Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích và đánh giá cơ hôi trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.83 KB, 12 trang )

PHẦN 1: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI MARKEING ĐỐI VỚI KINH
DOANH BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

A. GIỚI THIỆU CHUNG
Việt nam đang trong quá trình hoá đô thị đất nước, mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở
thành một nước công nghiệp. Việt Nam đã là thành viên của WTO và đang hội nhập ngày
càng sâu rộng. Hiện nay, đang thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài và nhiều
nguồn vốn như FDI, ODA,… vào mọi lĩnh vực. Trong đó, có một lĩnh vực đang là thị
trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước, đó là thị trường
BẤT ĐỘNG SẢN.
* Thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị
trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô,
tính chất cũng như giá trị các mặt của nền kinh tế quốc dân.
* Thị trường bất động sản phát triển thì một nguồn vốn lớn tại chỗ được huy động:
Phát triển đầu tư kinh doanh BĐS đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển các tài sản

1


thành nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
* Phát triển và quản lý tốt thị trường BĐS, đặc biệt là QSDĐ là điều kiện quan trọng
để sử dụng có hiệu quả tài sản quý giá thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu.
* Phát triển và quản lý tốt thị trường BĐS sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển,
tăng nguồn thu cho Ngân sách vì thị trường BĐS có quan hệ trực tiếp với các thị trường
như: thị trường TCTD, thị trường XD, thị trường VLXD, thị trường lao động,…
* Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS sẽ đáp ứng nhu cầu bức xúc ngày
càng gia tăng vê nhà ở cho nhân dân từ đô thị đến nông thôn.
Từ những nhận định trên cho chúng ta thấy sự phát triển và quản lý thị trường BĐS vô
cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà. Để thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững


thì không thể thiếu công tác Marketing. Nó chính là công cụ vô hình theo chân nhà đầu tư
trong suốt quá trình tạo lập dự án và tiêu thụ sản phẩm, giúp tạo ra lợi nhuận gấp nhiều lần
thông qua việc đưa sản phẩm đến đúng khách hàng mục tiêu.
B. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BĐS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sự phát triển của thị trường BĐSVN đã thể hiện rõ sự thăng trầm qua từng thời kỳ:
+ Năm 2000 – 2002 giá địa ốc tăng với tốc độ phi mã và lắng dần xuống vào năm
2006.
+ Đầu năm 2007 địa ốc lại bắt đầu nóng lên và thu hút các nhà đầu tư . Với viêc hình
thành tính chuyên nghiệp bằng sự vận động của thị trường cùng quá trình hoàn thiện hành
lang pháp lý (Luật kinh doanh BĐS, Nhà ở, Cư trú, Xây dựng, Đầu tư). Đặc biệt, Việt Nam
trở thành thành viên của WTO và các nguồn vốn FDI bắt đầu đổ dồn vào VN, thị trường
BĐS bắt đầu nóng lên.
+ Năm 2008 thị trường BĐS lên xuống rất khác nhau, đầu năm thì tăng cao đến quý
2, quý 3 sụt giảm mạnh, quý 4 thì trầm lắng hẳn và tình trạng này kéo dài cho đến quý III
năm 2009. Điều này xảy ra do VN bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu và chính
sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát của Chính phủ VN. Người dân đã chuyển sang một số
kênh đầu tư khác như: vàng,…Tuy nhiên, trong năm 2009 được ghi nhận là năm thu hút
nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực BĐS. Nhiều Tổng công ty, Tập đoàn lớn
2


thành lập công ty kinh doanh BĐS. Nhiều ngân hàng có quỹ hoặc thành lập công ty kinh
doanh BĐS.
+ Từ quý II năm 2010 cùng với sự quyết tâm kìm chế lạm phát của Chính phủ và
việc cho phép các ngân hàng thương mại được chủ động điều chỉnh lãi suất huy động và lãi
suất cho vay, sẽ tạo điều kiện để lãi suất cho vay đầu tư được điều chỉnh về mức thích hợp
tạo thuận lợi hơn cho lĩnh vực BĐS. Hơn nữa, sự lên xuống không ổn định của thị trường
vàng và chứng khoán cũng có phần hướng các nhà đầu tư chuyển sang thị trường BĐS.
Các dự án BĐS được đưa ra nhằm chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, cùng
các yếu tố vĩ mô và chính sách của Nhà nước hỗ trợ khiến cho thị trường trở lại sôi động.

Theo nhận định của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, thị trường BĐS Việt Nam vẫn là
một địa chỉ đầu tư hấp dẫn: Mới đây nhất, Tập đoàn Allrgeen - một trong những tập đoàn
phát triển BĐS lớn nhất Singapore, đã triển khai dự án căn hộ cao cấp Regency Park đầu
tiên tại VN. Khi được hỏi tại sao Allrgeen chọn thời điểm này để vào thị trường VN, đại
diện của tập đoàn Allrgeen cho biết “ chúng tôi đặt tầm nhìn dài hạn về vị trí của mình ở thị
trường Việt Nam. Những thay đổi tích cực trong các quy định pháp luật gần đây về kinh
doanh và sở hữu BĐS, cũng như Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh
mẽ nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khiến nơi đây thành địa điểm đầu tư hấp dẫn
với chúng tôi”. Tháng ba vừa qua, VinaCapital Group, tập đoàn quản lý tài sản và phát triển
BĐS đã liên doanh với tập đoàn Inprojects (HongKong) để lập công ty VinaProjects
chuyên quản lý các dự án BĐS tại thị trường Việt Nam. Một số dự án trọng điểm tại thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng sẽ được VinaProjects triển khai với giá trị lên đến
500 triệu USD như: dự án khu biệt thự The Garland tại quận 9 (TP HCM) rộng 3 ha, vốn
xây dựng 13,7 triệu USD; dự án Đại Phước Lotus cũng thuộc quận 9 rộng 22 ha, vốn xây
dựng 39 triệu USD,…
Bên cạnh đó, cũng cần phải nhắc tới sự đầu cơ nhà đất trong việc đẩy mạnh phát
triển nhanh thị trường BĐS như hiện nay. Mức tăng giá đất quá nóng hiện nay ở một số nơi
thuộc Hà Nội do nhiều nhà kinh doanh tìm cách làm khan hàng - thổi giá. Đây là chiêu tạo
cơn sốt “ảo” của giới đầu cơ nhằm trục lợi. Chính những khoản lợi nhuận lớn đã thu hút
không ít các nhà đầu cơ BĐS nhập cuộc, ảnh hưởng không nhỏ tới việc tạo cầu “ảo”, góp
phần tạo nên cơn sốt nóng nhà đất như thời gian vừa qua.
I.Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô, môi trường ngành:
3


I.1. Chính trị: Hơn 20 năm đổi mới đã qua, hiện nay Việt Nam là thành viên của Liên
hiệp quốc, Hiệp hội các nước sử dụng tiếng Pháp, ASEAN và APEC,… Đặc biệt ngày 11
tháng 1 năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương
mại Thế giới (WTO). Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là tiếp tục đổi mới,
hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế trên thế giới. Đường lối của Đảng đã và đang được

cụ thể trong mọi lĩnh vực: Xã hội, luật pháp, văn hoá, kỹ thuật,… nhất là trong lĩnh vực
kinh tế, tạo mọi điều kiện để phát triển và thu hút mọi nguồn lực trong nước cũng như sự
đầu tư của nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam có một nền chính trị ổn định, an ninh Quốc gia
tốt, đây cũng là yếu tố giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm, là điểm then
chốt trong việc phát triển kinh tế đất nước.
I.2. Kinh tế: Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam có những bước to lớn và đạt được tốc độ
tăng trưởng cao. Việc gia nhập WTO đã tạo ra cơ hội để thúc đẩy cải cách thể chế, tạo lập
môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện mở
rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Đặc biệt đã thu hút được khá nhiều nhà đầu
tư nước ngoài vào thị trường BĐS, các dòng vốn của FDI bắt đầu đổ dồn vào thị trường
Việt Nam. Điều này tạo ra một thị trường BĐS đầy tiềm năng. Tuy nhiên, thị trường này có
lúc rất “nóng” nhưng lại có lúc “đóng băng” trên diện rộng của cả nước. Mặc dù vậy, thị
trường BĐS Việt Nam vẫn đang được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là thị trường
tiềm năng và hấp dẫn đầu tư dài hạn của họ trong thời gian tới.
I.3. Văn hoá, xã hội: Việt Nam là nước có nét văn hoá riêng biệt, người Việt luôn tâm
niệm rằng: “ An cư - Lập nghiệp”, chính từ thói quen này tạo ra nhu cầu rất lớn về nhà, đất,
văn phòng làm việc.
Về mặt xã hội, Việt Nam luôn ổn định, nhà nước đang chú ý phát triển hạ tầng: Giao
thông, điện, trường, các khu đô thị, đất và nhà cho các đối tượng xã hội,… tạo điều kiện
cho thị trường BĐS phát triển.
I.4. Công nghệ: Trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu của mỗi doanh
nghiệp, bên cạnh những phương tiện quảng cáo truyền thống như TV, báo, tạp chí thì
Internet đóng vai trò là một phương tiện hiệu quả, tiết kiệm trong việc xây dựng nhận thức
của người tiêu dùng đối với một thương hiệu. Hiện nay, cả thế giới đang trong cuộc cách
mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các
sản phẩm dịch vụ. Do vậy, các doanh nghiệp đã biết cách vận dụng và đưa yếu tố toàn cầu
4


hoá trở thành yếu tố vĩ mô tác động tới ngành, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp nói

chung và doanh nghiệp kinh doanh BĐS nói riêng tiếp thị sản phẩm của mình tới trực tiếp
người tiêu dùng. Điều này giúp cho thị trường BĐS phát triển.
I.5 Pháp luật: Hệ thống Pháp luật VN được Quốc hội đặc biệt quan tâm, hệ thống văn
bản ngày càng đồng bộ hơn. Rõ nét nhất, sau khi hội nhập đã giảm 30% thủ tục hành
chính. Đặc biệt trong lĩnh vực BĐS do tính chất biến động và nhạy cảm nên Luật Đất đai
đã được ban hành và sửa đổi nhiều lần: năm 1987, 1993, 2003,2006,2009, nghị định số
153/2007/NĐ-CP ngày 15/1/2007 của Chính phủ đã ban hành quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành luật kinh doanh BĐS của Chính phủ, nhiều thông tư hướng dẫn của các Bộ
được ban hành.
I.6. Môi trường ngành: Do đặc thù hệ thống pháp luật về kinh doanh bất động sản của
Việt Nam còn thiếu và chưa chặt chẽ. Do đó, không chỉ các công ty được thành lập với đầy
đủ tư cách pháp lý kinh doanh trong lĩnh vực này, mà cả những người lao động tự do, cá
nhân có đủ điều kiện kinh tế cũng có thể tham gia. Không những thế, những đối tượng kinh
doanh cá nhân còn có thể Thắng lớn. Nên, thị trường BĐS Việt Nam luôn trong tình trạng
hỗn loạn, cạnh tranh không lành mạnh, gây lộn xộn, dẫn đến việc SỐT ẢO và người tiêu
dùng phải mua với giá cao hơn giá trị thực rất nhiều. Hơn nữa, còn làm thất thoát nguồn
thu thuế của Nhà nước.
II.PHÂN TÍCH SWOT
1.Điểm mạnh:
+ Hiểu rõ phong tục, tập quán, nhu cầu và phân khúc thị trường của người mua: những
nhà đầu tư thành công luôn thiết kế, thi công và chọn lựa các dịch vụ cho công trình của
mình để bắt kịp nhu cầu của thị trường.
+ Bắt đầu tiếp cận đến Marketing thị trường bất động sản, tự tìm đến khách hàng qua
nhiều kênh khác nhau: TV, báo, tạp chí, truyền hình, báo chí, cộng tác viên, Internet,…
2.Điểm yếu:
+ Thị trường thiếu thông tin và thông tin chưa minh bạch: Hệ thống quản lý nhà nước
về thị trường BĐS còn nhiều bất cập, đồng thời hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường
BĐS thiếu tin cậy và chưa thống nhất; Hiệu lực bộ máy QLNN đối với thị trường BĐS còn
rất hạn chế, chưa phát huy được vai trò định hướng, điều tiết vĩ mô và kiểm soát hoạt động
5



của thị trường BĐS; Thậm chí, ngay trong bản thân các thị trường địa phương,sự hiểu biết
về các giao dịch cũng không hoàn hảo, người mua và người bán thường thiếu thông tin liên
quan đến các giao dịch trước.
+ Phụ thuộc vào thị trường vốn: Thị trường BĐS phụ thuộc lớn vào động thái của chính
sách tiền tệ, tín dụng (đươc thể hiện rõ trong năm 2009, thị trường BĐS phụ thuộc rõ nét
vào chính sách tín dụng cũng như động thái của hệ thống ngân hàng).
+ BĐS là loại hàng hoá cố định, không thể di dời về mặt vị trí và nó chịu ảnh hưởng
của các yếu tố tập quán, tâm lý, thị hiếu và sản phẩm hàng hoá BĐS có dư thừa ở vùng này
cũng không mang đến vùng khác bán được.
3.Cơ hội:
+ Sự ổn định của nền chính trị xã hội Việt Nam là nền tảng cho sự phát triển thị trường
BĐS Việt Nam.
+ Sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài ngày
càng lớn, Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là thị trường tiềm năng nhất Châu Á, do
đó nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều.
+ Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị đang được triển khai sẽ có tác
động tích cực đến sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam.
+ Luật pháp và cơ chế, chính sách về BĐS ngày càng được cải cách theo hướng theo sát
với yêu cầu thực tiễn cũng là yếu tố thu hút được sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
và thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS.
4.Thách thức:
+ Quy định mới về giá đất đền bù: Nghị định 69/2009/NĐ-CP.
+ Quy định về thuế thu nhập khi chuyển nhượng BĐS dẫn đến nhiều nhà đầu tư chờ đợi
hướng dẫn mới để chọn cách tính có lợi hơn.
+ Vì thị trường BĐS liên quan trực tiếp đến các thị trường khác như: thị trường XD, thị
trường VLXD,… nên giá nguyên vật liệu tăng cao gây khó khăn cho các công ty BĐS:
* Tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm;
* Giá thành tăng cao.


6


+ Cung vượt quá cầu ở nhiều mảng sản phẩm: tình trạng thừa nguồn cung ở các thành
phố lớn và thiếu ở các thành phố nhỏ.
Qua phân tích mô hình SWOT và đánh giá thực trạng thị trường BĐS Việt Nam ta thấy
được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức thị trường mang lại cho Marketing BĐS
Việt Nam.
* Sản phẩm: bao gồm khu dân cư, nhà cao tầng, khu công nghiệp, các dịch vụ liên quan
đến BĐS như thiết kế, xây dựng, tư vấn pháp lý, môi giới, quản lý. Đặc điểm của hàng hoá
BĐS là hàng hoá gắn liền với một vị trí nhất định, một không gian nhất định không thể di
chuyển được. Bất động sản có tính lâu bền: điều này thể hiện rõ nhất ở chỗ đất đai không bị
hao mòn và giá có thể ngày càng tăng.
* Giao dịch: Thời gian mua, bán giao dịch dài; chi phí mua, bán giao dịch cao: do BĐS
là một tài sản quan trọng có giá trị cao nên việc mua bán phải được cân nhắc thận trọng dẫn
đến thời gian mua, bán giao dịch thường dài hơn các hàng hoá khác. Mặt khác, giao dịch
giữa người mua và người bán thường không trực tiếp, phải thông qua trung gian, môi giới
nên chi phí giao dịch bị đẩy lên cao.
* Giá: Giá cả phụ thuộc vào vị trí của sản phẩm và từng giai đoạn, thời kỳ của nền kinh
tế, phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán sơ cấp, người bán thứ cấp,…
* Mục tiêu Marketing: Xây dựng thương hiệu, mục tiêu thị phần, phân khúc thị trường
sản phẩm và khách hàng mục tiêu.
* Quảng bá sản phẩm: Qua các kênh truyền thông: Quảng cáo, báo, truyền hình,
POSM; Quan hệ cộng đồng (PR); Tài trợ: các hoạt động từ thiện, các hoạt động văn hoá xã
hội,… Quảng cáo trên trang Website của công ty,…
Đánh giá: Thực tế trong nững năm vừa qua, giá cả trên thị trường BĐS Việt Nam đã
tăng lên rất nhiều, nguồn cung ở một số phân khúc thị trường tăng mạnh nhưng vẫn chưa
đáp ứng đư nhu cầu của người mua. Bên cạnh đó, yếu tố Marketing trong BĐS chưa phát
huy hết, người mua chưa trực tiếp tìm đến được với các dự án của chủ đầu tư mà phải

thông qua nhièu kênh trung gian.

PHẦN II. NHẬN ĐỊNH NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ KINH
DOANH BẤT ĐỘNG SẢN THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
7


Để kinh doanh BĐS thành công cần phải hiểu biết, vận dụng linh hoạt nhiều yếu tố:
hiểu biết rõ các quy định pháp lý, nắm được chủ trương định hướng của Chính quyền trong
việc xây dựng các công trình dự án trọng điểm, nhất là về hạ tầng, các khu đô thị mới, cần
có vốn và biết cách huy động vốn linh hoạt. Đặc biệt, cần có người giám đốc điều hành
giỏi trong lính vực kinh doanh BĐS.
Điều kiện về pháp lý: Công ty kinh doanh BĐS hay cá nhân kinh doanh

1.

BĐS cũng cần biết và hiểu rõ những thủ tục và quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh
vực kinh doanh BĐS như: nghị định 02/2006/NĐ-CP, nghị định 17/2006/NĐ-CP, nghị định
153/2007/NĐ-CP,…
Yếu tố con người: Khởi nguyên của mọi thành công hay thất bại đều xuất

2.

phát từ yếu tố con người. Mỗi lĩnh vực, ngành nghề đều cần có một tố chất khác nhau để
phù hợp với yêu cầu công việc.
Đối với việc kinh doanh BĐS có nét đặc trưng riêng: BĐS là loại hàng hoá không di
chuyển được, không lấy dư thừa ở nơi này bán cho nơi khác đang thiếu; Thời gian trao đổi
một giao dịch mua, bán dài hơn rất nhiều các loại hàng hoá khác; Giá trị giao dịch cao. Do
đó, để trở thành nhà đầu tư kinh doanh BĐS thành công cần phải thực hiện tốt các công
việc sau:

+ Am hiểu thị trường thị trường BĐS: Bằng quan sát và tìm hiểu thông tin thực tế
nắm bắt được nhu cầu thực của người mua tại thời điểm hiện tại và tương lai như thế nào,
mặc dù để có được điều này là rất khó. Tổng hợp các kiến thức về thị trường BĐS về xu
thế mua, bán, đầu tư, thông tin tài chính, thông tin các dự án BĐS.
+ Tính toán kỹ về khả năng tài chính: Đầu tư vào BĐS sản thường đòi hỏi huy động
từ ngân hàng hoặc các TCTC một lượng tiền mặt lớn, do vậy cần phải cân nhắc và tính
toán về tài chính trước khi quyết định đầu tư. Điểm mấu chốt kinh doanh BĐS là dự đoán
chính xác độ rủi ro, số lợi nhuận tiềm năng. Nếu có khả năng làm được điều này sẽ tính
toán được thời điểm mua, bán và sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với lãi
ngân hang ta phải trả.
+ Biết tìm kiếm và tính toán các cơ hội: Xác định được chu kỳ biến động, tính toán
về tiềm năng phát triển, tìm ra chiến lược phù hợp từng giai đoạn, thời điểm tốt nhất để bán
BĐS.

8


+ Biết tìm ra chiến lược phù hợp với từng giai đoạn: Ở bất cứ thời điểm nào trong
thị trường nào, BĐS có thể biến động khác nhau. Tuy nhiên, sự biến động luôn kèm theo
những thay đổi và xuất hiện những cơ hội mới. Điều cần làm là biết cách tìm ra một chiến
lược phù hợp.
+ Xác định được chu kỳ của BĐS: Thị trường BĐS luôn biến động theo chu kỳ. Với
những nhà đầu tư nghiệp dư, vốn ngắn, khi thị trường sụp đổ họ chấp nhận lỗ và bán tháo
BĐS mình có. Khi đó, nhà đầu tư chiến thắng nhờ biết chờ đợi và thu được lợi nhuận từ
việc mua được các BĐS khác với giá rẻ.
+ Cân nhắc về tiềm năng phát triển: Là nhà đầu tư dài hạn, cần tính toán được tiềm
năng của những nơi dự định đầu tư BĐS. Có rất nhiều nhà đầu tư đã kiếm được những
khoản tiền lợi nhuận khổng lồ từ việc đầu tư BĐS từ khi là khu đất công nghiệp, sau đó trở
thành đất kinh doanh.
+ Mỗi BĐS có một thời điểm thích hợp để bán: Thông thường, kiên trì giữ BĐS

trong thưòi gian dài sẽ làm tăng giá trị của tài sản đó. Tuy nhiên, không biết chớp thời cơ sẽ
làm tăng nguy cơ rủi ro cho vụ đầu tư. Khi giữ BĐS trong thời gian quá lâu mà không có
chiến lược phù hợp, bạn sẽ mất một khoản tiền lớn từ chính việc tồn đọng vốn của mình.
+ Có khả năng huy động vốn: Cần biết cách huy động vốn từ các kênh khác nhau:
Ngân hàng, vốn từ Quỹ đàu tư phát triển, liên doanh liên kết, huy động từ người tiêu dùng
thông qua góp vốn,… Nhà đầu tư kinh doanh BĐS giỏi sẽ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể
mà huy động, sử dụng vốn hiệu quả.
SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA HAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ HỒ CHÍ
MINH
Một số thông tin cơ bản về thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội

Hồ Chí Minh

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị,

Là thành phố có trung tam kinh tế lớn nhất

văn hoá lớn nhất của cả nước, đứng thứ hai của cả nước.
về kinh tế.
Diện tích:3.324km2

Diện tích: 2095km2

Dân số: 6,45 triệu người

Dân số:7,123 triệu người (2009)

Mật độ dân cư: 1.979 người/km2


Mật độ dân cư:

Thu nhập b.quân: 32triệu/người/năm

Thu nhập b.quân:
9


(2009)

2.800USD/người/năm(2009)

Đang triển khai dự án mở rộng, quy

Đang triển khai nhiều dự án lớn như: Đại lộ

hoạch thủ đô tầm nhìn trăm năm: Cao tốc

Đông – Tây, cầu Thuận Mỹ, hầm Thủ Thiêm,

Láng – Hoà Lạc, khu công nghệ cao Quốc

khu đô thị Phú Mỹ Hưng,… và rất nhiều khu đô

gia, Đại học Quốc gia, thành phố ven Sông

thị mới,..

Hồng,…Các khu nhà ở cho người có thu
nhập thấp, các khu đô thị cao cấp,…

Đang thu hút ngày càng nhiều các nhà

Đang thu hút nhiều nhà đàu tư trong nước

đầu tư trong nước và nước ngoài: Allrgeen,

và nước ngoài, nhưng chủ yếu vẫn là các nhà

Cty tư vấn BĐS Savill,….và cũng thu hút tốt

đầu tư nước ngoài: Vinaprojects, Cty TNHH

được nguồn vốn của FDI

đầu tư Deawon-Bình Khánh,… và cũng thu hút
tốt nguồn vốn của FDI

Đang nóng vì thị trường nhà ở, nhất là

Hiện nay, thị trường căn hộ đang dần phục

các căn hộ cao cấp đang hấp dẫn người tiêu

hồi và được đánh giá tiềm năng nhất.Tính đến

dùng: Theo thống kê của Savill Việt Nam

quý 4/2009 đã có 106 dự án với gần 35 nghìn

năm 2009 tính đến quý 4/2009 có koảng 31


căn hộ được chào bán. Số lượng căn hộ được

nghìn căn hộ được giao bán, trong đó nguồn

chào bán từ quý 4/2009 đến quý 2/2010 là 44

cung thứ cấp tính là có 29.580 căn hộ, nguồn dự án với trên 22 nghìn căn hộ. Mức giá dao
sơ cấp khoảng 2.200 căn hộ với 14 dự án.

động từ 650 USD/m2 đến 810USD/m2.

Giá bán bình quân giao động từ 700 USD/m2
đến 1.500 USD/m2, có những dự án lên tới
4.200 USD/m2.
Thị trường biến động chậm hơn, biên độ

Thị trường biến động nhanh hơn, biên độ

giá thay đổi nhỏ hơn. tỷ lệ sử dụng vốn vay

giá cũng thay đổi lớn hơn, thông tin thị trường

để mua BĐS thấp hơn (năm 2009 tổng dư nợ

minh bạch hơn. Tỷ lệ sử dụng vốn vay để mua

tín dụng BĐS 16,7%)

BĐS lớn hơn Hà Nội (năm 2009 tổng dư nợ tín

dụng BĐS 47,3%)

PHẦN III. KẾT LUẬN
Nhìn chung, cùng hoà nhập với quá trình toàn cầu hoá của thế giới, nền kinh tế việt
Nam ngày càng phát triển vững mạnh. Để hoàn thành tốt công tác này, Việt Nam đang tiếp
tục xây dựng đầy đủ các thị trường của nền kinh tế thị trường, trong đó thị trường BĐS là
10


một thị trường vô cùng quan trọng, bởi nó gắn liền với nhiều thị trường khác, mang lại
nhiều lợi ích cho đất nước.
Qua sự phân tích và đánh giá trên với thực tế hiện tại về lính vực kinh doanh BĐS ta
thấy, với VN nghành kinh doanh BĐS còn non trẻ, hoạt động còn manh mún, chưa tập
trung và chưa có tầm cỡ. Sự quản lý còn bị chồng chéo giữa các ban ngành ( Bộ Tài
nguyên, môi trường, Bộ tài chính, Bộ Xây dựng). Để phát triển lĩnh vực này một cách
mạnh và bền vững, chúng ta cần khắc phục những điểm yếu còn tồn tại: Hoàn thiện chính
sách của Chính phủ, các hành lang pháp lý cần được ban hành rõ và cụ thể để tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi nhà đầu tư; Cần có nhà quản lý cụ thể, thống kê các số liệu hàng năm để
các nhà đầu tư có thông tin cụ thể, minh bạch,…
Đối với các nhà đầu tư phải có đủ trình độ, trang bị đầy đủ sự hiểu biết về luật pháp,
khả năng tài chính,… để trở thành thuyền trưởng chèo lái con tàu BĐS ngày càng phát
triển mạnh và thực sự bền vững, ngoài việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp còn góp
phần làm lớn mạnh nền kinh tế đất nước./.

Xin trân trọng cảm ơn chương trình và cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Mai!

11


Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình Marketing trong tầm tay của Charles D. Schewe & Alexander Hiam do nhà xuất bản
Tổng hợp thành phố HCM xuất bản;
- Giáo trình Quản trị Marketing của trường ĐH Grigg;
- dothi.net;
- vungthudo.xaydung.gov.vn;
- brokersaigon.com;
- www.xaluan.com
- vnexpress.vn

12



×