ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………
NGUYỄN SONG
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP LAO ĐỘNG DI CƢ NAM XUYÊN
BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG:
ĐỘNG NĂNG, TRẢI NGHIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Nhân học
Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………
NGUYỄN SONG
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP LAO ĐỘNG DI CƢ NAM
XUYÊN BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG:
ĐỘNG NĂNG, TRẢI NGHIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Nhân Học
Mã số: 60310302
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hƣơng
Hà Nội – 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu, chấp bút và hoàn thiện luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ, động viên khích lệ vô cùng quý báu từ rất nhiều cá nhân và tổ chức khác
nhau.
Trƣớc hết tôi muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tiến sĩ Nguyễn Thị Thu
Hƣơng, giảng viên Khoa Nhân học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội với tƣ cách là ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tôi. Tiến sĩ Hƣơng đã
tận tâm chỉ bảo từng bƣớc giúp tôi định hình ý tƣởng nghiên cứu, triển khai điền dã thực
địa cũng nhƣ trong suốt quá trình phân tích, xử lý tài liệu và hoàn thiện luận văn này.
Cuốn luận văn là thành quả suốt hai năm tôi trau dồi học tập dƣới mái nhà Khoa
Nhân Học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Với ý nghĩa đó, tôi muốn nhân
dịp này gửi lời tri ân tới tất cả các Thầy Cô hiện đang công tác cũng nhƣ các nhà nghiên
cứu tham gia thỉnh giảng tại Khoa đã trao truyền cho tôi bao kiến thức quý báu và những
kỹ năng nghiên cứu quan trọng trong những tháng năm tôi đèn sách ở đây.
Xin đƣợc cảm ơn các cán bộ, chiến sĩ công an và chuyên viên các phòng ban thuộc
chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi
thu thập các số liệu thống kê cần thiết để phục vụ cho nghiên cứu này. Tôi thực sự cảm
kích trƣớc sự chân tình, tin cậy và sẻ chia mà bà con tại các địa bàn nghiên cứu dành cho
tôi.
Cuối cùng nhƣng không kém phần quan trọng, tôi muốn cảm ơn các thành viên
trong gia đình mình đã luôn sát cánh động viên và hỗ trợ tôi về mọi mặt trên suốt chặng
đƣờng học tập vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Học viên
Nguyễn Song
LỜI CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận văn thạc sĩ này là do tôi tự thu thập trong quá trình điền dã tại
các địa phƣơng. Các số liệu thể hiện trong luận văn là trung thực. Mọi trích dẫn và
tham khảo từ nguồn tài liệu liên quan đều đƣợc chú thích đầy đủ. Cá nhân tôi chịu
trách nhiệm hoàn toàn về nội dung trình bày, cũng nhƣ bất kỳ sai sót nếu có, trong luận
văn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Học viên
Nguyễn Song
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………….……………………………………………….....1
1. Lý do lựa chọn đề tài…….…………………………….……………………..........1
2. Mục đích nghiên cứu…..…………………….....................................................5
3. Phƣơng pháp nghiên cứu…..………………………….…………………………7
3.1. Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp chọn mẫu…...…………………..……….7
3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………….8
3.3. Những hạn chế về mặt nghiên cứu………………………………………...12
4. Bố cục của luận văn……………………………….…………………………...14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................15
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu………..………………………….……………15
1.1.1. Nghiên cứu di cƣ nội địa………………………………….……………15
1.1.2. Nghiên cứu di cƣ quốc tế ………………………………………………25
1.2. Hệ thống các thuật ngữ, khái niệm nghiên cứu ……….…………...…….........30
1.2.1. Di cƣ…………………………………………………………………….30
1.2.2. Hồi hƣơng…….………………………….……………………………..32
1.2.3. Tái hòa nhập…….………………………….…………………………...33
1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu…….………………………….……………….....33
1.3.1. Tiếp cận giới trong nghiên cứu di cƣ………………………………...…33
1.3.2. Lý thuyết thị trƣờng lao động kép……………………………………...34
1.3.3. Lý thuyết vốn xã hội…………………………………………………....36
CHƢƠNG 2: BỐI CẢNH LAO ĐỘNG DI CƢ NAM XUYÊN BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG………………………………………………………………………………..38
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu…………….………………………………..38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên………..…….……………………………................38
2.1.2. Cơ cấu dân số và lao động……..…….…………………………….......38
2.1.3. Điều kiện kinh tế và các loại hình sinh kế ……….................................40
2.2. Động năng di cƣ lao động xuyên biên giới Việt – Trung ……………….….42
2.2.1. Các yếu tố gắn với kinh tế……….……………………………………...42
2.2.2. Gia đình, thân tộc, và vốn xã hội……….…...………………………….47
2.2.3. Quan niệm văn hóa và ngầm định mang tính giới …….……...………..53
Tiểu kết chƣơng 2……….……………………………......................................59
CHƢƠNG 3: NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA LAO ĐỘNG DI CƢ NAM XUYÊN
BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG…………………………………......................................60
3.1. Lộ trình di cƣ, rủi ro và nguy cơ …………………………………….………...60
3.2. Trải nghiệm của lao động di cƣ nam nơi đất khách………………....................64
3.2.1. Cơ hội việc làm và quyền lợi ngƣời lao động…….………….................64
3.2.2. Cuộc sống nơi đất khách và kết nối xã hội…..........................................74
3.2.3. Tiền gửi và cách thực hành gửi tiền về quê nhà……………………..….81
3.3. Sức khỏe, bệnh tật và các hành vi nguy cơ…………………………………….85
Tiểu kết chƣơng 3………….…………………………………..........................94
CHƢƠNG 4: HỒI HƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH TÁI HÒA NHẬP CỦA LAO ĐỘNG
DI CƢ NAM ….……….……………………………………………………………...96
4.1. Nguyên nhân hồi hƣơng …….…………………………………………………96
4.2. Trải nghiệm hậu di cƣ…………………………...……………………………100
Tiểu kết chƣơng 4…….………………………....…………………………....106
KẾT LUẬN VÀ NGỤ Ý CHÍNH SÁCH….…………..…………………………….108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………..……………………………….......115
DANH MỤC THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM VIẾT TẮT
CGFED
Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trƣờng trong phát
triển
CTXH
Công tác xã hội
ĐHQG
Đại học quốc gia
IOM
Tổ chức Di cƣ quốc tế
ILO
Tổ chức Lao động quốc tế
KHHGD
Kế hoạch hoá gia đình
KHXH
Khoa học xã hội
LĐDC
Lao động di cƣ
LĐ-TB&XH
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
LHPN
Liên hiệp Phụ nữ
LHQ
Liên Hợp Quốc
MPI
Tổ chức nghiên cứu độc lập, Viện nghiên cứu chính sách di cƣ
(Mỹ)
TCTK
Tổng cục thống kê
UBND
Ủy ban nhân dân
UN
Liên hợp quốc
UNDP
Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
UNFPA
Quỹ dân số Liên Hợp Quốc
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HỘP VÀ HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động xã Chiến Thắng qua 3 năm 2013-2015..........38
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất của xã qua 3 năm (2013 - 2015) ...............................39
Bảng 2.3. Tình hình di cƣ nƣớc ngoài lao động của ngƣời dân xã Chiến Thắng từ năm
2009-2015......................................................................................................................42
Bảng 2.4. Chi phí xuất cƣ và trở về................................................................................43
Bảng 3.1. Các công việc mà những lao động di cƣ nam trái phép đã làm.....................65
Bảng 3.2. Tỉ lệ một số bệnh thƣờng gặp ở những lao động di cƣ nam..........................85
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Di cƣ là một hiện tƣợng xã hội mang tính tự nhiên của con ngƣời. Có thể nói,
chừng nào con ngƣời còn tồn tại, thì vẫn còn những lí do để di cƣ. Di cƣ xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác nhau: vì lý do kinh tế để cải thiện thu nhập cho gia đình, hay
đơn giản chỉ là muốn thay đổi môi trƣờng sống, hay di cƣ bằng con đƣờng hôn nhân
v.v… Là một hiện tƣợng xã hội, do vậy di cƣ một mặt mang lại những ý nghĩa tích cực
nhƣng bên cạnh đó di cƣ cũng gây ra những hệ quả mang tính tiêu cực.
Di cƣ thƣờng đƣợc coi nhƣ là một chiến lƣợc sinh kế, một quá trình trao đổi xã hội
(Đặng Nguyên Anh, 2012). Trong đó những quyết định di cƣ nhƣ là những lựa chọn
duy lý mang tính chiến lƣợc của cá nhân ngƣời di cƣ cũng nhƣ hộ gia đình nhằm có
đƣợc sự an toàn về kinh tế. Di cƣ giúp giảm nghèo và phát triển tại địa phƣơng (Dang,
2008). Thông qua nguồn tiền gửi về từ ngƣời di cƣ góp phần rút ngắn khoảng cách giàu
nghèo, nguồn tiền đó đƣợc sử dụng để tái đầu tƣ cho việc giáo dục con cái hoặc đƣợc
sử dụng làm nguồn vốn nhằm đa dạng hoá sinh kế gia đình.
Di cƣ đƣợc xem là một chiến lƣợc sống của các hộ gia đình để đối phó với những
rủi ro cũng nhƣ để tận dụng những cơ hội thu nhập bằng cách phân phối lao động gia
đình ở nhiều không gian khác nhau nhằm tối đa hóa thu nhập gia đình và giảm thiểu
những rủi ro. Do vậy, tiền hay hàng gửi về nhà cần đƣợc nhìn nhận nhƣ một phần
không thể tách rời trong chiến lƣợc sinh kế của gia đình (Lê Bạch Dƣơng và Nguyễn
Thanh Liêm, 2011).
Di cƣ là một vấn đề xã hội có tầm ảnh hƣởng rộng lớn bởi lẽ các dòng di cƣ luôn
diễn ra trong những bối cảnh không gian và thời gian khác nhau, từ qui mô nhỏ hẹp nội
vùng, nội địa cho đến di cƣ quốc tế. Di cƣ là một hiện tƣợng xã hội gắn với những trải
nghiệm văn hoá, xã hội, sự khác biệt giữa nơi đi và nơi đến. Nó không chỉ có những tác
động đến cộng đồng gốc-nơi mà những ngƣời xuất cƣ đi mà nó còn có những ảnh
1
hƣởng to lớn đến cả những cộng đồng nơi mà những ngƣời di cƣ đến. Bởi vậy, di cƣ
mang lại cả những tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực trên mọi lĩnh vực từ kinh tế,
chính trị, xã hội đến văn hóa. Nhƣ vậy ta thấy đƣợc tầm quan trọng của việc nghiên
cứu về vấn đề di cƣ.
Dựa trên những tài liệu nghiên cứu về di cƣ cho thấy có rất nhiều những cách phân
loại di cƣ tùy theo hƣớng tiếp cận. Theo không gian di chuyển thì có di cƣ nội vùng,
nội địa (internal migration) hay di cƣ xuyên biên giới (cross-border migration), di cƣ
quốc tế (international migration). Phân loại theo thời gian di chuyển có di cƣ con lắc
(circular migration), di cƣ mùa vụ (seasonal migration). Tiếp cận dựa trên cơ sở hoạch
định chính sách có thể chia thành di cƣ có tổ chức, kế hoạch (planed migration) hay di
cƣ tự do (freedom migration/ spontaneous migration). Ý thức đƣợc tầm quan trọng của
di cƣ, cho tới nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này dƣới những lăng kính và
góc nhìn khác nhau. Một số công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc xác định
nguyên nhân di cƣ, các đặc trƣng cơ bản của ngƣời di cƣ, hay việc làm và thu nhập của
họ nhƣ các nghiên cứu của (Tống Văn Đƣờng, 1995; Đỗ Văn Hoà, 1998; Vũ Thị Hồng
và các tác giả, 2003; Đặng Nguyên Anh, 2005; Pattrick Gubry et all, 2004). Một số
nghiên cứu lại đề cập tới mối quan hệ giữa di dân với các vấn đề xã hội khác nhƣ mối
quan hệ giữa di dân với mức sinh và KHHGD (Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,
1992); di cƣ và sức khoẻ tại Việt Nam (Viện Xã hội học, 1998; CGFED, 2008); một số
nghiên cứu có lồng ghép, xem xét di cƣ dƣới góc nhìn giới (Đặng Nguyên Anh, 2008;
Lan Anh Hoàng, 2008; CGFED, 2009).
Kết quả của các công trình nghiên cứu đã phần nào giúp chúng ta hình dung đƣợc
diện mạo của bức tranh di cƣ ở Việt Nam. Trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại
hóa, khi mà hàng loạt các đô thị và khu công nghiệp đƣợc mọc lên sẽ là nơi thu hút rất
nhiều lao động di cƣ tới. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu, tính tích cực của di cƣ về
cơ bản vẫn chƣa có đƣợc cái nhìn thấu đáo, đặc biệt là khi đặt dƣới góc nhìn của việc
quản lý và làm chính sách nhƣ các nghiên cứu (Nguyễn Đức Bình, 2010; Đinh Quang
2
Hà, 2014). Bởi di dân tự do thƣờng đƣợc cho là nguyên nhân tạo ra những áp lực lớn
lên các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa nhƣ tạo ra những áp lực về việc làm, chỗ ở,
giao thông, y tế, giáo dục và các an sinh xã hội khác tại nơi đến.
Bên cạnh đó, di cƣ lao động diễn ra sự dịch chuyển lao động và chuyên gia từ nơi
thừa sang nơi thiếu. Có hai xu hƣớng đối lập nhau trong việc dịch chuyển lao động
giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển: các nƣớc phát triển thƣờng xuất khẩu lao
động có trình độ và chuyên môn kỹ thuật cao, còn các nƣớc đang phát triển thì xuất
khẩu nguồn lao động dƣ thừa, có trình độ tay nghề thấp nhằm giải quyết việc làm và
cải thiện đời sống thu nhập (Phạm Thị Thanh Bình, 2008), điều này xảy ra tƣơng tự ở
Việt Nam. Theo báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2014, tính đến thời
điểm 1/7/2014, lực lƣợng lao động của cả nƣớc bao gồm 52,8 triệu ngƣời có việc làm,
nhƣng có tới 0,9 triệu ngƣời thất nghiệp và 1,2 triệu ngƣời thiếu việc làm1. Đã từ lâu di
cƣ tự do trở thành một vấn đề lớn, khi mà những ngƣời di cƣ từ nông thôn ào ạt đổ ra
các đô thị tìm kiếm các cơ hội việc làm. Đến nay, việc di cƣ với khoảng cách xa không
còn quá khó khăn nhƣ trƣớc thì các luồng di cƣ tự do bao gồm cả di cƣ có giấy phép và
không có giấy phép xuyên biên giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Di cƣ lao động xuyên
biên giới không có giấy phép diễn ra nhiều giữa các quốc gia láng giềng có chung
đƣờng biên giới do sự thuận tiện hơn trong việc đi lại, và những ngƣời di cƣ trái phép ít
phải trải qua các hàng rào kiểm soát mang tính pháp lý của việc di cƣ. Do sức ép về
việc làm, mỗi năm Việt Nam cần đáp ứng nhu cầu việc làm cho khoảng hơn một triệu
lao động và với tỉ lệ thất nghiệp cũng nhƣ thiếu việc làm ngày càng gia tăng nhƣ hiện
nay thì việc di cƣ xuyên biên giới tìm việc làm sẽ không thể tránh khỏi.
Di cƣ lao động vừa là động lực thúc đẩy lại vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, di cƣ lao động đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề
đòi hỏi các tổ chức xã hội cần quan tâm giải quyết tiêu biểu nhƣ các vấn đề liên quan
đến vốn xã hội, thực hành tiền gửi, các vấn đề liên quan đến giới nhƣ tính dục, hành vi
1
Báo cáo điều tra lao động việc làm quý II năm 2014 của Bộ kế hoạch và đầu tƣ và Tổng cục thống kê, 2014.
3
tình dục, tình dục đồng giới và các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật và sự lan truyền bệnh
tật thông qua các dòng di cƣ. Hiện nay, di cƣ đƣợc xác định là một trong những vấn đề
toàn cầu, và di cƣ xuyên biên giới đang trở thành xu hƣớng quan trọng của nhiều quốc
gia. Sự dịch chuyển của công dân một nƣớc trong phạm vi lãnh thổ hoặc qua biên giới
quốc gia là một trong những chủ đề quan trọng về mặt chính sách, đặc biệt trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Ngƣời Việt Nam nhập cƣ trái phép vẫn là vấn
đề nổi trội trong quan hệ giữa Việt Nam và nhiều nƣớc hữu quan trong nhiều năm qua.
Các tài liệu liên quan đến di cƣ xuyên biên giới trong khu vực sông Mekong cho thấy
rằng một phần lớn lao động nhập cƣ đang làm việc tại đây không có giấy tờ (ILO,
2001; Harima, 2003; Caouette, 2008). Tình hình cũng xảy ra tƣơng tự trong số những
ngƣời lao động di cƣ Việt Nam tại Trung Quốc. Các dòng di cƣ lao động bất hợp pháp
xuyên biên giới đang đặt ra rất nhiều những vấn đề không chỉ từ quốc gia nơi có ngƣời
xuất cƣ đi mà còn ở cả những quốc gia nơi có những ngƣời nhập cƣ đến. Đó là hàng
loạt những khó khăn về mặt quản lý nhà nƣớc và hơn cả là những nguy cơ và rủi ro mà
những ngƣời di cƣ trái phép gặp phải trên đƣờng đi và tại nơi đến nhƣ trở thành nạn
nhân của những mạng lƣới buôn ngƣời, bị bóc lột lao động, bị xâm hại tình dục, bị
phân biệt đối xử và bị hạn chế mọi hoạt động trong đời sống cũng nhƣ trong công việc,
và các vấn đề liên quan đến sức khỏe, bệnh tật vv…
Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nƣớc tìm hiểu
hiểu về những nguyên nhân và tác động của lao động di cƣ xuyên biên giới, trong đó
tập trung vào các nhóm yếu thế nhƣ phụ nữ và trẻ em nhƣ (Daniele và Trần Giang
Linh, 2011; UNESCO & MPI-MMG, 2013; Benton, 2014). Hàng loạt các vấn đề đã
đƣợc khai thác nhƣ hôn nhân xuyên biên giới, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, hay vấn
đề xâm hại tình dục nữ (Hugo, Nguyen Thi Hong Xoan, 2007; UN, 2012; Duong Bach
Le, Thanh Dam Truong, and Thu Hong Khuat, 2014 ). Nhìn chung những nghiên cứu
về di cƣ trong nƣớc nói chung và di cƣ quốc tế nói riêng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to
lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tình hình di cƣ của Việt Nam ra nƣớc ngoài mới chỉ
4
tập trung nhiều vào nghiên cứu những vấn đề lớn mang tính vĩ mô nhƣ thực trạng,
những thách thức của di cƣ xuyên biên giới, các số liệu thống kê thƣờng chỉ tập trung
vào đối tƣợng di cƣ có giấy phép theo kế hoạch hay các chƣơng trình, dự án có sự hợp
tác về mặt nhà nƣớc giữa hai bên. Những nghiên cứu cụ thể tìm hiểu về những ngƣời
lao động di cƣ không phép chƣa nhiều, chính điều này đã tạo nên những khó khăn
trong việc kiểm soát dòng di cƣ này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “nghiên cứu trƣờng
hợp lao động di cƣ nam xuyên biên giới Việt-Trung: động năng, trải nghiệm và các vấn
đề sức khỏe”. Nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn tài liệu tìm hiểu về di
cƣ trái phép xuyên biên giới. Thông qua việc tập trung vào nghiên cứu nhóm di cƣ nam
với những động năng, trải nghiệm và các vấn đề mà ngƣời di cƣ gặp phải trên hành
trình di cƣ cũng nhƣ những vấn đề hậu di cƣ. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm góc
nhìn về vấn đề di cƣ trái phép xuyên biên giới qua đó góp phần quan trọng vào việc
định hƣớng chính sách và tìm ra những mô hình trợ giúp nhằm hạn chế loại hình di cƣ
tiềm ẩn nhiều rủi ro này cho những ngƣời di cƣ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tôi tập trung tìm hiểu nhóm di cƣ nam từ Việt Nam sang
Trung Quốc lao động không có giấy tờ hợp pháp và vì những lí do khác nhau mà phải
quay trở về Việt Nam. Đề tài này đƣợc tiến hành nghiên cứu tập trung tại một xã thuộc
một huyện miền núi tỉnh Phú Thọ. Ngoài thời gian dành cho việc thâm nhập địa bàn
nghiên cứu và xây dựng mối quan hệ với đối tƣợng nghiên cứu từ trƣớc, quá trình thu
thập dữ liệu chính thức đƣợc tiến hành trong thời gian từ tháng 10 năm 2015 đến tháng
12 năm 2016. Địa bàn nghiên cứu đƣợc chọn là nơi có nhiều nam di cƣ sang Trung
Quốc để kiếm việc làm và hầu hết trong số họ đều là di cƣ lao động không giấy tờ và đi
theo mạng lƣới quen biết hoặc qua các bên môi giới. Theo thống kê của công an tỉnh
Phú Thọ, tính từ năm 2011 đến tháng 6-2016 trên toàn tỉnh có 1.114 ngƣời xuất cảnh
trái phép sang Trung Quốc lao động “chui” không phép.
5
Thông qua nhóm lao động di cƣ nam trở về từ Trung Quốc tôi muốn làm sáng tỏ
toàn bộ quá trình di cƣ của nhóm nam di cƣ từ Việt Nam sang Trung quốc kể từ khi họ
quyết định di cƣ cho đến khi họ quyết định quay trở về. Bên cạnh đó, tôi cũng tìm hiểu
những vấn đề về sức khỏe của ngƣời di cƣ.
Thứ nhất, thông qua quá trình thu thập thông tin tôi muốn phác họa đƣợc bức
tranh cuộc sống của nhóm di cƣ nam trƣớc khi di cƣ để thấy đƣợc những
nguyên nhân ảnh hƣởng đến quyết định di cƣ của họ hay những động năng nào
góp phần vào việc thúc đẩy và đƣa ra quyết định di cƣ.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu những nguy cơ, rủi ro và những
khó khăn mà ngƣời di cƣ gặp phải trên đƣờng đi và tại nơi đến. Đặc biệt, tôi
muốn tìm hiểu những trải nghiệm về cuộc sống của nhóm di cƣ này tại nơi đến
cụ thể nhƣ: Những trải nghiệm liên quan đến cuộc sống và công việc tại nơi
đến, việc thực hành và kết nối xã hội; phân tích việc thực hành gửi tiền về cho
gia đình ở Việt Nam; tính nam cũng nhƣ các hành vi tình dục và các loại hình
quan hệ tình dục tại nơi đến vv…Và đồng thời tôi cũng tìm hiểu những nguyên
nhân khiến họ phải quay trở về nƣớc.
Thứ ba, bằng việc chọn địa bàn nghiên cứu là nơi xuất cƣ (sending location) tôi
cũng có điều kiện thu thập thông tin và phân tích những ảnh hƣởng của di cƣ
đến cuộc sống gia đình của nhóm di cƣ này sau quá trình di cƣ. Cụ thể, tôi tập
trung đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bệnh tật trong di cƣ: đó là những
nguy cơ và sự lây nhiễm bệnh tật, hay các khuôn mẫu bệnh tật trong di cƣ.
Để hoàn thành những mục tiêu nghiên cứu, quá trình thu thập, xử lý và phân tích dữ
liệu đi trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Nguyên nhân dẫn đến việc đƣa ra quyết định di cƣ?
2. Những trải nghiệm di cƣ và cuộc sống lao động của nhóm di cƣ Nam diễn ra
nhƣ thế nào?
6
3. Nguyên nhân hồi hƣơng, quá trình hòa nhập và những tác động của di cƣ đến
các vấn đề sức khỏe của ngƣời di cƣ?
Xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu trong phạm vi đề tài nghiên cứu và trên cơ
sở vận dụng những lý thuyết khoa học, cần làm sáng tỏ những giả thuyết nghiên cứu
sau:
1. Di cƣ lao động xuyên biên giới không có giấy phép tiềm ẩn rất nhiều những
nguy cơ và rủi ro mà ngƣời di cƣ phải đối mặt.
2. Quá trình kết nối xã hội và sự hòa nhập cuộc sống tại nơi ở mới của ngƣời di cƣ
gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế do tính không hợp pháp của việc di cƣ.
3. Di cƣ là nguyên nhân gây ra các loại bệnh tật mới ở ngƣời di cƣ đồng thời gây
ra những trở ngại cho việc tái hòa nhập lại cuộc sống ở cộng đồng gốc.
Các giả thuyết nghiên cứu trên đây lần lƣợt đƣợc kiểm chứng thông qua việc vận
dụng các khung lý thuyết tiếp cận vào việc thu thập tìm kiếm thông tin từ thực địa. Bên
cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu về nguyên nhân di cƣ cho thấy đƣợc sự chọn lọc của
di cƣ. Cụ thể giúp lí giải đƣợc nguyên nhân vì sao tỉ lệ nam giới lại có xu hƣớng di cƣ
bất hợp pháp xuyên biên giới nhiều hơn nữ giới. Ngiên cứu cũng góp phần trả lời cho
câu hỏi rằng tại sao nhóm nam di cƣ lại không lựa chọn những hình thức di cƣ an toàn
hơn đó là đi theo các hợp đồng lao động mà lại lựa chọn cách di chuyển bất hợp pháp
mà ở đó chứa đựng rất nhiều những nguy cơ hay những rủi ro tiềm tàng mà họ sẽ gặp
phải trên đƣờng đi và trong suốt cả thời gian sinh sống và làm việc tại nơi đến.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu
Việc chọn mẫu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất kết hợp
với chọn mẫu có chủ đích. Vận dụng cách lấy mẫu phi xác suất cụ thể là cách lấy mẫu
dắt dây hay mẫu phát triển mầm (snowball smapling) là phù hợp cho nghiên cứu bởi lẽ
hiện tƣợng di cƣ trái phép sang Trung Quốc làm việc thƣờng diễn ra trong một mạng
lƣới quen biết của những ngƣời di cƣ (từ các quan hệ họ hàng, đến quan hệ làng xóm).
7
Mặc dù những ngƣời di cƣ ý thức đƣợc những khó khăn và rủi ro của việc di cƣ xuyên
biên giới nhƣng dựa vào mối quan hệ quen biết họ vẫn chấp nhận việc di cƣ, đây cũng
là một trong những lí do dẫn đến quyết định di cƣ của họ. Bằng cách thiết lập đƣợc mối
quan hệ với những đối tƣợng nam di cƣ này tôi có thể tiến hành và xác định lấy mẫu
phục vụ cho nghiên cứu của mình.
Qua cách lấy mẫu phát triển mầm, nghiên cứu tìm ra 60 trƣờng hợp lao động di cƣ
nam để tiến hành phỏng vấn, lập bảng hỏi và tìm hiểu thông tin nhằm trả lời cho câu
hỏi nghiên cứu về động năng di cƣ, trải nghiệm trong di cƣ và hậu di cƣ. Bảng hỏi điều
tra đƣợc thiết kế nhằm tìm hiểu và thống kê các thông số về độ tuổi, giới tính, trình độ
học vấn, các loại hình công việc chính tại nơi đến, về tiền lƣơng hay các khoản chi tiêu
cho sinh hoạt phí, cũng nhƣ các số liệu thống kê về các loại bệnh phổ biến và tỉ lệ mắc
bệnh của nam di cƣ vv… Từ kết quả của việc điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn 60
lao động di cƣ nam, qua những câu chuyện di cƣ của họ, nghiên cứu xác định 15
trƣờng hợp điển hình để phục vụ cho nghiên cứu sâu. Để đảm bảo có đủ thời gian cho
việc thu thập cũng nhƣ xử lý thông tin tại thực địa thì việc lựa chọn 15 nam di cƣ phục
vụ cho nghiên cứu sâu là hợp lý và khả thi. Vì nghiên cứu tìm hiểu cả những trải
nghiệm về cuộc sống lao động của nhóm nam di cƣ tại nơi đến và quá trình trở về của
họ, đồng thời cũng tìm hiểu về những tác động của di cƣ đến sức khỏe và cuộc sống
gia đình của họ sau di cƣ nên nghiên cứu cũng đƣợc mở rộng để tìm hiểu cuộc sống hộ
gia đình của nhóm di cƣ đã đƣợc lựa chọn trong mẫu nghiên cứu.
3.2. Các phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu đƣợc thu thập và phân tích dựa trên hai nguồn chính là tài liệu thứ cấp và
tài liệu nguyên gốc thu đƣợc từ điều tra ở thực địa.
Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: tiến hành thu thập, phân tích các tài
liệu, báo cáo về vấn đề lao động, việc làm và các công trình nghiên cứu có liên
quan tới đề tài đƣợc công bố bao gồm các nghiên cứu về tình hình cƣ nội địa
cũng nhƣ di cƣ quốc tế đƣợc lƣu trữ ở các thƣ viện nhà nƣớc và địa phƣơng.
8
Đặc biệt là những thống kê liên quan tình hình di cƣ xuyên biên giới không có
giấy phép, cũng nhƣ các nghiên cứu về cuộc sống, những trải nghiệm và những
ảnh hƣởng của di cƣ lao động không phép đến ngƣời di cƣ và gia đình tại nơi đi.
Các dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập tại địa bàn thông qua những phƣơng pháp cụ thể.
Công trình nghiên cứu cũng vận dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lƣợng trong nhân học. Tuy nhiên, nghiên cứu này ƣu tiên sử dụng phƣơng
pháp định tính, đây là phƣơng pháp chủ đạo và quan trọng nhất trong quá trình thu thập
dữ liệu. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng để thống kê các dữ liệu liên quan đến
đặc điểm nhân khẩu học của ngƣời di cƣ nhƣ: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình
độ học vấn, số thành viên trong hộ gia đình, và các dữ liệu liên quan chi phí di cƣ, các
khoản chi phí sinh hoạt tại nơi đến và thống kê tiền lƣơng và tiền gửi về cho gia đình ở
quê nhà. Một số các phƣơng pháp cụ thể của nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng cho
nghiên cứu nhƣ:
Quan sát tham dự: Việc quan sát tham dự đƣợc tiến hành xuyên suốt trong quá
trình thu thập thông tin tại thực địa kể từ khi tiến hành thâm nhập địa bàn nghiên
cứu cho đến khi kết thúc quá trình nghiên cứu và trở về. Mục tiêu là quan sát
các hành vi, sinh hoạt, các sự kiện liên quan đến đời sống gia đình của nhóm di
cƣ trong điều kiện tự nhiên nhất, và cố gắng giảm đến mức tối đa mức độ nhạy
cảm của ngƣời bị quan sát đồng thời cố gắng tạo sự gần gũi giữa nhóm đƣợc
quan sát với nhà nghiên cứu. Sau khi thiết lập đƣợc mối quan hệ thân thiết với
đối tƣợng nghiên cứu song song với việc tìm hiểu về cuộc sống gia đình, sự hòa
nhập của những nam di cƣ sau khi trở về, nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về
những trải nghiệm của nhóm nam di cƣ tại nơi đến thông qua các cuộc phỏng
vấn sâu kết hợp với việc phỏng vấn phi cấu trúc với những câu hỏi mở nhằm tạo
sự thoải mái cho ngƣời đƣợc hỏi. Để có thể thực hiện việc quan sát một cách
thuận lợi, trong thời gian nghiên cứu chính ở thực địa cũng nhƣ trong những lần
quay trở lại địa bàn sau này, nhà nghiên cứu đã ở trong nhà của những lao động
9
di cƣ nam. Nhờ vậy mà những quan sát hằng ngày về cuộc sống hậu di cƣ của
họ trở nên chân xác hơn, cũng nhƣ việc khai thác thông tin về những câu chuyện
di cƣ của họ đƣợc dễ dàng hơn. Điểm thuận lợi cho nhà nghiên cứu khi thực
hiện đề tài nghiên cứu này là tìm hiểu nhóm di cƣ nam và việc nhà nghiên cứu
có cùng giới tính với đối tƣợng nghiên cứu cũng khiến cho quá trình khai thác
thông tin có phần thuận lợi hơn. Thông qua những buổi trò chuyện kín đáo, hoặc
các buổi nói chuyện bên mâm cỗ, hoặc mời những lao động di cƣ nam đi ăn
nhậu tôi có thể tìm hiểu đƣợc những câu chuyện về những trải nghiệm mang
tính nhạy cảm của họ mà không phải lúc nào họ cũng sẵn lòng chia sẻ nếu nhƣ
những câu chuyện đó đƣợc kể trong một bối cảnh khác.
Phỏng vấn: Bao gồm chủ yếu là Phỏng vấn sâu và phỏng vấn phi cấu trúc trên
cả hai cấp độ phỏng vấn nhóm tập trung và phỏng vấn cá nhân.
-
Phỏng vấn nhóm tập trung:
Việc phỏng vấn nhóm tập trung đƣợc thực hiện ngay sau khi thiết lập đƣợc mối
quan hệ với nhóm đối tƣợng nghiên cứu và trƣớc khi tiến hành các cuộc phỏng vấn
sâu. Việc phỏng vấn nhóm tập trung giúp tiết kiệm đƣợc thời gian, quan trọng hơn là
giúp có đƣợc cái nhìn sơ bộ, từ đó giúp cho việc định hình kế hoạch nghiên cứu và việc
thu thập dữ liệu ở các giai đoạn tiếp theo, đồng thời bổ sung thêm những giả thuyết về
những yếu tố có thể tác động đến đối tƣợng và nội dung nghiên cứu, cũng giúp soi sáng
thêm những thông tin định lƣợng hay định tính đã thu thập đƣợc từ trƣớc đó. Bên cạnh
đó những phát hiện từ việc phỏng vấn nhóm giúp định hƣớng cho việc soạn các câu hỏi
mấu chốt cho bảng hỏi.
Tổng số cuộc phỏng vấn nhóm tập trung tiến hành là hai cuộc phỏng vấn tƣơng ứng
với hai nhóm nam, mỗi nhóm gồm tám ngƣời đồng nhất theo nhóm tuổi. Cụ thể có một
nhóm ở độ tuổi từ 18-30 tuổi và một nhóm ở độ tuổi 31-50 tuổi. Họ đều là những lao
động di cƣ nam sang lao động không phép và có thời gian làm việc tối thiểu là một
năm ở Trung Quốc. Các nhóm tập trung thảo luận về các chủ đề liên quan nhƣ: những
10
thuận lợi và khó khăn của ngƣời di cƣ khi hòa nhập ở môi trƣờng mới, việc sử dụng
các dịch vụ xã hội tại nơi đến, các hình thức tìm việc làm, mạng lƣới xã hội của ngƣời
di cƣ tại nơi đến vv… Trong quá trình thảo luận nhóm tập trung các thành viên trong
nhóm đƣợc khuyến khích cùng thảo luận theo từng chủ đề theo sự dẫn dắt của nhà
nghiên cứu. Các cuộc thảo luận nhóm đƣợc ghi âm toàn bộ, bên cạnh đó mỗi nhóm
cũng có một thƣ kí làm nghiệm vụ quan sát và ghi chép. Mục đích của việc ghi âm và
ghi chép đƣợc tiến hành song song vì việc ghi chép có quan sát giúp mô tả chính xác
hơn về bối cảnh của cuộc phỏng vấn nhóm, khung cảnh xung quanh, mô tả đƣợc những
phản ứng của ngƣời trong cuộc nhƣ: thái độ, cử chỉ, hành động mà nếu chỉ dùng máy
ghi âm thì không thể khai thác hết đƣợc. Việc ghi âm và ghi chép đƣợc thực hiện một
cách công khai nên trƣớc khi các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung diễn ra, tất cả các
thành viên trong nhóm đều đƣợc thông báo trƣớc về việc ghi âm và buổi thảo luận chỉ
bắt đầu khi có sự đồng ý từ những lao động di cƣ nam trong nhóm. Có nhƣ vậy, buổi
thảo luận mới có thể diễn ra tự nhiên, và thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn sâu cá nhân
dao động từ 90 phút đến 120 phút.
-
Phỏng vấn cá nhân:
Ngoài việc phỏng vấn 60 lao động di cƣ nam, nghiên cứu tập trung tiến hành
phỏng vấn và nghiên cứu sâu với 15 trƣờng hợp nhằm mục đích tìm hiểu về những
động năng, trải nghiệm cuộc sống lao động và các vấn đề sức khỏe trong quá trình di
cƣ lao động ở Trung Quốc. Trên cơ sở đó mở rộng phỏng vấn các thành viên trong gia
đình của nhóm di cƣ để tìm hiểu cuộc sống gia đình trƣớc và sau di cƣ thông qua đó
cho thấy đƣợc nguyên nhân di cƣ và tác động của di cƣ đến cuộc sống gia đình họ. Số
lƣợng các cuộc phỏng vấn và thời gian phỏng vấn sẽ đƣợc xác định phụ thuộc vào
nhóm các vấn đề tìm hiểu cũng nhƣ chất lƣợng và hiệu quả của việc thu thập thông tin
sau mỗi cuộc phỏng vấn ở lần đầu, và cuộc phỏng vấn lần sau sẽ phụ thuộc vào kết quả
của cuộc phỏng vấn trƣớc đó. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh các vấn đề
nhƣ nguyên nhân di cƣ; những nguy cơ, rủi ro và những khó khăn mà ngƣời di cƣ gặp
11
phải trên đƣờng đi và tại nơi đến; những trải nghiệm về cuộc sống của nhóm di cƣ này
tại nơi đến; nguyên nhân khiến những nam di cƣ phải quay trở về nƣớc; và những ảnh
hƣởng của di cƣ đến cuộc sống gia đình của nhóm di cƣ này sau quá trình di cƣ, các
vấn đề sức khỏe trong di cƣ. Một trong những khó khăn trong quá trình thực hiện
nghiên cứu đó là đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề di cƣ xuyên biên giới không có
giấy phép nên việc để cho đối tƣợng nghiên cứu sẵn sàng chia sẻ thông tin cần phải có
thời gian tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với đối tƣợng nghiên cứu và trong quá trình
phỏng vấn cần sử dụng kết hợp các mô hình phỏng vấn nhƣ phi cấu trúc và bán cấu
trúc hay phỏng vấn thân mật một cách linh hoạt để thu đƣợc những thông tin chân xác
nhất có thể. Thông qua các cuộc phỏng vấn giúp thu thập đƣợc những câu chuyện đời
sống liên quan tới những trải nghiệm cụ thể của những nam di cƣ từ đó giúp soi sáng
những vấn đề nghiên cứu.
Bên cạnh việc phỏng vấn những lao động di cƣ nam và các thành viên trong gia
đình họ, nghiên cứu cũng tiến hành các cuộc phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng, cán bộ,
chiến sĩ công an và chuyên viên các phòng ban thuộc chính quyền các cấp trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ. Qua đó, nhằm phân tích đƣợc cách nhìn của cộng đồng, làng xóm cũng
nhƣ các cấp chính quyền về vị thế, vai trò của những lao động di cƣ nam không phép.
Vì tính nhạy cảm của đề tài nghiên cứu và để đảm bảo tính an toàn cho các
thông tín viên, trong quá trình diễn giải tài liệu tôi sẽ không công khai những thông tin
cá nhân cụ thể của thông tín viên nhƣ: họ tên thật, số điện thoại, địa chỉ, và ngày sinh.
Trong một số trích dẫn dữ liệu của luận văn, để thuận tiện cho việc diễn giải tài liệu, tất
cả tên của các thông tin viên đều đƣợc mã hóa hoặc sử dụng tên giả. Đồng thời để
thuận tiện cho việc phân tích, địa bàn nghiên cứu sẽ đƣợc sử dụng bằng một tên gọi
mới là địa bàn xã Chiến Thắng huyện Bình Minh.
3.3. Những hạn chế về mặt nghiên cứu:
Xem xét lại toàn bộ quy trình nghiên cứu từ thiết kế đề cƣơng, điền dã thực địa
đến giai đoạn trình bày kết quả nghiên cứu. Không thể phủ nhận rằng nghiên cứu còn
12
những hạn chế nhất định về mặt phƣơng pháp. Đồng thời trong quá trình phân tích và
diễn giải tài liệu cũng không tránh khỏi sự ảnh hƣởng bởi những kinh nghiệm cá nhân
mang tính chủ quan từ phía nhà nghiên cứu. Do vậy mà một số sự kiện hoặc những chi
tiết có ý nghĩa có thể bị bỏ qua trong một số trƣờng hợp. Ví dụ trƣớc quá trình đi sâu
nghiên cứu, với quan điểm của cá nhân tôi luôn nghĩ rằng di cƣ lao động xuyên biên
giới không phép là một hiện tƣợng và hành vi để lại nhiều hệ luỵ tiêu cực. Điều này có
thể dẫn đến xu hƣớng tập trung vào tính tiêu cực trong những trải nghiệm của những
lao động di cƣ nam hơn là đặt mình vào vị trí của ngƣời đƣợc nghiên cứu để nói lên
những trải nghiệm thực tế và mang tính tính cực của họ.
Quá trình thu thập thông tin cũng bộc lộ những hạn chế do xuất phát từ bản chất
nhạy cảm và phức tạp của vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu di cƣ không phép, hay
những trải nghiệm nhạy cảm của ngƣời đƣợc nghiên cứu. Những lao động di cƣ nam
có thể không sẵn sàng nói chuyện về các chủ đề nhạy cảm hoặc kinh nghiệm cá nhân
trƣớc mặt mọi ngƣời. Sự hiện diện của những ngƣời khác trong các cuộc phỏng vấn
nhƣ vợ con của những lao động di cƣ nam, hoặc việc phỏng vấn diễn ra tại một địa
điểm không thích hợp có thể có khiến cho việc chia sẻ thông tin của ngƣời đƣợc
nghiên cứu bị lái theo chiều hƣớng khác mà dẫn tới việc thông tin bị bóp méo.
Một trong những khó khăn khác có thể dẫn đến những hạn chế của nghiên cứu
liên quan đến việc lựa chọn mẫu nghiên cứu. Những ngƣời đƣợc chọn tham gia nghiên
cứu có thể sẽ không mang tính đại diện và khái quát cho vấn đề đƣợc tìm hiểu. Thêm
vào đó, việc nhà nghiên cứu không có điều kiện tiến hành nghiên cứu và điền dã thực
địa tại nƣớc di cƣ đến (Trung Quốc), mà chỉ tập trung vào điểm xuất cƣ (nƣớc nơi có
ngƣời di cƣ đi). Những trải nghiệm về cuộc sống, lao động nơi đất khách đều do
những lao động di cƣ nam tái hiện lại qua những câu chuyện kể. Những thông tin đó,
chỉ có thể đƣợc kiểm chứng thông qua việc kiểm tra chéo bằng việc so sánh kết quả từ
các cuộc phỏng vấn khác với nội dung tƣơng tự mà bản thân nhà nghiên cứu không có
cơ hội đƣợc trực tiếp quan sát tham dự.
13
Cuối cùng, việc không biết tiếng Trung cũng là điều hạn chế khiến nhà nghiên
cứu gặp khó khăn trong việc xử lý và trình bày những tài liệu và thông tin liên quan
đến trải nghiệm của lao động di cƣ nam tại nơi đến. Có nhiều trƣờng hợp lao động di
cƣ nam trong các cuộc phỏng vấn sâu, thƣờng sử dụng kết hợp những từ ngữ tiếng
Trung với tiếng Việt để nói về những trải nghiệm của bản thân. Sự khó khăn trong
việc chuyển ngữ khiến cho việc phân tích trải nghiệm của những lao động di cƣ nam
kém phần thuyết phục hơn, đặc biệt là những trải nghiệm liên quan đến văn hoá, việc
sử dụng ngôn ngữ và kết nối xã hội tại nơi đến.
4.
Bố cục của luận văn
Bên cạnh phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có cấu trúc bao gồm bốn
chƣơng nội dung chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2: Bối cảnh lao động di cƣ nam xuyên biến giới Việt-Trung.
Chƣơng 3: Những trải nghiệm của lao động di cƣ nam xuyên biến giới ViệtTrung.
Chƣơng 4: Hồi hƣơng và quá trình tái hoà nhập của lao động di cƣ nam.
14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.
Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu di cư nội địa
Nghiên cứu di cƣ ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng. Trên thực tế những nghiên cứu
về di cƣ ở nƣớc ta chỉ đƣợc triển khai mạnh mẽ nhất trong khoảng hơn hai thập kỉ trở
lại đây. Xuất phát từ những thay đổi của nhà nƣớc về đƣờng lối đổi mới đất nƣớc đƣợc
khởi phát từ năm 1986. Theo thời gian, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, nhiều trung tâm với ngày càng nhiều các khu đô thị, khu công nghiệp và khu chế
xuất mọc lên. Nhƣ một hệ quả tất yếu, các luồng di cƣ ồ ạt từ mọi nơi đổ về những khu
trung tâm đô thị để tìm kiếm những cơ hội, trƣớc hết là cơ hội việc làm. Vấn đề di cƣ
trở thành một vấn đề nóng bỏng bởi những tác động lớn của nó đến mọi mặt từ vấn đề
kinh tế, chính trị cho đến các vấn đề về xã hội và văn hóa. Điều này đặc biệt ảnh hƣởng
đến công việc quản lý xã hội và hoạch định chính sách. Trên cơ sở đó nhiều những
nghiên cứu về di cƣ đƣợc tiến hành, bao gồm cả những nghiên cứu trên bình diện quốc
gia và những nghiên cứu của các tổ chức, các nhóm và những cá nhân. Trong đó, nhiều
công trình nghiên cứu nói trên đã có kết quả công bố và xuất bản dƣới dạng sách, bài
viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc dƣới dạng những báo cáo tổng kết đề tài,
hay các báo cáo trình bày tại hội thảo vv… Mỗi công trình với những mục tiêu nghiên
cứu khác nhau, nhƣng nhìn chung các nghiên cứu nhằm tìm ra lời giải cho bài toán
trong việc hoạch định chính sách nhằm kiểm soát có hiệu quả vấn đề di cƣ nhằm hƣớng
tới mục tiêu thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội. Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên
cứu trƣớc đây đều nhất trí về tính cơ học của di cƣ và coi di cƣ nhƣ một hiện tƣợng tự
nhiên. Các nghiên cứu còn có sự đồng nhất rằng chính quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã góp phần thúc đẩy các luồng di cƣ tự do nông thôn-đô thị.
Có thể kể ra các công trình nghiên cứu qui mô cấp nhà nƣớc với những kết quả đầy
ý nghĩa về di cƣ nhƣ: Các tài liệu công bố về kết quả Điều tra di cƣ Việt Nam năm
15
2004; Các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009; Điều tra mức sống
dân cƣ; Điều tra biến động dân số, kế hoạch hóa gia đình hằng năm.
Trong các công trình nghiên cứu qui mô quốc gia kể trên, thì hai cuộc Tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 1999 và 2009 là hai nghiên cứu với qui mô rộng lớn nhất. Tuy
không tập trung vào vấn đề chính là di cƣ, nhƣng hai cuộc điều tra này đã cung cấp
những thông tin tổng quan và cập nhật nhất mang tính đại diện về nhân khẩu học về
các dòng di dân trong nƣớc. Kết quả Tổng điều tra dân số, nhà ở Việt Nam năm 2009
cho thấy rằng: Số dân di cƣ giữa các tỉnh có xu hƣớng ngày càng tăng với mức tăng từ
hai triệu ngƣời năm 1989 lên 3,4 triệu ngƣời tới thời điểm nghiên cứu năm 2009; có sự
khác biệt giữa các dòng di cƣ giữa các vùng và các tỉnh thành trong cả nƣớc, Đồng
Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ là những vùng có tỉ lệ ngƣời nhập cƣ lớn và số
lƣợng tăng nhanh; Bắc Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
là những khu vực có số lƣợng ngƣời xuất cƣ cao và cũng tăng nhanh. Trong các vùng
đó thì các thành phố lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dƣơng vv… là những
địa phƣơng có số dân nhập cƣ nhiều; Bên cạnh đó kết quả điều tra còn cho thấy sự
khác biệt ở góc độ giới liên quan đến vấn đề di cƣ, đó là hiện tƣợng “nữ hóa di cƣ”nghĩa là hiện tƣợng nữ di cƣ ngày càng phổ biến; Một phát hiện có ý nghĩa khác trong
kết quả điều tra đó là độ tuổi di cƣ đa số là những ngƣời trẻ và tập trung ở nhóm từ 1529 tuổi.
“Điều tra di cư Việt Nam năm 2004” (Tổng cục thống kê, 2005) là cuộc điều tra
đầu tiên về di dân mang tầm quốc gia. Cuộc điều tra đƣợc tiến hành chọn mẫu trên 11
tỉnh thành đại diện cho năm khu vực trên toàn quốc. Mục đích của điều tra là tìm hiểu
những nguyên nhân dẫn đến quyết định di dân; Những ảnh hƣởng của di dân tới sự
phát triển kinh tế-xã hội của các vùng cũng nhƣ toàn quốc; Kết quả di cƣ tới đời sống
ngƣời di cƣ và gia đình; cũng nhƣ đƣa ra những so sánh về tình trạng giữa ngƣời di cƣ
và ngƣời không di cƣ tại nơi đến. Kết quả điều tra đƣợc dùng làm cơ sở hoạch định
chính sách trong việc quản lý di cƣ và cải thiện các chính sách giúp đỡ nhằm cải thiện
16
điều kiện sống và giúp ngƣời nhập cƣ dễ hòa nhập tại nơi đến.
Điều tra mức sống dân cƣ của Việt Nam năm 1992 và năm 1998 và các điều tra
mức sống hộ gia đình ở việt Nam với hai năm một lần từ năm 2002 đến 2010 cũng là
những nguồn tài liệu quan trọng góp thêm cái nhìn vào bức tranh di cƣ ở Việt Nam. Đó
là việc tập trung phân tích các nguồn tiền ngƣời di cƣ gửi về gia đình, hiệu quả của
việc sử dụng các nguồn tiền gửi về ở cộng đồng nơi những ngƣời đi. Các điều tra cho
thấy tác động của vấn đề di cƣ theo thời gian và cũng cung cấp phần nào những thông
tin về loại hình di cƣ mùa vụ.
Các công trình nghiên cứu với những đề tài và dự án của những tổ chức, các nhóm
và những cá nhân về di cƣ mới thực sự đa dạng, đƣợc thực hiện bởi các nhà khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và những đơn vị sự nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ đƣợc
các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Điểm yếu của những nghiên cứu này là về qui mô nội
dung nghiên cứu thƣờng nhỏ và địa bàn nghiên cứu thƣờng hẹp nên tính đại diện và
khái quát không cao. Tuy nhiên, đó lại là những nghiên cứu sâu, bám sát từng vấn đề
cụ thể nên mỗi nghiên cứu đó sẽ nhƣ một lát cắt cho một bức tranh toàn diện về di cƣ.
Có thể phân loại các nghiên cứu về di cƣ ở Việt Nam trong những năm qua dựa trên
các hƣớng tiếp cận và những chủ đề nghiên cứu khác nhau. Với mỗi chủ đề và góc tiếp
cận khác nhau các nhà nghiên cứu, học giả đã vận dụng những mô hình lý thuyết khác
nhau trong quá trình lý giải và phân tích. Điều này đã củng cố và làm phong phú thêm
hệ thống những lý thuyết nghiên cứu về di cƣ nói riêng và trong nghiên cứu khoa học
xã hội nói chung.
Trƣớc hết phải kể đến các nghiên cứu về di dân tiếp cận dựa trên việc phân tích các
đặc điểm nhân khẩu học của ngƣời di cƣ. Về độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân,
trình độ học vấn của ngƣời di cƣ. Các tiếp cận này phải kể đến các cuộc nghiên cứu
nhƣ: Điều tra di cƣ Việt Nam, những thống kê về mức sống ngƣời dân của Tổng cục
thống kê, điều tra dân số và nhà ở. Các tài lệu nghiên cứu chỉ ra rằng độ tuổi các nhóm
di cƣ là khá trẻ và có xu hƣớng ngày càng trẻ hóa. Kết quả điều tra di cƣ Việt Nam
17