HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ LẦN II - NĂM 2017
MÔN NGỮ VĂN KHÔNG CHUYÊN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu
01
Đáp án
Câu 1: đoạn văn tập trung bàn về đặc điểm phát triển văn học
Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
Câu 2: Năm 1986 được xem là mốc thời gian quan trọng, đây là
năm diễn ra đại hội ĐCSVN lần thứ VI- một đại hội tạo ra bước
ngoặc lớn cho sự phát triển của đất nước, tạo những điều kiện
thuận lợi cho văn học khởi sắc.
Điểm
0,5
1,0
Câu 3: Tác giả đoạn văn chứng minh cho sự đổi mới văn bọc từ
năm 1986 trởi đi bằng các luận cứ: đề tài, chủ đề, thủ pháp nghệ
thuật phong phú và mới mẻ.
-
Cách tiếp cận con người có bề sâu, cho phép nhà văn hiểu
từng số phận cá nhân, nhìn thấy con người ở phương diên
đời sống.
Câu 4: Các truyện ngắn, thơ đã học: Bến quê, Bức tranh, Ánh
trăng, …
02
1,0
0,5
I. Yêu cầu kĩ năng :
Biết làm bài nghị luận xã hội từ một bài thơ, rút ra ý nghĩa cuộc
sống. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận điểm rõ ràng, lí lẽ
và dẫn chứng hợp lí, lời văn trong sáng, , không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp…
II. Yêu cầu kiến thức :
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo
các ý chính sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề
- Xác định ý nghĩa bài thơ.
2. Thân bài:
a) Giải thích ý nghĩa đoạn thơ:
Trên đời này không có ai tẻ nhạt, vô vị. Mỗi người sinh ra đều
mang cho mình những điều kì diệu. dù riêng tư, dù nhỏ bé đến
đâu mỗi cá thể cũng góp phần làm nên lịch sử của nhân loại.
Giải thích: Chẳng ai tẻ nhạt mãi trên đời: Tẻ nhạt là vô vị, nhạt
nhòa, không có bản sắc.
0,5
Phân tích:
- Con người là điều kì diệu, ngoài phần thể xác con người còn
có trí tuệ, tâm hồn.
- Nhờ có trí tuệ, con người sáng tạo, nâng cao mọi mạt cuộc sống.
2,0
- con người còn có tình cảm, đời sống tâm hồn , biết yêu thương
mọi người, biế rung động trước niềm vui, nỗi buồn con ngườ
Chứng minh: những người nổi tiếng thế giới, bậc vĩ nhân hay
những người lao động bình thường họ cũng không “tẻ nhạt”, hay
“ người thừa” -> mỗi cá nhân là một giá trị trong cuộc sống.
Bàn luận: Tư tưởng đầy tính nhân văn cao đẹp, khẳng địnhgiá trị
của con người trong cuộc sống.
3.Kết bài: Bài học nhận thức của chúng ta qua bài thơ trên.
0,5
Biểu điểm
- Điểm 3: Kỹ năng viết đoạn tốt. Hiểu và đáp ứng tốt các yêu cầu
trên. Làm nổi bật vấn đề, phân tích có dẫn chứng đủ, phong phú.
Văn có cảm xúc, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi chính tả và ngữ
pháp.
- Điểm 2 -1,5: Hiểu, đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên, có dẫn chứng
nhưng còn thiếu, đôi chỗ chưa phân tích, văn mắc một vài lỗi về
diễn đạt, dùng từ.
- Điểm 1: Có hiểu, nêu được ½ số ý, đôi chỗ sơ sài, dẫn chứng ít.
Văn gọn, còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ.
- Điểm 0 - 0,5: Sơ sài, lạc đề
03
A.Yêu cầu kĩ năng:
Biết làm bài văn nghị luận có kết cấu ba phần chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát ,không mắc lỗi chính tả và diễn đạt….
B.Yêu cầu kiến thức:
HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng vẫn đảm bảo các ý:
I.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
- “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là hai tác phẩm khá thành công
khi viết về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
II.Thân bài:
2. Thân bài
* Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam
0,5
Xương” của Nguyễn Dữ: Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ
phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
2,0
- Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình
đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm
vợ) - sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong
mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu” và
cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu,
thô bạo và gia trưởng.
1,0
- Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ
độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh
minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh
oan cho mình.
- Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho
lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội
lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh
cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình
hoàn toàn vô can.
* Nhân vật Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:
- Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình
Kiều.
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền”
- Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán
mình cho Mã giám sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở
thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã
giá…
- Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã giám sinh và Tú bà đã đẩy
Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay
đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y
hai lần” .
* Điểm giống nhau giữa hai nhân vật:
- Họ đều là những người phụ nữ đẹp về mọi mặt nhưng đều bất
hạnh.
- Nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi,
bất công với người phụ nữ.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm
đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy
đau khổ, oan nghiệt của mình.
* Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam
Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và
cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người.
Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn, nhà thơ đã đứng trên lập
trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo
gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
3. Kết bài
- Người đọc hiểu và cảm thông sâu sắc với những người phụ nữ
bất hạnh.
- Đấu tranh cho hạnh phúc của người phụ nữ.
Biểu điểm
- Điểm 5: Kỹ năng làm bài tốt. Hiểu và đáp ứng tốt các yêu cầu
trên, văn thể hiện rõ cảm nhận sâu sắc về hình tượng nhân vật. Bố
cục rõ ràng, làm nổi bật các đặc điểm của hình tượng, phân tích
có dẫn chứng đủ, phong phú. Văn có cảm xúc, diễn đạt sáng rõ,
không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp.
- Điểm 3 - 4: Kỹ năng làm bài khá. Hiểu, đáp ứng tốt các yêu cầu
trên, dẫn chứng đủ, đôi chỗ chưa phân tích. Văn trong sáng, mắc
vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2,5: Hiểu, đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên, có dẫn chứng
nhưng còn thiếu, đôi chỗ chưa phân tích, văn mắc một vài lỗi về
diễn đạt, dùng từ.
- Điểm 1,5 - 2,0: Có hiểu, nêu được ½ số ý, đôi chỗ sơ sài, dẫn
chứng ít. Văn gọn, còn mắc một vài lỗi về diễn đạt.
0,5