Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Năng suất của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam vai trò của xuất khẩu, hoạt động đổi mới và môi trường kinh doanh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.13 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NĂNG SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở
VIỆT NAM: VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU, HOẠT ĐỘNG
ĐỔI MỚI VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HCM, tháng 10 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NĂNG SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở
VIỆT NAM: VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU, HOẠT ĐỘNG
ĐỔI MỚI VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HCM, tháng 10 năm 2017


MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu



01

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

01

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

02

1.3 Đối tượng nghiên cứu

02

1.4 Phạm vi nghiên cứu

02

1.5 Phương pháp nghiên cứu

02

1.6 Nguồn số liệu

02

1.7 Cấu trúc luận án

02


Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu

03

2.1 Khái niệm về năng suất

03

2.2 Nguồn gốc sự khác biệt và tăng trưởng tổng năng suất các yếu tố

03

2.3 Lý thuyết phân tích về yếu tố ảnh hưởng đến TFP của doanh nghiệp

03

2.4 Lý thuyết về mối liên hệ giữa xuất khẩu và năng suất

03

2.5 Lý thuyết về mối liên hệ giữa đổi mới và năng suất

04

2.6 Lý thuyết mối liên hệ giữa môi trường kinh doanh và năng suất thông qua vai trò
trung gian của hoạt động đổi mới

05


2.7 Khung phân tích

06

Chương 3: Thực trạng phát triển DNNVV trong giai đoạn 2005-2013

08

3.1 Khái niệm DNNVV

08

3.2 Chủ trương của chính phủ trong việc phát triển DNNVV

08


3.3 Thực trạng DNNVV ở Việt Nam giai đoạn 2005-2013

08

Chương 4: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

10

4.1 Dữ liệu nghiên cứu

10

4.2 Phương pháp nghiên cứu


10

Chương 5: Kết quả nghiên cứu
5.1 Kết quả ước tính và phân tích TFP theo thời gian

15

5.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm giữa năng suất và xuất khẩu

15

5.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm giữa năng suất và đổi mới

18

5.4 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm giữa năng suất và MTKD

20

Chương 6: Kết luận và kiến nghị

22

6.1 Kết luận

22

6.2 Hàm ý chính sách


23


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Mặc dù, DNNVV đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng hiện nay
DNNVV của Việt Nam chưa có tính cạnh tranh canh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế. Nguyên nhân của sức cạnh tranh yếu có thể là do nguồn lực đầu vào chưa được khai
thác hết: tiếp cận vốn, tín dụng, đất đai, công nghệ, thể chế… dẫn đến DNNVV chủ yếu
dựa vào thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ sống sót thấp, tăng trưởng thấp khi
có khủng hoảng kinh tế xảy ra. (Dwight H. Perkins và Vũ Thành Tự Anh, 2011).
Việc đóng góp và tầm quan trọng của DNNVV đối với nền kinh tế đã thu hút rất
nhiều các nghiên cứu thực nghiệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Hầu hết các
nghiên cứu tập trung trong thập niên 1990 là về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
vừa và nhỏ (Riedel và Chuong Tran, 1997; Hemlin và cộng sự, 1998; Mallon,1999; Riedel,
1999; Webster và Taussig, 1999). Các nghiên cứu này phản ánh những khó khăn mà doanh
nghiệp ở khu vực tư trải qua trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới khi mà kinh tế khu
vực tư vẫn còn bị đối xử không bằng so với khu vực công. Hầu hết thì các nghiên cứu tập
trung vào các mẫu nghiên cứu nhỏ và phân tích mô tả về những khó khăn đối với DNNVV
trong giai đoạn này hơn là các nghiên cứu về mặt kinh tế lượng do việc thiếu dữ liệu. Gần
đây, thì các nghiên cứu thực đã sử dụng các phương pháp định lượng để đo lường hiệu quả
của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên các khía cạnh như tăng trưởng, sự tồn tại, lợi nhuận, quá
trình quốc tế hóa, hiệu quả của doanh nghiệp (Nguyen và cộng sự, 2005; Kokko và cộng
sự, 2005; Nguyên và Ramachandran, 2006; Nguyen, A.N và cộng sự 2008; Hasen và cộng
sự,2009).
1.1.2 Vấn đề nghiên cứu

Tổng năng suất các yếu tố (TFP) là yếu tố quyết định đến tăng trưởng trong dài hạn dài
của doanh nghiệp và cuối cùng là tăng trưởng của nền kinh tế. Mặt khác, với quá trình toàn
cầu hóa và quá trình hội nhập thì xuất khẩu, hoạt động đổi mới và môi trường kinh doanh


2

đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng suất của DN đặc biệt là DNNVV (Xem Bernard
và Jensen, 1997, 1999, 2003; Crepon và cộng sự, 1998; Lee và Kang, 2007; Hedge và
Shapira, 2007; Yan Aw và cộng sự, 2008; Arza và cộng sự, 2010; Dollar và cộng sự, 2012;
Hallward-Dremeier và cộng sự, 2003; Beck và cộng sự, 2005). Do vậy, một nghiên cứu hệ
thống về mặt lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về ước tính tổng năng suất các yếu tố,
sự khác biệt năng suất theo ngành và thời gian; mối liên hệ giữa năng suất với xuất khẩu,
hoạt động đổi mới và môi trường kinh doanh là cần thiết để đề xuất ra mô thức phát triển
phù hợp cho DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Phân tích vai trò của xuất khẩu, hoạt động đổi mới
và môi trường kinh doanh lên năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
b. Mục tiêu cụ thể : Từ mục tiêu tổng quát nêu trên, đề tài có 4 mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Ước tính TFP của DNNVV ở Việt Nam; Mục tiêu 2: Phân tích ảnh hưởng
xuất khẩu lên năng suất của DNNVV; Mục tiêu 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động
đổi mới lên năng suất của DNNVV; Mục tiêu 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường
kinh doanh lên năng suất thông qua kênh trung gian là xuất khẩu và hoạt động đổi mới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là tổng năng suất các yếu tố (TFP) của
các DNNVV ngoài quốc doanh thuộc ngành chế biến chế tạo của Việt Nam.
1.4 Phạm vi nghiên cứu: từ năm 2005 đến năm 2013
1.5 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng
khác nhau để phân tích mối quan hệ của chúng đối với năng suất.
1.6 Nguồn số liệu: Nguồn số liệu điều tra DNNVV do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
(CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và các cơ quan khác lên kế hoạch và

thực hiện vào các năm 2005, 2007, 2009, 2011 và 2013.
1.7 Cấu trúc luận án: Chương 1 là chương giới thiệu; chương 2 của luận án trình bày
tổng quan cơ sở lý thuyết; chương 3 trình bày thực trạng phát triển DNNVV giai đoạn
2005-2013; chương 4 trình bày về phương pháp nghiên cứu; chương 5: kết quả nghiên
cứu; chương 6: kết luận và gợi ý chính sách.


3

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm về năng suất và tổng năng suất các yếu tố
Theo Coelli và cộng sự (2005) thì năng suất được định nghĩa là “sản lượng sản xuất
đạt được bao nhiêu từ các đầu vào cho trước”. Nếu ta đo lường sản lượng trên một đơn vị
đầu vào (vốn hoặc lao động) thì ta có chỉ tiêu năng suất lao động hoặc là năng suất vốn.
Khi kết hợp tất cả các đầu vào để tính toán sản lượng sản xuất thì ta có chỉ tiêu tổng năng
suất các yếu tố (Total Factor Productivity viết tắt là TFP).
2.2 Nguồn gốc của sự khác biệt và tăng trưởng tổng năng suất các yếu tố
Theo Coelli và cộng sự (2005) thì nguồn gốc của sự khác biệt và tăng trưởng TFP là
do: (1) tiến bộ công nghệ, (2) hiệu quả kỹ thuật, (3) tính kinh tế theo quy mô, (4) phân bổ
đầu vào hiệu quả
2.3 Các lý thuyết phân tích về yếu tố ảnh hưởng đến TFP của doanh nghiệp
Trong phần tiếp theo, luận án sẽ trình bày lược khảo các dòng lý thuyết thuyết giải
thích nguồn gốc của tăng trưởng tổng năng suất thông qua tiến bộ công nghệ và hiệu quả
trong quá trình sản xuất bao gồm lý thuyết tăng trưởng nội sinh, lý thuyết về thương mại,
lý thuyết thể chế, lý thuyết về nguồn lực, lý thuyết về tinh thần doanh nghiệp và lý thuyết
về cạnh tranh.
2.4 Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất
2.4.1 Lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất
Có 2 trường phái lý thuyết chính giải thích vì sao doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả

hơn doanh nghiệp không xuất khẩu là lý thuyết về cơ chế tự lựa chọn (self –selection) và
lý thuyết về cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu (learning by exporting).
2.4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất
Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm đa phần tìm thấy cơ chế “tự học hỏi” hơn là là
cơ chế “học hỏi thông qua xuất khẩu”. Có hai lý giải cho vấn đề này. Một là, cơ chế học
hỏi do xuất khẩu chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp có đủ năng lực hấp thụ kiến thức do hoạt


4

động xuất khẩu tạo ra và hai là quốc gia mà doanh nghiệp xuất khẩu đến có ảnh hưởng đến
cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu.
2.5 Lý thuyết về mối quan hệ giữa đổi mới và năng suất
2.5.1 Khái niệm, phân loại và đo lường hoạt động đổi mới
a. Khái niệm
OECD (1997) định nghĩa hoạt động đổi mới bao gồm cả việc tạo ra một kiến thức hoàn
toàn mới hoặc là việc ứng dụng; cải tiến những kiến thức sẵn có.
b. Phân loại hoạt động đổi mới
OECD (1997) chỉ tập trung vào hai hoạt động đổi mới cho các nghiên cứu thực nghiệm:
(1) đổi mới mang tính kỹ thuật về mặt sản phẩm; (2) đổi mới mang tính kỹ thuật về quy
trình sản xuất.
c. Đo lường hoạt động đổi mới
Hoạt động đổi mới thông thường được đo lường bởi hai chỉ số gián tiếp là hoạt động
nghiên cứu và phát triển (R&D) và số lượng bằng sáng chế.
Để khắc phục nhược điểm của chi số đo lường gián tiếp hoạt động đổi mới thì chỉ
tiêu đo lường trực tiếp hoạt động đổi mới được giới thiệu là chỉ số đo lường (1) số lượng
hoạt động đổi mới được tiến hành và (2) đo lường hoạt động đổi mới dựa trên bảng câu hỏi
điều tra về hoạt động đổi mới đối với người đứng đầu doanh nghiệp.
2.5.2 Cơ chế hoạt động đổi mới tác động lên năng suất
Theo Griliches (1979), thì đầu vào của các hoạt động đổi mới (đầu tư vào R&D và

nguồn nhân lực) tác động trực tiếp lên tiến bộ công nghệ của doanh nghiệp và cuối cùng là
tác động lên tổng năng suất các yếu tố.
Đối với đầu ra của hoạt động đổi mới (đổi mới sản phẩm, cải tiến sản phẩm hoặc đổi
mới quy trình) thì theo Geroski (1994) cho thấy rằng có hai quan điểm khác nhau về giải
thích về cách thức mà đầu ra của hoạt động đổi mới ảnh hưởng lên năng suất. Quan điểm
thứ nhất cho rằng việc tiến hành các hoạt động đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp củng cố vị
thế cạnh tranh của mình so với đối thủ. Quan điểm thứ hai cho rằng quá trình đổi mới làm
thay đổi một doanh nghiệp về cơ bản bằng cách tăng cường khả năng nội tại của nó làm


5

cho nó linh hoạt hơn và thích nghi với áp lực thị trường hơn các doanh nghiệp không đổi
mới.
2.5.3 Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và năng suất
Crepon và cộng sự (1998) đề nghị mô hình mà thiết lập lên mối liên hệ giữa đầu vào
của hoạt động đổi mới, đầu ra của hoạt động đổi mới và năng suất (gọi tắt là mô hình
CDM). Và khi mô hình CDM ra đời thì đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến
hành theo mô hình này và cũng cho ra kết quả tương tự về ảnh hưởng của hoạt động đổi
mới và năng suất. (xem các nghiên cứu của Loof và cộng sự (2004); Griffith và cộng sự
(2006); Van Leeuwen và cộng sự (2006).
2.6 Lý thuyết về mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh và năng suất
2.6.1 Khái niệm và các thành phần của môi trường kinh doanh
Theo Word Bank (2005) các thành tố của môi trường kinh doanh bao gồm: cơ sở hạ tầng
vật chất; tính an toàn; hệ thống luật pháp; khả năng tiếp cận vốn; nguồn nhân lực; sự hỗ trợ
của công nghệ và hoạt động đổi mới; cạnh tranh và quyền sở hữu.
2.6.2 Đo lường môi trường kinh doanh
2.6.2.1 Đo lường môi trường thể chế
a. Đo lường thể chế chính thức
Đối với thể chế chính thức, Acemoglu và Johnson (2005) đo lường thể chế chính thức

dựa trên 2 khía cạnh: Một là, thể chế về quyền sở hữu tài sản (property rights institutions)
đề cập đến vai trò của chính phủ trong việc bảo vệ quyền tài sản tư nhân. Theo Kaufmann
và cộng sự (2005) thì biến đại diện phổ biến thông thường dùng để đo lường về quyền sở
hữu là biến “tham nhũng” hay biến “chi phí giao dịch không chính thức. Hai là, “thể chế
về việc thực thi hợp đồng”(contracting institutions) liên quan đến vai trò của hệ thống luật
pháp trong việc giải quyết những tranh chấp hợp đồng. Đối với thể chế về thực thi hợp
đồng thì biến đại diện là số ngày và số quy trình thủ tục chính thức để giải quyết tranh chấp
được giữa các bên trong hợp đồng được giới thiệu đầu tiên bởi Djankov và cộng sự (2002).
b. Đo lường thể chế phi chính thức
Trong nghiên cứu này, thể chế phi chính thức được đề cập đó chính là mạng lưới
doanh nghiệp. Theo Wit (2004) mạng lưới doanh nghiệp được đo lường dựa trên ba mức


6

độ bao gồm “cấu trúc mạng lưới”, “các hoạt động mạng lưới”, và “lợi ích nhận được từ
mạng lưới”.
2.6.2.2 Đo lường cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm
Cơ sở hạ tầng được định nghĩa bao gồm cơ sở hạ tầng cứng (hệ thống đường xá; sân
bay; cảng biển; điện; nước) và cơ sở hạ tầng mềm (điện thoại; web; email, tiếp cận tín
dụng) (Xem World Bank (1994). Đối với cơ sở hạ tầng mềm (tiếp cận tín dụng) thì trong
lý thuyết cho thấy tiếp cận tài chính là có liên quan đến khả năng doanh nghiệp tài trợ cho
các dự án đầu tư. Hệ thống tài chính phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và phân bổ
nguồn lực đến những dự án tạo ra lợi nhuận (Levin, 2005).
2.6.3 Cơ chế môi trường kinh doanh tác động lên năng suất
Một là, MTKD tốt sẽ giúp phân bổ nguồn lực đầu vào tốt hơn, giúp cho doanh
nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và giúp doanh nghiệp có động cơ mở rộng quy mô
sản xuất tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến tăng trưởng năng suất. Hai là
MTKD tốt sẽ giúp đóng góp vào trong năng suất thông qua sự thay đổi, tiến bộ về mặt
công nghệ. Theo đó, MTKD tốt sẽ tạo điều kiện để hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp

và hướng các nỗ lực của doanh nghiệp đến các hoạt động có năng suất (Baumol, 1990).
2.6.4 Nghiên cứu thực nghiệm môi trường kinh doanh và năng suất
Các nghiên cứu thực nghiệm đồng thuận ở mức độ cao là các yếu tố thuộc thể chế
chính thức (thể chế quyền sở hữu tài sản và thể chế về thực thi hợp đồng) đóng vai trò quan
trọng đối với hiệu quả hoạt động của hầu hết tất cả các quốc gia đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển (Beck và cộng sự, 2005; Fisman và Svensson, 2007; Minier, 2007;
Gagliardi , 2008; Tran và cộng sự, 2009; Ward và cộng sự, 2010; Dollar và cộng sự, 2002;
Hallward-Dremeier và cộng sự, 2003; Escribano và Guasch, 2004; Veeramani và cộng sư,
2005; Banejee và Duflo, 2005; Iarossi và cộng sự, 2006; Yasar, 2011; ng và Yu, 2014).
Yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là cơ sở hạ
tầng cứng (Xem Aschauer, 1989, 2000; Roubini và Sala-i-Martin, 1991; Munell, 1992;
Easterly và Rebelo, 1993; Rajan và Zingales, 1998; Fernald, 1999; Dessus và Herrera,
2000; Hulten, 1996; Rienikka và Svensson, 2002; Fisman và Love, 2004). Yếu tố quan
trọng thứ ba đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đó là cơ sở hạ tầng mềm (tiếp cận


7

tín dụng chính thức, điện thoại, web, email) (Xem Escribano và Guasch, 2004; Goedhuy,
2006; Augier và cộng sự, 2012).
2.7 Khung phân tích cho vấn đề nghiên cứu
Hình 2.4 trình bày khung phân tích của luận án dựa trên mục tiêu nghiên cứu và các
lược khảo nghiên cứu. Theo đó, luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của xuất khẩu,
hoạt động đổi mới và môi trường kinh doanh lên năng suất. Đường dẫn số 1 trong hình
2.4 tương ứng với mục tiêu số 2 của luận án là kiểm định cơ chế học hỏi thông qua xuất
khẩu. Theo đó, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu được lập luận là sẽ dẫn đến
sự chuyển giao công nghệ, dẫn đến tiến bộ công nghệ và cuối cùng sự tăng trưởng của
TFP. Trong mục tiêu số 2 nghiên cứu còn xem xét ảnh hưởng của năng lực hấp thu và nơi
xuất khẩu lên TFP của doanh nghiệp.
Đường dẫn số 2 tương ứng với mục tiêu số 3 là nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động

đổi mới lên năng suất. Trong đó, nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố đầu vào của
hoạt động đổi mới (bao gồm đầu tư R&D, đầu tư vào máy móc thiết bị; đầu tư vào tài sản
vô hình; đầu tư vào nguồn nhân lực) và các yếu tố đầu ra của hoạt động đổi mới (bao gồm
giới thiệu sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm và đổi mới quy trình) đến TFP của DNNVV.
Tiếp theo đường dẫn số 3, số 4 và số 5 tương ứng với mục tiêu số 4 của luận án là
xem xét ảnh hưởng của môi trường kinh doanh lên năng suất. Trong đó, đường dẫn số 3
thể hiện tác động trực tiếp của MTKD lên năng suất còn đường dẫn số 4 và số 5 lần lượt
thể hiện tác động gián tiếp của MTKD lên năng suất thông qua hoạt động xuất khẩu và
hoạt động đổi mới. Theo đó, MTKD tốt sẽ tạo điều kiện để hỗ trợ và hướng các nỗ lực
của DN đến các hoạt động có năng suất, là điều kiện dẫn đến sự tiến bộ công nghệ và cuối
cùng là tăng trưởng TFP. Trong luận án thì MTKD được đo lường các thành phần con
gồm có môi trường thể chế (chính thức và phi chính thức), môi trường cơ sở hạ tầng (cứng
và mềm)
Ngoài các yếu tố xuất khẩu, hoạt động đổi mới và môi trường kinh doanh tác động
lên năng suất thì còn những yếu tố khác tác động lên năng suất của doanh nghiệp bao gồm
các yếu tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp; các yếu tố thuộc về
ngành, miền.


8

Năng lực
Xuất khấu

Xuất khẩu

1

Nơi xuất
khẩu

Thể chế
chính thức
Thể chế phi
chính thức

4
Môi trường

3

kinh doanh

Cơ sở hạ
tầng cứng

Cơ sở hạ
tầng mềm

Tiến bộ
công
nghệ

2

5

Hoạt động

Đầu vào của
hoạt động đổi

mới

đổi mời

Đầu ra của hoạt
động đổi mới

: tác động trực tiếp
: tác động gián tiếp
Hình 2.4: Sơ đồ khung phân tích của luận án
Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả (2016)

TFP


9

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DNNVV 2005-2013
3.1 Khái niệm DNNVV ở Việt Nam
Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP, điều 3 “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ,
nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm.
3.2 Chủ trương của chính phủ trong việc phát triển DNNVV
Chủ trưởng của chính phủ trong việc phát triển DNNVVN thể hiện thông qua các luật
sau: Luật DN thống nhất 2005; Nghị định số 90/2001/NĐ-CP; Quyết định
143/2004/QD-TT ; Nghị định 108/2006/NĐ; Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ; Nghị
định số 56/2009/NĐ-CP; Quyết định số 1231/QĐ-TTg; Nghị quyết số 35/NQ-CP;
Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV.
3.3 Thực trạng DNNVV Việt Nam giai đoạn 2005-2013

Theo bảng 3.2 quy mô DNNVV chủ yếu là siêu nhỏ chiếm hơn 60% tổng số doanh
nghiệp vừa và nhỏ và phần trăm số doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ có xu hướng
tăng nhẹ theo thời gian (63% năm 2005 so với 69,9% năm 20013) trong khi đó doanh
nghiệp vừa lại có xu giảm theo thời gian (28% năm 2005 so với 24% năm 2013).
Đặc điểm công nghệ của DNNVV theo thời gian được trình bày trong bảng 3.4.
Theo bảng này ta thấy, có sự tiến bộ về mặt máy móc sử dụng. Ở năm 2005 số lượng
DN chỉ sử dụng máy móc thiết bị công cụ bằng tay là 10% thì sang năm 2013 giảm
xuống chỉ còn 5,1%. Tương ứng đó là sử tăng lên trong sử dụng máy móc dùng điện
ở năm 2013 là 30%.
Đối với hoạt động xuất khẩu cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất
khẩu rất ít. Tỷ lệ DN tham gia họa động xuất khẩu ở năm 2005 là 6.43% và có xu
hướng giảm ở năm 2007 và 2009 chỉ còn 5.85% và có xu hướng tăng lại vào năm
2011 là 6.04%. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu không có xu
hướng tăng lên theo thời gian.


10

Theo nghiên cứu thì tỷ lệ DN tiến hành hoạt động đổi mới trung bình giai đoạn
2005-2013 là 44,42% tuy nhiên xu hướng DN tiến hành theo các hoạt động đổi mới
theo thời gian có xu hướng giảm. Xét về mặt xu hướng thời gian thì loại hình đổi
mới bằng cách giới thiệu sản phẩm mới có xu hướng giảm mạnh theo thời gian (từ
40,18% năm 2005 xuống còn 0,7% năm 2013), tiếp theo là đổi mới quy trình sản xuất
(từ 29,3% năm 2005 xuống còn 6,4% năm 2013) (Xem bảng 3.15).
Kết quả khảo sát cho thấy cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp chi trả chi phí không
chính thức trung bình giai đoạn 2005-2013 là 37,3% và có xu hướng tăng theo thời
gian (41,6% năm 2005 lên 44,9% năm 2013). Số tiền chi phí giao dịch không chính
thức bình quân 5 năm là 9,58 triệu đồng/năm và số lần chi giao dịch không chính thức
của doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào khoảng 2 đến 5 lần (Bảng 3.18).
Về cơ sở hạ tầng cứng, số liệu trong bảng 3.21 cho thấy điều kiện vận chuyển gần

đường chính dẫn đến doanh nghiệp là tốt nhất (hơn 70%), tiếp theo là thuận tiện đến
ga đường sắt có xu hướng theo thời gian (14,7% năm 2005 lên 57,8% năm 2013); và
thuận tiện đến cảng (24,9% năm 2007 lên 43,8% năm 2013). Về phần điện và nước
thì đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được mạng lưới điện và nước quốc gia
phục vụ cho quá trình sản xuất (điện là 99%) và nước (80,6% năm 2013).
Về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, nghiên cứu cho thấy tiếp cận tín dụng
chính thức đối với DNNVV có xu hướng giảm theo thời gian và theo quy mô thì
doanh nghiệp vừa có lợi thế tiếp cận tín dụng chính thức so với doanh nghiệp có quy
mô siêu nhỏ và quy mô nhỏ (khoản vay trung bình của doanh nghiệp vừa 2,2 lần;
doanh nghiệp nhỏ là 1,7 lần và doanh nghiệp siêu nhỏ là 1,3 lần vào năm 2011) (Bảng
3.23)
Đối với cơ sở hạ tầng mềm thứ hai là tiếp cận inernet, web, mail thì nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được internet có xu hướng tăng (19%
năm 2005 lên 33,2% năm 2013) tuy nhiên về tỷ tiếp cận tương đối thấp chỉ 33,2%
doanh nghiệp tiếp cận được internet và còn hơn 60% doanh nghiệp không tiếp cận
internet để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp.


11

CHƯƠNG 4
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn số liệu điều tra DNNVV do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA)
thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) và Khoa Kinh tế (DoE) của
Trường Đại học Copenhagen, cùng với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam lên kế
hoạch và thực hiện vào các năm 2005, 2007, 2009, 2011 và 2013.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp ước tính tổng năng suất các yếu tố (TFP)

4.2.1.1 Dạng hàm sản xuất ước tính TFP
Để ước tính năng suất ta có thể bắt đầu với hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas
như sau:
Yit  Ait Kitk Litl (1)

Theo đó, Yit là sản lượng đầu ra của doanh nghiệp i ở thời điểm t; Kit là đầu
vào bao gồm vốn, lao động và Ait là hiệu quả của doanh nghiệp i ở thời điểm i.
Mặc dù Yit, Kit là được quan sát bởi các nhà kinh tế, Ait là phần không quan sát
được. Lấy logs cơ số của (1) sẽ có hàm sản xuất tuyến tính:
yit  0  k kit  l lit   it (2)

Trong đó ln( Ait )  0   it ;  0 đo lường hiệu quả trung bình của công ty theo
thời gian; εit là độ lệch so với giá trị trung bình các đặc tính của nhà sản xuất
theo thời gian và εit có thể được phân rã thành tố cú sốc mang tính riêng biệt
trong năng suất ( itq ) mà được quan sát bởi người chủ doanh nghiệp chứ không
phải bởi nhà kinh tế lượng và thành phần sai số của phương trình ( itq ) (thành
phần không quan sát bởi chủ doanh nghiệp cũng như nhà kinh tế lượng). Phương
trình (2) được viết thành:
yit   0   k kit  l lit  it  itq (3)


12

Ta có: it  0  it được định nghĩa là năng suất của doanh nghiệp i tại thời
điểm t và itq là thành phần đại diện cho sai số của phương trình (3)
Tiếp theo ta ước lượng phương trình (3) và giải để tìm ra ωit. Năng suất được
ước tính có thể ước lượng như sau:
̂0 + 𝜗̂𝑖𝑡 = 𝑦𝑖𝑡 − 𝛽
̂𝑘 𝑘𝑖𝑡 − 𝛽̂𝑙 𝑙𝑖𝑡 (4)
𝜔

̂𝑖𝑡 = 𝛽
Cuối cùng để ước tính hệ số TFP ta lấy 𝑒 𝑤̂𝑖𝑡 . Năng suất 𝜔
̂𝑖𝑡 ước tính từ phương
trình (4) được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các biến chính sách khác nhau
ảnh hưởng đến TFP.
4.2.1.2 Các kỹ thuật ước lượng TFP
Về kỹ thuật kinh tế lượng có nhiều phương pháp khác nhau để ước tính năng
suất. Trong phần này trình bày một số kỹ thuật ước lượng chính và các ưu và nhược
điểm của từng kỹ thuật này bao gồm phương pháp hồi quy OLS, phương pháp
GMM, phương pháp OP, Phương pháp LP.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết quá ước tính TFP kỹ thuật ước tính
TFP theo Levinsohn và Petrin (2003) để tiến hành các so sánh về TFP giữa các ngành
cũng như tiến hành các phân tích thực nghiệm về mối quan hệ của TFP và các biến
chính sách cần nghiên cứu.
4.2.2 Phương pháp nghiên cứu mối liên hệ giữa xuất khẩu và năng suất
4.2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1a: DN có tham gia họat động xuất khẩu có năng suất cao hơn
DN không có tham gia họat động xuất khẩu (cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu)
Giả thuyết H1b: DN xuất khẩu có năng lực hấp thu cao hơn thì có năng suất
cao hơn doanh nghiệp không xuất khẩu có cùng năng lực hấp thu
Giả thuyết H1c: DN có tham gia xuất khẩu đến các quốc gia có thu nhập cao
thì năng suất cao hơn các quốc gia có thu nhập thấp (cơ chế học hỏi thông qua xuất
khẩu)
4.2.2.2. Mô hình kiểm định giả thuyết cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu
Mô hình kiểm định giả thiết H1a:


13

TFPijt  ˆ0  ˆ1TFPijt 1  ˆ2 XK ijt   ˆk X k   ˆl X l

k

l

  ˆm X m   ˆn X n   ˆ j nganh j   ˆh vung   ˆt nam j   ijt
m

n

j

h

t

Mô hình kiểm định giả thuyết H1b
TFPijt  ˆ0  ˆ1TFPijt 1  ˆ2 XK ijt   ˆk X k   ˆl X l   ˆm X m
k

l

m

  ˆn X n   ˆ2 m XK ijt * X m   ˆ j nganh j   ˆh vung   ˆt nam j   ijt
n

2m

j


h

t

Mô hình kiểm định giả thuyết H1c:
ChauAu
ChauA
My
DNA
TFPijt  ˆ0  ˆ1TFPijt 1  ˆ2 XK ijt
 ˆ3 XK ijt
 ˆ4 XK ijt
 ˆ5 XK ijt
Nga
CAkhac
 ˆ6 XK ijt
 ˆ6 XK ijt
  ˆk X k   ˆl X l   ˆm X m
k

l

m

  ˆn X n   ˆ j nganh j   ˆt mien j   ijt
n

j

t


Đối với phương pháp ước lượng 3 mô hình trên để kiểm định giả thuyết cơ chế
học hỏi thông qua xuất khẩu, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy GMM. Ngoài ra
nghiên cứu cũng ước tính mô hình 1, mô hình 2 và mô hình 3 theo phương pháp Fixed
Effect và Random Effect để kiểm tra đối chứng về kết quả nghiên cứu so với sử dụng
phương pháp GMM.
4.2.3 Phương pháp nghiên cứu mối liên hệ giữa họat động đổi mới và năng suất
4.2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới và năng suất
H2: Doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đổi mới (đổi mới sản phẩm hoặc cải
tiến sản phẩm hoặc đổi mới quy trình ) sẽ làm tăng năng suất của DN.
4.2.3.2Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới và năng suất
Nghiên cứu ước lượng mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và năng suất theo mô
hình CDM (Crepon-Duguet-Mairesse (1998)) mà hầu hết các nghiên cứu thực
nghiệm tiến hành khi nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới lên năng suất tuy
nhiên tác giả có một số cải tiến theo Arza (2010) để phù hợp đối với các nước đang
phát triển.


14

Phương trình nhóm 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào việc
tiến hành đầu tư vào các hoạt động đổi mới và mức độ đầu tư vào các hoạt
động đổi mới
𝐿𝑛_𝑑𝑎𝑢𝑡𝑢_𝑅&𝐷 𝑖𝑗𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝑋𝑘 + 𝛽2 𝑋𝑙 + 𝛽3 𝑋𝑚 + 𝛽4 𝑋𝑛 + 𝜀𝑖𝑗𝑡
Trong đó: 𝐿𝑛_𝑑𝑎𝑢𝑡𝑢_∗ : là đầu tư vào R&D hoặc đầu tư vào máy móc thiết bị; hoặc
đầu tư vào tài sản vô hình hoặc đầu tư vào đào tạo người lao động
Phương trình nhóm 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu ra quá trình hoạt động
đổi mới của doanh nghiệp
Pr(𝐷𝑀_ ∗ ) = 𝛾′0
+ 𝛾′1 ln _𝑑𝑎𝑢𝑡𝑢𝑅 &𝐷_𝑑𝑢𝑏𝑎𝑜𝑖𝑗𝑡 + 𝛾′2 ln _𝑑𝑎𝑢𝑡𝑢_𝑚𝑚𝑡𝑏_𝑑𝑢𝑏𝑎𝑜𝑖𝑗𝑡

+ 𝛾′3 ln _𝑑𝑎𝑢𝑡𝑢_𝑡𝑠𝑣ℎ_𝑑𝑢𝑏𝑎𝑜𝑖𝑗𝑡 + 𝛾′4 ln _𝑑𝑎𝑢𝑡𝑢_𝑑𝑡𝑙𝑑_𝑑𝑢𝑏𝑎𝑜𝑖𝑗𝑡
+ 𝛾′5 𝑋𝑘 + 𝛾′6 𝑋𝑙 + 𝛾′7 𝑋𝑚 + 𝛾′8 𝑋𝑛 + 𝜀′′𝑖𝑗𝑡
Trong đó: Pr(𝐷𝑀_ ∗): xác suất đổi mới sản phẩm; hoặc xác suất cải tiến sản phẩm
hoặc xác suất đổi mới quy trình sản xuất mới
Phương trình nhóm 3: Mối liên hệ giữa đầu ra của quá trình đổi mới sáng tạo
và năng suất
𝑇𝐹𝑃𝑖𝑗𝑡 = 𝛼0 + 𝛼1 𝑑𝑜𝑖𝑚𝑜𝑖𝑑𝑢𝑏𝑎𝑜 𝑖𝑗𝑡 + 𝛼2 𝑋𝑘 + 𝛼3 𝑋𝑙 + 𝛼4 𝑋𝑚 + 𝛼5 𝑋𝑛 + 𝜀𝑖𝑗𝑡
𝑇𝐹𝑃𝑖𝑗𝑡 = 𝛼′0 + 𝛼′2 𝑔𝑡𝑠𝑝𝑑𝑢𝑏𝑎𝑜 𝑖𝑗𝑡 + 𝛼′3 𝑐𝑡𝑠𝑝𝑑𝑢𝑏𝑎𝑜 𝑖𝑗𝑡 + 𝛼′4 𝑞𝑡𝑠𝑥𝑚𝑑𝑢𝑏𝑎𝑜 𝑖𝑗𝑡
+ 𝛼′5 𝑋𝑘 + 𝛼′6 𝑋𝑙 + 𝛼′7 𝑋𝑚 + 𝛼′8 𝑋𝑛 + 𝜀′𝑖𝑗𝑡
4.2.4 Phương pháp và giả thuyết nghiên cứu ứng với mục tiêu tìm ra mối quan
hệ giữa năng suất và môi trường kinh doanh bên ngoài DN
4.2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu
H4a: Môi trường thể chế chính thức tốt có mối quan hệ đồng biến với năng suất
thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đổi mới và
tham gia xuất khẩu.


15

H4b: Môi trường thể chế phi chính thức tốt có mối quan hệ đồng biến với năng
suất thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đổi mới
và tham gia xuất khẩu.
H4c: Môi trường cơ sở hạ tầng tốt có mối quan hệ đồng biến với năng suất thông
qua việc khuyến khích doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đổi mới và tham
gia xuất khẩu.
H4d: Môi trường cơ sở hạ tầng mềm có mối quan hệ đồng biến với năng suất
thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đổi mới và
tham gia xuất khẩu.
4.2.4.2 Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và môi trường kinh
doanh thông qua vai trò của hoạt động đổi mới sáng tạo

Để nghiên cứu tác động của môi trường kinh doanh bên ngoài năng suất thông
qua vai trò trung gian của hoạt động đổi mới, nghiên cứu ứng dụng mô hình Causual
–Step của Judd và Kenny (1981) và Baron và Kenny (1986) và MacKinnon và Dwyer
(1993).
𝑇𝐹𝑃𝑖𝑗𝑡 = 𝛽̂0 + 𝛽̂1 𝑋𝑛 + 𝛽̂2 𝑋𝑘 + 𝛽̂3 𝑋𝑙 + 𝛽̂4 𝑋𝑚 + 𝛽̂5 𝑛𝑔à𝑛ℎ_ ∗ + 𝛽̂6 𝑀𝑖𝑒𝑛_ ∗ +𝜀1 (1)
𝑋𝐾𝑖𝑗𝑡 = 𝛿̂0 + 𝛿̂1 𝑋𝑛 + 𝛿̂2 𝑋𝑘 + 𝛿̂3 𝑋𝑙 + 𝛿̂4 𝑋𝑚 + 𝛿̂5 𝑛𝑔𝑎𝑛ℎ_ ∗ +𝛿̂6 𝑀𝑖𝑒𝑛_ ∗ +𝜀2 (2)
𝐷𝑀_ ∗𝑖𝑗𝑡 = 𝛾̂0 + 𝛾̂1 𝑋𝑛 + 𝛾̂2 𝑋𝑘 + 𝛾̂3 𝑋𝑙 + 𝛾̂4 𝑋𝑚 + 𝛾̂5 𝑁𝑔𝑎𝑛ℎ_ ∗ +𝛾̂6 𝑀𝑖𝑒𝑛_ ∗ +𝜀3 (3)
𝑇𝐹𝑃𝑖𝑗𝑡 = 𝜗̂0 + 𝜗̂1 𝑋𝑛 + 𝜗̂2 𝑋𝐾𝑖𝑗𝑡 + 𝜗̂3 𝐷𝑀_ ∗𝑖𝑗𝑡 + 𝜗̂3 𝑋𝑘 + 𝜗̂4 𝑋𝑙 + 𝜗̂5 𝑋𝑚 +
𝜗̂6 𝑁𝑔𝑎𝑛ℎ_ ∗ +𝜗̂4 𝑋𝑙 + 𝜗̂5 𝑀𝑖𝑒𝑛_ ∗ +𝜀4 (4)


16

CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH
5.1 Kết quả ước tính và phân tích tổng năng suất các yếu tố (TFP)
Theo bảng 5.1 thì kết quả ước tính TFP trung bình theo kỹ thuật của Levinsohn
và Petrin (2003) là 1,721. Ý nghĩa của 1,72 là với các yếu tố vốn và lao động không
đổi, nhờ có tiến bộ công nghệ làm tăng giá trị sản lượng đầu ra lên 1,72 lần.
Đối với với ngành, phân tích cho thấy hầu hết các ngành có xu hướng tăng TFP
trong giai đoạn 2005 đến 2011 trong đó, một số ngành có xu hướng tăng nhiều đó là
ngành may mặc, ngành in, ngành hóa chất, ngành cao su, ngành máy móc thiết bị.
Hầu hết các ngành có xu hướng giảm TFP giai đoạn 2011-2013 trong đó có một số
ngành giảm mạnh như ngành đồ uống, ngành may mặc; ngành in. (Bảng 5.2).
Bảng 5.2: Tổng năng suất các yếu tố theo ngành và theo thời gian
Năm

2005

2007


2009

2011

2013

Ngành thực phẩm

3.39

1.13

1.26

1.47

1.34

Ngành đồ uống

1.86

1.56

1.68

1.87

1.24


Ngành may mặc

1.14

1.70

1.73

2.27

1.73

Ngành gỗ

1.34

1.34

1.33

1.53

1.48

Ngành in

1.55

2.32


2.42

2.64

2.06

Ngành hóa chất

1.24

2.69

2.08

2.75

2.01

Ngành cao su

1.45

2.23

2.57

2.57

2.19


Ngành Kim loại
Ngành máy móc
thiết bị

1.82

1.47

1.65

1.76

1.69

1.32

1.83

2.72

2.68

2.47

Ngành khác

1.99

1.75


1.77

1.88

2.74

Tổng
1.43
1.53
Nguồn: tính toán của tác giả (2016)

2.16

1.84

1.64

5.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm giữa năng suất với hoạt động xuất khẩu
5.2.1 Kết quả hồi quy
Bảng 5.8 Kết quả hồi quy ảnh hưởng của xuất khẩu lên năng suất


17

Độ trễ của TFP
DN nhỏ
DN vừa
Ln tuổi của DN
Doanh nghiệp TNHH

Doanh nghiệp cổ phần
Chuyên môn kỹ thuật sơ
cấp
Chuyên môn kỹ thuật
trung cấp
Chuyên môn kỹ thuật
trên trung cấp

Mô hình 1
0,132
(1,50)
0,284*
(1.80)
0.470*
(1.76)
-0.0835
(-0.87)
0.379**
(2.08)
0.703**
(2.28)

Mô hình 2
0,129
(1,50)
0.253
(1.60)
0.484*
(1.84)
-0.0721

(-0.72)
0.384**
(2.12)
0.705**
(2.27)
0.384***

Mô hình 3
0,109
(1,32)
0.286*
(1.73)
0.469*
(1.76)
-0.139
(-1.46)
0.374**
(2.11)
0.706**
(2.33)

0.391***
(2.66)

(2.63)

0.391**
(2.43)

0.360**

(2.30)

0.360***
(2.30)

0.360***
(2.11)

0.552**
(2.28)

0.551**
(2.35)

0.559**
(2.33)

Tham gia hoạt động xuất
khẩu
Xuất khẩu sang Trung
Quốc
Xuất khẩu sang Nhật
Xuất khẩu sang ĐNA
Xuất khẩu sang Châu Á
Xuất khẩu sang Mỹ
Xuất khẩu sang Châu
Âu
Xuất khẩu sang Nga

0.720***

(3.05)
1.210**
(2.08)
0.484
(0.88)
1.292
(1.56)
0.429
(0.63)
0.0350
(0.07)
0.866*
(1.90)
0.409
(0.36)


18

Xuất khẩu sang các
nước ngoài Châu Á khác
Ln chi tiêu cho R&D
Ln chi tiêu cho đào tạo
Ln chi tiêu cho bản
quyền
Ln chi tiêu cho máy móc
thiết bị
DN tiến hành hoạt động
đổi mới
Tỷ lệ lao động có kỹ

năng, chuyên môn

Biến tương tác xuất
khẩu
và đầu tư và R&D
Biến tương tác xuất
khẩu và đầu tư máy móc
thiết bị
Biến tương tác xuất
khẩu và chi đào tạo
Biến tương tác xuất
khẩu và hoạt động đổi
mới
Biến tương tác xuất
khẩu và tỷ lệ lao động
có kỹ năng
Tiếp cận Internet
Tiếp cận tín dụng chính
thức
Miền Trung

0.201
(0.28)
0.108
(1.21)
0.0616
(0.46)

0.142
(1.08)

0.00684
(0.04)
-0.174**

0.111
(1.01)
0.0305
(0.19)

-0.174*
(-1.82)

(-1.99)

-0.182**
(-2.18)

0.0379*
(1.66)

0.0375
(1.60)

0.0425*
(1.83)

-0.0428
(-0.38)

-0.0855

(-0.76)

-0.0513
(-0.46)

0.012**

0.0074

0.011*

(2.19)

(1.30)
-0.0948
(-0.58)

(1.91)

0.00835
(0.13)
0.0817
(0.36)
0.228
(0.60)
0.0294*
(1.88)
0.322**
(2.12)


0.317**
(2.07)

0.274**
(1.90)

0.0608**
(2.27)
-0.422***
(-3.31)

0.0581**
(2.11)
-0.406***
(-3.27)

0.0610**
(2.23)
-0.486***
(-3.78)


19

0.352**
(2.23)

Miền Nam

Kiểm định tương

quan bậc 2
(AR test)
Kiểm định độ phù
hợp của mô hình
(Hasen test)

0.368**
(2.32)

z= - 0.95
Pr > z = 0.341

Chi2(9) = 9.5
Pro > chi2 = 0.484

z = - 0.84
Pr > z =0.4

Chi2(9) = 8.2
Pro > chi2 =
0.515

0.359**
(2.13)

z = - 0.93
Pr > z =0.352
Chi2(3) = 0.88
Pro > chi2 =
0.829


*p<0.1; **p<0.05, ***p<0.01
5.3 Kết quả nghiên cứu quan hệ giữa năng suất và hoạt động đổi mới
5.3.1 Kết quả nghiên cứu
Bảng 5.11: Mô hình phân tích ảnh hưởng của hoạt động đổi mới lên năng suất
Mô hình 1
Mô hình 2
Độ trễ TFP_LP

0.124
(1.46)

Dự báo xs đổi mới

0.0419

0.124
(1.46)

(0.41)
Dự báo xs giới thiệu sản
phẩm

-0.000896
(-0.06)

Dự báo xs cải tiến sản

-0.316


phẩm
(-1.57)
Dự báo xs đổi mới quy

0.441**

trình sx mới
DN nhỏ

0.313*
(1.89)

DN vừa

0.585**

-0.0946
(-0.62)

(2.12)
Ln tuổi DN

-0.0940

-0.168


20

SH trách nhiệm HH

SH cổ phần

Chuyên môn kỹ thuật sơ
cấp
Chuyên môn kỹ thuật
trung cấp
Chuyên môn kỹ thuật
trên trung cấp
Hiểu luật DN trung bình
Xuất khẩu

Tỷ lệ lao động có kỹ
năng, chuyên môn
Tiếp cận Internet
Tiếp cận tín dụng chính
thức

Mô hình 1

Mô hình 2

0.406**
(2.20)
0.796***
(2.62)
(1.42)
0.356**

0.326*
(1.69)

0.749**
(2.41)
(0.28)
0.561***

(2.52)
0.361**

(3.19)
0.608***

(2.32)
0.530**

(3.12)
0.772***

(2.28)
0.119
0.817***
(3.32)
(-0.44)
0.0134**

(3.14)
0.138
1.000***
(4.06)
(-0.48)
0.00644


(2.34)
0.310**
(2.08)
0.0564**

(1.31)
0.346**
(2.33)
0.0663**

(1.99)
(2.37)
Miền Trung
-0.470***
-0.495***
(-3.67)
(-3.81)
Miền Nam
0.328**
0.252
(1.97)
(1.55)
Năm 2009
0.116
0.150
(0.92)
(1.18)
Năm 2011
-0.0231

-0.0892
(-0.15)
(-0.61)
Hằng số
0.524
1.805**
(0.78)
(2.21)
Số quan sát
1218
1218
Ghi chú: *, **, *** biểu thị mức ý nghĩa thống kê theo thứ tự là 10% ,5% và 1%


21

5.4 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa năng suất và môi trường kinh doanh
5.4.1 Kết quả hồi quy
Tiếp theo tác giả trình bày kết quả hồi quy nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa năng suất và môi trường kinh doanh.
Bảng 5.12: Mô hình phân tích ảnh hưởng của MTKD lên năng suất
Biến độc
lập
Cột 1

Tác động tổng hợp
Cột 2

Cột 3

Trực

tiếp
R&D
Máy móc
thiết bị

0.11657

*

0.05803

**

Tài sản vô
hình
Người lao
động
đổi mới
sản phẩm
Cải tiến
sản phẩm
Giới thiệu
quy trình
sx mới
Hoạt động
xuất khẩu
Chi phí
giao dịch
không
chính thức


(0.1110
9)

Số lần
thanh tra

Đầu vào của hoạt động đổi mới
Cột 4

Tổng gián tiếp

R&D

Cột 5
Máy
móc
thuyết
bị

0.0021
0

+++

0.000
14

0.00035


0.0189
9

+++

0.000
77

Cột 6

Đầu ra của hoạt động đổi mới
Cột 7

Cột 8

Cột 9

Cột 10
đổi mới
quy trình

Xuất khẩu
Cột 11

Tài sản
vô hình

Người
lao
động


đổi mới
sản
phẩm

Cải tiến
sản
phẩm

++

0.00001

(0.0000
1)

(0.00001)

(0.00001)

0.00014

0.0014
7

+++

++

(0.0004

4)

(0.0000
9)

(0.00039)

(0.00021)

0.00347

0.0063
7

+

Xuất
khẩu

(0.0116)
(0.0800)
(0.0174)

0.18378
0.90076

***

0.00296


**

0.04572

0.00951

+


×