Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và bước đầu khảo sát thành phần hóa học của cây nho rừng (vitis heyneana roem schult )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TRANG
MSV: 1201636

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT THÀNH
PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY NHO RỪNG
(VITIS HEYNEANA ROEM.& SCHULT.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TRANG
MSV: 1201636

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT THÀNH
PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY NHO RỪNG
(VITIS HEYNEANA ROEM. & SCHULT.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Hà Vân Oanh
2. Ths. Phùng Thanh Long


Nơi thực hiện:
1. Khoa Hóa thực vật 2 – Viện Dược Liệu
2. Bộ môn Dược học cổ truyền

HÀ NỘI - 2017


Lời cảm ơn
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban Giám hiệu trường Đại học
Dược Hà Nội và Bộ môn Dược học Cổ truyền đã tạo điều kiện cho em được làm
khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã
giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập suốt 5 năm qua.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đỗ Thị Hà,
TS. Hà Vân Oanh, Ths. Phùng Thanh Long, Ths. Nguyễn Thị Thúy An, những
người thầy đã luôn tận tâm hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nghiên cứu Khoa Hóa Thực Vật 2 –
Viện Dược liệu và các thầy cô bộ môn Dược học Cổ truyền đã giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Trang


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
DANH MỤC BẢNG.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................................ 2
1.1.

Tổng quan về chi Nho (Vitis) ............................................................................. 2

1.1.1.

Vị trí, phân loại và phân bố của chi Vitis ..................................................... 2

1.1.2.

Đặc điểm hình thái thực vật của chi Vitis .................................................... 3

1.1.3.

Thành phần hóa học chính của chi Vitis ...................................................... 3

1.1.4.

Tác dụng sinh học của một số loài chi Vitis ................................................ 9

1.2.

Cây Nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.) ............................................ 13

1.2.1.

Đặc điểm thực vật ...................................................................................... 13


1.2.2.

Thành phần hóa học ................................................................................... 14

1.2.3.

Tác dụng sinh học và công dụng của cây nho rừng (V. heyneana) ........... 17

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 19
2.1.

Nguyên liệu, dung môi, hóa chất ...................................................................... 19

2.1.1.

Nguyên liệu ................................................................................................ 19

2.1.2.

Dung môi, hóa chất .................................................................................... 19

2.1.3.

Dụng cụ và thiết bị ..................................................................................... 19

2.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 20


2.2.1.

Nội dung nghiên cứu đặc điểm thực vật .................................................... 20

2.2.2.

Nội dung nghiên cứu hóa học .................................................................... 20

2.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 20

2.3.1.

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật .............................................. 20

2.3.2.

Phương pháp định tính các nhóm chất trong dược liệu ............................. 21


2.3.3. Phương pháp chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất
phân lập được .......................................................................................................... 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 27
3.1.

Nghiên cứu về thực vật ..................................................................................... 27

3.1.1.


Đặc điểm hình thái thực vật và giám định tên khoa học của cây .............. 27

3.1.2.

Đặc điểm vi học ......................................................................................... 28

3.1.3.

Đặc điểm bột dược liệu .............................................................................. 30

3.2.

Nghiên cứu về hóa học ..................................................................................... 32

3.2.1.

Chiết xuất ................................................................................................... 32

3.2.2.

Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng các phản ứng hóa học đặc trưng ... 33

3.2.3.

Khảo sát và phân lập các hợp chất trong phân đoạn n-hexan .................... 35

3.3.

Bàn luận ............................................................................................................ 41


3.3.1.

Về đặc điểm thực vật ................................................................................. 41

3.3.2.

Về hóa thực vật .......................................................................................... 42

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 44
4.1.

Kết luận ............................................................................................................. 44

4.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
13

1

C-NMR

H-NMR


COX-2

Tiếng anh
Carbon (13) Nuclear Magnetic

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Resonance

cacbon 13

Proton Nuclear Single Quantum

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Coherence

proton

Cyclo oxygenase-2

CTCT
DEPT

Tiếng việt

Công thức cấu tạo
Distortionless Enhancement by


Phổ DEPT

Polarization transfer
DPPH

1,1-diphenyl-2-picryl hydrazyl

FRAP

Ferric reducing antioxidant power

GF254

Gysum Fluorescent 254 nm

He La

Henrietta Lacks

Tế bào ung thư cổ tử cung

HepG2

Hepatocellular carcinoma

Tế bào ung thư gan người

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond


Phổ tương tác dị hạt nhân qua

Connectivity

nhiều liên kết

i NOS

Nitric oxyd synthase

IC50

Half maximal Inhibitory

Phương pháp khử sắt

Nồng độ ức chế 50%

Concentration
IL-1β

Interleukin 1β

LDL

Low density lipoprotein

Lipoprotein trọng lượng phân tử
thấp


LPS

Lipopolysaccharid

MS

Mass spectroscopy

SKLM

Phổ khối lượng phân tử
Sắc ký lớp mỏng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Danh sách các loài thuộc chi Vitis ở Việt Nam

2

Bảng 1.2

Các acid béo và hàm lượng của chúng trong dầu hạt nho


7

Bảng 1.3

Một số hợp chất đã được phân lập từ các loài thuộc chi Vitis

8

Bảng 1.4

Một số tác dụng sinh học của chi Vitis

13

Bảng 3.1

Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong cây nho rừng

34

Bảng 3.2

Bảng so sánh dữ liệu phổ 1H,

40

betulinic

13


C-NMR của VH01 và acid


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình

Trang

Hình 1.1

CTCT một số hợp chất stilbenoid thuộc chi Vitis

4

Hình 1.2

CTCT một số hợp chất oligostilbenoid thuộc chi Vitis

5

Hình 1.3

CTCT một số hợp chất phenolic thuộc chi Vitis

5

Hình 1.4

CTCT một số hợp chất flavonoid thuộc chi Vitis


6

Hình 1.5

CTCT một số hợp chất stilbenoid thuộc V. heyneana Roem.&

15

Schult.
Hình 1.6

CTCT một số hợp chất nhóm megastigman glycosid thuộc V.

16

quinquangularis Rehder
Hình 1.7

CTCT một số hợp chất khác thuộc V. heyneana

17

Hình 3.1

Đặc điểm hình thái của cây Nho rừng (Vitis heyneana

28

Roem.& Schult.)
Hình 3.2


Vi phẫu thân cây Nho rừng (Vitis heyneana Roem.& Schult.)

29

Hình 3.3

Vi phẫu lá cây Nho rừng (Vitis heyneana Roem.& Schult.)

30

Hình 3.4

Đặc điểm bột thân cây Nho rừng (Vitis heyneana Roem.&

31

Schult.)
Hình 3.5

Đặc điểm bột lá cây Nho rừng ( Vitis heyneana Roem.&

32

Schult.)
Hình 3.6

Sơ đồ chiết xuất các cắn của V. heyneana Roem.& Schult.

33


Hình 3.7

Sắc ký đồ cao n-hexan khai triển với hệ dung môi I

36

Hình 3.8

Hình ảnh các chất phân lập được từ cao n-hexan

38

Hình 3.9

Cấu trúc hóa học của hợp chất VHD

39

Hình 3.10

Cấu trúc hóa học hợp chất VH01

40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
nhiều điều kiện thuận lợi để cho các sinh vật phát triển tạo hệ thực vật phong phú và
đa dạng. Trong số đó có rất nhiều loài dược liệu quý được sử dụng để điều trị bệnh,

tuy nhiên việc sử dụng những dược liệu này chủ yếu theo kinh nghiệm dân gian hay
trong y học cổ truyền được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Còn rất nhiều những
cây thuốc chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa có hệ thống. Vì vậy, ngày
nay cùng với sự phát triển của tổng hợp hóa dược, việc nghiên cứu và phát triển
thuốc từ nguồn gốc cây cỏ đang được quan tâm để góp phần nâng cao tính an toàn
và hiệu quả điều trị.
Cây nho rừng, tên khoa học là Vitis heyneana Roem. & Schult., họ Nho
(Vitaceae), còn có tên gọi khác là nho lông, nho năm góc. Đây là cây mọc hoang ở
vùng núi nhiều tỉnh nước ta (Lạng Sơn, Ninh Bình vào Ninh Thuận). Nho rừng có
vị hơi đắng, chua, tính bình; rễ và vỏ rễ có tác dụng điều kinh hoạt huyết, thư cân
hoạt lạc, chỉ huyết; lá thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc; ngoài ra còn có tác
dụng an thai [5].
Tuy nhiên cho đến nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu nào về Nho rừng, cũng
như trên thế giới các nghiên cứu về loài này còn rất ít. Vì vậy để góp phần xây dựng
cơ sở dữ liệu về cây Nho rừng, sử dụng cây này làm thuốc, chúng tôi thực hiện đề
tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và bước đầu khảo sát thành phần hóa học
của cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.)” với mục tiêu:
-

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, đặc điểm vi học, giám định tên khoa học của
cây Nho rừng.

-

Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong cây bằng phản ứng hóa học đặc
trưng.

-

Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của hợp chất phân lập

được.

1


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về chi Nho (Vitis)

1.1.1. Vị trí, phân loại và phân bố của chi Vitis
Vị trí của chi Vitis trong hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan (2009) [43].
Giới thực vật (Planta)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliosida)
Phân lớp Hoa Hồng (Rosidae)
Bộ Nho (Vitales)
Họ Nho (Vitaceae)
Chi Nho (Vitis)
Phân bố: Trên thế giới có khoảng 60 loài chủ yếu ở vùng ôn đới, mở rộng
đến vùng cận nhiệt đới với sự đa dạng các loài phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và
Bắc Mĩ (có 37 loài ở Trung Quốc) [18].
Ở nước ta chi này có 6 loài [5], [6]. Danh sách các loài thuộc chi Vitis ở Việt
Nam được trình bày tại bảng 1.1.
Bảng 1.1: Danh sách các loài thuộc chi Vitis ở Việt Nam [5], [6], [53].
STT

Tên loài

1


Vitis vinifera L.

2
3

Vitis labrusca L.
Vitis balansana
Planch.

4

Vitis
flexnosa
Thunb.
Vitis
heyneana
Roem. & Schult
(Vitis pentagona
Diels et Gilg)

5

Tên thông
thường
Nho

Phân bố

Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,

Bình Thuận, Lâm Đồng, TP. Hồ
Chí Minh
Nho chồn
Việt Nam
Nho đất, nho Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Dương,
dại nhỏ quả
Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Trị,
Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Khánh
Hòa
Nho dại, nho Sơn La, Tây Ninh
cong queo
Nho rừng, nho Lạng Sơn, Ninh Bình vào Ninh
lông, nho năm Thuận
góc

2


Vitis
retordii Nho lông hoe
Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình
Rom. Caill. ex
Planch.
1.1.2. Đặc điểm hình thái thực vật của chi Vitis
Dây leo, thân gỗ, thường đơn tính khác gốc, hiếm khi lưỡng tính. Có tua
6

quấn, thường chia làm đôi. Lá đơn, chia thùy, đôi khi lá xẻ chân vịt, lá kèm tiêu
giảm. Cụm hoa mọc chùm tụ tán, hoa 5 cánh có đài hình đĩa, lá đài nguyên bản.
Cánh hoa liền ở phía đỉnh và tỏa ra như cái phễu. Nhị hoa mọc đối diện với cánh

hoa, không phát triển và rụng sớm đối với hoa cái. Hoa một nhụy, mảnh, đầu nhụy
mở rộng. Quả mọng hình cầu, có từ 2-4 hạt. Hạt hình trứng hay elip hoặc hình quả
lê, nội nhũ hình chữ M theo mặt cắt ngang [18].
1.1.3. Thành phần hóa học chính của chi Vitis
Hiện nay cũng có khá nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài
thuộc chi Vitis. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu trên các loài: V. vinifera, V.
amurensis, V. balansana, V. quinquangularis cho thấy chúng có chứa các hợp chất
thuộc nhóm polyphenol (flavonoid, stilbenoid, tannin), polysaccharid, acid amin và
steroid.
1.1.3.1.

Nhóm chất stilbenoid và oligostibenoid
 Nhóm chất stilbenoid

Từ dịch chiết ethanol của lá và thân V. amurensis đã phân lập và xác định
được 3 stilbenoid (Piceatannol, Resveratrol, Piceid) [11]. Resveratrol cũng được tìm
thấy ở V. thunbergii [26].
Ngoài ra, nghiên cứu chiết với ethyl acetat từ 900 g bột V. vinifera đã phân
lập được 9 hợp chất stilbenoid gồm: (E)-astringin (12 mg); (E)-resvertrolosid (8
mg); (E)-piceid (67 mg); (E)-piceatannol; (E)-resveratrol; (Z)-astringin (7 mg); (Z)resvertrolosid (7 mg); (Z)-piceid (52 mg); (Z)-resveratrol [35].

3


R1

R2

R3


GlcO

OH

OH

OH

H

GlcO

GlcO

H

OH

(Z)-piceid

(E)-piceatannol

OH

OH

OH

(Z)-resveratrol


(E)-resveratrol

OH

H

OH

(E)-astringin
(E)-resvertrolosid
(E)-piceid

(Z)-astringin
(Z)-resvertrolosid

R1

R2

R3

GlcO

OH

OH

OH

GlcO


H

GlcO

OH

H

OH

OH

H

Hình 1.1: CTCT một số hợp chất stilbenoid thuộc chi Vitis
 Nhóm chất oligostibenoid
Năm 2011, từ dịch chiết ethanol phần trên mặt đất V. thunbergii phân lập
được 5 oligostibenoid gồm: (+)-ε-viniferin, ampelopsin C, ampelopsin A, (-)-vitisin
B, (+)-vitisin A [26]. Các nhà nghiên cứu Thụy Điển xác định được 5 oligostibenoid
trong dịch chiết methanol V. vinifera (ampelopsin A, hopeaphenol, ampelopsin H,
ε-viniferin, E-vitisin B) [42].
Từ dịch chiết ethanol của lá và thân V. amurensis đã phân lập và xác định
được 7 oligostibenoid gồm: r-2-Viniferin (1), Amurensin G (2), trans-ε-Viniferin
(3), (+)-Ampelopsin A (4), (+)-Ampelopsin F (5), trans-Amuresin B (6), Gnetin H
(7) [11].

4



Hình 1.2: CTCT một số hợp chất oligostilbenoid thuộc chi Vitis
1.1.3.2.

Nhóm chất flavonoid và acid phenolic

Theo các nhà nghiên cứu đã phân lập và xác định được 16 hợp chất từ bã nho
bằng quang phổ NMR [48]. Đó là 7 chất thuộc acid phenolic (hợp chất 1→6);
hydroxy phenol (hợp chất 7).

1. R1=R2=H, acid gallic
2. R1=Glu, R2=H, acid 4glucosid gallic
3. R1=H, R2=Glu, acid 3glucosid gallic

4. R=OH, trans-acid caftaric
5. R=H, trans-acid coutaric
6. R=H, cis-acid coutaric

7.
R=Glu,
hydroxy-5-(2hydroxy-ethyl)
phenylglucosid

2-

Hình 1.3: CTCT một số hợp chất phenolic thuộc chi Vitis
Và 9 hợp chất thuộc nhóm flavonoid gồm flavan-3-ol (hợp chất 8→10);
flavonol (11→14), flavanonol (15, 16) [48].

5



8. catechin

9. epicatechin

11. R1=OH, R2=Glu, quercetin 3-glycosid
12. R1=OH, R2=Glucu, quercetin 3-glycuronid
13. R1=H, R2=Glu, kaempferol 3-glycosid
14. R1=H, R2=Gal, kaempferol 3-galactosid

10. procyanidin B1

15. R1=OH, R2=Rha, astilbin
16. R1=H, R2=Rha, engeletin

Hình 1.4: CTCT một số hợp chất flavonoid thuộc chi Vitis
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phân tích về cấu trúc của các
anthocyanin trên vỏ quả của 110 giống nho bằng phương pháp HPLC-MS. Kết quả
phát hiện 33 đỉnh thì 29 đỉnh xác định là anthocyanin và 4 thành phần chưa rõ do
thiếu thông tin. Tất cả gồm monoglucosid anthocyanin hoặc dẫn xuất diglucosid của
5 anthocyanin (delphinidin, cyanidin, petunidin, peonidin và malvidin); các dẫn
xuất bao gồm 6-O-acetyl, 6-O-coumaryl và thêm malvidin 3-O- (6-O-caffeoyl)glucosid [51]. Hàm lượng anthocyanin trong nho lai giữa V. labrusca với V. vinifera
dao động từ 0,1-97,5 mg/100g (trong đó nho ở Black Olympia cao nhất 97,5
mg/100g). Các giống Super Hamburg, Beihong, Beimei cũng có hàm lượng
anthocyanin cao (79,7; 33,1 và 114,4 mg/100g) [51].
1.1.3.3.

Nhóm chất Tannin

Nghiên cứu thành phần hóa học từ thân nho V. vinifera cho hàm lượng tannin

là 15,9% bao gồm chủ yếu là procyanidin và prodelphinidin. Hàm lượng procynidin
nhiều hơn prodelphinidin [40].

6


Một nghiên cứu khác khảo sát thành phần tanin của 5 giống nho V. vinifera
(Touriga Nacional, Trincadeira, Castelão, Syrah và Cabernet Sauvignon) và rượu
vang đỏ từ năm 2004 và 2005. Kết quả cho thấy proanthocyanidin trong hạt (7785%) và trong da (91-99%), phân tử proanthocyanidin dao động 2,8-12,8 cho hạt và
3,8-81,0 cho da. Đối với trong rượu vang thì hàm lượng proanthocyanidin 77-91%
(năm 2004), 82-95% (năm 2005) và phân tử proanthocyanidin là 2,1-9,6 [13].
1.1.3.4.

Sterol

Các nhà nghiên cứu đã chọn các giống nho đỏ ở nhiều vùng, và sau đó tách
lấy hạt nho điều chế ra dầu hạt nho. Nghiên cứu đã xác định được hàm lượng cũng
như là các loại acid béo và sterol trong hạt nho [23]. Các acid béo và hàm lượng
được trình bày tại bảng 1.2.
Bảng 1.2: Các acid béo và hàm lượng của chúng trong dầu hạt nho
Acid béo
Hàm lượng (%)
Acid béo
Hàm lượng (%)
Myristic
≤ 0,1%
Linoleic
58-77%
Palmitic
5-10%

Linolenic
≤ 1%
Stearic
3-5%
Arachidic
≤ 0,1%
Oleic
12-26%
Các sterol gồm 15 chất: cholesterol; brassicasterol; 24-Methylen cholesterol;
campesterol; campestanol; stigmasterol; ∆7-campesterol; ∆5,23-stigmastadienol;
clerosterol; β-sitosterol; sitostanol; ∆5-avenasterol; ∆5,24-stigmastadienol; ∆7stigmasterol; ∆7-avenasterol. Trong đó hàm lượng của cholesterol thấp nhất (chỉ
khoảng 0,5%), sterol chính là β-sitosterol (hàm lượng lớn khoảng >60%) và tổng
sterol có trong hạt nho từ 2700-3000mg/kg [23].
1.1.3.5.

Polysaccharid và protein

Các nhà nghiên cứu đã xác định được các polysaccharid trong thân cây nho
V. vinifera chủ yếu là cellulose, heteroxylan và glucan, trong đó cellulose chiếm
30,3%, heteroxylan chiếm 12% và glucan chiếm khoảng 15%. Các loại đường có
trong cây nho gồm: các monosaccharid ( Rhamnose, Arabinose, Xylose, Mannose,
Galactose, Glucose) [41].

7


Cùng với nghiên cứu đó, họ đã xác định được hàm lượng protein trong bã
nho vào khoảng 6,1% [41], ở một nghiên cứu khác hàm lượng protein trong hạt nho
là từ 10-13% [44].
Danh sách một số hợp chất đã được phân lập từ các loài thuộc chi Vitis được

trình bày tại bảng 1.3.
Bảng 1.3: Một số hợp chất đã được phân lập từ các loài thuộc chi Vitis.
Nhóm chất

Tên chất

Loài phân lập
[TLTK]
Stilbenoid
Piceatannol; Resveratrol; Piceid.
V. amurensis [11]
(E)-astringin; (E)-resvertrolosid; (E)-piceid; V. vinifera [35]
(E)-piceatannol;
(E)-resveratrol;
(Z)astringin; (Z)-resvertrolosid; (Z)-piceid; (Z)resveratrol.
Resveratrol.
V. thunbergii [26]
Oligostilbenoid r-2-Viniferin; trans-Amuresin B; trans-ε- V. amurensis [11]
Viniferin; Gnetin H; Amurensin G; (+)Ampelopsin F; (+)-Ampelopsin A.
(+)-ε-viniferin; ampelopsin C; ampelopsin V. thunbergii [26]
A; (-)-vitisin B; (+)-vitisin A.
ampelopsin A; hopeaphenol; ampelopsin H; V. vinifera [42]
ε-viniferin; E-vitisin B.
Flavonoid
Catechin; epicatechin; procyanidin B1; V. vinifera [48]
quercetin
3-glycosid;
quercetin
3glycuronid;
kaempferol

3-glycosid;
kaempferol 3-galactosid, astilbin, engeletin.
Anthocyanin
Delphinidin;
cyaniding;
petunidin; V.
vinifera,
V.
peonidin; malvidin; các dẫn xuất bao gồm labrusca [51]
6-O-acetyl, 6-O-coumaryl và thêm malvidin
3-O- (6-O-caffeoyl)-glucosid
Acid phenolic Acid gallic; acid 4-glucosid gallic; acid 3- V. vinifera [48]
glucosid gallic; trans-acid caftaric; transacid coutaric; cis-acid coutaric; 2-hydroxy5-(2-hydroxy-ethyl)phenylglucosid.
Tannin
Procyanidin; prodelphinidin.
V. vinifera [13],
[40]
Sterol
cholesterol; brassicasterol; 24-Methylen V. vinifera [23]
cholesterol; campesterol; campestanol;
stigmasterol;
∆7-campesterol;
∆5,23stigmastadienol; clerosterol; β-sitosterol;
sitostanol;
∆5-avenasterol;
∆5,24-

8



stigmastadienol; ∆7-stigmasterol;
∆7-avenasterol.
Acid béo
Myristic; palmitic; stearic; oleic; linoleic; V. vinifera [23]
linolenic; arachidic.
Polysaccharid Cellulose; heteroxylan; glucan; Rhamnose; V. vinifera [41]
Arabinose; Xylose; Mannose; Galactose;
Glucose.
1.1.4. Tác dụng sinh học của một số loài chi Vitis
Hiện nay các nghiên cứu dược lí chủ yếu trên V. vinifera, một số ít nghiên
cứu tiến hành trên các loài V. amurensis, V. thunbergii.
1.1.4.1.

Tác dụng chống oxy hóa

Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã tiến hành chiết từ hạt nho (V. vinifera) bằng 6
loại dung môi: aceton, methanol, EtOAc, EtOAc:H2O (9:1), EtOAc:H2O (17:3),
EtOAc:H2O (4:1). Tổng flavonoid từ các dung môi chiết khá cao, trong đó có
EtOAc:H2O (17:3) thu được nhiều flavonoid nhất (54±4,86 % / 100g dịch chiết).
Sau đó tiến hành thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa của các chất chiết xuất qua hệ
thống mô hình β-caroten-linoleat và phương pháp acid peroxy linoleic ở các liều
khác nhau (từ 10ppm- 200ppm) của các dịch chiết 6 loại dung môi. Kết quả cho
thấy dịch chiết từ hạt nho có tác dụng chống oxi hóa, phụ thuộc liều, tại nồng độ
100pm thì dịch chiết khác nhau đều có hoạt tính chống oxi hóa từ 65-90%; hỗn hợp
dịch chiết EtOAc:H2O có hoạt tính chống oxi hóa hơn các dịch chiết khác (ở tỷ lệ
17:3 cao nhất từ 15,7±1,85% - 89,3±2,36% / 10ppm – 100ppm) [15].
Một nghiên cứu khác ở Brazil tiến hành trên bột của hạt và vỏ quả nho đỏ (V.
vinifera và V. labrusca) của các giống nho khác nhau cũng về hoạt tính chống oxi
hóa của nhóm chất phenol. Lượng các hợp chất phenolic tập trung khá lớn trong hạt
(2128-16518mg tương đương CE (catechin) /100g) so với trong vỏ (660-1839mg

tương đương CE /100g). Hoạt tính chống oxi hóa về khả năng dọn gốc tự do DPPH
và khử sắt III- chất chống oxy hóa FRAP đã cho thấy những hạt nho của giống
Pinot Noir (16925µmol TE /100g và 21492µmol Fe2+/100g) và các chất chiết xuất
vỏ của giống Isabel (3640µmol TE/100g và 4362µmol Fe2+/100g) là cao nhất. Vỏ
của giống nho Cabernet Sauvignon và Primitivo có hàm lượng anthocyanin cao nhất

9


(935 và 832mg/ 100g). Nghiên cứu này cho thấy các chiết xuất từ hạt nho có tổng
phenolic cao hơn trong vỏ, giàu flavanol (oligomeric và hợp chất cao phân tử ) với
hoạt tính chống oxi hóa và xác nhận vỏ nho là một tiềm năng cho việc khai thác các
anthocyanin [20].
1.1.4.2.

Tác dụng kháng khuẩn

Năm 1999, Shoko đã báo cáo hoạt động kháng khuẩn của cao chiết methanol
từ hạt nho V. vinifera. Hợp chất ức chế hoạt động của E. coli và Salmonella
enteritidis được xác định là acid gallic. Các chất chiết xuất với methanol: nước: acid
acetic (90: 9,5: 0,5) ở nồng độ 900ppm thì kháng B. cereus, B. subtilis và B.
coagulans và 1000ppm cho S. aureus, E. coli là 1250 ppm và P. aeruginosa là
1500ppm. Mặt khác chiết với dung môi aceton: nước: acid acetic (90: 9,5: 0,5) thì
với nồng độ 850ppm có tác dụng với B. cereus, B. subtilis và B. coagulans còn các
vi khuẩn khác thì nồng độ có tác dụng giống chiết với methanol: nước: acid acetic
(90: 9,5: 0,5) [16].
Kết quả nghiên cứu của Nilgun Gokturk Baydar và cộng sự cho thấy cao
chiết với aceton: nước: acid acetic (90:9,5:0,5) ở nồng độ 20% thì ức chế tất cả các
vi khuẩn trừ B. amyloliquefaciens; còn ở nồng độ 4% không chống lại được
A.hydrophila, B. amyloliquefaciens, B. megaterium và B. subtilis [33].

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc năm 2009 xác định được 9 hợp chất phân lập
từ lá và thân V. amurensis có hoạt tính kháng khuẩn đối với 2 tác nhân gây bệnh
răng miệng Streptococcus mutans và Streptococcus sanguis. Trong các hợp chất có
ε-viniferin có hoạt tính mạnh nhất chống lại S. mutans và S. sanguis với các giá trị
MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) tương ứng 25 và 12,5 mg/ml [32].
1.1.4.3.

Tác dụng chống nấm

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ cho thấy các chất chiết từ
methanol và ethanol của V. vinifera có hoạt tính kháng nấm đáng kể đối với 3 loại
nấm Plasmopara viticola, Erysiphe Necator và Botrytis cinerea. Có 6 hợp chất
được phân lập (ampelopsin A, hopeaphenol, trans-resveratrol, ampelopsin H, ε-

10


viniferin, E-vitisin B) có tác dụng chống lại P. viticola, còn ε-viniferin kháng nấm
thấp đối với B. cinerea [42].
Một nghiên cứu khác năm 2014 cho thấy cao chiết methanol của là V.
vinifera có tác dụng kháng Aspergillus niger và Candida albicans [22].
1.1.4.4.

Tác dụng chống viêm

Kết quả nghiên cứu của Min-Ji Bak và cộng sự đã chứng minh procyanidin
từ hạt loài V. amurensis có tác dụng chống viêm mạnh thông qua ức chế iNOS và
COX-2, ức chế phosphoryl LPS gây ra của p38 mitogen-activated protein kinase
(MAPK) [30].
Một nhóm nghiên cứu khác năm 2005 tiến hành thí nghiệm cho những con

chuột ăn một khẩu phần ăn chứa 5% vỏ nho V. rotundifolia trong 14 ngày và sau đó
được tiêm carrageenan vào chân thì sau 3h phù nề chân được đo cho kết quả chuột
có chế độ ăn vỏ nho có phù nề ít khoảng 50% so với chuột không ăn, điều này
chứng tỏ vỏ nho thể hiện tính kháng viêm in vivo [34].
Nghiên cứu năm 2011 về resveratrol và oligostilbenoid từ V. thunbergii đã
được chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh. Tác dụng ức chế PGE2 từ các cao
chiết methanol của phần thân, cành, lá, rễ của V. thunbergii thì thấy phần thân có
tác dụng ức chế tốt hơn các bộ phận khác trong cả LPS và IL-1β (lần lượt là
71,29±7.08% và 22,50±6,20%) mà không gây độc. Tác dụng ức chế PGE2 của 6
oligostilbenoid phân lập từ thân cho kết quả resveratrol và ampelopsin C ức chế
mạnh nhất (giá trị IC50 là 73,32±1,74 và 15,52±2,69 µM). Mặt khác resvertrol ức
chế hoạt động COX-2 khá đáng kể với IC50 = 27,01±1,11µM [26].
1.1.4.5.

Tác dụng chống dị ứng

Nghiên cứu của Sang-Hyun Kim và cộng sự khảo sát ảnh hưởng của dịch
chiết methanol của quả V. amurensis (Meva) về cơ chế tác dụng dị ứng. Meva ức
chế hợp chất 48/80 gây ra phản ứng dị ứng toàn thân và histamin sinh từ tế bào
mast; làm giảm immunoglobulin E (IgE). Thí nghiệm chứng tỏ V. amurensis có thể
dùng làm thuốc điều trị bệnh dị ứng, nhất là dị ứng da [38].
1.1.4.6.

Tác dụng giảm đau, hạ sốt

11


Nghiên cứu của Bakhta Aouey và cộng sự năm 2016 cho thấy cao chiết
ethanol của lá V. vinifera có tác dụng giảm đau. Trong nghiên cứu này chuột được

chia làm 5 nhóm, nhóm 1 uống 10 ml/kg nước cất, nhóm 2-4 dùng dịch chiết lá V.
vinifera với hàm lượng 100, 200 và 400 mg/kg và nhóm 5 dùng indomethacin 10
mg/kg. Sau 30 phút thì tiêm vào phúc mạc chuột acid acetic 0,6% (10 ml/kg), kết
quả cho thấy các dịch chiết có hiệu lực giảm đau đáng kể ( hàm lượng 200, 400
mg/kg thì hiệu lực 60,5% và 65,5%) so với của indomethacin là 75,07% [8].
Cũng trong nghiên cứu của Bakhta Aouey và cộng sự cho thấy cao chiết
ethanol của lá V. vinifera có tác dụng hạ sốt trên mô hình chuột thí nghiệm sử dụng
nấm men. Tại 18h sau khi tiêm men thì thân nhiệt tất cả chuột tăng, tiến hành
nghiên cứu cho một nhóm điều trị với paracetamol 100 mg/kg từ 22h đến 23h so
với 19h và nhóm được điều trị với 100 mg/kg, 200 mg/kg, 400 mg/kg của các dịch
chiết. Kết quả cho thấy ở liều 200 mg/kg và 400 mg/kg thì có tác dụng hạ sốt chiết
xuất tại 23h ( t° còn 36,84°C và 36,76°C) [8].
1.1.4.7.

Tác dụng chống loét dạ dày

Nghiên cứu ở Nhật Bản năm 1998 về tác dụng chống loét dạ dày của dịch
chiết hạt nho cụ thể là procyanidin được tiến hành trên chuột cho kết quả với liều
200 mg/kg procyanidin thì ức chế mạnh mẽ sự tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra
bởi ethanol 60% có chứa 150 mM HCl [29].
Một nghiên cứu khác của tạp chí nghiên cứu và chẩn đoán lâm sàng Quốc tế
xác định hiệu lực chống loét dạ dày của vỏ và hạt V. vinifera. Tất cả chuột được
uống liều 200 mg/kg aspirin (1 lần/ngày trong 3 ngày) chia làm 6 nhóm. Nhóm 1
được dùng 1ml nước cất, nhóm 2 dùng 50 mg/kg ranitidin, nhóm 3 và 4 dùng 100
mg/kg dịch chiết hạt và vỏ nho, nhóm 5 và 6 dùng 200 mg/kg dịch chiết hạt và vỏ
nho. Kết quả thử nghiệm cho thấy dịch chiết hạt và vỏ nho có tác dụng giảm đáng
kể tỷ lệ loét, thể tích dạ dày, acid tự do so với nhóm đối chứng; trong đó nhóm dùng
200 mg/kg dịch chiết hạt nho có hiệu quả tốt nhất (thể tích dạ dày giảm
2,16±0,19ml; acid tự do còn 46,66±0,98 mEq/l/100g; ức chế loét 68,38%) [19].
1.1.4.8.


Tác dụng chống ung thư

12


Trong y học thảo dược phương Đông Trung Quốc thì V. amuresis từ lâu đã
được sử dụng để điều trị ung thư. Trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã phân
lập được heyneanol và resveratrol rồi đem tiêm hàng ngày dưới da 6 con chuột bị
ung thư phổi Lewis. Kết quả thì heyneanol làm giảm sự phát triển của khối u mạnh
hơn resvertrol mà không ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể, ngoài ra cả heyneanol
và resvertrol đều ức chế yếu tố tăng trưởng nguyên bào cơ bản (bFGF), ức chế sự
gắn kết bFGF với thụ thể của nó [12].
Một nghiên cứu khác về cao chiết cành nho V. vinifera cho thấy khả năng ức
chế sự tăng trưởng tế bào ung thư và HepG2 HeLa với IC50 là 50±12 và 32±16
mg/ml [7].
Một số tác dụng sinh học của các loài chi Vitis được tóm tắt tại bảng 1.4.
Bảng 1.4: Một số tác dụng sinh học của chi Vitis
STT
Tác dụng sinh học
1 Chống oxy hóa

1.2.

Loài nghiên cứu [TLTK]
V. vinifera [15].
V. labrusca; V. vinifera [20].
2 Kháng khuẩn
V. vinifera [16]; [33].
V. amurensis [32].

3 Chống nấm
V. vinifera [22], [42].
4 Chống viêm
V. amurensis [30].
V. rotundifolia [34].
V. thunbergii [26].
5 Chống dị ứng
V. amurensis [38].
6 Giảm đau, hạ sốt
V. vinifera [8].
7 Chống loét
V. vinifera [19], [29].
8 Chống ung thư
V. amuresis [12].
V. vinifera [7].
Cây Nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.)
Tên đồng nghĩa: V. kelungensis Momiy; V. lanata Roxb; V. pentagona Diel

& Gilg; V. quinquangularis Rehder [53].
Tên địa phương: nho lông, nho năm góc [5].
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ leo [5], đơn tính khác gốc. Cành cây hình trụ với đường cong chạy
dọc, có lông màu xám hoặc nâu, tua chia làm đôi [39]. Lá đơn; lá kèm màu nâu hình

13


trứng hay hình mác dài 3-5 mm, rộng 2-3 mm, đỉnh nhọn hiếm khi tù; cuống lá dài
2,5-6 cm với lớp lông tơ dày đặc; phiến lá thỉnh thoảng chia 3 thùy dài 4-12 cm,
rộng 3-8 cm, lớp lông tơ xám hoặc nâu thưa dần, lông gân lá xa trục đôi khi có lông,

gần trục với lớp lông tơ thưa thớt khi còn non sau đó thì không có lông, gân xa trục
thì nhẵn đôi khi có vài lông tơ, gân chính có từ 3-5, gân bên có 4-6 cặp, hình tim
đến gần hình tim, khe tù hiếm khi sắc nhọn, mép từ 9-19 răng cưa mỗi bên, sắc
nhọn [39]. Cụm lá đối dài 4-14 cm, phân nhánh phát triển; cuống dài 1-2 cm với
lông màu xám hoặc nâu. Cuống nhỏ 1-3 mm, nhẵn. Nụ hình trứng hoặc elip, 1,5-2
cm, đỉnh tròn [39]. Đài hoa 0,1mm. Chỉ nhị hình sợi, 1-1,2 mm, bao phấn màu vàng
hình elip; nhụy hoa bầu dục, ngắn. Quả mọng, màu tím đen khi chín, hình cầu
đường kính 1-1,3 cm [39]. Hạt 2-4 [5], hình trứng, đỉnh tròn, rốn ở giữa có lỗ hướng
lên [39].
Sinh thái: trong rừng, cây bụi, sườn đồi, thung lũng [39], ra hoa tháng 5-6, có
quả tháng 10-11 [5].
Phân bố: Lạng Sơn, Ninh Bình vào Bình Thuận; còn có ở Trung Quốc, Lào,
Campuchia [5].
1.2.2. Thành phần hóa học
Hiện nay có rất ít nghiên cứu về cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. &
Schult.), một số hợp chất đã được phân lập từ cây này thuộc nhóm stilbenoid, acid
phenolic, terpen [46], [49].
1.2.2.1.

Nhóm chất stilbenoid

Cho đến nay, người ta đã phân lập được 7 stilbenoid trong đó có 3
monostilbenoid (Vitisinols A; Piceid; Hopeaphenol) [49] và 4 oligostilbenoid gồm
một tetrastilbenoid (heyneanol A), một tristilbenoid (ampelopsin C) và hai
distilbenoid (amelopsin A; (+)-ε-viniferin) [46].

14


Hopeaphenol

Vitisinols A

Heyneanol A

(+)-ε-viniferin

Ampelopsin A

Piceid

Ampelopsin C

Hình 1.5: CTCT một số hợp chất stilbenoid thuộc
V. heyneana Roem. & Schult.
1.2.2.2.

Nhóm chất megastigman glycosid

Từ dịch chiết aceton 70% lá cây V. quinquangularis (tên đồng nghĩa của
Vitis heyneana) phân lập được 5 megastigman glycosid trong đó có một
megastigman glycosid mới (1) và 4 megastigman glycosid đã được xác định:
actinidioionsid (2); (6S, 9R)-roseosid (3), Icarisid B5 (4), Icarisid B1 (5) [17].

15


Hình 1.6: CTCT một số hợp chất nhóm megastigman glycosid thuộc V.
quinquangularis Rehder.
1.2.2.3.


Một số thành phần khác

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tách ra được 5 hợp chất từ rễ cây V.
heyneana, gồm một lignan glycosid (1); một triterpen (2), một benzyl diglycosid
(3); một acid phenolic (4) và một sterid (5). Đó là: Aviculin (1); Acid betulinic (2);
Benzyl O-β-D-apiofuranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosid (3); Methyl rosmarinat
(4); β-sitosterol (5) [49]. Từ dịch chiết lá cây V. quinquangularis đã phân lập và xác
định được 2 triterpenoid: cycloartan nortriterpenoid (6) và cyclo-23-en-3b, 25-diol
(7) [17].

16


Hình 1.7: CTCT một số hợp chất khác thuộc V. heyneana Roem.& Schult.
1.2.3. Tác dụng sinh học và công dụng của cây nho rừng
(V. heyneana Roem. & Schult.)
1.2.3.1.

Tác dụng sinh học

Kết quả nghiên cứu của MO Qian và cộng sự năm 2008 cho thấy procyanidin
từ hạt giống của V. quinquangularis (hàm lượng 0,04%) có tác dụng chống oxi hóa
và kéo dài tuổi thọ của dầu camellia [36].
Một nghiên cứu khác năm 2009 cho thấy dịch chiết V. quinquangularis ức
chế đáng kể huyết khối gây ra bởi FeCl3 trên động mạch cảnh của chuột và giảm
khối lượng huyết khối [52].
Ngoài ra thì dịch chiết nước lá V. quinquangularis làm giảm đáng kể lượng
cholesterol toàn phần, triglycerid và LDL ở gan nên có thể kết luận dịch chiết nước
có tác dụng làm giảm lipid máu [50].
1.2.3.2.


Công dụng

Theo y học cổ truyền bộ phận dùng: Rễ, vỏ rễ, toàn cây, lá [5].
Nho rừng vị hơi đắng, chua, tính bình. Rễ, vỏ rễ có tác dụng điều kinh hoạt
huyết, thư cân hoạt lạc, chỉ huyết. Toàn cây chỉ huyết, khư phong thấp, an thai, giải
nhiệt. Lá thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc [5].
Ở Campuchia, rễ được dùng để ăn với trầu và dùng trị viêm phế quản; cũng
dùng làm thuốc lợi tiểu và phối hợp với rễ dứa hãm hoặc sắc uống trị bệnh lậu [5].
17


×