Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế ba mô hình nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn tại huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.08 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG QUỐC KHỞI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ BA MÔ HÌNH
NUÔI TÔM VÙNG ẢNH HƯỞNG MẶN TẠI
HUYỆN u MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã sổ: 60340410

LUẬN VÃN THẠC sĩ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỀN HOÀNG BẢO

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế của ba mô hình nuôi
tôm vùng ảnh hưởng mặn tại huyện

u Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang” là công trình

nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 25 tháng 07 năm 2017
Tác giả




MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LÒI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT
DANH MỤC CÁC BẢNG DANH
MỤC CÁC HÌNH VẼ
Chương 1. GIÓI THIỆU........................................................................................... 1
1.1. Sự CẦN THIÉT CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN cứu ..............................................1
1.2.................................................................................................................
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 2
1.3. CẦU HỎI NGHIÊN cứu................................................................................. 3
1.4. ĐỐI TUỢNG VÀ PHạM VI NGHIÊN cứu ........................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 3
1.5. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ........................................................................... 3
1.6. BỐ CỤC CỬA LUẬN VĂN...........................................................................4
Chương 2. cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN cứu TRUỚC.......................... 5
2.1. Cơ SỞ LÝ THUYÉT VỀ HIỆU QUẢ KINH TÉ ........................................... 5
2.1.1. Các khái niệm .............................................................................................. 5
2.1.2. Lý thuyết kinh tế quy mô.............................................................................6
2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả ....................................................................8
2.2. ĐẶC ĐIẾM SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NGHÊ NUÔI TÔM ............8
2.2.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp...................................................................8

2.2.2. Yeu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình .......10
2.2.3. Các mô hình nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long ................................ 11
2.2.4. Đặc điểm của nghề nuôi tôm .......................................................................13
2.3. CÁC NGHIÊN cứu LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...........................................16
2.3.1. Nghiên cứu về hiệu quả nuôi tôm trong những năm vừa qua .................... 16
2.3.2. Nguyên nhân thay đổi lợi nhuận hay rủi ro trong canh tác các mô hình tôm
chuyên và lúa - tôm ................................................................................................ 19
2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 21
Chuơng 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu ........................................................... 22
3.1................................................................................................................
THIẾT KẾ NGHIÊN cứu....................................................................................... 22
3.1.1.............................................................................................................
Khung phân tích ..................................................................................................... 22
3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hĩnh nuôi tôm ................... 22
3.1.3. Nghiên cứu định luợng .............................................................................. 23


3.2. Dữ LIỆU NGHIÊN cứu................................................................................... 23
3.2.1. Dữ liệu thứ cấp .......................................................................................... 23
3.2.2. Dữ liệu sơ cấp............................................................................................ 23
3.2.3. Phuơng pháp phân tích số liệu ................................................................... 28
3.3.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................ 29

Chuơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN ....................................... 31
4.1. TỒNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN củu ...................................................... 31
4.1.1.............................................................................................................
Kinh tế - xã hội huyện u Minh Thuợng .................................................................. 31
4.1.2.............................................................................................................

Các mô hình nuôi tôm ở huyện u Minh Thuợng .................................................... 33
4.2.

THỐNG KÊ MÔ TẢ MẦU NGHIÊN củu ................................................ 34

4.2.1. Cơ cấu mẫu điều tra ................................................................................... 34
4.2.2. Đặc điếm kinh tế, xã hội của hộ gia đình đuợc phỏng vấn ........................ 34
4.2.3. Đặc điểm canh tác của hộ .......................................................................... 38
4.2.4. Sản luợng và giá bán bình quân................................................................. 42
4.2.5. Những yếu tố thuận lợi, khó khăn của hộ nuôi tôm................................... 43
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA BA MÔ HÌNH NUÔI TÔM....... 44
4.3.1. Mô hình tôm quảng canh cải tiến .............................................................. 44
4.3.2. Mô hình tôm thâm canh............................................................................. 46
4.3.3. Mô hình tôm - lúa ...................................................................................... 49
4.3.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình nuôi tôm................................. 51
4.4. CÁC YÉU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA BA MÔ
HÌNH NUÔI TÔM VÙNG ẢNH HƯỞNG MẶN ................................................. 55
4.4.1. Ket quả phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất...55
4.4.2. Thảo luận kết quả hồi quy ......................................................................... 57
4.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................... 59
Chương 5. KÉT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................ 60


5.1................................................................................................................
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 60
5.1.1. Hiệu quả kinh tế của ba mô hình nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn tại huyện u
Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.............................................................................. 60
5.1.2. Các yểu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của ba mô hình nuôi tôm vùng
ảnh hưởng mặn tại huyện u Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang................................. 61

5.2.

KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .............................................................. 62

5.2.1. về triển khai cánh đồng mẫu lớn ................................................................ 62
5.2.2. về thủy lợi và quy hoạch vùng nuôi ........................................................... 63
5.2.3. về ứng dụng khoa học kỹ thuật .................................................................. 64
5.2.4............................................................................................................. về
tiếp cận vốn vay...................................................................................................... 65
5.2.5. về đầu tư cơ sở hạ tầng............................................................................... 65
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐÈ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN cứu TIÉP THEO ........... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIÉU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GDP

Tổng sán phẩm quốc nội

NSNN
OLS
UBND


Ngân sách nhà nuớc
Phirơng pháp uớc luợng bình phuơng bé
nhất
ủy ban nhân dân

VIF

Độ phóng đại phucmg sai


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ số kỹ thuật và kinh tế của các mô hình nuôi tôm ở ĐBSCL ..... 12
Bảng 2.2: So sánh hiệu quả của các mô hình nuôi tôm sú ở ĐBSCL .................. 16
Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm... 24
Bảng 3.2: Cơ cấu mẫu điều tra ............................................................................... 28
Bảng 4.1: Diện tích nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn huyện u Minh Thượng .......... 33
Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu điều tra ............................................................................... 34
Bảng 4.3: Loại hộ, giới tính chủ hộ và dân tộc....................................................... 35
Bảng 4.4: Kinh nghiệm, tuổi, học vấn và quy mô hộ ............................................. 35
Bảng 4.5: Điều kiện sống của các hộ được phỏng vấn ........................................... 36
Bảng 4.6: Chi tiêu sinh hoạt của các hộ.................................................................. 37
Bảng 4.7: Phương tiện phục vụ sinh hoạt và sản xuất ............................................ 37
Bảng 4.8: Diện tích đất canh tác............................................................................. 38
Bảng 4.9: Diện tích canh tác theo từng mô hình sản xuất ...................................... 38
Bảng 4.10: Điều kiện canh tác................................................................................ 39
Bảng 4.11: ứng dụng kỳ thuật trong sản xuất ......................................................... 40
Bảng 4.12: Mối quan hệ giữa mương bao, ủi mương với mô hình nuôi................. 41
Bảng 4.13: Nguồn gốc, chất lượng giống nuôi....................................................... 41
Bảng 4.14: số lượng giống, mật độ thả giống......................................................... 42
Bảng 4.15: Sản lượng, giá bán bình quân theo từng mô hình nuôi......................... 43

Bảng 4.16: Mức độ thuận lợi của nông hộ trong quá trình canh tác....................... 44
Bảng 4.17:Chi phí sản xuất tôm quảng canh cải tiến.............................................. 44
Bảng 4.18: Doanh thu mô hình tôm quảng canh cải tiến........................................ 45
Bảng 4.19: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của mô hình tôm quảng canh cải tiến.... 46
Bảng 4.20: Chi phí sản xuất tôm thâm canh ........................................................... 47
Bảng 4.21: Doanh thu mô hình tôm thâm canh ...................................................... 48
Bảng 4.22: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của mô hình tôm thâm canh.................. 48
Bảng 4.23: Chi phí sản xuất tôm - lúa .................................................................... 49


Bảng 4.24: Doanh thu mô hình tôm - lúa ................................................................50
Bảng 4.25: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của mô hình tôm - lúa ............................51
Bảng 4.26: Ket quả kiểm định t-test từng cặp mô hình ...........................................52
Bảng 4.27: So sánh 3 mô hình Tôm quảng canh cải tiến, Tôm - lúa, Tôm thâm
canh.54 Bảng 4.28: Ket quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận56


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tính kinh tế quy mô ................................................................................7
Hình 2.2: Thiết kế mương nuôi tôm ........................................................................14
Hình 2.3: Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm xen canh ..................................... 15
Hình 3.1: Khung nghiên cứu do tác giả đề xuất ..................................................... 22
Hình 4.1: Bản đồ huyện u Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang .....................................31
Hình 4.2: Cơ cấu chi phí mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến............................ 45
Hình 4.3: Cơ cấu chi phí mô hình nuôi tôm thâm canh .......................................... 47


1

Chương 1. GIỚI THIỆU

1.1. Sự CÀN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chuyến dịch cơ cấu sản xuất là một trong những nội dung trọng tâm trong tiến
trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn của cả nước nói chung và ở khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều mô hình chuyển
đổi cơ cấu đã góp phần làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng thu
nhập và lợi nhuận cho người nông dân, giảm bớt lao động nông nghiệp chuyển sang
dịch vụ tiếu thủ công nghiệp trong nông thôn. Chuyển đối cơ cấu kinh tế góp phần
xóa đói giảm nghèo, tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã tiến hành triển khai và thực hiện
chuyển dịch sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình sản xuất kết hợp nhằm để khai
thác và tận dụng tiềm năng sản xuất của mỗi vùng. Trong đó, các mô hình tôm thời
gian qua phát triển nhanh và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực (UBND
tỉnh Kiên Giang, 2015).
u Minh Thượng là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Kiên Giang, với diện

tích tự nhiên 43.272,3 ha, dân số 68.076 người (Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang,
2015). Thực hiện theo chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, huyện u Minh

Thượng đã chuyển đổi mô hình độc canh cây lúa sang nuôi trồng thủy sản, nhất là
tôm, phát triên mạnh ở các xã trong huyện. Huyện u Minh Thượng xác định thủy sản
là ngành “kinh tế mũi nhọn "của huyện và đã tập trung nhiều nguồn lực đế đầu tư
phát triển như: hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản được nâng cấp,
mạng lưới khuyến nông được mở rộng, chính sách vay vốn được cải thiện, mức độ
thâm canh ngày càng cao.
Nhờ vậy, tống diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện u Minh Thượng đã tăng
nhanh từ 3.310 ha ở năm 2010 lên 5.500 ha ở năm 2015, sản lượng tăng cao từ 2.547
tấn năm 2010 đến 3.220 tấn năm 2015 (UBND huyện u Minh Thượng,



2

2016). Các mô hình nuồi tôm kết hợp với lúa, nuôi tồm quảng canh cải tiến và nuôi tôm
thâm canh tại vùng ảnh hưởng mặn trên địa bàn huyện Ư Minh Thượng, tỉnh Kiên
Giangqua thực tế đã mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm
nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện

u

Minh Thượng phát triển. Làm thay đổi

tích cực bộ mặt nông thôn nhất là khu vực các xã vốn nghèo nàn và chỉ sản xuất một vụ
lúa mùa phụ thuộc nước trời trước đây.
Việc lựa chọn mô hình nuôi tôm tại vùng ảnh hưởng mặn của người dân chịu tác
động bời nhiều yếu tố khác nhau như vốn đầu tư, diện tích canh tác, kỳ thuật sản xuất,
kinh nghiệm, diện tích canh tác, số lượng nhân khẩu của nông hộ, ... Nhưng đến nay, tại
huyện

u Minh Thượng vẫn có rất ít nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả kinh tế

của từng mô hình nuôi tôm và các yếu tố ảnh hường đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm
của hộ gia đình.
Do đó, nghiên cứu hiệu quả kinh tế của ba mô hình nuôi tôm cũng như các yếu tố
tác động đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm giúp đem lại hiệu quả cao nhất cho người
nông dân tại huyện

u


Minh Thượng trở nên cấp thiết, là cơ sờ để tác giả chọn đề tài

“Đảnh giá hiệu quả kinh tế của ba mô hình nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn tại
huyện u Mỉnh Thượng, tỉnh Kiên Giang ” làm luận văn thạc sĩ.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
So sánh hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của ba
mô hình nuôi tôm (tôm kết hợp với lúa, nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tôm thâm
canh) vùng ảnh hưởng mặn tại huyện u Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích hiệu quả kinh tế ba mô hình nuôi tôm (tôm kết họp với lúa,
nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tôm thâm canh) vùng ảnh hưởng mặn tại huyện u
Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố kinh tế, xã hội và kỹ thuật sản xuất ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm của hộ gia đinh trong vùng ảnh hưởng mặn.


3

Mục tiêu 3: Khuyến nghị các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của
nghề nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn tại huyện u Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
1.3. CÂU HỞI NGHIÊN CỨU

Ba mô hình nuôi tôm (tôm kết hợp với lúa, nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi
tôm thâm canh) vùng ảnh hưởng mặn tại huyện

u Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đạt


hiệu quả kinh tế ra sao?
Các yếu tố kinh tế, xã hội và kỹ thuật sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến hiệu
quả sản xuất mô hình nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn?
Cần có những chính sách gì để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của ba mô
hình nuôi tôm (tôm kết hợp với lúa, nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tôm thâm
canh) vùng ảnh hưởng mặn tại huyện u Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang?
1.4. ĐỔI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu
1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm vùng
ảnh hưởng mặn là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu ba mô
hình nuôi tôm đang phổ biến tại huyện u Minh Thượng: (1) Tôm quảng canh cải tiến;
(2) Tôm - lúa; (3) Tôm thâm canh.
Giới hạn vùng nghiên cứu: Đe tài nghiên cứu tại 3 xã của huyện u Minh Thượng
là Minh Thuận, Hòa Chánh, Thạnh Yên, do đây là các xã thuộc vùng ảnh hưởng mặn
và có nghề nuôi tôm phát triên.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu, dữ liệu, thông tin sử dụng trong đề tài được
giới hạn trong 3 năm, từ năm 2014 đến năm 2016. số liệu sơ cấp được thu thập trong
thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 01/2017.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Đe tài sử dụng kỹ thuật kiếm định T-test trung bình 2 mẫu độc lập để so sánh



4
giá trị tỷ suất lợi ích/chi phí, lợi nhuận, doanh thu giữa ba mô hình nuôi tôm
vùng ảnh hưởng mặn.
Vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng được thông qua phân tích hồi quy
bội và kỹ thuật kiểm định mô hình hồi quy bội để đảm bảo độ tin cậy của mô hình hồi
quy nhằm xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả sản xuất của
mô hình nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn.
1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; mục tiêu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tống quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trình bày lý
thuyết về hiệu quả kinh tế; Đặc điểm sản xuất nông nghiệp và nghề nuôi tôm; Tình
hình các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu bao gồm khung nghiên cứu, các chỉ tiêu đo
lường hiệu quả kinh tế; Mô tả dữ liệu, kỳ thuật phân tích dữ liệu.
Chương 4: Ket quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày đặc điểm địa
bàn nghiên cứu. Thống kê mô tả về mẫu dữ liệu nghiên cứu; Đo lường hiệu quả kinh tế
giữa các mô hình nuôi tôm; Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình
nuôi tôm của hộ gia đình trong vùng ảnh hưởng mặn.
Chương 5: Ket luận và các khuyến nghị chính sách. Trình bày tóm tắt kết quả
nghiên cứu đã thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra; đề xuất các
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn tại
huyện

u Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế của nghiên


cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Chương 2. cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN cứu TRƯỚC
2.1. Cơ SỞ LÝ THUYẾT YỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
2.1.1. Các khái niệm

Nông hộ: Nông hộ được khái niệm như một hộ gia đình mà các thành viên trong
nông hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp. Quan điểm của
Haviland (2003) thì hộ gia đình được hiểu như là một đơn vị của xã hội bao gồm một


5

hay một nhóm người cùng chia sẻ bữa ăn và không gian sống. Hộ gia đình bao gồm
khái niệm gia đình nhưng những thành viên trong hộ có thể có hoặc không có quan hệ
huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng hoặc cả hai.
Thu nhập hộ gia đình: Là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi
đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian
nhất định, thường là 1 năm.
Hệ thống canh tác: Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về hệ thống canh tác. Theo
Nguyễn Văn Sánh (1996), hệ thống canh tác là sự sắp xếp phối hợp duy nhất và ổn
định nhất nhưng rất năng động các hoạt động của nông trại trong các điều kiện nhất
định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế, xã hội, phù hợp với mục tiêu, sở thích và các
nguồn tài nguyên của nông hộ. Những yếu tố này phối hợp tác động lên sản phẩm làm
ra và phương pháp sản xuất.
Dixon (2001) cho rằng hệ thống canh tác như là một nhóm (quần thể) của những
hệ thống nông trại cá nhân có nguồn tài nguyên, mô hình cơ sở, kế sinh nhai và những
hạn chế giống nhau. Trần Thanh Bé (2002) định nghĩa hệ thống canh tác là hệ thống
hoạt động của con người (nông dân) sử dụng tài nguyên (tự nhiên, kinh tế, xă hội)
trong một phạm vi nhất định đế tạo ra sản phấm nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu ăn,

mặc của con người (bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội).
Hệ thống canh tác là những hoạt động nông nghiệp của một nông hộ phù hợp với
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và sinh thái của nông hộ nhằm tạo ra các
sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng nguồn
tài nguyên của thế hệ sau.
Sản xuất: Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay trao đổi trong
thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? Sán
xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa
việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Hiệu quả là sử dụng tối ưu về mặt kinh tể và tập hợp các nguồn lực để đạt được
mức phúc lợi về mặt vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội theo tập họp giá
nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định. Hiệu quả theo nghĩa phổ thông là “kết
quả theo yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Từ điển Tiếng Việt, 2002). Hiệu


6

quả bao gồm cả hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, chúng có mối quan hệ mật thiết
với nhau.
Hiệu quả sản xuất: Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản
xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra đế đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế: Là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỳ
thuật sản xuất...) nhất định đế tạo ra lượng sản phâm đầu ra lớn nhất. Tiêu chí về hiệu
quả kinh tế thực ra là giá trị, nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó
có hiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt
được so với hao phí lao động, vật chất, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất
lượng sử dụng các yếu tố sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa
với chi phí tối thiểu.
Vốn, lao động sử dụng trong quá trình sản xuất: Theo thuật ngữ kinh tế, vốn và
lao động là hai nguồn lực sản xuất. Lao động được tính bằng thời gian hoặc số người

tham gia lao động, vốn được xem là một khoản tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch
vụ, mua nguyên vật liệu trang trải chi phí trong quá trình sản xuất.Quá trình sản xuất là
một quá trình được xem như việc sử dụng các nguồn lực đế chuyến đổi vật liệu hoặc
những sản phẩm dở dang thành sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh để phục vụ cho nhu cầu
của con người.
2.1.2. Lý thuyết kinh tế quy mô

Kinh tế quy mô (economies of scale) hay kinh tể bậc thang là chiến lược được
hoạch định và sử dụng triệt để trong sản xuất. Nội dung chính là nếu sản xuất với


7

quy mô càng lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ càng giảm,
làm gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
Average coat

Hình 2.1: Tính kinh tế quy mô

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, truy cập ngày 12/12/2016 Hình 2.1
minh họa tính kinh tế quy mô. Trục hoành biểu diễn sản lượng. Trục tung thể hiện chi
phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm. Đường cong là đường chi phí bình quân dài
hạn. Khi quy mô sản xuất được mở rộng đe sản lượng tăng từ Q lên Q2, chi phí bình
quân giảm từ c xuống Cl.
Trong kinh tế học vi mô, kinh tế quy mô chính là lợi thế chi phí mà nhà sản xuất
có được nhờ vào quy mô sản xuất hoặc quy mô hoạt động, với chi phí trên mồi đơn vị
đầu ra thường giám đi với quy mô ngày càng tăng khi chi phí cố định được chia đều
trên mỗi đơn vị đầu ra. Thông thường, hoạt động sẽ hiệu quả hơn khi quy mô được mở
rộng, đồng thời dẫn đến việc giảm các chi phí biến đối.
Kinh tế quy mô áp dụng được ở các cấp độ khác nhau, chang hạn như một doanh

nghiệp, một nhà máy hay chỉ là hộ sản xuất. Ví dụ, một cơ sở sản xuất lớn được kì
vọng sẽ có chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra thấp hơn so với một cơ sở sản xuất
nhỏ hơn, với điều kiện các yếu tố khác là như nhau.
Khái niệm kinh tế học này xuất phát từ Adam Smith với ý tưởng mong muốn thu
được lợi nhuận sản xuất lớn hơn từ việc phân công lao động (Sullivan và cộng


sự 2003). Kinh tế quy mô thường vẫn còn một số hạn chế; Ví dụ như khi vượt
qua điểm tối ưu, nơi mà chi phí cho mỗi đơn vị gia tăng bắt đầu tăng lên.
2.1.3.

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả

2.1.3.1.

Hiệu quả sản xuất

Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất:
Lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích = Doanh thu trên 1 đơn vị diện tích - Tổng chi
phí sản xuất trên 1 đơn vị diện tích. Trong đó:
Doanh thu trên 1 đơn vị diện tích = Giá bán sản phẩm X Sản lượng trên 1 đơn vị
diện tích canh tác.
Tổng chi phí sản xuất trên 1 đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong
quá trình sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đó. Cụ thể, chi phí sản xuất tôm bao gồm: con
giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, lao động, nhiên liệu, khấu hao công cụ dụng cụ,
chi phí vận chuyển, lãi vay,...
2.1.3.2.

Hiệu quả kinh tế


Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu
khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản
phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn đã bỏ ra, thời gian thu hồi. Một số chỉ tiêu đo lường
hiệu quả kinh tế của nông hộ:
Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu (mức lợi nhuận trên một đồng doanh thu) Lợi
nhuận
------------- X 100%
Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận so với vốn (mức lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn).
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận so với vốn = --------------- X 100%
Vốn

Tỷ suất lợi nhuận =

2.2.
2.2.1.

ĐẶC ĐIỀM SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NGHÈ NUÔI TÔM
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp

Môi trường là yếu tố tự nhiên không do con người tạo nên và chúng có tác động
vào nhiều lĩnh vực ở mức độ khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, con
người cũng không đủ lực lượng để tiêu trừ, mà chỉ có thể lợi dụng mặt tích


9

cực để đáp ứng nhu cầu của con người, đồng thời có biện pháp hữu hiệu tránh tác
động tiêu cực đến mức thấp nhất có thể. Tính nhiều mặt của một hiện tượng sự vật là

tất nhiên, một mặt của một hiện tượng trong cùng thời điểm có thể có lợi cho người
này, ngành này nhưng bất lợi cho người khác, ngành khác.
Yeu tố tự nhiên tác động đến tất cả các lĩnh vực, mức độ chịu tác động khác
nhau, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người như: Khí hậu, thời tiết, nắng, gió, mưa,
lũ, thủy triều, chất đất, thổ nhưỡng, vị trí địa lý, ...côn tràng gây hại, dịch bệnh. Tác
động có lợi và bất lợi trong quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, do đó
nông hộ tận dụng tối đa mặt có lợi và có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất mặt bất
lợi trong sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất.
Theo Đinh Phi Hổ (2008) trong nông nghiệp mộng đất là tư liệu sản xuất đặc
biệt. Việc bảo tồn quỹ đất và không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất là vấn đề
sống còn của sản xuất nông nghiệp. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cây
trồng và vật nuôi, chúng là những sinh vật. Sinh vật nông nghiệp phát trien tùy thuộc
vào: những quy luật sinh học riêng có của chúng (yếu tố sinh học); sự phát triển sinh
vật nông nghiệp lại phụ thuộc vào môi trường tự nhiên nhất định: đất, nước, khí hậu,
thời tiết (yếu tố ngoại vi). Tổng thể mối quan hệ giữa quy luật sinh học riêng có gắn
với môi trường tự nhiên thích ứng chính là các hệ sinh thái nông nghiệp. Cũng từ đặc
điểm này, phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải theo hệ sinh thái thích ứng sê khai thác
được cả ưu thế tự nhiên và ưu thế kinh tế cao.
Trong sản xuất nông nghiệp, sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có
tính thời vụ. Do vậy, trong nông nghiệp cần phải tiến hành chuyên môn hóa kết họp
với đa dạng sản xuất và sự can thiệp của Nhà nước đối với thị trường nông nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực. Xuất
phát từ đặc điểm này, phải có chính sách kinh tế-xã hội thích ứng với từng khu vực.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật học, mỗi loại cây trồng vật nuôi thích
nghi trong điều kiện tự nhiên nhất định. Điều đó không cho phép đồng nhất một con
vật nuôi, một cây trồng nào đó sản xuất được ở nơi này thì cũng sản xuất được ở nơi
khác. Con người hiểu biết và có thể can thiệp ở mức độ vào quá trình sinh trưởng phát
triển mà hoàn toàn không theo ý muốn chủ quan.



10

Cùng một đối tượng có thế cho nhiều sản phấm khác nhau về giá trị và giá trị sử
dụng; cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiều cấp loại về kích thước, nhiều chất lượng
khác nhau do hàm lượng các chất hóa học...và thời điểm thu hoạch không vội vàng
cũng không được kéo dài mà phải đúng độ. Sản phẩm nông nghiệp có cả sản phẩm
chính, sản phảm phụ, sản phẩm song đôi, sản phẩm song ba; hầu hết sản phẩm nông
nghiệp trong điều kiện bình thường rất khó tồn trữ và dễ dàng chuyển hóa từ chất này
sang chất khác, có thể không sử dụng được. Sản phẩm của nông nghiệp có thể tái tạo
chính bản thân nó như: trứng, hạt, sinh vật con (sinh sản hữu tính); thân, cành, rễ, lá, củ
(sinh sản vô tính). Sản xuất nông nghiệp chịu phụ thuộc nhiều vào điều diện tự nhiêu.
về giá cả nông phấm: Sản phấm cùng loại được phân chia theo kích cở khác nhau

dẫn đến giá cả khác nhau; sản phẩm cùng loại, có hàm lượng khác nhau, giá cả khác
nhau; chất lượng sản phấm cùng loại khác nhau nên giá cả không giống nhau; giá cả
nông phẩm nhạy cảm vói quy luật cung - cầu.
2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình

Trong nông nghiệp, các yếu tố nguồn lực được tồn tại dưới hình thái vật chất bao
gồm: đất đai, máy móc thiết bị, kho tàng, nguyên vật liệu, giống cây trồng, con giống,
phân bón, thức ăn chăn nuôi, sức lao động với kỹ năng và kinh nghiệm sản suất nhất
định,... (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997). Xét về hình thái hiện vật, các nhóm
yếu tố nguồn lực chính trong nông nghiệp hiện đại bao gồm: đất đai, vốn, lao động,
giống, phân bón, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh cho vật nuôi, cây trồng, khoa học công
nghệ... (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) cho thấy trình độ học vấn
của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình
quân/người của nông hộ. Ket quả nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2008), Trưcmg
Đông Lộc và Đặng Thị Thảo (2011) cũng cho thấy rằng trình độ học vấn, kiến thức tốt
về các tiến bộ kỳ thuật mới có ảnh hưởng làm tăng hiệu quá sản xuất nông nghiệp.

vốn tài chính cho sản xuất là yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất
nông nghiệp của nông hộ. Ngày nay, vốn tài chính đầu tư sản xuất được xem là yếu tố
đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là cơ sở để nông hộ mở rộng sản xuất.
Nghiên cứu của Lê Văn Dũng và Nguyễn Quang Trường (2011) chỉ ra rằng diện tích


11

canh tác có tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính của nông hộ. Ngoài ra, các yếu
tố khác như mô hình cây trồng, vật nuôi cũng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản
xuất.
Nghiên cứu của Lê Xuân Thái (2014) cho thấy các yểu tố ảnh hưởng lên thu
nhập bình quân người/hộ gồm: (1) số người trong hộ; (2) Tuổi chủ hộ; (3) số năm đi
học của chủ hộ; (4) Diện tích đất canh tác; (6) Chi phí sản xuất; (7) Tham gia tổ chức
chính trị xã hội; (8) Được hỗ trợ của chính quyền địa phương.
2.2.3. Các mô hình nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long

Ở Việt Nam, Phạm Xuân Thủy và Phạm Xuân Yến (2005) phân biệt 4 hình thức
nuôi tôm thương phẩm như sau:
Quảng canh: Diện tích ao không thống nhất, có nơi chỉ 0,5 - 1 ha nhưng có nơi
lên đến 40 ha. Mỗi ao có 1 hoặc 2 cống để lấy nước, lấy giống và xổ nước khi thu
hoạch. Mực nước trong ao thay đổi lớn tùy theo thủy triều. Kỳ thuật nuôi đơn giản và
đầu tư rất ít. Nguồn giống và thức ăn phụ thuộc vào thiên nhiên, do vậy năng suất thấp.
Mô hình nuôi quảng canh hiện còn rất ít ở nước ta.
Quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi dựa trên cơ sở ao nuôi quảng canh có cải
tạo ao và đầu tư. Có diệt tạp đầu vụ và bổ sung thêm con giống với mật độ 2 - 3
con/m2. Thường cho thêm thức ăn nhân tạo hay cá tươi 1-2 lần/ngày. Diện tích mỗi ao
trung bình 1 - 2 ha và năng suất đạt khoảng 300 kg/ha. Mô hình này khá phổ biến ở
nước ta hiện nay.
Bán thâm canh: Hình thức này phát trien nhanh chóng thời gian qua ở các tỉnh

miền Trung và Nam bộ. Các ao nuôi thả giống mật độ 5 - 15 con/m2. Diện tích ao từ
0,2 - 1 ha. Thời gian nuôi từ 3 - 4 tháng, năng suất bình quân 0,8 - 2 tấn/ha/năm.
Thâm canh: Cho đến nay diện tích nuôi thâm canh ở nước ta không nhiều do đây
là hình thức nuôi tiên tiến, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và trang thiết bị hiện đại. Mật
độ thả giống từ 15 - 30 con/m2, diện tích ao trung bình 0,5 ha, năng suất bình quân 3
tấn/ha/vụ (3,5 - 4 tháng).
Hiện nay, các tỉnh ĐBSCL có các mô hình nuôi tôm sú khá phố biến là nuôi tôm
quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh và mô hình lúa-tôm rất độc đáo. Do


12

nguồn giống tự nhiên ngày càng giảm nên nhiều người nuôi tôm theo mô hình quảng
canh dần chuyển sang mô hình quảng canh cải tiến trong những năm gần đây. Mô hình
canh tác này được áp dụng không chỉ ở những ao nuôi tôm thâm canh mà còn ở những
vuông nuôi trong rừng ngập mặn (tôm-rừng riêng biệt). Trong mô hình nuôi này, ngoài
việc thả bổ sung tôm sú giống nhân tạo, người dân còn bổ sung thêm thức ăn cũng như
bón vôi và phân cho ao/vuông nuôi, về khía cạnh kinh tế, mô hình này có mức đầu tư
thấp nhưng hiệu quả sử dụng vốn khá cao nên đã kích thích người dân chuyên đối mô
hình nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến (Nguyễn Thanh Phương và cộng sự,
2004).
Bên cạnh mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, ở ĐBSCL phát triên mô hình
bám thâm canh mạnh mẽ, chủ yếu ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Ben Tre
và Cà Mau (Võ Thị Gương, 2004). Ở hệ thống nuôi tôm bán thâm canh/thâm canh thả
mật độ con giống dày từ 15 - 45 con/m2, sử dụng thức ăn hoàn toàn là thức ăn công
nghiệp, sử dụng vôi, phân bón và hóa chất trong suốt quá trình nuôi tôm, lợi nhuận từ
mô hình này mang lại rất cao 150 triệu đồng/ha/năm nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp nhất
trong 3 mô hình (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Các chỉ số kỹ thuật và kinh tế của các mô hình nuôi tôm ở ĐBSCL
Chỉ số kỹ thuật và

kinh tế

Diện tích ruộng (ha)
Diện tích mặt nước (%)
Con giống

Mật độ (con/m2)

Mô hình nuôi tôm sú
Lủa-tôm

Quảng canh cải Thâm canh, Bán
tiến
thâm canh

1-3

1-4

60-70
70-75
Tự nhiên, có thả Giống nhân tạo
thêm tôm sú
giống
6-7 con (vụ 1) và 15-45
1-2 con

1-2
70-75
Giống nhân tạo

2-5con/m2


13

Mùa vụ thả nuôi

(vụ 2)
Tháng 1-5 (vụ Tháng 1-5 (vụ 1) Tháng 1-5
1) và tháng 6- và tháng 6-10
11 (vụ 2)
(vụ 2)

Cách chăm sóc

Bổ sung thức
ăn viên hoặc
tự chế

Sử dụng thức ăn
công nghiệp
(100%)

Bổ sung thức
ăn viên hoặc
tự chế

Tỷ lệ sống

18-20% (vụ

1) và 3-5%
(vụ 2)

39% (vụ 1) và
27% (vụ 2)

10-33%

Năng suất bình quân
(kg/ha/vụ)

195

1-3 tấn (BTC)
và 5-7 tấn (TC)

300- 450

Tổng chi (triệu/ha/năm)

5,4

100-150

10-15

Tông thu (triệu/ha/năm)
11,3
250-300
Lợi nhuận (triệu/ha/năm)

5,9
150
Hiệu quả sử dụng vốn(B/C)
2,1
2
Nguồn: Nguyên Thanh Phương và cộng sự (2004)

30-45
20-30
2,5-3

Nói đến nuôi tôm sú, không thể không đề cập đến mô hình luân canh 1 vụ lúa 1 vụ tôm sú. Đây là mô hình có tính đặc thù của những vùng nhiễm mặn theo mùa
(mùa khô) ở các tỉnh thuộc ĐBSCL. Diện tích canh tác lúa-tôm ở ĐBSCL tăng nhanh
trong những năm đầu thế kỷ 21 và đạt gần 400.000ha vào năm 2006, chiếm gần 80%
diện tích nuôi tôm toàn vùng (Trần Thanh Bé, 2009). Nét đặc thù của mô hình này là
tôm sú được thả nuôi trong mùa khô theo phương thức quảng canh cải tiến và canh tác
lúa được thực hiện trong mùa mưa (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
2.2.4. Đặc điểm của nghề nuôi tôm
2.2.4.1. Đặc điếm ao nuôi

Đặc điểm của tôm, theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2013) thì
tôm thuộc ngành chân khớp, có thể phân chia theo loài: tôm càng, tôm đất, tôm thẻ,
tôm sắt, tôm hùm... Tôm sống hầu hết các thủy vực nước ngọt trong nội địa và vùng
nước lợ. Tôm sinh trưởng tốt trong môi trường nước trung tính pH dao động từ 7 - 8.
Độ pH từ 5,5 - 6,5 tôm có thể sống nhưng tăng trọng rất kém. Khi tăng trưởng, thường
thì tôm lột xác khoảng 2 - 3 lần trong một tháng tùy thuộc vào chất lượng nước và chất
lượng thức ăn. Khi lột xác, tôm thường cặp bờ ao hồ, hoặc tìm những chổ cạn hay chà
trú ẩn để lột xác. Tôm thường lột xác vào ban đêm hay buổi sáng sớm khi con nước
ròng. Sau 30 phút tôm có thể hoạt động trở lại nhưng vỏ kitin vấn còn mềm, sau



14

khoảng 4-5 giờ thì vỏ cứng hắn.
Thiết kế mô hình nuôi trong ruộng lúa (hình 2.2) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Cơ cấu đất phải giữ được nước, gần nguồn nước có thể trao đổi nước theo thuỷ triều,
độ pH của nước từ 6,5%o trở lên, không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp và
nước bẩn.

Diện tích ruộng nuôi dao động từ 0,5-5,0 ha tuỳ theo từng điều kiện cụ thể.
Ruộng phải có mương bao rộng 3,0 - 4,0 m, sâu 0,8-1 m so với mặt ruộng. Mặt đáy của
mương bao có độ nghiêng về phía cống thoát nước. Diện tích mương bao chiếm
khoảng 20 - 30% tổng diện tích ruộng.
Dạng ruộng nuôi với 4 mương bao xung quanh: Sau khi thu hoạch lúa, dọn sạch
rơm rạ, cỏ trên mộng lúa; sên vét lóp bùn đáy ở mương bao, cho nước vào ngập ruộng
ngâm vài ngày rồi xả bỏ. Những ruộng có hệ thống mương bao mới đào thì cần lấy
nước vào ngâm vài lần để rửa phèn. Bón vôi, sử dụng vôi nung (CaO) 10 -15
kg/100m2. Bón vôi sau khi đáy mương bao đã được tát cạn, vôi được rải khắp mương
và bờ mộng.
Mùa vụ nuôi thường tận dụng vụ lúa hè - thu để nuôi tôm. Lúc này nước nhiều và
thời gian ngập nước trong ruộng kéo dài, tôm có điều kiện ăn được thức ăn trên mộng.
Nuôi tôm tốt nhất nên nuôi trên các ruộng luá cấy đế tôm có thể bơi xen giữa lúa ăn
được thức ăn trên mộng. Neu nuôi trên lúa sạ thì nên sạ lúa thưa hơn sạ hình thường.
Thả giống tốt nhất khi cây lúa 2 tuần sau khi sạ hay 1 tuần sau khi cấy. Lịch thời vụ 2


15

lúa + 1 tôm.
2.2.4.2. Kỹ thuật nuôi tôm trên ruộng lúa


Mô hình một vụ lúa và một vụ tôm: ruộng chỉ canh tác vụ lúa Đông -Xuân, sau
khi thu hoạch lúa thì tiến hành thả tôm cỡ 1,1 - 1,2 cm. Thời điểm thả giống thông
thường từ tháng 3 - 4 , mật độ thả từ 3 - 5 con/m2, thời gian nuôi 7-8 tháng. Tỷ lệ sống
30 - 40%, trọng lượng bình quân lúc thu hoạch 50 g/con.
Mô hình hai vụ lúa và một vụ tôm: thời gian nuôi ngắn khoảng 4,5 - 5,0 tháng,
do đó yêu cầu thả giống lớn (cỡ 3,0 - 5,0 g/con). Mật độ thả từ 2 - 4 con/m2. Tỷ lệ sống
40 - 60%, trọng lượng bình quân lúc thu hoạch 50 g/con.
Lúa Hè - Thu
Lúa Đông - Xuân
Tôm
456
7
9
12 1 2 3
8
10
11
Tháng
Hình 2.3: Lịch thòi vụ sản xuất lúa và nuôi tôm xen canh

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện u Minh Thượng (2015)


×