Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Kĩ năng giao tiếp là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực
thể hiện xúc cảm, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng,
tình cảm với đối tượng giao tiếp. Nói một cách khác, kĩ năng giao tiếp là toàn bộ
những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hòa, hợp lý của cá nhân
với cá nhân hay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng
giao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp.
Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học là quá trình tổ chức các hoạt
động giáo dục nhằm giúp người học hình thành và rèn luyện các thao tác, hành động
để trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối
quan hệ của học sinh ở gia đình, nhà trường, xã hội…
Giáo dục tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc
cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng cho học sinh để phát triển bền vững. Mục tiêu giáo
dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản ban đầu làm cơ sở để
học sinh tiếp tục học ơ các lớp cao hơn. Nội dung giáo dục tiểu học tập trung vào các
môn văn hóa, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh, v.v…, trong những nội
dung đó thì giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vị trí, vai trò quan trọng, nó
có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học. Bởi mọi hoạt
động dạy học, giáo dục, sinh hoạt trong nhà trường đều phải thực hiện thông qua giao
tiếp. Giao tiếp ở trường tiểu học được tiến hành trong mối quan hệ thầy-trò, trò-trò và
mối quan hệ thầy, trò với những người xung quanh. Để giao tiếp thành công, hiệu quả
đòi hỏi thầy cô giáo và học sinh phải có kĩ năng giao tiếp.
Học sinh Bru- Vân Kiều ở miền núi do hạn chế về điều kiện địa lý, kinh tế vùng
miền, môi trường giao tiếp hẹp; do đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc có nhiều nét
khác biệt về nhận thức, xúc cảm, tình cảm, tính chủ động trong giao tiếp chưa cao nên
giao tiếp của học sinh ở trường tôi còn có một số hạn chế như: nhút nhát, tự ti, lúng
túng khi đứng trước đám đông, chưa có kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, chưa có
kĩ năng thích ứng, kĩ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt kiến thức về cuộc sống của học
sinh nghèo nàn. Nhiều HS rất thiếu kĩ năng xử lí tình huống của cuộc sống thực;
không biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu nhất trong gia đình, nhà trường cũng
như ngoài xã hội; thiếu tự tin khi giao tiếp, thiếu bản lĩnh, thiếu sáng tạo; học tập thụ
động, không tự tin, chưa biết cách trình bày một vấn đề thực tiễn (mời, thưa, mượn,
xin...).
Thực tiễn cho thấy, ở trường tôi và một số trường có đối tượng học sinh là con
em Bru-Vân Kiều, giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ
Trang 1
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
năng giao tiếp cho học sinh, nhiều giáo viên thực hiện còn mang tính chất đối phó,
chưa thường xuyên, liên tục, thiếu tâm huyết dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Năm học 2014 – 2015, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao ý thức
trách nhiệm của người HS; chú trọng giáo dục đạo đức cho HS; định hướng dần cho
HS về lí tưởng và kĩ năng nhằm hình thành nhân cách cho HS; tập trung nâng cao ý
thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ứng xử văn minh, lịch sự; hành vi giao tiếp
đúng mực.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp
giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều”.
1.2. Điểm mới của đề tài:
- Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh có thể nói là một vần đề không có gì mới
mẻ, đặc biệt nó đã được rất nhiều người công tác trong lĩnh vực giáo dục nghiên cứu
và quan tâm. Tuy nhiên, điểm mới và khác biệt đề tài này là đối tượng học sinh được
nói đến là học sinh dân tộc, con em Bru-Vân Kiều. Việc giao tiếp hằng ngày của các
em được sử dụng bằng tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt phổ thông. Bên cạnh đó vì
điều kiện xa xôi, vùng biên giới nên các em ít được tiếp xúc nhiều với các phương tiện
giao tiếp như truyền hình, môi trường giao tiếp đồng bằng (sử dụng tiếng Việt để nói
chuyện…).
- Nội dung của đề tài đánh giá được một số mặt trong hoàn cảnh sống tác động tới
kĩ năng giao tiếp và giáo dục kĩ năng giao tiếp của học sinh tiểu học người Bru-Vân
Kiều; đề xuất được cách tiếp cận mới trong giáo dục kĩ năng giao tiếp theo hướng khai
thác nội dung môn học để giáo dục kĩ năng giao tiếp riêng mang tính đặc thù của học
sinh dân tộc thiểu số và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực,
khai thác nội dụng giáo dục của bài học… để giáo dục kĩ năng giao tiếp chung như: kỹ
năng tự khẳng định về bản thân, kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin
lỗi, kỹ năng từ chối yêu cầu đề nghị của người khác, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng thương lượng, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng thuyết trình trước
đám đông, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc hợp tác,
kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm giúp học sinh vận dụng tốt trong học tập và cuộc
sống.
- Đề tài được chia ra và nêu rõ từng giải pháp cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn cụ
thể cho học sinh dễ dàng tiếp cận với cách thức giao tiếp, hình thành dần nên phản xạ
giao tiếp tốt đẹp tự nhiên căn cứ trên những lỗi giao tiếp thông thường của các em khi
học tập và sinh hoạt tại nhà trường; tạo sự hứng thú cho học sinh, kích thích cho các
em sự ham học, ham hiểu biết và sự tự tin, mạnh dạn khi tiếp xúc với mọi người trong
cuộc sống hằng ngày của mình. Góp phần tạo một nền tảng vững chắc, một thói quen
tốt cho các em khi giao tiếp trong cuộc sống về sau này.
Trang 2
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Nghiên cứu về nội dung và các giải pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học
sinh Bru-Vân Kiều lớp 5 ở trường tôi đang dạy nói riêng và trường miền núi khó khăn,
trường bán trú nói chung (có học sinh là con em Bru - Vân Kiều).
2.
Phần nội dung:
2.1. Thực trạng về giáo dục kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 5 tại
trường:
2.1.1. Thực trạng hoàn cảnh kinh tế -xã hội:
Nhà trường được xây dựng trên địa bàn khu vực miền núi biên giới, nơi có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Nơi đây có con
đường Hồ Chí Minh huyền thoại gắn với truyền thống cách mạng và lịch sử oanh liệt
trong đấu tranh giành độc lập, tự do; có tiềm năng phát triển và có nền văn hóa mang
đậm bản sắc của đồng bào người Bru-Vân Kiều. Tuy nhiên, vùng này "đến nay vẫn là
vùng nghèo, khó khăn trong tỉnh, văn hóa xã hội còn nặng về tập tục, chậm phát triển
và tụt hậu trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; văn hóa, giáo dục, y
tế... không đồng đều, thấp kém. Điều kiện kinh tế và các phong tục riêng đã ảnh hưởng
nhiều đến nền văn hóa. Nhiều nét văn hóa đặc sắc mang đậm tính dân tộc cần được gìn
giữ, bảo tồn và phát huy nhưng vẫn còn không ít những phong tục lạc hậu tồn tại trong
xã hội cần loại bỏ. Xuất phát từ những điều kiện trên mà lối sống và quan hệ giao tiếp
cũng có những nét riêng biệt. Đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều ít va chạm và ngại va
chạm, ngại ngùng trong quan hệ giao tiếp xã hội. Khả năng dùng vốn từ tiếng việt
trong giao tiếp, cách diễn đạt cũng như thuyết trình còn hạn chế, cách xưng hô trong
quan hệ giao tiếp mộc mạc, chân thật, thân ái, ít chứa đựng những tình tiết tinh tế như
ở miền xuôi. Đây chính là những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay.
2.1.2. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 5 tại trường:
Qua quá trình tiếp xúc với học sinh, tôi nhận thấy học sinh tiểu học Bru-Vân
Kiều tại địa bàn có một số đặc điểm đặc trưng sau:
Đặc điểm nổi bật trong tư duy của HS là ngại suy nghĩ, ngại đi sâu vào tìm hiểu
nguyên nhân, ý nghĩa của sự vật hiện tượng. Các em có thói quen suy nghĩ một chiều,
khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát của các em còn phát triển chậm....và phụ
thuộc vào cảm xúc.
Bên cạnh đó, môi trường học tập đòi hỏi học sinh phải có tính chủ động, tự giác,
tích cực trong quan hệ hợp tác với thầy, hợp tác với bạn trong môi trường nhóm, lớp
để thực hiện nhiệm vụ học tập đề ra nhưng bản tính tự nhiên của các em lại e dè, nhút
nhát, chính điều này đã ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập của các em.
Trang 3
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
Thông qua các hoạt động và giao tiếp ở những tình huống khác nhau, cảm xúc,
thái độ của HS bộc lộ một cách khá rõ, mộc mạc, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi. Tình
cảm của các em kín đáo, nhút nhát, ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh mẽ.
Do môi trường giao tiếp không rộng; đối tượng giao tiếp của các em bó hẹp
trong phạm vi gia đình, làng bản; phương tiện giao tiếp chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ, vốn
từ tiếng Việt ít dẫn đến lối nói, cách nghĩ, cách làm, cách thể hiện của HS có những
nét đặc trưng riêng. Các em hay nói trống không, thiếu mềm mỏng, ít thưa gửi, gặp
người lạ ít chào hỏi, ngại giao tiếp mà chủ yếu là tò mò quan sát. Khi giao tiếp không
tự tin, rụt rè, nhút nhát và thiếu kỹ năng.
Ví dụ: Một số lỗi thông thường trong giao tiếp của các em:
Học sinh gặp người lạ (khách, thầy cô khác trường, những người lạ đến
nhà chơi...) trở nên nhút nhát, rụt rè dẫn đến không biết chào hỏi xã giao
Thầy (cô) gọi, học sinh trả lời trống không hoặc trả lời bằng từ ơi, vốn đã
quen khi giao tiếp ở nhà.
Bố mẹ, thầy (cô) giáo nhờ đi mượn một cái gì đó thì các em sẽ nói với
người cho mượn là: bố (mẹ), thầy cô cho lấy...
Khi các em mượn một ai đó cái gì, các em hay nói trống không: chẳng
hạn như học sinh mượn sọt rác lẽ ra các em phải nói: Thầy ơi! Cho em mượn cái sọt
rác thì đằng này các em thường nói trống không: Thầy, sọt rác....
...........................................................................................................................
Điều này được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:
BẢNG ĐÁNH GIÁ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH LỚP 5
TẠI TRƯỜNG ĐANG CÔNG TÁC VÀO ĐẦU HỌC KÌ I
(Khảo sát trên 32 học sinh khối 5 của trường)
Các kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng chào hỏi
Kĩ năng tiếp nhận và truyền thông
tin
Kĩ năng chia sẻ
Kĩ năng thương lượng
Kĩ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi
Kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị
Kĩ năng xử lý tình huống
Kĩ năng thuyết trình trước đám
đông
Kĩ năng hợp tác làm việc
Kĩ năng thuyết phục
Có kĩ năng
Chưa có kĩ năng
Số lượng
25
%
78.1
Số lượng
7
%
21.9
21
65.6
11
34.4
22
18
21
18
10
8
68.8
56.3
65.6
56.3
31.3
10
14
11
14
22
24
31.2
43.7
34.4
43.7
68.7
18
13
56.3
40.6
14
19
43.7
59.4
25
75
Trang 4
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
Kĩ năng từ chối lời yêu cầu, đề nghị
của người khác
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng biểu lộ thái độ, tình cảm
Kĩ năng lắng nghe
17
53.1
15
46.9
11
19
23
34.4
59.4
71.9
21
13
9
65.6
40.6
28.1
2.1.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
học sinh dân tộc tại trường
Đại đa số giáo viên đều đã nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho học sinh. Xác định đúng những kỹ năng giao tiếp quan trọng, cần thiết
cần giáo dục cho học sinh tiểu học như: lắng nghe; chào hỏi; nói lời cảm ơn, xin lỗi;
kỹ năng viết; kỹ năng thấu hiểu; tự chủ trong giao tiếp; tự nhận thức; cảm thông chia
sẻ . Những kỹ năng nêu trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi
thông tin, chia sẻ cảm xúc, giúp học sinh biết bộc lộ bản thân và cảm nhận về mình,
người khác. Tuy nhiên từ nhận thức đến việc làm còn là một khoảng cách xa đòi hỏi
giáo viên phải vượt qua những rào cản để tiến hành các hoạt động giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho học sinh tiểu học.
2.1.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc đã được giáo viên tiến
hành thường xuyên đó là các kỹ năng: nghe, viết, nói lời cảm ơn xin lỗi, kỹ năng thấu
hiểu. Những kỹ năng này được giáo viên thường xuyên giáo dục vì những kỹ năng này
là những kỹ năng cơ bản, liên quan trực tiếp đến nội dung và chương trình học của các
môn Đạo đức, Tiếng việt, đồng thời cũng là những kỹ năng học sinh phải sử dụng
thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó một số kỹ năng quan trọng của kỹ năng giao tiếp như: kỹ năng giải
quyết vấn đề; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng thuyết phục; kỹ năng nói lời yêu cầu
đề nghị; kỹ năng tự chủ trong giao tiếp; kỹ năng thuyết trình trước đám đông; kỹ năng
làm việc nhóm, đặc biệt là kỹ năng biểu lộ thái độ bằng các hành vi ngôn ngữ chưa
được giáo viên quan tâm giáo dục thường xuyên.
Quan sát một số học sinh giao tiếp trong quá trình học tập và hoạt động giáo
dục, tôi nhận thấy tính tự chủ của học sinh chưa cao, phần lớn học sinh thiếu tự tin,
nhút nhát, rụt rè trước những vấn đề mới hay phải đợi giáo viên gợi ý, chỉ định các em
mới dám trả lời. Nguyên nhân do bản tính học sinh dân tộc là nhút nhát, môi trường
sống chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình và làng bản, thiếu môi trường giao tiếp dẫn
đến thiếu kỹ năng đồng thời trong các giờ học giáo viên lại thiếu quan tâm đến việc
rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
2.1.5. Thực trạng sử dụng phương pháp, biện pháp giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho học sinh dân tộc
Trang 5
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp được giáo viên sử dụng
thường xuyên trong giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chủ yếu qua: giảng giải;
hoạt động nhóm; phương pháp đóng vai; tổ chức trò chơi. Còn lại các phương pháp
dạy học nêu vấn đề; dạy học trực quan; quan sát tranh giao tiếp và nêu gương; dùng
hình ảnh qua các tình huống được chiếu trên màn hình minh họa cho lời giảng của
thầy cô trong việc rèn luyện hình thành kỹ năng giao tiếp lại không được tiến hành sử
dụng thường xuyên.
Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp được giáo viên quan tâm sử dụng
thường xuyên gồm các biện pháp: tích hợp nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ
năng giao tiếp; tăng cường mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh; học
sinh với học sinh; xây dựng các bài tập thực hành để rèn kỹ năng giao tiếp cho học
sinh; gắn mục tiêu môn học hoạt động với mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp. Những
biện pháp giáo dục trên liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu, nội dung
chương trình giáo dục của nhà trường và môn học nên được giáo viên tiến hành
thường xuyên.
Các biện pháp khác như: giáo dục để rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh;
gắn đánh giá kết quả môn học, hoạt động với đánh giá kĩ năng giao tiếp; tạo môi
trường tập luyện rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh chưa sử dụng thường
xuyên.
2.1.6. Thực trạng các hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp đã được tiến hành
Thực tế cho thấy giáo viên tạo lập môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp chưa
được phong phú và đa dạng, chưa có sự kết hợp và tích hợp các vấn đề với nhau trong
cách giáo dục học sinh. Trong quá trình dạy học, các môn học được giáo viên quan
tâm tiến hành tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp là môn Đạo đức và môn Tiếng việt
bởi hai môn này có khả năng tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp cao.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hình thức tổ chức và cũng là một
trong những con đường giáo dục có nhiều ưu thế trong phát triển kỹ năng giao tiếp và
tạo môi trường giao tiếp cho học sinh nhưng lại ít được giáo viên quan tâm vì nhiều
nguyên nhân: Do năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên chưa cao, do tâm lý ngại
thay đổi sợ mất nhiều thời gian công sức cho thiết kế và chuẩn bị tổ chức hoạt động,
do điều kiện địa lý của vùng không thuận lợi cho hoạt động giáo dục,.... Chính hạn chế
trên dẫn tới những nét văn hóa giao tiếp của học sinh dân tộc chưa được quan tâm giáo
dục cho học sinh, kỹ năng tự chủ trong giao tiếp của học sinh chưa được rèn luyện,
trải nghiệm, những kỹ năng hành vi cơ bản ban đầu của học sinh chưa có môi trường
trải nghiệm.
2.2. Các giải pháp:
Trang 6
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho đối tượng học sinh dân tộc bị tác động của
những yếu tố vùng miền và con người trong môi trường giáo dục, đang đòi hỏi cần có
sự cố gắng, sự quan tâm hơn nữa để đạt được hiệu quả cao hơn trong giáo dục kĩ năng
giao tiếp cho các em. Ngoài những giải pháp có tính cụ thể, sự đầu tư, thay đổi nhận
thức... còn là những biện pháp ngay chính trong hoạt động giáo dục. Trên cơ sở thực
trạng đã trình bày ở trên, bản thân tôi mạnh dạn thực hiện một số biện pháp trong các
hoạt động giáo dục và có thể sử dụng nhằm giáo dục kỹ năng giao tiếp cho đối tượng
học sinh dân tộc như sau:
2.2.1. Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho học sinh thông qua dạy học các môn học có ưu thế:
Trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho đối tượng học sinh dân tộc,
bên cạnh việc nâng cao nhận thức, tạo ra sự đồng thuận giữa Gia đình - Nhà trường Xã hội, xây dựng một môi trường giáo dục thuận lợi... chúng ta cần đặc biệt coi trọng
việc thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp vào
môn học trong chương trình, đặc biệt là thông qua các môn học chiếm ưu thế như Đạo
đức, Tiếng việt, Khoa học.
- Có thể tích hợp hoàn toàn nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho học sinh hoặc có thể tích hợp từng phần nội dung bài học với nội dung
giáo dục kỹ năng giao tiếp; giáo viên rút ra kết luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp sau
từng phần nội dung của bài học và khi kết thúc bài học.
- Cần có sự lựa chọn những phương pháp, biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp
sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm trình độ nhận
thức của học sinh, phù hợp với mục tiêu nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp.
- Trong tổ chức bài học trên lớp cho học sinh, giáo viên cần có thái độ thân
thiện nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh trong rèn luyện kỹ năng giao
tiếp.
- Phải tích cực hóa hoạt động của học sinh một cách đa dạng và phong phú bởi
kỹ năng chỉ có thể được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và bằng hoạt động.
- Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp
phải đảm bảo 2 mục tiêu chính và cụ thể đó là mục tiêu của bài học và mục tiêu giáo
dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Muốn làm được điều đó giáo viên phải xây dựng
được quy trình thiết kế bài học tích hợp gồm 5 bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
học sinh, đặc điểm trình độ giao tiếp hiện tại của học sinh.
Bước 2: Xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài học và nội dung giáo dục
kỹ năng giao tiếp cần tích hợp như: chào hỏi, nói lời yêu cầu, đề nghị, nói lời cảm ơn,
Trang 7
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
xin lỗi, nói lời từ chối, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe, kỹ
năng trả lời câu hỏi vv…
Bước 3: Lựa chọn phương pháp, biện pháp và hình thức tích hợp nội dung giáo
dục kĩ năng giao tiếp thông qua bài học như: đóng vai, tổ chức trò chơi, dạy học bằng
tình huống, nêu vấn đề, làm việc nhóm vv…tạo cơ hội cho học sinh có môi trường trải
nghiệm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hợp tác với bạn, hợp tác với thầy, cô.
Bước 4: Thiết kế hoạt động trong tổ chức bài học. Giáo viên phải nghiên cứu
thiết kế hoạt động trong tổ chức bài học nhằm tăng cường hoạt động giao tiếp, tự nhận
thức, xử lý tính huống, giải quyết vấn đề vv... để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học
sinh.
Bước 5: Kiểm tra kết quả bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho học sinh. Giáo viên phải đánh giá được kết quả một cách khách quan, chính
xác: Nội dung bài học có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp được học sinh
lĩnh hội như thế nào? Những kiến thức, kỹ năng nào đã được học sinh tích lũy, trải
nghiệm, kiến thức, kỹ năng nào chưa được học sinh tích lũy trải nghiệm.
BÀI SOẠN MINH HỌA
Môn: Đạo đức lớp 5
Bài 6: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ
I. Mục tiêu:
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ và
thể hiện điều đó trong cuộc sống hàng ngày.
- Nêu được những hành vi,việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già
yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
II. Kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kỹ năng giao tiếp: Nói lời cảm ơn, bày tỏ ý kiến, quan điểm, chia sẻ, lắng nghe ý kiến của
bạn bè.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ trước suy nghĩ, hành động, cảm xúc của bạn bè
trong nhóm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, bổn phận kính trọng người già, chăm sóc, nhường nhịn em
nhỏ.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Các phương pháp dạy học:
Đồ dùng dạy học:
- Kể chuyện
- Tranh minh họa: “Sau đêm mưa”
- Đóng vai
- Các thẻ màu để bày tỏ ý kiến
ND- TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
(3-5')
? Em hãy nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn - 2 Hs trả lời
tổ tiên ?
- HS Nhận xét
- Gv nhận xét cho tuyên dương.
- Lắng nghe
Trang 8
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
2.Bài mới:
Hoạt
động1: Tìm
hiểu truyện
“ Sau đêm
mưa”
-15phút)
GV giới thiệu bài.
GV gọi H đọc truyện “ Sau đêm mưa” ở SGK
Yêu cầu H thảo luận nhóm nội dung các câu hỏi ở
SGK
1. Các bạn học sinh trong truyện đã làm gì khi gặp
bà cụ và em bé?
2. Tại sao bà cụ cảm ơn các bạn?
3. Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
- Gọi H trả lời - Nhận xét.
? Đối với người già em nhỏ cần có thái độ như thế
nào ?
* Kết luận: Khi gặp người già các em cần nói
năng lễ phép, chào hỏi lễ phép, khi gặp em nhỏ ta
phải nhường nhịn giúp đỡ.
Hoạt động
Thực hành: Thảo luận nhóm
2:
* Gọi H đọc yêu cầu bài tập 1 SGK:
Làm bài tập - Những việc làm nào thể hiện tình cảm kính già,
(10phút)
yêu trẻ?
- Em có suy nghĩ gì về những người già neo đơn,
không nơi nương tựa ?
- Em có suy nghĩ gì về những em nhỏ thiếu sự quan
tâm của ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
- Gv cho H liên hệ bản thân
Kết luận:Mỗi chúng ta đều có ông bà, cha me,
anh, chị, em. Đó là điều hạnh phúc. Tuy nhiên vì
một lý do nào đó, có những người già không nơi
nương tựa, trẻ em thiêu tình tình thương.Chúng ta
phải biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ về vật chất
và tinh thần.
Đánh giá hành vi: Học sinh phân biệt các hành vi,
việc làm đúng và không đúng trong việc kính trọng
người già, yêu thowng em nhỏ và đồng tình với
việc làm đúng.
3. Củng cố - GV củng cố nội dung bài học:
-Dặn dò
- Gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ.
(3-phút)
- Dặn học sinh chuẩn bị viết viết đoạn văn ngắn kể
về sự kính trọng người già hoặc chăm sóc em nhỏ.
ND- TG
TIẾT 2
Hoạt động của thầy
- Lắng nghe
- Thảo luận theo dãy
- HS trả lời
- HS nghe
- H đọc
- H làm việc cá nhân
sau đó làm nhóm lớn
- HS liên hệ
- Nghe
- Nghe
- Đọc
- Nghe
Hoạt động của trò
Trang 9
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
1. HĐ1: Xử - Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm yêu cầu
lý
tình thảo luận, đóng vai xử lý các tình huống sau:
huống.
1. Trên đường đi học thấy một em bé bị lạc, đang khóc
(15phút)
tìm mẹ em sẽ làm gì?
2. Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đánh nhau để tranh
giành một quả bóng ?
3. Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già
đến hỏi thăm đường. Nếu em là Lan em sẽ làm gì ?
- Gv gọi HS đóng vai xử lí tình huống của nhóm mình.
- GV yêu cầu H nhận xét, bổ sung, kết luận.
- GV nhận xét, kết luận:
1. Dỗ dành em, đưa đến đồn công an nơi gần nhất nhò
sự giúp đỡ.
2. Khuyên ngăn hai em, phân tích điều hay lẽ phải cho
các em nghe và khuyên không nên như vậy
3. Lan nên dừng cuộc chơi, chỉ rõ đường hoặc dẫn cụ
già đến nơi nếu mình biết.
Đánh giá hành vi: dựa vào cách xử lý, giáo viên nhận
xét mức độ thành công trong giao tiếp khi đóng vai, ổn
2. HĐ2: Làm định được hành vi đúng cho các em
việc
với - Gv tổ chức cho H làm việc theo nhóm.
phiếu bài tập - Gv đưa phiếu học tập cho các nhóm thảo luận.
(7phút)
- GV yêu cầu các nhóm lên đính kết quả trên bảng
Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả cho nhau
- Gv nhận xét, kết luận :
Kết luận:
Ngày lễ dành cho các em là ngày quốc tế thiếu nhi 1
thỏng 6
Tổ chức xã hội dành cho người cao tuổi là Hội người
cao tuổi.
Các tổ chức xã hội dành cho trẻ em là : Đội thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh, sao nhi đồng
HĐ3:Tìm
- Em hãy kể với bạn về phong tục tập quán tốt đẹp thể
hiểu truyền hiện tình cảm kính già yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
thống Kính - Gọi HS lên tự giới thiệu va đọc câu ca dao, tục ngữ về
già Yêu trẻ. chủ đề bài học
(7’ )
- GV kết luận :
+ Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi chỗ
trang trọng.
+Con cháu luôn quan tâm, chăm sóc tặng quà cho ông
bà, bố mẹ.
3.Củng cố + Trẻ em được mừng tuổi, tặng quà vào dịp lễ tết.
-Dặn dò
-Củng cố nội dung bài học:
(3-phút)
Gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ.
2 Hs trả lời
Nhận xét
Lắng nghe
Thảo luận theo dãy
- Nhóm lên đóng vai
Nghe
Ghi nhớ
- Làm việc theo nhóm
4
Nghe
- Làm việc cả lớp
- Nghe
- Đọc
Trang 10
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
-Học bài và làm bài tập đầy đủ.
- Nghe
2.2.2. Tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng,
phạm vi, nội dung giao tiếp cho học sinh dân tộc theo các chuẩn hành vi ứng xử:
Tăng cường tổ chức hoạt động theo hướng tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp
cho học sinh là nhằm tạo điều kiện về không gian, thời gian, tạo phương tiện để học
sinh có cơ hội trải nghiệm nhận thức, thái độ, hành vi, kỹ năng của cá nhân trong quá
trình giao tiếp, giúp các em biến tri thức thành hành vi, có cơ hội rèn luyện các kỹ
năng cơ bản để thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và
xã hội, giúp cho học sinh mở rộng các mối quan hệ ứng xử, có cơ hội trải nghiệm
trong nhiều tình huống khác nhau, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện. Đồng thời
khắc phục những nhược điểm do tính đặc thù của học sinh đó là tính thiếu tự tin, nhút
nhát, ngại thể hiện. Thông qua các hoạt động giúp học sinh có cơ hội chia sẻ kiến thức,
kinh nghiệm, có kỹ năng bày tỏ thái độ, quan điểm và hành động của cá nhân trong
mối quan hệ thầy - trò, trò - trò và quan hệ với những người xung quanh.
- Giáo viên cần tăng cường tổ chức các hoạt động trong giờ học và ngoài giờ
học cho học sinh nhằm tạo ra các mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh,
học sinh với học sinh và học sinh với môi trường xung quanh, làm cho quan hệ của
các em được mở rộng, nội dung, đối tượng giao tiếp được mở rộng, thông qua đó mà
phát triển kỹ năng và năng lực giao tiếp cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể, làm quen với cộng
đồng, hoạt động từ thiện của học sinh, vẽ tranh với chủ đề bảo vệ rừng đầu nguồn…
tạo môi trường giao tiếp thân thiện giữa học sinh với môi trường, giữa học sinh với
học sinh.
- Giáo viên phải xây dựng cho học sinh các quy tắc ứng xử trong từng giờ học
theo chuẩn mực đạo đức, nội quy hoạt động của nhà trường nhằm định hướng cho hoạt
động trải nghiệm của học sinh đúng chuẩn mực về quy tắc ứng xử quan hệ giữa giáo
viên với học sinh; giữa học sinh với học sinh; giữa học sinh với những người xung
quanh; giữa học sinh với học tập; rèn luyện; hoạt động thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ...
- Giúp học sinh xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy lớp học; xây dựng văn
hóa nề nếp của lớp thông qua sử dụng hoạt động tự quản, hoạt động Đội để rèn kỹ
năng, hành vi cho học sinh.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh
như: hoạt động từ thiện giúp đỡ người già không nơi nương tựa, trẻ mồ côi...; chăm
sóc di tích lịch sử km 33 đường Hồ Chí Minh Tây; tham gia các hoạt động tuyên
truyền nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 22/12, 20/11. 8/3, 3/3...
Trang 11
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
- Xây dựng tại lớp hộp thư, chia sẻ thông tin nhằm tạo cơ hội cho học sinh rèn
luyện kỹ năng chia sẻ, bày tỏ thái độ và tình cảm cá nhân trong quá trình giao tiếp của
mình.
- Khơi gợi cho các em tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc mình, phát
huy truyền thống tốt đẹp trong quan hệ ứng xử, giao tiếp: đoàn kết, hợp tác, chia sẻ,
nhường nhịn, hiếu khách và mến khách, nói lời hay làm việc tốt.....
2.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng học sinh cùng tham
gia nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tạo môi trường
giao tiếp và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong mối quan hệ giáo viên với
học sinh; học sinh với học sinh; học sinh với tập thể lớp; học sinh với nhóm....Thông
qua đó phát triển ở học sinh kỹ năng hợp tác, hòa nhập, chia sẻ, xử lý tình huống, kỹ
năng kiềm chế xúc cảm cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ
năng hiểu đối tượng giao tiếp, kỹ năng bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân....
- Thiết kế bài học theo hướng dạy học hợp tác, tạo môi trường học hỏi, chia sẻ
lẫn nhau giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh vv.. nhằm huy động
người học tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động, rèn kỹ năng tự chủ, kỹ
năng nhận thức, kỹ năng tư duy, tự tin trước người khác.
- Vận dụng tốt mô hình VNEN vào dạy học, phát huy tối đa tính độc lập, tự chủ
của hội đồng tự quản, nhóm trưởng; lựa chọn các phương pháp, biện pháp kỹ thuật
dạy học có tác dụng thu hút người học cùng tham gia trong môi trường nhóm lớp:
phương pháp thảo luận nhóm,dạy học bằng tình huống, dạy học nêu vấn đề...
- Tăng cường các hình thức hỏi đáp trong quá trình dạy học, giáo dục để rèn kỹ
năng nói cho học sinh.
- Tăng cường sử dụng các tình huống trong dạy học, giáo dục nhằm rèn kỹ năng
ứng xử, xử lý tình huống cho học sinh, giúp các em có cơ hội trải nghiệm kiến thức,
kỹ năng trước những tình huống khác nhau.
- Tạo môi trường học tập thân thiện trong lớp học để học sinh tự tin chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm trong quá trình lên lớp với thầy, với bạn và đánh giá đúng về bản
thân.
- GV cần chú ý khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm của học sinh trong quá
trình giao tiếp đặc biệt là vốn kinh nghiệm đặc trưng ở làng bản nhằm tạo môi trường
để học sinh giao tiếp thành công và hiệu quả.
- Trong kiểm tra, đánh giá các hoạt động cần quan tâm đánh giá kỹ năng nói; kỹ
năng nghe; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng nói lời yêu
cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, nói lời từ chối vv.....
Trang 12
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
- Vận dụng tối đa hiệu quả nhận xét miệng của thông tư 30/2014 – Bộ GD&ĐT
giúp học sinh tự đánh giá, nhận xét bản thân mình cũng như nhận xét hoạt động học
tập của bạn. Tạo điều kiện cho các em được nói, mạnh dạn, tự tin hơn.
2.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mọi hoạt động
nhằm tăng cường tính tự chủ cho các em trong quá trình giao tiếp
Phát huy vai trò tự giác, tự quản, tích cực, chủ động của học sinh vào quá trình
dạy học, quá trình giáo dục nhằm giúp học sinh rèn luyện được các kỹ năng làm chủ
bản thân, kỹ năng nghe chủ định, tự tin trong trình bày, chia sẻ các nội dung cần giao
tiếp, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh
đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể:
- Tăng cường các hoạt động tự quản của HS trong nhà trường như:
+ Hoạt động chào cờ đầu tuần: toàn bộ hoạt động phải do học sinh chủ động
tiến hành, giáo viên là người cố vấn, hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp cho học sinh, không
làm thay học sinh.
+ Hoạt động tự quản 15 phút đầu giờ: Học sinh tự kiểm tra lẫn nhau trong tổ
nhóm về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập trước khi vào tiết học chính, tổ chức
đọc báo, văn nghệ, chia sẻ thông tin vv…
+ Hoạt động ca múa hát tập thể, thể dục giữa giờ......giúp các em rèn luyện kỹ
năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp với người khác.
+ Trong tiết học sinh hoạt lớp, giáo viên hướng dẫn, rèn luyện học sinh từng
bước tự chủ và chủ động trong giờ sinh hoạt để hướng tới trong tiết sinh hoạt lớp.
Giáo viên chủ nhiệm tuyệt đối không được làm thay học sinh, học sinh là người
tự tổng kết phong trào hoạt động của lớp trong tuần, nhận xét kết quả đã đạt được và
chưa đạt được, tuyên dương tổ nhóm, cá nhân làm tốt, nhắc nhở tổ nhóm, cá nhân
chưa tốt, triển khai kế hoạch tuần tiếp theo. Giáo viên là người quan sát, giúp đỡ các
em và chỉ can thiệp khi cần thiết và cuối cùng là người nhận xét, đánh giá hoạt động
của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động giáo phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học ở
trường bán trú: gấp chăn màn, ăn ngủ theo giờ giấc, tham gia câu lạc bộ dân ca, nhảy
sạp, tập thể dục buổi sáng, tham gia thể dục thể thao buổi chiều...
2.2.5. Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong
việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
- Giáo viên cần phải tranh thủ được sự hỗ trợ của các lực lượng trong nhà
trường và cộng đồng như Liên đội, Chi đoàn, Xã đoàn ...trong hoạt động giáo dục kỹ
năng giao tiếp cho học sinh nhằm hướng tới xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng
giao tiếp rộng, thống nhất. Từ đó, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
Trang 13
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh và nâng cao được hiệu quả của
hoạt động giáo dục.
- Phối hợp nhà trường, Liên đội tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận
chuyên đề giao tiếp học đường (cho học sinh sắm vai, trải nghiệm tình huống- tìm giải
pháp ứng xử-giao tiếp) giúp học sinh tiếp cận và tiếp thu kiến thức, hình thức kỹ năng
giao tiếp từ chính các hoạt động thực tế đó.
- Giáo viên luôn gần gũi, cởi mở, trò chuyện, động viên học sinh..., tạo môi
trường giao tiếp thân thiết, tự nhiên và hiệu quả.
- Khuyến khích những thái độ, hành vi tốt trong giao tiếp của các em.
- Phải tôn trọng ý kiến của học sinh, biết lắng nghe ý kiến của các em. Đồng
thời nhận định và phân tích cho các em, dùng các biện pháp khéo léo, tâm lý để các
em ý thức được hành vi sai, chuyển đổi hành vi cho phù hợp.
- Bên cạnh đó gia đình là môi trường giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đối với việc
hình thành nhân cách và giáo dục kỹ năng giao tiếp của học sinh. Sinh hoạt, nếp sống
của mỗi thành viên trong gia đình có ảnh hưởng nhất định tới định hướng phát triển
của các em. Chính vì vậy, thông qua các cuộc họp phụ huynh giáo viên lồng ghép
nâng cao nhận thức hiểu biết cho phụ huynh học sinh, tạo điều kiện cho phụ huynh có
điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao
tiếp cho con em mình, dành thời gian để đôn đốc - kiểm tra - theo dõi sự biến đổi trong
giao tiếp, cách cư xử, hành vi, thái độ,...của con em mình.
- Giáo viên cần tranh thủ sự giúp đỡ của hội cha mẹ phụ huynh học sinh, hội
khuyến học... trong việc quan tâm sát sao tới giáo dục nói chung và giáo dục kỹ năng
giao tiếp nói riêng; quan tâm tới các hành vi của các em, kịp thời thông báo cho gia
đình, với nhà trường những hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức. Phối hợp để tạo
ra nhiều sân chơi, văn hóa lành mạnh và các điều kiện khác cho các em học tập, vui
chơi, thông qua đó các em biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống của
cuộc sống giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em.
2.2.6. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua một số hoạt động
đặc thù của mô hình trường bán trú:
Để khắc phục cá tính nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp,... nhà trường đã tích
cực chỉ đạo các giáo viên giáo dục học sinh thông qua các buổi sinh hoạt nội trú để
giúp các em rèn kỹ năng ứng xử giao tiếp sao cho có văn hóa.
Để giúp các em hiểu thêm về xã hội, nhà trường đã chú trọng vấn đề rèn kỹ
năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, lời nói và giao tiếp không lời bằng ánh mắt cử chỉ
thông qua các hoạt động xã hội như: tham gia các phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp”,
chăm sóc bồn hoa cây cảnh, di tích lịch sử Km 33 đường Hồ Chí Minh Tây,…
Trang 14
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
Tổ chức trò chơi đối đáp nhanh trong các giờ sinh hoạt tập thể làm cho các em
phải suy nghĩ vận động và phải ra quyết định, phải đồng ý hay không đồng ý, từ chối
hay hợp tác một cách nhanh nhẹn và dứt khoát.
Thường xuyên tổ chức hoạt động học hát dân ca, tập văn nghệ vào tối thứ 5
hàng tuần, cho các phòng ở khu bán trú thi thể thao và thi văn nghệ với nhau, hay các
cuộc thi vẽ sáng tác tranh theo các chủ đề... đã giúp học sinh nhận thức đầy đủ về văn
hóa bản sắc dân tộc, có lòng nêu cao tinh thần truyền thống, có ý thức giữ được bản
sắc văn hóa dân tộc mình.
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan tâm, gần gũi với các em học sinh khu
bán trú như là người cha, người mẹ thứ hai của các em để hiểu được tâm tư nguyện
vọng của các em, phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được
tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con em về kĩ năng
sống và kĩ năng giao tiếp.
- Gắn việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua các việc đơn giản, cụ thể: trang
trí phòng ở, trồng rau và chăm sóc cây xanh, vệ sinh khu bán trú, thời gian ăn, nghỉ,
giờ tự học của các em...
2.3. Kết quả:
Qua việc tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, xác định được những hạn chế cơ
bản trong giao tiếp mà học sinh mắc phải. Trong quá trình giảng dạy, giáo dục, được
sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và chuyên môn, kết hợp áp dụng các
phương pháp trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú học tập, có sự chuyển biến
tích cực trong giao tiếp. Các em ham học, tự tin trong giao tiếp và diễn đạt, chất lượng
học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua kết
quả như sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH LỚP 5
TẠI TRƯỜNG ĐANG CÔNG TÁC VÀO CUỐI HỌC KÌ II
(Khảo sát trên 32 học sinh khối 5 của trường)
Các kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng chào hỏi
Kĩ năng tiếp nhận và truyền thông
tin
Kĩ năng chia sẻ
Kĩ năng thương lượng
Kĩ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi
Kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị
Kĩ năng xử lý tình huống
Mức độ khá – tốt- tự tin
Mức độ chậm, ít linh hoạt
Số lượng
29
%
90.6
Số lượng
3
%
9.7
27
84.3
5
15.7
25
23
25
22
17
78.2
71.9
78.2
68.8
53.2
7
9
7
10
15
21.8
28.1
21.8
31.2
46.8
Trang 15
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
Kĩ năng thuyết trình trước đám
đông
Kĩ năng hợp tác làm việc
Kĩ năng thuyết phục
Kĩ năng từ chối lời yêu cầu, đề nghị
của người khác
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng biểu lộ thái độ, tình cảm
Kĩ năng lắng nghe
14
46.9
18
53.1
25
18
78.2
56.3
7
14
21.8
43.7
25
78.2
7
21.8
17
26
27
53.2
81.3
84.4
15
6
5
46.8
18.7
13.6
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho đối tượng học sinh dân tộc lớp 5 là việc làm cần
thiết trong công tác giáo dục, nhằm tìm ra phương thức giáo dục hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp, nhà trường.
Kết quả đã cho thấy học sinh ở lớp tôi đã có sự chuyển biến tích cực về nhận
thức, thái độ và hành vi so với trước đó. Qua đó càng khẳng định tính hiệu quả và tính
giá trị của các biện pháp giáo dục mà đề tài đã xây dựng:
Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp
cho học sinh thông qua dạy học các môn học có ưu thế:
Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp phải
đảm bảo 2 mục tiêu chính và cụ thể đó là mục tiêu của bài học và mục tiêu giáo dục kỹ
năng giao tiếp cho học sinh.
- Khi thực hiện bài học, giáo viên rút ra kết luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp
sau từng phần nội dung của bài học và khi kết thúc bài học.
- Giáo viên khi thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ
năng giao tiếp cần có sự lựa chọn những phương pháp, biện pháp giáo dục kỹ năng
giao tiếp sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm trình
độ nhận thức của học sinh, phù hợp với mục tiêu nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp.
Trong tổ chức bài học trên lớp cho học sinh, giáo viên cần có thái độ thân thiện nhằm
thu hút sự tham gia tích cực của học sinh trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Việc lồng
ghép chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp không chỉ có thực hiện trên lớp, qua bài
học mà cần tăng cường, tổ chức lồng ghép ngay cả trong các hoạt động ngoài giờ lên
lớp, trong các hoạt động sinh hoạt tập thể.
Tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng, phạm
vi, nội dung giao tiếp cho học sinh dân tộc theo các chuẩn hành vi ứng xử:
- Tăng cường tổ chức các hoạt động trong giờ học và ngoài giờ học cho học sinh
thông qua đó mà phát trỉển kỹ năng và năng lực giao tiếp cho học sinh.
Trang 16
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
- Tạo môi trường giao tiếp thân thiện giữa con người với môi trường, giữa con
người với con người thông qua các loại hình hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt tập
thể, tham quan dã ngoại, làm quen với cộng đồng, hoạt động từ thiện của học sinh…
- Xây dựng các quy tắc ứng xử trong trường học và trong từng giờ học theo
chuẩn mực đạo đức.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy lớp học; xây dựng văn hóa nề nếp của
lớp.
- Tăng cường mở rộng phạm vi giao tiếp, đối tượng, nội dung giao tiếp như:
hoạt động từ thiện giúp đỡ người già không nơi nương tựa, áo lụa tặng bà...; chăm sóc
di tích lịch sử...
- Xây dựng hộp thư, chia sẻ thông tin nhằm tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện
kỹ năng chia sẻ, bày tỏ thái độ và tình cảm cá nhân trong quá trình giao tiếp của mình.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tăng cường
kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc
- Thiết kế bài học theo hướng dạy học hợp tác, tạo môi trường học hỏi, chia sẻ
lẫn nhau giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh vv..
- Vận dụng tốt mô hình VNEN vào dạy học, phát huy tối đa tính độc lập, tự chủ
của hội đồng tự quản, nhóm trưởng; lựa chọn các phương pháp, biện pháp kỹ thuật
dạy học có tác dụng thu hút người học cùng tham gia trong môi trường nhóm lớp.
- Tăng cường các hình thức hỏi đáp trong quá trình dạy học, giáo dục để rèn kỹ
năng nói cho HS.
- Vận dụng tốt nhận xét miệng theo thông tư 30/2014 - Bộ GD&ĐT để động
viên, khuyến khích học sinh tự tin nhận xét lẫn nhau.
- Khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm của HS trong quá trình giao tiếp nhằm
tạo môi trường để HS giao tiếp thành công và hiệu quả.
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mọi hoạt động nhằm
tăng cường tính tự chủ cho các em trong quá trình giao tiếp
- Tăng cường các hoạt động tự quản của HS trong nhà trường như: Hoạt động
chào cờ đầu tuần, hoạt động tự quản 15 phút đầu giờ, hoạt động ca múa hát tập thể, thể
dục giữa giờ, tiết học sinh hoạt lớp
- Tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học ở
trường bán trú: gấp chăn màn, ăn ngủ theo giờ giấc, tham gia câu lạc bộ dân ca, nhảy
sạp, tập thể dục buổi sáng, tham gia thể dục thể thao buổi chiều...
- Tạo điều kiện để HS phát huy năng lực, GV chú ý khơi dậy tiềm năng của
từng HS, phát huy năng lực sẵn có của các em, giúp các em phát triển năng lực cá
nhân thông qua các hoạt động thường ngày.
Trang 17
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc
thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
- Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong quá trình giáo dục
kỹ năng giao tiếp cho HS và nâng cao được hiệu quả của hoạt động giáo dục.
- Tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận chuyên đề giao tiếp học đường
- Thầy, cô giáo luôn gần gũi, cởi mở, trò chuyện, động viên học sinh
- Tôn trọng ý kiến của học sinh, biết lắng nghe ý kiến của các em. Đồng thời
nhận định và phân tích cho các em, dùng các biện pháp khéo léo, tâm lý để các em ý
thức được hành vi sai, chuyển đổi hành vi cho phù hợp.
- Định hướng và giáo dục những giá trị giao tiếp phù hợp chuẩn mực đạo đức
của các em. Khuyến khích những thái độ, hành vi tốt trong giao tiếp của các em.
- Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình luôn làm gương cho con em trong
các hoạt động, trong cuộc sống.
- Thường xuyên có sự phản ánh, liên hệ với nhà trường để tham gia vào quá
trình giáo dục các em.
Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua một số hoạt động đặc thù
của mô hình trường bán trú:
- Giáo dục học sinh thông qua các buổi sinh hoạt nội trú để giúp các em rèn kỹ
năng ứng xử giao tiếp sao cho có văn hóa thông qua các hoạt động xã hội như: tham
gia các phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp”, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, di tích lịch sử…
- Tổ chức trò chơi đối đáp nhanh trong các giờ sinh hoạt tập thể làm cho các em
phải suy nghĩ vận động và phải ra quyết định, phải đồng ý hay không đồng ý, từ chối
hay hợp tác một cách nhanh nhẹn và dứt khoát.
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan tâm, gần gũi với các em, tìm hiểu
tâm tư nguyện vọng của các em, phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh giáo dục và
rèn luyện cho con em về kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp.
Gắn việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua các việc đơn giản, cụ thể: trang
trí phòng ở, trồng rau và chăm sóc cây xanh, vệ sinh khu bán trú, thời gian ăn, nghỉ,
giờ tự học của các em...
3.2. Kiến nghị, đề xuất
* Đối với nhà trường:
- Cần chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học kết hợp đạo tạo, bồi dưỡng
và phát triển kĩ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong quá trình học tập tại
trường để khi ra trường, học sinh có thể mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động trong
cuộc sống.
Trang 18
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
- Xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, đồng bộ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội nhằm tăng hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống nói chung, giáo dục rèn
luyện giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cho học sinh nói riêng.
* Đối với giáo viên:
- Cần nâng cao nhận thức về vai trò giáo dục kỹ năng giao tiếp đối với học sinh,
từ đó có những biện pháp giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp
cho học sinh dân tộc một cách có hiệu quả.
- Cần tạo ra một môi trường giao tiếp rộng lớn, có sân chơi phát triển giao tiếp,
kỹ năng giao tiếp phù hợp với đặc điểm, điều kiện môi trường giáo dục học sinh dân
tộc để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho các em.
- Thường xuyên chú trọng đưa thêm kiến thức địa phương vào trong bài học. Có
kế hoạch phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ,
ngoại khoá, lồng ghép trong các môn học.
* Đối với học sinh:
- Cần nâng cao nhận thức về vai trò của giao tiếp, kỹ năng giao tiếp đối với bản
thân, coi kĩ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong vốn kĩ năng sống của mình.
- Tự xây dựng được cho bản thân kế hoạch học tập đa dạng, phong phú để phát
triển năng lực nhận thức, tăng cường tự giao tiếp dưới các hình thức học tập, sinh hoạt
ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ... phù hợp với đặc thù vùng miền của mình.
Trên đây là một số giải pháp nhằm giáo dục nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học
sinh lớp 5 (Bru – Vân Kiều) tại xã biên giới đã được tôi áp dụng trong quá trình công
tác tại trường và đã ít nhiều thu được kết quả khả quan. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
các cấp lãnh đạo, các đồng chí, đồng nghiệp đóng góp ý kiến chân thành để bài viết
của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
1. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
I.2. Điểm mới của đề tài
Trang
Trang
Trang
Trang 19
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều
I.3. Phạm vi áp dụng của đề tài
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng về giáo dục kĩ năng giao tiếp của học sinh tại trường
2.1.1. Thực trạng hoàn cảnh kinh tế - xã hội
2.1.2. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh tại địa bàn công tác
2.1.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng giao tiếp và giáo
dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh
2.1.4. Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh
2.1.5. Thực trạng sử dụng phương pháp, biện pháp giáo dục kĩ năng
giao tiếp cho học sinh
2.1.6. Thực trạng các hình thức giáo dục kĩ năng giao tiếp đã được
tiến hành
2.2. Các giải pháp
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Trang
Trang
Trang
Trang
Trang
Trang
Trang
Trang
Trang
Trang
Trang
Trang
Trang
Trang 20