Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

báo cáo thực tập chế biến món ăn tại khách sạn novotel đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 94 trang )

Mục lục
PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU
Thực trạng ngành Du lịch hiện nay
Thực trạng ngành kinh doanh Khách sạn và Nhà hàng hiện nay (Việt Nam, Đà Nẵng)
Lý do chọn đề tài
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Lựa chọn nguyên liệu, phương pháp bảo quản

1.2.

Các phương pháp sơ chế.

1.3.

Các phương pháp chế biến

1.4.
Nét văn hoá ẩm thực chung của Việt Nam, một số nước châu Á, châu Âu có liên quan
đến đề tài.
1.5.
1.6.

Thực đơn: khái niệm, phân loại, vai trò của thực đơn
Tiệc: khái niệm, các hình thức tổ chức tiệc và đặc điểm của các hình thức

đó.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP


Giới thiệu về đơn vị thực tập
2.1.1. Sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tập
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức trong nhà hàng, khách sạn, chức năng, nhiệm vụ
của từng bộ phận (bao gồm: sơ đồ cơ cấu tổ chức)
2.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ phận bếp và nhiệm vụ từng chức danh
2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị của nhà hàng - khách sạn
2. Thực trạng của bộ phận Bếp
2.2.1. Quy trình làm việc tại bộ phận
2.2.2. Một số thực đơn tại đơn vị thực
2.2.3. Kỹ thuật chế biến một số món ăn tiêu biểu
2.2.4. Thuận lợi/ khó khăn, ưu điểm/ nhược điểm của Quy trình hoặc tổ chức lao động, trang
thiết bị, vệ sinh tại bộ phận bếp
CHƯƠNG 3: SO SÁNH GIỮA LÝ THUYẾT VỚI THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM


So sánh giữa lý thuyết với thực tiễn (đối với chuyên đề thực tập thực tế)
Bài học kinh nghiệm hoặc một số đề xuất

PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU
Thực trạng ngành du lịch hiện nay : Dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam những năm gần
đây liên tục tăng nhưng điều đáng buồn là có đến 90% lần đầu tiên tới mảnh đất hình chữ S,
số du khách quay lại các điểm du lịch rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6%.
Đó là thông tin từ Ban quản lý Chương trình phát triển năng lực lịch có trách nhiệm với môi
trường và xã hội (Dự án EU), công bố kết quả khảo sát khách du lịch tại năm điểm chính:
Sapa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An.


Thiếu quan tâm đến suy nghĩ của du khách là một trong các nguyên nhân khiến khách ngoảnh
đầu với Việt Nam

Theo đánh giá của chương trình này, các điểm du lịch của Việt Nam hầu như chỉ thu hút
khách du lịch mới đến lần đầu, rất ít khách quay lại lần thứ hai, thứ ba.
Một số doanh nghiệp cho rằng, đây là thực tế và cần phải nhìn thẳng vào sự thật. Số lượng
khách quay lại chủ yếu là những người đến Việt Nam vì công việc và Việt kiều về thăm thân
nhân. Một phần rất nhỏ khách quay lại từ các nước láng giềng gần.
Tương tự, khách nội địa có 39% đến thăm lần đầu, 24% đến thăm lần thứ hai và chỉ có 13%
đến thăm lần thứ 3.
Những yếu kém triền miên của du lịch Việt làm cho khách không muốn trở lại được phân tích
kỹ, nhưng chưa đủ để dập tắt tham vọng đuổi kịp các nước láng giềng về chỉ tiêu khách cũ
quay lại.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy Hội An và Đà Nẵng thu hút khách du lịch lưu trú lâu hơn là
Sapa, Huế và Vịnh Hạ Long. Trung bình du khách ở Đà Nẵng và Hội An gần 4,5 đêm, trong
khi chỉ có 1,5 đến 2,5 đêm ở Huế, Sapa và Hạ Long. Tuy nhiên, so với khách quốc tế, thời
gian khách nội địa lưu trú ở Hạ Long dài hơn ở Hội An, Đà Nẵng.


Có rất ít du khách quốc tế quay trở lại Việt Nam.
Kết quả của Chương trình phát triển năng lực lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội
(Dự án EU) cho thấy, gần một phần tư (22,8 %) khách du lịch quốc tế và một phần ba khách
du lịch trong nước (31,3%) ưa thích lưu trú tại khách sạn 3 sao. Hình thức lưu trú được ưa
chuộng tiếp theo là nhà dân (22,2%) và khách sạn 4 sao (13,9%). Tiếp đó, với khách du lịch
trong nước là nhà nghỉ/hostel (18,9%) và khách sạn 1-2 sao (17,4%). Chỉ có 12,4% khách du
lịch quốc tế và 6,1% khách du lịch nội địa lưu trú tại khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng 5 sao.
Điều này cho thấy phân khúc thị trường Việt Nam vẫn chủ yếu ở hạng trung.

Khách đến Việt Nam không phải vì sự lòe loẹt.
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cơ sở vật chất du lịch cũng như chất lượng dịch vụ của chúng
ta vẫn còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư ồ ạt không bài bản, thiếu chuyên nghiệp được ví như
con dao hai lưỡi đang đe dọa sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. Việc nôn nóng “đổ
tiền” vào khai thác di sản cũng là một nguyên nhân.

Thứ đến là thiếu quan tâm đến suy nghĩ của du khách cũng là một nguyên nhân. Dường như ở
Việt Nam, các chủ đầu tư chỉ muốn đầu tư là thực hiện chứ ít quan tâm đến việc làm như thế
có giữ được cảnh quan và chiếm được cảm tình du khách hay không. Trong khi đó, các ghi
nhận từ phản hồi từ du khách là điều có ý nghĩa sống còn với những người làm du lịch.


Nếu thực sự cầu thị và muốn phát triển, có lẽ những người muốn thay đổi chất lượng dịch vụ
du lịch Việt Nam cần phải biết lắng nghe và quan tâm hơn đến những phản hồi từ du khách.
Sản phẩm du lịch đơn điệu, chậm đổi mới, thiếu sáng tạo và còn trùng lặp giữa các vùng
miền, thiếu tính liên kết. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, nghiên cứu thị
trường còn thụ động, yếu kém. Hàng năm du lịch Việt Nam đã bỏ ra một khoản tiền không
nhỏ để tổ chức, tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiệu quả lại
không được như mong đợi.
Cho tới nay thì internet vẫn là nguồn thông tin du lịch quan trọng. Có 60% khách du lịch quốc
tế và 45% khách du lịch nội địa sử dụng internet để tìm hiểu thông tin để đưa ra các quyết
định cho chuyến du lịch. Tiếp theo là hình thức truyền miệng, được 33,7% du khách quốc tế
và 32,3% khách nội địa tham khảo. Chỉ có hơn 25% khách du lịch quốc tế tìm kiếm thông tin
về du lịch qua đơn vị lữ hành. Trong khi đó, khoảng 27,4% du khách nội địa lại tìm kiếm
thông tin du lịch qua tivi.
Cũng có ý kiến cho rằng, hiện Việt Nam vẫn chỉ là địa chỉ khám phá chứ không phải là điểm
đến nghỉ dưỡng của du khách quốc tế, vì thế việc khách quay trở lại Việt Nam rất ít là điều dễ
hiểu.
Thực trạng ngành kinh doanh Khách sạn và Nhà hàng hiện nay (Việt Nam, Đà Nẵng)
Khách sạn từ 3-5 sao của Đà Nẵng có hoạt động kinh doanh tốt, công suất buồng phòng cao,
có khả năng khai thác khách quanh năm. Trong khi khách sạn dưới 3 sao và nhà nghỉ đang
phát triển theo hướng tự phát và cạnh tranh không lành mạnh. Theo khảo sát của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội vào tháng
11/2014 tại 526 cơ sở lưu trú (426 khách sạn, căn hộ, biệt thự du lịch và 100 nhà nghỉ), số
lượng cơ sở lưu trú ở Đà Nẵng phát triển quá nhanh dẫn đến tình trạng cung vượt cầu và môi
trường cạnh tranh không lành mạnh.
Theo khảo sát, các khách sạn ven biển tại đà nẵng, khu nghỉ dưỡng qui mô hạng 4-5 sao trên

địa bàn thành phố ghi nhận đang hoạt động kinh doanh tốt với công suất buồng phòng đạt 70
– 80%, ngày lưu trú đạt từ 3 ngày trở lên.
Đặc biệt, những cơ sở lưu trú từ 4-5 sao có thể khai thác khách quanh năm bởi vào mùa thấp
điểm khách nội địa là thời điểm mùa khách quốc tế, mùa thấp điểm khách quốc tế là thời điểm
mùa khách nội địa, các thời điểm khác trong năm có thể khai thác khách hội nghị, hội thảo kết
hợp tham quan, nghỉ dưỡng.
Ở một khía cạnh khác, theo báo cáo thị trường bất động sản Đà Nẵng quý 2/2015 của công ty
tư vấn bất động sản Savills Việt Nam, nguồn cung khách sạn 3-5 sao của thành phố đạt 7.050
phòng từ 64 dự án, tăng 10% theo quý và 32% theo năm.


Giá thuê phòng khách sạn đà nẵng ven biển ở phân khúc từ 3-5 sao trung bình tăng 8% theo
năm lên 1,78 triệu VND/phòng/đêm trong khi doanh thu phòng trung bình tăng tới 13% theo
năm.
Cả giá thuê và doanh thu phòng của từng hạng đều tăng theo quý và theo năm. Công suất thuê
tăng 4 điểm % theo năm, đạt 74%. Hạng 3 sao ghi nhận công suất phòng tốt nhất, tiếp theo là
hạng 5 sao và 4 sao.
Theo đánh giá của Savills, trong 6 tháng đầu năm 2015, nguồn cầu thị trường khách sạn ven
biển tại đà nẵng của Đà Nẵng ghi nhận 2,23 triệu lượt khách, tăng 25% theo năm.
Trong đó, khoảng 600.000 lượt là khách quốc tế, tăng 33% theo năm. Khách nội địa chiếm
1,63 triệu lượt, tăng 22% theo năm. Hiện nay, có 23 đường bay quốc tế đến Đà Nẵng. Trong 6
tháng đầu năm 2015, lượt khách đến Đà Nẵng bằng đường hàng không đạt 268.275 lượt, gấp
đôi 6 tháng đầu năm 2014.
Savills Việt Nam dự đoán, từ 6 tháng cuối năm 2015 trở đi, thị trường có 38 dự án tương lai
cung cấp 8.570 phòng, tương đương 120% nguồn cung hiện tại. Tính đến năm 2017, thị
trường khách sạn Đà Nẵng sẽ có thêm 2.400 phòng từ 8 khách sạn. Trong đó, sáu khách sạn
sẽ nằm tại khu vực biển.


Khách sạn dưới 3 sao cung đang vượt cầu

Trái ngược với những khách sạn từ 3-5 sao, các khách sạn quy mô nhỏ từ dưới 3 sao, nhà nghỉ
lại đang gặp nhiều khó khăn, kinh doanh kém hiệu quả.
Sở VHTTDL Đà Nẵng chỉ rõ nguyên nhân do hầu hết khách sạn loại này được các chủ đầu tư
xây dựng một cách tự phát, thiếu thông tin thị trường, thiếu thông tin về các tiêu chuẩn xếp
hạng khách sạn, thiếu chuẩn bị nhân lực vận hành và kế hoạch kinh doanh.
Một số khách sạn mới đưa vào hoạt động bị hạn chế về thiết kế và công năng sử dụng không
đạt các tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng dịch vụ,
các tiện ích phục vụ khách dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả.
Lý do chọn đề tài
Hiện nay nhu cầu của con người ngày càng phát triển. Trong xu thế phát triển đa dạng của nhu
cầu du lịch, ẩm thực không còn chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ cho nhu cầu của khách về
ăn uống đơn thuần mà đã trở thành mục đích của các chuyến du lịch. Một số doanh nghiệp lữ
hành đã tổ chức những chương trình du lịch ẩm thực với mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu
du khách về thưởng thức những hương vị truyền thống đặc sắc tại các điểm du lịch. Các tour
du lịch đã nhắm thẳng đích đến là những là món ăn ngon thu hút được rất nhiều du khách
tham gia như: thưởng thức món ngon của Huế, ẩm thực Đà Nẵng về đêm hay đặc sản đường
phố trong “mê cung” phố cổ Hà Nội…


Nhiều tour du lịch chuyên về thưởng thức ẩm thực được khai thác

Văn hóa ẩm thực có những vai trò nhất định và góp phần làm tăng hiệu quả, tạo nên thành
công cho hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút du khách đến với địa phương.
Bởi văn hóa ẩm thực được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng và cách thức ăn uống
tiêu biểu. Đó là cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những khía cạnh văn hóa truyền
thống. Ngoài những thông tin quảng bá du lịch được khách du lịch quan tâm như: khách sạn,
điểm du lịch, cảnh quan, các phương tiện vận chuyển, điều kiện giao thông, thì yếu tố ẩm thực
không kém phần quan trọng, nhiều khách du lịch rất quan tâm đến việc ăn món gì ngon, địa
điểm ăn uống nào phù hợp với hành trình du lịch.
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. PHÂN LOẠI NGUYÊN LIỆU .
. 1- Lựa chọn nguyên liệu, phương pháp bảo quản
Nước ta là một nước nhiệt đới, cây cối bốn mùa xanh tươi, sông núi nhiều, bờ biển dài sinh
vật phong phú do vậy nguyên liệu chế biến món ăn rất dồi dào. Căn cứ vào nguồn gốc đặc
điểm và quá trình chế biến các nguyên liệu, ta có thể phân thành mấy loại chính như sau:
• Nguyên liệu gốc thực vật:
• Lương thực: có gạo, ngô, khoai, sắn…là nguồn thức ăn thông dụng và cung cấp dinh
dưỡng chủ yếu của nhân dân ta hàng ngày.
• Các loại đậu hạt: có đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu đũa, đậu ván…vừa có thể làm
thức ăn trực tiếp, vừa có thể chế biến thành các sản phẩm khác như đậu phụ, giá …
• Loại rau: có hai loại rau ở dạng tươi và rau ở dạng khô.
• Rau tươi:
.
Rau ăn lá: có rau cải, rau ngót, mùng tơi, rau dền …
.
Rau ăn thân: có rau muống, dọc mùng, ngó sen …


.
.
.
.
.

Rau ăn củ, rễ: có su hào, cà rốt, củ cải, củ dền …
Rau ăn quả: cà chua, bầu bí, dưa chuột …
Rau ăn hoa: hoa lơ, hoa chuối, hoa thiên lý, hoa điên điển …
Rau ăn búp: măng, giá, rau mầm …
Rau mọc ở biển: rong biển, rau câu …

• Rau khô: có nấm hương, mộc nhĩ, măng khô, củ cải khô,…
• Các loại dầu mỡ: có dầu lạc, dầu vừng, dầu hạt cải,… có tác dụng cung cấp nhiệt
lượng, tăng mùi thơm của thức ăn. Ngoài ra còn có hương nguồn gốc thực vật như
hương hoa bưởi, hạt tiêu, quế chi, đinh hương, thảo quả.
• Nguyên liệu nguồn gốc động vật:
• Thịt gia súc: heo, bò, dê, thỏ,…hàm lượng nước lớn (từ 74 – 78%), nếu nấu chín hàm
lượng nước trong thịt sẽ giảm đi một nửa. Thịt gia súc chứa nhiều chất béo và đạm, thịt
heo được dùng phổ biến nhất và chế biến thành nhiều loại thức ăn.
• Thịt gia cầm và thủy cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng. So với thịt gia súc, thịt gia cầm có thớ
thịt mềm, non, vị ngon và dễ tiêu hóa hơn.
• Phủ tạng các loại gia súc, gia cầm: não, tim, gan, bầu dục, lưỡi… rất phong phú về
hình thái mùi vị và hàm lượng vitamin A, B nhất là trong gan các loại động vật. Chúng
có thể được chế biến thành nhiều món ăn.
• Các loại thủy, hải sản: rất phong phú về chủng loại và thành phần của các loại thực
phẩm đó cũng rất khác nhau:
+ Các loại cá: bao gồm cá nước ngọt như cá chép, cá rô, cá lóc… và các loại cá
nước mặn như cá thu, cá chim, cá song, cá nục, cá chích… Thành phần dinh dưỡng của các
loại cá tương đương với thịt. Hàm lượng protein tương đối cao với tỷ lệ acid amin cân đối, có
nhiều lysine. Protein chủ yếu có trong cá là albumin, globulin. Tổ chức liên kết thấp và mô
phân phối đều gần như không có elastin nên protein của cá dễ đồng hóa và hấp thu hơn thịt.
+ Các loại tôm: tôm đất, tôm he, tôm càng… là nguồn nguyên liệu có hàm
lượng Ca và P khá cao.
Ngoài ra, còn có các loại thủy sản như nghêu, sò, ốc… cũng là những nguồn
thực phẩm quí giá cung cấp dinh dưỡng cho con người. Bên cạnh đó, ếch là loại động vật
sống dưới nước, được dùng để chế biến các món ăn đặc sản.
• Trứng: có trứng gà, vịt, ngan,ngỗng, dùng phổ biến nhiều là trứng vịt và trứng gà.
Trứng chứa nhiều đạm, mỡ, muối vô cơ, dễ tiêu hoá, do đó trong chế biến phối hợp
với các loại nguyên liệu khác sẽ làm thành phần dinh dưỡng cao, thức ăn thêm hoàn
thiện.
• Sữa: có sữa bò, dê, hàm lượng dinh dưỡng tương đối đầy đủ, là nguồn cung cấp l số

acid amin mà lương thực không có.
• Mỡ động vật: thường dùng mỡ lợn, bò, dê, gà, vịt…
• Đặc sản: các loại nguyên liệu sản lượng ít, khai thác khó khăn, dinh dưỡng cao, giá
thành đắt. Hầu hết là sơn hào, hải vị như tổ yến, gân hưu, hải sâm, vây bóng cá…
• Nguyên liệu gốc khoáng vật:
• Trong chế biến thức ăn, nguyên liệu gốc khoáng vật không nhiều, chủ yếu có muối,
ngoài ra còn một ít diêm tiêu, phèn chua… muối bao gồm muối biển, muối giếng,
muối mỏ, muối hồ… là nguyên liệu điều vị chính trong nấu nướng.
CÁCH CHỌN NGUYÊN LIỆU:
-Tầm quan trọng của việc lựa chọn nguyên liệu:
Món ăn ngon và chất lượng tốt không những do yếu tố kỹ thuật quyết định mà còn do
chất lượng nguyên liệu qui định, bởi vậy người chế biến món ăn không những cần nắm vững
kỹ thuật mà còn phải biết xem xét lựa chọn nguyên liệu trước khi đưa vào khâu chế biến.
Chọn được nguyên liệu có chất lượng tốt có ý nghĩa rất lớn. Trước hết nó sẽ đảm bảo
chất lượng sản phẩm chế biến ra ngon, đạt yêu cầu về dinh dưỡng, sau nữa tiết kiệm được hao


phí, giảm giá thành, giúp cho quá trình gia công chế biến nhanh, đảm bảo năng suất và kỹ
thuật, đồng thời cũng đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm cho người ăn.
Cách chọn lựa nguyên liệu:
Yêu cầu chung của việc lựa chọn là phải đảm bảo cho nguyên liệu tươi hoặc sống ít
tạp chất, không chứa các mầm bệnh, phù hợp với yêu cầu chế biến và giá cả hợp lý.
Sau đây là cách lực chọn một số nguyên liệu chính:
Lương thực:
Lương thực dùng trong chế biến thức ăn khi lựa chọn cần căn cứ vào độ tươi, độ đồng đều,
khô sạch và độ nặng. Phải có độ bóng nhất định và mùi vị bình thường. Nếu màu sạm, có men
mốc, mùi hơi chua… là lương thực củ kém chất lượng, vitamin và các dinh dưỡng khác đều
giảm nhiều.
Rau quả:
Chủ yếu lựa chọn rau quả căn cứ vào thời vụ và mức độ tươi, rau đúng mùa thường ít xơ,

không xốp hay cằn cổi vị không đắng, non, ngọt; ví dụ như:
* Rau muống: thời vụ gần như quanh năm, tốt nhất là vào những tháng mưa nhiều, nên chọn
loại có ngọn non, thẳng vươn dài, cuống to, lá xanh và không sâu. Rau muống có thể luộc,
nấu canh, làm dưa, nộm hoặc ăn sống.
* Rau cải xanh: thời vụ thường vào thánh9 đến tháng giêng năm sau. Nên chọn loại rau non,
lá xanh, mỏng, cuộng to, dùng để nấu canh, luộc hoặc xào.
* Rau ngót: mùa từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau, nên chọn những mớ lá non mượt, không
sâu dùng để nấu canh.
* Bắp cải: đầu mùa vào khoảng tháng 11, nên chọn những bắp cuộn chặt, lá dày, đầu lá khép
kín, không xòe, cuống nhỏ, chắc tay, không ngậm nước, dùng để luộc, nấu canh hoặc hầm
xào.
* Su hào: mùa cũng vào tháng 11, chọn những củ non đều chắc tay, không nứt và rể nhỏ. Có
thể dùng xào nấu và làm dưa góp, phơi khô dầm dấm.
* Cà chua: chọn những quả đỏ hồng, chắc tay, rắn, không dập úng, cuống tươi, ngon nhất là
cà chua hồng đặc ruột, nhiều sinh tố. Cà chua dùng nấu canh, xào, om, là, nước xốt.
* Măng: có từ tháng 3 trở đi. Măng tươi (măng tre, măng vầu) chọn những cây ngắn, dày, tốt,
gốc to, ngọn tươi múp; măng khô chọn thứ dày.
* Bí đỏ: mùa từ tháng 4,5 đến tháng 7,8 chọn quả có cuống, da còn hơi xanh,cầm nặc tay,
giòn.Quả nào vỏ chắc, giòn là già tốt, cạo lớp da ngoài cùng nếu thấy xanh thì ruột bí sẽ rất
đỏ, ăn ngon. Bí đỏ thường dùng để nấu canh, xào nấu với thịt hoặc nấu chè.
* Mướp: mùa từ tháng 4 đến tháng 6, có 2 loại quả chính: mướp hương quả nhỏ, vỏ trắng, ít
xơ, ăn thơm ngon; mướp trâu quả to vỏ xanh, nhiều xơ không ngon bằng, nên chọn những quả
bánh tẻ (không non, không già), cuống tươi. Mướp thường dùng nấu canh hoặc xào.
Thịt gia súc:
+ Thịt lợn:
– Nếu chọn lợn sống cần căn cứ 4 tiêu chuẩn: đầu to da mỏng, béo, xương bé, lợn loại ngon
thân hình béo cân xứng (vai nở, da nhẳn, ngực phình, thịt lưng dày, tỉ lệ thịt khoảng 70%).
– Nếu thịt lợn đã làm đông thì chọn loại da mỏng, mỡ dày, bóng, màu sắc trắng, nạc hồng,
không chọn loại thịt nhão, màu sẩm có mùi vị khác, gân săn, ống xương liền tủy, thớ thịt kết
cấu chặt chẽ, đàn hồi tốt.

+ Thịt bò:
– Thịt bò tốt bề mặt có lớp màng mỏng, chưa khô, trơn nhẵn, không nhăn nheo, da
mỏng, mỡ dầy. Mỡ có thứ trắng, thứ vàng, thứ vàng nhạt, ánh bóng tươi sáng, mặt thịt kết cấu
chặt chẽ, có tính đàn hồi, nước canh thịt trong. Thịt bò xấu bề mặt có lớp màng cứng khô,
nhăn và thô màu xỉn, kết cấu thớ thịt nhão, có mùi ôi, nước canh đục.
Thịt gia cầm:
Gà, vịt, ngan, ngỗng nói chung nên chọn những con béo, khỏe, nhanh nhẹn, màu đỏ
tươi, lông mượt, có ánh bóng và thịt chắc.


Những con cử động chậm chạp,rù, bắt không giãy giụa, màu tím, thịt mềm, mỏ sủi
bọt, mắt ướt, lông rụng hoặc dính bẩn là loại gầy ốm, ăn không ngon và không lợi cho sức
khỏe.
Thủy hải sản:
+ Cá: Nên chọn loại tươi mang đỏ, mắt trong xanh, vây cá còn nguyên không tróc,
thịt cá chắc, không dính và có tính đàn hồi. Cá ươn mang thường có màu xám, vẩy dễ tróc,
mắt trắng đục, thịt nhão, có mùi ươn ăn bở, không ngon.
+ Tôm tép: Nói chung nên chọn loại động đậy, màu vỏ còn xanh. Trường hợp dã chết
nhưng đuôi vẫn còn hoàn chỉnh, thân vẫn còn giữ được độ cong nhất định, vỏ còn ánh sáng,
thịt còn chắc và non thì chất lượng vẫn còn tốt.
+ Cua đồng: Cua cái ăn ngon hơn vì nhiều gạch, gạch lại vàng và béo. Cua cái khác
với cua đực ở chỗ yếm to. Nên chọn loại cua còn sống, loại đã chết nếu xé mai ra gạch còn
đặc thì vẫn ăn được, nếu gạch vữa không nên ăn.
Trứng:
Trứng tốt là những quả trứng tươi ăn ngon, bổ, đảm bảo sức khỏe. Trứng tươi thì vỏ
sạch, mặt vỏ hơi ram ráp chứ không nhẳn bóng như trứng đã ấp, không có đốm, vết và hiện
tượng rạn nứt, nhấc lên thấy nặng tay. Soi trứng dưới ánh sáng mặt trời hoặc đèn thấy buồng
không khí đầu trứng hở ít, toàn quả trứng trong suốt hoặc hơi hồng và không có bóng đen của
lòng đỏ hơi lệch về bên cạnh. Ngược lại với tình trạng trên là trứng xấu không nên ăn.
+ CẤT TRỮ, BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU:

Trong các xí nghiệp ăn uống công cộng hoặc tập thể, nguyên liệu có thể mua về đem
chế biến ngay, song phải có thứ phải dự trữ một thời gian ngắn mới đưa ra chế biến. Quá trình
dự trữ đó do những biến đổi của các thành phần vốn có trong nguyên liệu và tác động của
những yếu tố bên ngoài nguyên liệu sẽ dễ bị thay đổi, giá trị dinh dưỡng giảm dần. Vì vậy
việc chăm sóc bảo quản tốt nguyên liệu vừa là nhằm mục đích giữ cho nguyên liệu khỏi bị
hao hụt về mặt số lượng, vừa nhằm kéo dài thời gian sử dụng và giá trị dinh dưỡng các
nguyên liệu sẵn có.
Nguyên nhân gây nên sự biến chất của nguyên liệu:
Có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do mấy yếu tố:
+ Vi sinh vật: gồm những loại như vi khuẩn, men, nấm, mốc nó có thể làm cho nguyên liệu
biến đổi màu sắc, mùi vị, độ quánh cuối cùng bị hư hỏng thối rữa không còn dùng được. Nói
chung vi sinh vật có nhiều trong đất, nước, không khí và rất dễ xâm nhập vào nguyên liệu.
+ Trùng bọ: như mới, kiến, gián, chuột, ruồi…nó vừa có thể trực tiếp gây hao hụt về mặt số
lượng vừa có thể làm biến chất các nguyên liệu cất trữ trong kho, nhất là ruồi, chuột còn mang
theo nhiều loại vi trùng sinh bệnh nguy hiểm nhiễm vào nguyên liệu.
+ nhiệt độ: nhiệt độ ở một mức nào đó sẽ làm cho chất lượng biến chất như thịt chóng thiu ôi,
cá ươn, trứng vữa, rau quả úng vàng, ủng vập.
+ Độ ẩm: độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình cất trữ nguyên liệu, vì vi sinh
vật cũng như trùng bọ rất dễ hoạt động và phát triển ở điều kiện ẩm ướt, độ ẩm cao thường
làm cho nguyên liệu mốc, vón cục, lên men…
+ Ánh sáng: ánh sáng mặt trời khi chiếu trực tiếp vào một số nguyên liệu có thể làm cho một
số nguyên liệu biến màu, héo úa, mất dinh dưỡng, có khi còn làm thay đổi cả mùi vị như dầu
mỡ có mùi ôi thiu.
+ Môi trường vệ sinh: nhiều nguyên liệu rất dễ dính bụi hoặc nhiễm mùi vị khác do môi
trường cất trữ, chẳng hạn như để chung rau với cá thì rau rất dễ phải mùi tanh.
1.1- Các phương pháp sơ chế.
Sơ chế thô: Nhằm loại bỏ những phần không ăn được, những phần bị hư, những phần có
giá trị dinh dưỡng thấp và những phần độc hại đối với cơ thể con người
Sơ chế tinh: Bao gồm các kỹ thuật cắt thái, tẩm ướp, giã, xay phù hợp với các món ăn cụ
thể . Nguyên liệu qua khâu này thành bán thành phẩm để chờ chế biến nhiệt.

1.2 - Các phương pháp chế biến


Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt:
+ Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước :
a Luộc :
- Làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm.
Tuỳ yêu cầu món ăn cho thực phẩm vào lúc nước lạnh, ấm hoặc nước sôi
* Yêu cầu kĩ thuật:
Nước trong – ĐV: chín mềm , không dai , nhừ – TV: rau xanh chín tới , củ chín bở
b Nấu:
- Phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật, có gia vị trong môi trường nước
* Yêu cầu kĩ thuật: TP chín mềm, không dai, không nát – Vị thơm ngon, vừa ăn – Màu hấp
dẫn
c Kho:
- Làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà
* Yêu cầu kĩ thuật:
- TP mềm nhừ, không nát – Thơm ngon, vị mặn, màu vàng nâu
+Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước: (hấp , đồ )
Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Lửa to để hơi nước bốc nhiều mới đủ làm
chín thực phẩm
* Yêu cầu kĩ thuật:
TP chín mềm, ráo nước – Hương vị thơm ngon – Màu sắc đặc trưng của món

+Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa:
Nướng:
- Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa. Nướng 2 bên mặt thực phẩm đến khi
vàng đều
* Yêu cầu kĩ thuật:
Chín đều, không dai, vàng nâu – thơm ngon đậm đà

Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:


a Rán:
- Làm chín thực phẩm trong lượng chất béo khá nhiều, lửa vừa
* Quy trình thực hiện: xem SGK /88
* Yêu cầu kĩ thuật:
Giòn xốp, ráo mỡ, chín kĩ – thơm ngon, vừa miệng – lớp da vàng nâu
b Rang:
- Đảo đều thực phẩm trong chảo với 1 lượng chất béo ít hoặc không, lửa vừa để thực phẩm
chín từ ngoài vào trong
* Quy trình thực hiện; xem SGK /88
* Yêu cầu kĩ thuật:
Khô, săn chắc, thơm màu hấp dẫn
c Xào:
- Thực phẩm (ĐV +TV) được đảo qua lại trong chảo với lượng chất béo vừa phải . Đun lửa to
trong thời gian ngắn, có thể thêm nước
* Yêu cầu kĩ thuật:
- TPĐV: chín mềm không dai
- TPTV: chín tới, màu tươi
- Ít nước, hơi sệt, vị vừa ăn

Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt:
Trộn dầu giấm: là làm thực phẩm giảm bớt mùi vị chính (mùi hăng ) và ngấm các gia vị
khác, tạo nên món ăn ngon miệng
Trộn hỗn hợp: pha trộn các thực phẩm đã làm chín bằng các phương pháp khác kết hợp
với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao

1.3. Nét văn hoá ẩm thực chung của Việt Nam, một số nước châu Á, châu Âu có liên
quan đến đề tài.

1.3.1. Nét văn hoá ẩm thực chung của Việt Nam: Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự
nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với người Việt ẩm thực không chỉ là nét văn
hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần.Qua ẩm thực ta có thể hiểu được nét


văn hóa thể hiện phảm giá con người , trình độ văn hóa cuả dân tộc với những đạo lí
,phép tắc , phong tục trong cách ăn uống.
Cách ăn uống, phép tắc ăn uống,cách chế biến thực phẩm,cách chọn thực phẩm, của người
việt biểu hiện đặc tính ,cách suy tư cũng như mối quan hệ giũa con người với nhau ,và cả
giữa con người với thế giới thần thánh và ma quỷ.Cho nên ăn uống mang chiều sâu triết học
và quan niệm tâm linh không ai có thể chối bỏ được .Từ ăn uống bao gồm hai động tác là ăn
và uống.Người Việt đều hiểu ăn uống theo một cách chung như là cách sống.
Văn hóa ẩm thực của người Việt có những nét đặc trưng như là tính hòa đồng, đa dạng, ít
mỡ.đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia vị làm tawng sức hấp dẫn trong món ăn.
Việc ăn thành mâm,sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán
chung của tất cả các dân tộc đang sinh sống trên đất Việt.
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn
hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ
cư xử lịch lãm .Việc ăn uống đều có thể có những phép tắc, lề lối riêng của từng người, của
từng gia đình của từng cộng đồng dân cư và của cả xã hội.
Bản thân mỗi người đều biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như đề cao danh dự
của mình :” ăn trông nồi,ngồi trông hướng” phản ánh tinh thần thanh cao trong văn hóa ẩm
thực.
Trong gia đình, ăn chung mâm ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ “kính trên
nhường dưới “ thể hiện sự kính trọng tình cảm yêu thương.Bữa cơm trắng thường ngày được
xem là cơ hội sum họp gia đình, mọi người quay quần bên nhau sau một ngày làm việc.
Trong xã hội việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong cã
hội, khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều
để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dung đũa trước khách, và có
lời mời khách them khi khách dung bữa.

Âm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn
gia vị, những thói qen ăn uống nói chung và nghi thức ăn uống nối riêng của mọi người Việt
trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như ít người có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm
ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trên cộng đồng người Việt.
1.3.2. Ẩm thực châu Á:
-Ẩm thực Trung Quốc được coi là ẩm thực mang đậm nét Phương Đông. Đến với thế giới
ẩm thực Trung Quốc là đến với những món ăn truyền thống từ mọi miền trên đất nước Trung
Quốc. Mỗi một vùng miền lại một phong cách ẩm thực khác nhau, tạo nên nét đặc sắc riêng
của từng vùng miền; Văn hóa ẩm thực Trung Quốc đặc sắc và độc đáo bởi sự toàn vẹn trong
suy nghĩ, sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị và cả trong cách bày biện; Sự tinh tế trong các
món ăn chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị đến cách bày biện, trang trí. Món ăn ngon
phải đảm bảo có màu sắc đẹp mắt, có hương thơm ngào ngạt làm say lòng thực khách, có vị
ngon của đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi, và cách trình bày thật thu hút và ấn tượng.
Các món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn bổ dưỡng bởi sự kết hợp tài tình giữa các thực
phẩm và các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc…


Cũng giống như Việt Nam, người Trung thường dùng đũa để gắp thức ăn. Điều này thể
hiện sự điềm đạm, lịch sự và khoan thai khi ăn. Đối với họ thì dao và dĩa được xem là vũ khí
gây thương tích.
-Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị
tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ
nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa. Do vị trí địa lý bốn bề bao quanh đều là biển, hải
sản và rong biển chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của người Nhật. Lương thực chính của
người Nhật là gạo; người Nhật cuộn gạo trong những tấm rong biển xanh đen, tạo thành món
sushi, được xem là quốc thực của Nhật Bản. Ngoài ra, các món ăn chế biến từ đậu nành cũng
có tầm quan trọng đặc biệt trong ẩm thực Nhật. Về thức uống, người Nhật nổi tiếng với mạt
trà, loại bột trà xanh.
- Âm thực Hàn quốc là đất nước có một nền văn hóa ẩm thực khá phong phú và hấp dẫn.
Nghệ thuật ẩm thực của đất nước này thể hiện ở sự tinh tế trong từng món ăn. Món ăn chính

của người Hàn là cơm. Thức ăn chủ yếu là các loại rau luộc, xào hoặc tẩm, trộn gia vị như rau
củ muối, rau trộn…, các món canh, hầm và kimchi.
Người Hàn Quốc thường có 6 món cho bữa sáng,12 món cho bữa trưa và gần 20 món cho
bữa tối. Mỗi món ăn có những nguyên liệu và phương pháp nấu riêng, không trùng lặp.
Món ăn thường có nhiều màu sắc do đó mà việc chế biến, trình bày cũng lắm công phu,
tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Cách nấu nướng của người Hàn thường thay đổi theo mùa,
đặc biệt là trong mùa đông, thường hay dựa vào kim chi và các loại rau củ
1.3.3. Ẩm thực châu Âu là nền ẩm thực có sức ảnh hưởng nhiều đến văn hóa ẩm thực thế
giới. Các món ăn Âu luôn được những người sành ăn ngưỡng mộ bởi sự hài hòa, tinh tế
nhưng đơn giản và sang trọng. Thực khách luôn bị “mê hoặc” bởi cái vị béo bùi của phô mai,
bơ, sữa; sự phong phú của các loại gia vị; cách chế biến rất riêng...
Những quốc gia tiêu biểu cho ẩm thực châu Âu có thể kể đến như: Pháp, Ý, Anh, Tây Ban
Nha, Thổ Nhĩ Kỳ.., mỗi nước tạo nên những điểm đặc trưng mà bất kì ai có dịp thưởng thức
đều không thể quên được.

Nếu đã đến châu Âu thì nhất định bạn phải ghé thăm nước Pháp xinh đẹp, lãng mạn để
thưởng thức sự hoa lệ và nét cổ điển của nền văn hóa châu Âu, đặc biệt là phong vị sang trọng
của ẩm thực Pháp.
Như các nước Châu Âu khác, trong các bữa ăn hay các bữa tiệc của người Pháp thường có sự
hiện diện của rượu vang. Đặc biệt, mỗi món ăn có một loại rượu vang riêng phù hợp chứ
không dùng một loại rượu suốt bữa ăn. Bên cạnh rượu vang, nước xốt cũng là một thành phần
đáng chú ý của phong cách ẩm thực Pháp. Đó là một sự hòa quyện đầy nghệ thuật tinh tế giữa
các loại thảo mộc, lá thơm và trái cây như quế, oải hương, cam, bưởi..
ngâm được bảo quản trong những lọ gốm chôn dưới nền đất ở trong sân nhỏ. Việc chuẩn bị
món ăn thường rất công phu.


Người Hàn cũng dùng đũa như người Việt nhưng đũa của họ bằng kim loại, rất nhỏ và
mỏng. Mỗi người khi ăn có một chén ăn riêng, 1 đôi đũa và 1 thìa riêng biệt. Khi ăn, dùng đũa
để gắp thức ăn cho vào chén riêng, sau đó dùng thìa xúc cơm và thức ăn để ăn. Tuyệt đối

không cầm bát lên và không dùng đũa và cơm như người Việt.
1.4 Thực đơn: Khái niệm, phân loại, vai trò của thực đơn
1.4.1 Khái niệm thực đơn
-Thực đơn là bảng danh mục các món ăn, đồ uống được sắp xếp theo một trình tự nhất
định,có thể là thực đơn của một bữa ăn, một số bữa ăn hoặc thực đơn ghi các món ăn nhà
hàng có khả năng chế biến.
- Thực đơn có thể ghi giá hoặc không ghi giá của món ăn.Thực đơn có thể ghi bằng một
hoặc nhiều ngôn ngữ để thuận tiện cho khách sử dụng.
1.4.2 Phân loại thực đơn: có 2 loại
-Thực đơn dung cho bữa ăn hằng ngày.
- Thực đơn dung cho các loại cổ, tiệc,liên hoan
1.4.3 Vai trò của thực đơn:
*Vai trò của thực đơn trong quảng cáo:
Đối với khách hàng đến nhà hàng lần đầu thực đơn là cơ sở cho khách chọn món.Căn cứ vào
quy mô của các món ăn trong thực đơn có thể biết được khả năng phục vụ trong khách sạn,
nhà hàng. Thực đơn thông dụng là thực đơn dạng bảng,dạng sách hoặc dạng áp phích.
Đối với khách hàng có nhu cầu đặc tiệc ở nhà hàng có thể căn cứ vào thực đơn dạng sách để
đặt ăn theo ý muốn. Đối với khách ở cách xa địa điểm phục vụ, thực đơn dạng gấp, tờ rơi là
cơ sở để khách lựa chọn các loại tiệc, chọn món cho mình, ngoài ra trên các loại thực đơn này
còn có sẵn địa chỉ, số điện thoại để khách lien hệ dễ dàng.
*Vai trò của thực đơn trong quản lý, giám sát:
Căn cứ vào thực đơn đã duyệt , nhà hàng có thể kieermtra các mó ăn đã chế biến hay đưa ra
phục vụ. Khách hàng cungc có thể kiểm soát các món ăn trên thực đơn khi ăn trong các bữa
tiệc. Thực đơn là một trong những chứng từ lưu giữ, giám sát việc sản xuất, bán hàng và
doanh thu.
*Vai trò của thực đơn trong tính toán nguyên liệu, dụng cụ
Căn cứ vào thực đơn đã duyệt, các bộ phận liên quan như tiếp phẩm, thủ kho,nhà bếp, bộ
phận bày bàn có cơ sở chuẩn bị nguyên vật liệu , thiết bị, dụng cụ để thực hiện các nghiệp vụ
của mình.
*Vai trò của thực đơn trong hoạch toán

Căn cứ vào giá thành được xây dựng trên cơ sở là số lượng món ăn hay mâm ăn vad tiêu
chuẩn ăn của khách để tính toán các chi phí, lãi, thực lãi, các khoảng phải nộp thuế... Nếu quá
trình sản xuất tuân thủ theo đúng các định mức quy định thì có thể tính chính xác được các chi
phí, qua đó hoạch toán từng khâu để biết để điều chỉnh định lượng, giá thành, giá bán cho phù
hợp.


1.5 Tiệc: Khái niệm, các hình thức tổ chức tiệc và đặc điểm của hình thức đó.
1.5.1 Khái niệm:
- Tiệc là cung cấp một bữa ăn quy mô, đầy đủ với các món ăn đa dạng, phong phú với số
lượng nhiều trong đó gồm món ăn chính và món tráng miệng.
1.5.2 Các hình thức tổ chức tiệc và đặc điểm của hình thức đó:
 Các hình thức:






Tiệc ăn đứng cho khách nhóm đông
Tiệc trà
 Đặc điểm:
Tiệc ăn đứng cho khách nhóm đông: đây là một phương pháp phổ biến để dọn thức ăn
cho một số lượng lớn các người với một số lượng nhân viên ít ỏi . Việc tổ chức các
tiệc đứng có thể tạo mối quan hệ giao lưu giữa các thực khách hơn là các bữa tiệc
truyền thống vì họ không cố định vào một vị trí tại một bàn ăn, họ có thể chủ động gặp
gỡ, trao đổi trò chuyện với các thực khách khác.Ngoài ra việc tự chọn các món ăn làm
tăng tính chủ động cho thực khách thì họ có quyền tự do lựa chọn về món và số lượng
món ăn theo ý thích của mình.
Tiệc trà: thường được chuẩn bị khá đơn giản ở dạng tiệc đứng kiểu buffet với những

món ăn nhanh gọn nhẹ như bánh ngọt, trái cây và nước. Không gian tiệc diễn ra ở
ngoài khuôn viên phòng hội nghị để khách mời có thể đi lại thong thả, vừa thư giản cơ
thể vừa làm mới tâm trạng trước khi tiếp tục chương trình sự kiện.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1

Giới thiệu về khách sạn NOVOTEL

Khách sạn Novotel Đà Nẵng ( 5 Sao)
ĐỊA CHỈ : 36 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Giá

: đang cập nhật

Novotel nằm tọa lạc tại khu vực phía Tây sông Hàn của trung tâm Thành
Phố Đà Nẵng, là một trong những khách sạn 5 sao cao nhất miền Trung. Từ
Novotel bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Thành Phố và dịu mát tầm mắt từ
những khoảng xanh mênh mông của thiên nhiên cây cỏ hay tận hưởng từ luồn
gió mát trong lành từ dòng sông Hàn thơ mộng một cách trọng vẹn vẻ đẹp hài
hòa của nơi đây từ bình minh cho đến khi ánh hoàng hôn buông xuống.


Khách sạn Novotel 37 tầng này có các phòng nghỉ hiện đại chỉ cách Ga Đà
Nẵng 1 km và cách Sân bay Quốc tế Đà Nẵng 2 km. Wi-Fi được cung cấp
miễn phí. Các phòng máy lạnh tại Novotel Danang đi kèm truyền hình vệ tinh
màn hình phẳng, két an toàn và phòng tắm riêng với bồn tắm, máy sấy tóc và
đồ vệ sinh cá nhân miễn phí. Ban công riêng có tầm nhìn ra quang cảnh hoàng
hôn tuyệt đẹp.


Tòa nhà chọc trời này có tầm nhìn toàn cảnh thành phố và các bãi biển từ
quầy bar. Du khách có thể rèn luyện sức khỏe tại trung tâm thể dục hoặc bơi
thư giãn tại hồ bơi ngoài trời.


Nằm trong bán kính chỉ 1,2 km từ Bảo tàng Chăm, nhà hàng The Square
của Novotel Danang Premier Han River phục vụ ăn uống trong nhà và ngoài
trời. Du khách có thể thưởng thức các món ăn Địa Trung Hải tại quán Eliseo
trên tầng 33, nơi có tầm nhìn ra quang cảnh Sông Hàn. Để nhâm nhi đồ uống
trước bữa tối, khách có thể đến ghé vào các quán bar Pier 36, Splash và
Vertico.
Các dịch vụ, tiện nghi phục vụ nhu cầu công việc, hội nghị tại khách sạn
này bao gồm trung tâm dịch vụ văn phòng, phòng họp nhỏ và các dịch vụ
hành chánh, thư ký. Khách sạn phù hợp với doanh nhân/khách đi công tác.
Nhân viên sẵn sàng hỗ trợ tư vấn du lịch/vé, dịch vụ cưới và dịch vụ hỗ trợ
nhu cầu hành chánh, văn phòng.
Novotel hứa hẹn là nơi phục vụ tốt nhất về tiện nghi, dịch vụ cho Quý
khách.


1

Sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển của khách sạn NOVOTEl

Novotel tại Việt Nam ra đời năm 1967, Novotel là thương hiệu đầu tiên và bền bỉ nhất của
AccorHotels vận hành với 450 khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại 61 quốc gia. Tại Việt Nam có
sáu khách sạn Novotel với 1,362 phòng, là thương hiệu của AccorHotels có sự hiện diện rộng rãi
nhất tại Việt Nam.



Các khách sạn mới khai trương gần đây bao gồm Novotel Phu Quoc Resort, khai trương tháng 1
năm 2016 với 366 phòng, suites và villas trên hòn đảo nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên, nhiều
điểm du lịch hấp dẫn và nhiều tour du lịch sinh thái, và Novotel Suites Hanoi – khách sạn Novotel
Suites đầu tiên tại Châu Á Thái Bình Dương chính thức khai trương tháng này tại quận Cầu Giấy
với 151 phòng và suites lý tưởng cho những chuyến đi trung và dài ngày. NOVOTEL tại ĐÀ
NẴNG Khai trương ngày 30-4-2013, khách sạn Novotel Danang nhanh chóng trở thành một

điểm nhấn mỹ quan tại Đà Nẵng. Ngày 30-7 vừa qua, khách sạn này được Tổng Cục Du lịch
Việt Nam công nhận là khách sạn 5 sao. Tòa nhà với kiến trúc độc đáo tượng trưng cho sự
phát triển không ngừng và tương lai phồn vinh của thành phố trẻ. Novotel hội tụ đủ mọi yếu
tố để xứng đáng là một khách sạn 5 sao theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Trước hết, phong cách
thiết kế hiện đại được thực hiện tỉ mỉ đến từng chi tiết, nhằm mang đến khách hàng không
gian ở hoàn hảo.

Hơn 300 phòng ở và các căn hộ dịch vụ đều có ban công với hướng nhìn bao quát thành phố
và được trang bị bởi những tiện nghi đẳng cấp để tăng thêm những trải nghiệm lưu trú vô
cùng thoải mái. Phong cách sống gần gũi trong sự sang trọng bậc nhất là điều khác biệt ở
Novotel mà hầu hết khách hàng nào cũng có thể cảm nhận.


2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị của nhà hàng - khách sạn
Khách sạn Novotel Danang Premier Han River tọa lạc tại vị trí lý tưởng tại trung tâm thành
phố Đà Nẵng, trên đường Bạch Đằng - con đường ven bờ Đông sông Hàn. Đây là một trong
những khách sạn cao nhất miền Trung với 37 tầng, bao gồm khu căn hộ, khách sạn cao cấp,
trung tâm hội nghị hiện đại và hệ thống nhà hàng sang trọng theo tiêu chuẩn quốc tế do tập
đoàn Accor quản lý.


Khách sạn chỉ cách sân bay Đà Nẵng 10 phút đi xe, cách nhà ga Đà Nẵng 10km. Lưu trú tại
đây, bạn cũng sẽ dễ dàng ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố như: cầu quay

sông Hàn, bảo tàng Chăm, chợ Hàn, Indochina Riverside Towers, Đền Cao Đài…

Novotel Danang Premier gây ấy tượng với du khách bởi kiến trúc mở, xuyên suốt tạo cảm
giác thư giãn, thoải mái. Bạn có thể tha hồ di chuyển trong phòng mà không phải thấy gò bó
như thường thấy khi lưu trú tại khách sạn.


Ngoài ra, khách sạn 4 sao Đà Nẵng này còn có hệ thống ban công ở hầu hết tất cả các phòng
ở. Từ đây, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp của toàn cảnh thành phố Đà
Nẵng xinh đẹp, dải sông Hàn với những cây cầu rực rỡ về đêm…

Tiện nghi mỗi phòng gồm có: Bàn làm việc, wifi miễn phí, ban công, cửa sổ, tivi lắp đặt
truyền hình cáp, két an toàn, điện thoại, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, dụ cụ pha trà và café,…


Tiện nghi và dịch vụ tại khách sạn Novotel Danang Premier Han River
+ Nhà hàng quốc tế “The Square” với đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp.
+ Quầy bar tại tiền sảnh và bên hồ bơi ngoài trời
+ Trung tâm thể hình và Spa thương hiệu quốc tế InBalance.
+ Các phòng hội thảo lớn với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tân tiến và đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp.
+ Dịch vụ ăn tại phòng 24 giờ
+ Dịch vụ du lịch
+ Dịch vụ đưa đón sân bay
+ Dịch vụ giặt là/giặt khô

Cơ cấu loại phòng:







Phòng Superior: Số lượng 215 phòng với thiết kế từ 29- 45m2 với phòng gồm 1
giường lớn hoặc 2 giường nhỏ dành cho 2 người lớn. Nằm từ tầng 17 cho đến tầng 27
của khu tòa nhà với 2 hướng nhìn trực tiếp ra thành phố hoặc nhìn ra hướng bờ Sông
Hàn thơ mộng
Phòng Deluxe : Số lượng 32 phòng những phòng này thì có diện tích lớn hơn 39m2 .
Phòng rộng rãi thoải mái với tầm nhìn với view cao hơn ra thành phố.Được phân bố từ
tầng 17- 27 của tòa nhà.
Phòng Excuitive: số lượng 55 phòng đây là những phòng có view đẹp nhất của tòa nhà
khách sạn được phân bổ từ tầng 28- 30 của toàn nhà khách sạn. Phòng diện tích rộng


×