Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN NÂNG CAO HIỆU QUẢ học tập môn vật lí lớp 9 CHƯƠNG điện học QUA PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.47 KB, 30 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ CỪ
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS TAM ĐA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ LỚP 9
CHƯƠNG ĐIỆN HỌC
QUA PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM.

Môn Vật lí
Tác giả: Nguyễn Thị Lý
Giáo viên môn Vật lí

Năm học 2013-2014
1


Phần 1: LÍ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Thị Lý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Tổ KHTN- Trường THCS Tam Đa- Phù Cừ- Hưng Yên
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ LỚP 9
CHƯƠNG ĐIỆN HỌC
QUA PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM.

2


Phần 2. NỘI DUNG
A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề


Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ cũng như toàn thể xã hội
đã rất quan tâm và đầu tư cho giáo dục, xác định ‘Đầu tư cho giáo dục là sự đầu
tư bền vững và hiệu quả nhất’. Nền giáo dục nước nhà cũng đã có nhiều cố gắng
trong việc tự hoàn thiện mình bằng những giải pháp như tiến hành cải cách giáo
dục (GD), đổi mới chương trình GD toàn diện. Một trong những đổi mới quan
trọng đó là đổi mới về phương pháp giảng dạy. BGD đã xác định “Khuyến khích
tự học”, phải “Áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng cho
học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, khắc phục lối
truyền thụ một chiều như trước đây”. Phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích
cực thì có nhiều: kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, phương pháp hoạt
động nhóm, phương pháp hợp đồng, ... phương pháp hay kĩ thuật mới nào cũng
có những cái hay riêng của nó mà bản thân tôi đã thử nghiệm. Vấn đề là vận
dụng ở đâu, vận dụng như thế nào và phương pháp nào thích hợp nhất với đối
tượng lại là cả một vấn đề cần bàn.
Với đặc thù vùng miền, hơn nữa trường THCS Tam Đa là một trường còn
có nhiều khó khăn, phong trào học tập của học sinh còn yếu, năng lực học sinh
đa phần là trung bình yếu, việc lựa chọn phương pháp hay cách dạy như thế nào
để mỗi học sinh tích cực thì mỗi người có một cách suy nghĩ khác nhau. Vậy
phương pháp dạy học nào là phù hợp nhất với điều kiện hiện tại của trường và
phối hợp tốt cùng với các phương pháp truyền thống khác đã có từ trước, đáp
ứng được các yêu cầu mang lại hiệu quả cao nhất cho tiết học, theo hướng đổi
mới ?
Trong quá trình dạy và thử nghiệm, tôi thấy thuyết phục nhất hiện nay là
cách dạy: Tổ chức hoạt động nhóm với sự trợ giúp tích cực từ thầy cô. Bởi vì
bản thân nó có khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng thành công con người
năng động, sáng tạo. Từ thực nghiệm đổi mới PPDH, đã chứng tỏ qua hoạt động
sẽ làm cho mỗi thành viên bộc lộ được suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình, qua
3



đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật,
tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng... Hoạt động trong tập thể quen dần với sự
phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là
phải giải quyết vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân
để hoàn thành một nhiệm vụ học tập xác định. Xét về mặt thời lượng 45 phút/
tiết học, nó cũng phù hợp hơn so với nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học
khác. Tuy nhiên, để đánh giá một cách khách quan hơn về phương pháp hoạt
động nhóm (HĐN), tôi đã tiến hành nghiên cứu tác động của phương pháp này
qua một chương của Vật lí 9- Chương I : Điện học
Việc áp dụng phương pháp Hoạt động nhóm đã có ảnh hưởng rất rõ rệt
đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm, thông qua bài kiểm tra đánh
giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác
động của lớp thực nghiệm là 6,7 lớp đối chứng là 5,7. Kết quả phép kiểm chứng
t-test p = 0,01 < 0,05 có ý nghĩa, có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên. Điều
đó chứng minh rằng, việc áp dụng phương pháp Hoạt động nhóm đã nâng cao
kết quả học tập môn vật lí của học sinh lớp 9A trường THCS Tam Đa sau khi
học xong chương “ Điện học ”.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 9A và
lớp 9B trường THCS Tam Đa. Lớp thực nghiệm là lớp 9A được áp dụng thường
xuyên phương pháp HĐN khi dạy các bài của chương Điện học. Lớp đối chứng
là lớp 9B giảng dạy theo phương pháp truyền thống là chủ yếu.
II. Phương pháp tiến hành
a. Cơ sở lí luận
Trường THCS Tam Đa là một trường có nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất
chưa đáp ứng được việc đổi mới phương pháp dạy học: Không có phòng học bộ
môn; thiết bị dạy học chất lượng kém. Đa số học sinh nhận thức còn chậm, ý
thức tự giác trong học tập không cao, tinh thần tập thể còn có nhiều hạn chế.
4



Hầu hết các hoạt động học tập của HS đều mang tính cá nhân. Thói quen trao
đổi bài khi đến lớp hầu như không có. Bên cạnh đó, phần lớn giáo viên trong
nhà trường chưa chú trọng đầu tư, quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương
pháp dạy học nên kết quả học tập của HS còn thấp.
Trong sách giáo khoa vật lý 9, chương Điện học được đánh giá là một
chương hay, có nhiều thí nghiệm hỗ trợ có sẵn. Xong qua các năm giảng dạy cho
thấy một số vấn đề chung như sau: Còn nhiều học sinh khả năng tư duy kém,
rỗng kiến thức từ lớp dưới. Có không ít học sinh khả năng tính toán rất kém, kể
cả việc sử dụng máy tính cầm tay. Đồng thời nhiều học sinh còn có tư tưởng
không đầu tư sâu vào môn vật lí. Với trường THCS Tam Đa chúng tôi, việc khơi
gợi hứng thú môn học và đầu tư các phương pháp giảng dạy tích cực chưa được
chú trọng nhiều.
Để khắc phục phần nào các nhược điểm trên, qua thời gian công tác tôi rút
ra: Nên sử dụng phương pháp hoạt động nhóm là hợp lí nhất. Phương pháp này
vừa đảm bảo tính tập thể, tính hợp tác, tính tích cực và chủ động của học sinh.
Tạo cho học sinh có một nền tảng kiến thức thực sự trong mình nhờ chủ động và
sự hỗ trợ kịp thời từ bạn bè, thầy cô.
Thực chất hoạt động nhóm là một hoạt động thường xuyên của học sinh
trong học tập và với bài học nào ta cũng có thể sử dụng phương pháp hoạt động
nhóm được. Nhưng để hoạt động nhóm đạt hiệu quả tốt nhất thì GV cần phải
biết cách tổ chức cho HS hoạt động nhóm một cách tích cực, phát huy được tính
chủ động của HS, tạo niềm tin, gây hứng thú cho HS trong học tập và đó cũng
chính là lí do tôi chọn đề tài này với mong muốn chia sẻ với các bạn đồng
nghiệp một phương pháp dạy học không mới song để các bạn thấy được tác
dụng to lớn mà phương pháp này mang lại, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học toàn diện cho HS.
b. Các biện pháp tiến hành
Để tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành thực hiện bác bước sau:

5


1.Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
2. Xây dựng thiết kế nghiên cứu:
3. Lập quy trình nghiên cứu
4. Tiến hành đo lường, thu thập dữ liệu và xử lí số liệu
c. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2013 đến hết tháng 10 năm 2013
B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
Nghiên cứu hoạt động nhóm của HS trường THCS Tam đa và tác động
của hoạt động nhóm đến kết quả học tập của HS, thông qua học một chương của
môn vật lí lớp 9. Với giả thuyết: Hoạt động nhóm phát huy được tính tích cực,
tính sáng tạo và nâng cao được hiệu quả học tập của học sinh.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được sử dụng để thực hiện nghiên cứu là học sinh lớp 9A và
9B trường THCS Tam Đa. Vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi. Là hai lớp
có nhiều điểm tương đồng: ý thức học tập, tính kỉ luật, đặc biệt là học lực
* Bảng 1: Giới tính của hai lớp 9A và 9B của trường THCS Tam Đa
Lớp
9A
9B

Tổng số HS
29
29

Nam

18
14

Nữ
11
15

Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, dễ tác
động và điều khiển theo ý muốn. Bên cạnh đó cả hai lớp vẫn còn nhiều học sinh
năng lực tư duy hạn chế, trầm, ít tham gia các hoạt động chung của lớp và tỉ lệ
giới tính ở hai lớp không đều .

6


* Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm môn Vật lí của hai
lớp 9A và 9B:
Lớp
9A
9B

Tổng số HS đầu năm
29
29

Điểm trung bình
5,3
5,6

2. Thiết kế nghiên cứu:

Chọn hai lớp: Lớp 9A làm nhóm thực nghiệm, lớp 9B làm nhóm đối
chứng. Dùng kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm và kết quả kiểm tra hết
chương Điện học làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá.
Kết quả:
*Bảng 3: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương ( trước tác
động)
TBC
p=

Thực nghiệm
5,3

Đối chứng
5,6
0,52

p = 0,52 > 0,05 từ đó rút ra kết luận sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là
tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương
đương.
*Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra
Nhóm

trước tác

Kiểm tra
Tác động


sau tác động

động
Sử dụng phương pháp hoạt động
Thực
nghiệm

nhóm tích cực và linh hoạt trong
O1

chương Điện học.

O3

Sử dụng phương pháp truyền
O2

thống là chính trong chương

O4
7


Đối chứng
Điện học.
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập với 29 HS lớp
9A và 29 HS lớp 9B
3- Quy trình nghiên cứu
a. Chuẩn bị của giáo viên.
- Nghiên cứu kĩ về phương pháp hoạt động nhóm như thế nào để hiệu quả

cao nhất.
- Nghiên cứu các bài dạy và chuẩn bị giáo án, các thí nghiệm, hình ảnh
liên quan và phiếu học tập phù hợp nhất
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng chuyên môn về giáo án, các dạng
bài tập và dự định triển khai nhóm.
Lớp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm tích cực, phối
hợp các thí nghiệm, tranh ảnh với từng bài học trong chương Điện học.
Lớp đối chứng: Không sử dụng phương pháp hoạt động nhóm trong quá
trình giảng dạy
b. Tiến trình dạy thực nghiệm.
Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời khóa biểu
chính khóa để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
*Bảng 5: Thời gian thực hiện
Thứ
Thứ 2
26/8/2013
Thứ 7
31/8/2013
Thứ 7
7/9/2013
Thứ 2
9/9/2013
Thứ 7

Môn/Lớp

Tiết
PPCT

Vật lí- 9A 3


Tên bài
Thực hành: Xác định điện trở của một
dây dẫn bằng Ampekế và vônkế

Vật lí- 9A 4

Đoạn mạch nối tiếp

Vật lí- 9A 5

Đoạn mạch song song

Vật lí- 9A 6

Bài tập vận dụng định luật ôm

Vật lí- 9A 7

Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều
8


14/9/2013
Thứ 2
16/9/2013
Thứ 7
21/9/2013
Thứ 3
23/9/2013

Thứ 7
28/9/2013
Thứ 2
30/9/2013
Thứ 7
05/10/2013
Thứ 2
07/10/2013
Thứ 7
12/10/2013
Thứ 2
14/10/2013
Thứ 7
19/10/2013
Thứ 2

Vật lí
9A

8

Vật lí- 9A 9
Vật lí- 9A 10
Vật lí- 9A 11

dài dây dẫn
Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện
dây dẫn
Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu
làm dây dẫn

Biến trở- điện trở dùng trong kỹ thuật
Bài tập vận dụng định luật Ôm và
công thức tính điện trở

Vật lí- 9A 12

Công suất điện

Vật lí- 9A 13

Điện năng- Công của dòng điện

Vật lí- 9A 14
Vật lí- 9A 15

Bài tập về công suất điện và điện năng
sử dụng
Thực hành: Xác định công suất của
các dụng cụ điện

Vật lí- 9A 16

Định luật Jun- Lenxơ

Vật lí- 9A 17

Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxơ

Vật lí- 9A 18
21/10/2013

Thứ 7:26/10/2013 Vật lí -9A 19

Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
Tổng kết chương I: Điện học

4- Đo lường và thu thập dữ liệu
Kiểm tra trước tác động: Dùng điểm bài khảo sát đầu năm làm cơ sở so
sánh trước tác động.
Kiểm tra sau tác động: Bài kiểm tra hết chương Điện học
*Tiến trình kiểm tra:
Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của
giáo viên trong tổ, nhóm Vật lí để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề.
9


Kết quả kiểm tra: (Bảng điểm trong phần phụ lục)

* Phân tích dữ liệu và nhận xét kết quả
a. Phân tích dữ liệu
*Bảng 6: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá tri p của t-test
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn( SMD)

Thực nghiệm
6,7
1,6


Đối chứng
5,7
1,5
0,01
0,67

10


Điểm
10
9
8
Trước tác
động

7
6
5
4

Sau tác
động

3
2
1
0
9A


9B

Biểu đồ so sánh điểm trung bình kiểm tra trước và sau tác động.

11


Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, TB, khá, giỏi kết
quả của lớp thực nghiệm 9A và đối chứng 9B
*Bảng 7: Thang bậc điểm trước và sau tác động ( Khảo sát cùng số
lượng HS ).
Lớp
Trước TĐ
9A
Sau TĐ

Trước TĐ
9B
Sau TĐ

Thang bậc điểm
Yếu
TB
Khá
11
11
6

Giỏi

1

0%

38%

38%

20,6%

3,4%

100%

0

2

13

10

4

29

0%

6,8%


45%

34,6%

13,6%

100%

1

8

10

8

2

29

3,4%

27,6%

34.6%

27,6%

6,8%


100%

0

6

16

5

2

29

0%

20,6%

55,2%

17,4%

6,8%

100%

Kém
0

Tổng

29

12


Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động.
Số học
sinh

35
30
25
9A trước Tđ
9A Sau Tđ
9B trước Tđ
9B sau Tđ

20
15
10
5
0

Kém

Yếu

TB

Khá


Giỏi

Trước tác động ta đã kiểm tra kết quả của 2 nhóm là tương đương. Sau tác
động kiểm chứng kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình bằng t- test kết quả
p = 0,01 cho thấy: Sự chênh lệch điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do
kết quả tác động. Đồng thời qua đồ thị, thấy rõ nhất và ý nghĩa nhất là tỉ lệ học
sinh yếu sau tác động của lớp 9A giảm rất nhiều so với trước tác động và giảm
nhiều hơn so với lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

6,7 − 5,7
= 0,67
1,5

Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
0,67 cho thấy sau tác động kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 9A
trường THCS Tam Đa tăng khi học xong chương “Điện học” là khả quan.
Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng !

13


b. Nhận xét kết quả
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình
là: 6,7, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng điểm trung bình là:
5,7 đã có sự khác biệt rất rõ về tác động của phương pháp đến kết quả học tập ;
Tỉ lệ học sinh có điểm số từ trung bình trở lên đã tăng rõ rệt ở lớp thực nghiệm.

Điều đó cho thấy điểm giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự
khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có tỉ lệ điểm trên trung bình và điểm trung
bình cộng cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,67.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là tốt.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc vận dụng phương pháp hoạt động nhóm làm tăng hiệu quả học tập
của học sinh lớp 9A- trường THCS Tam Đa sau khi học xong chương Điện học.
2. Khuyến nghị:
- Với các cấp lãnh đạo: Nhiều năm qua ngành giáo dục nói chung, các đơn
vị cơ sở nói riêng đã tích cực chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng
dạy, tránh sự truyền thụ một chiều trước đây. Đó là một cơ sở hướng tới sự phát
triển toàn diện năng lực học sinh, sự bền vững của giáo dục. Tuy nhiên việc thực
hiện cần được giám sát một cách chặt chẽ để đảm bảo sự đổi mới là thực, xuất
phát từ nhu cầu và lòng tâm huyết của mỗi giáo viên chứ không phải vấn đề đổi
mới theo kiểu hình thức.
- Đối với giáo viên: Cần phân biệt rõ giữa các phương pháp, kĩ thuật dạy
học để tránh nhầm lẫn. Đồng thời không ngừng tìm tòi tài liệu và học hỏi đồng
nghiệp về phương pháp để hoàn thiện mình. Đặc biệt là các giáo viên trẻ.
- Bàn luận thêm: Khi vận dụng mỗi phương pháp cần phải xem tính phù
hợp của nó với nội dung kiến thức bài học; đối tượng học sinh; cơ sở vật chất…
Kinh nghiệm cho thấy nếu chỉ vận dụng đơn thuần một phương pháp thì hiệu
quả khó có thể thỏa mãn. Chúng ta nên kết hợp giữa các phương pháp một cách

14


linh hoạt cùng với sự đầu tư tốt đồ dùng dạy học sẽ là chìa khóa của một tiết dạy
tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong một thời gian không dài, áp dụng trong đơn vị kiến thức không lớn
trong chương trình Vật lí THCS chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong
các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để việc nghiên cứu, triển khai các đề tài sau
mang lại hiệu quả cao hơn.
Đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Tác giả:

Nguyễn Thị Lý

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn kiến thức kĩ năng vật lí 9
2. Tài liệu nghiên cứu KHSPUD- BGD& ĐT(nguồn internet)
3. Những phương pháp dạy học tích cực- NXB Hà Nội
4. Cách triển khai phương pháp hoạt động nhóm hiệu quả (nguồn internet)

16


PHỤ LỤC
Bảng điểm lớp 9A
STT

Họ và tên

Điểm KT trước


Điểm KT sau tđ


1

Bùi Văn An

4

6

2

Đỗ Tuấn Anh

6

6

3

Trần Văn Chung

4

7

4

Nguyễn Quý Dương


8

9

5

Nguyễn Thị Hà

6

8

6

Bùi Văn Hạnh

6

5

7

Vũ Thị Hiền

7

9

8


Đặng Trung Hiếu

4

5

9

Nguyễn Thị Lan Hương

3

5

10

Đặng Thị Thu Hương

4

8

11

Trịnh Xuân Khải

7

8


12

Trần Ngọc Lâm

6

7

13

Phạm Thanh Lâm

5

5

14

Nguyễn Thị Lý

6

7

15

Nguyễn Thị Mai

9


10

16

Trần Thị Mai

4

5

17

Nguyễn Văn Mười

3

6

18

Nguyễn Thị Kiều Nga

7

10

19

Đặng Thị Phương


3

6

20

Bùi Như Quỳnh

3

6

21

Nguyễn Văn Sinh

5

8
17


22

Đặng Hồng Sơn

7

8


23

Đặng Văn Thành

4

4

24

Bùi Văn Thiện

5

8

25

Bùi Thị Kim Thu

8

6

26

Nguyễn Văn Tiếp

6


6

27

Trương Văn Trung

5

4

28

Nguyễn Quốc Trưởng

3

6

29

Trần Việt Tùng

6

7

18



Bảng điểm lớp 9B
STT

Họ và tên

Điểm KT trước

Điểm KT sau tđ


1

Bùi Văn Chung

5

4

2

Đào Thị Cúc

8

6

3

Đào Thị Diễm


7

5

4

Lê Thị Kim Dung

8

5

5

Đỗ Hồng Đô

5

5

6

Bùi Mạnh Đức

5

5

7


Bùi Minh Đức

4

6

8

Phạm Thị Gấm

5

5

9

Nguyễn Đức Giang

4

7

10

Nguyễn Thị Hăng

4

4


11

Trương Thị Hằng

9

9

12

Nguyễn Xuân Hinh

4

7

13

Trần Đình Hoan

3

3

14

Trương Thị Hồng

6


6

15

Bùi Văn Hùng

6

4

16

Trần Thị Giáng Hương

5

4

17

Đào Thị Diệu Linh

8

8

18

Đào Thị Mỹ Linh


7

6

19

Vũ Thị Năm

7

5

20

Nguyễn Văn Nghĩa

2

5

21

Phạm Thị Thu Nhài

8

9

22


Vũ Văn Nhật

4

5
19


23

Nguyễn Đức Thắng

3

6

24

Trương Thị Thu

4

4

25

Nguyễn Thị Thanh thúy

5


5

26

Bùi Minh Tiến

5

6

27

Trần Thùy Trang

9

8

28

Nguyễn Văn Trọng

8

7

29

Đặng Thanh Tuấn


5

5

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Nhóm………………..Lớp…………
STT

Họ và tên

Nhiệm vụ được giao Kết quả

Ghi chú

1
2
3
4
5
20


6
7
8
9
10

GIÁO ÁN CHI TIẾT
Tuần 2.


Ngày soạn: 19.8.2013

Tiết 3

Ngày dạy: 26.8.2013
Bài 3
THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN
BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nêu được cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng công thức R =

U
I

Mô tả được cách bố trí và tiến hành được thí nghiệm xác định điện trở của
một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế.
21


Kỹ năng:
Mắc được mạch điện theo sơ đồ và sử dụng được các dụng cụ đo điện
Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng Ampe kế và Vôn kế
Thái độ:
Nghiêm túc, tự giác, chủ động và có tinh thần hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
Dụng cụ cho mỗi nhóm gồm:
- Một dây dẫn chưa biết giá trị điện trở
- Nguồn điện 3V -> 6V

- 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 khóa điện, 1 bộ dây nối( 6 dây)
Mỗi nhóm 1 tờ giấy tôki để viết báo cáo( nhóm chuẩn bị trước phần lí thuyết
theo hướng dẫn của GV), 1 bảng phân công nhiệm vụ.
III. TỔ CHỨC
1 Kiểm tra sĩ số:

9A:

2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
- Phân nhóm HS: (phần này đã tiến hành trước để HS các nhóm có sự chuẩn bị
và phân công nhiệm vụ)
- Sắp xếp vị trí cho các nhóm thực hành.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra
GV kiểm tra phần chuẩn bị của các nhóm:
- Bảng phân công nhiệm vụ
- Báo cáo thực hành theo mẫu
Kiểm tra kiến thức cũ:
- Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
( Gọi 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện)
- Trả lời câu hỏi theo mẫu báo cáo( SGK trang 10)
(Gọi đại diện một nhóm lên trình bày)
Hoạt động 2: Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo.
- Giáo viên giao dụng cụ cho các nhóm
22


- Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo
( Các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình đã được phân công )
- Khi các nhóm tiến hành hoạt động, giáo viên đóng vai trò là quan sát viên và

giúp đỡ HS khi cần thiết ( Xem từng HS trong nhóm có thực hiện đúng nhiệm
vụ của mình không? tinh thần, thái độ hợp tác với bạn trong nhóm như thế nào?
Quy trình thực hiện các thao tác của nhóm?)
Hoạt động 3: Hoàn thành báo cáo- Nộp báo cáo
Các nhóm hoàn thành báo cáo và nộp cho GV
Hoạt động 4: Nhận xét.
GV nhận xét các ưu, nhược điểm của các nhóm theo các nội dung sau:
- Ý thức chuẩn bị của các nhóm

- Tinh thần làm việc nhóm của các cá nhân

- Thao tác thực hành
Rút kinh nghiệm tiết học.
- Chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế từ đó rút ra bài học cho những tiết
học tiếp theo.
Lưu ý: Mắc mạch điện phải đúng quy trình( nguồn mắc sau cùng).Trong khi
mắc mạch điện, khóa phải luôn mở. Đọc kết quả xong phải ngắt mạch ngay.

23


Tuần 2.

Ngày soạn: 19.8.2013

Tiết 4

Ngày dạy: 31.8.2013
Bài 4
ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Viết được công thức biểu diễn mối quan hệ giữa hiệu điện thế U, cường

độ dòng điện I, điện trở R trong đoạn mạch điện nối tiếp với các hiệu điện thế U,
cường độ dòng điện I, điện trở R thành phần.
Suy luận được bằng lý thuyết để xây dựng công thức tính điện trở tương
đương của đoạn mạch nối tiếp.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng mắc mạch điện và sử dụng các dụng đo điện
Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch có nhiều nhất 3 điện trở mắc
nối tiếp để làm được các bài tập đơn giản
Thái độ:
Nghiêm túc, tự giác, tích cực, có tinh thần hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
Dụng cụ cho mỗi nhóm gồm:
- 3 điện trở mẫu (6 Ω , 10 Ω , 16 Ω )
- Nguồn điện 6V
- 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 khóa điện, 7 đoạn dây dẫn.
II. TỔ CHỨC:
1. Kiểm tra sĩ số:

9A:

2. Hình thức tổ chức: Nghiên cứu cá nhân và hoạt động nhóm
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THƯC
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức liên I. Cường cường độ dòng điện và hiệu
quan đến bài học


điện thế trong đoạn mạch mắc nối

GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến tiếp.
24


thức về đoạn mạch nối tiếp đã học ở 1. Nhớ lại kiến thức ở lớp 7.
lớp 7

Đèn 1 mắc nối tiếp với đèn 2

- Sơ đồ mạch điện mắc nối tiếp 2 bóng Ta có:
(1)

đèn

I = I1 = I2

- Các biểu thức biểu diễn mối quan hệ

U = U 1 + U2

(2)

giữa U mạch với U các đèn, giữa I
mạch với I các đèn
Hoạt động 2: Nhận biết được đoạn 2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc
mạch điện gồm hai điện trở mắc nối nối tiếp.
tiếp.


R1

R2

GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân và
có thể thảo luận nhóm (theo bàn) thực

A

hiện C1

+
K

-

A B

HS: Thực hiện C1
- Nhận xét đoạn mạch gồm những gì? R1 mắc nối tiếp với R2
Mắc với nhau như thế nào?

+ Ta cũng có:

- Rút ra kết luận gì? (dựa vào thông tin I = I1 = I2
SGK)

U = U 1 + U2


GV: Hướng dẫn HS thực hiện C2
- Viết hệ thức định luật Ôm cho từng Theo định luật ôm ta có:
điện trở
- Viết hệ thức biểu diễn mối quan hệ về

U1

U2

I1= R , I2= R
1
2

cường độ dòng điện của đoạn mạch nối Mà I1 = I2 nên ta có U 1 = U 2
R1
R2
tiếp.
HS: Thực hiện C2 theo hướng dẫn của
GV

U1

R1

Hay U = R
2
2

(3)


Vậy: Đối với đoạn mạch gồm hai điện
Rút ra kết luận.

trở mắc nối tiếp:
I = I1 = I2
U = U 1 + U2
25


×