Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

(2017) ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN CÁC MÔN THI THỬ LẦN 2 NĂM 2017 – Trung Tâm Phổ Thông Năng Khiếu (Dạy – Học Thêm) VAN KH NG CHUY N

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.07 KB, 1 trang )

TRUNG TÂM DẠY – HỌC THÊM

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 LẦN 2 – 2017

PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU

MÔN THI: NGỮ VĂN (Không chuyên)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

∗∗∗∗
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Như vậy, từ năm 1975 và nhất là từ năm 1986, văn học Việt Nam từng bước chuyển
sang giai đoạn mới. Có thể xem từ năm 1975 đến năm 1985 là chặng đường văn học chuyển
tiếp, trăn trở, tìm kiếm con đường đổi mới. Còn từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học
đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện. Nhìn chung, văn học Việt Nam từ năm 1975
đến hết thế kỉ XX đã vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân
văn sâu sắc. Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ về thủ
pháp nghệ thuật. Văn học giai đoạn này đã đề cao tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách
nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thưc đời sống, đã khám phá con người trong
những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện đời sống,
kể cả đời sống tâm linh. Cái mới giai đoạn này là tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn
đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường.
Câu 1. Đoạn văn trên tập trung bàn về vấn đề gì ? (0,5 điểm)
Câu 2. Theo những gì trình bày ở đoạn văn, hãy xác định xem năm được xem là mốc
thời gian quan trọng nhất của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Tại sao con
người ta chọn mốc thời gian đó? (1,0 điểm)
Câu 3. Sự “đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc khá toàn diện” của văn học từ năm 1986 trở đi
đã được tác giả đoạn văn chứng minh như thế nào? (1,0 điểm)
Câu 4. Hãy kể tên các truyện ngắn, thơ, đã được học hoặc đọc thêm trong chương
trình Ngữ Văn Trung học cơ sở thuộc phạm vi bao quát trên. (0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1. (3,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng (400 từ) trình bày suy nghĩ của em về tư
tưởng của Eptusenko thể hiện trong đoạn thơ sau:
Chẳng ai tẻ nhạt mãi trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
Mỗi số phận rất riêng và rất nhỏ.
Chắc hành tinh này đã sánh nổi ai đâu.
Câu 2. (4,0 điểm). Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ Việt Nam xưa qua
hai nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ) và Thúy Kiều
(Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Hết
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm)



×