Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Công tác quản lý điểm đến du lịch tại thủ đô viêng chăn, nước CHDCND lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------  -------

Siviengxay SIDAVANH

CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƢỚC CHDCND LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------  -------

Siviengxay SIDAVANH
Sỉ Viêng Xay SỈĐAVĂN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƢỚC CHDCND LÀO
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ MINH HÒA


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Công tác quản lý điểm đến du lịch
tại thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” là
công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo,
trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học
chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Siviengxay SIDAVANH


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Công tác quản lý điểm đến du lịch tại thủ đô Viêng Chăn,
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” được thực hiện cùng với quá trình
học viên học tập tại lớp Cao học 12, Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời tri ân tới Ban Giám hiệu
Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo Khoa Du
lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn PGS. TS. Trần
Thị Minh Hòa. Cô là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn tiếp theo, em xin gửi tới các cán bộ của Tổng cục Du lịch
và Sở Du lịch thủ đô Viêng Chăn đã cung cấp tài liệu để luận văn có được
những số liệu chính xác.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, sinh viên… đã chia sẻ, động viên em trong suốt thời gian học tập và

thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2017
Tác giả

Siviengxay SIDAVANH


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ............................................................................. 7
1.1. Cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch . 7
1.1.1. Cơ sở lý luận về điểm đến du lịch........................................................... 7
1.1.2. Cơ sở lý luận về công tác quản lý điểm đến du lịch ............................. 11
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý điểm đến du lịch ............................. 26
1.2.1. Kinh nghiệm nước ngoài ....................................................................... 26
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 32
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý điểm đến du lịch tại
thủ đô Viêng Chăn .......................................................................................... 36
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 39

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU
LỊCH TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƢỚC CHDCND LÀO ................ 40
2.1. Giới thiệu chung về hoạt động du lịch tại thủ đô Viêng Chăn ................ 40
2.1.1. Tài nguyên du lịch................................................................................. 40
2.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại thủ đô Viêng Chăn ............................ 50


2.2. Công tác quản lý điểm đến du lịch tại thủ đô Viêng Chăn ...................... 56
2.2.1. Thực trạng bộ máy quản lý hoạt động du lịch thủ đô Viêng Chăn........... 56
2.2.2. Sự cam kết giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân.............................. 63
2.2.3. Công tác quản lý nguồn nhân lực.......................................................... 64
2.2.4. Công tác quản lý môi trường................................................................. 67
2.2.5. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch thủ đô
Viêng Chăn ...................................................................................................... 73
2.2.6. Sự hợp tác với các nhà cung ứng .......................................................... 75
2.2.7. Phát triển sản phẩm du lịch ................................................................... 77
2.3. Khảo sát những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm đến du lịch
thủ đô Viêng Chăn. ......................................................................................... 78
2.3.1. Khả năng quản lý .................................................................................. 78
2.3.3. Phương pháp, mô hình quản lý ............................................................. 79
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý điểm đến du lịch thủ đô Viêng
Chăn................................................................................................................. 79
2.4.1. Những thành công ................................................................................. 79
2.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 79
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 82
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƢỚC
CHDCND LÀO .............................................................................................. 83
3.1. Các căn cứ để đưa ra giải pháp ................................................................ 83
3.1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch thủ đô Viêng Chăn ........... 83

3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch và thực trạng công tác quản lý điểm đến
du lịch tại thủ đô Viêng Chăn ......................................................................... 85
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch tại thủ đô Viêng
Chăn................................................................................................................. 87


3.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại
điểm đến du lịch thủ đô Viêng Chăn............................................................... 87
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý nhân lực ................................................. 90
3.2.3. Phát triển du lịch thủ đô Viêng Chăn theo hướng bền vững, thân thiện
với môi trường ................................................................................................. 92
3.2.4. Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch ........................... 94
3.2.5. Đẩy mạnh sự hợp tác và phối hợp với các nhà cung ứng ..................... 95
3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 97
3.3.1. Đối với Chính phủ. ................................................................................ 97
3.3.2. Đối với Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch ............................................ 97
3.3.3. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường ................................................. 98
3.3.4. Đối với Sở Du lịch thủ đô Viêng Chăn ................................................. 98
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 105


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


BQL
EFQM

Ban quản lý
European Foundation for Quality Management
Mô hình quản lý theo tieu chuẩn châu Âu

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

TNHH
UNESCO

Trách nhiệm Hữu hạn
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc

UNWTO

World Tourism Organization
Tổ chức Du lịch Thể giới của Liên Hợp quốc

UBND

Ủy ban Nhân dân



DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG
1. Danh mục các hình.
Hình

Trang

Hình 2.1. biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm

41

Hình 2.2. biểu đồ giờ chiếu nắng trung bình hàng tháng

42

Hình 2.3. biểu đồ số lượng khách du lịch đến thủ đô Viêng
Chăn giai đoạn 2010- 2015

53

Hình 2.4. Biểu đồ tổng thu từ du lịch của thủ đô Viêng Chăn

55

giai đoạn năm 2010 – 2015.
Hình 2.5. Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý Bộ Thông tin, Văn
hóa và Du lịch

56

Hình 2.6. Sơ đồ bộ máy tổ chức Tổng cục Du lịch


57

Hình 2.7. Sơ đồ bộ máy tổ chức Sở Du lịch thủ đô Viêng Chăn

59

Hình 2.8. biểu đồ số lượng lao động làm việc tại các doanh
nghiệp du lịch

66

2. Danh mục các bảng
Bảng

Trang

Bảng 2.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, khách sạn, nhà nghỉ, phòng
năm 2010-2015

51

Bảng 2.2. Tình hình khách du lịch đến Viêng Chăn giai đoạn
2010-2015

53

Bảng số 2.3. Tổng thu từ du lịch của Viêng Chăn giai đoạn
2010-2015


54


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia đang phát triển
ngành Du lịch, là một đất nước có nhiều tài nguyên du lịch và những điểm
đến hấp dẫn. Hiện nay CHDCND Lào đang được khách nước ngoài quan tâm
đến sự phát triển kinh tế, đến các công trình được đầu tư, đến tiềm năng và
thành tựu về du lịch… Vì vậy, ngành Du lịch cũng trở thành một ngành kinh
tế đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
tạo nhiều công ăn, việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân bản địa….
Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch, cơ quan Du lịch Quốc gia
Lào đã thực hiện theo chính sách của Chính phủ trong việc phát triển và xúc
tiến du lịch, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cả khách du lịch nội địa và khách
du lịch quốc tế. Năm 1999 – 2000 Chính phủ Lào đã công bố chính thức
“Năm du lịch Lào” (Visit Laos Year 1999-2000). Sau khi mở rộng ngành Du
lịch, số lượng khách du lịch cũng tăng lên. Năm 2008 số lượng khách quốc tế
đến Lào là 1.736.787 lượt khách, đến năm 2009 tăng lên 2.008.363 lượt khách
và đến năm 2015 tăng tới 4.684.429 lượt khách (theo Tổ chức Du lịch Quốc
gia Lào, 2013). Do sự tăng lên của số lượng khách du lịch nên nhiều đơn vị
kinh doanh du lịch mới được xuất hiện.
Trong bối cảnh chung, thủ đô Viêng Chăn nổi lên như một điểm sáng
về du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng đã
thu hút rất nhiều lượt khách trong và ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội
mới thì cũng có không ít thách thức trong định hướng phát triển gắn liền với
việc bảo tồn, giữ gìn cảnh quan thủ đô Viêng Chăn một cách bền vững. Để du
lịch thủ đô Viêng Chăn có thể phát triển lâu dài, bền vững cần có công tác
1



quản lý điểm đến hiệu quả. Nhưng trên thực tế đã có nhiều vấn đề bất cập thể
hiện qua một loạt các hiện tượng tiêu cực như tình trạng mua bán tại khu du
lịch có giá cao hơn rất nhiều so với giá cả thị trường, nạn ăn xin còn bị gặp
thường xuyên, doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển vẫn chưa đạt được tiêu
chuẩn Bộ Giao thông vận tải, báo cáo từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
vẫn chưa đúng đắn cho Cơ quan Du lịch Quốc gia,… Tất cả đang ảnh hưởng
đến sự phát triển du lịch bền vững của thủ đô Viêng Chăn và cho thấy cần có
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du
lịch tại nơi này.
Những hạn chế nêu trên là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc
chưa tận dụng được hết lợi thế, tiềm năng sẵn có của điểm đến để phát triển
du lịch. Đồng thời, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về
công tác quản lý điểm đến du lịch thủ đô Viêng Chăn. Chính vì vậy, Học
viên lựa chọn đề tài “Công tác quản lý điểm đến du lịch tại thủ đô Viêng
Chăn, nước CHDCND Lào” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Trước hết, với công tác quản lý điểm đến du lịch tác giả nhận thấy đây
là một vấn đề đã được các nhà khoa học cũng như các tổ chức trên thế giới
quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, những ấn phẩm và tài liệu về
quản lý điểm đến du lịch. Trong hệ thống những kết quả nghiên cứu đó phải
kế đến một số tài liệu như sau:
Năm 2007, Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hợp quốc xuất bản cuốn
Hướng dẫn thực hành Quản lý điểm đến. Khái niệm về điểm đến đã được làm
rõ: “Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một
đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du
2



lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về
hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Trong tài liệu này
các tác giả đã tập trung vào những vấn đề về quản lý điểm đến như mô hình
quản lý, nội dung quản lý, nguyên tắc quản lý điểm đến kèm theo các hướng
dẫn thực hiện. Đồng thời các tác giả cũng đã chỉ rõ muốn quản lý điểm đến
một cách hiệu quả cần phải dựa trên mối quan hệ tương tác chặt chẽ giữa các
tổ chức với nhau, giữa các khu vực hành chính công và tư nhân, giữa các đối
tác để hướng tới mục tiêu chung là cùng nhau cung cấp những sản phẩm, dịch
vụ du lịch cho khách một cách tốt nhất. Tài liệu này được thiết kế như một
cuốn sách hướng dẫn thiết thực, diễn tả việc làm thế nào để từ lý thuyết về
khái niệm quản lý điểm đến có thể đi vào thực tiễn, với các mô hình, phương
châm và nghiên cứu trường hợp cụ thể.
Năm 2011, hai tác giả Mertin Kozak và Seyhmus Baloglu xuất bản
cuốn “Marketing và quản lý điểm đến du lịch”. Lý thuyết về quản lý điểm đến
được trình bày, phân tích cụ thể, rõ ràng giúp người đọc có cái nhìn tổng quan
nhất và logic nhất về hoạt động quản lý điểm đến du lịch.
Năm 2012, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phát hành tài
liệu “Quản lý điểm đến du lịch”. Tuy nhiên, tài liệu này lại tập trung vào
hướng phát triển du lịch bền vững và tăng khả năng cạnh tranh của điểm đến.
Các tác giả đã đưa ra những ví dụ rất điển hình, đồng thời rút ra những bài
học kinh nghiệm, xây dựng một số biểu mẫu nhằm mục đích đánh giá hiệu
quả công tác quản lý điểm đến du lịch. Đây cũng là bộ công cụ hướng dẫn
hoạt động quản lý điểm đến.
Luận văn thạc sỹ Du lịch của học viên Trần Kim Yến thực hiện năm
2014: “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại Cát Bà, Hải Phòng”.
Tác giả của luận văn này đã đề cập tới mô hình quản lý theo tiêu chuẩn chất

3



lượng châu Âu (EFQM), đánh giá chu kỳ sống của điểm đến và giải quyết
được những vấn đề cơ bản trong công tác quản lý điểm đến du lịch Cát Bà đó
là “Ai quản lý?”, “Quản lý cái gì?” và “Quản lý như thế nào?”.
2.2. Tại Lào
Ở Lào, liên quan đến vấn đề nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du
lịch đã có một số công trình được công bố như:
Mitsala SAMAD (2000: 17) có định nghĩa cho việc quản lý điểm đến du
lịch với vấn đề phát triển du lịch như thế nào sẽ không tác động đến cuộc
sống của dân địa phương và không tác động đến văn hóa – xã hội.
Ngoài ra còn có một số luận văn, bài viết liên quan đến công tác quản
lý điểm đến du lịch. Các công trình, bài bài viết đó là nguồn tài liệu quý để tác
giả tham khảo và kế thừa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác quản lý
điểm đến du lịch góp phần giúp cho công tác quản lý điểm đến du lịch thủ đô
Viêng Chăn được hoàn thiện và hiệu quả hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và kinh nghiệm trong
công tác quản lý điểm đến du lịch làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và
đưa ra các giải pháp đối với công tác quản lý điểm đến du lịch tại thủ đô
Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.
Thứ hai: Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch
đến với thủ đô Viêng Chăn và công tác quản lý điểm đến du lịch tại đây.
Thứ ba: Đưa ra những giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm hoàn thiện
công tác quản lý điểm đến du lịch tại thủ đô Viêng Chăn.

4



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
điểm đến du lịch đặt trong mối quan hệ thực tiễn tại điểm đến du lịch thủ đô
Viêng Chăn nước CHDCND Lào.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Công tác quản lý hoạt động du lịch và các giải pháp góp
phần hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch thủ đô Viêng Chăn.
Về không gian: Tác giả đã lựa chọn điểm đến du lịch tại thủ đô Viêng
Chăn, nước CHDCND Lào làm nghiên cứu điển hình.
Về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ
năm 2010 – 2015. Giải pháp đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau được sử dụng:
Phương pháp thu thập thông tin:
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Được thu thập từ các công
trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và
ngoài nước.
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Được thu thập từ nghiên cứu
thực địa, phân tích tổng hợp và lấy ý kiến chuyên gia, điều tra xã hội học
Phương pháp xử lý thông tin: Các phương pháp thống kê, so sánh,
tổng hợp, phân tích,… được áp dụng nhằm xử lý các thông tin đã thu thập.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa lý thuyết trong lĩnh vực
quản lý điểm đến du lịch.
5


- Về mặt thực tiễn: Giúp cho du lịch thủ đô Viêng Chăn có những định

hướng trong quá trình quản lý xây dựng và phát triển điểm đến của mình.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý điểm đến du
lịch.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch thủ đô Viêng
Chăn, nước CHDCND Lào
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến
du lịch thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.

6


Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và quản lý điểm đến du lịch
1.1.1. Cơ sở lý luận về điểm đến du lịch
1.1.1.1 Một số khái niệm
Điểm đến du lịch là nơi có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Điểm
đến nào mang tính hấp dẫn và có sức thu hút càng cao thì lượng khách du
lịch đến tham quan càng đông.
Điểm đến du lịch chính là sự kết hợp các yếu tố vật chất và tinh thần,
nhằm mang lại cho du khách sự thỏa mãn cao nhất khi dừng chân tham quan
và lưu trú tại một điểm du lịch. Sự hài lòng của du khách chính là cơ sở để
đánh giá sự phát triển du lịch của một điểm đến, tạo được bản sắc hấp dẫn
riêng đủ để cạnh tranh và để chứng minh được khả năng đáp ứng các dịch vụ
của điểm đến du lịch.
Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hợp quốc năm 2007 đã đưa ra định

nghĩa sau: “Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít
nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài
nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính dể quản lý và có dự
nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.
Như vậy, với định nghĩa trên đã khái quát một cách cơ bản về điểm đến
du lịch trước hết phải là nơi mà du khách có thể lưu lại trong chuyến hành
trình của mình. Điểm đến du lịch đó phải đảm bảo tính hấp dẫn, đầy đủ các
sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống
và các dịch vụ bổ sung khác. Điểm đến du lịch phải có sự rõ ràng về ranh giới
hành chính để quản lý và nhận diện.

7


Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh và TS. Nguyễn Đình Hòa trong giáo
trình Marketing du lịch (2009), Đại học Kinh tế Quốc dân, thì điểm đến du
lịch là “một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên
giới về địa lý, đường biên giới với chính trị hay đường biên giới với kinh tế,
có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu
của khách du lịch”.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả lựa chọn và sử dụng định nghĩa
của PGS.TS Trần Thị Minh Hòa trong tập bài giảng Marketing điểm đến du
lịch làm cơ sở lý luận về quản lý điểm đến: “Điểm đến du lịch là những điểm
có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh
doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”.
Trên cơ sở các khái niệm đã được đề cập, tác giả nhận thấy có
những điểm chung về điểm đến du lịch như sau:
 Trước hết phải là điểm đến có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả
năng thu hút khách du lịch
 Có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh

 Đảm bảo các điều kiện để du khách có thể lưu lại
 Phát triển ổn định và lâu dài.
1.1.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch có thể là một nơi, một vùng hay một đất nước có sức
hấp dẫn đặc biệt với người dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất
định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên. Điểm du lịch có thể là bất cứ
điểm lớn hay nhỏ có hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên, điểm đến du lịch
muốn thu hút được khách du lịch và đáp ứng được các nhu cầu của du khách
thì bản thân nó phải được hình thành từ những yếu tố cơ bản. Những yếu tố

8


này sẽ tác động không nhỏ đến sự lựa chọn điểm đến du lịch của du khách. Vì
vậy, hầu hết các điểm đến bao gồm những hạt nhân cơ bản sau:
- Điểm hấp dẫn du lịch
Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch, vì nó
quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao
và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí
hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, hoặc
là được thu hút bởi yếu tố sự kiện nhằm tạo ra động lực ban đầu cho sự khám
phá của du khách. Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của tài
nguyên, ở khá năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch.
- Giao thông đi lại
Giao thông đi lại cung cấp các liên kết cần thiết giữa khách du lịch và
các khu vực điểm đến, tạo điều kiện cho việc di chuyển của du khách trở nên
thường xuyên, thoải mái, tiết kiệm và an toàn. Sự sáng tạo và chuyên nghiệp
trong việc tổ chức giao thông du lịch sẽ là bàn đạp vững chắc, góp phần tăng
thêm chất lượng điểm đến, duy trì nguồn khách hiệu quả và là một yếu tố
quan trọng trong việc thu hút lượng khách tiềm năng.

- Nơi ăn nghỉ
Đó là nơi du khách có thể tìm thấy một vị trí phù hợp để thư giãn, nghỉ
ngơi và thưởng thức nét văn hóa đặc sản của nơi đến, thông qua kiến trúc,
cách bày trí không gian lưu trú và quan trọng hơn hết là được hòa mình vào
với những món ăn đặc sản của địa phương. Tất cả những dịch vụ chất lượng
mà điểm đến cung cấp sẽ tạo nên một hiệu ứng tốt và khắc sâu hơn nữa trong
lòng mỗi du khách theo thời gian.
- Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ
Nhu cầu của du khách là rất cao, nên các dịch vụ tại điểm đến được
hình thành và phát triển mạnh mẽ thông qua các tổ chức du lịch địa phương.
9


Đây là nhân tố kích thích sự hài lòng của khách du lịch và làm tăng thời gian
lưu lại cuae khách.
- Các hoạt động bổ sung
Hoạt động bổ sung đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch
nhằm phục vụ cho những mong muốn đã dạng của du khách, kéo dài thời vụ
trong du lịch, tăng doanh thu. Các hoạt động bổ sung phổ biến như vui chơi
giải trí, hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp…
Các yếu tố như đã nêu ở trên chính là những tiêu chuẩn cho sự tồn tại
của điểm đến du lịch. Mỗi yếu tố đều có mức độ tác nhau khác đến từng du
khách và ngược lại mỗi du khách khác nhau lại cảm nhận khác nhau đối với
tác động của các yếu tố cấu thành. Tuy nhiên, đó chính là điều kiện cận thiết
để cấu thành điểm đến du lịch.
1.1.1.3. Phân loại điểm đến du lịch
Có nhiều cách phân loại điểm đến khác nhau dựa vào những tiêu chí
cũng như mục đích nghiên cứu khác nhau.
- Căn cứ vào hình thức sở hữu: Có điểm đến thuộc sở hữu nhà nước, có
điểm đến thuộc sở hữu tư nhân.

- Căn cứ vào địa hình: Có điểm đến ở vùng biển hay vùng núi.
- Căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch: Có điểm đến có giá trị tài
nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân văn.
- Căn cứ vào vị trí quy hoạch: Điểm đến thuộc trung tâm du lịch của
vùng hay những điểm đến phụ cận.
- Một cách phân loại phổ biến thường được áp dụng, đó là dựa vào
phạm vi và quy mô địa lý, bao gồm:
+ Điểm đến cấp quốc tế: Khu vực bao gồm nhiều hoặc một số quốc gia
(ASEAN, Đông Dương…)
10


+ Điểm đến cấp quốc gia: Lào, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia…
+ Điểm đến cấp vùng: Bắc, Trung, Nam…
+ Điểm đến cấp địa phương hoặc đơn vị hành chính cá biệt: Thủ đô
Viêng Chăn, Văng Viêng, Luang Pra Bang…
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý điểm đến du lịch
1.1.2.1. Những mục tiêu chính của quản lý điểm đến du lịch
- Phát triển một hệ thống thông tin du lịch năng động về điểm đến.
Phát triển một hệ thống thông tin du lịch là vô cùng cần thiết nhằm tăng
cường thông tin giữa các cơ quan công quyền, giữa các tổ chức công và tư,
giữa chính quyền và nhân dân địa phương, giữa các tổ chức có trách nhiệm và
du khách tới điểm đến. Tổ chức quản lý điểm đến cũng cần có trách nhiệm thu
thập thông tin của chính điểm đến du lịch và của cả thị trường bên ngoài trong
đó có cả các đối thủ cạnh tranh.
Việc thành lập một mạng lưới thông tin du lịch là một phương thức
quảng bá vạn năng. Thông tin có thể giúp cho du khách nhận thức được giá trị
và mục tiêu của các điểm đến đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc
hướng dẫn hành vi cho du khách sao cho phù hợp. Thông tin có thể được cung
cấp qua nhiều phương thức khác nhau, ví dụ: Tờ rơi, quy tắc ứng xử và thuyết

minh. Các thông tin này có thể có tại các trung tâm truy cập thông tin, các
điểm thu hút du khách và các công trình công cộng, chỗ ở của du khách…
Trên thực tế, mọi tổ chức điểm đến là “bên môi giới thông tin”, tổ chức
điểm đến thu thập thông tin về: Các nguồn tài nguyên, các sản phẩm và dịch
vụ du lịch cho khách hàng tiềm năng hoặc khách du lịch, các cơ hội thị
trường… Việc quản lý thông tin tốt là một yêu cầu cần thiết. Điều này có
nghĩa là việc áp dụng một phương pháp thích hợp cho việc thu thập, lưu trữ
và phổ biến thông tin về điểm đến.
11


- Xây đựng nên hình ảnh của một khu vực, một quốc gia như là một
điểm đến du lịch
Để được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế với những hình ảnh tích
cực, một điều mà bất cứ một khu vực hay quốc gia nào cũng quan tâm là tạo
dựng hình ảnh cũng như tăng cường công tác quảng bá xúc tiến, giới thiệu
hình ảnh của khu vực, quốc gia ra ngoài trong một nỗ lực định vị điểm đến.
Trong thời đại ngày nay, việc tạo dựng hình ảnh của khu vực, của quốc gia
luôn được các nước cân nhắc kỹ lưỡng và đầu tư triển khai với sự hỗ trợ của
các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất. một trong những yếu tố được đặc biệt
quan tâm khi tạo dựng hình ảnh là sự độc đáo so với các nước khác, các khu
vực khác cũng khai thác triệt để ưu thế và lợi thế của địa phương.
Sự hiện diện văn hóa của một địa phương, một khu vực hay một đất
nước chính là hình ảnh ấn tượng của địa phương, của khu vực, của quốc gia
đó trong lòng du khách. Hình ảnh ấn tượng đó có thể là một công trình kiến
trúc, tác phẩm âm nhạc, thơ văn, hội họa, điêu khắc, có thể là một danh thắng
thiên nhiên, một nhân vật nổi tiếng, một phong tục tập quán, một lễ hội,
những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công nghiệp, một con vật, một loài cây,
loài hoa, thậm chí là một món ăn, một loài đồ uống. Mỗi quốc gia hay mỗi
vùng miền có thể có một hình ảnh đặc trưng tiêu biểu, nhưng nhìn chung, các

quốc gia thường có nhiều hình ảnh mang tính đặc trưng. Ví dụ: khi nhắc đến
Pháp, điều mà ai cũng nghĩ đến đó là tháp Eiffel, nói đến Nhật Bản là núi Phú
Sỹ, rượu Sa Kê, trà đạo; nói đến Hàn Quốc không thế không nhắc đến món ăn
Kim Chi… Những hình ảnh về một xứ sở nào đó sẽ được người dân các xứ sở
khác đón nhận, ghi nhận và lưu giữ để trở thành biểu tượng. Khi có một sự tác
động nhất định, biểu tượng đó sẽ hiện diện trong đầu óc con người theo quy
luật liên tưởng.

12


Hình ảnh quốc gia, khu vực luôn phải gắn liền với thực tế của đất nước,
khu vực đó, không thể tạo ra những hình ảnh giả tạo, che giấu sự thật trong
thời đại công nghệ thông tin và thế giới hội nhập với tính công khai minh
bạch ngày càng cao. Nói cách khác một hình ảnh chỉ có thể tồn tại lâu dài khi
nó phản ảnh chân thực những giá trị của địa phương hay quốc gia đó về lịch
sử, sự phát triển kinh tế xã hội, công nghệ, con người, điều kiện địa lý đặc
thù, điểm đến, môi trường kinh doanh, sự vận động và năng động của quốc
gia, chất lượng sống, sự sáng tạo, nhất là giá trị nhân văn.
Hầu hết các khu vực, các quốc gia có tài nguyên cũng như điều kiện để
phát triển du lịch đều muốn thu hút đầu tư và gia tăng lượng khách du lịch,
mong muốn cộng đồng toàn cầu nhận thức tích cực về các sản phẩm do địa
phương hay quốc gia đó sáng tạo. Do đó, mỗi khu vực, mỗi quốc gia muốn
phát triển du lịch phải tạo dựng một hình ảnh như là thương hiệu riêng để
đánh thức sự nhận biết về bản sắc riêng của mình nhất là trong thời kỳ hội
nhập và cạnh tranh. Một thông điệp định vị rõ ràng hay một hình ảnh tích cực
sẽ giúp khu vực đó chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí người nước ngoài
khi họ quyết định đầu tư, đi du lịch hay mua sản phẩm. Đổi lại, thương hiệu
nổi tiếng cũng góp phần tạo nên hình ảnh đặc trưng cho vùng miền, khu vực,
quốc gia từ đó đem lại những lực đẩy vô cùng quan trọng như: bùng nổ dự án

đầu tư nước ngoài, tăng số lượng khách du lịch, tăng hạn ngạch xuất khẩu và
còn thu hút nhân tài, khơi dậy niềm tự hào trong mỗi công dân.
- Tạo ra sự nhận thức tốt hơn về điểm đến trên thị trường du lịch.
Kinh doanh du lịch thường đem lại nhiều lời ích đặc biệt là về lĩnh vực
kinh tế đối với một địa phương nhưng không phải cộng đồng nào cũng nhận
thức được đầy đủ về điều này. Việc nâng cao nhận thức về du lịch là điểm đến
du lịch có thể làm cho cộng đồng về nguồn tài nguyên của khu vực, tăng
13


cường sự hỗ trợ nói chung cho ngành du lịch và cải thiện mối quan hệ giữa
khách du lịch với cộng động rộng lớn. Người dân có thể trở thành đại sứ du
lịch phi chính thức cho điểm đến du lịch. Từ nhận thức đó sẽ giúp phát triển ý
thức cộng đồng, nâng cao niềm tự hào của cộng đồng về nguồn tài nguyên
của khu vực, tăng cường sự hỗ trợ nói chung cho ngành du lịch và cải thiện
mối quan hệ giữa khách du lịch với cộng đồng rộng lớn. Người dân có thể trở
thành đại sứ du lịch phi chính thức cho điểm đến du lịch. Trong việc nâng cao
nhận thức về du lịch và điểm đến du lịch tổng cục du lịch Malta đã có một
loạt các hoạt động khá hữu dụng. Có thể kể đến như: các tờ rơi, áp phích đã
được phân phát trên khắp hòn đảo này với một phong điệp nhấn mạnh tới lợi
ích kinh tế của du lịch. Poster mang thông điệp “Du lịch = 350 triệu Lira
Malta (đồng tiền của Malta) + 40.000 việc làm. Vai trò của bạn trong ngành
du lịch là rất quan trọng”. Chiến dịch đó là phần nào nỗ lực trên toàn quốc mà
do Bộ Du lịch và Tổng cục Du lịch Malta chỉ đạo để nhấn manhi tấm quan
trọng của ngành du lịch. Hành động trên đã tác động không nhỏ tới điểm đến
Malta và thu hút sự chú ý của đông đáo khách du lịch quốc tế đến toàn đảo
xinh đẹp nhằm trên biển Đại Tây Dương bởi lẽ nhận thức về điểm đến du lịch
không chỉ ở khách du lịch mà còn ở chính cộng đồng cư dân địa phương,
chính quyền địa phương và các nhà cung ứng của điểm đến đó.
1.1.2.2. Nội dung của quản lý điểm đến du lịch

- Tạo ra một Ban quản lý (BQL) mạnh
Bất cứ điểm đến du lịch nào dù đã có lịch sử hình thành và phát triển
lâu dài cho đến những điểm du lịch mới được công bố cũng cần có một BQL
chính thức. BQL của điểm điểm đến có thể là một cơ quan có trách nhiệm
trong việc chỉ đạo các nguồn lực, phối hợp với các cơ sở du lịch địa phương,
với các công ty du lịch quốc tế hay nội địa, các tổ chức có liên quan ở trong
14


và ngoài nước. BQL điểm đến du lịch còn có trách nhiệm chỉ đạo các chương
trình quản lý chất lượng toàn diện nhằm hướng tới việc thu được kết quả cũng
như mục tiêu đã đề ra. Như vậy, vai trò cơ bản của các nhà quản lý điểm đến
du lịch sẽ là giám sát, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp và cư dân địa
phương. Đây là một trong những lý do tạo ra mối quan hệ tương hỗ giữa bốn
nhóm đối tượng: khách du lịch, nhà cung ứng du lịch, cư dân địa phương và
chính quyền địa phương.
Để giúp cho công tác quản lý điểm đến du lịch được thực hiện một cách
hiệu quả, yêu cầu đặt ra trước tiên đó là phải có một đội ngũ làm việc khoa
học, hiệu quả, quen thuộc với địa bàn và nhiều điểm đến khác trên toàn thể
giới… Các thành viên của BQL về cơ bản phải có kiến thức nền tảng về
chuyên môn đồng thời có kỹ năng phân tích những diễn biến hiện có trong
ngành du lịch. Đó có thể là những cơ hội hoặc thách thức đặt ra cho ngành du
lịch cũng như các điểm đến du lịch mà các thành viên trong BQL cần nhận
biết, xem xét, phân tích để có được những quyết định đúng đắn trong công tác
quản lý. Việc hoàn thiện các chương trình quản trị chất lượng toàn diện có thể
sẽ cung cấp những phương thức cho việc hỗ trợ cho việc đưa ra những quyết
định chung, để công tác và liên hệ giữa các bên liên quan.
- Đặt được sự cam kết giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân
Lĩnh vực công ở đây có thể hiểu là các cơ quan quản lý, còn lĩnh vực tư
nhân bao gồm các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh

doanh du lịch tại điểm đến. Giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân trên thực
tế cần có sự phối hợp và sự liên kết chặt chẽ vì khu vực công có trách nhiệm
trong việc lập và phê duyệt các kế hoạch, dự án để thiết kế bốii cảnh cho điểm
đến một cách thích hợp. Cụ thể, đó là các bộ, ủy ban, tổng cục, Ban thanh tra,
Ban thư ký và các hình thức tổ chức khác nhau nhằm chỉ đạo hoạt động du
15


lịch ở điểm đến. Những cơ quan và tổ chức ấy là các cơ quan chính thức về du
lịch do Nhà nước lập ra để lãnh đạo ngành trong sự chỉ đạo thống nhất của
nền kinh tế quốc dân. Họ đại diện cho chính quyền địa phương hoặc Trung
ương đảm bảo sự sẵn sàng thực sự để phục vụ khách du lịch trong vùng hoặc
trong cả nước. Hoạt động của các cơ quan đó nhằm soạn thảo và thực hiện các
phương sách của chính sách kinh tế trong lĩnh vực du lịch (nâng cao nhận thức
về du lịch cho dân tộc, xây dựng tình cảm hữu hảo đối với khách du lịch
ngoại quốc, đẩy mạnh và nâng cao lòng yêu tổ quốc của nhân dân…); chăm lo
về việc giữ gìn các giá trị thiện nhiên, văn hóa và lịch sử, lãnh đạo trực tiếp
việc tổ chức và kinh doanh du lịch; tổ chức tuyên truyền và quảng cáo du lịch
ở trong và ngoại nước; mở rộng và thức đẩy các mối quan hệ du lịch quốc tế;
tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch; mở các viện nghiên cứu để dự
báo các vấn đề về du lịch,… Khu vực tư nhân với tư cách là các đơn vị kinh
tế phục vụ khách du lịch được gọi là các tổ chức kinh doanh du lịch và chăm
lo trực tiếp đến các hoạt động tiếp nhận khách. Đó là các cơ quan đảm bảo về
việc di chuyển, đảm bảo việc ăn, ngủ, giải trí và hàng hóa phục vụ khách du
lịch. Các tổ chức du lịch kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ các dịch vụ du lịch,
lập kế hoạch và tổng kết hoạt động kinh doanh và đơn vị trực thuộc.
Vai trò của Nhà nước trong ngành du lịch đang trải qua một sự thay đổi
từ mô hình khu vực công truyền thống với những chính sách của chính phủ
sang một mô hình mang tính doanh nghiệp, nhấn mạnh vào hiệu quả làm việc,
thu nhập, vai trò của thị trường và quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu

vực tư nhân. Quan hệ đối tác như vậy có thể bao gồm một loạt các cấp độ tham
gia khác nhau từ những giao ước không chính thức cho tới các giao ước hợp
đồng bao gồm: Mối quan hệ làm việc tốt đẹp giữa hai hay nhiều đối tác; sự
phối hợp rời rạc hay điều chỉnh lẫn nhau về các chính sách và thủ tục của các
16


×