Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức xử phạt vi phạm hành chính và chỉ ra sự kế thừa, phát triển của các quy định này so với Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi, bổ sung 2007, 2008)”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.45 KB, 11 trang )

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội ta có thể thấy các hành vi vi phạm pháp luật hành chính
xảy ra khá phổ biến, dù ít hay nhiều những hành vi này đều xâm hại đến các quan hệ
xã hội mà pháp luật bảo vệ và gây nguy hiểm cho xã hội. Nói như vậy không có
nghĩa là ta có thể đồng nhất vi phạm pháp luật hành chính với tội phạn hình sự. Vi
phạm hành chính gây nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hành sự. Nếu không phân biệt rõ hai lại vi phạm pháp luật này rất dễ xảy ra
tình trạng để lọt tội phạm hoặc xử lí oan người vi phạm chưa đến mức phạm tội.
Cũng như tội phạm, một khi một cá nhân hay tổ chức đã được xác định là vi phạm
hành chính thì cá nhân hay tổ chức đó phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi vi phạm của mình. Để đảm bảo tính công bằng trong pháp luật thì nhà nước đã
đưa ra các hình thức xử phạt vi phạm hành chính khác nhau đối với các từng đối
tượng và hành vi khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về hình thức xử lí vi phạm hành
chính em xin chọn đề bài “Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về
hình thức xử phạt vi phạm hành chính và chỉ ra sự kế thừa, phát triển của các
quy định này so với Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi, bổ sung
2007, 2008)”.
PHẦN II: NỘI DUNG
I, Quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong Luật Xử lí vi
phạm hành chính 2012:
1, Một số khái niệm cơ bản:
a, Khái niệm vi phạm hành chính:
Theo Khoản 1- Điều 2 Luật Xử lí vi phạm hành chính ta (viết tắt là Luật
XLVPHC) có thể đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính như sau: “Vi phạm hành
chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật
phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Theo đó ta có thể hiểu vi phạn hành chính là
hành vi trái pháp luật hành chính, xâm hại đến các mối quan hệ xã hội liên quan đến
quản lí hành chính nhà nước, ảnh hưởng đến trật tự quản lí xã hội, gây nguy hiểm
cho xã hội. Nhưng những hành vi này vẫn chưa được coi là tội phạm vì mức độ
nguy hiểm và mức độ gây thiệt hại của những hành vi này đều thấp hơn tội phạm


nên không thể coi đó là tội phạm. Chính vì vậy khi xem xét về một vi phạm hành
chính phải phân biệt rõ ràng ranh rới giữa 2 lại vi phạm này để không thể nhầm lẫn.
1


b, Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính:
Theo định nghĩa về vi phạm hành chính nêu ở trên thì khi đã xác định được một
hành vi là vi phạm hành chính thì cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành
chính sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Khoản 2 – Điều 2 Luật
XLVPHC quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử
phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính”. Ta có thể hiểu xử phạt vi phạm hành chính là việc mà những
người có thẩm quyền được quy định trong luật này phạt các cá nhân và tổ chức đã
thực hiện hành vi vi phạm hành chính thông qua các hình thức xử phạt, và các biện
pháp khắc phục hậu quả. Thông qua xử phạt hành chính nhà nước muốn giáo dục,
cải tạo, răn đe đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm, cũng là để ngăn ngứa tái
phạm hoặc sự vi phạm của các cá nhân tổ chức khác. Để tránh tình trạng vi phạm
pháp luật ngày càng nhiều và hạn chế các vi phạm nặng hơn mang tính hành sự.
2, Các quy định về hình thức xử lí vi phạm hành chính:
Đối với từng cá nhân, tổ chức hay từng hành vi vi phạm hành chính khác nhau
mà người ta có thể áp dụng linh hoạt những hình thức xử phạt hành chính khác nhau
sao cho công bằng, phù hợp. Đối với từng cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị áp dụng
một hình thức xử phạt chính, đi kèm là những hình thức xử phạt bổ sung.
a, Cảnh cáo:
Theo Điều 22 Luật XLVPHC: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì
bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính
do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được
quyết định bằng văn bản”. Cũng theo quy định của khoản 2 – Điều 21 luật này thì

hình thức xử phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt chính được áp dụng cho cá nhân hay
tổ chức vi phạm.cảnh cáo được coi là hình thức xử phạt nhẹ nhất trong các hình thức
xử phạt. Hình thức xử phát này được áp dụng cho các cá nhân hay tổ chức vi phạm
nhẹ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ được quy đinh tại Điều 9 luật xử lí vi phạm hành
chính. Những cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi mà trong các văn bản pháp
luật quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc những cá nhân chưa
thành niên (từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) cũng có thể áp dụng hình thức xử phạt
này.
2


Ví dụ: Đối với hành vi gây tiêng động lớn làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư
nơi công cộng trong khảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sang ngày
hôm sau của cá nhân hoặc tổ chức sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000
đồng đến 300.000 đống theo Khoản 1 – Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực anh ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng,
chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Như vậy
nếu cá nhân hoặc tổ chức này vi phạm lần đầu hoặc là cá nhân từ đủ 14 đến dưới 16
tuổi sẽ bị xử phạt cảnh cáo.
Vì cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ nhất mà nhà nước đưa ra đối với một hành
vi vi phạm hành chính nên mức độ nghiêm khác cũng thấp hơn chế tài hình phạt
cảnh cáo trong hình sự và cũng không bị coi là án tích như trong hình sự nên nó
mang tính giáo dục cao hơn là răn đe như hình phạt cảnh cáo trong hình sự, nó cũng
hướng người vi phạm đến việc nâng cao ý thức pháp luật, để họ có cơ hội sửa chữa.
b, Phạt tiền:
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 23 Luật XLVPHC
2012. Theo đó ta có thể thấy điều luật này đã quy đinh rõ về mức phạt tiền đối với
cá nhân có điềm khác biệt so với mức phạt tiền của tổ chức. Đối với cá nhân mức
phạt tiền thấp nhất là 50.000 đồng, cao nhất là 1.000.000.000 đồng còn đối với tổ
chức mức phạt tiền thấp nhất là 100.000 đồng và cao nhất là 2.000.000.000 đồng.

Như vậy, ta thấy nếu cùng có một hành vi vi phạm nhưng tổ chức lại có mức phạt
tiền cao gấp hai lần cá nhân. Nhà nước quy định như vậy là vì tổ chức không chỉ có
tư cách pháp lí cao hơn cá nhân mà cả trong việc thực hiện hành vi vi phạm hành
chính, vi phạm của cá nhân chỉ thể hiện ý chí chủ quan của một cá nhân đó, còn đối
với tổ chức lại là ý chí của nhiều cá nhân trong tổ chức đó nên mức độ thệt hại cũng
sẽ cao hơn. Mà trong nhiều trường hợp khả năng kinh tế của tổ chức cũng cao hơn
cá nhân, hơn nữa phạt nặng đối với tổ chức sẽ có nâng cao được tính giáo dục, răn
đe, nâng cao ý thức pháp luật của từng cá nhân trong tổ chức đó. Khoàn 1 – Điều 23
cũng có sự phân biết giữa mức phạt tiền áp dụng đối với các vi phạm trong lĩnh vực
giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội xảy ra trong
khu vực nội thành các thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp này mức
phạt tiền có thể cao hơn nhưng không quá hai lần so với mức phạt chung. Việc quy
định mức hình phạt thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc
trung ương căn cứ vào mức phạt vi phạm hành chính đối với từng kĩnh vực vi phạm
theo quy định của Chính phủ.
3


Về quy định mức tiền phạt tối thiểu và tối đa cụ thể đối với từng lĩnh vực vi
phạm. Trên cơ sở khung hình phạt tối thiểu và tối đa đã được quy định người có
thẩm quyền căn cứ vào mức độ, tính chất, tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ mà xác
định mức phạt sao cho thích hợp, công bằng, linh hoạt. Phương thức để xác định
khung mức phạt tiền phù hợp với từng loại vi phạm mà tính chất, mức độ vi phạm,
hậu quả có thể định lượng được theo điểm b, Khoản 2 – Điều 23 đó là: “xác định số
lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi
phạm”. Theo cách quy định này, trong từng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính
cụ thể, Chính phủ sẽ xác định khung tiền phạt cho phù hợp với tính chất, mức độ của
từng hành vi vi phạm. Mức tiền phạt tối thiểu, tối đa trong các lĩnh vực được quy
đinh tại Điều 24 Luật xử lí vi phạm hành chính. Điều 23 cũng xác định mức tiền
phạt là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó, nếu có tình tiết giảm

nhẹ thì tiền phạt sẽ giảm xuống nhưng không quá mức tối thiểu, còn nếu có tình tiết
tăng nặng thì ngược lại. Ta thấy hình thức phạt tiền không chỉ có ý nghĩa giáo dục
mà còn đánh vào kinh tế của cá nhân tổ chức, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật và
số tiền phạt được bổ sung và công quỹ quốc gia.
Ví dụ: Theo Điều 8, Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với hành vi ghi sổ kế toán không đầy đủ nội dung chủ yếu theo
quy định. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi ghi sổ kế
toán không tuân thủ phương pháp quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế
toán. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có
chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu
trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo sổ kế toán.
Đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính việc áp dụng mức tiền phạt
cũng có những điềm riêng biệt: Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi chỉ bị phạt cảnh
cáo, không bị phạt tiền. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị
phạ tiền thì chỉ có thể phạt không quá một phần hai mức phạt đối với người thành
niên, trường hợp họ không có người nộp phạt thì người đại diện hoặc người giám
hộ nộp phạt thay.
c, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn:
4


Khoản 2 – Điều 21 quy định hình thức xử phạt này có thể là hình thức xử phạt
chính hoặc là hình thức xử phạt bổ sung. Đối với hình thức tước quyền sử dụng
giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề Khoản 1 - Điều 25 quy định: “Tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong
giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép,

chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi
trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề”. Như vậy, ta thấy hình thức xử phạt này
dành cho những vi phạm nghiêm trọng trong quy định về việc sử dụng giấy phép
hoặc chứng chỉ hành nghề. Việc tước quyền sử dụng giây phép hoặc chứng chỉ hành
nghề sẽ do người có thẩm quyền quyết định, thời hạn tước có thể từ 1 tháng đến 24
tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực (khoản 3, Điều 25) tuỳ theo mức độ
vi phạm. Giấy phép và chứng chỉ hành nghề trong thời gian bị tước quyền sử dụng
sẽ do người có thẩm quyền cất giữ. Hình thức phạt này chỉ được áp dụng khi có đầy
đủ hai điều kiện: Một là: văn bản pháp luật về xử lí vi phạm hành chính quy định có
thể áp dụng hình phạt này đối với từng hành vi cụ thể. Hai là: cá nhân, tổ chức đã
có hành vi vi phạm về quy định sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề.
Trong thời gian bị tước giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề tổ chức, cá nhân vi
phạm không được thực hiện những hoạt động ghi trên giấy phép, chứng chỉ hành
nghề.
Ví dụ: Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt hình thức xử
phạt đối với hành vi điều khiển ôtô đi ngược chiều là phạt tiền từ 800.000 đồng đến
1.200.000 đồng và có thể bị tước giấy phép lái xe tối đa 2 tháng (60 ngày).
Đối với việc đình chỉ có thời hạn. Cũng giống như tước quyền sử dụng giấy
phép, chững chỉ hành nghề việc đình chỉ cũng có thời hạn từ 1 tháng đến 24 tháng.
Đình chỉ ở đây là đình chỉ các hoạt đông của tổ chức, cá nhân vi phạm gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc có khả năng trên thực tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trong
trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng trên thực tế gây hậu quả
nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khoẻ con người, môi trường của cơ sở mà theo
quy định của pháp luật phải có giấy phép kinh doanh thì bị đình chỉ một phần hoạt
động gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị tước giấy phép. Hoặc
trường hợp của cá nhân, tổ chức cũng gây hậu quả như trên nhưng thêm lĩnh vực
5



trạt tự an toàn xã hội và việc hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không cần
giấy phép có thể bị đình chỉ một phần hoạt động hoặc toàn bộ hoạt động của cá
nhân, tổ chức đó.
Không chỉ có thể ngăn chặn được hành vi trái pháp luật hành chính mà cá nhân
hau tổ chức gây ra, hình thức xử phạt này còn có thể ngăn chặn được những hậu
quả lớn hơn có thể xảy ra nếu không được ngăn chặn kịp thời.
Ví dụ: Quyết định 06/QĐ-XPVPHC của Cục Xuất bản - In và Phát hành có nêu
rõ, công ty Mỹ Quyên đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là in hai cuốn sách
Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014 và Bộ luật hình sự và văn bản
hướng dẫn thi hành 2014 của NXB Lao động - xã hội không có giấy phép hoạt động
in, quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành
chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Vì thế, công ty Mỹ Quyên bị phạt tiền 140
triệu đồng, đồng thời bị đình chỉ hoạt động trong 9 tháng.
d, Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
Cũng giống hình thức xử phạt trên, hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm cũng vừa có thể là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức bổ sung. Những
tang vật để phục vụ hành vi vi phạm như phương tiện hang hoá hoặc tiền sẽ bị tịch
thu và sung vào công quỹ nhà nước. Việc tịch thu sẽ do người có thẩm quyền thực
hiện theo quy định của pháp luật. Hình thức xủ phạt này dành cho những cá nhân,
tổ chức cố ý thực hiện hành vi vi phạm hành chính nghiêm trọng. Những đồ vật bị
tịch thu (vật, tiền, phương tiện,…) là những tang vật trực tiếp của vi phạm hành
chính hoặc là cong cụ trực tiếp để thực hiện vi phạm hành chính, nếu không có tang
vật thì không thể vi phạm hành chính. Hoặc là những tang vật là ma tuý, vũ khí, vật
liệu nổ, vật phẩm cầm lưu hành, cổ vật, bảo vật quốc gia,… thì có thể tịch thu trong
mọi trường hợp. Như vậy hình thức này vừa có thể ngăn chặn được các hành vi vi
phạm hành chính gây ra hậu quả nghiêm trọng, vừa bổ sung cho công quỹ quốc gia,
vừa mang tính răn đe, giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người.
Ví dụ: Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng

cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm.
Phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm nếu hàng cấm có giá trị
từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm sẽ bị tịch thu
phương tiện vận tải.
6


e, Trục xuất:
Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 21 Luật XLVPHC cũng quy định trục xuất có
thể là hình phạt chính vừa có thể là hình phạt bổ sung. Vì trục xuất là hình thức xử
phạt chỉ áp dụng đối với người nước ngoài mà theo điểm c, Khoản 1 - Điều 5, Luật
XLVPHC thì cá nhân hay tổ chức nước ngoài làm việc trên lãnh thổ Việt Nam vi
phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo pháp luật
Việt Nam (trừ những trường hợp các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tham gia quy định khác). Chính vì thế Khoản 1 – Điều 27, Luật
XLVPHC “Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi
phạm hành chính tại Việt Nam phả rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”. Việc áp dụng hình phạt trục xuất và thủ thục trục xuất do Chính
phủ quy định (Nghị định 112/2013/NĐ-CP về quy định hình thức xử phạt trục xuất,
biện pháp tạm giữ người, áp giả người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý
người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất).
Tuy nhiên đối vói người không có quốc tịch mà không xác định được họ đến từ đâu
thì không áp dụng hình thức trục xuất đối với những người này.
Ví dụ: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013của Chính phủ Quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; phòng
chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy
định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
(Điều 17). Người nước ngoài có hành vi không khai báo tạm trú theo quy định hoặc
sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ
16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép sẽ bị phạt từ

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và có thể bị trục xuất.
II, Sự kế thừa, phát triển của các quy định về hình thức xử phạt hành chính
của Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 so với Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành
chính 2002 (sửa đổi, bổ sung 2007, 2008):
1, Về nội dung:
Về cơ bản, các hình thức xử phạt được quy định và phát triển dựa trên kết cấu
các hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung của Pháp lệnh Xử lí vi
phạm hành chính (viết tắt là Pháp lệnh XLVPHC), trong đó, hình thức xử phạt tiền,
cảnh cáo vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống hình thức xử phạt chính để làm cơ
sở cho việc giao Chính phủ quy định hình thức xử phạt áp dụng đối với mỗi hành vi
7


vi phạm hành chính cụ thể tại các nghị định. Bên cạnh đó Luật XLVPHC cũng có
những thay đổi, bổ sung cho các hình thức xử phạt để nhằm nâng cao sự chủ động
của người có thẩm quyền xử phạt và bảo đảm hình thức xử phạt được áp dụng phù
hợp với tính chất, mức độ của mỗi hành vi vi phạm.
a, Hình thức xử phạt cảnh cáo:
Trên cơ sở giữ nguyên tinh thần của Pháp lệnh XLVPHC quy định điều kiện để
áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo và giao cho người thi hành pháp luật quyết định
áp dụng trong từng trường hợp thực tế cụ thể như “hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ
được áp dụng đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi”. Luật XLVPHC bổ sung quy
định làm rõ thêm việc cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện hành vi vi phạm hành
chính là vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ chỉ có thể bị áp dụng hình thức
xử phạt cảnh cáo khi có quy định về việc áp dụng hình thức xử phạt này.
b, Hình thức phạt tiền:
Khoản 1 Điều 23 của Luật đã tăng mức phạt tối thiểu và tối đa nhằm bảo đảm
hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính, đáp ứng yêu cầu phòng, chống vi
phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay. Mức phạt tối thiểu được điều chỉnh từ
10.000 đồng lên 50.000 đồng, mức phạt tối đa được điều chỉnh lên 2 tỷ đồng. Tuy

nhiên Luật cũng đã loại trừ trường hợp các luật đặc thù có quy định khác thì áp dụng
mức phạt tiền tối đa theo quy định của các luật đó (Khoản 3 – Điều 24). Thêm vào
đó đoạn 2 của khoản 1 – điều 23 của Luật cúng quy định thêm về mức phạt tiền cao
hơn mức phạt chung áp dụng đối với cùng một hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông, môi trường và quản lý đô thi tại khu vực nội thành của các thành phố trực
thuộc trung ương và thẩm quyền quy định mức phạt. Luật XLVPHC cũng đảm bảo
được tính thống nhất với mức phạt tiền là hình phạt của bộ Luật Hình sự. Hơn nữa,
trong quy định về hình thức phạt tiền, không giống như Pháp lệnh, Luật đã chia ra
hai điều luật để quy định về hình thức phạt tiền và mức phạt tiền để có thể quy định
rõ hơn về hình thức xử phạt này.
c, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn:
Pháp lệnh XLVPHC hiện hành chỉ ghi nhận hình thức xử phạt tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trên thực
tiễn, có nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh trong nhiều ngành nghề mà
pháp luật không quy định phải có giấy phép, chứng chỉ hành nghề là điều kiện hoạt
8


động, kinh doanh. Chính vì vậy, khi cá nhân, tổ chức đó vi pham ở mức độ nghiêm
trọng, gây hậu quả hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả tới môi trường và tính
mạng, sức khỏe con người, trật tự, an toàn xã hội, cần thiết phải đình chỉ hoạt động
một phần (đối với phần hoạt động vi phạm) hoặc toàn bộ hoạt động vi phạm thì
không có chế tài xử phạt tương xứng. Vì vậyLuật đã bổ sung hình thức xử phạt đình
chỉ hoạt động có thời hạn bên cạnh hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề. Đây là là cách thức hợp lý để xử lý đối với doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất... vi phạm hành chính nhưng theo quy định pháp luật họ không cần phải có giấy
phép, chứng chỉ.
Bên cạnh đó, thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với một số doanh nghiệp
lớn cho thấy nếu tước quyền sử dụng giấy phép của những doanh nghiệp này sẽ gây

ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như người lao
động trong doanh nghiệp. Vì lý do này, Luật đưa ra hình thức xử phạt đình chỉ hoạt
động có thời hạn được áp dụng trong trường hợp hành vi vi phạm phát sinh từ hoạt
động, vận hành của một quy trình, bộ phận nhất định của một doanh nghiệp, nhà
máy lớn chứ không phải toàn bộ doanh nghiệp, nhà máy đó, không cần thiết phải
tước giấy phép hoạt động để tránh việc gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
d, Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
Ngoài việc quy định việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là
việc sung vào ngân sách nhà nước, tiền, vật, hang hoá liên quan đến vi phạm thì
Điều 26 Luật XLVPHC còn nói thêm đối tượng áp dụng của hình thức xử phạt này
đó là những cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng do lỗi cố ý. Ngoài ra việc quy
định về việc xử lí tang vật, phương tiện vi phạm cũng được quy định ở điều 82 của
luật này. Nó cũng không nói đến việc có thu tang vật, phương tiện mà cá nhân, tổ
chức không phải là chủ sở hữu hay không như trong Pháp lệnh. Tuy nhiên việ này
cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho các nhà làm luật khi giải quyết những vụ việc liên
quan khi mà cá nhân tổ chức không phải là chủ sở hữu của tang vật, phương tiện bị
tịch thu. Nếu tịch thu những tang vật phương tiện này sẽ ảnh hưởng đến quyền của
chủ sở hữu tang vật, phương tiện đó trên thực tế.
e, Trục xuất:
Về cơ bản quy định về hình thức trục xuất trong Luật XLVPHC kế thừa từ Pháp
lệnh XLVPHC, không có gì thay đổi. cũng có điểm cần lữu ý đó là theo Pháp lệnh
9


quy định chỉ hình thức xử phạt trục xuất có thể áp dụng là hình thức xử phạt chính
hoặc là hình thức xử phạt bổ sung. Nhưng trong luật đã quy định có thêm hai hình
thức xử phạt bổ sung khác là Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn và Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2. Về hình thức, bố cục:

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Chương II: Các
hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả của Pháp
lệnh XLVPHC. Còn đối với Luật XLVPHC, hình thức xử lí vi phạm hành chính
được quy định tại Mục 1, Chương 1, Phần 2 của Luật. Nếu các hình thức xử lí vi
phạm quy định trong Pháp lệnh được bó vào chung với các biện pháp khắc phục hậu
quả thì ở Luật phần quy định về các hình thức xử phạt hành chính được quy định
tách biệt với các biện pháp khắc phục hậu quả thành hai mục khác nhau trong cùng
một chương. Điều này giúp cho các nhà làm luật có thể phân biệt được hình thức xử
phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, tránh tình trạng, nhầm lẫn, sai sót trong việc
quy định hình thức xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Vị trí các hình thức xử
phạt của Luật so với Pháp lệnh cũng có sự thay đổi. Sau khi Luật quy định hình thức
xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật,
phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính cũng có thể vừa là hình phạt chính, vừa
là hình phạt bổ sung thì trục xuất không đứng sau cảnh cáo và phạt tiền nữa mà được
quy định cuối cùng trong năm hình thức xử phạt vì trục xuất là hình thức xử phạt
hành chính chỉ dành cho người nước ngoài.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Xử phạt vi phạm hành chính được coi là biện pháp có hiệu quả trong việc đấu
tranh phòng chống vi phạm hành chính, bảo vệ trật tự pháp luật, không ngừng tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có thể nói xử phạt vi phạm hành chính là nội
dung rất quan trọng của hoạt động quản lí nhà nước. Một trong những điều kiện đảm
bảo thực hiện có hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là hoàn thiện hệ
thống pháp luật về xử phạt hành chính. Chính vì thế mà những quy định về hình
thức xử phạt hành chính theo từng thời kì ngày càng được sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện để phù hợp với bộ máy nhà nước và quy chế làm việc ngày càng hiện đại và
tiên tiến.

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam (NXB Công an nhân dân)
2. Luật xử lí vi phạm hành chính
3. Pháp lệnh xủ lí vi phạm hành chính 2002 (chỉnh sửa bổ sung 2007, 2008)
4. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013của Chính phủ Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội;
phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực
gia đình: />5. Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán độc lập:
/>p_page_id=125785710&pers_id=132707867&item_id=135919981&p_details
=1
6. Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
/>7. Quyết định 06/QĐ-XPVPHC của Cục Xuất bản - In và Phát hành:
/>8. Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm. />9. Nghị định 112/2013/NĐ-CP về quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện
pháp tạm giữ người, áp giả người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý
người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục
trục xuất: />
11



×