…tơi thấy mình đã đã gặt hái được một số kết quả đáng ghi nhận.
Các em đã thật sự lơi cuốn khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa q mình. Bên cạnh
được tìm hiểu lịch sử, địa lý địa phương, các em còn được học về tính cách và
văn hóa của người Cơng Liêm, Hội làng, một số nghề truyền thống, các món đặc
sản của quê mình. Tìm hiểu các di tích găn với làng q Việt Nam nói chung và
với q hương mình nói riêng như: Đình Làng; Cổng Làng; Giếng làng
Kết quả khảo sát hứng thú học sinh sau khi giáo viên áp dụng đưa Lịch sử
và Văn hóa địa phương vào bài giảng
Rất
Bình
Thích
Khơng thích
thích
thường
TT Lớp Sỹ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
11C4
42
20
47.6
16

38.0
6
14.4
0
2
11C5
41
19
46.3
15
36.5
7
17.2
0
3
11C6
41
21
51.2
16
39.0
4
9.8
0
4
Tổng 124
60
48.3
47
37.9

17
13.8
Ngày càng nhiều học sinh chủ đơng, tích cực, hăng hái sơi nổi khi học
mơn GDCD. Bản thân tôi thấy vui mừng và say mê, yêu nghề hơn, cũng cố thêm
niềm tin và sức mạnh cho những giáo viên GDCD như tôi tiếp tục bền bỉ phấn
đấu, cố gắng vì sự nghiệp trồng người cao cả.
Hiện nay, ở nhiều nơi Lịch sử và Văn hóa địa phương cũng đang được
tích cực đưa vào trường học, như tơi đang làm điều đó làm tơi rất vui vì thấy
mình đã làm được một việc có ý nghĩa. Việc làm này khơng chỉ góp phần giúp
các thế hệ trẻ hiểu nguồn gốc và những giá trị độc đáo, nét đẹp và những thông
điệp ý nghĩa thông qua các tiết dạy, từ đó thế hệ trẻ nêu cao tinh thần trách
nhiệm gìn giữ và phát triển di sản văn hóa mà ông cha để lại.
Không dừng lại ở việc giảng dạy trên bục giảng, tơi cịn kết hợp với Đồn
thanh niên của nhà trường tổ chức cho học sinh lớp 11C6 viếng nghĩa trang liệt
sỹ xã Công Liêm và tham quan đình làng Hậu Áng (nằm ngay bên cạnh trường).
Việc được học trên ghế nhà trường và mục sở thị các di tích làm cho các em học
18


sinh càng thêm thích thú, hăng say học tập. Từ đó, văn hóa địa phương cứ ngấm
dần vào lịng các em, bồi đắp tình yêu quê hương, khơi dậy trong các em ý thức
giữ gìn, bảo vệ các giá trị văn hóa quê hương. Em Lê Hồng Anh, học sinh lớp
11C6 phấn khởi chia sẻ: “Em được ông bà dạy hát chèo và cùng với các bạn
tham gia một số trò chơi dân gian nhân dịp “Hội làng” em rất vui và phấn khởi.
Em và các bạn đã hát được nhiều bài như: Mời Trầu; xe chỉ vá may… Em rất
muốn được học thêm nhiều bài hát nữa…Hống Anh công nhận rằng, ban đầu cứ
tưởng chèo chỉ là những vấn đề cũ kỹ từ thời cha ông, nhưng không ngờ chèo
lại có khả năng lơi cuốn và hấp dẫn như vậy”
Em Tạ Thị Hun chia sẻ: “Học “Ngồi khóa” mơn giáo dục cơng dân về
tìm hiểu Lịch sử và van hóa địa phương đã giúp em hiểu thêm về nơi mình sinh

ra và lớn lên, em thấy yêu vùng đất mình sinh ra và mong muốn sau này, học
xong em có thể về để phục vụ địa phương”.
Tâm sự của các em làm tơi nhớ đến câu nói của nhà thơ Nga Erenbun
“Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng
trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm mát của trái lê mùa thu
hay mùa cỏ thao nguyên có hơi rượu manh…Dịng suối đổ vào sơng, sơng đổ
vào dãi trường giang Voonga, con sông Voonga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng
xốm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”
Với những kinh nghiệm của bản thân, tơi mong rằng có thể giúp các đồng
nghiệp làm tài liệu tham khảo và hy vọng các bạn đồng nghiệp có thể vận dụng
một cách linh hoạt, sáng tạo để đem lại hiệu quả trong giảng dạy. Rất mong nhận
được sự chia sẽ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
II. Đề xuất, kiến nghị.
- Đối với nhà trường: Quan tâm nhiều hơn đến hoạt động dạy ngoại khóa
nói chung và ngoại khóa bộ mơn GDCD nói riêng. Tăng cường giao lưu trao đổi
kinh nghiệm về dạy ngoại khóa với các trường trong huyện và trong tỉnh, tạo
điêu kiện để giáo viên học tập những phương pháp hay góp phần vào việc nâng
cao chất lượng dạy và học trong nhà trương.
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa: Cung cấp thêm tài liệu,
phương tiện dạy ngoại khóa nói chung và cho mơn giáo dục cơng dân nói riêng
Tổ chức các đợt trao đổi kinh nghiệm trong cơng tác dạy ngoại khóa trên địa bàn
tồn tỉnh để giáo viên trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 04 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
NGƯỜI THỰC HIỆN
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác

Phạm Thị Thanh

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sách giáo khoa Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11, Nxb
Giáo dục, 2009.
2. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sách Hoạt động ngoài giờ lên lớp (sách giáo viên),
Nxb Giáo dục, 2009.
3. Đảng bộ xã Công Liêm - Lịch sử Đảng bộ xã Công Liêm giai đoạn 19472005 (tập 1), xuất bản 2005

20


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

TRƯỜNG THPT NƠNG CỐNG 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐƯA LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG VÀO TIẾT
“NGOẠI KHĨA” MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN NHẰM GĨP
PHẦN GIỮ GÌN, BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HĨA,
BỒI ĐẮP TÌNH U Q HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3

Người thực hiện: Phạm Thị Thanh
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân

21



THANH HÓA NĂM 2016

22



×