BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----***----
ĐÀO NGỌC NAM
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG
VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----***----
ĐÀO NGỌC NAM
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG
VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nghiêm Thị Thà
2. TS. Hoàng Đức Long
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực. Những kết quả trong luận án chưa từng được công
bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Tác giả luận án
Đào Ngọc Nam
i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, các Thầy, Cô giáo
khoa Kế toán, Khoa Tài chính doanh nghiệp, tập thể cán bộ khoa Sau đại học,
các Thầy, Cô trong Ban Giám đốc của Học viện Tài chính.
Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến người
hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nghiêm Thị Thà và TS. Hoàng Đức Long đã nhiệt
tình hướng dẫn và động viên tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ đã nhiệt tình trả lời
phỏng vấn cũng như trả lời các phiếu điều tra và cung cấp các thông tin bổ ích
giúp tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp những người thân trong gia đình
đã tạo mọi điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tác giả trong quá trình
học tập và thực hiện luận án này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Đào Ngọc Nam
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ………………………………………………………………………….iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài ............................................................................................. 3
2.1. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài ....................................... 3
2.1.1. Các nghiên cứu về thực trạng tình hình và đổi mới phương thức huy
động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học
công lập, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Trường đại học .......... 3
2.1.2. Các nghiên cứu về phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực
tài chính trong giáo dục đại học công lập ................................................ 6
2.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài .................................. 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 13
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 13
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 14
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 14
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 14
5. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu............................................................................. 15
6. Những đóng góp mới của luận án .................................................................................. 28
7. Bố cục của luận án ............................................................................................................ 29
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG
VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP................................................. 30
1.1. Quan niệm về nguồn lực tài chính và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ
sở giáo dục đại học công lập ................................................................................................ 30
1.1.1. Nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục ......................................... 30
1.1.2. Khái niệm nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công
lập .............................................................................................................. 31
1.1.3. Huy động các nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học
công lập ..................................................................................................... 32
iii
1.1.4. Sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đào tạo công lập34
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo
dục đại học công lập................................................................................. 34
1.2. Phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở
giáo dục đại học công lập ..................................................................................................... 39
1.2.1. Khái niệm về phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài
chính trong các cơ sở GDĐH công lập ................................................... 39
1.2.2. Mục tiêu phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính
trong các cơ sở GDĐH công lập ............................................................. 42
1.2.3. Tổ chức phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính
trong các cơ sở GDĐH công lập ............................................................. 44
1.2.4. Nội dung phân tích tình hình huy động, sử dụng nguồn lực tài chính
trong các cơ sở giáo dục đại học công lập .............................................. 47
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tình hình huy động và sử dụng
nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ............ 56
1.3. Kinh nghiệm phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập một số nước trên thế giới và bài học cho Việt
Nam ......................................................................................................................................... 62
1.3.1. Kinh nghiệm phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài
chính cho giáo dục đại học một số nước trên thế giới .......................... 63
1.3.2 So sánh nguồn lực tài chính huy động và sử dụng cho giáo dục đại học
một số nước ............................................................................................... 67
1.3.3. Bài học về phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài
chính cho các trường đại học công lập của Việt Nam .......................... 70
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 73
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ................................... 74
2.1. Tổng quan về hệ thống giáo dục đại học công lập ở Việt Nam .............................. 74
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống giáo dục đại học công lập ....... 74
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tài chính và ảnh hưởng của nó đến phân
tích tình hình huy động, sử dụng nguồn lực tài chính của các cơ sở
giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay .................................... 78
2.1.3. Phân tích khái quát tình hình huy động, sử dụng nguồn lực tài chính
cho giáo dục đại học công lập Việt Nam những năm qua .................... 82
iv
2.2. Thực trạng phân tích tình hình huy động, sử dụng nguồn lực tài chính trong các
cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam...................................................................... 96
2.2.1. Thực trạng tổ chức phân tích tình hình huy động, sử dụng nguồn lực
tài chính của các cơ sở GDĐH công lập ................................................. 99
2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung phân tích tình hình huy động, sử dụng
nguồn lực tài chính của các cơ sở GDĐH công lập ở Việt Nam ........ 104
2.3. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài
chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ............................................................ 110
2.3.1. Những kết quả đạt được về phân tích tình hình huy động và sử dụng
nguồn lực tài chính của các cơ sở GDĐH công lập ............................. 110
2.3.2. Những hạn chế về phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực
tài chính của các cơ sở GDĐH công lập ............................................... 113
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại............................................................ 120
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............. 130
3.1. Bối cảnh kinh tế, xã hội và định hướng phát triển của các cơ sở GDĐH công lập
3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế xã hội thế giới và trong nước ..................... 130
3.1.2. Định hướng phát triển cơ sở GDĐH công lập ..................................... 134
3.1.3. Quan điểm, phương hướng, nguyên tắc hoàn thiện phân tích tình hình
huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại
học công lập. ........................................................................................... 136
3.2. Các giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình và nâng cao hiệu quả huy động và
sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập..................... 144
3.2.1. Giải pháp đổi mới mô hình quản trị cơ sở giáo dục đại học công lập
theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo
dục đào tạo. ............................................................................................. 144
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình huy động, sử dụng nguồn
lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ..................... 147
3.2.3. Giải pháp tăng cường huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập. ..................................................... 164
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp.............................................................................. 180
3.3.1. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học
công lập ................................................................................................... 180
3.3.2. Khuyến nghị đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học công lập ................. 182
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 186
KẾT LUẬN .…………………………………………………………………….. 187
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ...……...………………………. 190
v
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………… 191
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………... 199
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SV
TSCĐ
VHVL
Cán bộ viên chức
Chiến lược phát triển Giáo dục
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ sở giáo dục đại học công lập
Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại học
Đại học liên thông bằng 2 vừa học vừa làm
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục đại học
Gross Domestic Product
Kinh tế - Xã hội
Khoa học và Công nghệ
Lao động hợp đồng
Ngân sách nhà nước
Official Development Assistance
Organisation for Economic Cooperation &
Development
Sinh viên
Tài sản cố định
Vừa học vừa làm
WTO
World Trade Organization
CBVC
CLPTGD
CNH, HĐH
CSGDĐHCL
ĐCSVN
ĐH
ĐH LT B2 VHVL
GD&ĐT
GDĐH
GDP
KT-XH
KH&CN
LĐHĐ
NSNN
ODA
OECD
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân tích tình hình huy động các nguồn lực tài chính tại các cơ sở
GDĐH công lập ................................................................................. 50
Bảng 1.2: Bảng phân tích quy mô đào tạo của các cơ sở GDĐH công lập ............. 51
Bảng 1.3: Bảng phân tích cơ cấu đội ngũ giảng viên ............................................. 52
Bảng 1.4: Bảng phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực tài chính tại các cơ sở
GDĐH công lập ................................................................................. 54
Bảng 1.5. Phân tích chi đào tạo 1 sinh viên đại học chính qui ............................... 55
Bảng 1.6: Tỉ lệ chi của nhà nước và người dân cho đại học và .............................. 68
sau đại học năm 2013 ........................................................................................... 68
Bảng 1.7: 10 nước chi thấp nhất cho mỗi sinh viên đại học trên GDP bình quân đầu
người (2006-2012) ............................................................................. 69
Bảng 1.8: 10 nước chi cao nhất cho mỗi sinh viên đại học trên tổng GDP bình quân
đầu người (2006-2012) ....................................................................... 69
Bảng 2.1. Quy mô phát triển giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2001-2014.............. 76
Bảng 2.2. Tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục đại học công lập trên GDP, tổng chi NSNN
và tổng chi NSNN cho giáo dục ......................................................... 84
Bảng 2.3. Tỷ lệ thu sự nghiệp giáo dục đại học công lập trên GDP, tổng chi NSNN
và tổng thu sự nghiệp giáo dục ........................................................... 85
Bảng 2.4: Mức trần học phí đại học ...................................................................... 86
Bảng 2.5: Mức trần học phí các bậc đào tạo khác ................................................. 86
Bảng 2.6. Tỷ lệ thu học phí giáo dục đại học trên NSNN chi cho GDĐH, thu sự
nghiệp giáo dục, thu sự nghiệp GDĐH và thu học phí giáo dục .......... 87
Bảng 2.7. Tỷ lệ thu dịch vụ giáo dục đại học trên NSNN chi cho GDĐH, thu sự
nghiệp GDĐH và thu dịch vụ khoa học giáo dục ................................ 89
Bảng 2.8. Tỷ lệ thu khác giáo dục đại học trên NSNN chi cho GDĐH, thu sự
nghiệp GDĐH và thu khác giáo dục ................................................... 90
Bảng 2.9. Tỷ lệ các khoản thu trên tổng thu sự nghiệp giáo dục đại học ............... 91
Bảng 2.10: Chi của ngân sách Nhà nước và người dân cho giáo dục ĐHCL ......... 92
Bảng 2.11: Phân tích tình hình huy động nguồn lực tài chính ............................. 105
Bảng 2.12: Huy động nguồn lực tài chính từ hoạt động sự nghiệp ...................... 107
Bảng 2.13: Phân tích tình hình chi của trường Đại học Hà Nội ........................... 108
Bảng 2.14: Phân tích tình hình chi thường xuyên ................................................ 109
Bảng 3.1: Tăng trưởng GDP tại Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương .............. 131
Bảng 3.2. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng các năm 2014, 2015 và
2016 ................................................................................................. 134
Bảng 3.3: Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực
tài chính của Đại học Hà Nội ............................................................ 161
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1 : Quy trình tiếp cận luận án ...................................................................... 16
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học.......................... 36
Biểu đồ 1.1: Bản đồ phân bổ chi tiêu công cho từng sinh viên theo % GDP đầu
người (2006-2012) ............................................................................. 70
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ quy mô phát triển đội ngũ giảng viên................................... 77
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ quy mô phát triển sinh viên đại học ..................................... 78
viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau gần 30 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã hoàn thành chiến lược
phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010, và đang bước tiếp trên con đường
thực hiện những nhiệm vụ của chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 –
2020 . Nhìn lại quãng đường đã đi, giáo dục Việt Nam nói chung, và giáo dục
đại học ở Việt Nam nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Những
thành tựu của của nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là những thành tựu của giáo
dục đại học đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, nhưng cũng còn
nhiều yếu kém và đang đứng trước nhiều cơ hội mới và thách thức mới: giáo
dục đại học của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu xa so với thế giới,
thậm chí là so với giáo dục đại học các nước trong cùng khu vực. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản
sau:
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đã được Đảng và Nhà nước ta
coi là khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 20112020. Chất lượng giáo dục đào tạo luôn được coi là một tiêu chuẩn để đánh
giá mức độ phát triển của mỗi quốc gia, giáo dục đào tạo ĐH là bậc đào tạo
tri thức ở trình độ cao, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất
nước nên mỗi quốc gia đều đầu tư nguồn lực tài chính khá lớn để phát triển
hệ thống các trường ĐH, nhất là các trường đại học công lập.
- Để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục
đại học thì công tác quản trị tài chính, nhất là công cụ phân tích tài chính
tại các trường đại học phải được sử dụng một cách thường xuyên, có hiệu
quả và không ngừng hoàn thiện. Tuy nhiên, các trường ĐH công lập ở Việt
Nam hiện nay chủ yếu là các trường công lập đã nhiều năm thực hiện cơ chế
bao cấp nên việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính nói chung, nhất là việc
1
sử dụng công cụ phân tích tài chính để đánh giá đúng đắn mặt mạnh, mặt yếu,
các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực tài
chính chưa được chú trọng đúng mức, nhiều đơn vị chưa từng phân tích các
hoạt động tài chính khiến cho chất lượng đào tạo đại học chưa đáp ứng được
yêu cầu xã hội. Khi nhà nước thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ tài chính
cho các trường ĐH công lập thì sự lúng túng cả về nghiên cứu ban hành cơ
chế quản lý tài chính cũng như triển khai thực hiện công tác tự chủ về tài
chính, trong đó công tác quản trị tài chính, sử dụng phân tích tài chính vào
quản trị nguồn lực tài chính của các trường đại học công lập còn nhiều bất
cập. Việc xác lập hệ thống các chỉ tiêu định lượng, định tính về huy động, sử
dụng các nguồn lực tài chính, kiểm soát, đánh giá hiệu quả thu, chi, đầu tư
cho mỗi sản phẩm đào tạo... là yêu cầu tất yếu của quá trình tự chủ tài chính
và bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng hiện nay, nhưng đối với các
trường đại học công lập thì những việc này khá mới mẻ và xa lạ.
Mặt khác, giáo dục đại học đem lại lợi ích trực tiếp cho Nhà nước, cho
người học và cho xã hội, nhưng việc chưa xác lập đúng mối quan hệ về lợi
ích, chi phí của 3 chủ thể này, sự thiếu hợp lý trong chính sách, sự mất cân
đối nghiêm trọng trong huy động và sử dụng nguồn lực tài chính đang làm
cho các cơ sở giáo dục đại học công lập đứng trước nguy cơ không đủ kinh
phí chi trả cho những hoạt động thường xuyên, chưa nói tới việc tái đầu tư để
giữ vững và nâng cao chất lượng dạy và học theo lộ trình tự chủ về tài chính
do Chính phủ đặt ra. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Phân tích tình hình
huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học
công lập ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu nhằm tăng cường sử dụng
công cụ phân tích tài chính vào quản trị tài chính tại các cơ sở giáo dục đại
học công lập ở Việt Nam một cách hiệu quả hơn.
2
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
2.1. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ
sở giáo dục đại học công lập là một chủ đề thu hút nhiều sự chú ý của các nhà
khoa học, nghiên cứu sinh. Chủ đề này đã được đề cập, nghiên cứu trong
nhiều công trình, đề án trong và ngoài nước theo nhiều cách tiếp cận và
nghiên cứu chuyên sâu theo từng khía cạnh khác nhau, các nghiên cứu tiêu
biểu về chủ đề này ở trong nước theo hiểu biết của tác giả bao gồm: các giáo
trình, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo..., điển hình nhất là các
công trình:
2.1.1. Các nghiên cứu về thực trạng tình hình và đổi mới phương thức
huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học
công lập, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Trường đại học
- Vương Thanh Hương (2006), “Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục
đại học của một số nước trên thế giới” [47], Đề tài nghiên cứu khoa học,
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học thông qua xu thế cải cách sâu
rộng giáo dục đại học ở nhiều quốc gia trên thế giới, các công cụ để phát triển
và thu hút nhân tài khoa học công nghệ phục vụ tích cực cho phát triển mạng
lưới các đại học nghiên cứu; đẩy mạnh công tác phát triển các trường đại học
trở thành các cơ sở dịch vụ đào tạo nhân lực thu hút nguồn lực tài chính đầu
tư vào đào tạo từ nhiều nước, đồng thời tác giả cũng xác định rõ các nguồn
lực tài chính có thể huy động. Từ đó, các tác giả đề xuất lựa chọn đúng các
giải pháp đổi mới quản lý tài chính giáo dục đại học Việt Nam; xây dựng và
ban hành rộng rãi các chính sách đối với đối tượng sinh viên khó khăn; tăng
kinh phí đào tạo và tăng cường công tác kiểm tra giám sát quản lý tài chính ở
các trường đại học.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án:“Đổi mới giáo dục đại học Việt
3
Nam giai đoạn 2006 - 2020” [4], Đề án đã đưa ra những nhiệm vụ và giải
pháp đổi mới giáo dục đại học trong đó khâu quan trọng là đổi mới cơ chế tài
chính giáo dục đại học, cụ thể: Tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển
khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trực tiếp giải quyết những vấn đề từ
thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và tăng nguồn lực tài chính cho nhà
trường; Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học nhằm đa dạng hóa nguồn
lực và nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng nguồn lực tài chính; Đổi mới quản
lý giáo dục đại học theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã
hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trường đại học.
- Nguyễn Hữu Hiểu (2009), “Các giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển giáo dục ở Việt Nam” [45], Luận án
tiến sĩ kinh tế, tác giả đã nghiên cứu các giải pháp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả huy động và sử dụng vốn ODA và FDI trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam.
- Các đề án: “Đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của 4 trường
đại học: Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại
học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại thương” [40], Các đề án đã báo cáo
chi tiết về quá trình thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của 4 trường Đại học trên trong giai đoạn 2008-2012, Báo cáo thực
hiện tự chủ các năm 2012-2014 theo đề án. Đồng thời đã nêu ra những thành
tựu đạt được và vấn đề chung của cả 04 trường trong quá trình thực hiện thí
điểm. Bên cạnh đó cũng đã nêu ra những mặt hạn chế, khó khăn còn tồn tại
trong việc huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính khi tự chủ.
- Bộ Tài chính (2011), Đề tài: “Đánh giá tình hình tự chủ tài chính và
định hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học công lập giai
đoạn 2012-2020” [18]. Đề tài đã đưa ra cái nhìn tổng quan về: nguồn lực tài
chính đầu tư cho giáo dục; nguồn lực NSNN chi thường xuyên cho giáo dục
đại học; những đánh giá về các kết quả đạt được về tình hình thực hiện tự chủ
tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập dưới các chính sách của
4
Đảng, Nhà nước đã từng bước thúc đẩy tốc độ phát triển giáo dục đại học cả
về quy mô và chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân
đồng thời tạo sự cạnh tranh trong thu hút học sinh từ đó thúc đẩy các trường
đại học đổi mới phương pháp giảng dạy, điều kiện học tập và nâng cao chất
lượng đào tạo. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nêu lên được các những mặt chưa
được, khó khăn, tồn tại của các trường đại học khi thực hiện chủ trương trao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thời gian qua. Từ đó, đề tài đã đưa ra
một số giải pháp đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học giai đoạn
2012 – 2020, Giải pháp tăng cường xã hội hóa các nguồn lực tài chính cho
giáo dục đại học nhằm thúc đẩy phát triển Giáo dục Đại học trong những năm
tới.
- Ngô Thế Chi (2011):“Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở
giáo dục đại học công lập” [25], Hội thảo Đổi mới cơ chế tài đối với cơ sở
giáo dục đại học công lập, Học viện Tài chính, tác giả đã nêu khẳng định tự
chủ tài chính trong các trường đại học công lập là xu hướng tất yếu của giáo
dục đại học, tác giả đã nêu lên những thuận lợi, khó khăn, bất cập về tự chủ
tài chính như: các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, chưa thống nhất, chính
sách học phí chậm thay đổi, cơ cấu NSNN cấp cho hoạt động của các trường
đại học còn chưa phù hợp.
- Trần Trọng Hưng (2015), “Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách
nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam”[46] Luận án tiến sĩ,
Học viện Tài chính, tác giả đã phân tích hiện trạng huy động nguồn tài chính
ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập Việt Nam để thấy được
những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại làm giảm khả năng thu hút các
nguồn lực tài chính và đề xuất các giải pháp huy động nguồn tài chính ngoài
ngân sách gắn với kết quả với kết quả và chất lượng đầu ra đảm bảo phát triển
nguồn lực tài chính bền vững cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.
5
2.1.2. Các nghiên cứu về phân tích tình hình huy động và sử dụng
nguồn lực tài chính trong giáo dục đại học công lập
- Bùi Tuấn Minh (2012), “Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn
kinh phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính” [48]
Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, luận án đã phân tích các định chế pháp lý
về quản lý nguồn kinh phí trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, mô tả thực
trạng phân tích hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn kinh phí trong các đơn vị sự
nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ tài chính ở góc độ chỉ tiêu, phương pháp phân
tích, chỉ ra được những tồn tại của việc sử dụng công cụ phân tích trong quá
trình phân tích hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn kinh phí của các đơn vị, chỉ rõ
các kết quả và tồn tại trong quá trình quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí trong các đơn vị sự
nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính. Ngoài ra luận án còn đề cập đến các
giải pháp điều kiện nhằm hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp.
- Nghiêm Thị Thà (2013): “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính tại các trường đại học và cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải
Dương” [54], Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Tài chính, Đề tài đã
nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ở các
trường ĐH & CĐ công lập; đánh giá thực trạng sử dụng hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính tại các trường ĐH & CĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải
Dương tiếp cận theo các hoạt động tài chính của nhà trường, theo các tác giả
hẹ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các trường đại học và cao đẳng
công lập gồm: hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu các nguồn thu, quy
mô và cơ cấu các khoản chi, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản trị chi như:
các chỉ tiêu chi phí bình quân trên mỗi sinh viên hàng năm, chỉ tiêu chi phí
bình quân cho mỗi sinh viên tốt nghiệp, thu nhập bình quân mỗi giảng viên...
Đề tài đã chỉ ra các ưu điểm và những hạn chế cũng như các nguyên nhân
hạn chế trong việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính trong các trường
6
ĐH & CĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương; đề xuất các giải pháp
hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các trường ĐH & CĐ
công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
tài chính tại mỗi trường.
- Trịnh Ngọc Bảo Duy (2014), “Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng
nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam” [44] Luận
án tiến sĩ, Học viện Tài chính, luận án đã góp phần hệ thống hóa, khái quát
hóa những vấn đề lý luận cơ bản, phân tích thực trạng về hiệu quả huy động
và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy 2008-2012
với những kết quả thành tựu đã đạt được, những hạn chế bất cập và nguyên
nhân của những hạn chế, bất cập. Luận án đã đề xuất được các giải pháp hoàn
thiện công tác phân tích tình hình huy động, sử dụng nguồn tài chính trong
hoạt động phòng cháy, chữa cháy, giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và
sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam.
Luận án còn hạn chế là chưa đề cập cụ thể cách thức vận dụng hiệu qua công
tác phân tích tài chính vào quản trị tài chính tại các đơn vị phòng cháy, chữa
cháy, giải pháp thực hiện xã hội hóa nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng
cháy chữa cháy ở Việt Nam hiện nay bằng cách nào, lĩnh vực nào và đối
tượng nào là hợp lý.
- Nghiêm Thị Thà (2014) : “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu” [55], Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học
viện Tài chính, đề tài đã làm rõ lý luận căn bản về hoạt động tài chính và các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính, cơ chế quản lý tài chính của các
đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) có thu, phân tích các nội dung căn bản về tự chủ tài
chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính
trong các ĐVSN có thu nhằm định hướng cho việc hoàn thiện quy định về tổ
chức tự đánh giá và công khai tình hình tài chính của ĐVSN có thu; Đề tài đã
đưa ra những kiến nghị nhằm phát huy các thuận lợi, tháo gỡ các khó khăn
7
vướng mắc của cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006 và giải pháp sử
dụng hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp có thu một cách khoa học, phù hợp, góp phần nâng cao năng lực quản
trị tài chính cho các dơn vị này. Các đề xuất giúp các chủ thể quản lý trong nền
kinh tế, nhất là cơ quan quản lý chức năng và các thủ trưởng đơn vị sự nghiệp
có thu đánh giá được thực trạng, xu hướng, diễn biến hoạt động tài chính của
đơn vị, xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tài chính cũng như hiệu
quả đầu tư tài chính, hiệu quả sử dụng các công cụ quản trị tài chính của các
đơn vị sự nghiệp có thu, giúp họ ra quyết định khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực tài chính của ĐVSN có thu.
- Đỗ Thị Nhan (2015), “Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu
tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh
Hải Dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế” [51]
Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, luận án đã hệ thống và làm rõ hơn cơ sở
lí luận khoa học về phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát
triển giáo dục đại học và cao đẳng trên các khía cạnh: nội dung, phương pháp
phân tích tài chính, tác giả cũng đã phân tích thực trạng hiệu quả huy động
vốn và sử dụng vốn đầu tư phát triển các trường đại học, cao đẳng công lập
trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác phân tích hiệu quả huy động, sử dụng vốn đầu tư phát triển cho
các đơn vị, nâng cao năng lực quản trị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy
động và sử dụng vốn đầu tư phát triển giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa
bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án: “Thí điểm đổi mới cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm đối với một số trường đại học công lập giai đoạn 20142017” [12] Đề án đã đưa ra những mặt đạt được, những hạn chế trong việc
đổi mới cơ chế tài chính, tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính ở
các trường đại học công lập. Đồng thời đưa ra một số giải pháp về tự chủ đổi
mới cơ chế tài chính, về cơ chế tiền lương, sử dụng tài sản...
8
Đánh giá các công trình nghiên cứu
Kết quả các nghiên cứu khoa học đã được công bố trong nước liên quan
đến đề tài cho thấy các công trình đều đã tập trung luận giải và làm rõ được
các vấn đề cốt lõi liên quan đến đề tài nghiên cứu sau đây:
- Tính tất yếu phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo
dục đại học công lập.
- Sự cần thiết phải sử dụng các công cụ quản lý tài chính, nhất là công cụ
phân tích tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam.
- Một số tiêu chí phân tích, đánh giá tình hình huy động, sử dụng nguồn
tài chính trong các cơ sở sự nghiệp công lập như: chỉ tiêu phân tích, phương
pháp phân tích…
- Nguyên nhân làm cho việc sử dụng các công cụ quản trị tài chính hiện
đại, nhất là công cụ phân tích tài chính chưa được các nhà quản lý các đơn vị
sự nghiệp công lập ở Việt Nam chú trọng sử dụng.
- Nguyên nhân khiến cho cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của người
nghèo vẫn không được cải thiện nhiều trong khi lại chưa huy động được sự
đóng góp của người giàu, bài toán về chia sẻ chi phí trong tài chính cho giáo
dục đại học từ nhiều phía với Ngân sách nhà nước để góp phần giảm bội chi
ngân sách nhà nước và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa giải quyết toàn diện, cụ thể các vấn đề
đang đặt ra hiện nay đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam
gồm:
- Chưa phân tích rõ, chi tiết các nguồn lực tài chính trong cơ sở giáo dục
đại học công lập có thể huy động được và nguồn tài chính nào sẽ là nguồn chủ
yếu và chủ động để có thể huy động hiệu quả, bền vững đối với các cơ sở giáo
dục đại học công lập.
- Chưa tổng kết, đánh giá việc sử dụng công cụ phân tích tài chính trong
quản trị tài chính nói chung, thực trạng phân tích tình hình huy động, sử dụng
nguồn lực tài chính nói riêng tại các cơ sở giáo dục đại học công lập.
9
- Chưa có hướng dẫn cụ thể về phân tích tình hình huy động, sử dụng
nguồn lực tài chính của mỗi trường để cung cấp thông tin cần thiết cho các
nhà quản lý của các cơ sở giáo dục đại học công lập có thể sử dụng để ra
quyết định quản lý, điều hành tài chính của đơn vị.
- Chưa có giải pháp đồng bộ về cơ chế trao quyền tự chủ một cách toàn
diện, triệt để, nhất là quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học
công lập.
- Chưa xây dựng những công cụ, tiêu chí để kiểm định và đánh giá chất
lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học công lập làm cơ sở cho việc xếp
hạng các cơ sở giáo dục đại học.
- Chưa tổng kết ý kiến từ nhiều phía: người học, cơ quan quản lý nhà
nước và người sử dụng sản phẩm giáo dục, các tổ chức quốc tế về việc huy
động, sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật
chất, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá chất lượng đào tạo, nghiên cứu
khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
- Arthur M. Hauptman (2006), “Tài chính cho giáo dục đại học - Xu
hướng và vấn đề” [58], Virginia Hoa Kỳ, tác giả tập trung vào phân tích
những vấn đề nổi bật của tài chính đại học ở các nước phát triển và kém phát
triển trên thế giới trong vòng thập kỷ vừa qua trong đó có chủ trương nâng cao
chất lượng giảng dạy và nghiên cứu trong các trường, mở rộng giáo dục đại học
đến cho tất cả học sinh có nhu cầu hoặc việc tăng học phí, cách thức đáp ứng
tốt nhất nhu cầu tài chính của các trường từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu cần
được kết hợp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý nhằm rút
ngắn khoảng cách giữa yêu cầu và nguồn lực
- Ngân hàng Thế giới (2010), Nghiên cứu “Những lưu ý về chính sách:
Giáo dục đại học ở Mông Cổ - Đáp ứng các thách thức của kinh tế toàn cầu”
[69], Nghiên cứu đã chỉ ra những thách thức đối với những hoạt động sau giáo
dục phổ thông: Vấn đề chuyển tiếp trong giáo dục và những câu hỏi quan
10
trọng liên quan đến giáo dục đại học, vai trò của tài chính chính phủ đối với
chất lượng và tính công bằng trong giáo dục đại học.
- Bruce Johnstone (2012), “Tài chính cho giáo dục cao đẳng và đại học:
người chi trả và những vấn đề khác” [60], Tác giả đã chỉ ra rằng tùy theo từng
trường, nguồn tài chính của các trường cao đẳng và đại học Mỹ rất khác nhau và
ảnh hưởng tới sức thu hút đối với người học, từ đó làm giá thành dịch vụ dạy
học thay đổi, cần phải có nhiều hình thức đào tạo phù hợp để thúc đẩy dạy học.
- Chuyên san “Giáo dục đại học ngày nay” 2013, của OECD Organisation for Economic Cooperation & Development,
TE - Tertiary
Education HEIs - Higher Education Institutions [64]. Cho rằng: Các quốc gia
đều muốn có một lực lượng lao động có trình độ học vấn và kỹ năng cao để
phát triển trong nền kinh tế tri thức ngày nay. Điều đó có nghĩa một nền tảng
giáo dục tốt từ nhỏ và giai đoạn vị thành niên không chỉ trang bị kiến thức về
nghề nghiệp mà còn trang bị khả năng để tiếp thu các kỹ năng mới cho tương
lai của học sinh.
- Hiệp hội chuyên gia quản lý giáo dục cao đẳng - đại học công SHEEO, Hoa Kỳ, Báo cáo chuyên đề: “Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục
cao đẳng, đại học trong năm tài khóa 2013” [67], Báo cáo cho rằng ngân
sách nhà nước và địa phương chi cho giáo dục cao đẳng đại học sẽ bị ảnh
hưởng lớn bởi phát triển kinh tế, sinh viên và các gia đình chi tiêu nhiều hơn
nếu muốn tiếp tục cho con cái họ học tập sau phổ thông trung học. Sự phân bổ
này cũng buộc các trường phải tìm cách tăng năng suất giảng dạy mà không
ảnh hưởng tới chất lượng, trong tình hình bị cắt giảm ngân sách. Các trường
phải tìm ra cách giảm chi phí giảng dạy, nâng cao trình độ sinh viên và giảm
thời gian có thể cải thiện việc học tập và tăng số lượng tốt nghiệp để ra trường
đi làm. Phụ huynh, sinh viên, trường học và nhà nước phải quyết định thứ tự
các ưu tiên - học gì là cần thiết cho tương lai và học trường nào có thể giúp
giảm chi tiêu những thứ không cần thiết nhằm đảm bảo những thứ cần thiết.
Các dữ liệu và phân tích của báo cáo SHEF này nhằm mục đích giúp các nhà
11
lãnh đạo giáo dục CĐ-ĐH và hoạch định chính sách tập trung ra các quyết
định hằng năm thích hợp với những thay đổi lớn và giúp họ ra các quyết định
trong ngắn hạn và dài hạn.
Đánh giá các công trình: Như vậy, tại Việt Nam cũng như các nước đều
đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến phân tích tình hình huy động và sử
dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học nói chung và đại
học công lập nói riêng nhưng vẫn thiếu một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và
tập trung phân tích tình hình khai thác nguồn lực tài chính và sử dụng nguồn
lực quan trọng này tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong
bối cảnh xã hội hóa giáo dục đại học và yêu cầu tự chủ tài chính tại các cơ sở
giáo dục đại học công lập hiện nay. Các nghiên cứu đã có hoặc là đề cập chỉ
quan tâm tới một (hoặc một vài) kênh huy động nguồn lực tài chính nào đó
như huy động xã hội hóa, huy động nguồn lực tài chính từ nguồn thu theo qui
định của nhà nước, huy động nguồn lực tài chính tư nhân cho xã hội hóa giáo
dục... nhưng chưa phân tích được toàn diện các kênh, chưa làm rõ được các
đặc điểm đặc thù về giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh
hiện nay, chưa đánh giá được tiềm năng của việc huy động và sử dụng các
nguồn lực tài chính quan trọng này và các nghiên cứu hiện có chưa giải quyết
được tốt các vấn đề sau:
Một là, các nghiên cứu hiện tại thiếu tính hệ thống, đồng bộ khi nghiên
cứu về phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các
cơ sở giáo dục đại học công lập. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một
kênh, một mặt, một bộ phận nào đó như: hệ thống chỉ tiêu phân tích, phương
pháp phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính đầu tư cho
giáo dục đại học ở mỗi địa phương, ngành… mà chưa nghiên cứu nó một
cách tổng thể, toàn diện.
Hai là, các nghiên cứu hiện có chưa làm rõ được bản chất, đặc điểm, chưa
đo lường được tiềm năng của nguồn lực tài chính có thể huy động cũng như
cách thức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này trong các cơ sở giáo dục đại
học công lập, nhất là nguồn lực có được từ cơ chế xã hội hóa giáo dục đại học.
12
Ba là, một số nghiên cứu lại chưa đi sâu vào phân tích từng nguồn lực tài
chính đầu tư cho giáo dục đại học, mà chỉ đề cập nguồn lực tài chính nói
chung, hay chỉ phân tích nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học với tư cách
là một bộ phận các nguồn lực tài chính trong giáo dục. Các nghiên cứu như
vậy thiếu sự chi tiết, cụ thể khi phân tích tình hình huy động nguồn lực tài
chính trong cơ sở giáo dục đại học công lập.
Bốn là, các nghiên cứu hầu như chưa đề cập đến việc sử dụng các công
cụ quản lý tài chính, nhất là phân tích tài chính vào quản trị tài chính nói
chung, quản trị tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính nói riêng
trong các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh tự chủ đầy đủ về
quyền và trách nhiệm.
Chính vì vậy, luận án hướng tới mục tiêu nghiên cứu một cách toàn diện
và cụ thể ở các khía cạnh trọng yếu nhất về phân tích tình hình huy động, sử
dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối
cảnh tự chủ toàn diện và hội nhập quốc tế mạnh mẽ trong giáo dục đại học,
luận án hy vọng sẽ lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như trong
thực tiễn điều hành tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu nhằm hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về
phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở
giáo dục đại học công lập. Đánh giá đúng thực trạng phân tích tình hình huy
động, sử dụng nguồn lực tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập, từ
đó xác lập cơ sở để đề xuất một số giải pháp hữu hiệu trong việc hoàn thiện
phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở
giáo dục đại học công lập tại Việt Nam hiện nay, góp phần không ngừng nâng
cao hiệu quả quản trị tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập.
13
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về nguồn lực tài chính, phân
tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo
dục đại học công lập;
- Làm rõ thực trạng phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực
tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập trong những năm gần đây;
- Đánh giá một cách toàn diện, khách quan về thực trạng phân tích tình
hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục đại học
công lập tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tình hình huy động và
sử dụng nguồn lực tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập trong
những năm tới, góp phần nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực
tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh tự chủ của
các cơ sở giáo dục đại học công lập và xã hội hóa, hội nhập quốc tế về giáo
dục đại học ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Phân tích tình hình huy động và sử
dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam
trong bối cảnh hiện nay, tập trung làm rõ: Tổ chức phân tích, nội dung phân
tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính tại các cơ sở giáo dục
đại học công lập.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian và địa bàn nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tại các cơ sở
giáo dục đại học công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học công
lập thuộc khối ngành quân đội, công an, an ninh – do cơ chế tài chính đặc thù
của các đơn vị này).
14
- Về thời gian và nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phân
tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính tại các trường đại học
công lập điển hình thực hiện thí điểm tự chủ tài chính với số liệu minh họa
trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, tổng hợp và đánh giá thực trạng
phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của các cơ sở
giáo dục đại học công lập từ năm 2011 đến nay, đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện phân tích tình hình huy động, sử dụng nguồn lực tài chính tại các cơ sở
giáo dục đại học công lập.
5. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận
án đi vào giải quyết câu hỏi tổng quát: Những giải pháp thích hợp nào để
hoàn thiện phân tích tình hình huy động, sử dụng nguồn lực tài chính tại các
cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam?
Để giải quyết câu hỏi tổng quát nói trên, luận án đi sâu trả lời các câu
hỏi cụ thể sau:
- Nội hàm về nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập, cơ chế huy
động, sử dụng nguồn lực tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy
động, sử dụng nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập?
- Tổ chức công tác phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài
chính cho giáo dục đại học công lập như thế nào?
- Nội dung phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho
giáo dục đại học công lập cụ thể như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến phân tích tình hình huy động và sử dụng
nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập?
- Thực trạng phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho
giáo dục đại học công lập ở Việt Nam thời gian qua?
- Những giải pháp và đề xuất nào thích hợp để hoàn thiện phân tích tình hình
huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở Việt
Nam nhằm đẩy mạnh và thực hiện tốt chủ trường tự chủ về tài chính?
15