Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

(2017) ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN CÁC MÔN THI THỬ LẦN 2 NĂM 2017 – Trung Tâm Phổ Thông Năng Khiếu (Dạy – Học Thêm) HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.42 KB, 7 trang )

ĐÁP ÁN ĐỀ NGHỊ CHO ĐỀ THI THỬ HÓA LẦN 2 - 2017
THỜI GIAN 120 PHÚT
(Đề thi gồm 5 câu)
Câu 1: 2,0đ
a. Thuốc viên sủi hoặc viên bổ sung vitamin dưới dạng viên sủi rất thích hợp cho người bệnh khó nuốt, đặc
biệt trẻ em và người cao tuổi. Ngoài thành phần chính là dược chất hoặc vitamin, viên sủi bọt còn có thêm các
chất như: natri hidrocacbonat, axit citric khan, tinh dầu định mùi, đường và chất bảo quản….Giải thích vì sao
khi cho viên nén vào nước thì xảy ra hiện tượng sủi bọt khí. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra nếu
có.

Axit citric.
Đáp án đề nghị:
Viên sủi chứa NaHCO3 và một ít bột axit xitric khi gặp nước axit này bị hòa tan tạo dung dịch axit yếu, axit
này gặp NaHCO3 tạo ra CO2 sủi tăm bay lên. Gọi công thức tổng quát của axit là R(COOH)3.
3NaHCO3 + R(COOH)3 R(COONa)3 + 3CO2 + 3 H2O
Hoặc xNaHCO3 + R(COOH)3 R(COOH)3-x(COONa)x + xCO2 + xH2O
b. Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm
tăng năng suất cây trồng. Để đánh giá độ dinh dưỡng của phân bón hóa học, người ta dùng giá trị độ dưỡng.
Một loại phân bón supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihidrophotphat, còn lại gồm các chất không
chứa Photpho. Tính độ dinh dưỡng của phân lân phân này.
Đáp án đề nghị:
Giả sử có 100 gam SupePhotphat kép mCa(H2PO4)2 = 69,62 gam
Ca(H2PO4)2 P2O5
234
142
69,62
x
x = 69,92x142/234 = 42,25 Độ dinh dưỡng của loại phân này là 42,25%
c. Tỉ lệ khối lượng các nguyên tố dinh dưỡng cần bón cho đất là: mN : mP : mK = 10 : 8 : 6. Hãy tính tỉ lệ
khối lượng phân bón (NH4)2SO4: Ca(H2PO4)2: KCl cần dùng để đảm bảo tỉ lệ khối lượng các nguyên tố N, P,
K trên.


Đáp án đề nghị:
Gọi x, y và z lần lượt là khối lượng của (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2 và KCl có trong phân bón.
mN = 0,21875x (1)
mK = 39z/74,5 (3)
mP = 62y/234 (2)
ta có mN:mP:mK = 10:8:6
y= 0,66x
z =0,25 x
x:y:z= 1:0,66:0,25 = 100:66:25
Tỉ lệ khối lượng phân bón (NH4)2SO4: Ca(H2PO4)2: KCl là 100:66:25 = 4:2,64:1
Ghi chú: Do làm tròn số, nên tỷ lệ này có thể thay đổi nhưng không nhiều. Trong
trường hợp Thí sinh làm tròn số và giải hợp lý thì vẫn cho trọn điểm
Câu 2: 2,5đ
1


1. Viết các phương trình phản ứng minh họa cho các thí nghiệm sau. Cho biết sản phẩm và hiện tượng quan
sát được theo mô tả dưới đây là ĐÚNG hay SAI.
A. Cho Ba vào dung dịch NH4Cl có hỗn hợp khí sinh ra, dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư thấy có
kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện và còn 1 chất khí thoát ra.
B. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa màu xanh, lấy kết tủa nung trong không
khí thu được chất rắn màu đỏ.
C. Cho bột sắt vào dung dịch FeCl3 thì dung dịch từ màu trắng xanh chuyển sang màu nâu đỏ
D. Cho Na vào dung dịch MgCl2 ta thấy có khí không màu sinh ra, có kết tủa màu trắng tạo thành và nếu cho
dư dung dịch NaOH vào thì kết tủa tan dần.
E. Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ (xúc tác axit, nhiệt độ) thu được α-glucozơ.
Đáp án đề nghị:
A. Cho Ba vào dung dịch NH4Cl có hỗn hợp khí sinh ra, dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư thấy có kết
tủa màu nâu đỏ xuất hiện và còn 1 chất khí thoát ra.
Đúng: Ba + H2O Ba(OH)2 + H2

BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Ba(OH)2 + 2 NH4Cl
Khí sinh ra là H2 và NH3
Fe2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O
2Fe(OH)3 + 3(NH4)2SO4.
Khí thoát ra là H2.
B. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa màu xanh, lấy kết tủa nung trong không
khí thu được chất rắn màu đỏ.
Phương trình phản ứng: 2 NaOH + CuSO4
Cu(OH)2 + Na2SO4
Cu(OH)2
CuO + H2O
Hiện tượng SAI. Kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lơ, CuO màu đen
C. Cho bột sắt vào dung dịch FeCl3 thì dung dịch từ màu trắng xanh chuyển sang màu nâu đỏ
Phương trình phản ứng: Fe + 2FeCl3

3FeCl2

Hiện tượng SAI. FeCl3: màu nâu đỏ, FeCl2 màu xanh nhạt
D. Cho Na vào dung dịch MgCl2 ta thấy có khí không màu sinh ra, có kết tủa màu trắng tạo thành và nếu cho
dư dung dịch NaOH vào thì kết tủa tan dần.
Phương trình phản ứng: Na + H2O NaOH + ½ H2
2 NaOH + MgCl2
Mg(OH)2 + NaCl2
Hiện tượng SAI. Nếu cho thêm NaOH dư vào dung dịch thì kết tủa không tan.
E. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ (xúc tác axit, nhiệt độ) thu được glucozơ.
(C6H10O5)n + nH2O nC6H10O6
2. A là hidrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 4,0g A bằng lượng oxy dư thu được hỗn hợp hơi B. Cho B vào dung
dịch Ba(OH)2 dư thu được 49,25g kết tủa. Xác định các chất trong sơ đồ và hoàn thành các phản ứng hóa học.
Ghi rõ điều kiện nếu có (chỉ lấy sản phẩm chính).


2


(1)

A 
↑(6)
(5)
A3 ←


(2)
A1 

↓(4)
(7)
A4 


A2

(3)



(8)
A5 



Polietylen (PE)
Cao su Buna

Đáp án đề nghị:
Các chất đều là CxHy. nBaCO3 = 49,25/197 = 0,25 mol
mC = 0,25*12 = 3g
nH= 1 g
Công thức hợp chất là (CH4)n CH4.
A: CH4; A1: C2H2; A2: C2H4; A3: C4H10; A4: C4H4; A5: C4H6
Các phản ứng:
0

1500 C
→ C2H2 + 3H2
2CH4 
PdCO3
C2H2 + H2 
→ C2H4
t , p , xt
nC2H4 
→ PE
CuCl / NH 4Cl
C2H2 + C2H2 
→ CH2=CH-C CH
Ni ,t
CH2=CH-C CH + 3H2 →
C4H10
cracking
→ CH4 + C3H6
C4H10 

PdCO3
CH2=CH-C CH + H2 
→ CH2=CH-CH=CH2

3. Có nhiều phương pháp để điều chế rượu etylic. Trong dân gian, rượu trắng hay rượu đế được làm thủ công
thông qua lên men ngũ cốc. Cần lên men bao nhiêu kg gạo để điều chế được 10 lít rượu (ancol) etylic 36,80.
Giả sử trong gạo chứa khoảng 80% tinh bột, hiệu suất cả quá trình điều chế là 50% và khối lượng riêng của
rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml. Tính lượng khí CO2 thải ra môi trường trong quá trình lên men rượu ở trên.
Đáp án đề nghị:
(C6H10O5)n

nC6H10O6

2nC2H5OH + 2nCO2.

mgạo =
h: hiệu suất lên men, a là % tinh bột trong gạo, D: khối lượng riêng rượu nguyên chất, d:
độ rượu, V là thể tích dung dịch rượu.
Khối lượng gạo cần lấy:
mgạo =

= 12,96kg

Khối lượng khí CO2 thảy ra môi trường:
nCO2 = n rượu =
mCO2 =

= 2.816 g hay 2,82 kg

Thí sinh tính ra thể tích khí CO2 phát thải ra môi trường vẫn cho trọn điểm phần này.

Câu 3: 1,5đ Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau:
Phần 1: tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa.
3


Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa.
a. Xác định công thức của hai muối trong hỗn hợp X.
b. Cần bao nhiêu ml dung dịch KOH 2M để phản ứng hoàn toàn các muối trong phần 3.
c. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nung nóng hỗn hợp X trên 200oC.
Đáp án đề nghị:
a. Khối lượng mỗi phần là 44,7/3 = 14,9 g
Gọi a, ba lần lượt là số mol của RHCO3 và R2CO3 có trong 14,9 g hỗn hợp
Phần 1:
RHCO3 + Ba(OH)2
BaCO3 ↓+ ROH + H2O
a
a
R2CO3 + Ba(OH)2
BaCO3 ↓+ 2ROH
b
b
a + b = 35,46/197 = 0,18 mol
Phần 2:
BaCO3↓ + 2RCl
R2CO3 + BaCl2
b
b
b = 7,88/197 = 0,04 mol
a = 0,14 mol
14,9 = 0,14 (R + 61) + 0,04 (2R + 60)

R = 18 Vậy R là NH4.
Muối là NH4HCO3 và (NH4)2CO3.
b. Phần 3:
NH4HCO3 + 2KOH
K2CO3 + NH3 ↑ + 2 H2O
a
2a
a
K2CO3 + 2 NH3 ↑ + 2 H2O
(NH4)2CO3 + 2KOH
b
2b
nKOH = 2(a+ b) = 0,18*2 =0,36 mol
VKOH = 0,36/2 = 0,18 lít hay 180 ml
c. Phương trình phản ứng
NH3 + CO2 + H2O
NH4HCO3
(NH4)2CO3
2NH3 + CO2 + H2O
Câu 4: 2,0đ Dung dịch X là dung dịch HCl. Dung dịch Y là dung dịch NaOH. Cho 60 ml dung dịch X vào cốc
chứa 100 gam dung dịch Y được dung dịch Y’. pH của dung dịch Y’ bằng 7. Cô cạn dung dịch Y’ thu được
14,175 gam chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thì chỉ còn lại 8,775 gam chất rắn.
a) Tìm nồng độ mol/l của dung dịch X, nồng độ phần trăm của dung dịch Y và công thức của Z.
b) Để xác định hàm lượng Al và Fe trong hỗn hợp N, học sinh thực hiện thí nghiệm như sau:
Cho 16,4 gam hỗn hợp N vào cốc thủy tinh chứa 840 ml dung dịch X. Sau phản ứng thêm tiếp 1600 gam dung
dịch Y vào cốc. Khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được 13,1 gam chất rắn M.
b1.Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp N.
b2. Để xác định đúng hàm lượng Al và Fe trong hỗn hợp N thì quy trình thí nghiệm như trên hợp lý không?,
nếu không hãy đề xuất giải pháp để xác định đúng hàm lượng Al và Fe trong hỗn hợp N.

Đáp án đề nghị:
(a)

HCl + NaOH → NaCl + H2O
o

t
→ NaCl.nH2O
Dung dịch NaCl 

4


Z
to

→ NaCl + n H2O
NaCl.nH2O 
Do pH của dung dịch là 7 nên dung dịch thu được chỉ chứa một chất tan. Có:
nHCl = nNaOH = nNaCl = 8,775: 58,5 = 0,15 mol.
0,15
= 2,5M
0,06
0,15×40
C%(NaOH) =
×100% = 6%
100
C M (HCl) =

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

nH2O = 14,175 - 8,775 = 5,4 gam; nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol
n = 0,3: 0,15 = 2;
Vậy công thức của Z là NaCl.2H2O.
(b1) Số mol HCl có trong 840 ml dung dịch X: nHCl = 0,84.2,5 = 2,1 mol
Số mol NaOH có trong 1600 gam dung dịch Y: n NaOH = 1600 × 6 = 2,4 mol
100 × 40

Gọi a, b lần lượt là số mol của Al và Fe trong 16,4 gam hỗn hợp N:
27a + 56b = 16,4 (*)
Al + 3 HCl → AlCl3 + 3/2 H2
(1)
a
3a
a
Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2
(2)
b
2b
b
Giả sử hỗn hợp N chỉ có Al số mol HCl cần dùng để hòa tan hết lượng Al là:
nHCl =

16,4
× 3 = 1,82 < 2,1
27

Giả sử hỗn hợp N chỉ có Fe
nHCl =

số mol HCl cần dùng để hòa tan hết lượng Fe là:


16,4
× 2 = 0,59 < 2,1
56

Vậy số mol HCl phản ứng với hỗn hợp N là 0,59
HCl dư.

Dung dịch gồm có:
FeCl2 b
AlCl3 a
HCl dư: 2,1 -3a-2b
Khi thêm dung dịch Y vào dung dịch trên tao có:
HCl
+
NaOH → NaCl + H2O
(3)
2,1 - (3a + 2b)
2,1 - (3a + 2b)
FeCl2 + 2 NaOH → Fe(OH)2 + 2 NaCl
(4)
b
2b
b
AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3 + 3 NaCl
(5)
a
3a
a

Tổng số mol NaOH tham gia các phản ứng (3), (4) và (5) là: 2,1 – 3a -2b + 2b + 3a= 2,1 mol
số mol NaOH dư là: 2,4- 2,1 = 0,3 mol. Vậy nhôm hidroxit tan một phần hoặc tan hoàn toàn.
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2 H2O
Ban đầu
a
0,3
Trường hợp 1: a ≤ 0,3, Al(OH)3 bị hòa tan hoàn toàn, kết tủa chỉ có Fe(OH)2.
4 Fe(OH)2 + O2 → 2 Fe2O3 + 4 H2O
b
b/2
5


Chất rắn M là Fe2O3.
b/2 = nFe2O3 = 13,1: 160 = 0,081875;
b = 0,16375 mol
Từ phương trình (*)
a = 0,2678 mol (≤ 0,3)
Vậy %Al = 27. 0,2678 .100: 16,4 = 44,09%; %Fe = 55,91%.
Trường hợp 2: a > 0,3, Al(OH)3 bị hòa tan một phần, kết tủa có Fe(OH)2 và Al(OH)3 dư.
2 Al(OH)3 → Al2O3 + 3 H2O
a - 0,3
(a - 0,3)/2
4 Fe(OH)2 + O2 → 2 Fe2O3 + 4 H2O
b
b/2
Chất rắn M có Al2O3 và Fe2O3.
51 (a - 0,3) + 80 b = 13,1 (**)
Từ (*) và (**) suy ra: a = 0,4; b = 0,1
Vậy

%Al = 27. 0,4 .100: 16,4 = 65,85%; %Fe = 34,15%.
(b2) Để xác định đúng hàm lượng Al và Fe trong hỗn hợp N thì quy trình thí nghiệm như trên CHƯA hợp lý.
Vì % khối lượng Al hoặc Fe trong hỗn hợp N luôn là một giá trị xác định.
Trong câu b1, cả 2 giá trị % khối lượng của Al hoặc Fe đều thỏa. Để xác định đúng hàm lượng Al và Fe trong
hỗn hợp N, học sinh cần phân tích thêm thành phần rắn M; có chứa nhôm oxit hay không. Ví dụ hòa tan M
bằng dung dịch NaOH, nếu M không tan một phần trong dung dịch NaOH thì M chỉ chứa Fe2O3 hoặc ngược
lại.
Lưu ý: thí sinh có thể đề xuất thêm thí nghiệm hoặc trật tự thêm NaOH hoặc HCl vào hỗn hợp N và diễn giải
một cách hợp lý vẫn cho trọn điểm phần này.
Câu 5: 2,0đ Nung nóng 29,12 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm C2H2, H2 và N2 trong bình kín có bột Ni xúc tác thu
được hỗn hợp khí Z. Dẫn Z qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 24 gam kết tủa M và hỗn hợp khí T. Hỗn hợp T làm mất màu tối đa 40 gam brom trong dung dịch và
còn lại hỗn hợp khí W. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp W thu được 11,7 gam nước.
a. Tính phần trăm thể tích của hỗn hợp C2H2 và N2 trong hỗn hợp Y.
b. Phần trăm thể tích của khí axetylen chiếm tối đa trong hỗn hợp Y là bao nhiêu?
b. Từ kết tủa M và dung dịch NaCl, viết các phương trình phản ứng điều chế polivinylclorua (P.V.C)
Đáp án đề nghị:
Tóm tắt đề bài

a. Các phản ứng xảy ra
C2H2 + H2 C2H4 (1)
C2H2 + 2H2 C2H6 (2)
C2H4 + Br2 C2H4Br2 (3)
C2H2 + Ag2O (AgNO3/NH3)
Ag2C2 + H2O (4)
C2H6 + 7/2 O2
2 CO2 + 3 H2O
(5)
H2 + ½ O2
H2O (6)

6


Từ phương trình (4) ta có nC2H2 trong Y = nAg2C2 = 24/240 =0,1 mol
Từ phương trình (3) ta có nC2H4 trong Y = nBr2 = 40/160 = 0,25 mol
Gọi n, m lần lượt là số mol của C2H2 và H2 trong hỗn hợp Y. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng nguyên tố
H trong hỗn hợp Y
2n+ 2m = 2*0,1 + 4*0,25 + 2*0,65
n+ m = 1,25 mol
Thể tích khí N2 trong hỗn hợp Y là 29,12 – 1,25*22,4 =1,12 lít
%VN2 trong Y là 1,12*100/29,12 = 3,85%
% VC2H2 và H2 là 100 -3,85 = 96,15%
C2H2 + H2 C2H4 (1)
0,25 0,25 0,25
C2H2 + 2H2 C2H6 (2)
x
2x
x
n = x + 0,25 + 0,1
n = x + 0,35
Gọi y là số mol của khí H2 dư nH2 = m = 0,25 + 2x + y
n+ m = 0,35 + x + 0,25 + 2x + y = 0,6 + 3x + y = 1,25
3x + y = 0,65
Vì thể tích khí N2 là không đổi, thể tích khí C2H2 lớn nhất khi thể tích khí H2 chiếm ít nhất: y = 0
x = 0,65/3 = 0,217 mol
Vậy n = 0,567 mol, m = 0,683 mol
%V C2H2 = 0,567*10/1,3 = 43,62% % V (C2H2 + N2) = 43,62 + 3,85 = 47,47 %
Hỗn hợp khí W cháy sinh ra nước, giả sử hỗn hợp khí W không chứa C2H6, do đó khí C2H2 chiếm thể tích ít
nhất. Vậy hỗn hợp W gồm H2 và N2 x = 0, y = 0,65 mol
nC2H2 = n= 0,35 mol

nH2 = m= 0,9 mol
%VC2H2= 0,35*100/1,3 = 26,92 %
% V (C2H2 + N2) = 26,92 + 3,85 = 30,77 %
Vì có xúc tác Ni, sẽ có sản phẩm C2H6 trong hỗn hợp W, do đó
% V (C2H2 + N2) trong khoảng 30,77 % < V% ≤ 47,47 %
b. Phần trăm thể tích của khí axetylen chiếm tối đa trong hỗn hợp Y là 43,62%
c. Từ kết tủa M và dung dịch NaCl, viết các phương trình phản ứng điều chế polivinylclorua (P.V.C)
AgC≡CAg + 2 HCl
CH≡CH + 2AgCl
Điện phân dung dịch có màng ngăn
2NaCl + H2O
2NaOH + Cl2 + H2.
2HCl
H2 + Cl2
CH≡CH + HCl CH2=CHCl

7



×