Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

(2017) ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN CÁC MÔN THI THỬ LẦN 2 NĂM 2017 – Trung Tâm Phổ Thông Năng Khiếu (Dạy – Học Thêm) SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.26 KB, 4 trang )

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ MÔN SINH HỌC LẦN 2 – NĂM 2017
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (1.5 điểm): Trong các quá trình sau:
- Quang hợp
- Tuần hoàn
- Hô hấp ở tế bào
- Hấp thu nước
- Thoát hơi nước
- Tiêu hóa.
Quá trình nào xảy ra ở thực vật? Quá trình đó có ý nghĩa gì đối với cơ thể thực vật?
Trả lời:
Quá trình xảy ra ở thực vật: quang hợp, hô hấp ở tế bào, hấp thu nước, thoát hơi nước.
Ý nghĩa của các quá trình đó đối với cơ thể thực vật:
- Quang hợp: tạo ra tinh bột, nhả khí O2.
- Hô hấp ở tế bào: phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây.
- Hấp thu nước: cung cấp nước cho cây và khi cây hấp thu nước sẽ hấp thu khoáng
- Thoát hơi nước: tạo ra sức hút góp phần làm cho nước và muối khoáng hòa tan vận chuyển được từ
rễ lên lá, làm dịu mát để cây khỏi bị ánh nắng và nhiệt độ cao đốt nóng.
Câu 2 (1.5 điểm): Giao tử là gì? Ở người, có những loại giao tử nào? Trình bày sự giống nhau và
khác nhau ở các loại giao tử đó.
Trả lời:
Khái niệm: Giao tử là tế bào có bộ NST đơn bội (n), được hình thành trong quá trình giảm phân của
tế bào sinh dục chín (2n). Giao tử tham gia vào quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử.
Ở người, có 2 loại giao tử: giao tử đực (gọi là tinh trùng) và giao tử cái (gọi là tế bào trứng).
So sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 loại giao tử:
* Giống nhau:
- được hình thành qua quá trình giảm phân của tế bào sinh dục chín tại vùng chín của ống sinh dục.
- mang bộ NST đơn bội (n).
- đều tham gia vào quá trình thụ tinh để hình thành hợp tử.
* Khác nhau:
- GT đực được sinh ra từ tế bào sinh tinh, GT cái được sinh ra từ tế bào sinh trứng


- GT đực có kích thước nhỏ hơn GT cái.
- NST giới tính trong giao tử đực và cái có thể khác nhau.
- Số lượng giao tử đực nhiều hơn số lượng giao tử cái vì 1 tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh
trùng, 1 tế bào sinh trứng khi giảm phân chỉ cho 1 tế bào trứng.
- thời gian tồn tại của giao tử đực ngắn hơn so với thời gian tồn tại của giao tử cái.
Câu 3 (1.0 điểm): Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết ở cơ thể động vật. Cho ví dụ.
Trả lời:
* Tuyến ngoại tiết là những tuyến tiết các sản phẩm của nó qua một hệ thống ống dẫn từ cơ quan sản
xuất lên bề mặt.
-Gồm các tế bào tuyến và ống dẫn
-Sản phẩm tiết là các chất dịch, nhày, bã nhờn


Ví dụ: tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi
* Tuyến nội tiết là những tuyến tiết ra các chất lưu thông qua dòng máu, tiết thẳng vào máu do đó
không có hệ thống ống dẫn.
-Gồm các tế bào tuyến và mạch máu bao quanh, không có ống dẫn.
-Sản phẩm tiết là các hoocmôn
Ví dụ: tuyến tụy tiết insulin, tuyến yên tiết hoocmôn tăng trưởng.
Câu 4 (1.0 điểm): Có người phát biểu là: đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn nhưng
thống nhất trong cùng một cơ thể sống. Theo em phát biểu trên đúng hay sai? Giải thích.
Trả lời:
Phát biểu đó đúng, vì:
* Mâu thuẫn:
- đồng hóa tổng hợp chất hữu cơ, dị hóa phân hủy chất hữu cơ.
- đồng hóa tích lũy năng lượng, dị hóa giải phóng năng lượng.
* Thống nhất:
- đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa, dị hóa cung cấp năng lượng cho đồng hóa.
- đồng hóa và dị hóa cùng tồn tại trong một cơ thể sống, nếu thiếu một trong hai quá trình thì
sự sống không tồn tại.

Câu 5 (1.0 điểm): Em hãy cho biết các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. Vì sao phải sử dụng
tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
Trả lời:
* Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu:
- Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu hỏa): là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn
kiệt.
- Tài nguyên tái sinh (tài nguyên sinh vật, đất, nước, …) là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có
điều kiện phát triển phục hồi.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều, …).
* Phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì: tài nguyên thiên nhiên không phải vô tận,
chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của
xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên của các thế hệ mai sau.
Câu 6 (1.0 điểm): Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra 2 đứa con: 1 trai và 1 gái đều mắc bệnh
máu khó đông. Họ thắc mắc không biết tại sao con họ lại mắc bệnh như vậy?
Bằng kiến thức của mình, em hãy giải thích nguyên nhân sinh ra 2 đứa con bị bệnh của cặp
vợ chồng trên.
Biết rằng bệnh máu khó đông là do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định và không xảy
ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong quá trình phát sinh giao tử của cặp vợ
chồng trên.
Trả lời:
Bệnh máu khó đông là do gen lặn trên NST giới X quy định.
Quy ước gen: gen A: không bệnh; gen a: bị bệnh.
Người nam không bị bệnh có kiểu gen là XAY, người vợ không bị bệnh có kiểu gen là XAXHọ sinh ra người con bị bệnh máu khó đông nên người vợ phải có kiểu gen là XAXa.


* Nếu trong quá trình tạo giao tử ở cả 2 vợ chồng không có đột biến xảy ra thì đứa con trai bị bệnh có
kiểu gen là XaY (nhận giao tử Xa từ mẹ), không có con gái bị bệnh.
* Nếu trong quá trình tạo giao tử xảy ra đột biến số lượng NST:
- Đột biến xảy ra trong quá trình tạo trứng: XaXa (rối loạn trong GPII)
- Đột biến xảy ra trong quá trình tạo tinh trùng: O (rối loạn trong GPI, GPII), YY (rối loạn trong

GPII).
* Khả năng sinh con trai bị bệnh:
- XaXaY (giao tử XaXa của mẹ kết hợp với giao tử Y của bố);
- XaYY(giao tử Xa của mẹ kết hợp với giao tử YY của bố).
* Khả năng sinh con gái bị bệnh:
- XaO (giao tử Xa của mẹ kết hợp với giao tử O của bố);
- XaXa (giao tử XaXa của mẹ kết hợp với giao tử O của bố)
Câu 7 (1.5 điểm): Gen A có chiều dài 150 chu kì xoắn và có tỉ lệ A/G=2/3. Gen A bị đột biến điểm
tạo thành gen a và có tỉ lệ A/G là 66,85%, nhưng chiều dài của gen không đổi.
a. Biện luận và xác định dạng đột đột biến xảy ra với gen A.
b. Xác định số lượng nucleotit từng loại của gen A và gen a.
c. Gen A và gen a thực hiện tái bản 2 lần, tính số liên kết hidro bị phá vỡ và số liên kết
photphodieste được hình thành trong quá trình nhân đôi của 2 gen trên.
d. Cơ thể có cặp gen Aa, khi giảm phân đã có một số tế bào có cặp Aa không phân li trong
lần giảm phân I, giảm phân II bình thường. Xác định số loại nucleotit có trong các giao tử được
tạo thành từ cơ thể này.
Trả lời:
a. Gen có N=3000 nu và A/G = 2/3
A= 600 nu, G= 900 nu
Gen bị đột biến nhưng chiều dài không đổi đột biến thay thế
Gen đột biến có tỉ lệ A/G = 66.85%>2/3 thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T
b. Số nucleotit từng loại của gen A và a
Gen A có: A = T = 600 nu; G = X = 900 nu.
Gen a có: A = T = 601 nu; G = X = 899 nu.
c. Gen A và a thực hiện tái bản 2 lần
- Số liên kết hidro bị phá vỡ qua 2 lần nhân đôi:
* Số liên kết hidro của gen A: 2A + 3G = 3900
* Số liên kết hidro của gen a: 2A + 3G = 3899
* Số liên kết hidro bị phá vỡ qua 2 lần nhân đôi: Hphá vỡ = (22-1) x (HA+Ha) = 23397
- Số liên kết photphodiester được hình thành qua 2 lần nhân đôi: (22-1) x [(NA-2) + (Na-2)] = 17988

d. Tế bào có cặp Aa không phân li ở GPI sẽ tạo giao tử Aa và O.
Các giao tử của cơ thể có cặp gen Aa là: Aa, A, a, O
Các loại nucleotit có trong các giao tử:
* giao tử Aa: A = T = AA + Aa = 1201; G = X = GA + Ga = 1799 nu
* giao tử A: A= T = 600; G = X = 900 nu
* Giao tử a: A = T = 601; G = X = 899 nu


Câu 8 (1.5 điểm): Ở thỏ có 2n=44. Khi quan sát một nhóm tế bào sinh dục đực của thỏ thực hiện
quá trình giảm phân, người ta thấy có các tế bào đang ở kì giữa của giảm phân I, kì giữa của giảm
phân II và kì sau của giảm phân II. Trong đó có tổng số nhiễm sắc thể đơn và kép bằng 7040 và số
NST kép nhiều hơn số NST đơn là 5280. Biết rằng, các tế bào đang ở kì giữa lần phân bào I và kì
giữa lần phân bào II tương ứng với tỉ lệ 5:4. Xác định:
a. Số tế bào ở mỗi kì nói trên.
b. Khi kết thúc quá trình phân bào thì tổng số tinh trùng được tạo ra từ nhóm tế bào trên
là bao nhiêu?
c. Hiệu suất của tinh trùng là 1%, hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Cần bao nhiêu tế
bào sinh trứng tối thiểu thực hiện giảm phân để cung cấp trứng cho quá trình thụ tinh trên.
Trả lời:
a. Gọi x, y lần lượt là số NST kép, số NST đơn có trong nhóm tế bào trên (x, y € N*).
Theo đề bài, ta có:
x + y = 7040
x – y = 5280
x = 6160; y = 880
Các tế bào đang quan sát có 3 giai đoạn:
- Kì giữa của GPI: NST ở trạng thái kép
Tổng số NST có trong tế bào: 6160 NST
- Kì giữa của GPII: NST ở trạng thái kép.
- Kì sau của GPII: NST ở trạng thái đơn
Tổng số NST có trong tế bào: 880 NST

Mà tỉ lệ giữa số tế bào đang ở kì giữa GPI và số tế bào đang ở kì giữa của GPII là 5:4
- số tế bào ở kì giữa GPI là: 100 tế bào
- số tế bào ở kì giữa của GPII là: 80 tế bào
- số tế bào ở kì sau GPII là: 20 tế bào
b. Khi kết thúc quá trình phân bào, số tinh trùng được tạo ra là: 100x4+80x2+20x2=600 tinh trùng.
c. Số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với trứng là: 600x1%= 6 tinh trùng.
Có 6 trứng được thụ tinh với 6 tinh trùng và tạo thành 6 hợp tử.
Số trứng được tạo ra là

6
= 12 trứng
50%

số tế bào sinh trứng tối thiêu thực hiện giảm phân để cung cấp trứng cho quá trình thụ tinh trên là:
12 tế bào.



×