Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

DIEU CHINH QUY HOẠCH CHUNG THANH PHO HA TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.96 MB, 231 trang )

1.Công ty Tư vấn AREP VILLE
Giám đốc dự án AREP Ville

GS.TS.KTS. Louis Moutard

Chủ nhiệm đồ án

Ths. KTS Daniel CLARIS

Giám đốc dự án quy hoạch tại Việt Nam

Ths. KTS Gael Desveaux

Chuyên gia ĐHQH cấp cao

Ths.KTS. François Bourgineau

Chuyên gia qui hoạch

Ths.KTS.Muller Sybille
Ths.KTS. Lương Ngọc Trung
Ths.KTS. Dương Chí Hiếu

KTS. Khổng Việt Bách
KTS. Đặng Tường Linh
KTS. Trần Hoàng Kiên
Chuyên gia phát triển bền vững
Chuyên gia giao thông

Ths.KTS DEGLISE Samuel
Christophe Chavallier



Chuyên gia đồ họa

KTS. Đoàn Anh Đức

Điều phối dự án - Biên phiên dịch

Ths.KT. Nguyễn Thị Ngọc Yến

Quản lý kỹ thuật

Ths. KTS Gael Desveaux


2.

Viện Quy hoạch – kiến trúc xây dựng Hà Tĩnh

Viện trưởng

KTS. Nguyễn Việt Hùng

Phó Viện trưởng

KS. Dương Đức Cường

Giám đốc dự án

KTS. Hoàng Văn Phong


Chuyên gia qui hoạch

KTS. Nguyễn Đình Thi

KTS. Lê Hồng Nam
KTS. Bùi Minh Anh
KTS. Lê Hồng Lĩnh
Chuyên gia đồ họa

KTS. Phan Văn Hoàng
KTS. Đặng Văn Thuần

Hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông

KS. Phan Viết Long
KS.Nguyễn Văn Hùng
KS. Dương Đình Nam
Ths. KS Phạm Đức Trường

- Chuẩn bị kỹ thuật

KS. Trần Hữu Diện

- Cấp nước

KS. Nguyễn Văn Quảng
KS. Trần Đình Thắng

- Cấp điện, TTLL


KS. Đinh Ngọc Lãng
KS. Nguyễn Danh Duy
KS. Phạm Tuấn

- Thoát nước & VSMT

KS. Ngô Đình Sâm
KS. Trần Mạnh Cường

Biên phiên dịch

CN. KT. Kiều Thị Bích Hồng

Công tác phụ trợ

CN. KT. Phan Thị Hồng Vân
CN. KT. Trần Lê Hồng Ngọc


MỤC LỤC
1.1.

Lý do và sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch............................................................... 5

1.2. Các cơ sở căn cứ lập quy hoạch ................................................................................. 6
1.2.1. Căn cứ pháp lý .......................................................................................................... 6
1.2.2. Căn cứ lập quy hoạch ................................................................................................ 7
1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ ................................................................................................ 8
1.3.1. Mục tiêu: .................................................................................................................... 8

1.3.2. Nhiệm vụ: ................................................................................................................... 9
1.4. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch ............................................................................. 9
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................. 9
1.4.2. Phạm vi, ranh giới lập đồ án ..................................................................................... 9
1.4.3. Quy mô diện tích khu vực nghiên cứu lập quy hoạch : ............................................ 10
Phần II. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG ....................... 11
2.1.

Khái quát lịch sử hình thành thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận .......................... 11

2.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 12
2.2.1. Vị trí địa lý của thành phố Hà Tĩnh : ....................................................................... 12
2.2.2. Đặc điểm địa hình : ................................................................................................. 13
2.2.3. Đặc điểm khí hậu : ................................................................................................... 13
2.2.4. Chế độ thủy văn và thủy triều : ................................................................................ 14
2.2.5. Địa chất công trình: ................................................................................................. 15
2.2.6. Địa chất thuỷ văn:.................................................................................................... 16
2.2.7. Tài nguyên khoáng sản: ........................................................................................... 16
2.2.8. Địa chấn: ................................................................................................................. 16
2.3. Hiện trạng dân số - lao động, sử dụng đất, kinh tế - xã hội và các công trình hạ
tầng xã hội: .......................................................................................................................... 16
2.3.1. Hiện trạng dân số, lao động: ................................................................................... 16
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất ............................................................................................ 21
2.3.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................... 23
2.3.4. Hiện trạng các công trình hạ tầng xã hội ................................................................ 28
2.3.5. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan ............................................................................... 31
2.4. Hiện trạng phát triển đô thị - nông thôn................................................................... 36
2.4.1 Hiện trạng phát triển đô thị ..................................................................................... 36
2.4.2 Hiện trạng phát triển nông thôn .............................................................................. 39
2.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ...................................................................................... 39

2.5.1. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật ................................................................................... 40
---------------------------------------------------------------------------------------------------------1
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


2.5.2. Hiện trạng hệ thống giao thông ............................................................................... 43
2.5.3. Hiện trạng cấp điện ................................................................................................. 48
2.5.4. Hiện trạng cấp nước ................................................................................................ 48
2.5.5. Hiện trạng thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang. ....................................... 50
2.5.6. Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc ..................................................................... 51
Phần III. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN THEO QUY HOẠCH CHUNG ĐƯỢC PHÊ
DUYỆT 2007 ...................................................................................................................... 53
3.1.
cứu

Danh mục các dự án chính đã và đang thực hiện trên địa bàn khu vực nghiên
53

3.2. Đánh giá về tình hình thực hiện theo quy hoạch được duyệt năm 2007 .................. 55
3.2.1. Những kết quả đã đạt được ...................................................................................... 55
3.2.2. Những hạn chế tồn tại cần được giải quyết ............................................................. 57
3.3. Một số nội dung cần điều chỉnh, bổ sung và đề xuất mới trong quy hoạch điều
chỉnh sắp tới. ........................................................................................................................ 58
3.3.1. Những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung ................................................................ 58
3.3.2. Những nội dung đề xuất mới ................................................................................... 58
Phần IV: TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN ........ 59
4.1. Bối cảnh phát triển ................................................................................................... 59
4.1.1. Bối cảnh quốc tế....................................................................................................... 59
4.1.2. Bối cảnh trong nước: ............................................................................................... 60
4.2. Động lực phát triển đô thị ........................................................................................ 60

4.2.1. Động lực phát triển ngoại vùng ............................................................................... 60
4.2.2. Động lực phát triển nội vùng ................................................................................... 64
4.3.

Tầm nhìn .................................................................................................................. 76

4.4.

Tính chất .................................................................................................................. 76

4.5. Dự báo phát triển đô thị và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ......................................... 77
4.5.1. Dự báo dân số, lao động .......................................................................................... 77
4.5.2. Dự báo đất đai xây dựng đô thị ............................................................................... 81
4.5.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu ....................................................................... 81
4.6. Các chiến lược chính phát triển đô thị ..................................................................... 82
4.6.1. Chiến lược phát triển đô thị hướng tới đô thị xanh, song hành bảo tồn bản sắc đô
thị cũ: 82
4.6.2. Chiến lược phát triển công nghệ cao, mũi nhọn phát triển kinh tế: ........................ 83
4.6.3. Chiến lược phát triển dịch vụ du lịch, thương mại và đào tạo vươn lên cấp vùng.. 83
4.6.4. Chiến lược liên kết phát triển và trung chuyển nội vùng với hỗ trợ của hạ tầng kỹ
thuật cấp vùng, quốc gia: .............................................................................................. 84
---------------------------------------------------------------------------------------------------------2
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


4.6.5. Chiến lược phát triển nông nghiệp đặc thù: ............................................................ 84
5.1. Mô hình và hướng phát triển đô thị ......................................................................... 85
5.1.1. Mô hình phát triển đô thị ......................................................................................... 85
5.1.2. Hướng phát triển đô thị ........................................................................................... 88
5.2. Định hướng quy hoạch các khu vực phát triển ........................................................ 89

5.2.1. Khu vực bảo tồn, chỉnh trang cải tạo. ..................................................................... 90
5.2.2. Khu vực cải tạo, xây mới ......................................................................................... 91
5.2.3. Khu vực hạn chế phát triển ven sông: ..................................................................... 91
5.2.4. Khu đô thị mới phía Tây .......................................................................................... 92
5.2.5. Khu nghiên cứu, đào tạo, sản xuất công nghệ cao: ................................................. 93
5.2.6. Khu du lịch dịch vụ .................................................................................................. 93
5.2.7. Khu vực kiểm soát đặc biệt ...................................................................................... 94
5.2.8. Khu vực bảo tồn cảnh quan ..................................................................................... 95
5.2.9. Khu dân cư nông thôn cùng phụ cận và vùng chưa phát triển đô thị ...................... 95
5.2.10. Đô thị cửa ngõ - thị trấn Thạch Hà : ....................................................................... 96
5.3.

Định hướng quy hoạch các khu chức năng trong đô thị ........................................ 100

5.3.1. Khu vực phát triển dân cư ..................................................................................... 100
5.3.2. Quy hoạch các khu vực phát triển công nghiệp, trung chuyển hàng hóa .............. 102
5.3.3. Quy hoạch hệ thống trung tâm và phân bố các công trình công cộng .................. 103
5.3.4. Quy hoạch hệ thống cây xanh, thể dục thể thao, mặt nước. .................................. 108
5.3.5. Khu vực dân cư nông thôn hiện hữu và phát triển nông nghiệp ............................ 113
5.3.6. Các khu vực du lịch sinh thái ................................................................................. 115
5.4.

Quy hoạch sử dụng đất .......................................................................................... 117

5.5.

Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ................................................................... 120

5.5.1. Định hướng giao thông .......................................................................................... 120
5.5.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật................................................................................ 129

5.5.3. Định hướng cấp điện.............................................................................................. 135
5.5.4. Định hướng cấp nước: ........................................................................................... 138
5.5.5. Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang....................... 142
5.5.6. Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin liên lạc .................................................. 146
5.6.7. Định hướng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm. ...................................... 149
5.6.8. Định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng .............................. 150
Phần VI. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ. ...................................................................................... 152
6.1.

Giới thiệu chung: ................................................................................................... 152

---------------------------------------------------------------------------------------------------------3
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


6.2.

Phân vùng khai thác phát triển và bảo tồn: ............................................................ 153

6.2.1. Phân vùng kiến trúc: .............................................................................................. 153
6.2.2. Phân vùng cảnh quan: ........................................................................................... 155
6.3.1. Nguyên tắc: ............................................................................................................ 157
6.3.2. Giải Pháp ............................................................................................................... 157
Phần VII. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU ĐẾN NĂM 2020. ....................... 181
7.1.

Mục tiêu ................................................................................................................. 181

7.2.


Điều chỉnh ranh giới nội ngoại thị ......................................................................... 181

7.3.

Mở rộng ranh giới thành phố giai đoạn 2030 tầm nhìn 2050 ................................ 182

7.4.

Quy hoạch sử dụng đất .......................................................................................... 182

7.4.1. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020................................................................... 182
7.4.2. Phân vùng chức năng và xác định địa điểm xây dựng các công trình trọng yếu .. 184
7.5.

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: ................................................................... 185

7.5.1. Quy hoạch giao thông ............................................................................................ 185
7.5.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật ................................................................................. 188
7.5.3. Quy hoạch cấp nước .............................................................................................. 190
7.5.4. Quy hoạch cấp điện ............................................................................................... 192
7.5.5. Thoát nước thải, Quản lý CTR và nghĩa trang ...................................................... 193
7.6.

Đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện ............................... 196

7.6.1. Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2020 .................................... 196
7.6.2. Các phương án đầu tư ........................................................................................... 196
7.6.3. Nguồn vốn đầu tư ................................................................................................... 196
7.6.4. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch ................................................................. 197
8.1.


Đánh giá hiện trạng môi trường: ............................................................................ 201

8.2.

Đánh giá tác động môi trường: .............................................................................. 207

8.3.

Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và quản lý tác động: ................................ 218

Phần X. PHỤ LỤC BẢN VẼ ........................................................................................... 221

---------------------------------------------------------------------------------------------------------4
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


Phần I. MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do và sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch

Thành phố Hà Tĩnh là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh, được thành lập theo
Nghị định số 89/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ. Thành phố là hạt nhân trung
tâm của tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 340 km, thành
phố Vinh 50 km về phía Bắc, cách thành phố Huế 314km về phía Nam, cách biển Đông
12,5km. Thành phố Hà Tĩnh có vị trí, chức năng quan trọng trong mối liên hệ phát triển
kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số

50/2007/QĐ-UBND ngày 18/12/2007. Từ đó đến nay thành phố Hà Tĩnh đã và đang được
đầu tư xây dựng, quản lý theo quy hoạch được duyệt. Về cơ bản đã phủ kín quy hoạch chi
tiết, quy hoạch phân khu 1/2.000 các khu vực chức năng phát triển trong thành phố đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tốc độ xây dựng thành phố đã tăng
lên nhanh chóng, bộ mặt kiến trúc, quy hoạch của thành phố đã có nhiều thay đổi đáng kể.
Hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng
được nhu cầu phát triển của thành phố, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao. Thương
mại, du lịch, đào tạo được chú trọng phát triển nâng dần tỷ trọng phi nông nghiệp trong cơ
cấu kinh tế của thành phố. Bên cạnh những thành tựu đạt được cũng cần nhìn nhận một số
hạn chế của đồ án 2007 cần khắc phục như:
 Cần xem xét lại tính hợp lý của các cụm công nghiệp trong thành phố (Cụm công
nghiệp Bắc Qúy, cụm công nghiệp Hạ Môn).
Bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội hiện nay có nhiều thay đổi đã xuất nhiều yếu tố
động lực mới tác động đến sự phát triển của thành phố. Cụ thể là;
 Kế hoạch khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã đi vào thực hiện tác động không nhỏ đến
kinh tế-xã hội và không gian của thành phố cần được nghiên cứu kết nối trong quá trình
phát triển tương lai.
 Sự hiện diện của đường bộ cao tốc và đường sắt tốc độ cao trong tương lai đi về phía
Tây thành phố mở ra hướng giao lưu về hành khách và hàng hóa.
 Sự thành công của hai khu kinh tế Vũng Áng và Cầu Treo định dạng cho các trung
tâm phát triển kinh tế của Tỉnh có tác động làm thay đổi nội hàm của thành phố (tăng mạnh
yếu tố thương mại, dịch vụ).
 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Chính
phủ đã định hướng thành phố ở một vị thế mới, đặc biệt là kết quả phát triển kinh tế vượt
bậc của tỉnh Hà Tĩnh trong 2 năm gần đây (Thu ngân sách năm 2013-2014 tăng gấp 5-7 lần
so với năm 2007) mở ra nhiều cơ hội để thành phố nâng cao vị thế của mình.
 Các xu hướng mới về phát triển đô thị như : đô thị thông minh, đô thị xanh (theo
Chiến lược phát triển kinh tế xanh của Chính phủ). Các khái niệm mới về “Cụm động lực”
phát triển nông nghiệp vùng phụ cận đô thị.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------5
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.




Ảnh hướng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Nắm bắt thời cơ, tạo đòn bẩy cho sự phát triển của thành phố, lãnh đạo UBND tỉnh
Hà Tĩnh đã có chủ trương Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và Vùng phụ cận
ở một tầm nhìn mới, xa hơn về thời gian, rộng hơn về không gian lãnh thổ với sự điều chỉnh
thích ứng về tổ chức không gian các khu chức năng mới trong Vùng phụ cận và Thành phố.
Từ đó xây dựng chiến lược phát triển toàn diện cho lâu dài, có kế hoạch khai thác, sử dụng
hợp lý nguồn lực, quản lý lãnh thổ, khai thác tài nguyên và hạ tầng kỹ thuật, tạo động lực
mới cho sự phát triển trong tầm nhìn đến năm 2050.
Vì vậy việc thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ
cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 để tạo lập vai trò, vị thế mới của thành phố Hà
Tĩnh khi trở thành đô thị loại II và là một đô thị trung tâm cấp vùng là cần thiết và cấp bách.
Các cơ sở căn cứ lập quy hoạch

1.2.

1.2.1. Căn cứ pháp lý
-

Luật Xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;

-

Luật Quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;


- Nghị định số: 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số: 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan đô thị;
- Nghị định số: 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian
xây dựng ngầm đô thị;
-

Nghị định số: 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

- Thông tư số: 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một
số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc phân loại đô thị;
- Thông tư số: 07/2008/QĐ-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số: 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của
từng loại quy hoạch đô thị;
- Thông tư số: 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội
dung thiết kế đô thị;
- Thông tư số: 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá
môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
- Thông tư số: 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Quyết định số: 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số: 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng quy định hệ thống
ký hiệu bản vẽ đồ án quy hoạch xây dựng;

---------------------------------------------------------------------------------------------------------6
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.



1.2.2. Căn cứ lập quy hoạch
Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh
định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2050;
Quyết định số: 864/QĐ-TTg ngày 9/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QHXD
vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020 (đoạn từ Điện Biên đến Kon Tum);
Quyết định số: 1734/QĐ-TTg ngày 1/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy
hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến 2020 & tầm nhìn sau
2020;
Quyết định số: 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam
đến 2020, tầm nhìn đến 2030;
Quyết định số: 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
Quyết định số: 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ v/v Điều
chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020;
Quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013
của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về
nông thôn mới; và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/10/2-13 của Bộ
NN&PTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Quyết định số: 1114/QĐ-TTg ngày 09 tháng 07 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ V/v
“Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên Hải miền Trung đến năm 2020”;
Quyết định số: 830/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ V/v
“Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh-Bắc Quảng Bình đến năm
2030”

Quyết định số: 50/2007/QĐ-UBND ngày 18/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận đến
năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
Quyết định số: 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2050;
Nghị quyết số: 32/2012/NQ-HĐND ngày 19/07/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà
Tĩnh V/v thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011-2015) của tỉnh Hà Tĩnh;
Quyết định : 2320/QĐ-UBND ngày 30/7/2013 của UBND tỉnh về việc phân bổ chỉ tiêu
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng 5 năm kỳ đầu (2011-2015)
của huyện, thành phố, thị xã;
---------------------------------------------------------------------------------------------------------7
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


Quyết định số: 1461/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm
2030.
Quyết định số: 1069/QĐ-UBND ngày 17/4/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê
duyệt quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2020;
Quyết định số: 18/2012/QĐ-UBND ngày 08/5/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành
quy định một số nội dung về quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII;
Quyết định số: 3774/QĐ-UBND ngày 27/11/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về phê duyệt
Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
Quyết định số: 2587 /QĐ- UBND ngày 20/08/2013 về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán
khảo sát địa hình, lập điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ
cận giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Quyết định số: 2993/QĐ-UBND ngày 24/09/2013 về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu
cho Điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Hợp đồng dịch vụ tư vấn số: 02/2013/HĐTV giữa Sở Xây dựng Hà Tĩnh và liên danh
công ty Arep Ville và viện Quy hoạch Kiến trúc Xây dựng Hà Tĩnh về việc lập quy
hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2950.
Các văn bản pháp lý khác có liên quan;
Các bản đồ quy hoạch khu vực có liên quan;
Các số liệu, tài liệu, dự án khác liên quan.
1.3.

Mục tiêu và nhiệm vụ

1.3.1. Mục tiêu:
- Cụ thể hoá định hướng phát triển đô thị Việt Nam và Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội
của tỉnh Hà Tĩnh, chiến lược phát triển vùng;
- Điều chỉnh lại hướng phát triển không gian Thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận phù
hợp tiến trình phát triển đô thị trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
- Xây dựng thành phố Hà Tĩnh trở thành một thành đô thị loại II trong khoảng thời gian từ
2015 - 2018 và tương lai đô thị loại I, có cấu trúc đô thị phát triển bền vững, đạt hiệu quả
trong sử dụng đất đai; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp
ứng các yêu cầu phát triển trong tương lai.
- Xây dựng thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận có tổng thể không gian hài hòa với môi
trường tự nhiên. Khai thác hợp lý tiềm năng về phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại,
nông lâm nghiệp, du lịch.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------8
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.



- Làm cơ sở để triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực, lập các dự
án đầu tư xây dựng trên địa bàn; là công cụ pháp lý để các cơ quan chức năng quản lý đầu
tư xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.
1.3.2. Nhiệm vụ:
-

Đánh giá vai trò, vị thế của thành phố trong bối cảnh phát triển vùng.

-

Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và hiện trạng.

- Rà soát đánh giá việc thực hiện quy hoạch xây dựng theo đồ án Quy hoạch chung đã
được phê duyệt năm 2007, xác định những tồn tại cần nghiên cứu điều chỉnh. Khớp nối hiện
trạng hạ tầng đô thị, khớp nối các dự án đang triển khai vào quy hoạch chung.
- Xác định các tiền đề phát triển đô thị: các mối quan hệ nội ngoại vùng, cơ sở kinh tế kỹ
thuật tạo động lực phát triển thành phố; Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản; Dự
báo phát triển dân số, nhu cầu đất xây dựng đô thị đến năm 2030; Xác định tính chất đô thị.
- Đề xuất các kịch bản phát triển và định hướng phát triển không gian đô thị: Tầm nhìn,
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, mạng lưới hạ tầng xã hội, khung thiết kế đô thị tổng thể
của thành phố đến năm 2030.
Đề xuất định hướng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ cảnh quan môi trường đến năm 2030.

-

- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đợt đầu đến năm 2020. Nêu các giải pháp quy hoạch
kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật. Đề xuất các chương trình dự án đầu tư giai đoạn đầu.
Phạm vi và quy mô lập quy hoạch


1.4.

1.4.1. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu lập Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng
phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số: 2587/QĐ- UBND ngày
20/08/2013 của chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể bao gồm thành phố Hà Tĩnh và 22 xã
vùng phụ cận: Thạch Bàn, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Trị, Thạch Lạc,
Thạch Văn, Thạch Thắng, Thạch Hội, Tượng Sơn, Thạch Lâm, Thạch Tân, Thạch Điền,
Thạch Đài, Thạch Lưu, Thạch Xuân, Thạch Hương, Thạch Vĩnh (huyện Thạch Hà); Hộ Độ
(huyện Lộc Hà); Cẩm Vịnh, Cẩm Bình, Cẩm Thạch (huyện Cẩm Xuyên). Định hướng
nghiên cứu Thị trấn Thạch Hà và xã Thạch Long (huyện Thạch Hà.
Tổng diện tích phạm vi nghiên cứu khoảng 30.916ha
1.4.2. Phạm vi, ranh giới lập đồ án
-

Phía Bắc giáp các xã Mai Phụ, Thạch Mỹ (huyện Lộc Hà) và sông Cửa Sót;

-

Phía Nam giáp xã Cẩm Duệ, Cẩm Thạch, Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên);

-

Phía Đông giáp Biển Đông;

- Phía Tây giáp các xã Hương Giang, Hương Lộc (huyện Hương Khê), Bắc Sơn, Ngọc
Sơn, Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà);

---------------------------------------------------------------------------------------------------------9
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.



Hình: Sơ đồ các phạm vi nghiên cứu quy hoạch
1.4.3. Quy mô diện tích khu vực nghiên cứu lập quy hoạch :
-

Tổng diện tích lập quy hoạch: 30.916 ha.

Trong đó:
+ Thành phố Hà Tĩnh hiện hữu: 5.663 ha.
+ Vùng phụ cận: 25.253ha

---------------------------------------------------------------------------------------------------------10
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


Phần II. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
2.1.

Khái quát lịch sử hình thành thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận

Vùng đất này, thời cổ xưa là đất Việt Thường; dưới thời Bắc thuộc nằm trong châu
Phúc Lộc; đời Tiền Lê (980-1008) thuộc châu Thạch Hà; từ 1025 đời Lý, có thể thuộc trại
Định Phiên; đời Trần - Hồ (1226-1407) thuộc châu Nhật Nam; thời thuộc Minh (1407-1427)
là đất huyện Bàn Thạch, châu Nam Tĩnh; từ 1469, vua Lê Thánh Tôn định bản đồ đất nước
cho đến đầu đời Nguyễn là đất Thạch Hà, phủ Hà Hoa, Thừa Tuyên Nghệ An.
Năm Tân Mão (1831), niên hiệu Minh mệnh thứ 12, tỉnh Hà Tĩnh được thiết lập,
tỉnh lỵ đặt trên đất xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà.
Tháng 2-1886 Pháp đưa quân vào chiếm tỉnh thành Hà Tĩnh và ra sức xây dựng tỉnh
lỵ thành một trung tâm đô thị đủ điều kiện phục vụ bộ máy cai trị.

Ngày 03/7/1924, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã Hà Tĩnh.
Cho đến năm 1942, Thị xã Hà Tĩnh chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ bé với diện tích 247 ha và 4.400
dân. Ngoài 4 xã mới sát nhập năm 1920 là Đông Quế, Xã Tắc, Trung Hậu, Tiền Bạt, nội thị
chia làm 8 khu phố: Tịnh Trung, Hoàn Thị, Tiền Môn, Hậu Môn, Tả Môn, Hữu Môn, Tân
Giang, Nam Ngạn.
Trước tháng 8/1945, Thị xã Hà Tĩnh chưa phải là một cấp hành chính, việc cai trị do
chính quyền cấp tỉnh trực tiếp đảm nhiệm.
Sau Cách mạng Tháng Tám(1945), Thị xã Hà Tĩnh được nâng lên thành đơn vị hành
chính ngang huyện, trực thuộc tỉnh. Diện tích 1,2km2 và dân số khoảng dưới 5.000 người.
Từ năm 1948 đến năm 1957, Thị xã Hà Tĩnh không trực thuộc tỉnh và chỉ là một đơn
vị hành chính ngang xã, thuộc huyện Thạch Hà.
Năm 1958, Thị xã trở lại là đơn vụ hành chính trực thuộc tỉnh, nhưng cũng chỉ là
một đơn vị cơ sở ngang xã. Năm 1960, Thị xã Hà Tĩnh được công nhận là đơn vị hành chính
tương đương cấp huyện. Đến năm 1975, Thị xã Hà Tĩnh vừa làm chức năng cấp huyện, vừa
làm chức năng cơ sở, trực tiếp quản lý hai tiểu khu Bắc Hà, Nam Hà.
Năm 1976, Bộ Chính trị trung ương Đảng quyết định nhập 2 tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Thị xã Hà Tĩnh không còn là tỉnh lỵ nhưng vẫn được coi là
trung tâm chính trị, kinh tế phía Nam của tỉnh.
Tháng 9 năm 1989, do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) đã quyết định sát nhập 6 xã của huyện Thạch Hà vào Thị xã Hà Tĩnh.
Tháng 10 năm 1991, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa VIII về
việc chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh, Thị xã Hà Tĩnh trở lại là
trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh, quy mô dân số phát triển, có điều kiện phát triển đô thị
nhanh hơn.
Tháng 4 năm 1994, thành lập thêm 2 phường mới Tân Giang và Trần Phú, Thị xã Hà
Tĩnh có 4 phường và 6 xã, diện tích tự nhiên 30,6km2, dân số 49.410 người.
Đầu năm 2004, Chính phủ có Nghị định mở rộng địa giới hành chính Thị xã Hà Tĩnh
lần 2 nhập thêm 5 xã của huyện Thạch Hà vào và nâng cấp một số xã thành phường. Thị xã
Hà Tĩnh có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9 xã. Ngày 19/7/2006 đô thị Hà Tĩnh
---------------------------------------------------------------------------------------------------------11

Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III, đây là mốc quan trọng đánh dấu bước phát
triển mới trong việc xây dựng và phát triển đô thị thị xã Hà Tĩnh.
Ngày 28/5/2007 Chính phủ có Nghị định công nhận Thị xã Hà Tĩnh là thành phố
trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Đến nay, sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, Thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn
vị hành chính gồm 10 phường, 6 xã.
2.2.

Điều kiện tự nhiên

2.2.1. Vị trí địa lý của thành phố Hà Tĩnh :
Thành phố Hà Tĩnh trải dài từ 18°18‟ đến 18°24‟ vĩ Bắc và từ 105°53‟ đến 105°56‟
kinh đông, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 340 km, thành phố Vinh
50 km về phía Bắc; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách biển Đông 12,5 km.
Hiện tại Thành phố gồm 10 phường và 06 xã với diện tích tự nhiên khoảng 5.663 ha.
 Thành phố Hà Tĩnh có vị trí chiến lược, nằm giữa vùng Hà Nội và Đà Nẵng.
 Là cửa ngõ giao lưu vùng với Lào
 Là trung tâm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
 Là đầu mối kết nối các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh

Hình: Vị trí Tỉnh Hà tĩnh

---------------------------------------------------------------------------------------------------------12
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


2.2.2. Đặc điểm địa hình :

a.Thành phố Hà Tĩnh:
Thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung, địa hình tương
đối bằng phẳng, cao độ nền biến thiên từ +0,5m đến +3,0m.
Địa hình của các khu vực đã xây dựng trong nội thị có cao độ từ +2,0 đến +3,0m,
các khu ruộng trũng có cao độ nền từ +1,0m đến +2,3m và khu vực dọc theo sông Rào Cái
có cao độ nền từ + 0,7 đến + 1,1m.
* Ưu thế :
- Có nhiều quỹ đất thuận lợi để xây dựng các khu tập trung như: các khu dân cư, hệ
thống đào tạo, khu du lịch dịch vụ ven sông, khu ứng dụng công nghệ xanh. .v..v
- Hệ thống sông, bờ biển bao quanh thành phố tạo điều kiện phát triển cảnh quan,
nuôi trồng thủy sản, khai thác du lịch..v..v
- Vùng đồi núi phía Tây thành phố vừa tạo cảnh quan phong phú vừa che chắn gió
bão, gió nóng Tây Nam cho đô thị,
Tuy nhiên sử dụng đất cần lựa chọn hợp lý, giữ tối đa màu xanh của khu vực lúa
nước hai vụ, mặt nước sinh thái, tạo cảnh quan và điều tiết điều tiết nước mặt, bảo đảm an
toàn, tránh ngập úng cho thành phố phát triển bền vững trước điều kiện BDKH.
*Hạn chế:
Địa hình thành phố thấp dần từ Tây sang Đông.Phía Tây thành phố là hồ Kẻ, phía Đông
thành phố bao quanh bởi hệ thống đê sông Phủ nên khi hồ Kẻ Gỗ xả lũ vào mùa mưa ở
phía Tây kết hợp với chiều cường lên ở phía Đông thành phố phải đóng hệ thống ngăn
chiều sẽ dẫn đến hiện tượng ngập úng nội đồng bên trong thành phố.Việc tiêu thoát phải sử
dụng chế độ tiêu tự chảy kết hợp tiêu động lực và cần xây dựng hệ thống hồ chứa nước để
giảm thiểu hiện tượng ngập úng .
b.Vùng phụ cận (18 xã):
Vùng phụ cận có nền địa hình tương đối thuận lợi, các trung tâm xã có nền từ +2,5
đến +4m.
Khi mưa lớn kết hợp triều cường lên hệ thống cống ngăn triều được đóng lại vì vậy
gây ngập úng một số cánh đồng thuộc các xã Thạch Hưng, Thạch Đồng, Thạch Môn và
phường Văn Yên.
2.2.3. Đặc điểm khí hậu :

Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và thành phố Hà Tĩnh nói riêng nằm trong vùng khí hậu
Bắc Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng
4, mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10.
* Nhiệt độ không khí:
+ Nhiệt độ trung bình năm là:

23,80C.

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27,50C.
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 21,30C.
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là:

39,70C.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------13
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối:

10C.

* Độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm tương đối bình quân năm 86%.
+ Độ ẩm tương đối bình quân tháng 85% - 93%.
* Nắng:
+ Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa đông là: 93h.
+ Số giờ nắng trung bình trong các mùa hè là: 178h.
* Lượng bốc hơi:
+ Lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất là: 131,18mm.

+ Lượng bốc hơi trung tháng thấp nhất là: 24,97mm.
+ Lượng bốc hơi trung bình năm là: 66,64mm.
* Mưa:
Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng mưa nhiều, mưa lớn.
+ Lượng mưa trung bình năm là 2661mm.
+ Lượng mưa tháng lớn nhất 1450mm.
+ Lượng mưa ngày lớn nhất 657,2mm.
* Gió, bão:
Hà Tĩnh thuộc vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiều trong khu vực miền trung.
+ Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10. Có năm phải chịu ảnh hưởng của 3
trận bão (1971).
+ Tốc độ gió đạt 40m/s, gió mạnh nhất thường xuất hiện theo hướng Bắc, Tây Bắc,
Đông Nam, bão thường kéo theo mưa lớn gây ra lụt.
+ Gió: Hướng gió chủ đạo Tây Nam, Đông Bắc.
+ Gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 (hai tháng nóng nhất là tháng 6 và
tháng 7).
+ Gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3.
2.2.4. Chế độ thủy văn và thủy triều :
a. Thành phố Hà Tĩnh:
* Chế độ thuỷ triều:
- Thành phố Hà Tĩnh nằm ở lưu vực của hai con sông là sông Rào Cái ở phía Đông
Bắc và sông Cày ở phía Tây Bắc. Hai sông này hợp lưu ở phía Bắc của thành phố hợp thành
sông Cửa Sót cách biển 8km. Các sông này chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ triều.
+ Về mùa kiệt chủ yếu là dòng triều.
+ Về mùa lũ giao lưu giữa triều và lũ ở mức cao nhất +2,88m (P=1%).
- Chế độ thuỷ triều của vùng ven biển Hà Tĩnh thuộc chế độ nhật triều không đều.
Trong tháng xuất hiện 2 lần triều cường và hai lần triều kém trung bình một chu kỳ triều là
14-15 ngày. Biên độ triều lớn nhất trong năm thường xuất hiện vào mùa cạn. Từ tháng 5 đến
---------------------------------------------------------------------------------------------------------14
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.



tháng 6. Biên độ triều trung bình tại Cửa Sót là 117cm. Trong mùa cạn ảnh hưởng của thuỷ
triều vào nội địa khá xa nhiều khi vào sâu 24km. Triều vào ngược dòng chảy của sông làm
cho độ nhiễm mặn của nước sông vùng này tăng lên làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng
ngày và nước tưới cho cây trồng.
- Mặc dù thành phố có hệ thống đê phòng hộ, toàn bộ thành phố vẫn phải đối mặt
với lũ lụt của sông Rào Cái với mức lũ cao nhất là 2,8m.
- Lưu lượng dòng chảy chính của sông Rào Cái (đo ở thượng nguồn cách thành phố
14km) là khoảng 13,6m3/s với mức thấp nhất là 0,2m3/s và cao nhất 1,51m3/s.
* Chế độ thuỷ văn:
Việc tiêu thoát của thành phố Hà Tĩnh phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông Rào
Cái. Về mùa lũ thường có sự giao lưu giữa lũ và triều gây ra ngập úng tại nội đồng trong
thành phố.
* Các đặc trưng của sông Rào Cái
B¶ng 1:

Mức lũ của sông Rào Cái.
Tần suất P%

1

2

3

4

5


6

10

50

Hmax (m)

2,88

2,73

2,59

2,52

2,46

2,42

2,28

2,04

Hmin (m)

-1,39

-1,36


-1,35

-1,33

-1,32

-1,31

-1,29

-1,24

Nguồn: UBND thành phố.
Chế độ dòng chảy của sông Rào Cái. Chế độ dòng chảy có hai mùa rõ rệt.
+ Dòng chảy mùa cạn từ (tháng 12 đến tháng 7) dòng chảy ổn định. Khi có mưa tiểu
mãn dòng chảy tăng lên khá nhiều vào tháng 5.
+ Dòng chảy mùa lũ thường từ tháng 8 đến 11 thường có biến động lớn đạt bình
quân 50% tổng lưu lượng cả năm.
b. Chế độ thuỷ triều vùng phụ cận.
Vùng phụ cận 14 xã.
+ Các xã Thạch Đài, Thạch Linh, Thạch Tân, Thạch Bình, Thạch Thắng, Tượng
Sơn, Thạch Lạc, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hạ và Thạch Trung cùng chịu ảnh hưởng
chế độ thủy văn sông Rào Cái.
+ Các xã Thạch Khê, Thạch Bàn, Thạch Trị, Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Văn
chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ triều Biển Đông.
2.2.5. Địa chất công trình:
Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng đồng bằng ven biển miền trung, cấu tạo địa chất khá
phức tạp gồm nhiều lớp, phần lớn là cát và cát pha bùn sâu từ 5 đến 40m. Sức chịu tải chủ
yếu đạt từ R=0,8kg/cm2 - 1,5 kg/cm2. Khi xây dựng các công trình lớn cần khảo sát tỉ mỉ.


---------------------------------------------------------------------------------------------------------15
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


2.2.6. Địa chất thuỷ văn:
Hà Tĩnh nằm trọn trong đồng bằng cửa sông lớn do nước lũ tạo thành, nguồn nước
ngầm chủ yếu nằm ở vùng bồi tích phù sa sông. Qua đánh giá sơ bộ cho thấy mực nước
ngầm xuất hiện trong khoảng 0,4 - 1,0m, sâu dưới 12m thường bị nhiễm mặn.
2.2.7. Tài nguyên khoáng sản:
Khu vực phụ cận thành phố Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong
phú, trong đó có nhiều loại đá quý, các mỏ kim loại có trữ lượng lớn và chất lượng cao đặc
biệt là mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 540 triệu tấn, Mangan, Sắt - Mangan trữ lượng vài
trăm triệu tấn với diện tích khoảng 1194 ha, nằm sâu dưới lòng đất khoảng 40m-100m
(Nguồn cấp Sở tài nguyên môi trường).
2.2.8. Địa chấn:
Theo bản đồ địa chấn Việt Nam thì khu vực Hà Tĩnh và vùng phụ cận nằm trong
vùng động đất cấp 6. Khi xây dựng công trình cao tầng cần tính đến kháng chấn.
2.3.

Hiện trạng dân số - lao động, sử dụng đất, kinh tế - xã hội và các công trình hạ
tầng xã hội:

2.3.1. Hiện trạng dân số, lao động:
Toàn bộ dân số khu vực nghiên cứu có quy mô diện tích 30.916 ha, quy mô dân số
208.504 người
Trong đó :
Thành phố Hà Tĩnh hiện trạng quy mô diện tích 5.663ha, quy mô dân số 96.996 người
+ Khu vực nội thị : quy mô diện tích 2.492ha, quy mô dân số 69.944 người
+ Khu vực ngoại thị : quy mô diện tích 3.171 ha, quy mô dân số 27.052 người
Các xã vùng phụ cận : quy mô diện tích 25.253 ha, quy mô dân số 101.873 người.

a. Dân số:
* Thành phố Hà Tĩnh:
Hiện trạng phân bố dân cư thành phố Hà Tĩnh năm 2013

Diện
tích đất
tự
nhiên
(ha)

Diện
tích đất
xây
dựng
đô
thị(ha)

Diện
tích
đất ở(
ha)

Mật
độ
dân
số đô
thị
(ngườ
i/ha
đất

xây
dựng
đô thị)

Chỉ
tiêu
đất
xây
dựng
đô thị
(
m2/ng
)

Mật độ
cư trú
neto(
ng/ha
đất ở

ST
T

Danh mục phường,


Dân
số
(ngườ
i)


I

Nội thị

69.944

2.491,9

1.348,7

1

Phường Bắc Hà

11.021

90,4

89,0

48,1

124

81

229

2


Phường Nam Hà

7.837

109,5

129

231

Phường Trần Phú

7.269

107,3

33,9
50,0

77

3

101,3
94,3

77

130


145

52

---------------------------------------------------------------------------------------------------------16
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


4

Phường Tân

6.700

96,7

82,7

29,4

81

123

228

5

Phường Hà Huy Tập


5.665

200,8

79,7

29,2

71

141

194

6

Phường Đại Nài

7.370

426,5

198,2

26,0

37

269


283

7

Phường Nguyễn Du

5.656

220,3

152,8

49,8

37

270

114

8

Phường Văn Yên

3.636

253,7

106,1


23,2

34

292

157

9

Phường Thạch Quý

8.297

358,2

163,3

49,3

51

197

168

10

Phường Thạch Linh


6.458

628,6

281,3

71,2

23

436

91

II

Ngoại thị

27.052

3.171,5

200,3

1

Xã Thạch Trung

8.484


613,6

50,2

2

Xã Thạch Hạ

5.970

769,2

49,7

3

Xã Thạch Môn

2.948

553,0

23,5

4

Xã Thạch Đồng

3.544


335,7

23,8

5

Xã Thạch Hưng

3.451

520,7

30,6

6

Xã Thạch Bình

2.655

379,3

22,5

* Các xã thuộc vùng phụ cận thành phố Hà Tĩnh
Bảng hiện trạng dân số, đất đai vùng phụ cận
STT

Danh mục phường, xã


Huyện

Tổng
Lộc Hà

Dân số (người)

Diện tích đất tự
nhiên (ha)

101.873

25.253

7.310

669

1

Xã Hộ Độ

2

Xã Thạch Bàn

3.270

1.350


3

Xã Thạch Đỉnh

3.425

875

4

Xã Thạch hải

3.204

1.395

5

Xã Thạch khê

3.588

1.047

6

Xã Thạch Lạc

4.901


1.092

7

Xã Thạch Trị

4.439

1.076

8

Xã Tượng Sơn

4.304

788

9

Xã Thạch Thắng

4.409

880

10

Xã Thạch Đài


5.263

1.061

11

940

12

Xã Thạch Tân
Xã Thạch Văn

6.328
4.907

1.061

13

Xã Thạch Hội

4.896

1.059

14

Xã Thạch Vĩnh


5.977

1.213

Thạch Hà

---------------------------------------------------------------------------------------------------------17
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


15

Xã Thạch Lưu

3.273

672

16

Xã Thạch Xuân

4.782

2.578

17

Xã Thạch Lâm


2.781

507

18

Xã Thạch Hương

4.045

613

19

Xã Thạch Điền

5.011

2.596

20

Xã Cẩm Vịnh

4.282

742

21


Xã Cẩm Bình

4.822

1.087

22

Xã Cẩm thạch

6.656

1.098

Cẩm Xuyên

Nguồn số liệu:, Niên giám thống kê Thành phố Hà Tĩnh năm 2013. (Tính đến 31 tháng 12
năm 2013).
Bảng hiện trạng dân số, đất đai toàn bộ ranh giới nghiên cứu
Dân số( người)

Đất đai ( ha)

S
tt

Đơn vị hành
chính


Tổng
dân số

Dân số
Thành Thị

Dân số
Nông thôn

Tổng
diện
tích
đất tự
nhiên

1

Thành phố Hà
Tĩnh hiện trạng

96.996

69.944

27.052

5.663

2.492


3.171

2

Vùng phụ cận

101.873

0

101.873

25.253

0

110.644

198.869

69.944

128.925

39.916

2.492

113.851


Tổng ranh giới

Đất
đô
thị

Đất
nông
thôn

Bảng tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm

---------------------------------------------------------------------------------------------------------18
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


Bảng tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và cơ học.
b. Hiện trạng lao động:
Dân số trong độ tuổi lao động toàn thành phố năm 2013 là: 60422 người, chiếm tỷ lệ
khoảng 62.22 % tổng dân số. Trong đó: Lực lượng lao động làm trong các ngành kinh tế là
45212 người, trong các ngành khác là 7252 người chiếm tỷ lệ 86% dân số trong độ tuổi lao
động. Còn lại khoảng 7.958 người trong độ tuổi lao động thuộc các thành phần khác như:
học sinh trong độ tuổi lao động, tàn tật, mất sức, thất nghiệp... chiếm tỷ lệ 13% dân số trong
độ tuổi lao động

Bảng 1. Hiện trạng lao động thành phố Hà Tĩnh
TT

Hạng mục


I

Thành phố Hà Tĩnh

1

Dân số trung ình
Tỷ tăng dân số tự nhiên

2

Số người trong độ tuổi lao động
Tỷ lệ so với tổng dân số

3

4

Đơn
vị

Người
%
Người
%

Số lao động làm trong các ngành KT

Người


Tỷ lệ so với tổng số người trong độ tuổi


%

2010

2011

2012

2013

91597 92401 94583 96996
1,21

0,92

1,4

1,21

56414 57142 59447 60422
61.59

61.84

62.85

62.29


42172 43096 44663 45212
74.75

75.42

75.13

74.83

Cơ cấu sử dụng lao động
Nông - lâm - Ngư nghiệp
Tỷ lệ so với tổng số lao động có việc làm

Người
%

14236 13397 13025 12728
33.76

31.09

29.16

28.15

---------------------------------------------------------------------------------------------------------19
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.



Công nghiêp - Xây Dựng

Người

Tỷ lệ so với tổng số lao động có việc làm

%

Thương mại - Dịch vụ

Người

Tỷ lệ so với tổng số lao động có việc làm

%

13079 13803 14448 14862
31.01

32.03

32.35

32.87

14857 15896 17190 17622
35.23

36.89


38.49

38.98

Bảng hiện trạng cơ cấu lao động trong các ngành năm 2013
Năm
TT

Danh mục

2010

2011

2012

2013

1

Dân số trung bình (người)

91597

92401

94583

96996


2

Dân số đô thị (người)

65930

66375

68093

69944

3

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

66,83

67,21

67,43

47,25

4

Dân số nông thôn (người)

25667


26026

26490

27052

5

Mật độ dân số (người/km2)

1617

1632

1664

1707

Tăng dân số (%)

2.83

1.19

2.87

2.49

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)


1.21

0.92

1.4

1.21

Tỷ lệ tăng cơ học (%)

1.62

0.27

1.47

1.28

6

c. Các chỉ tiêu dân số thành phố Hà Tĩnh
 Tỷ lệ đô thị hóa hiện tại của thành phố Hà Tĩnh là 72% đạt tiêu chí đô thị loại
II, tuy nhiên tỷ trong lao động phi nông nghiệp mới tiệm cận tiêu chí đô thị loại
III vì vậy cần tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại
---------------------------------------------------------------------------------------------------------20
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


dịch vụ để tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp > 80% hướng tới đô thị loại
II vào năm 2018.

 Hà Tĩnh là thành phố có nguồn nhân lực khá dồi dào, tạo cơ hội cho việc phát
triển các hoạt động kinh tế, tuy nhiên hiện nay trình độ lao động có tay nghề
cao còn ít, cần có những định hướng mới nhằm thu hút lao động chất lượng cao
về TP và có chiến lược phát triển đào tạo nghề cho lao động cũng như thu hút
các nhà đầu tư vào địa phương và sử dụng lao động tại chỗ. Trong tương lai
cần tính đến việc chuyển dịch lao động theo các lĩnh vực kinh tế nhằm tăng hiệu
quả và thu nhập.
 Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của thành phố Hà Tĩnh > 1.8% tương đương
với tỷ lệ gia tăng dân số của đô thị loại II.Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức
trung ình chứng tỏ công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở Hà Tĩnh thực hiện
tốt tuy nhiên tỷ lệ gia tăng dân số cơ học thấp thể hiện sức hút đô thị thành phố
Hà Tĩnh chưa cao,thông tạo được sự gia tăng dân số đột iến.
 Dân số đô thị hiện trạng là 69944 người, tỷ lệ đô thị cao 72% hiện tại đã đáp
ứng được tiêu chí đô thị loại II,tuy nhiên ật độ cong thấp dân số thấp.
 Tiêu chí dân số đô thị loại II từ 300.000 đến 800.000 người. Hiện trạng thành
phố Hà Tĩnh mới chỉ đạt 96996 người, với tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm 2,4 %
thì thành phố Hà Tĩnh không thể vươn tới đô thị loại II vào năm 2018.Vì
vậycần phải tạo ra sự gia tăng dân số đột iến để thành phố có thể đạt đô thị
loại II vào năm 2018 và hướng tới đô thị loại I trong tương lai.
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất
a. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố: 5663ha
+ Đất nội thành: 2492ha
+ Đất ngoại thành: 3171 ha
Diện tích đất xây dựng đô thị: 1201ha
+ Trong đó đất dân dụng: 860.7 ha
+ Đất ngoài dân dụng: 340.1ha
B¶ng 1:
Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh
Hiện trạng năm 2013 /

STT
I+
II+III
A
I
1.1
1.2
II
2.1
2.2

Hạng mục đất
Tổng diện tích trong ranh giới quy hoạch
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố và khu vực
phụ cận
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố
Đất nội thị
Đất ngoại thị
Tổng cộng đất thành phố
Đất dân dụng
Đất ngoài dân dụng
Đất xây dựng đô thị tính cả các dự án ở vùng phụ cận

Diện tích

Tỉ lệ
(%)

Bình quân
(m2/ng)


100.0
44.0
56.0

583.8
356.3
1,172.1

30,916
30,916
5663
2492
3171
5663
861
340

---------------------------------------------------------------------------------------------------------21
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


được quản lý như đất đô thị
A1+B1
A1
1
2
3
4
B1

1
2
3
4
5
6
7
8
9
C1
1
2
3
4
5
II
A2
1
2
3
4
5
6
B2
1
2
3
4
5
6


Đất xây dựng đô thị

1201

100.0

Đất dân dụng
Đất đơn vị ở
Đất công trình công cộng đô thị
Đất cơ sở văn hóa - thương mại - công cộng
Đất công trình y tế

860.7
590
44.2
38.7
5.5
49.7
176.8

71.7
49.1
3.7

123.1
84.4
6.3

4.1

14.7

7.1
25.3

340.1
10.0
46.8
17.4
18.4
18.6
7.0

28.3
0.8
3.9
1.4
1.5
1.6
0.6

4.2

0.4

9.8
207.8

0.8
17.3


Đất cây xanh - công viên - TDTT
Đất giao thông nội thị
Đất ngoài khu dân dụng
Đất công nghiệp - ttcn
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất trường chuyên nghiệp
Đất công trình công cộng cấp ngoài thành phố
Đất an ninh quốc phòng
Đất tôn giáo tín ngưỡng
Đất công trình đầu mối kỹ thuật (truyền dẫn năng lượng,
truyền thông, xử lý chất thải)
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất giao thông
Đất khác
Đất nông - lâm nghiệp - nuôi trồng thủy sản
Đất thủy lợi
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối kênh rạch
Đất bằng chưa sử dụng
Tổng diện tích đất tự nhiên ngoại thị
Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị ở ngoại thị
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng khác
- Đất cơ sở văn hóa - thương mại - giáo dục- công cộngdịch vụ du lịch
- Đất y tế
Đất cây xanh - TDTT
Đất tôn giáo tín ngưỡng, di tích, danh thắng
Đất an ninh quốc phòng
Đất giao thông trong phạm vi phát triển cơ sở KTKT tạo

thị
Đất khác
Đất ở nông thôn
Đất bãi thải, xử lý chất thải, hạ tầng kỹ thuật
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nông nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất thủy lợi

1291.4
947.5
97.1
32.3
149.4
65.1
3170.9
203.9
30.7
45.1
38.0
7.2
13.0
8.6
2.8
103.7
2967.0
209.8
0.9
36.3
1592.1

230.5
169.4

77.5

---------------------------------------------------------------------------------------------------------22
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


7
8
9
10
III
1
2
3
4

Mặt nước, kênh rạch, sông suối
Đất cây xanh cảnh quan
Đất giao thông
Đất đồi núi, đất chưa sử dụng
Vùng Phụ Cận
Đất ở vùng phụ cận
Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị ở ngoại thị
Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Đất khác

225.0

61.9
205.0
236.2
25,253
960.8
7368.7
15173.6
1749.4

100.0
3.8
29.2
60.1
6.9

94.3

(Nguồn tài liệu: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2014 – của sở tài nguyên môi
trường Hà Tĩnh.)
b. Hiện trạng sử dụng đất tại các xã vùng phụ cận thành phố Hà Tĩnh
Vùng phụ cận thành phố Hà Tĩnh gồm: 22 xã thuộc ba huyện Lộc Hà, Thạch Hà và Cẩm
Xuyên. Tổng dân số khoảng 101.873 người. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 25.253 ha,
bao gồm các loại đất chính sau:
Hiện trạng năm 2013
Hạng mục đất

Stt

III


Diện tích

Tổng diện tích

1

Đất ở vùng phụ cận

2

Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị ở ngoại thị

3

Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản

4

Đất khác

Tỉ lệ
(%)

25.253

100

960,8

3,8


7368,7

29,2

15173,6

60,1

1749,4

6,9

(Nguồn tài liệu: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2014 – của sở tài nguyên môi
trường Hà Tĩnh.)
2.3.3.

Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

a. Cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Tĩnh
Cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh là công nghiệp - dịch vụ - và nông nghiệp trong đó tỷ
trọng nông nghiệp có xu hướng giảm dần: 5,97% năm 2008 giảm còn 3,52 năm 2012 ; Tỷ
trong ngành dịch vụ có xu hướng tăng dần : 31,42% năm 2008 tăng lên 34,64% năm 2012.
Tỷ trọng ngành công nghiệp cũng theo xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trong lớn
trong cơ cấu kinh tế.
Các chỉ tiêu kinh tế xã hội thành phố Hà Tĩnh năm 2013
T
T Hạng mục
1 Diện tích đất tự nhiên
2 Dân số trung bình

5 Mật độ dân số

Đơn vị
tính

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Km2

56.63

56.63

56.63

56.63

Người

91597


92401

94583

96996

Ng/Km2

1617

1632

1664

1707

---------------------------------------------------------------------------------------------------------23
Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.


×