Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân tích hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lời trong việc trồng cây nha đam của các nông hộ tại tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
___________________________

NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG THY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ KHẢ NĂNG SINH
LỢI TRONG VIỆC TRỒNG CÂY NHA ĐAM CỦA CÁC
NÔNG HỘ TẠI TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
___________________________

NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG THY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ KHẢ NĂNG SINH
LỢI TRONG VIỆC TRỒNG CÂY NHA ĐAM CỦA CÁC
NÔNG HỘ TẠI TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế Phát triển

Mã số:


60310105

Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:

674 /QĐ-ĐHNT 29/8/2016
460/QĐ-ĐHNT ngày 16/05/2017

Ngày bảo vệ:

01/06/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ KIM LONG
Chủ tịch Hội đồng:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và khả
năng sinh lợi trong việc trồng nha đam của các nông hộ tại tỉnh Ninh Thuận” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Bình Phương Thy


iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Khoa Sau đại học và các quý Thầy, Cô
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của TS. Lê Kim Long đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Ninh Thuận, các đồng nghiệp và đặc biệt là các nông hộ trồng nha đam tại 2 phường
Văn Hải và Mỹ Bình thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã
nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi thực hiện thành công đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Bình Phương Thy

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................iv
MỤC LỤC ................................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. ix

DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ....................................................................................................xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ..............................................................................3
1.6.1. Về mặt khoa học 3 ...................................................................................................
1.7. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN .......................................................................................................................................5
2.1. Tổng quan về cây Nha đam ..............................................................................................5
2.1.1. Giới thiệu chung về cây Nha đam ................................................................................5
2.1.2. Công dụng của cây nha đam .................................................................................6
v


2.1.3. Quy trình kỹ thuật trồng cây nha đam ...................................................................7
2.2. Tổng quan về tình hình sản xuất nha đam trên thế giới, Việt Nam .......................10
2.2.1. Tình hình sản xuất nha đam trên thế giới ...........................................................10
2.2.2. Tình hình sản xuất cây nha đam ở Việt Nam .....................................................11
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ..................................................................................11
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................11

2.3.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc trồng cây Nha
đam trên địa bàn thành phố .......................................................................................... 14
2.3.3. Tình hình sản xuất cây nha đam ở Ninh Thuận nói chung và thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm nói riêng ........................................................................................15
2.4. Hiệu quả, hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi và các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi .....17
2.4.1. Hiệu quả ........................................................................................................................17
2.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ........................................................18
2.4.3. Hiệu quả kỹ thuật (hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất) ...................21
2.4.4. Phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) .............................................................21
2.4.5. Khả năng sinh lợi .........................................................................................................26
2.4.6. Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi .................................................................26
2.5. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ...............................28
2.5.1. Các công trình nghiên cứu trong nước .......................................................................28
2.5.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước .............................................................................30
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................................31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................32
3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .......................................................................................32
3.2. Phương pháp chọn mẫu .........................................................................................32
3.3. Loại dữ liệu thu thập .......................................................................................................33
3.3.1. Dữ liệu thứ cấp .............................................................................................................33
vi


3.3.2. Dữ liệu sơ cấp ..............................................................................................................34
3.4. Các công cụ phân tích dữ liệu ...............................................................................35
3.4.1. Khung tính toán các chỉ tiêu sản xuất .........................................................................35
3.4.2. Các mô hình nghiên cứu ..............................................................................................36
3.5. Khung phân tích của nghiên cứu ...........................................................................40
3.6. Các giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................41
3.6.1. Nhóm biến yếu tố đặc điểm nông hộ ..........................................................................41

3.6.2. Nhóm biến về đặc điểm sản xuất và chi phí sản xuất ................................................41
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................43
4.1. Thông tin về hiện trạng các hộ trồng nha đam tại tỉnh Ninh Thuận ........................43
4.1.1. Mô tả mẫu điều tra theo địa điểm trồng nha đam ......................................................43
4.1.2. Đặc điểm giới tính của chủ hộ ....................................................................................43
4.1.3. Đặc điểm số thành viên trong gia đình hộ trồng nha đam .........................................44
4.1.4. Đặc điểm kinh nghiệm của người trồng nha đam trong mẫu điều tra ......................44
4.1.5. Trình độ học vấn người trồng nha đam ......................................................................44
4.1.6. Tham gia đào tạo tập huấn của các hộ trồng nha đam ...............................................45
4.2. Thông tin về thực trạng trồng nha đam của các nông hộ được điều tra ......................45
4.2.1. Lý do trồng nha đam ....................................................................................................45
4.2.2. Đánh giá mức độ khó khăn trong quá trình trồng nha đam ......................................46
4.2.3. Đánh giá về mức độ khó khăn khi thu hoạch nha đam .............................................47
4.2.4. Đánh giá về hình thức bán sản phẩm ..........................................................................48
4.2.5. Những khó khăn về vay vốn ...............................................................................49
4.2.6. Nguyện vọng về chính sách của nhà nước và hướng phát triển trong thời gian tới ... 49
4.3. Phân tích các chỉ tiêu sản xuất của các hộ trồng nha đam ............................................49
vii


4.4. Kiểm định thống kê các chỉ tiêu sản xuất so sánh mô hình trồng nha đam quy mô lớn
và mô hình trồng nha đam quy mô nhỏ ................................................................................53
4.4.1. Kiểm định thống kê các chỉ tiêu chi phí và doanh thu ..............................................53
4.4.2. Kiểm định thống kê các chỉ tiêu lợi nhuận và hiệu quả ............................................54
4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật của nghề trồng nha đam ...55
4.5.1. Ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng sinh lợi ......................................................55
4.5.2. Phân tích sự ảnh hưởng của tuổi cây đến sản lượng cây nha đam ...........................56
4.5.3. Ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả kỹ thuật .....................................................57
4.5.4. Ma trận tương quan giữa hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của việc trồng nha đam .58

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...............................................................................59
4.6.1. Khả năng sinh lợi .........................................................................................................59
4.6.2. Hiệu quả kỹ thuật .........................................................................................................59
4.6.3. Kiểm định thống kê các chỉ tiêu sản xuất so sánh hình thức trồng nha đam quy mô
lớn và quy mô nhỏ ..................................................................................................................59
4.6.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu
vào của nghề trồng nha đam ..................................................................................................59
4.6.5. Mối tương quan giữa khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật của nghề trồng nha
đam ..........................................................................................................................................61
Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................................61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..............................................62
5.1. Kết luận ..................................................................................................................62
5.2. Gợi ý chính sách ....................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................67
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CRS : Constant Return to Scale
DEA : Data Envelopment Analysis
ROA : Return on Assets
ROE : Return on Equity
VRS : Variable Return to Scale

ix


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, năm 2015 ....14
Bảng 2.2. Diện tích và năng suất trung bình cây nha đam ở thành phố PR-TC ...........16
Bảng 3.1. Diện tích trồng nha đam năm 2016 phân theo đơn vị hành chính trên địa bàn
tỉnh Ninh Thuận ............................................................................................................33
Bảng 3.2. Diện tích 80 hộ trồng nha đam được khảo sát. ............................................33
Bảng 3.3. Định nghĩa các biến độc lập trong mô hình .................................................38
Bảng 4.1. Diện tích điều tra 80 hộ trồng nha đam năm 2016. ......................................43
Bảng 4.2. Giới tính chủ hộ trồng nha đam trong mẫu điều tra .....................................43
Bảng 4.3. Số thành viên trong gia đình hộ trồng nha đam trong mẫu điều tra ............44
Bảng 4.4. Kinh nghiệm người trồng nha đam ..............................................................44
Bảng 4.5. Trình độ học vấn của người trồng nha đam trong mẫu điều tra ...................44
Bảng 4.6. Hộ trồng nha đam có hoặc không tham gia đào tạo tập huấn ......................45
Bảng 4.7. Lý do tham gia trồng nha đam trong mẫu điều tra .......................................45
Bảng 4.8. Đánh giá mức độ khó khăn trong quá trình trồng nha đam .........................46
Bảng 4.9. Mức độ khó khăn khi thu hoạch sản phẩm nha đam của các hộ ..................47
Bảng 4.10. Hình thức bán sản phẩm trong mẫu điều tra ..............................................48
Bảng 4.11. Những khó khăn gặp phải khi vay vốn đầu tư ...........................................49
Bảng 4.12. Nguyện vọng của các nông hộ trồng nha đam về chính sách hướng phát
triển của nhà nước ........................................................................................................49
Bảng 4.13. Chỉ số hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của các hộ trồng nha đam ......50
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định thống kê chỉ tiêu chi phí và doanh thu ........................53
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định thống kê chỉ tiêu lợi nhuận và hiệu quả ......................54
Bảng 4.16. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi ............................................55
Bảng 4.17. Kết quả ước lượng hàm sản lượng Nha đam .............................................56
Bảng 4.18. Sản lượng Nha đam trong cả vòng đời ......................................................57
Bảng 4.19. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật .............................................57
Bảng 4.20. Ma trận hệ số tương quan ...........................................................................58
x



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Phan Rang-Tháp Chàm ................................12
Hình 2.2. Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào DEACRS và DEAVRS ...23
Hình 3.1. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ...................40
Hình 3.2. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ...................40
Hình 4.1. Khả năng sinh lợi của hộ trồng nha đam ......................................................52
Hình 4.2. Hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng nha đam ......................................................52

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi trong việc
trồng cây nha đam của các nông hộ tại tỉnh Ninh Thuận” được thực hiện tại địa bàn
phường Văn Hải và Mỹ Bình, thuộc thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh
Thuận. Đây là hai địa bàn trồng nha đam có diện tích lớn nhất tỉnh, với diện tích là
117,09 ha, chiếm gần 86% diện tích trồng nha đam trên toàn tỉnh Ninh Thuận.
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của
trồng cây nha đam tại phường Văn Hải, Mỹ Bình, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm,
tỉnh Ninh Thuận với các mục tiêu cụ thể bao gồm: (i) Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của
nghề trồng nha đam, (ii) Đánh giá khả năng sinh lợi của nghề trồng nha đam, (iii) Xem
xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề trồng
nha đam, (iv) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghề trồng
nha đam trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng. Đặc biệt, đề tài có
sử dụng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) và kiểm định trung bình mẫu độc
lập để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề trồng nha đam;
phương pháp bình quân nhỏ nhất (OLS) để đánh giá ảnh hưởng của tuổi cây đến sản
lượng nha đam; dùng hàm hồi quy tobit và bình phương tối thiểu để lần lượt xem xét
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi.

Kết quả của nghiên cứu của 80 mẫu cho thấy: các hộ có diện tích trồng nha đam
từ 3 ha trở lên (quy mô kinh tế trang trại) chiếm 10% tổng số hộ khảo sát, các hộ có
diện tích trồng dưới 3 ha (quy mô trồng nhỏ) chiếm 90% tổng số hộ khảo sát, đa số các
chủ hộ có giới tính là nam (chiếm 76,25%) với số thành viên trong gia đình từ 2-4
thành viên chiếm 53,75%. Đồng thời, kinh nghiệm người trồng từ 6-15 năm chiếm tỷ
lệ lớn nhất 57,5%, trong khi những hộ trồng có kinh nghiệm từ 11-15 năm chiếm tỷ lệ
20% và số năm kinh nghiệm từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ 22,5 %. Trình độ các chủ hộ tập
trung ở mức trung học phổ thông trở xuống chiếm 95% và chưa qua tập huấn chiếm
đến 80% tổng số người được phỏng vấn. Hầu hết các nông hộ quyết định trồng cây
nha đam là do cây nha đam dễ trồng, thu nhập cao và không gặp hoặc gặp rất ít khó
khăn trong việc thiếu diện tích, thiếu giống hay thiếu thị trường tiêu thụ mà chủ yếu
gặp khá nhiều khó khăn trong việc thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật, thiếu thông tin thị
trường, thiếu dịch vụ hỗ trợ nuôi trồng, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, bị ép giá
xii


nha đam, khó vay vốn ngân hàng vì thủ tục vay còn thức tạp và không có tài sản thế
chấp. Do vậy, họ mong muốn nhà nước có một số chính sách trong việc trợ giúp về
vốn (chiếm 32% số hộ khảo sát) và cung cấp thông tin thị trường sản phẩm (chiếm
52,5% số hộ khảo sát) để có thể bán nha đam sau thu hoạch mà không bị ép giá như
hiện nay.
Đồng thời, qua kết quả mô hình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Hầu hết các khoản
mục của hộ trồng quy mô kinh tế trang trại (trên 3 ha) cao hơn so với hộ trồng quy mô
nhỏ (dưới 3 ha). Chỉ tiêu khả năng sinh lợi của hộ trồng quy mô lớn là 0,48, trong khi
các hộ trồng quy mô nhỏ là 0,43. Chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật được tính toán theo
phương pháp phi tham số DEA, kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của các
hộ trồng quy mô lớn là 0,976 (tức mức lãng phí đầu vào bình quân 2,4%) và các hộ
trồng quy mô nhỏ là 0,765 (tức mức lãng phí đầu vào bình quân 25,5%). Điều này cho
thấy mức lãng phí trong việc sử dụng yếu tố đầu vào giữa 2 mô hình có sự khác biệt
lớn, các hộ trồng với quy mô lớn có tính chuyên nghiệp cao nên việc sử dụng các yếu

tố đầu vào hợp lý hơn, ít lãng phí hơn so với các hộ trồng quy mô nhỏ.
Kết quả kiểm định cho thấy, với độ tin cậy 95%, có sự khác biệt về doanh thu,
chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí quản lý, chi phí phân bón, chi phí nhiên liệu, chi
phí lao động, tổng chi phí biến đổi và thặng dư sản xuất, lợi nhuận, hiệu quả kỹ thuật
giữa mô hình trồng nha đam quy mô lớn và quy mô nhỏ.
Khả năng sinh lợi chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Diện tích và tuổi cây ảnh
hưởng cùng chiều và chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí phân bón, các khoản chi
phí khác, tuổi cây bậc 2 ảnh hưởng ngược chiều với khả năng sinh lợi của cây nha
đam. Trong khi đó, hiệu quả kỹ thuật chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: diện tích ảnh
hưởng cùng chiều với hiệu quả kỹ thuật và trình độ học vấn chủ hộ ảnh hưởng ngược
chiều với hiệu quả kỹ thuật.
Kết quả phân tích hệ số tương quan giữa hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi
cho thấy với mức ý nghĩa nhỏ hơn 5% và hệ số tương quan là 0,536 chứng tỏ hai yếu
tố này có ảnh hưởng với nhau ở mức độ trung bình. Vì vậy, việc tiết kiệm đầu vào sản
xuất có thể làm tăng khả năng sinh lợi của nghề trồng nha đam. Tuy nhiên, mức tương
quan này tương đối thấp, có ý nghĩa là đối với hộ trồng nha đam với góc nhìn về lợi
nhuận trong ngắn hạn sẽ có nhiều điểm không tương đồng với các nhà quản lý với góc
nhìn về tiết kiệm các yếu tố đầu vào để phát triển bền vững.
xiii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Ninh Thuận là một tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, có điều kiện khí hậu khắc
nghiệt, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi lớn, nền nhiệt cao, gây khó khăn không ít cho
sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khí hậu khô hạn cũng là lợi thế để phát triển một số
cây trồng, trong đó cây nha đam (lô hội) là một loại sản phẩm đặc thù của tỉnh. Nha
đam (Aloe vera) là giống cây thuộc họ xương rồng nên ưa những vùng đất cát khô,
nóng, không chịu được ngập úng hay thời tiết lạnh, được trồng nhiều ở Châu Phi, Bắc
Mỹ và Đông Nam Á.

Nha đam từ lâu đã được biết đến như một loại cây thuốc quý trong dân gian. Nó
có thể chữa được rất nhiều các loại bệnh như sốt, trĩ, viêm gan, tiểu đường…vì đây là
cây có đặc tính mát.... Ngày nay người ta còn có thể chiết xuất nha đam để làm các
loại mỹ phẩm, kem dưỡng da và một phần lớn nha đam dùng làm đồ dùng hàng ngày
như các loại thạch nha đam hay nước ép trái cây. Vì cây nha đam có nhiều công dụng
và lợi ích như vậy nên hiện nay nhiều hộ nông dân một số tỉnh đã chuyển sang trồng
nha đam thương phẩm và bước đầu thu được lợi ích cao. Trước đây nha đam chỉ được
các hộ dân ở Ninh Thuận trồng nhỏ lẻ trong các hộ gia đình để làm cây cảnh, làm
thuốc, nhưng ngày nay nhiều vùng đất cát ven biển Ninh Thuận chuyển hẳn sang trồng
nha đam. Cho tới thời điểm này thì Ninh Thuận đã trở thành một trong những tỉnh có
diện tích nha đam lớn nhất nước...Hiện nay toàn tỉnh Ninh Thuận có hơn 137ha nha
đam đang được trồng ở các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, TP Phan Rang - Tháp
Chàm, trong đó tại địa bàn hai phường Văn Hải và Mỹ Bình thuộc thành phố Phan
Rang với thành phần đất cát ven biển cùng khí hậu khô nóng, trở thành điều kiện thích
hợp để phát triển giống cây trồng này và hiện tại đang là khu vực có diện tích trồng
nha đam lớn nhất trên toàn tỉnh. Một ưu điểm nữa của cây nha đam là có thể trồng xen
kẽ với các loại cây công nghiệp, cây ăn trái mà không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh
trưởng của chúng. Việc phát triển loại cây trồng này là một hướng đi đúng đắn cho các
hộ nông dân nghèo ven biển Ninh Thuận.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho chính quyền tỉnh Ninh Thuận là làm thế nào để nghề
trồng cây nha đam được phát triển một cách bền vững. Phân tích hiệu quả kỹ thuật và
khả năng sinh lợi của cây nha đam để hiểu được thực trạng của việc trồng nha đam và
1


dự báo xu hướng phát triển của nghề để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ
thuật và khả năng sinh lợi của các hộ trồng nha đam nhằm hướng đến một nghề trồng
nha đam bền vững cho tỉnh Ninh Thuận.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Đề tài được thực hiện nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi và xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi của các hộ trồng
nha đam tại tỉnh Ninh Thuận. Từ đó có giải pháp thích hợp trong việc nâng cao hiệu
quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi trong việc trồng nha đam của nông dân tại tỉnh Ninh
Thuận trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiệu quả kỹ thuật hộ trồng trồng nha đam tại tỉnh Ninh Thuận.
Phân tích khả năng sinh lợi trong việc trồng cây nha đam tại tỉnh Ninh Thuận.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của
các hộ trồng nha đam tại tỉnh Ninh Thuận.
Đề xuất một số khuyến nghị cho chính quyền và các hộ nông dân nhằm nâng cao
hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi trong việc trồng nha đam trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:
- Hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi việc trồng nha đam của các nông hộ tại
tỉnh Ninh Thuận đạt kết quả như thế nào ?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng
sinh lợi trong việc trồng nha đam của các nông hộ tại tỉnh Ninh Thuận?
- Có những giải pháp nào để sử dụng hiệu quả yếu tố đầu vào và khả năng sinh
lợi trong việc trồng nha đam của các nông hộ tại tỉnh Ninh Thuận.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về sử dụng hiệu quả yếu tố đầu vào (Kỹ thuật) và khả năng sinh lợi
của các hộ trồng nha đam tại tỉnh Ninh Thuận.
2


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Lựa chọn các hộ trồng nha đam tại phường Văn Hải và phường Mỹ Bình thuộc
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Dựa trên những số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện trong năm 2016, các số liệu
thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2009 - 2016 để nghiên cứu.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả điều tra, thu thập trên cơ sở bảng câu hỏi
điều tra của 80 hộ trồng nha đam tại Ninh Thuận và tất cả các thông tin thu thập được
mã hóa các câu trả lời. Sau đó, tác giả tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính và sử dụng
các phần mềm thống kê để mô tả, phân tích và kiểm định đối với các biến số cần
nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập dữ
liệu điều tra và xử lý số liệu thô. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích màng dữ liệu
(DEA) và kiểm định trung bình mẫu độc lập để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và khả năng
sinh lợi của nghề trồng nha đam; sử dụng hàm hồi quy tobit, hàm hồi quy bình phương
tối thiểu để lần lượt tìm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi.
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.6.1. Về mặt khoa học
Kết quả đề tài là hệ thống hoá về mặt lý luận về đo lường hiệu quả kỹ thuật giúp cho
người đọc có được cái nhìn tổng quát về bản chất của hiệu quả cũng như phương pháp đo
lường hiệu quả bằng DEA; đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để các nghiên cứu sâu hơn
về phân tích hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
1.6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài đánh giá thực trạng và tình hình trồng nha đam của các nông hộ trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các hộ nông dân trồng nha đam
có cái nhìn tổng quát, từ đó có thể điều chỉnh trong việc trồng nha đam để thu lại lợi
nhuận cao hơn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu có ích giúp các nhà quản lý
quy hoạch vùng trồng cây nha đam và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền
vững cho việc trồng nha đam trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

3



1.7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được chia làm 5 phần
chính như sau:
- Chương 1: Giới thiệu. Chương này xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, cấu trúc của luận văn.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan. Chương này
trình bày các khái niệm, tổng quan về địa bàn nghiên cứu,tình hình sản xuất nha đam
trên thế giới, tại Việt Nam và tại tỉnh Ninh Thuận; cơ sở lý thuyết về trồng trọt, hiệu
quả kinh tế, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, khả năng sinh lợi, đặc điểm kinh tế
kỹ thuật của việc trồng nha đam, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và các
chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi. Bên cạnh đó, chương cũng tổng quan các nghiên
cứu trước trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày cách tiếp cận nghiên
cứu, phương pháp chọn mẫu, loại dữ liệu thu thập và các công cụ phân tích dữ liệu;
khung phân tích và các giả thiết của nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày khái quát về hiện trạng
trồng nha đam tại tỉnh Ninh Thuận; phân tích, đánh giá hiệu quả kỹ thuật, khả năng
sinh lợi, sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh
lợi của việc trồng nha đam tại tỉnh Ninh Thuận; mối tương quan giữa hiệu quả kỹ thuật
và khả năng sinh lợi của việc trồng nha đam.
- Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Chương này trình bày tóm tắt kết quả
nghiên cứu, gợi ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng nha đam tại tỉnh Ninh Thuận.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN
2.1. Tổng quan về cây Nha đam

2.1.1. Giới thiệu chung về cây Nha đam
Trong các tài liệu cổ xưa người ta tìm thấy lô hội (nha đam) ở thành phố Nippur
cách đây vào khoảng 2200 năm trước Công Nguyên. Vào thế kỷ thứ 17, lô hội đã được
người Tây Ban Nha xuất sang Châu Mỹ và ở đây là khu vực sản xuất chính cây lô hội
rồi xuất khẩu sang Châu Âu. Năm 1720, cây lô hội được Cart Von Linne mô tả và đặt
tên Aloe vera Linne, tên đó đã thành tên khoa học của lô hội và được giới khoa học công
nhận cho đến nay. Hầu hết các nhà thực vật đều cho rằng cây lô hội có nguồn gốc từ vùng
khí hậu khô và ấm ở Châu Phi. Ở Mỹ, lô hội được trồng hầu hết ở Rio Grande Valley của
Nam Texas, Florida và Nam California. Cây lô hội được di thực sang Việt Nam từ Trung
Quốc và được trồng nhiều ở các vùng ven biển Phan Thiết, Phan Rí (Bình Thuận), Phan
Rang (Ninh Thuận) (The International Aloe Science Council, 1996 - 2002).
Cây Nha đam (lô hội) có tên khoa học là Aloe vera còn gọi là Aloe barbadensis
Miller, Ngành: Angiospermae (ngành hạt kín), lớp: Monocotyledonea (lớp một lá
mầm), bộ: Liliales, giống: Aloe vera. L, lô hội được trồng nhiều trên thế giới (Danhof,
2002). Trong hệ thống phân loại thực vật, cây lô hội thuộc chi Aloe, họ Liliaceae (họ
Huệ Tây) cũng có tài liệu phân vào họ Agavaceae (Nguyễn Bá Huy Cường, 2004).
Đặc điểm sinh thái cây Nha đam:
Cây nha đam thích hợp với các điều kiện sinh thái. Nhiệt độ tối thiểu cho sự phát
triển của cây là âm 40C, cây nha đam có thể phát triển ở nhiệt độ 460 C, thậm chí còn
cao hơn và nó có thể chịu được điều kiện khô hạn khốc liệt. Nha đam có thể phát triển
mạnh ở vùng nhiệt đới ẩm, lượng mưa trung bình 400 - 1200 mm/năm, pH thích hợp
từ 6 - 7. Nha đam sinh trưởng và phát triển tốt trên đất pha cát dễ thoát nước, có thể
trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân và mùa thu, khả năng thích
nghi của cây nha đam rất tốt. (Dương Công Kiên, 2002).
Thành phần của cây Nha đam:
Nha đam sử dụng chủ yếu là lá, nhựa nha đam khi khô đặc lại sẽ có màu đen.
Chất gel trong suốt thu được từ phần thịt lá có chứa một số hợp chất khác nhau. Gel có
chứa 99 % nước, pH = 4,5. Chất gel có chứa polysaccharide, glucomanna. Thành phần
carbohydrate chủ yếu trong gel của lá là Acemannan. Chất gel còn chứa Bradykininase
5



chống viêm, magnesium lactate giúp ngăn ngừa sự ngứa và acid salicilic cùng những hợp
chất antiprostaglandin khác mà có tác dụng làm dịu chỗ sưng (Kemper and Victoria
Chiou, 1999).
2.1.2. Công dụng của cây nha đam
Nha đam (còn gọi là lô hội, long thủ, cây dứa Tàu) đã được con người biết đến và
sử dụng từ rất lâu. Bác sĩ Trần Hữu Vinh, Trưởng phòng Quản lý Y dược học cổ
truyền, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Theo y học cổ truyền, nha đam có vị
đắng, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng.
Nhờ chất glycoprotein, nha đam có tác dụng chống viêm và giải dị ứng, giúp làm lành
vết thương. Bên cạnh đó, nha đam còn giúp tăng cường giải độc cho cơ thể nhờ tăng
cường chuyển hóa tại gan, thận; giúp loại trừ độc tố cho tế bào. Khi sử dụng nha đam,
người dùng có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp đẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột ra
ngoài. Một số tác dụng chữa bệnh của nha đam:
Thanh nhiệt: Nha đam là liều thuốc tự nhiên để giải độc cho cơ thể. Nếu lịch học
và làm việc khiến bạn phải kết thân một cách bất đắc dĩ với những hàng quán bán thức
ăn ngoài đường hay những tiệm thức ăn nhanh thì bạn nên bổ sung nước hoặc chè nha
đam đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn.
Hỗ trợ tiêu hóa: Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh phải đảm bảo nhiệm vụ hấp thụ tốt
các chất dinh dưỡng từ các món ăn vào mỗi ngày. Nha đam nấu chung với đậu xanh sẽ
là món chè giải nhiệt hoàn hảo, giúp thải độc tố trong cơ thể, đồng thời làm mát và dịu
da. Bạn có thể dùng món chè này như một phương thuốc làm đẹp da vừa công hiệu lại
ngon miệng.
Tăng cường sức đề kháng: Uống nước nha đam thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì
mức cân nặng khoẻ mạnh, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng
cho cơ thể. Nha đam không hề làm bạn béo lên mà lại giúp bạn duy trì nguồn năng
lượng cho cơ thể hoạt động.
Chăm sóc da: Chất nhầy trong gel (phần thịt) của nha đam có khả năng thấm ướt,
tạo độ ẩm cho da, giúp da dễ đàn hồi và giảm các nếp nhăn. Gel của chúng còn có tác

dụng kích thích sự tổng hợp các collagen và sợi elastin, giúp ngăn chặn sự hủy hoại
của da khi bị lão hóa. Trong quá trình chăm sóc da, chất gel này có tác dụng se lỗ chân
lông, giảm mụn một cách hiệu quả.
Trong dân gian, nha đam là phương thuốc làm lành da tự nhiên rất hữu hiệu. Khi
thoa một lớp gel lên da, các vết thương do bị bỏng, phồng rộp, côn trùng cắn và mẩn
6


ngứa sẽ nhanh chóng được hồi phục. Nếu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với ánh
nắng, da sẽ trở nên bỏng rát, khó chịu. Chỉ với một chút dịch của lô hội sẽ giúp bạn
nhanh chóng lấy lại cảm giác mát mẻ cho làn da.
Chống mỏi mắt: Nếu mắt của bạn mỏi, có quầng thâm, mi mắt nặng, hãy sử dụng
lô hội để chữa trị. Rất đơn giản, dùng một nhánh lô hội, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài
rồi đắp phần thịt lên mắt, nằm thư giãn trong vòng 15 phút. Dịch trong lá của lô hội có
tác dụng làm mắt dịu mát, dễ chịu. Sau một thời gian, vùng thâm quanh mắt sẽ giảm
hẳn. Bạn nên sử dụng chất gel này mỗi tối trước khi đi ngủ để chống mệt mỏi cho
vùng mắt.
Tác dụng kháng khuẩn: Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gel nha đam
có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu. Làm êm dịu vết
thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích. Nhũ dịch được bào chế từ nha
đam dùng để chế các loại thuốc trị Eczema hay các mụn chốc lở, làm mau kéo da non
ở vết thương. Dịch tươi nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).
Trị viêm loét dạ dày: Uống gel tươi của lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng
canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày
Trị bệnh ngoài da: Dịch nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân
lông. Bôi gel tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn...
Phòng ngừa sỏi niệu: Các Anthraquinon sẽ kết hợp các ion Calcium trong đường
tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.
2.1.3. Quy trình kỹ thuật trồng cây nha đam (Phan Đình Chức, 2010)
2.1.3.1. Chọn giống

Hiện nay ở nước ta có các giống lô hội chính: Giống lô hội Mỹ, lô hội Thái các
giống này được trồng phổ biến vì có đặc điểm tăng trưởng mạnh, bẹ lá to cho năng
suất cao. Ngoài ra, còn có giống lô hội địa phương chủ yếu được trồng nhỏ lẻ trong
nhân dân làm kiểng và chế biến các món ăn giải khát. Giống lô hội ''Aloe vera'' đang
được nông dân trồng đại trà tại Việt Nam có lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và
cho năng suất cao. Lô hội được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp tách chồi cây
con. Cây mẹ sau khi trồng một năm sẽ xuất hiện những cây con quanh gốc, có thể cắt
đọt sẽ cho nhiều cây con hơn. Cây con cao 35 - 40 cm, có từ 5 - 6 lá được tách ra và
đem trồng.
7


2.1.3.2. Thời vụ, mật độ khoảng cách và cách trồng
Cây lô hội có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa
thu, vì đây là thời gian cây lô hội con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất. Không
nên trồng vào thời gian mưa nhiều, cây sẽ bị ngập nước, cây rất dễ bị úng thối và bệnh
hại tấn công. Trồng một lần là có thể cho thu hoạch liên tục mà không cần phải trồng
lại. Khi cây con được lấy từ vườn ươm, nên cẩn thận lấy được càng nhiều rễ càng tốt,
nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con. Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: cây
cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30.000 50.000 cây/ha.
Khi trồng, mầm cây con nên được để nhô khỏi mặt đất để tránh úng thúi. Cây con
phải được giữ cho thẳng và rễ phủ đều mới lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ
gốc nên tưới thêm nước. Sau đó, nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ
ẩm vừa đủ, nếu trời mưa liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì lô hội con rất dễ bị chết
do úng nước. Lô hội vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ
mầm sẽ xanh trở lại. Khi đưa lô hội ra khỏi vườn ươm, nên để trong mát 2 đến 3 ngày,
sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỷ lệ sống cao hơn.
2.1.3.3. Chăm sóc và bón phân
Cây con sau khi trồng sẽ chuyển qua màu tím sau đó sẽ hồi xanh trở lại. Cần theo
dõi và dặm các cây chết do bị nấm bệnh hoặc trồng sâu làm thối đỉnh sinh trưởng của

cây để đảm bảo mật độ và năng suất.
Lô hội là cây chịu hạn, tuy nhiên trong điều kiện mùa khô vẫn cần cung cấp nước
cho cây. Tưới 01 ngày/lần, tưới đất đủ ẩm tránh đọng nước. Mùa mưa không tưới
nước. Cây lô hội không chịu được ngập úng do đó trong điều kiện mùa mưa cần chủ
động tiêu nước cho cây. Lô hội là cây có khả năng chuyển hóa nhanh chất dinh dưỡng
do đó ngoài lượng phân chuồng để bón lót khoảng 2,5 tấn phân chuồng/ha, cần sử dụng
phân để bón bổ sung cho cây bao gồm phân hữu cơ sinh học, ure, lân và kali. Cách bón,
đối bón bổ sung mỗi tháng bón 01 lần, chia lượng phân làm 12 tháng/năm để bón. Trong
thời gian thí nghiệm tiến hành là 06 tháng bón 06 lần vào thời điểm sau khi thu hoạch
lá. Khi bón phân lưu ý không làm bẩn lá và kết hợp bón phân với theo nước.
2.1.3.4. Phòng trừ sâu bệnh hại
Lô hội có lớp vỏ dày, cứng do đó khó bị các loại côn trùng gây hại và nấm bệnh
tấn công. Tuy nhiên do điều kiện chăm sóc không tốt hoặc lá bị tổn thương thì các loại
8


nấm bệnh và côn trùng có khả năng gây hại cho cây. Các bệnh hại đối với cây nha đam
thường có các bệnh: thối nhũn vi khuẩn (Erwinia carotovora sp.), bệnh đốm lá
(Cereospora sp.), bệnh đốm khô đầu lá do nấm Stemphylium botryosum W gây nên, sâu
xám (Agrotis ypsilon).
Bệnh đốm lá (Cercospora sp.):
Triệu chứng: Trên lá xuất hiện nhiều đốm đen làm mất thẩm mỹ và giảm giá
thành. Bệnh này chưa rõ tác nhân gây hại do đó phòng bệnh là phương pháp tốt nhất
để hạn chế bệnh này.
Biện pháp phòng trừ đảm bảo thông thoáng trong ruộng lô hội, tạo điều kiện tốt
cho nước được tháo ra bên ngoài, giữ cho đất có độ ẩm thích hợp. Làm cỏ thường
xuyên giúp lô hội phát triển mạnh và có khả năng kháng bệnh cao. Tăng cường bón
kali và tro bếp để cây kháng bệnh.
Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora sp.): Là bệnh đang gây thiệt hại nghiêm
trọng cho các hộ trồng lô hội trong những năm gần đây. Có những cánh đồng lô hội bị

chết hàng loạt, người dân phải tiến hành nhổ bỏ toàn bộ ruộng trồng lô hội.
Triệu chứng: Bệnh xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con. Phần thân tiếp giáp
mặt đất hoặc rễ bên dưới bị thối, vết bệnh từ nâu đến đen. Cây bệnh bị chết ngã ngang
hoặc chỉ héo rũ cành lá. Bệnh phát triển rất nhanh, trong vườn trồng bệnh xuất hiện
từng chòm làm chết cây hàng loạt.
Biện pháp phòng trừ: Trồng cây với mật độ thích hợp, tiêu nước tốt đảm bảo
không để đọng nước. Khi phát hiện bệnh cần nhổ bỏ các cây bị bệnh đem tiêu hủy
tránh lây lan, do chưa rõ tác nhân gây hại nên không có thuốc đặc trị bệnh này.
Bệnh teo ngọn lá do nấm Stemphylium botryosum W gây ra: Các lá bị teo đầu
ngọn, khô dần xuống gốc làm cho cây không phát triển, ngày càng nhỏ lại và dẫn đến
chết. Khi phát hiện bệnh cần tiến hành cắt bỏ phần ngọn lá khô và tiêu hủy, nếu bị
nặng tiến hành nhổ bỏ cây tránh lây lan.
Sâu xám (Agrotis ypsilon): Sâu chui vào ngọn lô hội, cắn phá đỉnh sinh trưởng và
các lá non làm lá bị biến dạng, mất thẩm mỹ làm giảm giá trị. Cần dọn sạch cỏ dại
xung quanh cây, khi thấy sâu xuất hiện có thể tiêu diệt bằng tay. Trong thời gian tiến
hành thí nghiệm mật độ sâu xuất hiện ít không đáng kể do đó không ảnh hưởng ruộng
lô hội.
9


2.1.3.5. Thu hoạch
Lô hội trồng cây con, sau 08 tháng sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên. Các lá khỏe
mạnh bên ngoài sẽ được thu hoạch bằng cách cắt sát gốc. Kéo lá cây ra khỏi thân và
sau đó cắt ở gốc trắng của lá, có thể tránh hoặc hạn chế được một phần các chất dịch
chảy ra ngoài. Thông thường sau 30 ngày cho thu hoạch một đợt và cắt 1 - 3 lá ngoài
cùng trên một cây. Thường thời gian thu hoạch lên tới năm năm. Sau 1,5 năm sau khi
trồng, có thể thu hoạch từ 10 - 12 kg lá/cây/năm. Khoảng 20 - 24 lá được thu hoạch
trên một cây trong một năm.
2.2. Tổng quan về tình hình sản xuất nha đam trên thế giới, Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất nha đam trên thế giới

Các quốc gia Châu Mỹ như Mexico, Cộng hòa Dominica và Venezuela là các
quốc gia dẫn đầu trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm từ nha đam, tổng sản
lượng cung cấp chiếm khoảng 60 đến 65% thị trường thế giới. Các nước Mỹ Latin
chiếm khoảng 20 đến 25% và châu Á cùng với các nước vành đai Thái Bình Dương
(Úc, Trung Quốc và Ấn Độ) chiếm khoảng 10% trị trường.
Ngày nay, nha đam được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp mỹ phẩm,
thực phẩm và các ngành công nghiệp dược phẩm do sự gia tăng ngày càng cao nhu cầu
đối với các sản phẩm từ thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe. Ở Nam Phi, các sản phẩm
nha đam hầu hết được xuất khẩu sang các nước châu Âu như Ý, Pháp và Đức, chiếm
600 tấn trên thị trường thế giới (Njuguna, 2005; Wabuyele et al, 2006 ). Đức sử dụng
60% trên thị trường thế giới (Njuguna, 2005; Wabuyele and ctv, 2006) . Theo thống kê
có hơn 220 loại nha đam trên thế giới, chúng có thể tồn tại và phát triển trong điều
kiện khắc nghiệt nhất những vùng đất cát, bán khô hạn là điều kiện canh tác, phát triển
cây lô hội phù hợp nhất và mang lại lợi nhuận đáng kể. Cây có khả năng thích nghi với
sự biến đổi khí hậu và hạn hán. Một điển hình cho thấy, trong khi các loại cây trồng
khác bị khô cháy trong khu vực hạn hán thì nha đam vẫn giữ được màu xanh lá cây.
Tổng giá trị doanh thu của các chất dẫn xuất và nguyên liệu đã được xử lý được
Hội Đồng Khoa Học Nha Đam Quốc Tế ước tính vào khoảng 1 tỉ đô một năm vào giữa
những năm 1990 và đã không ngừng gia tăng từ lúc đó. Việc kinh doanh các sản phẩm

10


từ nha đam ước tính khoảng trên 35 tỉ đô trên toàn cầu. Như vậy, hiện nay trên thế giới
sản xuất nha đam có giá trị kinh tế cao và mang tính thương mại.
2.2.2. Tình hình sản xuất cây nha đam ở Việt Nam
Theo Lê Đình Chức (2010), bước đầu đã nghiên cứu cây lô hội, cách trồng, chọn
giống, làm đất, kỹ thuật trồng đến chăm sóc và phòng trừ sâu hại cho cây nhằm đạt
được năng suất cao. Cây lô hội thích hợp trồng ở vùng có khí hậu nóng và không ngập
nước, phát triển mạnh ở nền đất cát và đất pha cát ven biển. Tuy nhiên, cũng có thể

trồng lô hội trên các loại đất khác, nơi những cây trồng khác kém hiệu quả, như đất hơi
kiềm, đất chua, đất sét. Cây đã được trồng nhiều ở Ninh Thuận và một số vùng đất
Bình Dương như Tân An và một số nơi khác. Lô hội trồng và chăm sóc đơn giản mà
có thể thu hái hàng tháng, thời gian thu hoạch từ 7 đến 8 năm, hiệu quả lại cao. Các
nhà khoa học Việt Nam bước đầu đã nghiên cứu một số công nghệ, góp phần giải
quyết những khó khăn cho người trồng và chế biến viên nang và nước giải khát từ lá lô
hội. Năm 2007, Công ty cổ phần dược Hải Dương tiếp thu công nghệ sản xuất viên
nang mềm Aloe vera do Công ty Sức khoẻ vàng Sài Gòn chuyển giao và áp dụng sản xuất
thử với quy mô công nghiệp. Năm 2008, Công ty cổ phần dược Ninh Thuận cũng đã thực
hiện thành công đề tài sản xuất thử nghiệm nước uống từ lô hội (Bùi Văn Kỳ, 2008).
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, có
tọa độ địa lý từ 11031’32’’ đến 11040’08’’ Vĩ độ Bắc, từ 108054’50’’ đến 108003’26’’
Kinh độ Đông;
Phía Bắc giáp huyện Ninh Hải, phía Nam giáp huyện Ninh Phước, phía Tây giáp
huyện Ninh Sơn - Bác Ái, phía Đông giáp biển Đông. Có vị trí là đầu mối tại khu vực
ngã ba giữa trục giao thông quốc lộ 1A với quốc lộ 27 đi Đà Lạt, đồng thời có tuyến
đường sắt Thống nhất Bắc - Nam đi qua ga Tháp Chàm, rất thuận lợi cho vận chuyển
hành khách và hàng hoá bằng đường bộ và đường sắt, cách cảng biển và cảng hàng
không Quốc tế Cam Ranh 60km và Thành phố Nha Trang 100km về phía Bắc, cách
thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam, cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía
Tây, hình thành tam giác phát triển Đà Lạt- Phan Rang- Nha Trang.
11


Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
2.3.1.2. Địa hình
Tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 3-5m so với mực nước biển, độ

dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam rất thuận lợi cho việc tưới tiêu tự chảy trên hầu hết
diện tích đất sản xuất nông nghiệp, xuất phát từ đập Nha Trinh, Lâm Cấm.
Địa hình chia làm 3 dạng chính:
- Dạng đồi núi thấp: độ cao từ 15-56m, độ dốc từ 10-30%
- Dạng bằng phẳng: độ cao từ 3-15m, độ dốc từ 1-10%
- Dạng thấp trũng: độ cao <2,5.
2.3.1.3. Khí hậu, thời tiết
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao
quanh năm, khô và ít mưa, mang tính đặc trưng của khí hậu Nam Trung Bộ.
12


×