Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN TẤT THẮNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH
XONG ÁN PHẠT TÙ TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN TẤT THẮNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH
XONG ÁN PHẠT TÙ TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105


Quyết định giao đề tài:

678/QĐ-ĐHNT ngày 30/08/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

460/QĐ-ĐHNT ngày 16/05/2017

Ngày bảo vệ:

31/5/2016

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. LÊ KIM LONG
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết Luận văn tốt nghiệp của tôi với đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng
dẫn của Giảng viên - TS. Phạm Hồng Mạnh.
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn
nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu khác
trước đây.

Nha Trang, tháng 3 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Tất Thắng

iii


LỜI CẢM ƠN
Là một học viên cao học lớp Cao học Kinh tế phát triển khóa 1 Nghệ An, thuộc
chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Kinh tế phát triển do Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Nha Trang tổ chức, trong suốt thời gian khóa học (2014 - 2016) tôi đã
được các giảng viên truyền đạt một lượng lớn kiến thức cả lý thuyết, thực tế và các kỹ
năng về lĩnh vực kinh tế phát triển, phục vụ rất hữu ích cho quá trình công tác của tôi
hiện nay cũng như sau này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo đã
giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong thời gian học tập tại Trường, đặc biệt là giáo viên
hướng dẫn TS. Phạm Hồng Mạnh đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi hoàn
thành bản Luận văn của mình.
Tôi xin được cảm ơn Công an tỉnh Nghệ An, công an phường Quang Trungthành phố Vinh, các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tài liệu cho tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lời cảm ơn đến toàn thể anh, chị em học viên lớp
cao học KTPTNA1 đã chia sẽ ý kiến, đóng góp cho bản luận văn của tôi.
Bản luận văn này có thể còn chưa được hoàn thiện do hạn chế về thời gian,
trình độ và phương thức tiếp cận, thực hiện, rất mong nhận được những đóng góp ý
kiến của các thầy cô, của các anh chị và các bạn, để giúp tôi hoàn thiện hơn nữa đề tài
nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 3 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Tất Thắng

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iv
MỤC LỤC................................................................................................................... v
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.........................................................................................xii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên ................................................................................ 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 4
1.4.3. Về không gian.................................................................................................... 4
1.4.4. Phạm vi nghiên cứu về thời gian ........................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 4
1.6. Đóng góp của nghiên cứu...................................................................................... 4
1.6.1. Đóng góp về mặt khoa học................................................................................. 4
1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ................................................................................. 5
1.7. Bố cục của luận văn .............................................................................................. 5
Tóm tắt chương 1......................................................................................................... 6

v


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỒ HÌNH NGHIÊN CỨU............................ 7
2.1. Một số khái niệm và định nghĩa ............................................................................ 7
2.1.1. Khái niệm bản án ............................................................................................... 7
2.1.2. Khái niệm hình phạt........................................................................................... 7
2.1.3. Chấp hành, thi hành án....................................................................................... 8
2.1.4. Người chấp hành xong án phạt tù ....................................................................... 8
2.1.5. Cộng đồng ......................................................................................................... 9
2.1.6. Tái hòa nhập cộng đồng ................................................................................... 10
2.2. Đặc điểm của đối tượng đã chấp hành xong án (đối tượng được tha tù ).............. 11
2.2.1. Đặc điểm chung ............................................................................................... 11
2.2.2. Đặc điểm về tâm lý .......................................................................................... 11
2.2.3. Đặc điểm về nhân cách .................................................................................... 13
2.2.4. Đặc điểm về hành vi......................................................................................... 17
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng, khả năng tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành
xong án phạt tù .......................................................................................................... 18
2.3.1. Các nhân tố khách quan ................................................................................... 18
2.3.2. Các nhân tố chủ quan ....................................................................................... 19
2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................ 19
2.4.1. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................. 19
2.4.2. Công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 21
2.4.3 Đánh giá về các nghiên cứu liên quan ............................................................... 21
2.5. Khung phân tích của nghiên cứu ......................................................................... 22
Tóm tắt chương 2:...................................................................................................... 23
CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 24
3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 24
3.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................... 24
vi



3.1.2. Địa hình ........................................................................................................... 24
3.1.3. Kinh tế ............................................................................................................. 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 26
3.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu..................................................................... 26
3.2.2. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................... 27
3.2.3. Mô hình kinh tế lượng và các giả thuyết nghiên cứu ........................................ 28
3.2.4. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu.................................................. 33
3.2.5. Nội dung phiếu điều tra.................................................................................... 33
3.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu .............................................................. 34
Tóm tắt chương 3:...................................................................................................... 35
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 36
4.1. Tổng quan về tình hình phạm nhân được tha tù................................................... 36
4.1.1. Số lượng phạm nhân được tha .......................................................................... 36
4.1.2. Về địa bàn cư trú.............................................................................................. 37
4.1.3. Về số đối tượng tiến bộ .................................................................................... 38
4.1.4. Về đặc điểm, tính chất của phạm nhân được tha về .......................................... 40
4.2. Xu hướng vận động của phạm nhân được tha...................................................... 45
4.2.1. Về số lượng đối tượng được tha ....................................................................... 45
4.2.2. Về tình hình tái hòa nhập cộng đồng ................................................................ 45
4.2.3. Về tình hình tái phạm....................................................................................... 46
4.3. Tình hình tái hòa nhập và tái phạm của phạm nhân được tha về .......................... 47
4.3.1. Công tác quản lý phạm nhân được tha về thời gian gần đây ............................. 47
4.3.2. Tình hình tái hòa nhập cộng đồng .................................................................... 47
4.3.3. Về thành phần đối tượng (chấp hành án) đã tiến bộ.......................................... 55
4.3.4. Tình hình tái phạm tội của phạm nhân được tha ............................................... 56
vii



4.4. Kết quả phân tích mô hình hồi qui về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái hòa
nhập cộng đồng của phạm nhân được tha tù tại Thành phố Vinh................................ 59
4.4.1. Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy ................................... 59
4.4.2. Phân tích các kiểm định ................................................................................... 60
4.4.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.......................................................... 61
4.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 62
4.6. Đánh giá chung về khả năng tái hòa nhập cồng đồng của phạm nhân được tha tù66
4.6.1. Về nguyên nhân và điều kiện chủ quan của đối tượng ...................................... 66
4.6.2. Những nguyên nhân, điều kiện khách quan ...................................................... 68
Tóm tắt chương 4:...................................................................................................... 75
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ CỦA
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 76
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 76
5.2. Các khuyến nghị và gợi ý chính sách trong việc hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng của
người được tha tù tại Tp Vinh, tỉnh Nghệ An. ............................................................ 77
5.2.1. Tạo môi trường thuận lợi để phạm nhân được tha tù tái hòa nhập cồng đồng...... 77
5.2.2. Các biện pháp liên quan đến quản lý, giáo dục phạm nhân được tha tù............. 79
5.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ phạm nhân trong quá trình cải tạo................... 81
5.2.4. Công tác đào tạo, hướng nghiệp cho phạm nhân .............................................. 84
5.2.5. Hỗ trợ, giúp đỡ phạm nhân được tha tù về vốn, khoa học kỹ thuật để sản xuất...... 86
5.2.6. Thực hiện nghiêm các quy định về xóa án tích ................................................. 86
5.2.7. Các chính sách cá biệt với phạm nhân có hoàn cảnh đặc biệt ........................... 86
5.3. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................... 86
Tóm tắt chương 5....................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 88
PHỤ LỤC

viii



DANH MỤC VIẾT TẮT

TAND
TTg

Quyết định
Tòa án nhân dân
Thủ tướng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến và kỳ vọng dấu trong mô hình hồi qui ............................ 31
Bảng 4.1: Số lượng đối tượng được tha giai đoạn 2010-2015 tại Thành phố Vinh...... 36
Bảng 4.2: Tương quan giữa tỷ lệ được tha tù với số dân cư tại các xã, phường trên địa
bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ..........................................................................37
Bảng 4.3: Tương quan giữa tỷ lệ được tha tù tiến bộ/ được tha tù tại các xã, phường
trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An..............................................................39
Bảng 4.4: Cơ cấu được tha tù trên địa bàn Thành phố Vinh theo độ tuổi....................40
Bảng 4.5: Cơ cấu được tha tù trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo giới tính ......................41
Bảng 4.6: Cơ cấu được tha tù trên địa bàn tỉnh Thành phố Vinh theo trình độ học vấn......41

Bảng 4.7: Điều kiện kinh tế của các đối tượng được tha tù........................................42
Bảng 4.8: Tình trạng việc làm của các đối tượng được tha tù .....................................42
Bảng 4.9: Cơ cấu được tha tù trên địa bàn tỉnh Thành phố Vinh theo kết cấu gia đình.......43
Bảng 4.10: Về đặc điểm sinh sống của đối tượng được tha tù ...................................44
Bảng 4.11: Cơ cấu được tha tù trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo tội danh ....................44
Bảng 4.12: Tình trạng tiến bộ của phạm nhân được tha..............................................45
Bảng 4.13: Các tội danh tái phạm chủ yếu .................................................................46
Bảng 4.14: So sánh số phạm nhân được tha tiến bộ so với số dân số địa phương .......48
Bảng 4.15: Cơ cấu được tha tù tiến bộ theo độ tuổi....................................................49
Bảng 4.16: Cơ cấu đối tượng tiến bộ trong độ tuổi từ 18-55.......................................50
Bảng 4.17: Tỷ lệ đối tượng được tha tù tiến bộ theo giới tính.....................................51
Bảng 4.18: Phân loại các đối tượng được tha tù có tiến bộ theo trình độ văn hóa .......51
Bảng 4.19: Hoàn cảnh gia đình của phạm nhân tiến bộ ..............................................52
Bảng 4.20: So sánh về điều kiện kinh tế giữa các đối tượng tiến bộ/ tổng số được tha tù ..53
Bảng 4.21: So sánh về đặc điểm việc làm giữa các đối tượng tiến bộ/ tổng số được tha tù....... 53
Bảng 4.22: Nghề nghiệp của phạm nhân được tha tù khi ra trở lại cộng đồng ............54
Bảng 4.23: Tỷ lệ tiến bộ của phạm nhân được tha tù theo loại hình tội phạm .............55
Bảng 4.24: Các tội danh tái phạm của phạm nhân được tha tù....................................57
Bảng 4.25: Bảng giá trị các biến trong mô hình hồi quy nhị phân (Binary Logistic).......59
Bảng 4.26: Kết quả ước lượng mô hình hồi qui Binary logictics ...............................61
Bảng 4.27: Phân loại dự báo (Classification Table)...................................................62
Bảng 4.28: Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình.................................62
Bảng 4.29: Bảng tổng hợp kết quả ước lượng của mô hình .......................................65
x


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Khung phân tích của nghiên cứu ................................................................22
Sơ đồ 3.1: Qui trình nghiên cứu .................................................................................27


xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam; cách Thành phố
Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.
Với vị trí là trung tâm của khu vực, sự phát triển kinh tế đã kéo theo nhiều vấn đề
phức tạp về an ninh trật tự. Do vậy, trong những năm gần đây Thành phố Vinh là địa
bàn trọng điểm của nhiều đối tượng hoạt động phạm pháp ở nhiều lĩnh vực khác nhau,
từ phạm pháp hình sự, kinh tế, mại dâm…Tính từ năm 2010 đến nay trên địa bàn
thành phố Vinh có trên 2500 đối tượng tượng được tha tù. Phần lớn những đối tượng
này có thời gian cải tạo tích cực tại các trại giam và đã hoàn thành xong án phạt tù
được trở về với cộng đồng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tái hòa nhập
cộng đồng đối với những người được tha tù, nên trong những năm gần đây ngành công
an của Thành phố Vinh đã có nhiều nỗ lực trong việc lập hồ sơ, quản lý, giám sát và
hỗ trợ giáo dục đối tượng được tha tù trở về địa phương giúp họ có thể tái hòa nhập
với cộng đồng sau một thời gian dài cải tạo. Điều này không những góp phần tạo điều
kiện cho những người lầm lỗi có cơ hội hoàn lương, có việc làm và thu nhập ổn định
mà còn đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, các phạm nhân được tha tù trên địa bàn Thành
phố Vinh tập trung tại chủ yếu Phường: Bến Thủy; Cửa Nam; Đội Cung; Lê Lợi; Nghi
Phú; Quán Bàu; Quang Trung; Vinh Tân (7 xã, phường của Thành phố nhưng chiếm
đến 64% số được tha tù trên địa bàn Thành phố).
Trong số 2523 phạm nhân được tha giai đoạn 2010-2015 thì có 987 đối tượng
(chiếm 39.12%) số đối tượng được tha về địa phương có nhiều cố gắng, tiến bộ trong
cuộc sống và sinh hoạt. Bên cạnh đó còn 1536 đối tượng (chiếm 60.88%) có biểu hiện
lưng chừng, chưa tiến bộ và tái phạm. Các xã phường có tỉ lệ các được tha tù tiến bộ
cao là: Phường Trường Thi (70.83%); Phường Hưng Phúc (69.44%); Phường Hưng
Bình (68.67%).
Về độ tuổi, nhóm tuổi từ 25-34 chiếm 46.5%; nhóm tuổi 17-24 chiếm 29.3%

(nhóm từ 17-34 tuổi chiếm 75.79% ). Về giới tính, số lượng được tha tù trên địa bàn
tỉnh Nghệ An, chủ yếu là nam giới chiếm 87.59%, số đối tượng là nữ giới chiếm
12.41%. Trong đó, nam giới chiếm đại đa số các tội phạm: trộm cắp, cướp giật, gây rối
trật tự, tội phạm liên quan đến ma túy, … còn nữ giới chủ yếu phạm các tội danh như:
lừa đảo, móc túi,...
xii


Trình độ văn hóa trung học cơ sở (cấp I và II) chiếm tỷ lệ phạm tội lớn 1968 đối
tượng (chiếm 78%). Về điều kiện kinh tế, điều kiện kinh tế của các được tha tù chủ
yếu là tạm đủ 1539 đối tượng (61.00%). Những đối tượng có điều kiện kinh tế khó
khăn vẫn rất lớn 779 đối tượng (30.88%). Những đối tượng có điều kiện kinh tế khá
trở lên rất ít 205 đối tượng (8.13%).
Về việc tình trạng việc làm của các đối tượng tha tù, kết quả phân tích cho thấy
số lượng được tha tù trả về địa phương đã chưa có việc làm (hoặc có việc làm nhưng
chưa ổn định) là 1656 đối tượng(chiếm 58.8%). Số đối tượng chưa có việc làm là 861
đối tượng (chiếm 31.13%),
Về hoàn cảnh gia đình của các được tha tù , tỉ lệ người được tha tù còn cả cha mẹ
chiếm 42.2%, chỉ còn cha hoặc mẹ chiếm 32% và khuyết cả cha và mẹ là 19.7% và số
còn lại không thống kê được.
Kết quả phân tích cho thấy, những yếu tố ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê đến
khả năng sẽ làm tăng khẳ năng tái hòa nhập cộng đồng của người được tha tù tại thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An, bao gồm: Tuổi của người được tha tù (Tuoi), trình độ học
vấn của người được tha tù (Hocvan), điều kiện kinh tế của người được tha tù (ĐKKte),
tình trạng việc làm của người được tha tù (TTVieclam), kỹ năng nghề nghiệp của
người được tha tù (Kynang), sự giúp đỡ từ gia đình (Gđình), sự giúp đỡ từ các tổ chức
đoàn thể (Đthe), sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương (CT) và ảnh hưởng của bạn tù
(Btu). Trong đó, ảnh hưởng của bạn tù có tác động ngược chiều lớn nhất và tuổi của
người được tha tù có tác động thấp nhất. Mức độ giải thích của mô hình là 74.7%.
Từ khóa: Tái hòa nhập, cộng đồng, chấp hành án phạt tù


xiii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Số
dân 3.037.440 người, diện tích tự nhiên 16489,97Km2 (mật độ dân số 184
người/Km2). Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông
giáp biển Đông, phía tây bắc giáp tỉnh Huaphanh (Lào), phía tây giáp tỉnh
Xiengkhuang (Lào), phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay (Lào).
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 295
km về phía Nam; cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn
(Lào) 400 km về phía Tây.
Với vị trí là trung tâm của khu vực, sự phát triển kinh tế đã kéo theo nhiều vấn đề
phức tạp về an ninh trật tự. Do vậy, trong những năm gần đây Thành phố Vinh là địa
bàn trọng điểm của nhiều đối tượng hoạt động phạm pháp ở nhiều lĩnh vực khác nhau,
từ phạm pháp hình sự, kinh tế, mại dâm…Theo báo cáo tổng kết của ngành công an về
công tác phòng chống tội phạm đã cho thấy trong thời gian qua, tình hình tội phạm
xâm phạm trật tự xã hội đã được kiềm chế, tuy nhiên vẫn còn diễn biến phức tạp về
phương thức, thủ đoạn, tính chất và thành phần đối tượng. Trong đó, tội phạm giết
người do nguyên nhân xã hội gia tăng, có yếu tố bất thường, giết người dã man, tàn
bạo, truy sát nạn nhân đến cùng gây bức xúc trong dư luận. Tội phạm kinh tế và tham
nhũng tiếp tục xảy ra nhiều trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản với các
hành vi chủ yếu là tham ô, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái, lừa
đảo…..(Công an Thành phố Vinh, 2015). Điều này đã gây ra những thách thức rất lớn
về an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh có có trên 2500 tượng được tha tù. Phần
lớn những đối tượng này có thời gian cải tạo tích cực tại các trại giam và đã hoàn
thành xong án phạt tù được trở về với cộng đồng. Nhận thức được tầm quan trọng của

vấn đề tái hòa nhập cộng đồng đối với những người được tha tù, nên trong những năm
gần đây ngành công an của Thành phố Vinh đã có nhiều nỗ lực trong việc lập hồ sơ,
quản lý, giám sát và hỗ trợ giáo dục đối tượng được tha tù trở về địa phương giúp họ
có thể tái hòa nhập với cộng đồng sau một thời gian dài cải tạo. Điều này không những
góp phần tạo điều kiện cho những người lầm lỗi có cơ hội hoàn lương, có việc làm và
thu nhập ổn định mà còn đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
1


Tuy nhiên, trong số những đối tượng được tha tù, có nhiều đối tượng khi ra tù
không thể tái hòa nhập cộng đồng, nhiều người tiếp tục tái phạm gây ra nhiều hệ lụy
cho bản thân và gia đình họ…Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao có thể giúp
những người đã thực hiện xong án phạt tù có khả năng hòa nhập cộng đồng khi trở về
địa phương vẫn là những trăn trở không chỉ của ngành công an và cả các cấp, các
ngành của thành phố Vinh.
Trong thời gian qua, vấn đề khả năng tái hòa nhập cộng đồng của người được tha
tù đã được quan tâm nghiên cứu với những khía cạnh và phạm vi khác nhau, từ khía
cạnh lý thuyết và thực tiễn, như: Hoàng Thị Bích Ngọc (2006) đã nghiên cứu về nâng
cao tri thức pháp luật: một nội dung quan trọng của giáo dục pháp luật trong phòng
ngừa tội phạm”; tác giả Phan Xuân Sơn (2008) với công trình nghiên cứu về hoàn
thiện môi trường trại giam, nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Việt (2016) về tái hoà
nhập xã hội đối với người chưa thành niên phạm tội mãn hạn tù theo pháp luật thi hành
án hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang), vv ..
Các nghiên cứu trên đã hình thành cơ sở khoa học và phương pháp luận trong
việc nghiên cứu về vấn đề tội phạm học nói chung, khả năng tái hòa nhập cộng đồng
của người đã từng bị phạm tội và chấp hành xong án phạt tù. Tuy vậy, các nghiên cứu
trên mới chỉ dừng lại ở khía cạnh đánh giá diễn biến tâm tý tội phạm, số khác sử dụng
phương pháp thống kê để phân tích. Việc nghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể về khả
năng tái hòa nhập cộng đồng của người đã thực hiện xong án phạt tù địa bàn thành phố
chưa được xem xét đánh giá một cách toàn diện.

Là người công tác trong ngành nên tôi rất trăn trở với những vấn đề bức thiết đó
do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái hòa
nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù tại Thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. Thông qua nghiên cứu với những kiến
thức đã được tích lũy trong quá trình đào tạo, sẽ có thêm những bằng chứng thực
nghiệm không chỉ giúp cho bản thân trong thực tiễn công việc mà cho giúp cho các cơ
chức năng và chính quyền địa phương có được cái nhìn toàn diện hơn trong việc hỗ trợ
những người được tha tù có khả năng tái hòa nhập cộng đồng tại Thành phố vinh trong
thời gian tới.
2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn Thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó, tìm kiến các gợi ý chính sách có cơ sở khoa
học và thực tiễn nhằm hỗ trợ tốt hơn cho những người được tha tù có khả năng tái hòa
nhập cộng đồng trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng đối với
người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
(2) Phân tích tác động của các yếu tố đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng đối với
người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
(3) Đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng tái hòa nhập cộng đồng đối với
người chấp hành xong án phạt tù tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:
(1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng với người
chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An?

(2) Ảnh hưởng của những nhân tố đó đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng của người
chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An?
(3) Các giải pháp, chính sách nào để nâng cao khả năng tái hòa nhập cộng đồng đối
với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề tái hòa nhập cộng đồng các vấn đề liên
quan đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù tại
Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Đối tượng khảo sát: Là những người đã chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn
Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.3. Về không gian
Nghiên cứu được thực hiện cho người chấp hành xong án phạt tù tại các xã,
phường thuộc địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
1.4.4. Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Số liệu nghiên cứu được thu thập từ dữ liệu quản lý phạm nhân được tha tù giai
đoạn 2010 đến 2015. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng số liệu điều tra về tình
hình tái hòa nhập cộng đồng của phạm nhân được tha tù trong năm 2016 của Công An
Thành Phố Vinh.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau để phân tích:
 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Từ nguồn số liệu thu thập được,
tiến hành phân tích định tính các vấn đề liên quan đến khả năng tái hòa nhập cộng
đồng của các được tha tù , những yếu tố thuận lợi và cản trở trong việc các được tha tù
tái hòa nhập cộng đồng
 Phương pháp thống kê mô tả: Vận dụng phương pháp này để mô tả tình hình

tổng quát của điểm nghiên cứu, thực trạng của các được tha tù trên địa bàn Thành phố,
qua đó có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình được tha tù. Từ việc phân tổ
thống kê các đối tượng được tha tù theo các tiêu chính phân tổ, nghiên cứu sẽ so sánh
các nhóm đối tượng với nhau về điều kiện và khả năng tái hòa nhập cộng đồng. Trên
cơ sở đó phân tích được mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân của hạn chế giữa các nhóm
 Phương pháp phân tích định lượng: Bên cạnh các phương pháp cụ thể đã nêu,
luận văn còn sử dụng phương pháp định lượng để lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng của người được tha tù tại Thành phố Vinh tỉnh
Nghệ An thông qua phân tích mô hình hồi qui.
1.6. Đóng góp của nghiên cứu
1.6.1. Đóng góp về mặt khoa học
+ Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về vấn đề tội phạm học, các lý
thuyết liên quan đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong
án phạt tù.
4


+ Đề tài đã xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu về phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt
tù tại Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
+ Đề tài đã vận dụng các lý thuyết khoa học để giải quyết vấn đề thực tế về khả
năng tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong án phạt tù tại Thành phố Vinh,
tại tỉnh Nghệ An để nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập
cộng đồng của những người chấp hành xong án phạt tù tại Thành phố Vinh.
+ Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các cá nhân và đơn vị liên quan có thể
dùng đưa ra các giải pháp và các chính sách giúp cho việc nâng cao khả năng tái hòa
nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù tại Thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
+ Quá trình thực hiện luận văn còn giúp bản thân tác giả vận dụng được các kiến

thức khoa học trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn của cơ quan mà tác giả công tác.
1.7. Bố cục của luận văn
Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, ngoài trích yếu, mục lục, tài liệu tham khảo,
kết cấu của đề tài bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Chương 1. Giới thiêu.
Nội dung của chương sẽ giới thiệu tổng quan về luận văn, từ cơ sở hình thành đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu…
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trong chương 2 luận văn trình bày cơ sở lý thuyết về tội phạm, tâm lý tội phạm
học; vấn đề hòa nhập cộng đồng và những nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng hòa
nhập cộng đồng của người chấp hành xong án phạt tù. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
đã tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, để xây dựng
khung phân tích, mô hình nghiên cứu các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3. Khái quát về địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Trong chương 3, luận văn sẽ khái quát về địa bàn nghiên cứu, từ vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của Thành Phố Vinh. Bên cạnh đó, luận văn sẽ
5


đề cập đến qui trình và phương pháp tiếp cận nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, cơ sở
khoa học của việc chọn mẫu, nội dung của phiếu điều tra, các mô hình kinh tế lượng
cũng như các phương pháp phân tích xử lý dữ liệu thống kê cũng được trình bày trong
nội dung của chương này.
Chương 4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận
Trong chương 4, luận văn sẽ trình bày về thực trạng vấn đề hòa nhập cộng động
của những người đã chấp hành xong án phạt tù tại tỉnh Nghệ An và Thành phố Vinh;
mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong án phạt tù tại thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị chính sách

Trong chương 5 này, nêu lên những phát hiện chính từ kết quả nghiên cứu về và
kết luận những vấn đề mà nghiên cứu đã thực hiện được. Bên cạnh đó chương này tác
giả cũng trình bày những điểm yếu và hạn chế mà nghiên cứu chưa thực hiện được.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1 – Tổng quan của luận văn, tác giả đã trình bày các vấn đề về
tổng quan nghiên cứu, từ sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu.
Bên cạnh đó, bố cục và kết cấu của đề tài luận văn cũng được trình bày trong nội dung
này của chương.

6


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỒ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm và định nghĩa
2.1.1. Khái niệm bản án
Hiện nay chưa cơ văn bản chính thức và cụ thể nào lý giải ý nghĩa của từ “bản
án”. Tuy nhiên, ta có thể hiểu một cách nôm na nằng, bản án là văn bản do tòa án ban
hành (tòa án tuyên) thể hiện kết quả giải quyết một vụ án của tòa án.
Bản án chưa có hiệu lực pháp luật: Bản án sơ thẩm chưa hết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa xét xử phúc thẩm. Bản án chưa
có hiệu lực pháp luật thì không được đem ra thi hành. (Viện Khoa học Pháp lý, 2006,
tr.26)
Bản án đã có hiệu lực pháp luật: Bản án nhất định bắt buộc phải tôn trọng, phải
thi hành gồm: án sơ thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không bị kháng
cáo, kháng nghị; án sơ thẩm đồng thời là án chung thẩm, án phúc thẩm. "Các bản án và
quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân; những người và
đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành" (Quốc Hội, 2012). Chỉ có thể sửa đổi hoặc
hủy bỏ bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm. (Viện

Khoa học Pháp lý, 2006, tr.24)
Bản án hình sự: Quyết định của tòa án thừa nhận bị cáo là người có tội hoặc
không có tội, và người có tội phải chịu hình phạt hoặc được miễn hình phạt. (Quốc Hội
(2015),.
2.1.2. Khái niệm hình phạt
Theo điều 28 chương V (Quốc Hội, 2015), Hình phạt có hai loại là hình phạt
chính và hình phạt bổ sung
- Các hình thức phạt tù có thời hạn đến tù chung thân được xếp vào hình phạt chính.
 Theo điều 33 chương V quy đinh “Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án
phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối
với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm. Thời
gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm
giữ, tạm giam bằng một ngày tù” (Quốc Hội, 2015).
7


 Điều 34, chương V 9, quy đinh “Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn
được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử
phạt tử hình.Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội.”
(Quốc Hội, 2015).
Theo điều 26 chương V, Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của
Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt
được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định (Quốc Hội, 2015).
Trong đó, hình phạt tù -có thời hạn đến chung thân (nằm trong hình phạt chính
thức) áp dụng đối vời người có hành vi phạm tội bị do Tòa án nhân dân quyết định.
2.1.3. Chấp hành, thi hành án
Chấp hành, Thi hành án phạt tù: là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy
định của Luật Số: 53/2010/QH12, ngày 17 tháng 06 năm 2010 về việc Thi hành án
hình sự-buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở
thành người có ích cho xã hội.

Người chấp hành án: là người bị kết tội và phải chịu hình phạt theo bản án đã có
hiệu lực pháp luật
Người bị tuyên án có tội và bản án có hiệu lực trở thành phạm nhân ( người tù
hay đối tượng tù) và bị giam giữ, quản lý, giáo dục trong các trạm giam, trại tạm giam
(cách ly với đời sống xã hội, bị hạn chế một số quyền công dân và bị quản lý, giáo dục
theo quy định, nội quy của trạm giam do Nhà nước quy định)
2.1.4. Người chấp hành xong án phạt tù
Người chấp hành xong án phạt tù (Phạm nhân được tha- được tha tù ). Hiện nay,
chưa có quan điểm thống nhất về Khái niệm này.
- Nhiều quan điểm cho rằng “Phạm nhân được tha” bao gồm tất cả các đối tượng
hết thời hạn cải tạo tại các trại giam, trại cải tạo mà có quyết định được tha về địa
phương. Quan điểm này có hạn chế do không phân biệt được phạm nhân được tha với
các đối tượng với đối tượng hết thời hạn cải tạo ở các cơ sở tập trung như cơ sở giáo
dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh được tha về địa phương.
- Bên cạnh đó có quan điểm cho rằng “Phạm nhân được tha” là tất cả các đối
tượng hết gian hạn chấp hành án phạt tù nay được trở về địa phương. Quan điểm này
8


cho rằng, phạm nhân được tha chỉ gồm những đối tượng chấp hành xong bản án ở các
trại giam, trại cải tạo, theo quyết định của tòa án được tha về địa phương và như vậy
những đối tượng tù được giảm thời hạn thi hành án được đặc xá không nằm trong
nhóm đối tượng này.
- Từ thực tiễn công tác, trên cơ sở tham khảo một số nguồn tài liệu khác. Trong
luận văn khái niệm “ phạm nhân được tha” được hiểu như sau:
- Phạm nhân được tha là những người đã phạm tội, bị TAND kết án bằng bản án
tù có thời hạn hoặc tù chung thân phải chấp hành hình phạt tù tại các trạm giam, bị
cách ly khỏi đời sống xã hội, nay đã chấp hành xong hình phạt tù, hoặc vì lý do gì đó
được tha khỏi trại giam.
2.1.5. Cộng đồng

Cộng đồng là một nhóm người sống trong một khu vực địa lý nhất định, là một
nhóm người có chung những đặc điểm sắc tộc, tôn giáo.
Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi
trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế
hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có
và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng
đồng. Theo Fichter (2006) cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau:
 Tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình,
trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân;
 Có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện
được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể;
 Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội
được cả xã hội ngưỡng mộ;
 Có ý thức đoàn kết tập thể. Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối
liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngoài ra còn có các
mối liên hệ tình cảm khác. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các
quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như kà một hằng số
văn hóa.
Theo từ điển tiếng Việt, “cộng đồng là tập hợp những người sống thành một xã hội
có những đặc điểm giống nhau” (Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2013).
9


2.1.6. Tái hòa nhập cộng đồng
Hiện nay, chưa có một văn bản hoặc tài liệu nào nói về nội dung phạm nhân được
tha tái hòa nhập cộng đồng. Do đó, dẫn đến nhiều cách hiêu khác nhau.
Nhiều quan điểm cho rằng “ Tái hòa nhập cộng đồng” là “ Tái hoàn lương”, trở
lại đời sống bình thường mà những người vi phạm, người lầm lỗi đã mất đi. Có luồng
ý kiến cho rằng “tái hòa nhập cộng đồng” chỉ đơn giản là biện pháp quản lý của cộng
đồng đối với người lầm lỗi. Nhưng nhiều quan điểm thì thống nhất cho rằng, “ tái hòa

nhập cộng đồng” là sự hội nhập trở lại với đời sống của những người đã có hành vi
phạm pháp và bị TAND kết án tù (có thời hạn hoặc chung thân) nay đã chấp hành
xong án phạt, hoạc vì lý do gì đó mà được tha tù trước thời hạn trở lại đời sống xã hội.
Theo quan điểm của tác giả. “Tái hòa nhập cồng đồng là một quá trình giúp đối tượng
được tha tù tự hoàn thiện nhân cách, tư tưởng và thái độ đối với lao động và cuộc sống”.
Hiểu theo nghĩa đơn giản Tái hòa nhập cồng đồng là xóa đi những tội lỗi và mặc
cảm, xóa đi các hàng rào ngăn cản để người phạm tội có cơ hội bình thường hóa các
mối quan hệ xã hội để họ hòa nhập với cộng đồng nơi họ cư trú với tư cách là một
công dân, một thành viên đầy đủ của xã hội..
Quá trình tái hòa nhập cồng đồng là quá trình tái hội nhập trở lại với cơ chế vận
hành của đời sống xã hội đối với phạm nhân được tha trên mọi mặt từ quan hệ tình
cảm gia đình (quan hệ với cha mẹ, với anh em, vợ (chồng), với con cái) đến quan hệ
với Làng, xóm, với xã hội; đến cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm, tạo dựng thu nhập
chính đáng để đảm bảo ổn định cuộc sống. Đây là những biện pháp tác động tích cực
giúp đỡ người lầm lỗi, những người có quá khứ phạm tội xóa bỏ đi những mặc cảm
của bản thân đối với cộng đồng để họ có thể trở về là người công dân lương thiện theo
đúng nghĩa của nó. Như vậy có thể hiểu rằng: Quá trình tái hòa nhập cồng đồng bao
gồm kết quả quá trình cải tạo của những người bị phạt tù trong thời gian chấp hành án
ở trại giam, mối quan hệ giữa các cơ quan thi hành án phạt tù với các thân nhân và gia
đình phạm nhân, và cơ quan chính quyền địa phương trong thời gian thi hành án phạt
tù; vai trò, trách nhiệm của gia đình, các cấp chính quyền và hệ thống chính trị - xã hội ở
địa phương, của cộng đồng cư dân, của xã hội, đối với người mãn hạn tù trở về địa
phương cư trú, làm ăn, sinh sống.
Quá trình này bắt đầu từ khi đối tượng bị tạm giam, cho đến khi đối tượng trở lại
cuộc sống theo đúng nghĩa là một công dân thực thụ của xã hội (tức là khi đó người bị
10


phạt tù trong quá khứ, nay được trở lại cuộc sống đời thường, được đối xử như những
công dân khác mà không bị hạn chế bất kỳ quyền gì – trong khuôn khổ pháp luật)

2.2. Đặc điểm của đối tượng đã chấp hành xong án (đối tượng được tha tù )
2.2.1. Đặc điểm chung
Nghiên cứu gần đây chỉ ra, những tù nhân tin rằng họ tốt bụng, hào phóng và có
đạo đức hơn nhiều người ở phía ngoài song sắt. Dù đang phải chịu án phạt cho những
lỗi lầm như trộm cắp, bạo lực, thậm chí giết người nhưng các tù nhân tin rằng, mình
tốt bụng, hào phóng và có đạo đức hơn nhiều người ở phía ngoài song sắt. Đây là kết
quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc ĐH Southampton (Anh). Các nhà tâm
lý học thuộc ĐH Southampton cho rằng, hầu hết mọi người luôn tự đánh giá mình có
một vài đặc điểm nổi trội hơn người khác. Với những tù nhân, họ thường tự nâng cao
bản thân bằng cách so sánh, xem xét và kết luận mình tốt bụng, "đại trượng phu" hơn
những người đồng cảnh ngộ khác.
Tuy nhiên, những tù nhân này tự nâng cao bản thân nhưng lãng quên sự thua kém
của mình với cộng đồng, đó là đang phải chịu phạt trước những hành vi vi phạm pháp
luật. Kết quả chỉ ra, những người tham gia đánh giá mình vượt trội hơn so với các tù
nhân khác trên mọi mặt. Và đáng ngạc nhiên hơn, họ cho rằng, mình tốt và đáng tin
hơn cả những người ở ngoài xã hội, phía bên kia song sắt nhà tù.
Tuy vậy, chúng ta cũng nên khuyến khích, hỗ trợ những người không may phạm
phải sai lầm có cơ hội bước qua rào cản xã hội, tái hòa nhập cộng đồng thành công,
giảm khả năng tái phạm trong tương lai.
2.2.2. Đặc điểm về tâm lý
2.2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý phạm nhân
Có rất nhiều yếu tố với các mức độ khác nhau ảnh hưởng đến tâm lý người chấp
hành án trong thời gian chấp hành án tại tù, song cụ thể là yếu tố nào và vai trò của
chúng ra sao vẫn là đề tài gây tranh cãi.
- Xundurov chỉ ra rằng các yếu tố như trình độ học vấn, tiền án, tiền sự đặc biệt
là hoàn cảnh gia đình của phạm nhân. Trong nghiên cứu của mình ông chỉ ra rằng
nhóm đã lập gia đình ít vi phạm nội quy, quy chế trạm giam hơn nhiều so với nhóm
các phạm nhân còn độc thân hoặc đã ly hôn. Từ đây ông đi đến kêt luận về vai trò của
gia đình như yếu tố kìm hãm phạm nhân trước hành vi vi phạm nội quy trạm giam Chu
Văn Đức, 2007).

11


- A.V.Dulov (1973), căn cứ theo thái độ đối với hành vi phạm tội và mức án để
phân loại phạm nhân. Kết quả cho thấy, những phạm nhân nhận thức được lỗi lầm của
mình, tỏ thái độ ăn lăn hối cải thường thích ứng nhanh với điều kiện giam giữ- cải tạo,
tích cực lao động và chấp hành tốt nội quy của trại. Bên cạnh đó một số phạm nhân
cho rằng mình bị án oan hoặc mức án quá cao, không tương xứng với lỗi lầm của họ
đã phạm và do đó thường có tâm lý bị ức chế, họ dễ có phản ứng chống đối quản giáo,
cán bộ giáo dục cũng như các hành vi vi phạm các quay định của nội quy, quy chế
trạm giam nhất là thời điểm mới nhập trại (Chu Văn Đức, 2007),.
- Ngoài hai nhóm trên còn có nhóm thứ 3 những phạm nhân phạm tội bền vững.
Đây là những phạm nhân phạm tội nhiều lần và có tính chất chuyên nghiệp. Mặc dù,
đang chấp hành án phạt tại trạm giam tuy nhiên họ không có ý định từ bỏ lối sống sau khi
ra tù. Đối với họ việc bị phát hiện, bị đưa ra xét xử và phải chịu hình phạt chỉ là rủi ro.
Về trạng thái tâm lý của phạm nhân: Nét nổi bật về trạng thái tâm lý của phạm
nhân là tính phức tạp của nó có nguyên nhân từ sự xuất hiện, luân chuyển, pha trộn các
trạng thái tâm lý đặc trưng đối với phạm nhân như: Trạng thái tâm lý bị ức chế, trạng
thái trông chờ sự thay đổi, trạng thái bi quan, tuyệt vọng ….
- Trạng thái tâm lý bị ức chế: Trạng thái này xuất hiện do nhu cầu về vật chất và
tinh thần không được thỏa mãn hoặc thỏa mãn không đầy đủ và thường làm tăng tính
phản ứng, tính dễ bị kích động của phạm nhân.
- Trạng thái trông chờ sự thay đổi: trong không ít trường hợp trạng thái này
thường là không có cơ sở. Chẳng hạn, như được đối xử như những người công dân
bình thường, không bị kỳ thị, được tự do lựa chọn công việc… Sự trông chờ, mong đợi
cũng là một trong những nỗi của con người. Trong trường hợp kéo dài một cách vô
vọng, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phạm nhân, làm phạm nhân căng thẳng, thiếu kiên
nhẫn và dễ trở lên tuyệt vọng.
- Trạng thái bi quan tuyệt vọng: trạng thái này thường thể hiện ở sự chán trường,
thụ động, thờ ơ, bất cần đối với các hoạt động của bản thân và xã hội và gây khó khăn

cho công tác giáo dục, tái hòa nhập cộng đồng. Các tác động giáo dục đến phạm nhân
trong trạng thái bi quan, tuyệt vọng khó đạt kết quả mong muốn. Ở một số người,
trạng thái này có thể dẫn đến hành động liều lĩnh, túng quẫn.
Các trạng thái tâm lý nêu trên là những trạng thái tiêu cực, có thể xuất hiện tại bất
kỳ thời điểm nào của quá trình tái hòa nhập cộng đồng, tuy nhiên ở giai đoạn đầu của
12


×